Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chả cá surimi của công ty hải sản 404 sang thị trường hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.69 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN PHƯƠNG QUỲNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA
CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

LUẬN VĂN
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340302

Tháng 08 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN PHƯƠNG QUỲNH
MSSV: 4114788

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA
CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG
THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

LUẬN VĂN
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340302



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRƯƠNG KHÁNH VĨNH XUYÊN

Tháng 08 – Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Sau gần 4 năm học tập dưới giảng đường Đại học, được sự hướng dẫn
và giảng dạy tận tình của Qúy thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là
Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, đã giúp em có được
những kiến thức quý báu để lam hành trang cho em bước vào đời.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Qúy Thầy Cô trường Đại Học Cần
Thơ, đặc biệt là Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt
thời gian học. Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Trương
Khánh Vĩnh Xuyên, đã có những hướng dẫn tận tình, bổ sung cho em những
kiến thức còn khiếm khuyết, đã góp ý và tạo điều kiện để em có thể hoàn
thành một cách tốt nhất luận văn tốt nghiệp của mình.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Hải sản 404, em đã học hỏi được
nhiều điều từ thực tế với sự hỗ trợ nhiệt tình từ Ban Lãnh Đạo và các Cô, Chú,
Anh, Chị trong Công ty. Một lần nữa, em xin cảm ơn các Anh, Chị thuộc
phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kế toán của công ty đã hết lòng hướng dẫn,
cung cấp số liệu, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những thức thực tế bổ
ích cho em hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên
bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong
được sự thông cảm và góp ý của Qúy Thầy Cô cũng như Ban lãnh đạo công ty
để bài luận văn hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng, em xin được kính chúc Qúy Thầy Cô Khoa Kinh Tế &

Quản Trị Kinh Doanh, Ban giám đốc, quý Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty
được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, vui vẻ và thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày… tháng …. năm….
Người thực hiện

Phan Phương Quỳnh

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần thơ,… ngày ….tháng…. năm ….
Người thực hiện

Phan Phương Quỳnh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Ngày…. Tháng …. Năm….
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.................................................................................1
1.1 Lí do chọn đề tài.......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3

1.3.1 Không gian nghiên cứu..........................................................................3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................3
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................4
2.1 Phương pháp luận.....................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý luận .........................................................................................4
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ......................................................................4
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu ..........................................................................4
2.1.1.3 Các phương thức xuất khẩu ................................................................5
2.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ................................5
2.1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu ..........................13
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................15
2.1.2.1 Vài nét về quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ........................................15
2.1.3 Cơ sở khoa học ....................................................................................19
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................20
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................20
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................20
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HẢI SẢN 404 ...........................24
3.1 Tổng quan về công ty .............................................................................24
3.1.1 Thông tin chung...................................................................................24

iv


3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ....................................................25
3.1.2.1 Chức năng ........................................................................................25
3.1.2.2 Nhiệm vụ..........................................................................................26
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý....................................................................26
3.1.4 Quy trình chế biến sản phẩm xuất khẩu và chất lượng sản phẩm..........29

3.1.4.1 Quy trình chế biến chả cá surimi.......................................................29
3.1.4.2 Quy trình chế biến cá tra fillet...........................................................29
3.1.4.3 Chất lượng sản phẩm ........................................................................30
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hải sản 404 giai đoạn 20116T/2014........................................................................................................30
3.3 Phương hướng phát triển trong tương lai của công ty Hải sản 404 ..........34
CHƯƠNG 4:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI CỦA CÔNG TY HẢI SẢN
404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC......................................................35
4.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404............................35
4.1.1 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo sản lượng
và kim ngạch ................................................................................................35
4.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo hình thức xuất khẩu.....37
4.1.2.1 Về sản lượng.....................................................................................37
4.1.2.2 Về kim ngạch....................................................................................39
4.1.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu .....................................................................................................40
4.1.3.1 Cá tra................................................................................................41
4.1.3.2 Chả cá surimi....................................................................................42
4.1.4 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty thị trường xuất khẩu ..........44
4.2 Tình hình xuất khẩu chả cá surimi của công ty Hải sản 404 sang thị
trường Hàn Quốc..........................................................................................47
4.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ......................................................47
4.2.2 Tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu .....................................50
4.3 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu chả cá surimi sang thị trường Hàn Quốc....52

v


4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu chả cá surimi
của công ty Hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc ......................................54

4.4.1 Các nhân tố bên trong..........................................................................54
4.4.1.1 Nguồn nhân lực của công ty..............................................................54
4.4.1.2 Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ......................................................55
4.4.1.3 Nguồn nguyên liệu đầu vào ..............................................................56
4.4.1.4 Chất lượng sản phẩm ........................................................................57
4.4.1.5 Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty ......................58
4.4.2 Phân tích các áp lực cạnh tranh ngành .................................................59
4.4.2.1 Nhà cung ứng ...................................................................................59
4.4.2.2 Khách hàng.......................................................................................59
4.4.2.3 Đối thủ cạnh tranh hiện tại................................................................59
4.4.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn................................................................62
4.4.2.5 Sản phẩm thay thế.............................................................................62
4.4.3 Phân tích một số yếu tố vĩ mô tác động đến hoạt động xuất khẩu chả cá
surimi của công ty Hải sản 404.....................................................................63
4.4.3.1 Thị trường tiêu thụ............................................................................63
4.4.3.2 Các chính sách ưu đãi thuế ...............................................................64
4.4.3.3 Tỷ giá hối đoái..................................................................................65
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHẢ CÁ SURIMI
CÔNG TY HẢI SẢN 404 SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ...................67
5.1 Phan tích SWOT.....................................................................................67
5.1.1 Điểm mạnh ..........................................................................................67
5.1.2 Điểm yếu .............................................................................................67
5.1.3 Cơ hội..................................................................................................68
5.1.4 Thách thức...........................................................................................69
5.1.5 Các giải pháp dựa vào S - O ................................................................69
5.1.6 Các giải pháp dựa vào S – T ................................................................69
5.1.7 Các giải pháp dựa vào W – O ..............................................................70

vi



5.1.8 Các giải pháp dựa vào W – T...............................................................70
5.2 Phân tích ma trận xếp hạng cặp đôi.........................................................72
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................78
6.1 Kết luận..................................................................................................78
6.2 Kiến nghị................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................80

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 6T/2014........................................................................................................31
Bảng 4.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty trong giai
đoạn 2011 – 6T/2014....................................................................................35
Bảng 4.2: Sản lượng theo hình thức xuất khẩu của công ty trong giai đoạn
2011 – 6T/2014 ............................................................................................37
Bảng 4.3: Kin ngạch theo hình thức xuất khẩu của công ty trong giai đoạn
2011 – 6T/2014 ............................................................................................39
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng xuất khẩu của
công ty giai đoạn 2011 – 6T/2014 ................................................................40
Bảng 4.5: Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cá tra của công ty giai đoạn
2011 – 6T/2014 ............................................................................................41
Bảng 4.6: Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty.....43
Bảng 4.7: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty theo thị trường giai đoạn
2011 – 6T/2014 ............................................................................................45
Bảng 4.8: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang
Hàn Quốc giai đoạn 2011 – 6T/2014 ............................................................48

Bảng 4.9: Đơn giá bình quân xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn
Quốc giai đoạn 2011 – 6T/2014....................................................................48
Bảng 4.10: Sản lượng xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc giai
đoạn 2011 – 6T/2014....................................................................................50
Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc
giai đoạn 2011 – 6T/2014.............................................................................51
Bảng 4.12: Lợi nhuận khi xuất khẩu surimi sang Hàn Quốc từ năm 2011 đến
tháng 6/2014.................................................................................................52
Bảng 4.13: Kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi của công ty sang Hàn Quốc
theo thị trường giai đoạn 2011 – 6T/2014.....................................................53
Bảng 4.13: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2011 – 6T/2014..........54
Bảng 5.1: Phân tích SWOT của công ty Hải sản 404 sang Hàn Quốc ...........71
Bảng 5.2: Ma trận xếp hạng cặp đôi .............................................................74

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Các phương thức xuất khẩu chủ yếu ...............................................5
Hình 2.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter .............................9
Hình 2.3: Ma trận SWOT .............................................................................22
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hành chính của công ty Hải sản 404 ............28
Hình 4.3: Trình độ lao đọng của công ty năm 2013 ......................................54

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BNN – PTNT: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
FTA: Foreign Trade Association (Hiệp định thương mại tự do)
AKFTA: ASEAN - Korea Foreign Trade Association (Hiệp định thương mại
tự do ASEAN – Hàn Quốc)
VASEP: Vietnammese Association of Seafood and Produrcer (Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam)
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
OECD: Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức
hợp tác và phát triển kinh tế)
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
– Thái Bình Dương)
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
DN: Doanh nghiệp
XKTT: Xuất khẩu trực tiếp
XKUT: Xuất khẩu ủy thác
TTNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay với chiến lược kinh tế hội nhập và
phát triển của Đảng và Nhà nước đặt ra, thương mại quốc tế trở thành một bộ
phận quan trọng có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước. Trong
đó, hoạt động xuất khẩu có vai trò chủ chốt giúp khai thác được lợi thế của
quốc gia, tăng cường hiệu quả sản xuất cũng như mở rộng được mối quan hệ

kinh tế đối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới. Đặc biệt với sự kiện
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như những hiệp
định song phương được ký kết đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của nước
ta trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi
để hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới, trong đó phải kể đến
mặt hàng thủy sản, đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam.
Được sự ưu đãi từ thiên nhiên với ba mặt giáp biển và đường bờ biển dài
trên 3000 km, Việt Nam có một nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú với
nhiều chủng loại đa dạng, mang lại điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản tạo ra nguồn cung nguyên liệu dồi dào cho ngành
chế biến thủy sản, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhờ đó ngành
thủy sản Việt Nam hiện đang là ngành có thế mạnh về xuất khẩu, mang về một
nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam (theo Tổng cục Hải quan, năm 2013 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản ước tính 6,5 tỷ USD) và là một trong những ngành
có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đặc biệt là từ năm 2011 đến nay trong khi một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam có dấu hiệu sụt giảm thì mặt hàng chả cá
surimi đem về cho đất nước hàng trăm triệu USD mỗi năm (theo Bộ Công
thương, năm 2013 giá trị xuất khẩu ước tính đạt 234,3 triệu USD) với nhu cầu
nhập khẩu ngày một tăng từ các thị trường.
Tuy nhiên, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trong bối cảnh toàn
cầu hóa, các khó khăn về kinh nghiệm cũng như hoạt động kinh doanh chưa
bắt kịp là những khó khăn thường gặp đối với doanh nghiệp trong nước. Công
ty Hải sản 404 là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và xuất khẩu
thủy sản tươi, khô, đông lạnh… Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay,
công ty đã, đang không ngừng thích nghi, hoàn thiện chiến lược phát triển
kinh doanh và đồng thời đề ra các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả xuất
khẩu trong từng giai đoạn và thị trường cụ thể.


1


Là một trong những đơn vị kinh tế có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn
tại thành phố Cần Thơ, hằng năm công ty đã góp phần không nhỏ vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty
sang các thị trường lớn bên cạnh những mặt thuận lợi, đạt kết quả khả quan
vẫn còn những khó khăn, trở ngại. Cụ thể, Hàn Quốc là thị trường truyền
thống và quy mô lớn của công ty, nhưng những năm gần đây nhu cầu nhập
khẩu có dấu hiệu sụt giảm do ảnh hưởng suy thoái nền kinh tế. Bên cạnh đó,
các rào cản kỹ thuật, thuế quan cũng như môi trường cạnh tranh ngày càng gay
gắt gây khó khăn cho việc xuất khẩu của công ty. Từ đó, vấn đề cấp thiết đặt
ra không những đối với công ty Hải sản 404 mà còn đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam chính là tìm hiểu và phân tích tình hình xuất
khẩu sang thị trường Hàn Quốc với mặt hàng cụ thể là chả cá surimi, từ đó
đưa ra một số giải pháp giúp giữ vững cũng như nâng cao giá trị và lợi ích khi
xuất khẩu sang thị trường này nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Đó
chính là lý do tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu chả cá surimi của công ty Hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc”
làm đề tài luận văn của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu chả cá surimi của công ty Hải
sản 404 sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn 2011 – 6T/2014, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất khẩu mặt hàng
này sang thị trường Hàn Quốc ngày càng phát triển hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất và thực trạng xuất khẩu chả cá
surimi của công ty sang thị trường Hàn Quốc trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu
về sản lượng, giá trị xuất khẩu so với các thị trường khác và kim ngạch xuất

khẩu vào thị trường.
- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
chả cá surimi của công ty sang thị trường Hàn Quốc.
- Mục tiêu 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chả cá
surimi của công ty Hải sản 404 qua thị trường Hàn Quốc.

2


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại công ty Hải sản 404.
Phân tích thị trường Hàn Quốc.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu chính được sử dụng để thực hiện đề tài được Công ty Hải sản
404 cung cấp trong khoảng thời gian từ 2011 – 6T/2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ: 8/2014 – 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài: là hoạt động xuất khẩu (XK)
thủy sản của công ty Hải sản 404 sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn
2011 – 6T/2014 với mặt hàng cụ thể là chả cá biển surimi.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Theo Dương Hữu Hạnh (2000): “Xuất khẩu là một quá trình thu doanh
lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài, thị trường
khác với thị trường trong nước. Vì vậy, việc tìm hiểu thị trường nước ngoài rất
cần thiết nếu muốn cho sản phẩm hay dịch vụ có thể xâm nhập vào thị trường
đó”.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ
xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, từ
máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động
trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia.
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Theo Phan Thị Ngọc Khuyên (2010) vai trò quan trọng của xuất khẩu
được thể hiện qua các vai trò sau:
Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi
quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp (DN) nói riêng. Xuất khẩu tạo ra
nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu (NK) và tích lũy để
phát triển. Nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu được chuyển thành nguồn
vốn để nhập khẩu các mặt hàng sản xuất trong nước không đáp ứng được,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Đối với nền kinh tế, xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng sản xuất,
tạo ra tăng trưởng kinh tế. Từ một ngành xuất khẩu, có thể kéo theo sự phát
triển của các ngành có liên quan. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng
cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, mang nguồn ngoại tệ về cho đất nước.
Thông qua hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi
kinh nghiệm về kinh doanh, quản lý, công nghệ mới, hiện đại trên thế giới,
giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng một cách chủ động
nhu cầu của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương


4


đối của quốc gia. Giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Xuất khẩu mang lại công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống
cho người lao động. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu
những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không tự sản xuất được
hoặc sản xuất với giá thành cao, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong
phú thêm nhu cầu của người dân.
2.1.1.3 Các phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp là XK các hàng hoá và dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó XK ra
nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình. Hoạt động XK được thực hiện
dưới nhiều hình thức: XK trực tiếp, XK gián tiếp, XK tại chỗ, tạm nhập tái
xuất, chuyển khẩu… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng
biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn
phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.
Các phương thức xuất khẩu

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu gián tiếp

Công
ty
quản
lý XK

Khách

hàng
nước
ngoài

Người
ủy
thác
XK

Nhà
môi
giới
XK

Hãng
buôn
XK

Nguồn: La Nguyễn Thùy Dung (2010). “Bài giảng Marketing quốc tế”

Hình 2.1 Các phương thức xuất khẩu chủ yếu
+ Xuất khẩu trực tiếp
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010): “Hình thức này đòi hỏi doanh
nghiệp phải tự bán trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài, không qua trung gian.
Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn,

5


được phép XK trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng

hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới”.
- Thuận lợi: lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh XK thường cao hơn các
hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian. Doanh
nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tiến trình XK, thu được lợi nhuận cao nếu các
doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng…
nắm được rõ mối quan hệ với người mua bên ngoài và thị trường liên quan
nên có thể chủ động trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồng thời nâng cao vị
thế công ty.
- Khó khăn: mất nhiều thời gian, nhân sự và tài lực hơn XK gián tiếp.
Đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu
mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro: hàng hoá có thể không bán được do
những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và
đôi khi bị thất thoát hàng hoá nếu doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm
bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh.
+ Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoài
thông qua các trung gian XK như người đại lý hoặc người môi giới. Hình thức
XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước
ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người khác hoặc tổ chức trung gian có
chức năng XK trực tiếp. Hình thức này an toàn hơn cho nhà XK, giảm chi phí
marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Nhưng phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm
bắt được nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Do đó, XK
gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ
điều kiện XK trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông
thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (La Nguyễn Thùy Dung, 2010).
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010) các doanh nghiệp có thể thực hiện
XK gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:
- Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Management Company).
Công ty quản lý XK là công ty quản trị XK cho công ty khác. Các nhà

XK nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy XK riêng. Do đó, họ thường phải thông qua
EMC để XK sản phẩm của mình.
- Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer).

6


Ðây là hình thức XK thông qua các nhân viên của các Công ty nhập
khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên
thị trường thế giới. Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp XK cũng
cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị
trường nước ngoài.
- Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House).
Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người
mua ở nước ngoài cư trú trong nước của nhà XK. Nhà ủy thác XK hành động
vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị
được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và
họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình XK.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho XK.
Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác XK
chịu trách nhiệm.
- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker).
Môi giới XK thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà XK và nhà NK.
Người môi giới được nhà XK ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.
Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng
nhất định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant).
Hãng buôn XK thường đóng tại nước XK và mua hàng của người chế

biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để XK và
chịu mọi rủi ro liên quan đến XK. Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các
hãng buôn XK để thâm nhập thị trường nước ngoài.
2.1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đông xuất khẩu
+ Các nhân tố bên trong
- Thị trường nguyên liệu.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát: “Nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu là yếu tố quan
trọng nhất cho bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào, quyết định sự tồn tại của DN và
hiệu quả kinh doanh mà không DN nào dám coi nhẹ”. Nghiên cứu thị trường
đầu vào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định của nguồn cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp, liên quan tới khả năng hạ giá thành và
nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là sự đảm bảo nguồn

7


cung cấp ổn định để có thể sản xuất theo những đơn hàng XK. Bất kỳ sự biến
đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt
động của công ty. Vì thế công ty phải có thông tin chính xác về tình trạng, số
lượng, chất lượng, giá cả… hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho
sản xuất.
- Nguồn nhân lực của công ty.
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010), nhân tố con người
từ lâu vẫn được các nhà quản trị doanh nghiệp coi là nguồn lực quý giá nhất
của DN. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế
cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh trong trình độ, cơ cấu, sự đáp
ứng với yêu cầu của thị trường lao động trình độ cụ thể là độ kiến thức, kỹ
năng và thái độ của người lao động. Nếu biết thu hút, tuyển dụng và giữ được
nhân tài thì DN sẽ có lợi thế to lớn để chiến thắng đối thủ cạnh tranh.

- Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ.
Theo Đoàn Thị Hồng Vân và Kim Ngọc Đạt (2010): “Tất cả các doanh
nghiệp muốn chiến thắng, muốn có vị trí xứng đáng trên thương trường đều
phải quan tâm thỏa đáng và đầu tư đúng mức cho hoạt động phát triển công
nghệ”. Quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của
đơn vị xuất nhập khẩu: kho, mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị, máy móc và
kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở... Và có thể đáp ứng
được những vấn đề này cốt lõi nhất là khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Các khả năng này quy định quy mô và tính chất của hoạt động kinh doanh
XK, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng là,
một DN có hệ thống kho hàng hợp lý, các phương tiện vận tải đầy đủ và cơ
động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng hàng
hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng XK một cách có tính khả thi và hiệu
quả hơn.
- Chất lượng sản phẩm.
Theo Trương Chí Tiến (2012), chất lượng sản phẩm là nhân tố rất quan
trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín và danh tiếng của các sản phẩm
và muốn chiếm vị thế cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào
đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản
phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Muốn vậy, việc phân tích
chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hàng
hóa chất lượng xấu, chẳng những khó bán và bán với giá thấp, làm ảnh hưởng

8


đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty.
Chất lượng sản phẩm là nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh, là tiêu chuẩn tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty.
Theo Chuyên gia kinh tế Phan Thế Ruệ (2013): “Coi trọng nghiên cứu
tiếp cận thị trường cũng đồng nghĩa với việc coi trọng sinh mệnh của doanh
nghiệp mình”. Hiện nay rất nhiều DN Việt Nam bỏ qua hoạt động này, đây là
một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn DN sản xuất ra hàng hóa
nhưng không thể tiêu thụ được vì thị trường đã bão hòa hoặc không có nhu
cầu. Bất kỳ một công ty nào cũng đều phải biết cách phát hiện những khả năng
mới mở ra của thị trường, có như vậy thì mới có thể tồn tại và phát triển trên
thị trường ngày càng cạnh tranh hiện nay. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu thị
trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản
phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản
phẩm hàng hoá mà thị trường đòi hỏi. Hoạt động hỗ trợ và xúc tiến bán hàng
giúp tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm giúp cho người tiêu
dùng nắm bắt được các thông tin về doanh nghiệp và kích thích người tiêu
dùng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, củng cố vững chắc thị trường hiện
tại và thúc đẩy việc mở rộng thị trường mới.
+ Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường vi mô
Đối thủ mới
tiềm ẩn

Nhà
Cung
ứng

Sự cạnh tranh
của các đối thủ
trong ngành

Khách

hàng

Sản phẩm
thay thế
(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến (2006). Giáo trình Quản trị
học)

Hình 2.2 : Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

9


Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có
nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào
đó không. Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một
ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 áp lực cạnh tranh sau:
* Đối thủ cạnh tranh : doanh nghiệp cần xác định đúng các đối thủ cạnh
tranh hiện tại trên thị trường và dự đoán những đối thủ tiềm ẩn có thể ảnh
hưởng tới Công ty mình trong tương lai. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải
nhận định được ưu và khuyết điểm của các đối thủ, nhận biết tiềm năng cũng
như chiến lược kinh doanh của họ để doanh nghiệp có quyết định và mức độ
cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành, đặc biệt đối với những
ngành có sức hấp dẫn lớn và hàng rào gia nhập ngành thấp.
Mức độ cạnh tranh thể hiện ở:
-

Các rào cản nếu muốn thoát ra khỏi ngành.

-


Mức độ tập trung của ngành.

-

Tình trạng tăng trưởng của ngành.

-

Khác biệt giữa các sản phẩm.

-

Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.

- Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh.
* Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho
doanh nghiệp như vật tư, thiết bị, lao động… Các doanh nghiệp cần phải có
thông tin chính xác về số lượng, quy mô nhà cung ứng cũng như thông tin về
số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa…từ phía nhà cung ứng. Số lượng nhà
cung cấp trên thị trường sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm
phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài
nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Bên cạnh đó, thông tin về nhà cung
cấp cũng ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh
nghiệp. Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều
ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, vì thế đòi hỏi các công ty phải
luôn cập nhật thông tin về nhà cung ứng trên thị trường.
Sức mạnh nhà cung ứng thể hiện ở các đặc điểm sau:
-


Mức độ tập trung của các nhà cung ứng.

-

Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung ứng.

-

Sự khác biệt của các nhà cung ứng.

10


-

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt
hóa sản phẩm.

-

Sự tồn tạo của các nhà cung ứng thay thế.

- Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung ứng.
* Khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng
trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành vì họ có thể
điểu khiển sự cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của
mình. Tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp được thể hiện qua quy mô,
số lượng khách hàng, chi phí chuyển đổi cũng như thông tin về khách hàng.
Nếu khách hàng có ưu thế, họ có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
bằng cách ép giá xuống, đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn. Vì

vậy, khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp và có thể xem sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhất của
doanh nghiệp.
Sức mạnh khách hàng thể hiện ở:
-

Vị thế mặc cả.

-

Số lượng người mua.

-

Thông tin mà người mua có được.

-

Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa.

-

Tính nhạy cảm đối với giá.

-

Sự khác biệt hóa sản phẩm.

-


Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành.

-

Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế.

- Động cơ của khách hàng.
* Sản phẩm thay thế: Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm,
dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong
ngành. Sức ép do các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm
hiểu kĩ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Nguy cơ thay thế thể hiện ở:
-

Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm.

-

Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng.

-

Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.

11


* Các nhân tố khác: Cơ chế quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu, chính
sách hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu tùy vào từng khu vực, hiệp hội mà Việt

Nam gia nhập có những chính sách ưu đãi thuế quan, cắt giảm thuế với từng
doanh mục mặt hàng. Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin văn
bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
- Môi trường vĩ mô
* Tự nhiên: tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh
nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động
phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan
chuyên môn.
* Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của
nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái…
tất cả các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả
những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động
doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân
tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách
tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội,
né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động
của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào
một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kỳ trước, các diễn biến
thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn…
* Kỹ thuật – Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến
doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản
xuất mới, kỹ thuất mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát
minh,.. Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các
thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn
nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng
mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu
doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
* Văn hóa – Xã hội: ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh

doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn
hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự
thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới
nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

12


* Chính trị - Pháp luật: gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật,
xu hướng chính trị…các nhân tố ngày càng ảnh hưởng đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách
luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối
liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia
mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định
hợp lý trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của
môi trường trong từng giai đoạn phát triển.
2.1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
+ Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận
- Doanh thu: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung
ứng, dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh
toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). Doanh thu hay còn gọi là thu
nhập doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận:
* Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong kì.
* Doanh thu thuần: bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ,
các khoản thuế…
- Chi phí: chi phí sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải
bỏ ra sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và một số khoản tiền thuế gián thu trong một

thời kỳ nhất định.
- Lợi nhuận: lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
phát sinh trong kỳ, là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, phản ánh đầy đủ mặt lượng và mặt chất hoạt động của doanh
nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố cơ bản như lao động, vật tư và tài sản cố
định. Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích nâng cao
hiệu quả kinh tế của mọi đơn vị, là nguồn vốn để tái sản xuất và phát triển.
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu
* Chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận trong xuất khẩu là chỉ tiêu hiệu quả có
tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó quyết định quá trình để duy trì và tái sản xuất mở rộng của DN, lợi nhuận
quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

13


×