Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

thực trạng và một số giải phá pnhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 126 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ KIM NGỌC

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

8 - 2014

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỖ KIM NGỌC
MSSV: 4114770

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN ĐINH YẾN OANH

8 - 2014
ii


LỜI CẢM TẠ
  

Thành công là cả một quá trình phấn đấu để đạt đƣợc và trong cuộc sống,
không ai có thể tự mình đi đến sự thành công mà không cần sự hỗ trợ, động
viên từ phía gia đình, thầy cô và xã hội…Em cũng thế, những năm học vừa
qua là cả một quá trình cố gắng, phấn đấu, trải nghiệm học hỏi rất nhiều từ
cuộc sống, gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ.
Trƣớc hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trƣờng Đại học Cần
Thơ, đặc biệt là quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong thời gian qua. Lời
biết ơn chân thành đến quý thầy cô bộ môn Kinh doanh quốc tế (Khoa Kinh
Tế - QTKD) - trƣờng Đại học Cần Thơ. Đặc biệt là cô Nguyễn Đinh Yến
Oanh đã trực tiếp hƣớng dẫn em, cô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiều để
em có thể hoàn thành luận văn chuyên ngành của mình.
Em xin gởi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Công Thƣơng thành phố Cần
Thơ, cô chú và các anh chị phòng Kế hoạch Tài chính đã nhiệt tình hƣớng dẫn,
luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt đề tài
của mình. Em xin kính chúc Ban lãnh đạo và các anh chị dồi dào sức khỏe,
công tác tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.
Trong quá trình thực hiện luận văn do thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu

chƣa sâu. Kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm hiểu biết về thực tế còn hạn
chế nên không tránh khỏi sai sót. Do đó để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn em
kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp chân thành của giáo viên hƣớng dẫn
cũng nhƣ quý thầy cô trong bộ môn Kinh doanh quốc tế. Cuối lời, em chúc cô
Nguyễn Đinh Yến Oanh và quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh
nói riêng, thầy cô Đại học Cần Thơ nói chung luôn dồi dào sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày .….. tháng ..…. năm 2014
Sinh viên thực hiện

iii


Đỗ Kim Ngọc

TÓM TẮT
Xuất khẩu cá tra là một trong những ngành hàng kinh tế có kim ngạch
xuất khẩu hàng đầu của thành phố Cần Thơ. Nằm trong vùng có điều kiện
thiên nhiên ƣu đãi, Cần Thơ đƣợc đánh giá là một trong những tỉnh thành có
tiềm năng to lớn để phát triển nuôi trồng cá tra. Thế nhƣng, bên cạnh tiềm
năng và lợi thế thì trong quá trình phát triển và nuôi trồng xuất khẩu cá tra
thành phố Cần Thơ cũng bộc lộ những yếu kém dẫn đến sự thiếu bền vững.
Mục tiêu của đề tài này là tìm ra các giải pháp để phát triển bền vững ngành
hàng nuôi trồng cá tra của thành phố Cần Thơ nhằm góp phần tạo ra giá trị
xuất khẩu cá tra lớn hơn, ổn định hơn.
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8/2014 - tháng 11/2014 và phƣơng pháp
nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài là phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm để
đánh giá thực trạng xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ (số liệu thứ cấp

thu thập từ năm 2011-6T/2014), bảng phân tích ma trận SWOT để khái quát
đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa của môi trƣờng kinh
doanh ảnh hƣởng đến xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp bên cạnh đó sử dụng
mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Miachael Porter giúp các doanh nghiệp có cái
nhìn toàn diện về môi trƣờng cạnh tranh, từ đó rút ra đƣợc các giải pháp giúp
các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu mặt hàng
cá tra của thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy tình hình xuất khẩu cá tra sang
các thị trƣờng lớn nhƣ Châu Âu, Mỹ có sự giảm sút do bị khống chế bởi các
rào cản kỹ thuật, thuế chống bán phá giá,… áp đặt ngày càng khắt khe. Với
các thị trƣờng khó tính này có ít doanh nghiệp đủ lực đầu tƣ, vì vậy gần đây
các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có xu hƣớng đẩy mạnh ở các thị trƣờng dễ
tính hơn nhƣ: ASEAN, Châu Phi…Bên cạnh đó sự mất ổn định trong nuôi
trồng, chất lƣợng sản phẩm chƣa đƣợc cải thiện và hiện tƣợng tranh mua,
tranh bán giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã khiến con cá tra đứng
trƣớc những thách thức lớn. Việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của ngành hàng cá tra giúp các doanh nghiệp xác định đƣợc chiến
lƣợc kinh doanh ƣu tiên là: tăng cƣờng hợp tác với ngƣời nuôi để tạo nguồn
nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định; tăng cƣờng hệ thống kiểm soát chất
lƣợng sản phẩm để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của từng thị trƣờng khác
nhau, đẩy mạnh công tác xúc tiến thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng mới và chủ
động xây dựng chiến lƣợc marketing một cách cụ thể…Từ các chiến lƣợc ƣu
tiên đó đề tài đƣa ra các giải pháp và đề xuất đến các doanh nghiệp, hiệp hội

iv


và các cơ quan nhà nƣớc có các chính sách phù hợp để ngành cá tra của thành
phố Cần thơ ngày càng phát triển bền vững hơn.
LỜI CAM ĐOAN

  

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …... tháng …... năm 2014
Sinh viên thực hiện

Đỗ Kim Ngọc

v


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày …... tháng …... năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

vi


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………………….....1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………………………....1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………….....2
1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………....2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………........2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………………….…..2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………….......2
1.4.1 Không gian…………………………………………………….….....2
1.4.2 Thời gian………………………………………………………….....3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………..........3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....3
1.6 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH TỪNG CHƢƠNG...................................5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…...6
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………………….....6
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu..........…………………………….…….......6
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu...........................……………………….…......6

2.1.3 Các phƣơng thức xuất khẩu……………………………....................7
2.1.4 Một số qui chế của thị trƣờng xuất khẩu…………………….….......9
2.1.5 Phƣơng hƣớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam…………….......10
2.1.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu……………….......10
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………….….13
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu……………………………………....13
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu…………………………………......13
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ SỞ CÔNG
THƢƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ………………………………...........17
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ…………………………...17
3.1.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................17

vii


3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên......................................................................18
3.1.3 Điều kiện kinh tế- xã hội...................................................................19
3.2 TỔNG QUAN VỀ SỞ CÔNG THƢƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ…...23
3.2.1 Quá trình phát triển............................................................................23
3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................25
3.2.3 Cơ cấu tổ chức và đơn vị trực thuộc..................................................31
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ..............................................................................34
4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁ TRA........................................................................34
4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CẢ NƢỚC TỪ NĂM
2011 ĐẾN 6T/2014..........................................................................................36
4.2.1 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nƣớc...........................................36
4.2.2 Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu cá tra của cả nƣớc................................38
4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH
PHỐ CẨN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6T/2014..............................................41

4.3.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011-6T/2014...................................................................................................41
4.3.2 Sơ lƣợc về qui trình chung xuất khẩu cá tra của thành phố Cần
Thơ...................................................................................................................48
4.3.3 Phân tích doanh thu kim ngạch xuất khẩu cá tra tại thành phố Cần
Thơ...................................................................................................................51
4.3.4 Thị trƣờng tiêu thụ cá tra..................................................................62
4.3.5 Giá xuất khẩu cá tra tại các thị trƣờng…………………………….69
4.3.6 Phân tích tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu………….71
4.3.7 Các phƣơng thức thanh toán……………………………………….72
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ..........................................72
4.4.1 Các yếu tố môi trƣờng bên trong………………………………......73
4.4.2 Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài………………………………….78
4.4.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter……………………….87
4.4.4 Ma trận SWOT………………………………….............................92
viii


CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ…………………….......98
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ 2011-6T/2014 .................................................98
5.2 CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA THÀNH
PHỐ CẦN THƠ...............................................................................................99
5.2.1 Chính sách, chiến lƣợc của Chính phủ trọng việc thúc đẩy xuất khẩu
cá tra.................................................................................................................99
5.2.2 Mục tiêu phát triển nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra...................100
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
CÁ TRA CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ.....................................................101

5.3.1 Nâng cao năng suất cá tra và chất lƣợng sản phẩm........................101
5.3.2 Về thị trƣờng, xúc tiên thƣơng mại cá tra......................................101
5.3.3 Về khoa học công nghệ và khuyến ngƣ.........................................103
5.3.4 Về bảo vệ môi trƣờng....................................................................104
5.3.5 Về đào tạo nguồn nhân lực………………………........................104
5.3.6 Về xây dựng chiến lƣợc Marketing hiệu quả………………........105
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................108
6.1 KẾT LUẬN..............................................................................................108
6.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................109
6.2.1 Về phía Chính phủ..........................................................................109
6.2.2 Về phía doanh nghiệp xuất khẩu..........................….......................109
6.2.3 Về phía Hiệp hội cá tra Việt Nam...................................................110
6.2.4 Về phía các hộ nuôi cá tra...............................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................112

ix


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mô hình SWOT.................................................................................15
Bảng 4.1 Kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 20116T/2014............................................................................................................37
Bảng 4.2 Thị trƣờng xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2011- 6T/2014
..........................................................................................................................39
Bảng 4.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2011-6T/2014............................................................................43
Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2011-6T/2014...................................................................................46
Bảng 4.5 Tình hình xuất khẩu cá tra của Thành phố Cần Thơ qua các năm
..........................................................................................................................52

Bảng 4.6 Thống kê các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu cá tra của Thành
phố Cần Thơ ....................................................................................................56
Bảng 4.7 Kim ngạch xuất khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2011- 6T/2014............................................................58
Bảng 4.8 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Caseamex năm 2013..................59
Bảng 4.9 Một số thị trƣờng xuất khẩu cá tra chính của thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2011- 6T/2014.........................................................................................64
Bảng 4.10 Xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu giai đoạn 2011-2013...71
Bảng 4.11 Tỷ trọng các hình thức xuất khẩu....................................................71
Bảng 4.12 Ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ..................................................93

x


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ ban lãnh đạo Sở Công Thƣơng thành phố Cần
Thơ...................................................................................................................32
Hình 4.1: Cá tra của Việt Nam.........................................................................35
Hình 4.2: Sản phẩm cá tra fillet…………………………………....................35
Hình 4.3: Cá tra xiên que cà ớt…………………………..…………...............35
Hình 4.4: Chả cá...............................................................................................36
Hình 4.5 Các dòng sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra……………….…........36
Hình 4.6 Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2011- 6T/2014……………………………………....42
Hình 4.7 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của thành phố
Cần Thơ trong giai đoạn 2011 – 6/2014...........................................................47
Hình 4.8 Qui trình xuất khẩu cá tra chung của các doanh nghiệp Thành phố
Cần Thơ giai đoạn 2011-6T/2014....................................................................49

Hình 4.9 Thị trƣờng xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ giai đoạn 20116T/2014............................................................................................................63
Hình 4.10 Giá xuất khẩu cá tra trung bình của thành phố Cần Thơ sang các thị
trƣờng trong giai đoạn 2011-6T/2014..............................................................70

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

VSATTP:

Vệ sinh an toàn thực phẩm

XK:

Xuất khẩu

NK:

Nhập khẩu

ĐVT:

Đơn vị tính

NN&PTNT:


Nông nghiệp va phát triển nông thôn

TP:

Thành phố

Tiếng Anh:
EU:

(Europe Union) Liên minh châu Âu

ASEAN:

(Association of Southeast Asian Nations) Cộng đồng các
nƣớc Đông Nam Á

AFTA:

(Asean Free Trade Area) Khu vực mậu dịch tự do Asean

WTO:

(World Trade Organization) Tổ chức Thƣơng mại thế giới

APEC:

(Asia-Pacific Economics Coorperation) Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á- Thái Bình Dƣơng


ASC:

(Aquaculture Stewaship Council) Hội đồng quản lí nuôi
trồng thủy sản

ISO:

(International standard organization) Tiêu chuẩn quốc tế

VASEP:

(The Vietnam association of seafood exporters and
producers)
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

GLOBAL GAP: (Globle Good Agricultural Practices) Tiêu chuẩn về thực
hành tốt nông nghiệp toàn cầu
GMP:

(Good Manufacturing Practices) Thực hành sản xuất tốt

SSOP:

(Sanisation Standard Operating Procedures) Quy phạm vệ
sinh

HACCP:

(Hazard Analyisis and Critical Control Point) Phân tích mối
nguy hiểm va kiểm soát điểm tới hạn


BAP/ACC:

Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất

BRC:

(British Retail Consortium) Tiêu chuẩn về chất lƣợng và an
toàn thực phẩm của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh

SWOT:

(Strength, Weakness, Opportunities, Threat) điểm mạnh- điểm
yếu và cơ hội- đe dọa

xii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với chiến lƣợc kinh tế hội nhập và phát triển của Đảng và Nhà nƣớc đặt
ra, thƣơng mại quốc tế trở thành một bộ phận quan trọng có vai trò quyết định
đến sự phát triển của đất nƣớc. Trong đó, hoạt động xuất khẩu có vai trò chủ
chốt giúp khai thác đƣợc lợi thế của quốc gia, tăng cƣờng hiệu quả sản xuất
cũng nhƣ mở rộng đƣợc mối quan hệ kinh tế đối ngoại với các nƣớc trên thế
giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của khối ASEAN,
AFTA, tham gia khối APEC, gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO cũng
nhƣ những hiệp định song phƣơng đƣợc ký kết đã tạo nhiều điều kiện để hàng
hóa Việt Nam xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới, trong đó có mặt hàng thủy sản

và đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Với lợi thế là một nƣớc có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mƣa nhiều,
nguồn nƣớc dồi dào và một bờ biển dài trên 3260 km cùng với 1 triệu km2
vùng biển đặc quyền kinh tế, 100.000 ha đầm phá, 290.000 ha bãi triều, 2360
con sông, tất cả những điều kiện trên đem đến cho nƣớc ta thế mạnh để phát
triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản nói chung và đặc biệt là ngành
hàng cá tra nói riêng. Theo số liệu từ tổng cục hải quan, năm 2013 kim ngạch
xuất khẩu cá tra của Việt Nam ƣớc đạt 1,76 tỷ USD chiếm 26,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Theo báo cáo tổng hợp của tổng cục thủy sản, thành phố Cần Thơ là một
trong ba trọng điểm địa phƣơng đứng đầu về sản lƣợng, nuôi trồng, chế biến
xuất khẩu cá tra của cả nƣớc, chỉ đứng sau An Giang, Đồng Tháp. Hiện tại
Cần Thơ có hơn 20 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu
ngành hàng cá tra, các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ vào GDP của
thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung. Tuy là ngành hàng khá hấp dẫn do
có mức sinh lời cao nhƣng các doanh nghiệp trong ngành hành cá tra cũng gặp
không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ đặc biệt khi tham gia
vào hoạt động kinh doanh trên thị trƣờng quốc tế phải đối mặt với các rào cản
kỹ thuật, thuế quan bên cạnh đó là quy chế kiểm dịch vệ sinh an toàn thực
phẩm, rồi dƣ lƣợng, vi kháng sinh, kiểm tra hóa chất sử dụng. Vì vậy vấn đề
đặt ra hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ là
việc tìm hiểu, phân tích thị trƣờng tiêu thụ kĩ càng để từ đó đƣa ra một số giải
pháp nhằm gia tăng giá trị và lợi ích xuất khẩu cá tra sang các thị trƣờng nƣớc
ngoài. Xuất phát từ lí do đó, em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy
1


mạnh hoạt động xuất khẩu cá tra của Thành phố Cần Thơ” làm đề tài
luận văn của mình để thấy đƣợc những điểm mạnh, cơ hội, nguyên nhân thúc

đẩy xuất khẩu cá tra phát triển cũng nhƣ những nguy cơ, thiếu sót, hạn chế
trong thời gian qua nhằm góp phần thúc đẩy ngành hàng cá tra của địa phƣơng
phát triển một cách bền vững, giúp các doanh nghiệp luôn luôn chủ động trong
tình hình mới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ từ năm 20116T/2014 từ đó đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra của
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu cá tra của thành phố Cần
Thơ từ năm 2011-6T/2014.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu cá
tra của thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của
thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng hoạt động và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cá tra của thành
phố Cần Thơ giai đoạn từ 2011-6T/2014 nhƣ thế nào?
Những nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố
Cần Thơ?
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của thành phố Cần Thơ có điểm mạnh,
điểm yếu nào?
Những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt?
Những giải pháp cấp thiết nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh
doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp cá tra của thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của toàn thành phố CầnThơ.

2



Số liệu trong đề tài thu thập từ phòng Kế Hoạch- Tài Chính của Sở Công
Thƣơng thành phố Cần Thơ, wesite của Tổng Cục Hải Quan, Hiệp Hội Chế
Biến Và Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam (Vasep)
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Số liệu chính đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài đƣợc lấy từ 2011-6T/2014
Thời gian thực hiện đề tài từ khoảng 8/2014 – 11/2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu cá tra của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
(1) Luận văn: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu
thủy sản của thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Phƣơng Thảo- lớp
ngoại thƣơng K36. Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng
đến tình hình xuất khẩu thủy sản của thành phố Cần Thơ, từ đó tìm ra giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản của thành phố Cần Thơ, đề
tài sử dụng số liệu thứ cấp giai đoạn 2010-6T/2013 bên cạnh đó còn sử dụng
các công cụ Marketing ma trận SWOT, ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
IFE và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE để xác định cơ hội, nguy
cơ, điểm mạnh điểm yếu của ngành hàng hiện nay. Đề tài nêu lên đƣợc những
thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản của nông dân và những
rào cản thƣơng mại của các nƣớc nhập khẩu hiện nay.
(2) Trần Ngọc Nhƣ Bằng (2009). Phân tích thực trạng và hoạch định
chiến lược kinh doanh cho ngành chế biến thủy sản tại thành phố Cần Thơ ,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trƣờng Đại học
Cần Thơ. Mục tiêu đề tài nhằm phân tích thực trạng và đề xuất những chiến
lƣợc kinh doanh cho ngành chế biến thủy sản tại thành phố Cần Thơ theo
hƣớng lâu dài. Đề tài sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ phỏng vấn trực

tiếp, phân tích các nhân tố tác động và thiết lập ma trận đánh giá các nhân tố.
Từ những phân tích trên tác giả đã tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
đe dọa từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp cụ thể giúp các doanh nghiệp có
những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản
của thành phố Cần Thơ
(3) Trƣơng Đăng Khoa (2010). Giải pháp phát triển ngành chế biến thủy
sản tỉnh Cà Mau, Luận văn thạc sĩ kinh tế, khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ. Tác giả đã dùng phƣơng pháp phân tích ma
3


trận SWOT tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa nhằm đánh giá
tiềm năng, lợi thế, những kết quả và thách thức đối với sự phát triển của ngành
chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau, trong đó trọng tâm là chế biến thủy sản xuất
khẩu. Đồng thời tác giả sử dụng mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael
Porter( năm 1980) để phân tích môi trƣờng vi mô của các doanh nghiệp kết
hợp với phân tích số liệu thứ cấp để phân tích các nhân tố tác động đến hoạt
động chế biến thủy sản xuất khẩu. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để phát
triển ngành chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau.
(4) Nghiên cứu “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành chế biến thủy sản
xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ theo phương pháp PACA” của Nguyễn Quốc
Nghi và cộng sự (2012). Bài viết nhằm phản ánh lợi thế cạnh tranh ngành chế
biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố Cần Thơ từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của
thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp và phƣơng pháp tham
vấn chuyên gia phƣơng pháp lợi thế cạnh tranh theo PACA gồm 2 công cụ cơ
bản là mô hình 5 áp lực cạnh tranh và mô hình kim cƣơng của Michael Porter.
Qua phân tích, bài viết đã cung cấp đƣợc những thông tin thực tiễn về tình
hình cạnh tranh khốc liệt trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu ở thành phố
Cần Thơ, từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp, Nhà nƣớc và

chính quyền địa phƣơng để phát triển bền vững ngành thủy sản xuất khẩu ở
thành phố Cần Thơ.
(5) Nghiên cứu “Phát triển bền vững ngành hàng cá tra dựa vào liện kết
chuỗi giá trị” của Võ Thị Thanh Lộc đã cho thấy những vấn đề ảnh hƣởng mà
ngành cá tra đang phải đối mặt. Những vấn đề này đƣợc chia làm hai cấp vĩ
mô và cấp trung (vùng, tỉnh) và cấp vi mô (nông hộ). Bên cạnh đó bài viết
cũng chỉ ra đƣợc những khó khăn trong liên kết chuỗi giá trị cá tra đối với
ngƣời nuôi và công ty, những nguyên nhân cơ bản và lâu dài dẫn đến chuỗi
ngành hàng cá tra kém bền vững. Từ đó, qua kết quả nghiên cứu đã đề xuất
đƣợc những giải pháp thiết thực cần phải tập trung thực hiện nhằm tăng giá trị
gia tăng góp phần xây dựng bền vững chuỗi ngành hàng.
Thông qua việc tham khảo những đề tài trên, điểm giống của đề tài
“Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá tra của
thành phố Cần Thơ” là đều phân tích tình hình xuất khẩu của địa phƣơng,
trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Điểm mới của đề
tài này sẽ kết hợp sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter và
ma trận SWOT để đánh giá chung về những mặt đạt đƣợc, những điểm mạnh,
điểm yếu cũng nhƣ thấy đƣợc những cơ hội, thách thức, đối thủ tiềm ẩn của
các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra,... Những kiến thức tham khảo
4


đƣợc đã giúp cho tác giả phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của TP Cần Thơ
tốt hơn.
1.6 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH TỪNG CHƢƠNG
Chƣơng 1: Giới thiệu lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và chọn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Nêu ra cơ sở lí luận về vai trò của xuất khẩu, các phƣơng thức xuất
khẩu cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu và phƣơng pháp
sử dụng để nghiên cứu đề tài.

Chƣơng 3: Giới thiệu tổng quan về thành phố Cần Thơ và quá trình hình
thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Sở Công Thƣơng.
Chƣơng 4: Phân tích sản lƣợng, giá trị xuất khẩu cá tra của thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2011-6T/2014 và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình
xuất khẩu cá tra của địa phƣơng trong thời gian qua từ đó hình thành đƣợc
bảng ma trận SWOT và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter của
ngành cá tra.
Chƣơng 5: Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu cá tra của thành phố Cần
Thơ từ năm 2011- 6T/2014 và nêu ra các mục tiêu xuất khẩu cũng nhƣ một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cá tra trong thời gian tới.
Chƣơng 6: Tổng kết lại đề tài và đề xuất các kiến nghị đối với chính phủ, các
doanh nghiệp xuất khẩu và Hiệp hội cá tra Việt Nam nhằm phát triển ngành
hàng cá tra của thành phố Cần Thơ phát triển một cách bền vững hơn trong
thời gian tới.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Theo Dƣơng Hữu Hạnh (2000): “Xuất khẩu là một quá trình thu doanh
lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trƣờng nƣớc ngoài, thị trƣờng
khác với thị trƣờng trong nƣớc. Vì vậy, việc tìm hiểu thị trƣờng nƣớc ngoài rất
cần thiết nếu muốn cho sản phẩm hay dịch vụ có thể xâm nhập vào thị trƣờng
đó”.
Hoạt động xuất khẩu (XK) diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh
tế, từ XK hàng hoá tiêu dùng cho đến XK hàng hoá phục vụ sản xuất, từ máy
móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi

đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia nói chung và các
doanh nghiệp nói riêng.
Hoạt động XK diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian
lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn hoặc
kéo dài hàng năm, có thể đƣợc tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Theo Phan Thị Ngọc Khuyên (2010) vai trò quan trọng của xuất khẩu
đƣợc thể hiện qua các vai trò sau:
Xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi
quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng. Xuất khẩu tạo ra
nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy để phát
triển. Nguồn ngoại tệ thu đƣợc từ xuất khẩu đƣợc chuyển thành nguồn vốn để
NK các mặt hàng sản xuất trong nƣớc không đáp ứng đƣợc, phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của ngƣời dân.
Đối với nền kinh tế, xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trƣởng sản xuất,
tạo ra tăng trƣởng kinh tế. Từ một ngành xuất khẩu, có thể kéo theo sự phát
triển của các ngành có liên quan. Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng
cƣờng hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản
phẩm, mang nguồn ngoại tệ về cho đất nƣớc.
Thông qua hoạt động XK, doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm về kinh doanh, quản lý, công nghệ mới, hiện đại trên thế giới, giúp

6


doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đáp ứng một cách chủ động nhu
cầu của ngƣời tiêu dùng.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hƣớng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tƣơng

đối của quốc gia. Giúp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Xuất khẩu mang lại công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống
cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu
những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu mà trong nƣớc không tự sản xuất đƣợc
hoặc sản xuất với giá thành cao phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong
phú thêm nhu cầu của ngƣời dân.
2.1.3 Các phƣơng thức xuất khẩu
Hoạt động XK đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức: XK trực tiếp, XK
gián tiếp, XK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu… Mỗi hình thức có
những ƣu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị
mà từng doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của
mình.
2.1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là XK các hàng hoá và dịch vụ do chính DN sản xuất
ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nƣớc, sau đó XK ra nƣớc ngoài với
danh nghĩa là hàng của mình.
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010): “Hình thức này đòi hỏi doanh
nghiệp phải tự lo bán trực tiếp sản phẩm ra nƣớc ngoài, không qua trung gian.
Áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn,
đƣợc phép XK trực tiếp, có kinh nghiệm trên thƣơng trƣờng và nhãn hiệu hàng
hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trƣờng thế giới”.
- Ƣu điểm : lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh XK thƣờng cao hơn các
hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian.Với vai
trò là ngƣời bán trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ tiến trình
XK, thu đƣợc lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc đƣợc nhu cầu thị
trƣờng, thị hiếu của khách hàng… nắm đƣợc rõ mối quan hệ với ngƣời mua
bên ngoài và thị trƣờng liên quan nên có thể chủ động trong sản xuất, tự khẳng
định mình về sản phẩm, nhãn hiệu… dần dần nâng cao vị thế công ty trên
trƣờng quốc tế.


7


- Nhƣợc điểm: Hình thức này đòi hỏi đơn vị phải ứng trƣớc một lƣợng
vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro: hàng
hoá có thể không bán đƣợc do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị
trƣờng dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hoá nếu doanh nghiệp
ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trƣờng thế giới và đối
thủ cạnh tranh.Mất nhiều thời gian, nhân sự và tài lực hơn XK gián tiếp.
2.1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trƣờng nƣớc ngoài
thông qua các trung gian XK nhƣ ngƣời đại lý hoặc ngƣời môi giới. Hình thức
XK gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa ngƣời mua nƣớc
ngoài và ngƣời sản xuất trong nƣớc. Ðể bán đƣợc sản phẩm của mình ra nƣớc
ngoài, ngƣời sản xuất phải nhờ vào ngƣời khác hoặc tổ chức trung gian có
chức năng XK trực tiếp. Hình thức này an toàn hơn cho nhà XK, giảm chi phí
marketing và sự cạnh tranh trực tiếp. Nhƣng phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm
bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian. Do đó, XK
gián tiếp thƣờng sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chƣa đủ
điều kiện XK trực tiếp, chƣa quen biết thị trƣờng, khách hàng và chƣa thông
thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu (La Nguyễn Thùy Dung, 2010).
Theo La Nguyễn Thùy Dung (2010) các doanh nghiệp có thể thực hiện
XK gián tiếp thông qua các hình thức sau đây:
- Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC: Export Management Company).
Công ty quản lý XK là công ty quản trị XK cho Công ty khác. Các nhà
XK nhỏ thƣờng thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nƣớc ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy XK riêng. Do đó, họ thƣờng phải thông qua
EMC để XK sản phẩm của mình.
- Thông qua khách hàng nƣớc ngoài (Foreign Buyer).

Ðây là hình thức XK thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu
nƣớc ngoài. Họ là những ngƣời có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị
trƣờng thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp XK cũng cần
phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị
trƣờng nƣớc ngoài.
- Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House).
Những ngƣời hoặc tổ chức ủy thác thƣờng là đại diện cho những ngƣời
mua ở nƣớc ngoài cƣ trú trong nƣớc của nhà XK. Nhà ủy thác XK hành động
vì lợi ích của ngƣời mua và ngƣời mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị

8


đƣợc đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất đƣợc chọn và
họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình XK.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phƣơng thức thuận lợi cho XK.
Việc thanh toán thƣờng đƣợc bảo đảm nhanh chóng cho ngƣời sản xuất và
những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà đƣợc ủy thác XK
chịu trách nhiệm.
- Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker).
Môi giới XK thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà XK và nhà NK. Ngƣời
môi giới đƣợc nhà XK ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Ngƣời
môi giới thƣờng chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất
định.
- Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant).
Hãng buôn XK thƣờng đóng tại nƣớc XK và mua hàng của ngƣời chế
biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để XK và
chịu mọi rủi ro liên quan đến XK. Nhƣ vậy, các nhà sản xuất thông qua các
hãng buôn XK để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài.
2.1.4 Một số quy chế và chính sách của thị trƣờng xuất khẩu

Thuế quan: là một khoản tiền mà chủ hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc quá
cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nƣớc chủ nhà. Kết quả của thuế quan
là làm tăng chi phí của việc đƣa hàng hóa đến một nƣớc.
Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, vệ sinh an toàn
thực phẩm, môi trƣờng….Vận dụng thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật với
thƣơng mại (TBT-Technological Barries to Trade) và “Những ngoại lệ chung”
trong WTO, các nƣớc còn đƣa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản
xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, nhƣ các quy định về
công nghệ, quy trình sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trƣờng….
Chính sách ngoại thƣơng: là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp
kinh tế hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã đƣợc xác
định trong lĩnh vực ngoại thƣơng của một nƣớc trong một thời kì nhất định.
Ngoài ra còn các yếu tố nhƣ:
Hạn ngạch nhập khẩu: là hạn chế trực tiếp về số lƣợng một số hàng hóa
nhập khẩu vào một nƣớc, gây ảnh hƣởng đến giá nội địa của hàng hóa. Hạn
chế này thƣờng đƣợc thực hiện dƣới dạng ban hành các giấy phép nhập khẩu
cho một nhóm các cá nhân hoặc công ty.

9


Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà
theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi phải hạn chế lƣợng hàng xuất khẩu sang
nƣớc mình một cách tự nguyện, nếu không sẽ áp dụng biện pháp trả đũa một
cách kiên quyết.
Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preference): là
giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nƣớc đang và
kém phát triển. Mục đích của việc áp dụng GSP là tạo điều kiện để các nƣớc
đang phát triển thấy đƣợc khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh
từ chế độ GSP và tăng cƣờng khả năng sử dụng chế độ này.

Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favourted Nation): là một trong
những quy chế pháp lý quan trọng trong thƣơng mại quốc tế hiện đại. Quy chế
này đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác
một chế độ ƣu đãi thƣơng mại thuận lợi nhƣ nhau. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
về bản chất không phải là việc ƣu đãi của một quốc gia chủ nhà với từng quốc
gia đƣợc hƣởng chế độ này mà nó chỉ về sự ƣu đãi tƣơng tự, giống nhau giữa
các quốc gia trong mối liên hệ với quốc gia chủ nhà.
2.1.5 Phƣơng hƣớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam
Căn cứ vào nguồn lực bên trong, phƣơng hƣớng phát triển của thị trƣờng
và hiệu quả kinh tế để xác định phƣơng hƣớng xuất khẩu.
Tăng nhanh và vững chắc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hàng hóa
và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thƣơng
mại hợp lý. Mở rộng, đa dạng hóa thị trƣờng, phƣơng thức kinh doanh, hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đa dạng, nâng cao giá trị gia tăng và chất lƣợng của mặt hàng xuất khẩu.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu
2.1.6.1 Các yếu tố môi trường bên trong
Thị trƣờng nguyên liệu và các phƣơng thức thu mua
Nghiên cứu thị trƣờng đầu vào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự
ổn định của nguồn cung cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp liên
quan tới khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh
nghiệp đặc biệt là sự đảm bảo nguồn cung cấp ổn định để có thể sản xuất theo
những đơn hàng XK. Bất kỳ sự biến đổi từ phía ngƣời cung ứng trực tiếp hay
gián tiếp đều ảnh hƣởng tới hoạt động của công ty. Vì thế công ty phải có
thông tin chính xác về tình trạng, số lƣợng, chất lƣợng, giá cả… hiện tại và
tƣơng lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất.

10



Nguồn nhân lực của công ty
Nhân tố con ngƣời từ lâu vẫn đƣợc các nhà quản trị doanh nghiệp coi là
nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những
tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Chất lƣợng nguồn nhân lực phản ánh
trong trình độ, cơ cấu, sự đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng lao động cụ thể
là trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngƣời lao động.
Vốn, cơ sở vật chất và công nghệ
Là một yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp .Quy mô kinh doanh
phụ thuộc rất lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị xuất nhập khẩu: kho,
mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị, máy móc và kỹ thuật công nghệ, phƣơng
tiện vận chuyển, chuyên chở... Và có thể đáp ứng đƣợc những vấn đề này cốt
lõi nhất là khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các khả năng này quy định
quy mô và tính chất của hoạt động kinh doanh XK, và vì vậy cũng góp phần
quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng là, một DN có hệ thống kho hàng
hợp lý, các phƣơng tiện vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện
đại sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng quốc tế. 0Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng
XK một cách có tính khả thi và hiệu quả hơn.
Chất lƣợng sản phẩm
Đây là nhân tố rất quan trọng, các doanh nghiệp muốn giữ vững uy tín
của các sản phẩm và muốn chiếm vị thế cao trong sản xuất kinh doanh một
loại sản phẩm nào đó, không còn con đƣờng nào khác là phải luôn nâng cao
chất lƣợng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Muốn vậy,
việc phân tích chất lƣợng sản phẩm phải đƣợc chú trọng và tiến hành thƣờng
xuyên, kỹ càng. Chất lƣợng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp ảnh hƣởng đến uy tín kinh doanh của công ty.
Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Xem xét, đánh giá triển vọng phát triển trong tƣơng lai bằng cách hiện
đại hóa quy trình sản xuất, cải tiến và mở rộng hoạt động của doanh nghiệp.

Công tác Marketing
Là hoạt động giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng, khách hàng nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sản phẩm của doanh nghiệp đến
tay khách hàng. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu thị trƣờng, doanh nghiệp nâng
cao khả năng thích ứng với thị trƣờng của các sản phẩm do mình sản xuất ra

11


và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá mà thị trƣờng
đòi hỏi.
Là hoạt động có ý nghĩa trong việc tăng doanh thu của doanh nghiệp, tạo
dựng hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm. Marketing đòi hỏi doanh
nghiệp phải nghiên cứu thị trƣờng mới, nền kinh tế mới, kể cả chính trị, pháp
luật, môi trƣờng văn hóa-xã hội để có kế hoạch marketing phù hợp.
Văn hóa doanh nghiệp
Là chuẩn mực doanh nghiệp, là cơ chế tƣơng tác với môi trƣờng. Mỗi
doanh nghiệp điều có một nề nếp tổ chức thông qua quyết định của nhà quản
trị, quan điểm của họ đối với chiến lƣợc và điều kiện môi trƣờng của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp có văn hóa mạnh, có nề nếp tích cực thì có nhiều cơ
hội thành công.
2.1.6.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Môi trƣờng chính trị, các chính sách ƣu đãi
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trƣờng thuận lợi đối với hoạt động kinh
doanh và luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Sự can thiệp nhiều hay ít của
Chính phủ vào nền kinh tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ
hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh
nghiệp cần sớm phát hiện ra cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để
điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn trong quá trình
vận hành, duy trì và đạt đƣợc mục tiêu đặt ra. Các chính sách ƣu đãi đối với

việc XK ảnh hƣởng rất lớn đến việc sẽ khuyến khích hay hạn chế các quyết
định XK của doanh nghiệp. Khi đƣợc ƣu đãi về thuế, doanh nghiệp sẽ cắt
giảm đƣợc chi phí do đó có lợi thế cạnh tranh về giá và từ đó dễ dàng mở rộng
sản xuất tăng cƣờng XK.
Thị trƣờng tiêu thụ
Thị trƣờng tiêu thụ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc XK của
doanh nghiệp bởi điều này tập trung giải quyết những yếu tố liên quan đến vấn
đề đầu ra cho sản phẩm. Tùy theo đặc điểm của từng thị trƣờng cụ thể mà
doanh nghiệp sẽ chọn lựa công cụ chiêu thị phù hợp để định hƣớng quá trình
tiêu thụ. Khi đảm bảo đƣợc đầu ra cho sản phẩm thì doanh nghiệp có thể sản
xuất ở một lƣợng sản phẩm phù hợp, có đƣợc sự dự đoán phù hợp cho đầu ra
của sản phẩm, giảm thiểu rủi ro về sản lƣợng hàng tồn kho cho doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái

12


Là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá
trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động XK, doanh nghiệp phải
quan tâm tới yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ
của doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố
quan trọng thực hiện chiến lƣợc hƣớng ngoại, đẩy mạnh XK. Tỷ giá hối đoái
tăng hay giảm cũng đều sẽ làm thay đổi giá trị hàng hóa XK, ảnh hƣởng đến
khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn khi sản
phẩm họ đang dùng vƣợt quá khả năng chi trả hoặc có các vấn đề phát sinh.
Sức ép do các sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành,
do mức giá cao nhất bị khống chế. Vì vậy, các doanh nghiệp thƣơng mại cần
phải biết các sản phẩm thay thế cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình

đang kinh doanh là gì, mức độ đáp ứng nhu cầu so với sản phẩm chính đến
đâu, cần tìm hiểu kĩ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn. Từ đó có
chính sách giá và các hình thức hỗ trợ bán hàng phù hợp để sản phẩm của
mình kinh doanh có ƣu thế hơn hẳn sản phẩm thay thế.
Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp cần dự đoán mục đích tƣơng lai của các đối thủ cạnh
tranh, nhận định ƣu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành,
nhận biết tiềm năng cũng nhƣ chiến lƣợc kinh doanh của các đối thủ để doanh
nghiệp có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong
ngành. Nghiên cứu về những thông tin đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và
hiểu đƣợc sự khác nhau giữa cách họ kinh doanh so với công ty sẽ tạo động
lực cho việc cải tiến liên tục và điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp
nhất.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp đƣợc thống kê từ Sở Công Thƣơng Thành
phố Cần Thơ về tình hình xuất khẩu cá tra của Thành phố trong 3 năm 2011,
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng thêm số
liệu thứ cấp từ các sách báo, tạp chí, website có liên quan.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
Với từng mục tiêu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích riêng biệt
nhƣ sau:

13


×