TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀO MINH HỒNG DIỆU
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120
08 - 2014
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀO MINH HỒNG DIỆU
MSSV/HV: 4114821
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Mã số ngành: 52340120
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PHAN ANH TÚ
08 - 2014
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết em chân thành cảm ơn quý thầy
cô trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô khoa Kinh tế – Quản trị
kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ nói riêng đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện cho em lĩnh hội những kiến thức cần thiết cho chuyên ngành. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phan Anh Tú. Thầy đã tận
tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc của em trong suốt quá
trình làm luận văn tốt nghiệp.
Cần Thơ, ngày 21 tháng 09 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Bào Minh Hồng Diệu
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 09 năm 2014
Ngƣời thực hiện
Bào Minh Hồng Diệu
ii
TRANG NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Cán bộ hƣớng dẫn
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ........................................................................................... ii
TRANG NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN .................................... iii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ x
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................. 2
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.2 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3.3 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu................................................................... 3
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 13
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 13
2.1.1 Một số vấn đề chung về nông nghiệp ..................................................... 13
2.1.2 Một số vấn đề chung về xuất khẩu ......................................................... 17
2.1.3 Một số chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế và rào cản trong thƣơng mại
quốc tế .............................................................................................................. 19
2.1.4 Mô hình trọng lực ................................................................................... 20
2.1.5 Các chỉ số đánh giá tiềm năng thƣơng mại ............................................. 24
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 25
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 25
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 26
2.2.3 Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 27
iv
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
VIỆT NAM ...................................................................................................... 31
3.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM ...................... 31
3.1.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu nông sản giai đoạn 2011 – 6/2014 ................ 31
3.1.2 Diện tích và sự phân bố một số cây trồng chủ yếu ................................. 32
3.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM ....................... 35
3.2.1 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ................... 35
3.2.2 Kim ngạch, tỷ trọng và sản lƣợng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
thế mạnh Việt Nam .......................................................................................... 37
3.2.3 Thị trƣờng xuất khẩu nông sản Việt Nam .............................................. 41
3.3 MỘT SỐ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN VIỆT NAM ............................................................................................. 43
3.3.1 Cơ hội...................................................................................................... 43
3.3.2 Thách thức .............................................................................................. 44
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2013............. 45
4.1 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM ....................................................... 45
4.1.1 Một số thống kê mô tả ............................................................................ 45
4.1.2 Kết quả ƣớc lƣợng .................................................................................. 50
4.1.3 Giải thích kết quả .................................................................................... 51
4.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT
KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC ............................... 54
4.2.1 Một số thống kê chung về mẫu ............................................................... 54
4.2.2 Kết quả ƣớc lƣợng .................................................................................. 58
4.2.3 Giải thích kết quả .................................................................................... 61
CHƢƠNG 5 ĐỀ XUẤT VÀ DỰ BÁO MỘT SỐ THỊ TRƢỜNG XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN TIỀM NĂNG ................................................................. 65
5.1 MẶT HÀNG CÀ PHÊ, CHÈ VÀ CÁC LOẠI GIA VỊ ............................. 65
5.1.1 Đề xuất thị trƣờng ................................................................................... 65
5.1.2 Dự báo xuất khẩu .................................................................................... 66
5.2 MẶT HÀNG GẠO .................................................................................... 67
5.2.1 Đề xuất thị trƣờng ................................................................................... 67
v
5.2.2 Dự báo xuất khẩu .................................................................................... 69
5.3 MẶT HÀNG CAO SU .............................................................................. 69
5.3.1 Đề xuất thị trƣờng ................................................................................... 69
5.3.2 Dự báo xuất khẩu .................................................................................... 71
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 72
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 73
6.2.1 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ....................................... 73
6.2.2 Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo ................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 75
PHỤ LỤC 1...................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 2...................................................................................................... 81
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt lƣợc khảo tài liệu .......................................................... 9
Bảng 2.1 Danh mục hàng nông sản chƣa qua chế biến ................................... 14
Bảng 2.2 Số quan sát và tỷ lệ đại diện của mẫu .............................................. 26
Bảng 2.3 Bảng diễn giải các biến độc lập trong mô hình ................................ 30
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất nông sản giai đoạn 2011 – 6/2014 (tỷ đồng) .......... 31
Bảng 3.2 Diện tích sản xuất một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013
.......................................................................................................................... 33
Bảng 3.3 Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 .................................................................. 37
Bảng 3.4 Sản lƣợng sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu một số loại nông sản
chủ yếu giai đoạn 2011 – 2013 (nghìn tấn) ..................................................... 39
Bảng 3.5 Mối quan hệ giữa sản lƣợng và kim ngạch xuất khẩu của hai năm
2012 và 2013 so với năm trƣớc đó .................................................................. 40
Bảng 3.6 Sản lƣợng và giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản thế
mạnh tính đến tháng 6 năm 2014 ..................................................................... 41
Bảng 3.7 Số thị trƣờng, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn kim ngạch xuất
khẩu của thị trƣờng xuất khẩu nông sản Việt Nam từ 2011 – 2013 ................ 42
Bảng 4.1 Mô tả kim ngạch xuất khẩu của mẫu thống kê trong phân tích chung
về hàng nông sản giai đoạn 2011 – 2013 ......................................................... 45
Bảng 4.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong mẫu thống kê phân theo giá trị
GDP nƣớc nhập khẩu ....................................................................................... 46
Bảng 4.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong mẫu thống kê phân theo dân số
nƣớc nhập khẩu ................................................................................................ 47
Bảng 4.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các quốc gia trong mẫu thống kê
phân theo châu lục ........................................................................................... 49
Bảng 4.5 Thống kê mô tả các biến .................................................................. 50
Bảng 4.6 Kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực .............................................. 50
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phƣơng sai....... 51
Bảng 4.8 Bảng hệ số tƣơng quan giữa các biến trong mô hình ....................... 51
Bảng 4.9 Kim ngạch và tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các nƣớc trong khối
ASEAN trong tổng thể các nƣớc ASEAN+6................................................... 53
Bảng 4.10 Thống kê về kim ngạch xuất khẩu của mẫu theo mặt hàng trong ba
năm 2011 – 2013.............................................................................................. 54
Bảng 4.11 Thống kê về thuế suất nhập khẩu của ba nhóm mặt hàng .............. 57
vii
Bảng 4.12 Kết quả ƣớc lƣợng Mô hình trọng lực cho ba mặt hàng ................ 58
Bảng 5.1 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng mặt hàng Cà
phê, chè và các loại gia vị giai đoạn 2011 – 2013 ........................................... 65
Bảng 5.2 Tốc độ tăng trƣởng và giá trị xuất khẩu Cà phê, chè và các loại gia vị
dự báo của các thị trƣờng tiềm năng năm 2014 và 2015 ................................. 67
Bảng 5.3 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu tiềm năng mặt hàng Gạo
giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................... 68
Bảng 5.4 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Gạo tiềm năng
trong hai năm 2014 – 2015 .............................................................................. 69
Bảng 5.5 Một số chỉ số về các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng giai
đoạn 2011 – 2013 ............................................................................................. 70
Bảng 5.6 Một số giá trị dự báo của các thị trƣờng xuất khẩu Cao su tiềm năng
trong hai năm 2014 – 2015 .............................................................................. 71
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản .... 27
Hình 3.1 Cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm cây giai đoạn 2011 – 2012 ......... 32
Hình 3.2 Phân bố vùng trồng và tỷ trọng sản lƣợng một số cây trồng theo vùng
.......................................................................................................................... 34
Hình 3.3 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chƣa chế biến và quốc gia
giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................... 36
Hình 3.4 Tỷ trọng một số thị trƣờng xuất khẩu nông sản tiêu biểu của
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 ..................................................................... 43
Hình 4.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản của mẫu, GDP và Dân số Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................... 48
Hình 4.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng nông sản chủ lực theo
Thu nhập bình quân đầu ngƣời trong mẫu quan sát giai đoạn 2011 – 2013.... 56
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TCTK:
Tổng cục Thống kê.
XNKHH:
Xuất nhập khẩu hàng hóa.
AoA:
Agreement on Agriculture – Hiệp định về Nông nghiệp.
HS:
Harmonized System – Hệ thống hài hòa hóa mã số thuế.
RTA:
Regional Trade Agreement – Hiệp định tự do khu vực.
GDP:
Gross Domestic Product – Tổng giá trị sản phẩm quốc
nội, Tổng thu nhập quốc nội.
CES:
Constant Elasticity of Substitution – Hệ số co dãn thay
thế cố định.
CET:
Constant Elasticity of Transformation – Hệ số co dãn
chuyển đổi cố định.
CPI:
Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng.
ĐBSH:
Đồng bằng sông Hồng.
ĐBSCL:
Đồng bằng sông Cửu Long.
TPP:
Trans – Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement – Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc
xuyên Thái Bình Dƣơng.
WB:
World Bank – Ngân hàng Thế giới.
UN:
United Nation – Liên Hợp Quốc.
CEPII:
Centre d’Etudes Prospectives et d’Informations
Internationales – Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế
Pháp.
FDI:
Foreign Direct Investment – Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
ASEAN:
Association of South East Asian Nations – Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á.
IMF:
International Monetary Fund – Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
EU:
European Union – Liên minh Châu Âu.
Bộ NN&PTNT:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
x
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đƣợc biết đến là một quốc gia với nền văn minh lúa nƣớc trải
dài suốt hàng nghìn năm lịch sử. Do có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận
lợi, nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế đầu tiên, gắn bó mật thiết với tầng
lớp nông dân nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói chung. Năm 2013, tỷ trọng
của khu vực I (Nông, lâm, ngƣ nghiệp) chiếm tỷ trọng 18,4% Tổng sản phẩm
quốc nội của Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2013). Cây lúa không chỉ là
nguồn cung cấp lƣơng thực cho đại đa số nhân dân, đó còn là nguồn thu ngoại
tệ khổng lồ ngay sau khi đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn Đổi mới. Hiện nay, mặc
dù theo tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc, các mặt hàng có
giá trị gia tăng và hàm lƣợng công nghệ cao đƣợc khuyến khích đẩy mạnh
xuất khẩu, nông sản vẫn là một trong những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi
thế so sánh và năng lực cạnh tranh dài hạn trên thƣơng trƣờng quốc tế (Chiến
lƣợc xuất nhập khẩu hàng hóa (XNKHH) thời kì 2011 – 2020, định hƣớng đến
năm 2030, số 2471/QĐ-TTg, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt). Theo TCTK,
kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2013 đạt trên 12 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng
kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Trong đó, các mặt hàng có trị giá xuất khẩu đạt
trên 2 tỷ USD bao gồm Gạo, Cao su, Cà phê, Xơ và sợi dệt các loại.
Một trong những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đƣợc đƣa ra trong Chiến
lƣợc XNKHH thời kì 2011 – 2020, định hƣớng đến năm 2030 là giải pháp về
phát triển về cả chiều sâu và chiều rộng thị trƣờng xuất khẩu. Đối với các mặt
hàng nông sản, với công nghệ sản xuất, nhiều giống mới và kĩ thuật mới đƣợc
ứng dụng, năng suất sản xuất không ngừng đƣợc nâng cao, giải pháp về mở
rộng thị trƣờng xuất khẩu hơn hết cần đƣợc triển khai thực hiện. Một trong
những khâu đầu tiên trong quá trình tìm kiếm đối tác nhập khẩu là xem xét các
yếu tố vĩ mô nhƣ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội… Theo đó, việc phân tích
các yếu tố này trên những thị trƣờng truyền thống sẽ cung cấp những thông tin
có thể áp dụng trong việc dự báo và tìm kiếm các thị trƣờng tiềm năng. Mô
hình trọng lực (Gravity model) xuất hiện đầu tiên trong cuốn sách Shaping the
World Economy: Suggestions for an International Economics Policy của tác
giả Tinbergent vào năm 1962, dựa trên công thức về lực hấp dẫn trong thế giới
vật lý của Newton để áp dụng nghiên cứu về một số yếu tố vĩ mô tác động đến
dòng chảy thƣơng mại giữa hai quốc gia trong thƣơng mại quốc tế. Mô hình
này phân tích định lƣợng quy mô thƣơng mại song phƣơng giữa hai nƣớc dựa
trên một số yếu tố nhƣ quy mô kinh tế, quy mô thị trƣờng, khoảng cách địa lý,
1
thuế quan… Các nhà kinh tế học đã áp dụng mô hình này trong nghiên cứu
của mình trên thế giới có thể kể đến nhƣ Paas (2000), Starck (2012), Cassing
và cộng sự (2010)… Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu của Đào
Ngọc Tiến (2010), Nguyễn Thị Hà Trang và Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010),
Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008)… cũng áp dụng mô hình trọng
lực để phân tích các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu và thƣơng mại
song phƣơng giữa Việt Nam và các đối tác kinh tế lớn trên phạm vi tổng thể
các loại hàng hóa và ở một số nhóm hàng và mặt hàng cụ thể. Trên cơ sở kế
thừa và nghiên cứu bổ sung những công trình này, đề tài “Phân tích những
yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam” với mục tiêu
sử dụng Mô hình trọng lực phân tích định lƣợng một số yếu tố tác động đến
kim ngạch xuất khẩu nông sản nói chung và một số mặt hàng nông sản có thế
mạnh nói riêng, từ đó đƣa ra các giải pháp xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt
Nam trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu định lƣợng các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất
khẩu các mặt hàng nông sản bằng Mô hình trọng lực, từ đó dự báo kim ngạch
xuất khẩu và đề xuất một số thị trƣờng nhập khẩu nông sản Việt Nam tiềm
năng dựa trên kết quả nghiên cứu này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản nói chung và các
mặt hàng nông sản nói riêng của Việt Nam.
(2) Nghiên cứu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản và
một số mặt hàng chủ lực bằng Mô hình trọng lực.
(3) Dự báo kim ngạch xuất khẩu ở các thị trƣờng truyền thống và đề xuất
một số đối tác nhập khẩu nông sản tiềm năng của Việt Nam trong tƣơng lai
dựa trên kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động.
1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các
quốc gia nhập khẩu về các mặt hàng nông sản theo Danh mục hàng nông sản
2
chƣa qua chế biến của Bộ Tài chính1 và ba mặt hàng nông sản có kim ngạch
xuất khẩu cao: Gạo, Cà phê, chè và các loại gia vị và Cao su.
1.3.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các thị trƣờng nhập khẩu của nông sản Việt Nam trên
toàn cầu.
1.3.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014, sử dụng số liệu
thứ cấp từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014.
1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề chính nhƣ: Phản ánh thực trạng sản xuất và
xuất khẩu nông sản đến tháng 6 năm 2014; Tìm hiểu về các yếu tố vĩ mô tác
động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam theo đối tác kinh tế dựa
trên Mô hình trọng lực trong ba năm 2011 – 2013, không nghiên cứu những
yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản về khía cạnh yếu tố mùa vụ
và các yếu tố thuộc môi trƣờng vi mô nhƣ đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay
thế…
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
(1) Do Thai Tri, 2006. A gravity model for trade between Viet Nam and
twenty-three European countries. Master thesis. Högskolan Dalarna. Đề tài
nghiên cứu các yếu tố tác động đến thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam
và 23 nƣớc Châu Âu trong giai đoạn 1993 – 2004 dựa trên Mô hình trọng lực
với các biến độc lập: quy mô kinh tế, quy mô thị trƣờng, tỷ giá hối đoái,
khoảng cách địa lý và lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô kinh tế,
quy mô thị trƣờng và tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng tác động đến quy
mô thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và 23 nƣớc châu Âu, trong khi
biến khoảng cách địa lý và lịch sử lại không ảnh hƣởng đến mối thƣơng mại
này. Theo đó, quy mô kinh tế và quy mô thị trƣờng có tác động cùng chiều với
kim ngạch thƣơng mại, khi GDP và dân số của Việt Nam và nƣớc đối tác tăng
1%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lần lƣợt 0,29% và 7,9%. Trong khi đó,
biến tỷ giá hối đoái cho thấy khi đồng Việt Nam giảm giá 1% thì kim ngạch
thƣơng mại tăng 0,03%. Kết quả nghiên cứu cũng đƣợc sử dụng để tính toán
tiềm năng thƣơng mại giữa Việt Nam và các quốc gia châu Âu với kết quả
thƣơng mại song phƣơng với 23 nƣớc vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.
1
xem trang 9.
3
(2) Đào Ngọc Tiến, 2010. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại. Luận án Tiến sĩ. Đại học
Ngoại thƣơng Hà Nội. Đề tài nghiên cứu tổng thể cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu
của Việt Nam và các yếu tố tác động đến cơ cấu này bằng cả hai phƣơng pháp
định tính và định lƣợng trong giai đoạn từ sau đổi mới (năm 1986) đến năm
2009 nhằm đƣa ra giải pháp điều chỉnh đến năm 2015, tầm nhìn 2020. Đối với
phƣơng pháp định lƣợng trong phân tích các yếu tố tác động, tác giả sử dụng
Mô hình trọng lực trong thƣơng mại quốc tế với các biến độc lập: quy mô kinh
tế (tích chỉ số GDP của hai quốc gia), khoảng cách kinh tế (tích GDP bình
quân đầu ngƣời), khoảng cách địa lý và thuế quan. Biến phụ thuộc là kim
ngạch xuất khẩu sang 5 thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung
Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, ASEAN và EU. Kết quả phân tích định lƣợng cho
thấy: khi quy mô kinh tế tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu sang các thị trƣờng
tăng 0,98%. Trong khi đó, khoảng cách kinh tế và khoảng cách địa lý lại tác
động ngƣợc chiều, khi hai biến này tăng 1% thì kim ngạch xuất khẩu lại giảm
lần lƣợt 0,11% và 0,75%. Biến số thuế quan không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình.
(3) Paas, T., 2000. Gravity approach for modeling trade flows between
Estonia and the main trading partners. University of Tartu. Đề tài nghiên cứu
thƣơng mại hai chiều giữa Estonia và 46 đối tác thƣơng mại chủ yếu vào năm
1997. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu đƣợc tác giả lựa chọn
phân tích bao gồm: chỉ số GDP của đối tác, khoảng cách địa lý, các biến giả
đo lƣờng tác động của các liên minh kinh tế nhƣ EU, CIS (Commonwealth of
Independent States), biến giả xác định nền kinh tế chuyển đổi và vị trí thuộc
khu vực biển Baltic của các đối tác. Kết quả nghiên cứu: chỉ số GDP có tác
động tích cực tới kim ngạch thƣơng mại, 1% tăng lên của GDP các nƣớc đối
tác thì trị giá xuất khẩu và nhập khẩu của Estonia sang các nƣớc này tăng lần
lƣợt 0,83% và 0,85%. Khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực tới thƣơng mại
song phƣơng. Kết quả với các biến giả cho thấy Estonia có dấu hiệu quan hệ
kinh tế nhiều hơn với các quốc gia thuộc CIS, trong khi đối tác thuộc khu vực
biển Baltic thì chỉ có tác động dƣơng về mặt nhập khẩu. Các biến giả về nền
kinh tế chuyển đổi và thành viên EU không có tác động đến quan hệ thƣơng
mại với Estonia.
(4) Nguyễn Thị Hà Trang và Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2010. Những yếu tố
tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam. Công trình dự
thi Sinh viên nghiên cứu khoa học. Đại học Ngoại thƣơng. Nhóm tác giả
nghiên cứu các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu của 7 nhóm hàng
xuất khẩu chủ yếu theo mã SITC và hai nhóm Hàng thô hoặc mới sơ chế và
4
Hàng chế biến hoặc đã tinh chế của Việt Nam và 61 đối tác kinh tế lớn trong 5
năm 2004 – 2008. Các biến độc lập đƣợc chọn để đƣa vào Mô hình trọng lực
gồm: GDP, dân số của Việt Nam và đối tác, khoảng cách kinh tế (chênh lệch
GDP đầu ngƣời của Việt Nam và nƣớc nhập khẩu), khoảng cách địa lý, tỷ giá
hối đoái thực, biến giả xác định tác động của các hiệp định thƣơng mại tự do
và biến giả về vị trí chung biên giới giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: Yếu tố GDP ở nƣớc nhập khẩu không có tác động
đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ở tất cả các nhóm hàng. Điều này theo
nhóm tác giả giải thích là do tác động ngƣợc chiều nhau của cung và cầu ở các
quốc gia nhập khẩu khi GDP tăng đã triệt tiêu nhau, nên tác động của yếu tố
này đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là mờ nhạt. Dân số ở nƣớc nhập
khẩu có tác động cùng chiều với kim ngạch xuất khẩu ở tất cả các nhóm hàng,
trong đó nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế chịu tác động mạnh hơn nhóm hàng
chế biến hoặc đã tinh chế. GDP Việt Nam cũng có tác động dƣơng tới kim
ngạch xuất khẩu của tất cả nhóm hàng. Trong khi đó biến dân số Việt Nam
không có ý nghĩa tác động trong mô hình. Yếu tố hiệp định thƣơng mại tự do
và chung biên giới nhìn chung có tác động tích cực, ngƣợc lại với biến khoảng
cách địa lý giữa Việt Nam và các nƣớc đối tác. Kết quả đối với biến tỷ giá hối
đoái cho thấy khi hàng hóa Việt Nam rẻ đi tƣơng đối so với hàng hóa nhập
khẩu sẽ tác động thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Về biến khoảng cách kinh tế,
trừ nhóm hàng SITC3 (Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan) không
có ý nghĩa thống kê, tất cả các nhóm hàng còn lại biến này có tác động dƣơng
đối với kim ngạch xuất khẩu.
(5) Đào Ngọc Tiến và cộng sự 2012. Các yếu tố tác động tới kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ – Nghiên cứu trƣờng hợp của Hà Nội giai
đoạn 2005 – 2009. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 53, trang 17 – 26. Nhóm tác
giả phân tích định lƣợng bằng Mô hình trọng lực kim ngạch xuất khẩu sản
phẩm thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội cho cả ngành Thủ công mỹ nghệ và 5 tiểu
ngành: gốm sứ, thủy tinh, đá quý và kim loại quý, sản phẩm khảm trai, tác
phẩm nghệ thuật và đồ cổ. Các biến độc lập đƣợc sử dụng trong mô hình là:
GDP, số ngƣời trong độ tuổi lao động của nƣớc đối tác, khoảng cách địa lý từ
thủ đô nƣớc đối tác đến Hà Nội, biến giả ASEAN, các biến giả 2006, 2007,
2008, 2009. Kết quả nghiên cứu: Đối với cả ngành Thủ công mỹ nghệ, biến
GDP và lƣợng lực lao động có tác động dƣơng, biến khoảng cách và ASEAN
có tác động âm đến kim ngạch xuất khẩu. Đối với phân tích tiểu ngành, ngành
gốm sứ mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu cao hơn đa số các tiểu ngành còn lại,
riêng hệ số của nhóm đá quý và kim loại quý không có ý nghĩa thống kê. Các
biến giả năm xuất khẩu cho kết quả năm 2009 có hệ số âm với mức ý nghĩa
5
cao chứng tỏ ảnh hƣởng của khủng hoảng toàn cầu đến kim ngạch xuất khẩu
cả ngành và các nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của thành phố.
(6) Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3. Trung tâm nghiên
cứu Kinh tế và Chính sách, trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đề tài đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến luồng thƣơng mại song phƣơng
giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc ASEAN+3 trong giai đoạn 1998 – 2005.
Các nhân tố đƣợc lựa chọn để phân tích định lƣợng bằng Mô hình trọng lực
gồm: quy mô kinh tế (đƣợc đo bằng tích GDP của Việt Nam và đối tác),
khoảng cách kinh tế (tích GDP đầu ngƣời của hai quốc gia), khoảng cách địa
lý, biến giả nhận giá trị 1 nếu quốc gia thuộc 9 thành viên ASEAN và 0 cho 3
quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình cho
thấy quy mô kinh tế và khoảng cách kinh tế có tác động dƣơng đến mức độ tập
trung thƣơng mại của Việt Nam và nƣớc đối tác ASEAN+3, nếu GDP và GDP
đầu ngƣời tăng 1% thì mức độ tập trung thƣơng mại tăng lần lƣợt 0,3% và
0,004%. Trong khi đó, biến khoảng cách và biến giả không có ý nghĩa về mặt
thống kê.
(7) Martinez-Zarzoso, I. and Nowak-Lehmann, F., 2002. Augmented
Gravity Model: An Empirical Application to Mercosur – European Union
Trade Flows. Journal of Applied Economics, 6: 291 – 316. Đề tài nghiên cứu
các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu và dự báo thƣơng mại tiềm năng
giữa các nƣớc thuộc khối Mercosur – EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thu
nhập (giá trị GDP) của cả hai nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu đều có ảnh hƣởng
dƣơng đến giá trị thƣơng mại. Trong khi đó, dân số nƣớc xuất khẩu có tác
động âm còn dân số nƣớc nhập khẩu lại tác động dƣơng. Điểm đặc biệt của đề
tài là có sự bổ sung của các biến đo lƣờng về cơ sở hạ tầng, khác biệt thu nhập
và tỷ giá hối đoái của hai nƣớc. Từ kết quả thống kê, tác giả kết luận chỉ có cơ
sở hạ tầng của nƣớc xuất khẩu là có tác động tăng cƣờng thƣơng mại song
phƣơng.
(8) Nguyễn Tiến Dũng, 2011. Tác động của Khu vực Tự do Thƣơng mại
ASEAN – Hàn Quốc đến thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 27, trang 219 – 231. Đề tài phân tích các tác động của
Hiệp định thƣơng mại tự do ASEAN – Hàn Quốc đến xuất nhập khẩu Việt
Nam thông qua Mô hình trọng lực. Các yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình gồm:
GDP, Thu nhập đầu ngƣời hai nƣớc, Chênh lệch thu nhập bình quân đầu
ngƣời, Khoảng cách địa lý, Tỷ giá hối đoái thực và biến giả Khu vực thƣơng
mại tự do. Kết quả cho thấy Quy mô kinh tế có tác động dƣơng, Khoảng cách
6
địa lý có tác động âm trong cả phƣơng trình xuất khẩu và nhập khẩu. Trong
khi đó, Chênh lệch thu nhập có dấu dƣơng trong cả hai phƣơng trình và có ý
nghĩa thống kê trong phƣơng trình xuất khẩu. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng rút
ra đƣợc kết luận hợp lý với lý thuyết là sự mất giá của đồng Việt Nam có tác
động tăng trƣởng xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, nhƣng cƣờng độ tác động
này không đáng kể. Hầu hết các biến giả đều cho dấu dƣơng trong phƣơng
trình. Bài viết cũng phân tích những tiềm năng của thƣơng mại giữa Việt Nam
và ASEAN – Hàn Quốc dựa trên lợi ích so sánh và thƣơng mại liên ngành.
(9) Pham Van Nho et al., 2014. Analyzing the determinants of services trade
flows between Viet Nam and European Union: Gravity Model approach,
Forum for Research in Empirical International Trade, [pdf] Available at
< />[Accessed 26 August 2014]. Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
dòng chảy thƣơng mại dịch vụ giữa Việt Nam và EU dựa trên cách tiếp cận
Mô hình trọng lực. Với nguồn dữ liệu dạng bảng với thời gian từ năm 2002 –
2011 và ba phƣơng trình cho tổng thƣơng mại dịch vụ, xuất khẩu và nhập
khẩu dịch vụ, kết quả ƣớc lƣợng cho thấy giá trị thƣơng mại chủ yếu chịu tác
động bởi chênh lệch Thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa Việt Nam và nƣớc
đối tác, Dân số của đối tác, Tỷ giá hối đoái thực, Quan hệ thuộc địa và Việc
từng là thành viên của Hội đồng Hỗ trợ Kinh tế Song phƣơng.
(10) Jakab, Zoltán M., et al., 2001. How far has trade integration advanced?:
An analysis of the Actual and Potential Trade of Three Central and Eastern
European Countries. Journal of Comparative Economics, 29: 276 – 292. Bài
báo sử dụng công cụ Mô hình trọng lực phân tích sự phát triển của thƣơng mại
tiềm năng và thƣơng mại thực tế của Cộng hòa Czech, Hungary và Ba Lan.
Đóng góp lớn nhất của đề tài là sự đề xuất sử dụng Tốc độ hội tụ (Speed of
Convergence), dựa trên kết quả ƣớc lƣợng của Mô hình trọng lực để đo lƣờng
thƣơng mại tiềm năng. Kết quả cho thấy, trong khi Tốc độ hội tụ trong nhập
khẩu là tƣơng tự đối với ba nƣớc nghiên cứu, về mặt xuất khẩu, Cộng hòa
Czech đƣợc đánh giá là quốc gia thành công nhất trong số ba quốc gia nghiên
cứu trong việc khai thác các cơ hội thƣơng mại của thị trƣờng xuất khẩu, tiếp
theo là Hungary. Cuối cùng, Ba Lan là nền kinh tế chƣa thật sự tận dụng đƣợc
các cơ hội xuất khẩu từ các thị trƣờng của các quốc gia phát triển.
(11) Tinbergent, J., 1962. Shaping the World Economy: Suggestions for an
International Economic Policy. New York: Twentieth Century Fund. Đây là
nghiên cứu đầu tiên đề xuất Mô hình trọng lực nhằm phân tích các yếu tố tác
động đến quy mô thƣơng mại giữa các quốc gia. Mô hình trọng lực sơ khởi
7
đƣợc cấu thành bởi ba yếu tố: GDP của nƣớc nhập khẩu và nƣớc xuất khẩu và
Khoảng cách địa lý giữa hai nƣớc. Tác giả thử nghiệm mô hình này trên 18
quốc gia, sau đó chính thức áp dụng để nghiên cứu thƣơng mại giữa 42 nền
kinh tế lớn nhất – chiếm tỷ trọng khoảng 70% thƣơng mại toàn cầu năm 1959.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dấu tác động của các yếu tố là phù hợp với giả
thuyết đặt ra, các hệ số có giá trị trung bình 0,81. Ngoài ra, một số bàn luận về
độ lệch chuẩn về giá trị thƣơng mại các nƣớc đƣợc rút ra từ nghiên cứu cũng
đƣợc tác giả đề cập.
Kết luận: Các nghiên cứu trên có đặc điểm chung là đều sử dụng biến
GDP của nƣớc đối tác và biến về khoảng cách địa lý, đây là hai biến độc lập
mặc định trong Mô hình trọng lực. Trong khi đó, GDP Việt Nam đƣợc sử
dụng nhƣ một biến độc lập riêng hoặc gộp chung với GDP quốc gia nhập khẩu
nhằm đo lƣờng về quy mô kinh tế. Một số nghiên cứu bổ sung dân số hoặc
GDP đầu ngƣời hai quốc gia để phản ánh về quy mô thị trƣờng hoặc khoảng
cách kinh tế. Các biến giả về các Hiệp định thƣơng mại tự do nhằm đánh giá
tác động của các hiệp định này đến thƣơng mại song phƣơng hai nƣớc. Một số
tác giả mở rộng Mô hình trọng lực bằng cách đƣa thêm các yếu tố về thuế
quan, tỷ giá hối đoái… Cuối cùng, kết quả nghiên cứu về từng biến tác động
đến kim ngạch xuất nhập khẩu là hỗn hợp.
Tính kế thừa của đề tài: Đề tài phân tích định lƣợng các yếu tố tác động
đến kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản nói chung và ba mặt hàng Gạo, Cao
su, Cà phê, chè và các loại gia vị bằng Mô hình trọng lực. Với sự tham khảo
những Mô hình trọng lực trong những tài liệu đã đƣợc lƣợc khảo, tác giả lựa
chọn các yếu tố để đƣa vào mô hình nhƣ quy mô kinh tế, quy mô thị trƣờng,
khoảng cách địa lý, thuế quan và một số biến giả. Đây là những yếu tố đã
đƣợc nhiều tác giả vận dụng thành công vào Mô hình trọng lực và thỏa mãn
những mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng Tốc độ hội tụ (Speed
of convergence) đƣợc đề xuất bởi Jakab, Zoltán M. và cộng sự năm 2001 để
đánh giá tiềm năng thƣơng mại và dự báo kim ngạch xuất khẩu vào các thị
trƣờng trong thời gian tới,
Tính mới của đề tài: Đề tài không sử dụng một Mô hình trọng lực với
các yếu tố cố định để phân tích các đối tƣợng nghiên cứu khác nhau nhƣ phần
lớn các nghiên cứu kể trên. Thay vào đó, trên cơ sở phân tích bao quát ngành
nông sản và phân tích cụ thể một số mặt hàng chủ lực, các yếu tố trong Mô
hình trọng lực của các mặt hàng có một số thay đổi so với mô hình của hàng
nông sản nói chung. Sự thay đổi này hƣớng đến mục tiêu đặt và kiểm định các
giả thuyết phù hợp với thực tế hơn và có sự bổ sung cần thiết về một số yếu tố.
8
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt lƣợc khảo tài liệu
Đề tài
A gravity model for
trade between Viet
Nam and twenty-three
European countries
Gravity approach for
modeling trade flows
between Estonia and
the main trading
partners
Những yếu tố tác động
đến kim ngạch xuất
khẩu các nhóm hàng
của Việt Nam
Tác giả
Do Thai Tri
Pass, T.
Nguyễn Thị
Hà Trang và
Nguyễn Thị
Thanh Tâm
Dữ liệu
Phƣơng pháp
phân tích
Biến Y
Biến Xi
2006
Xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và 23
nƣớc Châu Âu giai
đoạn 1993 – 2004
Phƣơng pháp ƣớc
lƣợng cho dữ liệu thô,
ƣớc lƣợng các tác
động ngẫu nhiên, ƣớc
lƣợng các tác động cố
định
Kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa
Việt Nam và
nƣớc i trong
năm t
GDPiv (+),
POPiv (+),
TGHĐ (-), DIST
(-), HIS (-)
2000
Phƣơng pháp ƣớc
Xuất nhập khẩu giữa
lƣợng WLS
Estonia và 46 đối tác
(Weighted Least
năm 1997
Squares)
Kim ngạch xuất
khẩu hoặc nhập
khẩu giữa
Estonia và nƣớc
i
GDPi (+), DIST
(-), KTCĐ (-),
EU(-), CIS (+),
BALTIC (+)
2010
Xuất khẩu của Việt
Nam sang 61 đối tác
của 7 nhóm hàng và
hai nhóm Hàng thô
và Hàng chế biến
giai đoạn 2004 –
2008
Kim ngạch xuất
Phƣơng pháp ƣớc
khẩu của Việt
lƣợng bình phƣơng bé
Nam sang nƣớc
nhất OLS
i trong năm t
GDPv (+), POPi
(+), FTA (+),
DIST (-), TGHĐ
(+)
Năm
9
Đề tài
Tác giả
Các yếu tố tác động tới
kim ngạch xuất khẩu
Đào Ngọc
sản phẩm thủ công mỹ
Tiến và
nghệ - Nghiên cứu
cộng sự
trƣờng hợp của Hà Nội
giai đoạn 2005 – 2009
Các nhân tố ảnh hƣởng
đến mức độ tập trung
thƣơng mại của Việt
Nam với ASEAN + 3
Augmented Gravity
Model: An Empirical
Application to
Mercosur – European
Union Trade Flows
Từ Thúy
Anh và Đào
Nguyên
Thắng
MartinezZarzoso, I.
and NowakLehmann
Năm
Phƣơng pháp
phân tích
Dữ liệu
Kim ngạch xuất
Phƣơng pháp ƣớc
khẩu của hàng
lƣợng bình phƣơng bé thủ công mỹ
nhất OLS
nghệ sang nƣớc
i trong năm t
2012
Xuất khẩu sản phẩm
thủ công mỹ nghệ
của Hà Nội giai
đoạn 2005 – 2009
2008
Xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và các
Phƣơng pháp ƣớc
quốc gia ASEAN+3
lƣợng Tobit
giai đoạn 1998 –
2005
2002
Xuất khẩu giữa 20
quốc gia thuộc khối
Mercosur – EU giai
đoạn 1988 – 1996
10
Biến Y
Kim ngạch xuất
nhập khẩu giữa
Việt Nam và
nƣớc i trong
năm t
Phƣơng pháp ƣớc
lƣợng bình phƣơng bé
Kim ngạch xuất
nhất OLS, ƣớc lƣợng
khẩu giữa các
các tác động ngẫu
cặp quốc gia
nhiên, ƣớc lƣợng các
tác động cố định
Biến Xi
GDPi (+),
LABOR (+),
DIST (-),
ASEAN (-)
GDPiv (+),
GDPpiv (+),
DIST (+),
ASEAN (-)
GDPx (+),
GDPm (+),
POPx (-), POPm
(-), DIST (-), EU
(+), MER (+)
Đề tài
Tác động của Khu vực
Tự do Thƣơng mại
ASEAN – Hàn Quốc
đến thƣơng mại Việt
Nam
Analyzing the
determinants of
services trade flows
between Viet Nam and
European Union:
Gravity Model
approach
Shaping the World
Economy: Suggestions
for an International
Economic Policy
Tác giả
Nguyễn
Tiến Dũng
Pham Van
Nho et al.
Tinbergent,
J.
Năm
Phƣơng pháp
phân tích
Dữ liệu
Biến Y
2011
Xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và các
nƣớc ASEAN,
Phƣơng pháp ƣớc
Trung Quốc, Hàn
lƣợng Tobit
Quốc, Nhật Bản
trong giai đoạn 2001
– 2009
Kim ngạch xuất
khẩu hoặc nhập
khẩu của Việt
Nam sang nƣớc
i trong năm t
2014
Xuất nhập khẩu dịch
vụ giữa Việt Nam và Phƣơng pháp ƣớc
EU trong 10 năm
lƣợng Tobit
2002 – 2011
Kim ngạch xuất
nhập khẩu dịch
vụ sang nƣớc i
trong năm t
1962
Xuất nhập khẩu giữa
Phƣơng pháp ƣớc
Kim ngạch xuất
42 nền kinh tế lớn
lƣợng bình phƣơng bé nhập khẩu giữa
nhất thế giới trong
nhất OLS
các cặp quốc gia
năm 1959
11
Biến Xi
Xuất khẩu:
GDPiv (+),
GDPpiv (+),
GAP (+), TGHĐ
(-), DIST (-)
Nhập khẩu:
GDPiv (+),
GDPpiv (-),
GAP (+), TGHĐ
(+), DIST (-)
GAP (+), POPi
(+), POPv (+),
TGHĐ (+),
DIST (-)
GDPx (+),
GDPm (+),
DIST (-)
Điều chỉnh cơ cấu thị
trƣờng xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam
trong xu thế tự do hóa
thƣơng mại
Đào Ngọc
Tiến
2010
Xuất khẩu của Việt
Nam sang 5 thị
trƣờng chủ lực giai
đoạn 1986 – 2009
Kim ngạch xuất
Phƣơng pháp ƣớc
khẩu của Việt
lƣợng bình phƣơng bé
Nam sang nƣớc
nhất OLS
i
GDPiv (+),
GDPpiv (-),
DIST (-), TAR
(-)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ghi chú:
GDPiv, POPiv, GDPpiv: biến ln tích GDP, Dân số và Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam và nước đối tác
GDPi, GDPv, GDPx, GDPm: biến ln GDP của nước đối tác, Việt Nam, nước xuất khẩu, nước nhập khẩu
GAP: biến ln giá trị chênh lệch Thu nhập bình quân đầu người giữa nước đối tác và Việt Nam
POPi, POPv, POPx, POPm: biến ln Dân số của nước đối tác, Việt Nam, nước xuất khẩu, nước nhập khẩu
LABOR: biến ln Lực lượng lao động của nước đối tác
DIST: biến ln khoảng cách giữa hai quốc gia đang nghiên cứu
TGHĐ: biến ln Tỉ giá hối đoái thực giữa đồng tiền hai quốc gia đang nghiên cứu
TAR: biến ln Thuế suất nhập khẩu trung bình của nước đối tác
ASEAN, EU, CIS: biến giả nhận giá trị 1 nếu quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, EU, Cộng đồng các quốc
gia độc lập
KTCĐ, MER, BALTIC: biến giả nhận giá trị 1 nếu quốc gia là nền kinh tế chuyển đổi, thuộc khối Mercosur, thuộc vùng biển
Baltic
FTA, HIS: biến giả nhận giá trị 1 nếu Việt Nam và nước đối tác cùng tham gia Hiệp định thương mại tự do và có quan hệ gần
gũi trong lịch sử
12
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp
Theo sự phân chia có tính chất tƣơng đối của Việt Nam, Nông nghiệp
thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn
nuôi), lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, theo Hiệp định Nông
nghiệp AoA của WTO, các sản phẩm nông nghiệp không bao gồm các sản
phẩm về thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Theo AoA, các sản phẩm nông
nghiệp đƣợc quy định bao gồm các sản phẩm đƣợc liệt kê từ chƣơng 01 đến
chƣơng 24 (trừ cá và sản phẩm cá) trong Hệ thống thuế mã HS (xem Phụ lục
1). Với cách phân loại của WTO, các sản phẩm nông nghiệp bao gồm một
phạm vi khá rộng, có thể đƣợc chia thành các nhóm nhỏ sau:
Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản: nhƣ lúa gạo, cà phê, bột mì, động vật
sống, hàng rau quả, chè, cao su…
-
Các sản phẩm phái sinh nhƣ: bánh mỳ, thịt, bơ, dầu ăn…
Các sản phẩm đƣợc chế biến từ các sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo,
rƣợu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật…
Theo Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, trên thực tiễn
thƣơng mại thế giới, nông sản thƣờng đƣợc chia thành hai nhóm: nhóm nông
sản nhiệt đới và nhóm còn lại.
Nhóm nông sản nhiệt đới: gồm các sản phẩm nhƣ các loại đồ uống (cà
phê, chè, ca cao…), các loại quả (chuối, xoài, ổi…), lƣơng thực (lúa, ngô…),
bông và nhóm có sợi khác (đay, lanh). Nhóm nông sản nhiệt đới đa số đƣợc
sản xuất ở những quốc gia đang phát triển.
-
Nhóm còn lại: các loại nông sản trừ các sản phẩm đã kể trên.
Tại Việt Nam, Danh mục hàng nông sản chƣa qua chế biến, đƣợc ban
hành kèm theo Thông tƣ số 201/2012/TT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Tài
chính, bao gồm 10 chƣơng theo Hệ thống HS nhƣ sau:
13