Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát chu tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
------------

TRẦN HOÀNG KHOA
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
XOÀI CÁT CHU TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CẦN THƠ, 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
------------

TRẦN HOÀNG KHOA
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
XOÀI CÁT CHU TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã ngành: 52 62 01 01

Cán bộ hướng dẫn

Th.S TRƯƠNG HỒNG VÕ TUẤN KIỆT

CẦN THƠ, 12/2014



LỜI CAM ĐOAN
---

---

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trình bày
trong luận văn đều là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

Trần Hoàng Khoa

i


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
---

---

Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất
và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Trần Hoàng Khoa lớp Phát
Triển Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Đồng Bằng Sông
Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 7/2014 đến 12/2014.
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt

ii


NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Nhận xét và xác nhận của Bộ môn Kinh tế - Chính sách – Xã hội về đề tài: “Phân tích
hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Trần
Hoàng Khoa lớp Phát Triển Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên Cứu Phát
Triển Đồng Bằng Sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 7/2014 đến
12/2014.
Ý kiến của Bộ môn Kinh tế - Chính sách – Xã hội
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
BM. Kinh tế - Chính sách – Xã hội

………………………………

iii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp nhận báo cáo với đề tài: “Phân
tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Trần
Hoàng Khoa lớp Phát triển nông thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên Cứu Phát Triển
Đồng Bằng Sông Cửu Long - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ 7/2014 đến
12/2014.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức……………………...
Ý kiến hội đồng
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
…………………………………………………………………………………...........
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014
Chủ tịch hội đồng

………………………………….

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Trần Hoàng Khoa

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 01/01/1993

Nơi sinh: Phụng Hiệp – Hậu Giang

MSSV: 4114926

Email:


Quê quán: Ấp Tân Quới, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Nghề nghiệp hiện nay: Sinh viên ngành Phát Triển Nông Thôn – Khóa 37 (2011-2014)
– Trường Đại học Cần Thơ.
Họ và tên cha: Trần Văn Mười
Năm sinh: 1956
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chỗ ở hiện nay: Ấp Tân Quới, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Họ và tên mẹ: Trần Thị Ngon
Năm sinh: 1957
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Chỗ ở hiện nay: Ấp Tân Quới, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm 1999 – 2004: Học tập tại Trường Tiểu học Tân Bình 4
Năm 2004 – 2008: Học tập tại Trường Trung học Cơ sở Bình Thành
Năm 2008 – 2011: Học tập tại Trường Trung học Phổ thông Tầm Vu 1
Năm 2011 – 2014: Sinh viên Chuyên ngành Phát triển Nông thôn – Khóa 37 – Viện
Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Người khai

Trần Hoàng Khoa

v


LỜI CẢM TẠ
Con xin cảm ơn cha mẹ!
Cảm ơn cha mẹ đã sinh con ra và đã không quản bao khó nhọc nuôi con khôn lớn, học
tập đến hôm nay. Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, là nguồn động lực lớn nhất
giúp con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Cảm ơn quý thầy cô!
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và các
thầy cô Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, những người
đã truyền dạy cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của Thầy Trương Hồng
Võ Tuấn Kiệt. Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thầy cố vấn học tập Nguyễn Công
Toàn đã hỗ trợ và dìu dắt tôi trong khoảng thời gian học tập tại trường.
Xin cảm ơn những người bạn!
Xin cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn Khóa 37- Viện Nghiên cứu Phát
triển Đồng bằng Sông Cửu Long đã nhiệt tình giúp đỡ động viên tôi trong thời gian tôi
học tập cũng như thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

vi


TÓM LƯỢC
Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL với 9,3 nghìn ha.
Trong đó diện tích trồng xoài cát Chu chiếm 60% tổng diện tích xoài toàn tỉnh Đồng
Tháp. Nông dân trồng xoài có nhiều kinh nghiệm sản xuất, ứng dụng thành công kỹ
thuật xử lý ra hoa trái vụ vì thế mùa vụ thu hoạch xoài là quanh năm. Tuy nhiên, việc
thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn nhiều khó khăn vướng mắc. Do đó, đề
tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp” được
thực hiện. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận của Kaplinsky & Morris
(2000), Recklies (2001), Eschborn GTZ (2007), M4P (2007) được sử dụng để phân
tích sự vận hành của chuỗi giá trị xoài cát tỉnh Đồng Tháp. Số liệu của đề tài được thu
thập theo phương pháp liên kết chuỗi giá trị. Đồng thời, nghiên cứu cũng vận dụng
phân tích SWOT để đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng

Tháp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích canh tác xoài của nông hộ còn nhỏ lẻ,
việc áp dụng công nghệ gặp nhiều khó khăn và chi phí sản xuất tương đối cao. Chi phí
phòng trừ sâu bệnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất xoài (33,6%). Phân
tích chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp cho thấy có 6 chức năng và 7 tác nhân
chính. Có đến 85,6% sản lượng xoài cát Chu được xuất khẩu, thị trường tiêu thụ lớn
nhất là Trung Quốc. Sự tái phân bổ lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi chưa tốt
làm cho hệ thống vận hành chuỗi chuỗi giá trị xoài cát Chu chưa bền vững. Kết quả
nghiên cứu này còn chỉ ra khi kênh thị trường được rút ngắn kênh thị trường cũng như
sự liên kết dọc và liên kết ngang được cải thiện thì tổng chi phí toàn chuỗi giảm và lợi
nhuận của chuỗi được gia tăng. Nhà vườn luôn là tác nhân có tỷ lệ giá trị gia tăng cao
nhất trong các tác nhân ở cả hai kênh xuất khẩu và nội địa (khoảng 30,2%). Tỷ trọng
tổng lợi nhuận cho toàn chuỗi của họ chiếm khoảng 66,81%. Tuy nhiên, số lượng nhà
vườn sản xuất xoài rất lớn nên lợi nhuận trên một nông hộ trong năm cũng còn hạn
chế. Vì vậy, nhà vườn vẫn là mắt xích dễ bị tổn thương nhất so với các tác nhân khác
trong chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra được nhóm các giải pháp
chiến lược để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp.

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP ........................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ...................................................................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN ....................................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC .................................................................................................................................. vii
MỤC LỤC .................................................................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ x
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................... xii
Chương 1 ......................................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................... 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu........................................................................................................... 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................................................. 3
Chương 2 ......................................................................................................................................... 4
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................................ 4
2.1 Các đặc tính sản xuất của cây xoài ............................................................................................ 4
2.1.1 Yêu cầu sinh thái .................................................................................................................... 4
2.1.2 Kĩ thuật canh tác ..................................................................................................................... 4
2.2 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài .......................................................................................... 6
2.2.1 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài thế giới .......................................................................... 6
2.2.2 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài Việt Nam và ĐBSCL .................................................... 8
2.2.3 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài tỉnh Đồng Tháp ........................................................... 12
2.3 Các nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích hệ thống (chuỗi giá trị và mô hình SCP).. 14

viii


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 18
3.1 Phương pháp tiếp cận .............................................................................................................. 18
3.2 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................................... 18
3.3 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.4 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................................. 21
3.5 Phương pháp phân tích ............................................................................................................ 22
Chương 4 ....................................................................................................................................... 24
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................................... 24
4.1 Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát chu ................................................................................. 24
4.1.1 Thông tin chung .................................................................................................................... 24
4.1.2 Phân tích hiệu quả sản xuất của nhà vườn trồng xoài cát Chu ............................................. 31
4.2 Hiệu quả tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp. ..................................................................... 41
4.2.1 Vẽ sơ đồ chuỗi và mô tả chuỗi giá trị xoài cát Chu.............................................................. 41
4.2.2 Phân tích giá trị gia tăng xoài cát Chu .................................................................................. 44
4.2.3 Tổng hợp kinh tế chuỗi xoài cát Chu.................................................................................... 47
4.3 Phân tích SWOT. ..................................................................................................................... 50
4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp .................... 52
4.4.1 Tầm nhìn chiến lược ............................................................................................................. 52
4.4.2 Các chiến lược nâng cấp chuỗi ............................................................................................. 52
Chương 5 ....................................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 54
5.1 Kết luận ................................................................................................................................... 54
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 56
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 59

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu xoài Việt Nam phân theo thị trường 2012.................................. 10
Hình 2.2: Diện tích cây ăn trái cho thu hoạch tỉnh Đồng Tháp (2005-2012) ................................ 13
Hình 2.3: Sản lượng cây ăn trái tỉnh Đồng Tháp (2005-2012) ...................................................... 14
Hình 3.2: Địa điểm thu mẫu .......................................................................................................... 20

Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 41

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng xoài Thế giới năm 2010 ............................................................. 7
Bảng 2.2: Các quốc gia xuất khẩu xoài hàng đầu thế giới năm 2010 ............................................ 7
Bảng 2.3: Sản lượng các loại trái cây năm 2012 so với năm 2011 ................................................. 9
Bảng 2.4: Sản xuất trái cây tập trung ở ĐBSCL ............................................................................. 9
Bảng 2.5: Diện tích xoài phân theo các vùng nông nghiệp năm2010 ........................................... 10
Bảng 3.2: Cơ cấu quan sát mẫu ..................................................................................................... 21
Bảng 3.3: Ma trận SWOT và các chiến lược ................................................................................. 23
Bảng 4.1: Diện tích trồng xoài cát Chu so với tổng diện tích trồng xoài của các nông hộ ........... 25
Bảng 4.2: Phương tiện sản xuất của nông hộ trồng xoài ............................................................... 25
Bảng 4.3: Phân bố nhân khẩu của các nhà vườn trồng xoài .......................................................... 26
Bảng 4.4: Độ tuổi chủ hộ ............................................................................................................... 27
Bảng 4.5: Phân bố số năm trồng xoài của nông hộ: ...................................................................... 28
Bảng 4.6: Phân bố trình độ học vấn của nhà vườn trồng xoài....................................................... 29
Bảng 4.7: Tình hình tham gia hội đoàn của nông hộ..................................................................... 29
Bảng 4.8: Tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật ..................................................................... 30
Bảng 4.9: Điểm mua vật tư nông nghiệp của nông hộ .................................................................. 31
Bảng 4.10: Tình hình sử dụng bao trái và lý do sử dụng bao trái của nông hộ ............................. 32
Bảng 4.11: Lý do nhà vườn không sử dụng bao trái ..................................................................... 32
Bảng 4.12: Số vụ sản xuất và số đợt xử lý ra hoa trên xoài trong năm ......................................... 33
Bảng 4.13: Nguyên nhân hao hụt xoài sau thu hoạch ................................................................... 34
Bảng 4.14 Tiêu chuẩn và việc đáp ứng tiêu chuẩn của người mua ............................................... 35
Bảng 4.15 Những thuận lợi trong canh tác xoài ............................................................................ 35
Bảng 4.16 Tình hình vay vốn của nông hộ .................................................................................... 37
Bảng 4.17 Cơ cấu chi phí sản xuất xoài cát Chu của nhà vườn .................................................... 38

Bảng 4.18 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhà vườn từ xoài cát Chu (triệu đồng) ......... 38
Bảng 4.19 Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu theo kênh nội địa ....................................... 45
Bảng 4.20: Giá trị gia tăng chuỗi giá trị xoài cát Chu theo kênh xuất khẩu.................................. 47
Bảng 4.21: Tổng hợp kinh tế chuỗi xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp ................................................ 48
Bảng 4.22: Phân tích SWOT ......................................................................................................... 50

xi


DANH MỤC VIẾT TẮT

CB & XK:

Chế biến và xuất khẩu

ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

Ha:

Hecta

HTX:

Hợp tác xã

KIP:

Key Informant Panel (phỏng vấn chuyên gia, người am hiểu)


NN & PTNN:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PRA:

Participatory Rural Appraisal

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities
(Cơ hội), Threats (Nguy cơ)

SWOT:
ODI:

Overseas Development Institute

PP:

Phương pháp

xii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ được biết đến là vùng vựa lúa,
vựa tôm cá của cả nước, mà còn là vùng có thế mạnh và nổi tiếng về cây ăn trái.
ĐBSCL hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi về mặt thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu,… để phát

triển cây ăn trái, cho năng suất và chất lượng cao. Diện tích trồng cây ăn trái của toàn
vùng ĐBSCL vào khoảng 300 nghìn ha, đạt sản lượng trên 3 triệu tấn (Viện Cây ăn
quả miền Nam, 2013). Các tỉnh trong khu vực đã hình thành được nhiều vùng chuyên
canh cây ăn trái đặc sản như bưởi năm roi của Vĩnh Long, bưởi da xanh Bến Tre, quýt
hồng Lai Vung-Đồng Tháp hay vú sữa lò rèn của Tiền Giang,... Trong đó xoài là loại
cây rất được nông dân ưa chuộng vì phẩm chất ngon cho giá trị kinh tế cao nên được
trồng phổ biến ở nhiều nơi của vùng ĐBSCL, đặc biệt là xoài cát Hòa Lộc và xoài cát
Chu ở Đồng Tháp và Tiền Giang.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc Trường Đại học
Cần Thơ, hiện toàn vùng ĐBSCL trồng khoảng 41 nghìn ha xoài các loại với sản
lượng tương đương 420 nghìn tấn. Trong đó, xoài cát Chu, cát Hòa Lộc chiếm gần
40% diện tích và được trồng chuyên canh chủ yếu ở 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang,
nhiều năm qua xoài là loại cây ăn trái chủ lực của 2 tỉnh này (Hương Giang, 2014).
Hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 9,3 nghìn ha đất vườn trồng xoài, với sản lượng đạt
trên 75 nghìn tấn trái, và được trồng tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và Thành
phố Cao Lãnh (Trần Trọng Trung, 2013). Do điều kiện tự nhiên thích hợp, với kinh
nghiệm sản xuất lâu đời nên xoài được trồng ở đây luôn có phẩm chất và chất lượng
cao hơn những nơi khác. Những năm gần đây, xoài Đồng Tháp được sản xuất theo
hướng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cùng với việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật đã mang lại hiệu quả khá cao. Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật xử lý ra hoa trái
vụ nên quanh năm đều có xoài để cung cấp cho thị trường. Đặc biệt là xoài cát Chu
hiện nay đã chính thức được công nhận thương hiệu “ Xoài cát Chu Cao Lãnh” nổi
tiếng được nhiều người biết đến.
Tuy vậy, xoài cát Chu Cao Lãnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và
tiêu thụ. Nhà vườn còn trồng xoài theo kiểu vườn tạp dẫn đến việc sản xuất xoài nhỏ
lẻ, chưa đồng bộ nên trái xoài vẫn chưa đạt được chất lượng tốt nhất. Về mặt chuỗi
ngành hàng thì vẫn chưa có sự liên kết giữa nhà vườn và doanh nghiệp nên khi thu
hoạch nhà vườn phải tự tìm đầu ra. Vào chính vụ thu hoạch, xoài từ miền Tây và các
tỉnh, thành khác đưa về khá nhiều, nhiều vùng được mùa xoài nên nguồn cung nhiều.
Tình trạng nông dân bị thương lái ép giá đã là một thông lệ phổ biến. Thêm vào đó,

1


khâu đóng gói và bảo quản còn rất lỏng lẻo. Tỷ lệ trái bị hư hỏng rất cao trong lúc vận
chuyển và tỷ lệ xoài loại 1 khá thấp. Hiện nay xoài ba mùa chủ yếu là xuất khẩu sang
Trung Quốc, và xuất khẩu rất ít vào các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU. Trái xoài
cát Chu Cao Lãnh đã có thương hiệu và đang được thị trường ưa chuộng cũng nằm
trong tình trạng chung này.
Có thể thấy, xoài cát Chu là loại cây ăn trái có tiềm năng rất lớn của tỉnh Đồng
Tháp nói chung và huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh nói riêng. Nhưng nếu nhà
vườn còn sản xuất nhỏ lẻ, vườn còn trồng tạp, khâu bảo quản còn hạn chế và các tác
nhân trong chuỗi chưa liên kết lại với nhau thì trái xoài cát Chu sẽ khó có thể đứng
vững trong thời gian lâu dài. Vì vậy, đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ
xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện để xây dựng một hướng đi bền vững
hơn cho trái xoài cát Chu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài "Phân tích hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp"
nhằm tìm ra các vấn đề tồn tại từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đối với sản phẩm
xoài cát Chu của tỉnh Đồng Tháp. Dựa trên kết quả đạt được, nghiên cứu đề xuất các
giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xoài cát Chu tại
huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp.
 Phân tích hiệu quả tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh
Đồng Tháp.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Hiệu quả sản xuất xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
 Hoạt động tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp trên thị trường diễn biến ra

sao?
 Những giải pháp nào cần thực hiện để có thể nâng cao hiệu quả hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ xoài cát Chu tỉnh Đồng Tháp?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Không gian nghiên cứu
 Tỉnh Đồng Tháp được chọn là vùng nghiên cứu vì đây là tỉnh có diện tích trồng
xoài tập trung, đặc biệt, hai huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh do có diện
2


tích trồng xoài cát Chu lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Hơn nữa, đề tài này được tiếp
cận và sử dụng hai nguồn số liệu tin cậy: đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh
“Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng xoài tỉnh Đồng Tháp” do
PGs.Ts Dương Ngọc Thành làm chủ nhiệm đề tài và giai đoạn 2 dự án ODI
“Kinh doanh nông nghiệp” do PGs.Ts Võ Thị Thanh Lộc chủ nhiệm đề tài.
 Địa điểm: Đề tài được nghiên cứu tại 05 xã/phường và 1 thị trấn của huyện Cao
Lãnh và thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Thông tin điều tra trực tiếp được thực hiện từ 5/2013 đến 3/2014.
- Thời gian viết bài: từ 7/2014 đến 12/2014.

3


Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Các đặc tính sản xuất của cây xoài
2.1.1 Yêu cầu sinh thái
 Xoài không kén đất lắm, miễn là không có tầng đá và mực nước ngầm cao là
xoài có thể mọc tốt. Đất phù sa cũ và mới ven sông không đọng nước và tơi xốp

là vùng đất lí tưởng nhất cho cây xoài. Độ pH đất thích hợp là 5,5 - 7,5, độ mặn
dưới 0,05%. Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, chịu nóng tốt.
 Nhiệt độ thích hợp cho cây xoài vào khoảng 24 - 27oC . Tuy vậy, xoài cũng có
thể trồng được ở khí hậu bán nhiệt đới như Đài Loan, Ix - ra - En, Mỹ...
 Trong vùng nhiệt đới, xoài có thể sống được ở độ cao trên 1000m, nhưng để có
sản lượng cao không nên trồng ở độ cao trên 600m, vì ở độ cao hơn sẽ có nhiệt
độ thấp, ảnh hưởng đến ra hoa.
 Lượng mưa trong khoảng 500 - 1.500mm/năm có thể trồng được xoài, nếu ít
mưa thì phải tưới đủ nước, nếu mưa nhiều xoài vẫn mọc tốt ra lá nhiều nhưng ít
hoa và nhiều sâu bệnh. Xoài là cây chịu hạn và chịu úng đều tốt do có bộ rễ rất
phát triển và ăn sâu. Tuy vậy, khi ra hoa nếu mưa nhiều, ẩm độ không khí cao
sẽ hạn chế thụ phấn và không đậu quả được. (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn
Đăng Nghĩa, 2006)
2.1.2 Kĩ thuật canh tác
Thời vụ và khoảng cách trồng
Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 - 7 dương lịch, ở miền Bắc
trồng sớm hơn, khoảng tháng 3 - 4 dương lịch khi trời đã ấm áp và có mưa phùng.
Nên trồng xoài với khoản cách từ 6 - 10m. Cũng có thể trồng dày cách 5 - 6m, những
năm đầu có thể trồng xen kẽ các cây ngắn ngày như ngô, đậu, dứa, đu đủ. Những năm
sau cây lớn thì đốn tỉa dần. (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006)
Chuẩn bị đất trồng
Ở ĐBSCL đất thấp cần lên mô, đường kín mô từ 80 - 100cm, cao 30 - 50cm. Ỏ
vùng đất cao thì phải đào hố rộng và sâu khoảng 50 - 60cm, đào 2 - 3 tháng trước khi
trồng để đất ải. Bón lót cho mỗi hố trồng khoảng 10 - 20kg phân hữu cơ hoai mục và
0,3 - 0,5kg NPK 16 - 16 - 8. Trộn đều phân với đất mặt lót dưới hố và xung quanh
bầu cây. Vùng đất cao nhiều mối, trộn thêm cho mỗi hố khoảng 100g thuốc hạt
Diaphos 10G, Vibasu 10H hoặc Vicarp 4H. Trồng xong lấp đất kính bầu cây ngang
mặt đất, nén đất chặt quanh gốc, cắm cọc giữ cây và tưới nước ngay.

4



Tưới nước
Xoài là cây tương đối chịu hạn, ở ĐBSCL đất thấp, sông rạch nhiều nói chung
không sợ thiếu nước. Ở miền Đông, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đất cao chú ý
chống hạn vào mùa khô. Khi cây xoài còn nhỏ, nhất là khi ra hoa có quả thường vào
mùa khô nên cần tưới. Nóng và khô hạn sẽ làm hoa và quả non bị rụng nhiều.
Bón phân
Ngoài việc bón lót xuống hố trước khi trồng, hàng năm cần bổ sung thêm phân
hữu cơ và vô cơ, lượng phân bón hàng năm cho mỗi cây như sau:
 Cây nhỏ chưa có hoa quả: 300 - 500g NPK (16 - 16 - 8) + 150 - 300g Ure + 100
– 200g Super lân + 100 - 200g KCL. Lượng phân nên chia bón 2 lần vào đầu
và cuối mùa mưa, những năm sau bón nhiều hơn năm đầu.
 Cây lớn đã có hoa quả: 2 - 5kg NPK (16 - 16 -8) + 1,5 - 2kg Ure. Cây lớn bón
nhiều hơn cây nhỏ, chia 2 lần bón vào đầu mùa mưa (đang có quả) và tháng 9 10 (trước khi ra hoa). Lượng phân bón có thể thay đổi tùy vào tình trạng phát
triển của cây.
Tỉa cành, tạo tán
Nguyên tắc chung là không để cây quá 4 cành chính và bắt đầu phân cành ở vị
trí thấp, cây xoài gọn, không cao nhưng vẫn có tán lá dài và nhiều ngọn cho quả.
Chiều cao để phân cành đầu tiên tốt nhất khoảng 0,8 - 1m.
Ra hoa và đậu quả
Có một số cây xoài ghép sau khi trồng chỉ khoảng 5 - 7 tháng đã ra hoa. Nên
ngắt bỏ những hoa này vì nếu để hoa sớm cây sẽ phát triển yếu ảnh hưởng không tốt
về sau. Chỉ nên để hoa kết quả sau 3 năm trồng. Trong quá trình ra hoa và đậu quả
của cây xoài có 2 hiện tượng sinh lí rất đáng lưu ý, đó là hiện tượng cách niên và hiện
tượng rụng quả rất nhiều.
Thu hoạch và bảo quản
Quả xoài từ khi đậu đến chín khoảng 90 - 120 ngày tùy giống. Không nên để
quả chín vàng trên cây mới thu hoạch vì dễ bị sâu và ruồi đục quả, đồng thời khó bảo
quản và vận chuyển. Khi thu hoạch nếu quả bị nấm bồ hóng làm đen vỏ quả thì dùng

khăn mềm ướt lau nhẹ cho sạch sau đó nhúng quả vào nước nóng 50oC trong 15 phút
hoặc nước thuốc Benomyl, Carbendazim 50% nồng độ 0,2%. Để cho khô vỏ rồi cho
xoài vào thùng, sọt. Để kéo dài thơi gian bảo quản, người ta nhúng quả vào trong sáp
nung chảy hoặc trong dung dịch chất điều hòa sinh trưởng Hydrazit maleic (MH) để
trong túi nhựa PE có chọc lỗ thủng. Bảo quản trong nhiệt độ thấp sẽ được lâu hơn, ở

5


nhiệt độ 7 - 10oC, độ ẩm không khí 85 - 90% có thể bảo quản được 4 - 7 tuần lễ.
(Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2006).
2.2 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài
2.2.1 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài thế giới
Ngày nay, nhiều quốc gia có tập quán ăn uống theo hướng giảm dần thức ăn
chứa nhiều tinh bột, thịt động vật trong khẩu phần ăn thay vào đó là sự gia tăng thịt cá,
rau quả. Do đó, nhu cầu sử dụng rau quả là rất lớn, hàng năm giá trị giao dịch rau quả
thế giới đạt 103 tỷ USD/năm. Theo Tổ chức Lương Nông (FAO) dự báo nhu cầu tiêu
thụ rau quả thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi sản lượng rau quả chỉ tăng
2,8%/năm. Cung không đáp ứng cầu. Trong giai đoạn 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu rau quả nhiệt đới bình quân 8%, đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, khoảng 87%
(3,8 triệu tấn) rau quả được nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển, lớn nhất là
thị trường EU (Võ Mai, 2013).
Theo Tổ chức Lương Nông (FAO), cũng dự báo sản lượng trái cây nhiệt đới
toàn cầu sẽ đạt 82 triệu tấn năm 2014. Tốc độ tăng trung bình từ 2004 đến 2014 đạt
1,7%. Trong đó, 78% là những loại quả chủ chốt (xoài, dứa, bơ, đu đủ) và 22% là các
loại khác (vải, chôm chôm, ổi…). Các nước đang phát triển sản xuất 90% tổng sản
lượng trái cây nhiệt đới toàn cầu. Châu Á luôn là khu vực sản xuất trái cây nhiệt đới
lớn nhất thế giới, tiếp đến là Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương. Nhìn chung,
triển vọng nhu cầu trái cây nhiệt đới tươi thuận lợi vì khối lượng nhập khẩu những loại
chủ chốt dự báo sẽ tăng 24%. Nhập khẩu vào các nước phát triển năm 2013 đạt 2,6

triệu tấn, chiếm 81% trong tổng nhập khẩu toàn cầu. Mỹ và châu Âu chiếm khoảng
70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới, tiếp đến là Nhật Bản (Vân Chi, 2013).
Thị trường trái cây nhiệt đới đã thay đổi đáng kể và hiện tại giá không dựa trên
sự mới lạ mà dựa trên chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cũng ảnh
hưởng lớn. Giá dầu tăng dẫn đến lợi nhuận của người sản xuất giảm. FAO dự báo nhu
cầu trái cây nhiệt đới sẽ tiếp tục tăng tới năm 2014, mặc dù không tăng mạnh như thập
kỷ vừa qua. Chất lượng trái cây sẽ quyết định sự lựa chọn của các nước nhập khẩu,
bao gồm từ việc sản xuất, xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và hậu cần.
Mặc dù thị trường sản phẩm xoài vẫn còn tương đối nhỏ nếu so sánh với các
sản phẩm khác như dứa, các chuyên gia trong ngành vẫn cho rằng xoài sẽ là sản phẩm
có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các mặt hàng hoa quả nhiệt đới khác. Xoài là
loại cây ăn trái nhiệt đới được trồng khắp thế giới. Hiện nay, xoài được trồng phổ biến
ở 90 nước trên thế giới và chiếm trên 50% tổng sản lượng trái cây nhiệt đới toàn cầu.

6


Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng xoài Thế giới năm 2010
TT Quốc gia
Diện tích
Sản lượng
(000 ha)
(000 tấn)
1 Ấn Độ
2.312,3
16.337,4
2 Trung Quốc
465,4
4.351,6
3 Thái Lan

311,1
2.550,6
4 Pakistan
173,7
1.784,3
5 Mexico
175,0
1.632,6
6 Indonesia
131,7
1.313,5
7 Brazil
75,1
1.188,9
8 Bangladesh
170,8
1.047,8
9 Philippines
189,4
825,7
10 Nigeria
114.9
790,2
11 Khác
941,8
6.918,0
12 Thế giới
4.946,3
37.124,7


Tỷ trọng % so với sản
lượng xoài của Thế giới
44,0
11,7
6,9
4,8
4,4
3,5
3,2
2,8
2,2
2,1
14,3
100,0

Nguồn: FAOSTAT, 2011

Bảng 2.1 cho thấy, diện tích xoài thế giới đạt xấp xỉ 5,0 triệu ha, với sản lượng
đạt hơn 37,1 triệu tấn vào năm 2010. Châu Á là khu vực sản xuất xoài lớn nhất thế
giới, chiếm đến 77% tổng sản lượng xoài toàn cầu. Tiếp theo sau là khu vực Châu Mỹ,
chiếm 13% tổng sản lượng xoài thế giới và Châu Phi chỉ chiếm khoảng 10% tổng sản
lượng.
Bảng 2.2: Các quốc gia xuất khẩu xoài hàng đầu thế giới năm 2010
Số lượng (000 tấn)
Giá trị (Triệu USD)
TT Quốc Gia
1
Ấn Độ
232,6
215,7

2
Mexico
269,4
153,3
3
Hà Lan
107,0
150,2
4
Brazil
124,7
119,9
5
Peru
97,0
89,4
6
Philippines
24,3
43,8
7
Pakistan
32,2
28,4
8
Thailand
22,8
26,4
9
Ai Cập

15,1
21,7
10 Ecuador
39,9
17,9
Thế giới
1.144,3
489,7
Nguồn: FAOSTAT, 2011

Cụ thể, Ấn Độ là quốc gia sản xuất xoài lớn nhất thế giới, đạt 2,3 triệu ha và
16,3 triệu tấn, chiếm gần 40,5% tổng sản lượng xoài thế giới. Trung Quốc và Thái Lan
lần lượt chiếm vị trí thứ 2 và thứ 3 các nước sản xuất xoài lớn nhất thế giới, với sản
lượng 4,35 triệu tấn và 2,55 triệu tấn. Một số nước sản xuất xoài quan trọng khác của
thế giới bao gồm: Pakistan (1,84 triệu tấn), Mexico (1,63 triệu tấn), Indonesia (1,28
triệu tấn) và Brazil (1,19 triệu tấn). Mặc dù chiếm đến 50% tổng sản lượng cây ăn trái
nhiệt đới nhưng chỉ có khoảng 3% tổng sản lượng xoài được xuất khẩu (Bảng 2.2).
Do những ảnh hưởng về thời tiết hạn chế sản xuất ở EU, EU không sản xuất
xoài với số lượng lớn. Tây Ban Nhà là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu với số
7


lượng nhỏ xoài Osteen, loại có nguồn gốc từ Florida. Loại xoài này không có xơ, vị
ngọt và được sản xuất gần thị trường EU nên xoài Osteen của Châu Âu có thế mạnh
khi cạnh tranh với các loại xoài nhập khẩu từ ngoài EU.
Nhiều loại xoài khác nhau đã có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, mặt hàng được
bán ở Tây Âu thường có kích cỡ trung bình và nặng khoảng từ 200gam đến 800gam
(Theo Consumentenbond, 2005). Loại Tommy Atkins, chủ yếu được trồng trên các
diện tích lớn ở Braxin, là loại xoài có xơ và vỏ màu đỏ. Đây là loại phổ biến nhất trên
thị trường mặc dù sức cạnh tranh từ các mặt hàng khác đang tăng lên nhanh chóng do

người tiêu dùng thích loại xoài ít xơ hơn. Loại Keitt có ít xơ và xanh hơn các loại khác
và đang ngày càng trở nên phổ biến. Loại Kent cũng có ít xơ và có vỏ màu vàng và
cũng đang dần có mặt nhiều trên thị trường. Loại Haden có quả tròn hơn ba loại trên
và có vỏ màu xanh hoặc khi chín có màu vàng cam, cũng đang được tiêu dùng trên các
thị trường EU.
Các nước có nhiều dân tộc sinh sống cũng là những thị trường tiềm năng nhất
cho mặt hàng này như Anh và Pháp. Những nước có mối gắn kết trong lịch sử với các
nước trồng nhiều xoài cũng có thể là những thị trường tiềm năng như Tây Ban Nha và
Bồ Đào nha. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ những loại đã được xuất khẩu
nhiều như Tommy Atkins sang những loại có màu sắc không đẹp bằng nhưng có vị
ngon hơn, ngọt, nhiều nước và ít xơ. Thị trường ngách như xoài đã được bóc vỏ, cắt
sẵn đang ngày càng tăng trưởng mạnh. Anh là thị trường tiềm năng nhất đối với mặt
hàng này (Cục xúc tiến thương mại, 2010).
2.2.2 Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xoài Việt Nam và ĐBSCL
Từ Bảng 2.3 cho thấy, trong năm 2012, trái cây Việt Nam đã mở rộng lên 76
quốc gia. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của cả nước trong 9 tháng
đầu năm 2013 ước tính khoảng 780 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số những trái cây chủ lực có lượng xuất khẩu lớn, thu về nhiều ngoại tệ có sự
góp mặt của nhiều loại trái cây đặc sản vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. ĐBSCL
được xem là vựa trái cây của cả nước do có nhiều thuận lợi về điều kiện thổ nhưỡng,
nguồn nước, khí hậu,… thích hợp cho sự phát triển nhiều chủng loại cây ăn trái nhiệt
đới và được xem là vùng sản xuất cây ăn trái lớn nhất cả nước, với gần 300 nghìn ha
cây ăn trái và hơn 30 chủng loại cây ăn trái khác nhau cho sản lượng hơn 3 triệu tấn
trái cây/năm, chiếm hơn 70% sản lượng trái cây của cả nước. Những vùng sản xuất
cây ăn trái tập trung tại các tỉnh ĐBSCL.

8


Bảng 2.3: Sản lượng các loại trái cây năm 2012 so với năm 2011

Chủng loại
Chuối

Sản lượng năm 2012 (tấn)

Tăng/giảm so năm 2011 (%)

1.800.000

3,0

Xoài

776.300

13,0

Dứa

571.600

7,7

Bưởi

435.600

2,7

Nhãn


545.300

- 8,5

Vải-chôm chôm

649.300

- 10,5

Cam, quýt

690.300

- 1,8

Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, 2013.

Đặc biệt, với nổ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, ngành
nông nghiệp và nông dân đã nổ lực ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và đã
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hiện nay, có nhiều loại trái cây của vùng
ĐBSCL đã sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP như: Vú sữa Lò Rèn, xoài
cát Hòa Lộc, khóm Tân Phước, thanh long Chợ Gạo, bưởi da xanh Bến Tre, quýt hồng
Đồng Tháp... và xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật...
Bảng 2.4: Sản xuất trái cây tập trung ở ĐBSCL
TT
Loại trái cây
Vùng sản xuất tập trung
1

Xoài cát Hòa lộc
Tiền Giang và Cần Thơ
2
Xoài cát Chu
Đồng Tháp
3
Bưởi Năm roi
Vĩnh Long, Hậu Giang và Sóc Trăng
4
Bưởi Da xanh
Bến Tre
5
Bưởi Lông cổ cò
Tiền Giang
6
Cam sành
Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre
7
Quýt hồng (tiều)
Đồng Tháp
8
Chanh
Long An, Hậu Giang
9
Thanh Long
Long An và Tiền Giang
10
Chôm chôm
Bến Tre và Vĩnh Long
11

Sầu riêng
Tiền Giang và Bến Tre
12
Nhãn
Vĩnh Long, Tiền Giang và Đồng Tháp
13
Vú sữa Lò rèn
Tiền Giang
14
Măng cụt
Bến Tre
15
Khóm Queen
Tiền Giang, Kiên Giang và Hậu Giang
16
Sơ ri
Tiền Giang
17
Mãng cầu xiêm
Tiền Giang
18
Mít
Tiền Giang
Nguồn: Lương Ngọc Trung Lập và Nguyễn Minh châu, 2013. Viện cây ăn quả miền Nam

Xoài được trồng rộng rãi khắp các vùng trong cả nước, hiện có 63/63 tỉnh, thành trong
cả nước trồng được xoài, trong đó có 59 tỉnh, thành có diện tích xoài trên 100 ha. Tuy
nhiên, sản xuất xoài tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL.

9



Bảng 2.5:Diện tích xoài phân theo các vùng nông nghiệp năm2010
TT
Vùng
Diện tích
Tỷ trọng
Sản lượng
(ha)
(%)
(tấn)

Tỷ trọng
(%)

1 Đông Bắc

4.340

5,0

15.714

2,7

2 Tây Bắc

4.244

4,8


10.975

1,9

3 ĐB Sông Hồng

1.736

2,0

12.294

2,1

4 Bắc Trung Bộ

1.820

2,1

7.982

1,4

5 Nam Trung Bộ

8.807

10,0


50.877

8,8

6 Tây Nguyên

2.185

2,5

12.985

2,2

7 Đông Nam Bộ

21.385

24,4

143.363

24,7

8 ĐBSCL

43.145

49,2


325.785

56,2

87.664

100,0

579.976

100,0

Cả nước

Nguồn: Cục Trồng trọt, Bộ NN và PTNT, 2011

Theo Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN &
PTNT), năm 2010, tổng diện tích xoài tại các vùng trong cả nước là 87.664 ha, tăng
gấp 2 lần so với năm 2000 và sản lượng đạt 579.976 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm
2000. Trong đó, ĐBSCL là vùng sản xuất xoài chủ yếu và đứng đầu cả về diện tích và
sản lượng, chiếm gần 49,2% và 56,2% tổng diện tích và sản lượng xoài của cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ sản xuất xoài lớn thứ hai chiếm 24,4% và 24,7% tổng diện tích
và sản lượng xoài của cả nước. Tiếp theo sau là các vùng Duyên hải Nam Trung bộ
(10,0% và 8,8%), Đông Bắc (5% và 2,7%), Tây Bắc (4,8% và 1,9%), Tây Nguyên
(2,5%và 2,2%), Bắc Trung Bộ (2,1% và 1,4%) và Đồng Bằng Sông Hồng (2,0% và
2,1%) (Bảng 2.5).

4%


4% 2% 1,4%

Hàn Quốc

7%
50%

Nhật
Trung Quốc
Mỹ
Đài Loan

31%

Châu Âu
Khác

Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu xoài Việt Nam phân theo thị trường 2012
(Cục Trồng trọt, Bộ NN &PTNT, 2013)

10


Nếu xét theo đường xuất khẩu xoài chính ngạch thì Hàn Quốc và Nhật Bản là
hai thị trường có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu xoài cao nhất. Đặc biệt thị trường Hàn
Quốc chiếm hơn 50%. Trong thời gian khảo sát tại các vườn trồng xoài ở vùng
ĐBSCL, nhóm chuyên gia Hàn Quốc đã rất hài lòng về giải pháp bao trái đang được
nông dân Việt Nam áp dụng. Biện pháp này giúp hạn chế sâu bệnh gây hại trên trái,
đồng thời giúp tránh lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên trái xoài. Các doanh
nghiệp Hàn Quốc cũng tỏ ra rất thích thú với giống Xoài cát Chu ở Đồng Tháp. Như

vậy, sau thanh long, xoài là trái cây thứ hai được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc
(Vũ Sông Ngân, 2013).
Tuy nhiên, các nhà vườn và doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý chọn giống xoài
đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc bởi hiện có rất nhiều loại xoài của
các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan… đang có mặt tại đất nước
này. Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên
canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực Nam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn
quả lớn nhất cả nước.Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về cây ăn trái, trong đó có
nhiều loại trái cây đặc sản nổi tiếng được thế giới biết đến như bưởi, thanh long, vú
sữa, xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, dưa hấu,... Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh
và kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Để cải thiện vấn
đề này, Việt Nam đang nghiên cứu những hướng đi bền vững bằng việc đầu tư tăng
cường vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghệ chế biến và bảo quản theo chuẩn
quốc tế.
Theo kết quả điều tra của Viện cây ăn quả Miền Nam, Việt Nam có khoảng 100
loại xoài khác nhau, phân bố từ Nam ra Bắc, đặc biệt là các tỉnh phía nam Khánh Hòa
có khoảng 20 nghìn ha trồng xoài. Vùng trồng xoài tập trung là từ Bình Định trở vào,
nhiều nhất là các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu
Giang,…Hiện ĐBSCL là vùng có diện tích và sản lượng xoài lớn nhất cả nước. Năm
2014, diện tích trồng xoài toàn vùng vào khoảng 41 nghìn ha xoài các loại, với sản
lượng tương đương 420 nghìn tấn. Trong đó, xoài cát Chu, cát Hòa Lộc chiếm gần
40% diện tích và được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang. Hiện nay,
thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động từ 22.000-25.000
đồng/kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức từ 13.000-14.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vì xoài
chủ yếu được xuất sang Trung Quốc nên khi Trung Quốc ngừng mua thì giá xoài đã
giảm rất đảng kể, xoài cát Chu chỉ còn 4.000 đồng/kg và cát Hòa Lộc có bao trái là
8.000 đồng/kg. Hơn nữa, do năm nay thời tiết không thuận lợi nên xoài ra hoa và đậu
trái thấp còn găp phải nhiều dịch bệnh nên chi phí sản xuất của nhà vườn tăng lên đáng
kể. Người trồng xoài chỉ hy vọng có lãi nếu giá xoài ở mức từ 20.000 đồng/kg trở lên
(Hương Giang, 2014).

11


×