Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh vĩnh long giai đoạn 2010 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
…………………………..

NGUYỄN THÀNH CÔNG
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
……………………………….

NGUYỄN THÀNH CÔNG
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN



SINH VIÊN THỰC HIỆN

PGS Ts. Lê Tấn Lợi

Nguyễn Thành Công
MSSV: 4115007
Lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 37
Cần Thơ – 2014
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
---------oOo---------

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Bộ môn Tài nguyên đất đai chứng nhận luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất
đai với đề tài: “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết
khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến nay”.
Do sinh viên: Nguyễn Thành Công

MSSV: 4115007

Lớp Quản lý đất đai K37 thuộc Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ ngày 09/08/2014 đến ngày
21/11/2014 tại Bộ môn Tài nguyên đất đai.


Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014
Trưởng Bộ môn
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------  -------

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý đất đai với
đề tài: “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến nay”
Do sinh viên: Nguyễn Thành Công

MSSV: 4115007


Lớp Quản lý đất đai K37 thuộc Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện từ ngày 09/08/2014 đến ngày
21/11/2014 tại Bộ môn Tài nguyên đất đai.

Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua!
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
------------o0o------------

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Quản lý đất đai với đề tài: “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh
tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến
nay”.
Do sinh viên: Nguyễn Thành Công


MSSV: 4115007

Lớp Quản lý đất đai K37 thuộc Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện và báo cáo trước Hội đồng.
Ngày …… tháng …… năm 2014
Báo cáo luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Ý kiến của Hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Chủ tịch Hội đồng
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài: “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến nay”.
Do chính tôi thực hiện, các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thành Công

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thành Công
Ngày sinh: 10/11/1992
Nơi sinh: Xã Tân Phú, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang
Quê quán: Ấp Tân Thạnh, Xã Tân Phú, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Do
Họ và tên mẹ: Võ Thị Rớt
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010, tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh
Bình, Huyện Châu Thanh, Tỉnh An Giang
Vào học tại Trường Đại học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản lý đất đai Khóa 37
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản lý đất đai năm 2014.

v


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cần Thơ, để đạt được kết
quả như hôm nay, tất cả là nhờ vào công ơn của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ,
nhất là quý Thầy Cô trong Bộ môn Tài nguyên đất đai đã tận tình truyền đạt cho em
những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm về học tập cũng như trong cuộc
sống. Đây sẽ là những vốn sống vô cùng quan trọng và là hành trang tri thức giúp em
vững bước trong quá trình công tác về sau.

Em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Quý thầy cô Bộ môn tài nguyên đất đai – những người đã trực tiếp giảng dạy và hướng
dẫn em trong trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Tấn Lợi đã trực tiếp hướng
dẫn em hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn sự hỗ trợ của các cán bộ tại Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Tỉnh Vĩnh Long.
Đặc biệt là anh Phạm Văn Tuấn đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu có liên quan
đến đề tài này.
Con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình đã động viên nhắc nhở con trong suốt quá trình học
tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có kết quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản lý đất đai K37 đã động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện bài báo cáo thực tập.
Chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thành Công

vi


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến nay” được thực hiện tại Sở Tài
Nguyên Và Môi Trường tỉnh Vĩnh Long với mục đích nhằm tìm hiểu tình hình, thực
trạng, quy trình thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long.
Qua nghiên cứu hồ sơ và khảo sát thực tế cho thấy tính từ năm 2010 đến 06 tháng đầu
năm 2014 Sở đã tổ chức 35 cuộc thanh tra, kiểm tra về đất đai đối với 207 tổ chức và
20 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 930,2 ha. Kết quả có 112 tổ chức và 8 hộ gia
đình, cá nhân vi phạm với tổng diện tích vi phạm là 134,34 ha kiến nhị thu hồi là
105,77 ha. Bên cạnh đó, Sở nhận được 702 đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai trong đó có

272 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và 430 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết.
Nhìn chung trên địa bàn Tỉnh có 04 dạng khiếu nại chính như: khiếu nại về việc cấp,
thu hồi Giấy chứng nhận, khiếu nại về đòi lại đất cũ, khiếu nại về bồi thường hỗ trợ tái
định cư và các dạng khiếu nại khác.
Cụ thể năm 2010 số đơn nhận được là 85 đơn, đã giải quyết là 52 đơn đạt 61,18% còn
tồn đọng là 33 đơn. Năm 2011 số đơn nhận được là 69 đơn, đã giải quyết là 52 đơn đạt
75,36% còn tồn đọng là 17 đơn. Năm 2012 số đơn nhận được là 37 đơn, đã giải quyết
là 32 đơn đạt 86,49% còn tồn đọng là 5 đơn. Năm 2013 số đơn nhận được là 44 đơn,
đã giải quyết là 30 đơn đạt 68,18% còn tồn đọng là 14 đơn. 06 tháng đầu năm 2014 số
đơn nhận được là 37 đơn, đơn đã giải quyết là 11 đơn đạt 29,73% còn lại 26 đơn tồn
đọng đã trình UBND tỉnh 7 đơn và 19 đơn đang hoàn chỉnh báo cáo.
Cán bộ sở TN&MT đã thực hiện đúng với quy trình, quy định về công tác thanh tra
giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của nhà nước đề ra.

vii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ............................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .....................................................................................................v
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................vi
TÓM LƯỢC ................................................................................................................ vii
MỤC LỤC .................................................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH .....................................................................................................xi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. xii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xiii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .....................................................................2
1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống của xã hội ............................2
1.1.1 Khái niệm về đất đai .......................................................................................2
1.1.2 Vai trò của đất đai ..........................................................................................2
1.2 Sơ lược công tác quản lý đất đai ở Việt Nam qua các giai đoạn .....................3
1.2.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945.........................................3
2.2.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 ....................5
1.2.3. Giai đoạn năm 1975 đến năm đến nay ..........................................................6
1.3 Hoạt động thanh tra ............................................................................................7
1.3.1 Khái niệm ........................................................................................................7
1.3.2 Tổ chức và chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước .........................8
1.3.3 Nội dung, nguyên tắc và mục đích thanh tra ..................................................9
1.3.4 Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra .......................................................10
1.3.5 Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra .................................................12
1.4 Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ...........................................13
1.4.1 Một số quan điểm cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại, tố cáo .......................13
1.4.2 Nguyên tắc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo ........................14
viii


1.4.3 Một số khái niệm cơ bản về khiếu nại, tố cáo và các nội dung liên quan ....15
1.4.4 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai .....................................16
1.4.5 Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.............................................17
1.4.6 Trình tự giải quyết một đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai .............................19
1.5 Giới thiệu sơ lược về tỉnh Vĩnh Long...............................................................22
1.5.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................22
1.5.2 Dân số ...........................................................................................................22
1.5.3 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................23

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................25
2.1 Phương tiện ........................................................................................................25
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................26
2.2.1 Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ..................................................................26
2.2.2 Nghiên cứu và phân loại hồ sơ .....................................................................26
2.2.3 Tham gia thực tế công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
...............................................................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................28
3.1 Tổng quan về công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
trong tỉnh vĩnh long từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014 ..................................28
3.1.1 Đánh giá chung về công tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014 ..............................28
3.1.2 Những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản pháp luật về
khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực đất đai .............................................................29
3.1.3 Nguyên nhân khách quan .............................................................................32
3.1.4 Nguyên nhân chủ quan .................................................................................32
3.2 Thực trạng về công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014 ..................................................33
3.2.1 Về hoạt động thanh tra xác minh đơn khiếu nại, tố cáo từ năm 2010 đến
tháng 06 năm 2014 ................................................................................................33
3.2.2 Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến 06 tháng đầu năm 2014 .............................34
3.2.3 Quy trình Hoạt động Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Long .......................................................................................................................36
3.3 Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014 ...........................................................38
ix


3.3.1 Tình hình giải quyết khiếu nai, tố cáo về đất đai giai đoạn 2010 đến tháng

06 năm 2014 ..........................................................................................................38
3.3.2 Thực trạng công tác giải đơn quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và tỷ
lệ giải quyết đơn trong giai 2010 đến 06/2014…………………………………..41
3.3.3 Quá trình tiếp công dân, tiếp nhân và xử lý đơn của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Vĩnh Long ...........................................................................................46
3.3.4 Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
...............................................................................................................................47
3.4 Một số dạng khiếu nại thường gặp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm
2010 đến 06 tháng đầu năm 2014 ...........................................................................49
3.4.1 Khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận QSDĐ ..............................50
3.4.2 Khiếu nại về việc đề bù, giải tỏa, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.......59
3.4.3 Khiếu nại về đòi lại đất cũ ............................................................................64
3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...................................................................................70
3.5.1 Thuận lợi.......................................................................................................70
3.5.2 Khó khăn .......................................................................................................71
3.6 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý Nhà
nước về đất đai và ổn định tình hình sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................72
3.6.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai trên địa
bàn Tỉnh .................................................................................................................72
3.6.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn Tỉnh ...................................................................................................72
3.6.3 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai ..........................73
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................74
4.1 Kết luận ..............................................................................................................74
4.2 Kiến nghị ............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... Error! Bookmark not defined.


x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tiêu đề

Trang

1.1

Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Vĩnh Long

24

3.1

Số lượng đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai đã được xác minh xong và
đơn tồn đọng từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014

34

3.2

Quy trình Hoạt động Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Vĩnh Long

36


3.3

Số lượng đơn thuộc thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014

40

3.4

Tổng quát việc thụ lý và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
đai từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014

41

3.5

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2010

42

3.6

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2011

43

3.7

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2012


43

3.8

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2013

44

3.9

Biểu đồ thể hiện số lượng đơn khiếu nại, tố cáo và đơn tồn đọng 06
tháng đầu năm 2014

45

3.10

Quy trình tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân
tại Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Long

46

3.11

Sơ đồ quy trình thủ lý giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về đất đai
(đơn thuộc thẩm quyền) của Sở Tài nguyên và Môi trường

47

3.12


Biểu đồ thể hiện tỷ lệ % các dạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2014

50

xi


DANH SÁCH BẢNG
Tiêu đề

Trang

3.1

Thực trạng công tác Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai từ
năm 2010 đến tháng 06 năm 2014

35

3.2

Tổng kết hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2014

38

3.3


Hồ sơ giải quyết khiếu nại

49

3.4

Phân loại các dạng khiếu nại về đất đai mà Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý trong thời gian từ năm 2010 đến
tháng 06 năm 2014

50

Bảng

xii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BGĐ

Ban giám đốc

CT-TTg


Chỉ thị Thủ tướng

CP

Chính phủ

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NQ-UBTVQH

Nghị quyết ủy ban thường vụ quốc hội

QĐ-TTg

Quyết định Thủ tướng

QĐ.UB

Quyết định Uỷ ban

QH

Quốc hội

QSDĐ

Quyền sử dụng đất


UBND

Ủy ban nhân dân

TPVL

Thành phố Vĩnh Long

TT-BTNMT

Thông tư bộThông
Tài nguyên
tư bộ Tài
và Môi
nguyên
trường
và Môi trường

TT.TTNN

Thông tư Thanh tra Nhà nước

TT-TTCP

Thông tư Thanh tra Chính phủ

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


TAND

Tòa án nhân dân

xiii


MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều tồn tại và phát triển trên nền tảng quan
trọng đó là đất đai. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban
tặng cho con người. Ngay từ thời kỳ sơ khai, con người đã lấy đất đai làm nơi cư trú,
sinh tồn và phát triển. Ngày nay đất đai trở thành tài nguyên đặc biệt quan trọng đối
với từng quốc gia nó luôn gắn với cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, đất đai chỉ phát huy
tác dụng khi con người sử dụng đúng mục đích có bảo tồn và phát triển tính tích cực
của nó.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, việc sử dụng đất đai luôn là vấn đề nóng
bỏng, bức xúc của toàn xã hội. Trong thực tế công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn
nhiều bất cập, bên cạnh những địa phương, thực hiện quản lý và sử dụng đất đúng
pháp luật vẫn còn không ít các đơn vị buông lỏng công tác quản lý đất đai.Cộng thêm
không ít các chủ thể sử dụng không biết hoặc cố tình làm sai trong quá trình sử dụng
tài nguyên này. Do vậy, xã hội xãy ra nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai
như: sử dụng đất không đúng mục đích được giao, lấn chiếm đất đai, mua bán đất trái
phép, giao đất, cấp đất không đúng thẩm quyền…từ đó, dẫn đến các vụ việc tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngày càng nhiều. Nhiều
địa phương trở thành điểm nóng gây tác động xấu đến mọi mặt trong đời sống kinh tế
xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với vai trò quản lý đất đai của Nhà nước.
Qua thực trạng trên đề tài “Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác thanh tra giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 đến nay” được
thực hiện nhằm mục đích:
 Tìm hiểu thực trạng thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại tỉnh

Vĩnh Long.
 Phân loại các dạng hồ sơ thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo từ đó đánh giá
tình hình thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnhVĩnh Long.
 Tìm hiểu quy trình hoạt động Thanh tra và quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo
trên địa bàn Tỉnh.
 Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất những giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện hơn công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Tỉnh.
1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và vai trò của đất đai trong đời sống của xã hội
1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai về mặt tự nhiên mà nói đó là một thực thể bao gồm các thành phần khí quyển,
sinh quyển và địa quyển. các thành phần này tồn tại trong mối quan hệ tác động lẫn
nhau và có chu kỳ dự đoán được, sự thay đổi tính chất của thành phần này có thể làm
thay đổi tính chất của thành phần khác, trong đó:
 Khí quyển: bao gồm các yếu tố về khí hậu thời tiết như: mưa, gió, bức xạ
nhiệt…và các hoạt động tuần hoàn trên không, các yếu tố này liên kết tạo nên chế độ
khí quyển cho từng hệ sống sinh thái khác nhau.
 Sinh quyển: bao gồm hoạt động sống của các sinh vật trên bề mặt vỏ trái đất
(con người, động vật, thực vật, các vi sinh vật…), các loài thủy sinh, sự hoạt động của
con người trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiêp, kinh tế, khai thác quặng mỏ
đã gây nhiều tác động đến bầu khí quyển như thay đổi khí hậu toàn cầu và lớp địa
quyển như hiện tượng sụp lún do khai thác nước ngầm.
 Địa quyển: bao gồm lớp vỏ trái đất chứa đựng các thành phần như đất và lớp
địa chất có các quặng mỏ, nước ngầm. Sự thay đổi địa hình, đồi trọc gây ảnh hưởng
ngập lũ, sự rạn nức vỏ trái đất tạo núi lửa hay gây nên sóng thần (Lê Tấn Lợi, 2009).

1.1.2 Vai trò của đất đai
 Về mặt đời sống xã hội:
 Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Đất đai là nền tảng của sự sống nói chung và của con người nói riêng. Đất là tư liệu
sản xuất không thể thay thế được của các ngành như: nông nghiệp, lâm nghiệp…đặc
biệt là sự phát triển của con người Việt Nam gắn liền với phát triển của ngành ngông
nghiệp lúa nước do đó đất đai khai thác và sử dụng ngày càng có hiệu quả.
 Đất đai còn là nguyên liệu cho một số ngành sản xuất như: làm gốm, gạch,
ngói, xi măng…là nơi để đặc máy móc, kho tàng, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công
nhân trong sản xuất công nghiệp. Mac đã khái quát vai trò kinh tế của đất đai “Đất là
mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất”. (Bùi Quang Nhơn, 2003).
2


 Từ xưa ông bà ta đã nhận thức được giá trị của đất đai là “tấc đất tấc vàng”, cho
đến nay mặc dù khoa học đã phát triển mạnh mẽ, máy móc đã dần thay thế sức lao
động của con người, nhưng đất đai vẫn không thiếu phần quan trọng trong mọi ngành
sản xuất.
 Về mặt chính trị:
 Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, đất đai gắn liền với sự ra
đời và tồn tại của một quốc gia. Đất đai là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một
dân tộc, một cộng đồng. Từ đó có thể khẳng định xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh
thổ hay nói cách khác là xâm phạm chủ quyền của một quốc gia.
 Đất đai luôn gắn liền với dân tộc, con người, là nơi trú ngụ của cộng đồng chính
vì vậy bảo vệ quốc gia chính là bảo vệ giống nòi, dân tộc mình. Vì vậy đất đai có vai
trò hết sức quan trọng trong lịch sử một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu
của các cuộc chiến tranh ở các quy mô khác nhau giữa các dân tộc và giữa các quốc.
(Bùi Quang Nhơn, 2003).
1.2 Sơ lược công tác quản lý đất đai ở Việt Nam qua các giai đoạn
1.2.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Từ thế kỷ X, nước ta khôi phục nền độc lập dân tộc, bước vào kỷ nguyên xây dựng các
vương triều phong kiến. Chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất trong từng thời kỳ có
những đặc trưng riêng, nhưng nói chung có 2 hình thái chính: Sở hữu của Nhà nước
với chế độ công điền công thổ và sở hữu tư nhân, trong đó, chế độ sở hữu của Nhà
nước luôn chiếm ưu thế. Nhà nước phong kiến mà đại diện là nhà vua với tư cách là
chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, đã chi phối đến hầu hết các bộ phận ruộng đất khác
nhau, tuy nhiên quyền chi phối đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, mà mức độ chi
phối không giống nhau.(Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV, chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất luôn giữ địa
vị thống trị. Đây là cơ sở kinh tế chủ yếu của Nhà nước, là nền tảng để Nhà nước ban
hành hàng loạt các chính sách về ruộng đất. Đặc điểm chung của các triều đại Lý Trần - Hồ (1010 - 1407) là áp đặt quyền sở hữu tối cao của Nhà nước bao trùm lên tất
cả các loại ruộng đất công của làng xã và các loại hình tư hữu, coi đó là cơ sở quan
trọng nhất của chế độ Trung ương tập quyền. Hệ thống pháp luật với các bộ luật Hình
Thư (nhà Lý), Hình Luật (nhà Trần) đã bao quát nhiều quan hệ phức tạp về đất đai với
3


đặc trung cơ bản là khuyến khích sở hữu tư nhân, hạn chế quỹ công làng xã. Trong
những năm cuối của thế kỷ XIV, sự phát triển nhanh chóng của chế độ sở hữu tư nhân
về ruộng đất với sự mở rộng của các điền Thế kỷ XV là thời kỳ thịnh trị của Nhà nước
phong kiến tập quyền với “mô hình Lê Sơ” và đỉnh cao là triều vua Lê Thánh Tông
(1460 - 1497). Luật Hồng Đức ban hành năm 1483 có 59 điều nói về ruộng đất, trong
đó tập trung vào việc bảo vệ chế độ sở hữu tối cao của Nhà nước thông qua thu tô thuế
và quản lý ruộng đất; bảo vệ nghiêm ngặt chế độ ruộng đất công; bảo vệ chế độ sở hữu
tư nhân về ruộng đất và tài sản, đặc biệt là sở hữu lớn của quý tộc, địa chủ. Dưới triều
Lê, sở hữu nhà nước về ruộng đất giữ địa vị bao trùm, thống trị. Trang quý tộc lớn đã
dần trỏ thành mối nguy hại đối với mô hình Nhà nước phong kiến tập quyền. Và chính
sách “hạn điền” của Hồ Quý Ly như là một tất yếu vừa xóa bỏ sở hữu tư nhân lớn về
ruộng đất vừa khẳng định vai trò, sức mạnh và quyền sở hữu tối cao của Nhà nước có
thể can thiệp vào bất kỳ loại hình sở hữu ruộng đất nào. còn ghi lại việc triều đình “ ra

chỉ thị cho các Phủ, Huyện, Châu, Lô khám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng,
bạc…cùng ruộng đất của các thế gia, những người tuyệt tự và ruộng đất của bọn đào
ngũ (Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Đến thế kỷ XIX, với bản chất của một nhà nước phong kiến tập quyền cao độ, triều
đình nhà Nguyễn đã ra sức khôi phục và củng cố quyền sở hữu ruộng đất của mình.
Điều đó thể hiện qua một loạt chính sách như lập địa bạ, ban hành phép quân điền Gia
Long… Pháp luật đất đai của triều Nguyễn trong luật Gia Long bảo vệ ruộng công
đồng thời cũng bảo vệ ruộng tư. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà Nguyễn đã giải quyết vấn
đề sở hữu ruộng đất theo hướng quốc hữu hóa gắn chặt với hạn chế tư hữu. Trong suốt
triều Nguyễn, quá trình phân hóa và xu hướng tư hữu hóa tự nhiên về ruộng đất diễn ra
rất chậm chạp. Đáng chú ý là ở Nam bộ, với chính sách hiến tư điền thành công điền
và chuyển đồn điền thành công đến và nhất là với sự thành công của dự án “ đồn điền
lập ấp” của Nguyễn Tri Phương từ sau năm 1853 thì ruộng đất công tăng nhanh.
(Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong các khoán ước, hương ước của từng làng
xã, người ta thường xuyên bắt gặp những quy định về việc phân chia công điền công
thổ. Như vậy, về nguyên tắc cũng như trong thực tế cả Nhà nước và làng xã đều cố
gắng duy trì, bảo vệ ruộng đất công làng xã, cố gắng thể hiện vai trò của mình ở đó.
Nhà nước tuy nắm quyền chi phối, nhưng trong thực tế quyền sử dụng thực sự bộ phận
ruộng đất này lại thuộc về cư dân làng xã. Đây là một biểu hiện của " phép vua thua lệ
4


làng". Nhưng mặt khác, quyền lực của làng xã thể hiện ở bộ phận ruộng đất này dù có
những lúc vượt trội lên thì xét trong toàn bộ quá trình lịch sử, về căn bản, làng xã vẫn
chịu áp lực chi phối luật pháp của Nhà nước Trung Uơng (Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Dưới thời thực dân pháp quy định về quyền sở hữu đất đai rất rõ ràng, gồm 4 loại hình
sở hữu được pháp luật bảo hộ: Sở hữu pháp nhân công (bao gồm sở hữu Nhà nước và
sở hữu làng xã), sở hữu pháp nhân tư (bao gồm sở hữu của các Hội thương mại, các
Hội được pháp luật bảo vệ), sở hữu chung (nhiều người đồng sở hữu một mảnh đất

không thể phân chia), sở hữu tư nhân (quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo vệ
gồm quyền chiếm hữu, hưởng dụng và định đoạt tài sản một cách tuyệt đối miễn là
không vi phạm các điều khoản cấm). Chế định về quyền sở hữu cũng quy định về chế
độ “địa dịch”, nghĩa là những hạn chế của một bất động sản phải gánh để không gây
phương hại đến một bất động sản khác. Quyền tư hữu đất đai đã được pháp luật bảo
vệ, thể hiện rõ nguyên tắc nổi tiếng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp
năm 1789 là “Quyền tư hữu là thiêng liêng và bất khả xâm phạm” và đây cũng là nét
khác biệt cơ bản nhất so với luật pháp về đất đai dưới các triều đại phong kiến Việt
Nam (Nguyễn Văn Khánh, 2013).
2.2.2 Giai đoạn sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
Sau hội nghị Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc với
hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Miền Nam đặt dưới quyền kiểm soát của chính
quyền Sài Gòn với sự hỗ trợ đắc lực từ Hoa Kỳ. Chính sách ruộng đất nói chung của
chính quyền sài Gòn được thể hiện qua hai cuộc cải cách điền địa thời Ngô Đình Diệm
và Nguyễn Văn Thiệu. Khi mới lên nắm quyền, Ngô Đình Diệm đã coi cải cách điền
địa là quốc sách và là vấn đề then chốt của kinh tế ở miền Nam. Cải cách điền địa dưới
thời Ngô Diệm tiến hành từ 1955 đến 1963, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1
thực hiện “Quy chế tá điền” nhằm quy định việc lập hợp đồng và xác định mức tô giữa
tá điền và địa chủ. Nội dung này thực chất chỉ mang tính cải lương vì không giải quyết
vấn đề cơ bản của ruộng đất là quyền sở hữu. Các địa chủ thời kỳ kháng chiến chống
Pháp bị chính quyền cách mạng tịch thu ruộng đất, nay trở về chiếm đoạt lại ruộng đất
và chính quyền Diệm không kiểm soát được mức tô của địa chủ. Giai đoạn 2 của cải
cách điền địa thời Ngô Đình Diệm liên quan trực tiếp tới quyền sở hữu đất đai nhằm
mục tiêu “phân chia ruộng đất cho công bằng, giúp tá điền thành tiểu điền chủ”
(Nguyễn Văn Khánh, 2013).
5


Đến cuối năm 1953, Quốc hội thông qua luật “Cải cách ruộng đất” và từng bước triển
khai cuộc cải cách ruộng đất trên miền Bắc. Đến tháng 7/1956, công cuộc Cải cách

ruộng đất cơ bản hoàn thành. Kết quả là quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ, phong
kiến bị thủ tiêu. Số ruộng đất lấy được đem chia cấp cho nông dân, quyền sở hữu
ruộng đất đã chuyển từ địa chủ sang nông dân cá thể, chủ yếu là trung, bần nông. Song
sở hữu tư nhân về ruộng đất chỉ tồn tại và chiếm ưu thế trong một thời gian rất ngắn
(Nguyễn Văn Khánh, 2013).
1.2.3. Giai đoạn năm 1975 đến năm đến nay
Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 “Về cải tiến công tác
khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp” đã mở ra một khả năng mới cho người sử dụng đất, làm cho nông dân gắn bó
hơn đối với ruộng đất, tạo nên sự tiến bộ vượt bậc trong nông nghiệp, nhất là sản xuất
lương thực (Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế
tự chủ, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ sử dụng lâu dài (15 - 20 năm đối với đất
cây trồng ngắn ngày, một đến hai chu kỳ đối với cây dài ngày), ổn định năng suất, sản
lượng khoán. Trong thời gian này, hộ nông dân được giao “ quyền thừa kế sử dụng cho
con cái hoặc được quyền chuyển nhượng cho chủ khác. Đối với sản phẩm hộ nông dân
các thể sau khi trừ nộp thuế hoặc bán cho các tổ chức theo hợp đồng thỏa thuận, có
quyền được tự do tiêu thụ trên thị trường” (Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Vào tháng 1 năm 1988, Luật Đất đai đầu tiên được ban hành, tạo nên hình hài của chế
độ sở hữu đất đai mới ở Việt Nam, với 3 loại quyền cơ bản về đất đai: Quyền sở hữu,
quyền quản lý và quyền sử dụng. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1988 còn bộc lộ một số
tồn tại như chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh quan hệ đất
đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách tài chính đối với đất
đai chưa rõ nét, chưa cho phép người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng
(Nguyễn Văn Khánh, 2013).
Dựa trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua
ngày 14/7/1993 đã khắc phục được nhược điểm của Luật đất đai năm 1988, bằng cách
sửa đổi, bổ sung một số điều không còn phù hợp để giải quyết những vấn đề quan
trọng trong việc quản lý và sử dụng đất đai (Nguyễn Văn Khánh, 2013).


6


Luật đất đai 2003 là đạo luật thứ ba về đất đai của nước ta sau Luật đất đai 1988 và
1993. Ngoài ra, từ 1993 đến 2003, Luật Đất đai còn có 2 lần sửa đổi vào các năm 1998
và 2001. Hoàn thiện cơ sở pháp luật đất đai là nhiệm vụ của Nhà nước. Tuy nhiên,
nhiệm vụ này chưa theo kịp thực tiễn, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đây cũng là 1 trong 4 vấn đề lớn được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI. Điều 19 Hiến pháp năm 1980 đã quy định đất đai
thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1988, 1993; Hiến pháp 1992; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998, 2001 chưa làm rõ nội hàm “sở
hữu toàn dân”. Phải đến Luật đất đai 2003, “sở hữu toàn dân” mới được làm rõ một
bước khi quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai (Nguyễn Văn
Khánh, 2013).
Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013, Luật này sẽ có hiệu
lực kể từ 01/7/2014. So với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14
chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những
tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003. Đây là đạo
luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu
hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân.Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế
thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật đất
đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm
tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003 ( />1.3 Hoạt động thanh tra
1.3.1 Khái niệm
 Khái niệm về thanh tra
 Thanh tra: tiếng anh – Inspect xuất phát từ gốc Latinh (In-Spectare) có nghĩa là
“nhìn vào bên trong” chỉ “một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định”.
 Theo từ điển tiếng việt thì Thanh tra và kiểm tra: (cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền) xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn
những gì trái với quy định; kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá nhận xét.

 Khái niệm được cụ thể trong luật thanh tra năm 2010: thanh tra nhà nước là
hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7


Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng không thể
thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn
chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện
các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh.
Thanh tra, kiểm tra đất đai là một nội dung đã được đưa vào công tác quản lý nhà nước
về đất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980. Lúc đó, nội dung này
được quy định là "Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất" Luật
Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 quy định nội dung này là "Thanh tra việc chấp hành
các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai". Đến Luật Đất đai 2003, nội dung này
được hoàn thiện thành "Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật
về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai". Với quy định ở Luật Đất đai 2003
như vậy Nhà nước không chỉ thanh tra mà còn kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai ()
 Khái niệm về thanh tra đất đai


Theo Điều 132 Luật đất đai năm 2003 quy định: Thanh tra đất đai là thanh tra

nhà nước theo chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất
đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra đất đai tại địa phương.
 Hoạt động thanh tra đất đai là một trong những chức năng cơ bản của quá trình
quản lý nhà nước, nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của

hoạt động quản lý nhà nước (Đặng Như Hiển, 2007).
1.3.2 Tổ chức và chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước
 Tổ chức của cơ quan thanh tra nhà nước:
Luật Thanh tra 2010 không phân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước được
thành lập theo cấp hành chính và tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước theo ngành, lĩnh
vực mà chỉ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra. (Luật thanh tra 2010,
điều 4).
 Cơ quan thanh tra nhà nước:


Thanh tra chính phủ.



Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ).

8


 Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra
tỉnh).


Thanh tra sở.



Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh

tra huyện).

 Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như một số tổng
cục, cục thuộc bộ, chi cục sơ (Luật thanh tra 2010, điều 29).
 Chức năng của cơ quan thanh tra nhà nước:
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực
hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật.
1.3.3 Nội dung, nguyên tắc và mục đích thanh tra
 Nội dung của thanh tra:
 Lê Nin chỉ rằng “phải kiểm tra con người và thực tế công việc”.Thanh tra thực
tế công việc là thanh tra việc thực hiên chính sách, pháp luật, thanh tra việc thực hiện
các nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước giao cho cơ quan, địa phương đơn vị (Đinh Văn
Thóa, 2008).
 Thanh tra con người là thông qua việc thực hiện chính sách, pháp luật, các
nguyên tắc quản lý của nhà nước mà đánh giá cán bộ, trên cơ sở đó giúp họ phát hiện
mặt tốt khắc phục mặt chưa tốt (Đinh Văn Thóa, 2008).
 Tóm lại, nội dung của thanh tra là: “Thanh tra việc thực hiện các chính sách
pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của nhà nước”.
 Nội dung thanh tra đất đai bao gồm: Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai
của Uỷ ban nhân dân các cấp và Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của
người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
 Nguyên tắc của thanh tra gồm:


Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân

chủ, kịp thời.
9



 Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
 Mục đích của thanh tra
 Mục đích của thanh tra là nhằm phát hiện nhân tố tích cực, phòng ngừa, ngăn
chặn, xử lý các sai phạm để góp phần thúc đẩy hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.
 Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 2, Luật thanh tra
2010).


Xác định nguyên nhân, nguồn gốc phát sinh các khiếu kiện về đất đai, qua đó,

kiến nghị các biện pháp hữu hiệu để giải quyết và giảm thiểu việc khiếu kiện về đất đai
trên địa bàn Tỉnh.
1.3.4 Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra
Khi tiến hành một cuộc thanh tra phải tuân thủ theo 3 bước:
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra
Chuẩn bị thanh tra được tính từ khi có quyết định thanh tra đến khi đoàn thanh tra
công bố quyết định thanh tra tại cơ quan đối tượng thanh tra. Các công việc bước này
gồm:
Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra
Ra quyết định thanh tra:
 Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế hoạch

thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ
quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá nhân, đơn vị
chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra.

10


×