Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

môi trường sinh thái và sử dụng đất phèn trong nông nghệp vùng bán đảo cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

THÁI THÀNH DƢ

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
PHÈN TRONG NÔNG NGHỆP VÙNG
BÁN ĐẢO CÀ MAU

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------------------------

MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
PHÈN TRONG NÔNG NGHỆP VÙNG
BÁN ĐẢO CÀ MAU

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:
NGUYỄN THỊ HÀ MI
VÕ QUANG MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


THÁI THÀNH DƢ
MSSV: 4115010
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K37

Cần Thơ – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU ”
Sinh viên thực hiện: Thái Thành Dƣ

MSSV: 4115010

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
......................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI
Xác nhận đề tài:
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU ”
Sinh viên thực hiện: Thái Thành Dƣ

MSSV: 4115010

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
....................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Trƣởng Bộ Môn

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“MÔI TRƢỜNG SINH THÁI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT PHÈN TRONG NÔNG
NGHIỆP VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU ”
Do sinh viên Thái Thành Dƣ (MSSV: 4115010) thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
ngày….tháng ..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................

Cần Thơ, ngày.... tháng.... năm ......
Chủ tịch hội đồng

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Thái Thành Dƣ
Giới tính: Nam
Ngày Sinh: 27/10/1990
Nơi sinh: huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ
Quê quán: Ngã Bảy, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
Ngành học: Quản lý đất đai
Nơi học: Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Thái Văn Thảo, Sinh năm: 1945
Nghề nghiệp: (đã mất)
Họ và tên mẹ: Tăng Thị Anh, Sinh năm: 1948
Nghề nghiệp: nội trợ

iv



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu
khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ký tên

Thái Thành Dƣ

v


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng, tôi đã nhận đƣợc sự dạy dỗ tận tình của
quý thầy quý cô, đƣợc quý thầy quý cô truyền đạt những kiến thức chuyên môn và
những kinh nghiệm trong cuộc sống, đó là hành trang giúp tôi vững bƣớc và hoàn
thành tốt nhiệm vụ trong công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn:
- Thầy Võ Quang Minh và cô Nguyễn Thị Hà Mi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
- Cô Võ Thị Song Bình là cố vấn học tập đã hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trƣờng.
- Quý thầy, quý cô và tập thể nhà trƣờng đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt kiến
thức cho em trong thời gian học tập tại trƣờng.
- Quý thầy, quý cô, quý anh chị trong Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã nhiệt tình giúp
đỡ, cung cấp những kiến thức chuyên môn.

- Tôi xin cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập tại trƣờng.
- Và cuối cùng con xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ kính yêu. Con rất biết ơn cha
mẹ đã sinh ra và nuôi nấng dạy dỗ con nên ngƣời. Con xin kính chúc mẹ dồi dào sức
khỏe và sống lâu trăm tuổi.
- Xin kính chúc quý thầy, quý cô Bộ môn Tài nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng &
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc dồi dào sức khỏe và công
tác tốt.
Xin chân thành cảm ơn!

vi


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ............................................................... I
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI ................................................................. II
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO .............................................................. III
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................. IV
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... V
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. VI
MỤC LỤC ..................................................................................................................VII
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... IX
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... X
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... XI
TÓM LƢỢC ...............................................................................................................XII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... XIII
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................1
1.1 Đất đai .......................................................................................................................1
1.1.1 Khái niệm về đất đai ...........................................................................................1
1.1.2 Vai trò của đất đai .............................................................................................1

1.1.3 Sử dụng đất đai ..................................................................................................2
1.2 Môi trƣờng sinh thái................................................................................................2
1.2.1 Khái niệm ............................................................................................................2
1.2.2 Vấn đề môi trường sinh thái ngày nay ...............................................................2
1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu ......................................................................................4
1.3.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................................4
1.3.2 Kinh tế - xã hội ...................................................................................................4
1.3.3 Giáo dục .............................................................................................................5
1.3.4 Y tế ......................................................................................................................5
1.3.5 Giao thông ..........................................................................................................5
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .................................................7
2.1 Phƣơng tiện nghiên cứu ..........................................................................................7
2.2 Phƣơng pháp thực hiện ...........................................................................................7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................7
2.2.2 Phương pháp tổng hợp .......................................................................................7
2.2.3 Phương pháp đánh giá .......................................................................................7
2.2.4 Phương pháp GIS ...............................................................................................8
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................10
vii


3.1 Mô trƣờng sinh thái ...............................................................................................10
3.1.1 Tài nguyên khí hậu ...........................................................................................10
3.1.2 Tài nguyên đất ..................................................................................................14
3.1.3 Tài nguyên nước ...............................................................................................21
3.2 Hiện trạng canh tác nông nghiệp vùng BĐCM ..................................................29
3.3 Phân vùng đất phèn vùng BĐCM ........................................................................35
3.4 Sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng BĐCM ............................................45
3.4.1 Mô hình trồng khóm (dứa)................................................................................45
3.4.2 Mô hình trồng mía ............................................................................................47

3.4.3 Mô hình tiêu dưới tán tràm...............................................................................51
3.4.4 Mô hình trồng mãng cầu xiêm ..........................................................................54
3.4.5 Mô hình rừng tràm – cá đồng...........................................................................55
3.4.6 Mô hình lúa – cá ..............................................................................................58
3.4.7 Mô hình tôm sú luân canh với trồng lúa ..........................................................64
3.5 Các biện pháp cải tạo đất phèn ............................................................................69
3.5.1 Dùng nước để ém phèn .....................................................................................69
3.5.2 Cải tạo đất phèn bằng tiêu ngầm .....................................................................69
3.5.3 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp hoá học........................................................70
3.5.4 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp lên liếp.........................................................70
3.5.5 Trồng cây để cải tạo đất phèn ..........................................................................71
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................72
4.1 Kết luận ..................................................................................................................72
4.2 Kiến nghị ................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ CHƢƠNG ...........................................................................................................76

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASS


Acid sulphate soils

Đất phèn

BĐCM

Bán đảo Cà Mau

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Food and Agricultural

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp

Organization

Liên Hiệp Quốc
Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên

MT&TNTN

nhiên
WRB

World Reference Based


Cơ sở tham khảo thế giới

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QL – PH

Quản Lộ - Phụng Hiệp

ix


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Bảng phân loại và diện tích đất vùng BĐCM theo tỉnh

15

3.2

Bảng kiểu sử dụng đất nông nghiệp và diện tích vùng BĐCM


34

theo tỉnh
3.3

Các loại đất phèn vùng phèn trũng sông Hậu

36

3.4

Các loại đất phèn vùng phèn mũi Cà Mau

38

3.5

Các loại đất phèn vùng phèn U Minh

39

3.6

Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng phèn mũi

41

Cà Mau
3.7


Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng phèn U

42

Minh
3.8

Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp vùng phèn trũng

43

sông Hậu
3.9

Lịch thời vụ trồng mía

48

3.10

Lịch thời vụ mô hình lúa – cá

60

3.11

Lịch thời vụ mô hình lúa – tôm

65


x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

1.1

Bản đồ vị trí tự nhiên vùng Bán đảo Cà Mau

6

2.1

Sơ đồ thực hiện

9

3.1

Bản đồ đẳng trị lƣợng mƣa năm đồng bằng sông Cửu Long

13


3.2

Bản đồ đất vùng BĐCM

24

3.3

Bản đồ hệ thống sông ngòi vùng BĐCM

22

3.4

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng BĐCM năm 2011

30

3.5

Bản đồ phân vùng đất phèn vùng BĐCM

35

3.6

Bản đồ đất phèn vùng BĐCM

35


3.7

Hình minh họa ruộng khóm

45

3.8

Hình minh họa canh tác mía

51

3.9

Vƣờn Hồ tiêu dƣới tán tràm trên đất phèn huyện Long Mỹ của ông Dƣơng 52
Thanh Bình

3.10

Ông Hoàng bên cây mãng cầu xiêm đang cho trái

54

3.11

Ảnh minh họa mô hình tràm – cá đồng

55

3.12


Mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá

58

3.13

Mô hình lúa – tôm của HTX Hòa Lời, Ngọc Đông

66

xi


TÓM LƢỢC
Bán đảo Cà Mau là một vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn thuộc ĐBSCL. Ngày nay
với sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhiều biện pháp cải tạo đất cũng nhƣ hệ thống
thủy lợi phát triển nhanh chóng nên việc sử dụng đất phèn không còn là vấn đề khó
khăn. Tuy nhiên việc canh tác trên đất phèn vẫn chƣa đem lại hiệu quả cao. Vì vậy đề
tài đƣợc thực hiện để tìm hiểu về môi trƣờng sinh thái và hiệu quả của các mô hình
canh tác mới trên đất phèn. Bằng các phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá để đƣa
ra những thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu từ các tài liệu, báo cáo khoa học,
báo, tạp chí trong và ngoài nƣớc, đồng thời kết hợp với một số nghiên cứu của một số
thầy, cô cung cấp. Kết quả cho thấy một số mô hình nhƣ mía, khóm, tiêu dƣới tán
tràm, lúa – tôm, lúa – cá, tràm – cá cho hiệu quả khá cao nên có thể đƣợc nhân rộng.
Trình độ canh tác còn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn theo phong trào nên tình trạng
đƣợc mùa mất giá thƣờng xuyên xảy ra.

xii



MỞ ĐẦU
Bán đảo Cà Mau là một vùng rộng lớn chiếm 1,6 triệu ha trên tổng số 4 triệu ha của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm một phần thành phố Cần Thơ, một phần
tỉnh Kiên Giang và gần trọn vẹn tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh
Cà Mau. Bán đảo Cà Mau gồm vùng hữu ngạn sông Hậu cho tới mũi Cà Mau. Đây là
vùng đất thấp, địa hình cao ở phía biển (Biển Đông và Biển Tây), thấp dần về phía nội
địa, tạo thành các vùng trũng, các đầm lầy ở phần giữa. BĐCM là vùng duyên hải của
các tỉnh giáp với Biển Đông và Vịnh Kiên Giang. Tiểu vùng này chịu tác động về môi
trƣờng tự nhiên của mực nƣớc biển dâng trực tiếp nhất. Hệ sinh thái bãi triều và rừng
ngập mặn qua gánh chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò đệm giảm sóng, phòng hộ và
giữ đất. Tình hình xói lở đƣờng bờ sẽ mạnh hơn. Tình hình bồi lắng ở các cửa sông sẽ
thay đổi. Đƣờng ranh với tiểu vùng nằm giữa sông Tiền, sông Hậu sẽ bị đẩy lên về
phía nguồn.
Bán đảo Cà Mau có đủ các vùng đất có nƣớc ngọt, đất nƣớc lợ, đất than bùn, đất
nhiễm mặn và đất nhiễm phèn. Đất phèn phân bố ở vùng trũng trung tâm bản đảo Cà
Mau và chiếm diện tích khá lớn trong vùng. Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất
rất chua trị số pH thƣờng nhỏ hơn 4,0, trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng
nhƣ (Al3+, Fe3+, CH4, H2S...). Đất có độ phì khá thấp, hoạt động của vi sinh vật khá
yếu. Đất phèn là loại đất xấu, ít có khả năng canh tác nông nghiệp. Nhƣng đất phèn lại
là nhóm đất chiếm diện tích khá lớn trong vùng, việc canh tác nông nghiệp trên đất
phèn trong thời gian qua chƣa đem lại hiệu quả cao.
Việc sử dụng đất phèn ở vùng Bán đảo Cà Mau phải đƣợc thực hiện một cách hợp lí
để đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy đề tài: “Môi trường sinh thái và sử dụng đất
phèn trong nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau” đƣợc chọn để thực hiện với mục
tiêu:
- Xác định môi trƣờng đất, nƣớc, khí hậu vùng Bán đảo Cà Mau.
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp vùng Bán đảo Cà Mau.
- Đề xuất các kỹ thuật cải thiện năng suất cây trồng ở các vùng đất khó khăn.


xiii


CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đất đai
1.1.1 Khái niệm về đất đai
- Theo FAO (1976), trích trong Lê Quang Trí (2010), đất đai bao gồm điều kiện tự
nhiên, khí hậu, địa hình, đất, nƣớc và thực vật trong phạm vi ảnh hƣởng đến tiềm năng
sử dụng đất đai. Điều đó còn bao gồm các hoạt động của con ngƣời trong quá khứ và
hiện tại.
- Định nghĩa đất đai: Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một
vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay
có chu kỳ dự đoán đƣợc trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng đứng từ trên
xuống dƣới trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nƣớc, quần thể thực vật
và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con ngƣời trong việc sử dụng đất đai
ở quá khứ, hiện tại và trong tƣơng lai” (Lê Quang Trí, 1996), trích trong Lê Quang Trí
(2010).
- Tuy nhiên đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về môi trƣờng ở Rio de Janero,
Brazil (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học đƣợc hiểu theo nghĩa rộng thì xác
định đất đai là “ diện tích cụ thể trên bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của
môi trƣờng sinh thái ngay trên bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng
địa hình, mặt nƣớc (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với
nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái
định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nƣớc, hay hệ thống thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa…) (UN 1994),
trích trong Lê Quang Trí (2010).
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố đất đai của khu dân
cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninhvà quốc phòng (Luật đất đai,
1993), trích trong Lê Quang Trí (2010).

1.1.2 Vai trò của đất đai
Đất đai là tài sản quốc gia, là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, là đối tƣợng lao động đồng thời
cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và các hệ
sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân (Lê Quang Trí,
2010).
Theo FAO (1995), trích trong Lê Quang Trí (2010), các chức năng của đất đai đối với
hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài ngƣời đƣợc thể hiện qua các mặt sau:
1


sản xuất, môi trƣờng sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung
cấp nguồn nƣớc, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống;
bảo tồn lịch sử; vật mang sự sống; phân vi lãnh thổ.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của
con ngƣời, vừa là đối tƣợng lao động (cho môi trƣờng để tác động nhƣ: xây dựng nhà
xƣởng, bố trí máy móc, làm đất…), vừa là phƣơng tiện lao động (cho công nhân nơi
đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc…). Nhƣ vậy, đất không phải là đối tƣợng của
từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta.
Đất là điều kiện vật cất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp theo của loài
ngƣời. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục
Địa chính, 1996) trích trong Lê Quang Trí (2010).
1.1.3 Sử dụng đất đai
Theo Lê Quang Trí (2010), đánh giá đất đai bao gồm sự liên quan giữa những đơn vị
đất đai đến một kiểu sử dụng đất đai riêng biệt trong một vùng nhất định đang nghiên
cứu. Những loại sử dụng đất đai này có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là loại sử dụng chính
trong sử dụng đất đai hay nói chi tiết hơn là kiểu sử dụng đất đai.
Kiểu sử dụng đất đai là một loại riêng biệt trong sử dụng đất đai và đƣợc mô tả dƣới
dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trƣng chính. Những đặc trƣng chính này đƣợc chọn
lọc ra dựa trên cơ sở có liên quan trực tiếp đến khả năng cho sản lƣợng cây trồng của
đất đai.

1.2 Môi trƣờng sinh thái
1.2.1 Khái niệm
Theo Thanh Tâm (2011), môi trƣờng sinh thái là một mạng lƣới chỉnh thể có mối liên
quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nƣớc, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi
toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Con ngƣời và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên
nhiên. Thông qua quá trình lao động, con ngƣời khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên
nhiên. Cũng qua quá trình đó con ngƣời xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
1.2.2 Vấn đề môi trường sinh thái ngày nay
Theo Thanh Tâm (2011), sự suy thoái về môi trƣờng sinh thái toàn cầu hiện nay đƣợc
thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau:
Trƣớc hết là sự suy thoái tầng Ozon. Tầng Ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy
trái đất và có tác dụng nhƣ là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của
mặt trời chiếu xuống trái đất. Có thể nói nếu không có tầng Ozon thì sự sống của trái
đất không tồn tại (tầng Ozon hấp thụ 99% lƣợng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu
2


xuống trái đất). Tầng Ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái
đất, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con ngƣời. Nguyên
nhân gây ra suy thoái tầng Ozon là do các hợp chất Cacbon có chứa Flo hoặc Brôm.
Ƣớc tính hành năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi
trƣờng, chất này đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi.
Thứ hai là hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển đƣợc xem nhƣ là
một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái
đất tăng lên đƣợc gọi là hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tƣợng
này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hóa thạch, do sự giảm sút diện tích rừng
xanh…, lƣợng khí thải độc CO2, CH4, CFH3… vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Trong thế kỷ này, nhiệt độ trái đất tăng lên từ 0,30 oC đến 0,70 oC so với thế kỷ trƣớc.
Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lƣợng khí CO2 tăng lên hai lần thì

nhiệt độ tăng từ 1,5 oC đến 4,5 oC. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một
phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất.
Nhiệt độ trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lƣợng băng khổng lồ ở hai cực và làm cho
mực nƣớc biển dâng lên. Mực nƣớc biển dâng lên là nguy cơ đe dọa rất nhiều quốc gia
và đời sống hàng triệu dân trên thế giới.
Hiện tƣợng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng khác
không kém phần nguy hiểm đó là mƣa axit. Trong các chất khí thải vào khí quyển,đặc
biệt có SO2 và NO2 theo hơi nƣớc bốc lên cao, chúng bị oxi hóa và thủy phân tạo
thành axit, gặp lạnh mƣa xuống đất. Mƣa axit có tác hại rất lớn đến các hệ sinh thái
nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất
lƣợng cây trồng và vật nuôi. Mƣa axit còn làm ô nhiễm các đƣờng ống nƣớc uống và
sinh hoạt của con ngƣời và sinh vật, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và tính mạng con
ngƣời.
Ngoài ra sự suy thoái môi trƣờng còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nƣớc sạch. Tổng
lƣợng nƣớc trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lƣợng nƣớc ngọt chỉ chiếm trên
dƣới 3% và con ngƣời chỉ sử dụng đƣợc khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội.
Thế nhƣng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất…
Nhƣ các hóa chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dùng trong
nông nghiệp.
Đối với Việt Nam, tuy là một nƣớc nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hội ta
hiện nay chƣa vƣợt ra khỏi trình độ văn minh công nghiệp, thế nhƣng điều đó không
có nghĩa là không có hiểm họa sinh thái đe dọa.
3


Ở các nƣớc phát triển, hiểm họa sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ,
do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm họa sinh
thái là sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu.
Thiên nhiên nƣớc ta trƣớc đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây
giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tùy tiện vô trách nhiệm,

thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nguyên nhân chính là do du canh du cƣ, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng
thủy điện…
Ô nhiễm môi trƣờng cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt,
chất độc hại của quá trình sản xuất không đƣợc xử lý nghiêm túc mà đƣa trực tiếp vào
môi trƣờng, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trƣờng sinh thái. Khu công nghiệp Biên Hòa
I hằng ngày xả ra sông Đồng Nai khoảng 20.000 m3 nƣớc thải nhiễm bẩn và thải lƣợng
chất rắn 260 – 300 tấn/ 1 tháng… Ấy là chƣa kể khu công nghiệp nghiệp Biên Hòa II.
Nồng độ bụi ở đô thị vƣợt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Khí thải CO2 vƣợt chỉ tiêu
cho phép từ 1,5 – 2,5 lần.
Ngoài ra vấn đề khai thác mỏ, vật liệu xây dựng, vàng, đá quý… chính thức và tự do
cũng đã và đang làm hủy hoại môi trƣờng sinh thái. Việc sử dụng mìn khai thác ở
nhiều lĩnh vực đang làm phá sự cân bằng về hệ sinh thái môi trƣờng.
1.3 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý
Bán đảo Cà Mau là một vùng rộng lớn chiếm 1,6 triệu ha trên tổng số 4 triệu ha của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm một phần thành phố Cần Thơ, một phần
tỉnh Kiên Giang và gần trọn vẹn tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu và tỉnh
Cà Mau. Bán đảo Cà Mau gồm vùng hữu ngạn sông Hậu cho tới mũi Cà Mau.
Vùng BĐCM gồm có 6 tiểu vùng là: Tây sông Hậu, U Minh Thƣợng, U Minh Hạ,
Quản Lộ – Phụng Hiệp, Nam Cà Mau và ven biển Bạc Liêu – Vĩnh Châu.
1.3.2 Kinh tế - xã hội
Về mặt kinh tế – xã hội, khu vực I tại đây, đã thích ứng từ trƣớc với điều kiện ngập
theo triều và nhiễm mặn hầu nhƣ quanh năm, sẽ thay đổi theo hƣớng “kinh tế nƣớc
mặn” là chính. Vùng sản xuất lúa sẽ bị thu hẹp lại. Khu vực II, khu vực III và đời
sống, sinh hoạt của ngƣời dân sẽ khó khăn hơn do độ ngập tăng và khan hiếm nguồn
nƣớc ngọt. Nguồn nƣớc ngọt tại đây chỉ trông chờ vào nƣớc mƣa và nƣớc ngầm. Đầu
tƣ cho cơ sở hạ tầng để tôn cao và bảo vệ công trình sẽ tốn kém không ít. Vì những lý
do đó, một bộ phận dân cƣ có thể sẽ dịch chuyển ra ngoài tiểu vùng. Vấn đề lớn nhất
của tiểu vùng là bảo vệ các thành quả của lao động quá khứ.

4


1.3.3 Giáo dục
Nhìn chung hệ thống giáo dục tại bán đảo Cà Mau, có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, bao
gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tƣợng khác
nhau. Đặc biệt thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL nên tập trung rất
nhiều trƣờng đại học, cao đẳng hàng đầu của khu vực.
1.3.4 Y tế
Tình hình y tế tại BĐCM nhìn chung cũng khá phát triển hầu hết các đơn vị hành
chính các cấp điều có xây dựng các bệnh viện hay những trung tâm y tế, trạm y tế để
phục vụ cho cuộc sống của ngƣời dân.
Theo Tổng cục Thống kê (2013), tính đến năm 2013 toàn vùng đã có 501 cơ sở y tế
trong đó có 57 bệnh viện, 21 phòng khám khu vực, 1 bệnh viện điều dƣỡng và phục
hồi chức năng và 419 trạm y tế xã, phƣờng, cơ quan, xí nghiệp:
- Cần Thơ: Có 103 cơ sở y tế trục thuộc Sở Y tế. Trong đó có 17 bệnh viện và 85 trạm
y tế xã, phƣờng, cơ quan, xí nghiệp.
- Hậu Giang: Toàn tỉnh có 85 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 9
bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực và 67 trạm y tế xã, phƣờng, cơ quan, xí
nghiệp.
- Sóc Trăng: Trên địa bàn tỉnh có 122 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong
đó có 11 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 109 trạm y tế xã, phƣờng, cơ
quan, xí nghiệp.
- Bạc Liêu: Trên địa bàn tỉnh có 74 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong
đó có 7 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực và 64 trạm y tế xã, phƣờng, cơ
quan, xí nghiệp.
- Cà Mau: Trên địa bàn tỉnh có 117 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong
đó có 13 bệnh viện, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 1 bệnh viện điều dƣỡng và phục
hồi chức năng và 94 trạm y tế xã, phƣờng, cơ quan, xí nghiệp.

1.3.5 Giao thông
Giao thông trong vùng phát triển tƣơng đối hoàn chỉnh với các tuyến quốc lộ nối liền
các tỉnh trong vùng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Quốc lộ
Nam sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp, Quốc lộ 60, Quốc lộ 91C và Quốc lộ
63. Ngoài ra còn có rất nhiều đƣờng tỉnh lộ, đƣờng huyện, đƣờng đô thị, đƣờng ấp, xã,
khu phố. Với mạng lƣới sông ngòi chằng chịt nên giao thông đƣờng thủy trong vùng
cũng rất phát triển. Về phía hàng không thì thành phố Cần Thơ còn có Sân bay Cần
5


Thơ là sân bay lớn nhất khu vực ĐBSCL, phục vụ các tuyến bay quốc nội và các tuyến
bay quốc tế. Ngoài ra còn có sân bay Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau với các chuyến bay
Cà Mau – thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên Đất đai, khoa MTTNTN, Đại học Cần Thơ, 2014)

Hình 1.1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu

6


CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1 Phƣơng tiện nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện đề tài: Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trƣờng và Tài
Nguyên Thiên Nhiên, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
- Địa điểm nghiên cứu: địa phận vùng Bán đảo Cà Mau.
- Thời gian thực hiện: Từ 08/2014 đến 12/2014
- Máy vi tính, sổ ghi chép và một số văn phòng phẩm hỗ trợ khác.
- Các phần mềm nhƣ Microsoft Word, Microsoft Excel, MapInfo Professional 10.5…
- Bản đồ.

2.2 Phƣơng pháp thực hiện
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập các tài liệu về môi trƣờng sinh thái, quản lý nguồn tài nguyên đất, nƣớc,…
tài liệu về việc sử dụng đất phèn, hiện trạng sử dụng đất phèn ở vùng Bán đảo Cà Mau
từ sách, báo, tạp chí,…
- Thu thập tài liệu, ảnh, bản đồ:
+ Bản đồ hành chính các tỉnh nằm trong vùng nghiên cứu của các thầy cô trong khoa.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các tỉnh ở Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
+ Bản đồ thổ nhƣỡng các tỉnh vùng nghiên cứu trong các báo cáo, nghiên cứu khoa
học nhằm xác định các vùng đất phèn.
+ Các kiểu sử dụng trên đất phèn trong nông nghiệp ở vùng Bán đảo Cà Mau.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp
- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, số liệu, tài liệu, bản đồ,… về môi trƣờng sinh thái
vùng Bán đảo Cà Mau.
- Tổng hợp nghiên cứu, tài liệu liên quan đến các vùng đất phèn ở trên vùng nghiên
cứu.
- Tổng hợp tài liệu, số liệu, bản đồ, ảnh,… liên quan đến tình hình quy hoạch sử dụng
đất nông nghiệp trên đất phèn ở vùng nghiên cứu.
2.2.3 Phương pháp đánh giá
- Đánh giá độ tin cậy, chính xác, tác giả của các tài liệu, số liệu,… qua mạng internet,
sách, báo, tạp chí khoa học.
7


- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng sinh thái, đƣa ra nhận xét cho thực trạng môi trƣờng
sinh thái của vùng nghiên cứu.
2.2.4 Phương pháp GIS
- Chồng lấp các bản đồ
- Phân loại các thuộc tính.
- Phân tích dữ liệu: Tìm kiếm, vùng đệm, nội suy, tính diện tích.

- Biên tập bản đồ
2.3 Nội dung nghiên cứu
Bƣớc 1: Thu thập các số liệu, bản đồ ở các cơ quan của huyện, tỉnh nhƣ Phòng Tài
nguyên Môi trƣờng các huyện, các tỉnh thuộc vùng Bán đảo Cà Mau, Khoa Môi
trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí:
+ Môi trƣờng sinh thái vùng Bán đảo Cà Mau (đất, nƣớc, khí hậu,…)
+ Bản đồ hành chính các tỉnh thuộc vùng nghiên cứu.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL.
+ Vị trí các vùng đất phèn.
+ Tình hình sử dụng đất trong nông nghiệp trên đất phèn.
+ Các kiểu sử dụng đạt hiệu quả cao trên đất phèn.
Bƣớc 2: Tổng hợp số liệu, tài liệu, ảnh, bản đồ,… thu thập đƣợc. Tiến hành phân tích,
xử lý số liệu có đƣợc.
Bƣớc 3: Tổng hợp, so sánh, đánh giá các số liệu có đƣợc. Xác định đƣợc các vùng đất
phèn, thuận lợi khó khăn trong việc sử dụng đất phèn trong nông nghiệp ở vùng
nghiên cứu, xác định kiểu sử dụng hiệu quả cho việc sử dụng đất phèn.
Bƣớc 4: Viết bài luận văn.

8


THU THẬP SỐ LIỆU

Thu thập
ảnh, bản đồ

Qua các
sách, báo,
nghiên cứu


Bản đồ hành
chính các
tỉnh thuộc
vùng nghiên
cứu

TỔNG HỢP – XỬ LÝ
Xử lý số
liệu, tài liệu
đã thu thập

Chồng lấp,
xử lý, biên
tập bản đồ

SO SÁNH – ĐÁNH GIÁ

Môi trƣờng
sinh thái
vùng bán
đảo Cà
Mau

Hiện trạng
sản suất
nông
nghiệp

Các mô
hình canh

tác đạt hiệu
quả cao,
trên dất
phèn

HOÀN CHỈNH LUẬN VĂN
Hình 2.1: Sơ đồ thực hiện

9

Các kỹ
thuật cải
thiện năng
suất cây
trồng


CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô trƣờng sinh thái
3.1.1 Tài nguyên khí hậu
Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính chất nhiệt đới, nóng và ẩm, chịu ảnh hƣởng của gió
mùa khá toàn diện, mỗi năm có hai mùa chính là mùa mƣa và mùa nắng.
Nhiệt độ
Theo Lê Tuấn Anh (2004), nhiệt độ ở ĐBSCL cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình của
khu vực là 26 – 27 oC, biến thiên nhiệt độ trung bình là 3 – 5 oC. Tổng nhiệt độ trung
bình hàng năm là 7.500 oC, tối đa khoảng 9.000 – 10.000 oC. Tổng bức xạ hàng năm là
khoảng 140 – 150 Kcal/cm2/năm.
Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), do ĐBSCL có nền
bức xạ cao và địa hình khá bằng phẳng nên nhiệt độ phân bố tƣơng đối đều với nhiệt
độ không khí trung bình năm biến đổi trong phạm vi (26 – 29 oC). Nhiệt độ không khí

cao nhất tuyệt đối có thể lên tới (38 – 40 oC). Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối
khoảng (14 – 16 oC).
Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long
(2011), nhiệt độ trung bình dao động từ khoảng 27 – 28 oC. Có thể tháng có nhiệt độ
thấp nhất (trung bình 25,5 oC) và tháng nóng nhất là tháng 4 (28 oC). Nhiệt độ phân bố
tƣơng đối đồng đều trên toàn khu vực.
Chế độ nắng
Theo Lê Tuấn Anh (2004), tổng số giờ nắng ở ĐBSCL hàng năm khoảng 2.000 giờ.
Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3 có 8 – 9 giờ/ngày, tháng có giờ nắng
thấp nhất là tháng 8 – 9 có 4,5 – 5 giờ/ngày.
Theo Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (2010), bức xạ tổng có trung
bình năm khoảng (150 – 160) kcal/cm2. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2.000 –
2.800 giờ.
Theo Dự án Việt Nam – Hà Lan Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long
(2011), ĐBSCL có số giờ nắng trung bình là 6 giờ mỗi ngày (khoảng 2000 – 2500 giờ
mỗi năm). Tháng 2, 3 có số giờ nắng cao nhất 8 – 9 mỗi ngày, tháng 8, 9 có số giờ
nắng thấp nhất trung bình 4,6 – 5,3 giờ mỗi ngày.
Chế độ bốc hơi
Theo Lê Tuấn Anh (2004), bốc hơi khoảng 1.000 – 1.100 mm/năm, tập trung vào
tháng 2, tháng 3, tháng 4, chủ yếu từ 12 – 14 giờ.
10


×