Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

nghiên cứu các quy định của nhà nước về quản lý đô thị hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.54 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

TÔ QUỐC TRÍ

NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY

LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Tô Quốc Trí


PGS.TS.Võ Quang Minh

MSSV: 4115101
Lớp Quản Lý Đất Đai K37

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY”

Sinh viên thực hiện: Tô Quốc Trí

MSSV: 4115101

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm…

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY”
Sinh viên thực hiện: Tô Quốc Trí

MSSV: 4115101

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng

& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm…
Cán bộ hƣớng dẫn

Võ Quang Minh

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o----

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƢỚC
VỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ HIỆN NAY”
Do sinh viên Tô Quốc Trí (MSSV: 4115101) thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
ngày….tháng..... năm ......

Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................

Cần Thơ, ngày... tháng... năm ......
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trƣớc đây.

Cần Thơ, ngày.....tháng......năm...
Sinh viên thực hiện

Ký tên

Tô Quốc Trí

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Tô Quốc Trí
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 25/12/1993
Nơi sinh: Xã Bình Phƣớc Xuân, Huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang
Quê quán: Xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trƣờng Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Tô Văn Nhanh
Họ và tên mẹ: Lê Thị Diễm
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2011, tại Trƣờng Trung Học Phổ Thông Huỳnh
Thị Hƣởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Vào học tại Trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2011, ngành học Quản lý đất đai
Tốt nghiệp Kỹ sƣ chuyên ngành Quản lý đất đai năm 2015.

v


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập, rèn luyện và thực hiện đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em đến
nay đã đƣợc hoàn thành.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trƣờng
Đại học Cần Thơ, quý thầy cô khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên đã tận tình

dạy dỗ, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trƣờng. Đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Quang Minh là cán bộ trực tiếp hƣớng dẫn, đã
nhiệt tình đóng góp ý kiến quý báu và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn cô Phan Kiều Diễm và cô Nguyễn Thị Song Bình là cố vấn học tập đã quan tâm
chỉ dẫn em học tập và rèn luyện trong suốt những năm học tập tại môi trƣờng đại học.
Em xin cảm ơn tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 đã động viên, giúp đỡ trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng.
Cuối lời em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ, ngƣời đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tô Quốc Trí

vi


TÓM TẮT
Hiện nay, đất nƣớc ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh kéo theo
những quy định của nhà nƣớc gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý đô thị. Hệ
thống pháp luật của nƣớc ta về quản lý đô thị chƣa đáp ứng kịp thời để giải quyết
những khó khăn đó. Do đó, đề tài đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu về phân nhóm các
quy định đã đƣợc ban hành của nhà nƣớc về quản lý đô thị hiện nay và đề xuất giải
pháp để quản lý đô thị hiệu quả hơn.
Với phƣơng pháp thu thập số liệu với số liệu là các quy định của nhà nƣớc về quản lý
đô thị, sau đó tổng hợp, phân nhóm các quy định theo chức năng và đánh giá những
thuận lợi, khó khăn của các quy định khi áp dụng vào thực tiễn.
Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
- Tìm hiểu đƣợc các quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị và chia thành 4 nhóm
quản lý theo chức năng:
+ Quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng đô thị

+ Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị
+ Vệ sinh môi trƣờng và bảo về cảnh quan đô thị
+ Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Tìm hiểu đƣợc những thuận lợi, khó khăn qua phân tích, đánh giá các quy định về
quản lý đô thị. Từ đó, đề xuất những giải pháp để quản lý đô thị tốt hơn.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ................................................i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ................................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO .................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ......................................................................................................v
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................vi
TÓM TẮT..................................................................................................................... vii
MỤC LỤC ................................................................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH .......................................................................................................x
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................xi
DANH TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... xiii
CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................1
1.1 Khái quát chung về đô thị ......................................................................................1
1.1.1 Khái niệm .........................................................................................................1
1.1.2 Các đặc trƣng của đô thị ..................................................................................1
1.1.3 Phân loại đô thị ................................................................................................1
1.2 Quản lý đô thị .......................................................................................................14
1.2.1 Khái niệm quản lý đô thị ...............................................................................14
1.2.2 Đối tƣợng quản lý đô thị ................................................................................15

1.2.3 Mục đích của quản lý đô thị ..........................................................................15
1.2.4 Đặc trƣng của quản lý đô thị ..........................................................................16
1.2.5Thể chế quản lý đô thị ....................................................................................17
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP .............................................19
1.1 Phƣơng tiện ..........................................................................................................19
1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................................20
viii


3.1 Các quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị ......................................................20
3.1.1 Phân nhóm các quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị .............................22
3.1.2 Phân tích, đánh giá các quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị .................23
3.1.2.1 Quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng đô thị ..................................23
3.1.2.2 Lập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị ............................................27
3.1.2.3 Vệ sinh môi trƣờng và bảo vệ cảnh quan đô thị ......................................29
3.1.2.4 Quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị ...............................................................30
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý đô thị từ trung ƣơng đến địa phƣơng .............................31
3.2.1 Bộ xây dựng ...................................................................................................32
3.2.2 Sở xây dựng ...................................................................................................32
3.2.3 Phòng quản lý đô thị ......................................................................................32
3.3 Đề xuất giải pháp để quản lý đô thị hiệu quả .......................................................36
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................39
4.1 Kết luận ................................................................................................................39
4.2 Kiến nghị ..............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix



DANH SÁCH HÌNH
Tiêu đề

Hình

Trang

1.1

Khu đô thị Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh)

2

1.2

Một góc đô thị Cần Thơ

4

1.3

Cà Mau đô thị loại II ở Việt Nam

5

1.4

Sa Đéc nhìn từ trên cao


6

1.5

Một góc thị trấn Lấp Vò ( Đồng Tháp)

8

1.6

Một góc thị trấn Đak Đoa (Gia Lai)

9

3.1

Cơ cấu tổ chức quản lý đô thị từ trung ƣơng đến địa phƣơng

31

3.2

Cơ cấu tổ chức phòng quản lý đô thị

35

x


DANH SÁCH BẢNG


Bảng

Tiêu đề

Trang

1.1

Tổng hợp phân loại đô thị Việt Nam theo Nghị định
42/2009/NĐ/CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ

7

3.1

Các quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị

18

xi


DANH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

Kinh tế - xã hội

KT – XH
BOT

Built-Operation-Transfer

Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BT

Build Transfer

Xây dựng - chuyển giao

BXD

Bộ xây dựng

GTVT

Giao thông vận tải

UBND

Ủy ban nhân dân

NXB

Nhà xuất bản


xii


MỞ ĐẦU
Mức độ đô thị hóa đang tăng lên nhanh chóng ở Việt Nam. Bộ Xây dựng dự báo, đến
năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với số dân là 35 triệu ngƣời, đạt tỉ lệ đô thị hóa
38%. Dự báo xa hơn đến năm 2025 các con số này sẽ lần lƣợt là 1.000 đô thị, 52 triệu
dân và đạt tỉ lệ đô thị hóa tƣơng đƣơng mức 50%. Quá trình đô thị hoá mang lại nhiều
hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập trong quá trình quản lý
đô thị (Tạp chí Quy hoạch xây dựng, 2010).
Các đô thị đang gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của bùng nổ đô thị trên
mọi phƣơng diện, đặc biệt là công tác quản lý phát triển đô thị. Chính quyền đô thị tại
hầu hết các đô thị Việt Nam, điển hình là ở những đô thị lớn nhƣ Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với những thách thức của quá trình đô thị hóa nhanh
và phát triển, cụ thể là: sự phát triển mất cân đối, thiếu bền vững; năng lực quản lý
hành chính của chính quyền đô thị đã vƣợt quá khả năng điều hành của chính quyền
địa phƣơng; vấn đề an toàn xã hội, điều phối thu nhập và đói nghèo của đô thị.
Đô thị phát triển bền vững thƣờng phải đƣợc quan tâm trong suốt quá trình triển khai
xây dựng và hoạt động. Do đó, công tác quản lý đô thị phải đƣợc lƣu ý đặc biệt, khi
mà quy mô đô thị ngày càng tăng. Hiện nay, công tác quản lý đô thị mới thực sự đƣợc
đặt đúng vị trí và tầm quan trọng của nó trong phát triển đô thị. Một loạt các Luật,
Nghị định và các Văn bản dƣới luật, v.v... đƣợc ban hành đã phần nào đƣa quản lý đô
thị từng bƣớc nâng cao hiệu quả. Việc nhà nƣớc ban hành các quy định về quản lý đô
thị là hết sức cần thiết và có ý nghĩa, có thể vận dụng linh hoạt và phù hợp các quy
định này với điều kiện thực tế của từng đô thị, từng tỉnh thì sẽ quản lý và xây dựng đô
thị phát triển hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, luật pháp về đô thị chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ, pháp chế chƣa
nghiêm…. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp nghiêm trọng làm phát
sinh những hậu quả xấu. Công tác tổ chức và quản lý đô thị chƣa khoa học, chƣa đáp

ứng đƣợc yêu cầu. Dẫn đến nhiều đô thị phát triển thiếu đồng bộ, chƣa phản ánh rõ nét
bản sắc văn hóa, đặc trƣng của từng vùng miền, đặc thù sinh thái nhân văn trong quy
hoạch và kiến trúc đô thị đã vô tình lãng phí nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên
ban tặng. Vì vậy, những quy định của nhà nƣớc về quản lý đô thị cần có các nghiên
cứu xác định đƣợc những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng các quy định của nhà
nƣớc về quản lý đô thị nhằm đề xuất những giải pháp để tạo điều kiện cho công tác
quản lý đô thị ở nƣớc ta ngày càng phát huy đƣợc hiệu quả và các đô thị Việt Nam tiếp
tục phát triển mạnh mẽ và bền vững. Do đó đề tài “Nghiên cứu các quy định của nhà
nƣớc về quản lý đô thị hiện nay” đƣợc thực hiện với mục tiêu:
xiii


- Nghiên cứu và phân nhóm các quy định đã đƣợc ban hành của nhà nƣớc về quản lý
đô thị hiện nay.
- Đề xuất giải pháp để quản lý đô thị hiệu quả.

xiv


CHƢƠNG 1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát chung về đô thị
1.1.1 Khái niệm
Đô thị là một không gian cƣ trú của cộng đồng ngƣời sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1995).
Đô thị là điểm tập trung dân cƣ với mật độ, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, cơ sở
sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, của một vùng trong tỉnh hoặc trong
huyện (Thông tƣ 31/TTLT, 1990).
Đô thị là khu vực tập trung dân cƣ sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá

hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc
một vùng lãnh thổ, một địa phƣơng, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố;
nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn (luật quy hoạch đô thị, 2009).
1.1.2 Các đặc trưng của đô thị
Theo Nguyễn Đình Hƣơng và Nguyễn Hữu Đoàn (2003) thì các đặc trƣng của đô thị
nhƣ sau:
Các vấn đề xã hội luôn luôn tiềm ẩn: tội phạm, tệ nạn xã hội, thiên tai, hỏa hoạn, dịch
bệnh, ô nhiễm môi trƣờng…
Các thách thức về kinh tế luôn đƣợc đặt ra: cung cấp dịch vụ, đất đai, đảm bảo việc
làm, giao thông…
Cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hoặc đã đƣợc quy hoạch và hoàn chỉnh từng phần, mật độ
các công trình cao là những đặc trƣng cơ bản của đô thị. Cơ sở hạ tầng, mật độ dân số
cao và quy mô dân số là những yếu tố tạo ra những lợi thế, hiệu quả kinh tế về tính tập
trung của đô thị.
Cơ cấu lao động, sự phân công lao động theo hƣớng chuyên môn hóa cao là tiền đề cơ
bản của việc nâng cao năng suất lao động, là cơ sở đời sống kinh tế - xã hội đô thị.
Cấu trúc xã hội: xã hội công nghiệp khác làng, xã, ngƣời dân đô thị gắn với cuộc sống
thƣơng mại, công nghiệp.
1.1.3 Phân loại đô thị
Theo Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 7/5/2009, các đô thị
nƣớc ta là các khu dân cƣ tập trung có đủ hai điều kiện sau:
1


- Về cấp hành chính, đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn đƣợc các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền thành lập.
- Về trình độ phát triển,phải đạt những tiêu chuẩn sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
KT – XH của cả nƣớc hoặc một vùng lãnh thổ nhất định (nhỏ nhất là một tiểu vùng
trong huyện).

+ Quy mô dân số tối thiểu của nội thành, nội thị là 4000 ngƣời.
+ Có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động nội thành,
nội thị.
+ Có cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cƣ nội thành, nội thị tối thiểu phải
đạt 70% mức tiêu chuẩn,quy chuẩn đối với từng loại đô thị.
+ Có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của
từng đô thị, tối thiểu là 2000 ngƣời/km2 trở lên.
Ở Việt Nam, theo nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị thì đô thị đƣợc
phân thành 6 loại nhƣ sau:
* Đô thị loại đặc biệt

(Nguồn: Hữu Công, 2014)

Hình 1.1: khu đô thị Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh)
2


- Chức năng đô thị là Thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, tài chính,
hành chính, khoa học – kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, y tế, đầu mối giao thông,
giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nƣớc.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 5 triệu ngƣời trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thành từ 15.000 ngƣời/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu đạt 90% so với tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
+ Khu vực nội thành: đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh, bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng đô thị; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp
dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ bản đồng bộ mạng lƣới hạ tầng và

các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối phục vụ đô thị; hạn chế tối đa việc phát triển
các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ
nông thôn phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không
gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc
công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
* Đô thị loại I
- Chức năng đô thị: đô thị trực thuộc Trung ƣơng có chức năng là trung tâm kinh tế,
văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối
giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nƣớc. Đô thị trực thuộc tỉnh có
chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục –
đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc, có vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
- Quy mô dân số đô thị
+ Đô thị trực thuộc Trung ƣơng có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu ngƣời trở lên;
3


+ Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn ngƣời trở lên.
- Mật độ dân số bình quân khu vực nội thành
+ Đô thị trực thuộc Trung ƣơng từ 12.000 ngƣời/km2 trở lên;
+ Đô thị trực thuộc tỉnh từ 10.000 ngƣời/km2 trở lên.

(Nguồn: Kim Xuân, 2013)

Hình 1.2: Một góc đô thị Cần Thơ

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số
lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
+ Khu vực nội thành: nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh;
bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải
áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi
trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: nhiều mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn
chỉnh; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình
hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn phải đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ; bảo vệ
những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ
đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.

4


- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 50%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
* Đô thị loại II

(Nguồn: Huỳnh Lâm, 2013)

Hình 1.3: Cà Mau đô thị loại II ở Việt Nam
- Chức năng đô thị: Đô thị có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu
trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trƣờng hợp đô thị loại II là thành phố trực

thuộc Trung ƣơng thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ
thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu
trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nƣớc.
- Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn ngƣời trở lên. Trong trƣờng hợp đô
thị loại II trực thuộc Trung ƣơng thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn
ngƣời.
5


- Mật độ dân số khu vực nội thành. Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 ngƣời/km2 trở lên,
trƣờng hợp đô thị trực thuộc Trung ƣơng từ 10.000 ngƣời/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số
lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
+ Khu vực nội thành: đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh;
100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc
trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: một số mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng cơ bản đồng bộ; mạng lƣới
công trình hạ tầng tại các điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; hạn
chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các
không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có tổ hợp kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc gia.
* Đô thị loại III


(Nguồn: panoramio, 2014)

Hình 1.4: Sa Đéc nhìn từ trên cao
6


- Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành
chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu trong tỉnh
hoặc vùng liên tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng
trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 150 nghìn ngƣời trở lên
- Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị từ 6.000 ngƣời/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị tối thiểu đạt 75% so với
tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
+ Khu vực nội thành: từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn
chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc
đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành: từng mặt đƣợc đầu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ; hạn chế việc
phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng; mạng lƣới công trình hạ tầng tại các
điểm dân cƣ nông thôn cơ bản đƣợc đầu tƣ xây dựng; bảo vệ những khu vực đất đai
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh
quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản
lý kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40%
các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không
gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu
biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
* Đô thị loại IV
- Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính, khoa học – kỹ

thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lƣu của một vùng
trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một
vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn ngƣời trở lên.
- Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 ngƣời/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao
động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.
7


+ Khu vực nội thành: đã hoặc đang đƣợc xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn
chỉnh; các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc đƣợc
trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng;
+ Khu vực ngoại thành từng mặt đang đƣợc đầu tƣ xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo
vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục
vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bƣớc thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy
chế quản lý kiến trúc đô thị.

(Nguồn: baodongthap.com.vn, 2013)

Hình 1.5: Một góc thị trấn Lấp Vò (Đồng Tháp)
* Đô thị loại V
- Chức năng đô thị: Đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về kinh tế, hành
chính, văn hóa, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã.
- Quy mô dân số toàn đô thị từ 4 nghìn ngƣời trở lên.
- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 ngƣời/km2 trở lên.
8



- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu phố xây dựng tối thiểu đạt 65% so với
tổng số lao động.
- Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: từng mặt đã hoặc đang đƣợc xây dựng tiến tới
đồng bộ, các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải đƣợc áp dụng công nghệ sạch hoặc
đƣợc trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bƣớc thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy
chế quản lý kiến trúc đô thị.

(Nguồn: Hạ Vy, 2014)

Hình 1.6: Một góc thị trấn Đak Đoa (Gia Lai)

9


×