Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

thương mại nội ngành, trường hợp ngành da giày việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN TUẤN THANH

THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH – TRƯỜNG
HỢP NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

Tháng 11 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN TUẤN THANH
MSSV: 4114792

THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH – TRƯỜNG
HỢP NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHAN ANH TÚ


Tháng 11 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận “Thương mại nội ngành – trường hợp ngành da giày Việt
Nam” mang nhiều ý nghĩa nhất đối với tôi. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè, trường học và nhất là
người hướng dẫn.
Trước tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ủng hộ về tinh
thần và vật chất cho tôi trong suốt chặn đường đại học, tạo mọi điều kiện để
tôi có thể học hỏi và phát triển bản thân.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Lãnh Đạo Trường Đại Học Cần Thơ đã cung
cấp cho tôi môi trường học tập và rèn luyện tốt nhất, đặc biệt là thầy cô Khoa
Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình giảng dạy cho tôi nhiều kiến
thức môn học và cả kinh nghiệm thực tiễn trong suốt thời gian 4 năm đại học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Phan Anh
Tú đã hướng dẫn và giúp tôi rất nhiều từ khi bắt đầu đến khi tôi hoàn thành đề
tài này, cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báo và luôn tận tình, đầy nhiệt
huyết hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tuy nhiên do kiến thức của tôi còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót trong đề tài. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Kính gửi lời chúc sức khỏe - thành công!
Cần Thơ, ngày…..tháng ……năm….
Sinh viên thực hiện

Đoàn Tuấn Thanh


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày…..tháng ……năm…..
Sinh viên thực hiện

Đoàn Tuấn Thanh


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4 Lược khảo tài liệu .......................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......6
2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
2.1.1 Thương mại nội ngành là gì? ................................................................... 6
2.1.2 Đo lường thương mại nội ngành ............................................................. 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 26
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 26
2.2.3 Công thức tính ........................................................................................ 26
2.2.4 Mô hình ước lượng ................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH DA GIÀY
CỦA VIỆT NAM ............................................................................................ 30
3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu .................................................................... 30

3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................... 30
3.1.2 Nhân khẩu học ........................................................................................ 31
3.1.3 Văn hóa xã hội ........................................................................................ 31
3.1.4 Kinh tế .................................................................................................... 32
3.1.5 Chính trị pháp luật .................................................................................. 33
3.2 Phân tích thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam .................................. 34
3.2.1 Tổng quan về tình hình thương mại của Việt Nam ................................ 34
3.2.2 Một số nhóm hàng xuất khẩu chính........................................................ 35


3.2.3 Một số nhóm hàng nhập khẩu chính ....................................................... 39
3.3 Tổng quan về tình hình thương mại ngành da giày của Việt Nam ............ 41
3.3.1 Xuất khẩu ................................................................................................ 41
3.3.2 Nhập khẩu ............................................................................................... 45
3.4 Hiệp định TPP – cơ hội cho ngành da giày Việt Nam .............................. 47
3.4.1 Cơ hội ..................................................................................................... 47
3.4.2 Thách thức .............................................................................................. 49
3.4.3 Giải pháp để áp dụng TPP được hiệu quả .............................................. 50
3.5 Thực trạng về thương mại nội ngành da giày của Việt Nam..................... 52
3.5.1 Chỉ số thương mại nội ngành hàng giày dép .......................................... 52
3.5.2 Chỉ số thương mại nội ngành hàng vali – túi – xách ............................. 53
3.5.3 Chỉ số thương mại nội ngành hàng da thuộc và máy móc phục vụ cho
ngành da giày ................................................................................................... 55
3.5.4 Tổng hợp chỉ số thương mại nội ngành da giày Việt Nam .................... 55
3.5.5 Chỉ số thương mại nội ngành biên ngành da giày Việt Nam ................. 57
3.6 Các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành hàng giày dép của Việt
Nam.................................................................................................................. 58
3.6.1 Các giá trị thống kê mô tả ....................................................................... 58
3.6.2 Mối tương quan giữa các biến trong mô hình ........................................ 59
3.6.3 Kết quả mô hình ước lượng .................................................................... 59

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
HÀNG GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM ............................................................ 62
4.1 Về phía nhà nước ....................................................................................... 62
4.2 Về phía ngành da giày ............................................................................... 63
4.3. Về phía doanh nghiệp ............................................................................... 64
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: khuynh hướng tổ hợp đơn giản trong chỉ số GL ............................. 13
Bảng 2.2: Chỉ số GL khác nhau trong 2 phân nhóm ....................................... 14
Bảng 2.3: Chỉ số thương mại trước và sau khi tự do hóa thương mại ............. 15
Bảng 3.1: Thống kê xuất khẩu giày dép Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 tại
các thị trường chính ......................................................................................... 43
Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu túi xách, vali, ô dù Việt Nam 7 tháng đầu năm
2014 tại các thị trường chính ........................................................................... 44
Bảng 3.3: Thống kê số liệu nhập khẩu da thuộc tại các thị trường chính của
Việt Nam năm 2013 ......................................................................................... 46
Bảng 3.4: Kim ngạch nhập khẩu máy móc cho ngành da giày năm 2013 ...... 47
Bảng 3.5: Thương mại nội ngành hàng giày dép của Việt Nam giai đoạn 2002
– 2012 .............................................................................................................. 52
Bảng 3.6: Thương mại nội ngành hàng vali – túi – xách của Việt Nam qua các
năm .................................................................................................................. 54
Bảng 3.7: thương mại nội ngành hàng da thuộc và máy móc của ngành da giày
của Việt Nam qua các năm .............................................................................. 55
Bảng 3.8: Mức độ thương mại nội ngành của Việt Nam qua các năm............ 56
Bảng 3.9: Thương mại nội ngành biên của ngành da giày Việt Nam ............. 57
Bảng 3.10: Các giá trị thống kê mô tả trong mô hình ..................................... 58

Bảng 3.11: Tính tương quan giữa các biến trong mô hình .............................. 59
Bảng 3.12: Kết quả của mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effects)....... 60


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Tóm tắt các mô hình thương mại nội ngành theo chiều ngang và
chiều dọc .......................................................................................................... 11
Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa
theo tháng từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2014 ................................................. 34
Hình 3.2: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất tính đến 31/8/2014 so
với cùng kỳ năm 2013 ..................................................................................... 35
Hình 3.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo tháng từ năm 2013 đến hết tháng
8/2014 .............................................................................................................. 37
Hình 3.4: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 31/8/2014 và so
với cùng kỳ năm 2013 ..................................................................................... 39


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LEFASO : Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội
R & D (Research and Development): Nghiên cứu và phát triển
IIT (Intra Industry Trade): Thương mại nội ngành
HIIT (Horizontal Intra Industry Trade): Thương mại nội ngành theo chiều
ngang
VIIT (Vertical Intra Industry Trade): Thương mại nội ngành theo chiều dọc
FTA (Free Trade Area): Hiệp định thương mại tự do
NAFTA (North American Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự
do Bắc Mỹ
TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement): Hiệp định
đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương

EU (European Union): Liên minh Châu Âu
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
ASEAN (The Association of South-East Asian Nations): Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Châu Á
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
SITC (Standard International Trade Classification): Danh mục phân loại
thương mại quốc tế tiêu chuẩn
HS (Harmonized System): Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
UV (Unit Value): Giá trị đơn vị
DN: Doanh nghiệp
ERP (Enterprise Resource Planning): Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
HS (Harmonized Tariff Schedule): Biểu thuế quan hài hòa
Ordinary Least Squares (OLS): Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông
thường
Per Capita Income (PCI): Thu nhập bình quân đầu người
DGDP (Economic Differences Between Countries): Sự khác biệt về quy mô
của nền kinh tế giữa 2 quốc gia
Dissimilarities in Per Capita Income (DPCI): Sự khác biệt về thu nhập bình
quân đầu người giữa 2 quốc gia
DIST (Distance between two countries): Khoảng cách về mặt địa lý giữa các
quốc gia
OPEN ( The Open Economy): Độ mở nền kinh tế


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam đã từng bước phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt
là sau khi mở cửa nền kinh tế. Sự phát triển đó được minh chứng qua sự tăng
trưởng trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, da giày là một

trong những ngành có kim ngạch thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo
thống kê của Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành năm 2013 đạt 10 tỷ USD, trong đó các sản phẩm da, giày
đạt 8,3 tỷ USD, các sản phẩm túi cặp đạt 1,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 8%
kim ngạch xuất khẩu của cả nước; nhập khẩu nguyên vật liệu ngành da giày
đạt 4,2 tỷ USD. Qua đó có thể thấy, trong ngành da giày Việt Nam đã xảy ra
hiện tượng xuất nhập khẩu trong cùng một ngành hàng hay còn gọi là hiện
tượng thương mại nội ngành. Vậy hiện tượng thương mại nội ngành có thực sự
xảy ra trong ngành da giày của Việt Nam hay không? Và nếu có thì mức độ
ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Vậy thương mại nội ngành là gì? Thương mại nội ngành là việc mua và
bán đồng thời các hàng hóa giống nhau hoặc tương tự nhau (Erlat, Erlat và
Memis, 2002). Đến nay đã có nhiều nghiên cứu về thương mại nội ngành,
trong đó có một số công trình đáng chú ý như: nghiên cứu của Verdoon năm
1960 và Balassa năm 1965; Krugman năm 1979 và Lancaster năm 1980 về các
lý thuyết của thương mại nội ngành; Grubel và Lloyd năm 1975 về phương
diện đo lường và phân tích thương mại nội ngành.
Thực tế đã chỉ ra rằng, thương mại nội ngành đã góp phần đáng kể vào
trong thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Từ những năm 1960 đến nay, tỷ
trọng thương mại nội ngành của các quốc gia trong nền kinh tế đã gia tăng
mạnh mẽ, đầu tiên là xảy ra ở các nước phát triển có thu nhập cao, sau đó lan
rộng ra các nước đang phát triển. Ngày nay, thương mại nội ngành chiếm
khoảng 25% đến 50% trong thương mại quốc tế, đặc biệt là ở các mặt hàng
chế tác. Vai trò thương mại nội ngành ngày càng quan trọng trong thương mại
quốc tế, nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường như ngày nay.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu về thương mại nội ngành vẫn còn
rất ít, gần như là không có ở Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề đó, em
quyết định tìm hiểu về thương mại nội ngành và tập trung phân tích đề tài



“Thương mại nội ngành – trường hợp ngành hàng da giày của Việt
Nam”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng thương mại nội ngành hàng da giày của Việt Nam
với các nước trong khu vực, từ đó đề ra giải pháp giúp thúc đẩy thương mại
nội ngành da giày tại Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khái quát về thương mại nội ngành và các yếu tố tác động đến thương
mại nội ngành.
Phân tích tình hình thương mại nội ngành của Việt Nam với các nước
trên thế giới.
Trình bày thực trạng thương mại nội ngành hàng da giày của Việt Nam
qua các năm.
Phân tích các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành giày dép của
Việt Nam.
Đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh thương mại nội ngành của Việt Nam
với nước ngoài.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Nghiên cứu thương mại nội ngành da giày của Việt Nam với thế giới. Và
các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành giày dép giữa Việt Nam với 5
nước đối tác lớn: Mỹ, Trung Quốc, Ý, Đức và Thái Lan.
1.3.2 Thời gian
Số liệu phân tích được lấy từ năm 2002 đến năm 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Xuất nhập khẩu da giày giữa Việt Nam và thế giới.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Hiệp, 2012, “Các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành
chế biến của Việt Nam”. Đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về thương mại nội ngành và các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành.
Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích số liệu mảng, phân tích số liệu thứ
cấp để chỉ ra được thực trạng thương mại nội ngành chế biến theo chiều ngang


và chiều dọc giữa Việt Nam và 10 nước đối tác thương mại chủ yếu của Việt
Nam. Kết quả cho thấy, thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam với các
nước đối tác có nhiều biến động nhưng với xu hướng ngày càng phát triển theo
thời gian. Điều đó khẳng định xuất nhập khẩu sản phẩm từ ngành chế biến của
nước ta đang phát triển. Ngoài ra, tác giả còn lượng hóa tác động của các yếu
tố GDP bình quân đầu người, sự khác biệt về GDP giữa hai quốc gia, sự khác
biệt về GDP bình quân đầu người giữa hai quốc gia, khoảng cách về mặt địa lý
giữa hai quốc gia, mất cân bằng trong thương mại giữa hai quốc gia, mức độ
tập trung thương mại, độ mở của nền kinh tế, có đất liền bao quanh, tới thương
mại nội ngành hàng chế biến của Việt Nam. Từ những phân tích trên, tác giả
cũng khuyến nghị một số giải pháp giúp thúc đẩy thương mại nội ngành của
Việt Nam.
Kishor Sharma, 1999, “Pattern and determinants of intra-industry trade in
Australian manufacturing”. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích số liệu
thứ cấp để điều tra các xu hướng gần đây trong thương mại nội ngành công
nghiệp sản xuất của Úc. Tiếp theo đó, tác giả sử dụng một mô hình toán kinh
tế để xác định các yếu tố quyết định thương mại nội ngành công nghiệp sản
xuất của Úc giai đoạn trước và sau khi tự do hóa thương mại. Kết quả là
thương mại nội ngành sản xuất của Úc tăng khá nhanh từ 28% cuối những
năm 1970 lên 38% vào đầu những năm 1990. Ngoài ra, từ mô hình toán kinh
tế, tác giả thấy rằng, trong giai đoạn trước khi tự do hóa thì sự khác biệt hóa
sản phẩm và lợi thế kinh tế theo quy mô có tác động tích cực đến thương mại
nội ngành, trong khi đó mức độ bảo vệ và sở hữu nước ngoài lại làm giảm
thương mại nội ngành. Tuy nhiên, sau khi tự do hóa thương mại thì lợi thế
kinh tế theo quy mô có tác động thúc đẩy thương mại nội ngành, các biến mức

độ hội nhập hay cường độ R & D không có tác động đến thương mại nội
ngành. Nhưng bài viết còn một số hạn chế như: thứ nhất, tác giả phải loại bỏ
một số biến giải thích quan trọng từ mô hình do thiếu dữ liệu thích hợp. Thứ
hai, các biến phụ thuộc của thương mại nội ngành theo chiều dọc và chiều
ngang được nhóm lại với nhau, nhưng trên thực tế, kiểu thương mại nội ngành
khác nhau thì các yếu tố quyết định có thể khác nhau.
E. M. Ekanayake, 2001, “Determinants of intra-industry trade: the case of
Mexico”. Tác giả phân tích số liệu thứ cấp để đo lường mức độ thương mại
nội ngành của Mexico, để xác định các yếu tố quyết định đến mô hình thương
mại nội ngành của Mexico và để thử nghiệm một số giả thuyết của nước cụ thể
liên quan đến các yếu tố quyết định thương mại nội ngành giữa Mexico và các
đối tác thương mại lớn của nó. Kết quả là mức độ thương mại nội ngành của
Mexico tỷ lệ thuận với mức thu nhập bình quân, quy mô quốc gia trung bình,


sự định hướng thương mại, sự tồn tại của một đường biên giới chung, một
ngôn ngữ chung và sự tham gia trong chương trình hội nhập khu vực, trong
khi nó tỷ lệ nghịch với bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng trong quy mô
quốc gia, khoảng cách và mất cân bằng thương mại. Nhưng bài viết này có
một hạn chế là không phân biệt được hai loại thương mại nội ngành là thương
mại nội ngành theo chiều ngang và thương mại nội ngành theo chiều dọc, bởi
vì thiếu thông tin xuất nhập khẩu của từng đơn vị hàng hóa.
Yushi Yoshida, Nuno Carlos Leitão, Horácio C. Faustino, 2008, “Intraindustry trade between Japan and European countries: A closer look at the
quality gap in VIIT”. Bài viết này, tác giả muốn cung cấp một cái nhìn tổng
quan về sự phát triển của thương mại nội ngành giữa Nhật Bản và nhiều nước
Châu Âu. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng một sự đo lường thương mại nội
ngành theo chiều dọc cho lợi nhuận khác nhau của các tỷ lệ đơn vị giá, bên
cạnh chỉ số Grubel – Lloyd. Qua việc sử dụng phương pháp kinh tế lượng và
phân tích số liệu bảng từ năm 1988 – 2004 cho thương mại song phương giữa
Nhật Bản và 31 nước Châu Âu, tác giả đã đưa đến một kết luận rằng nó thì

quan trọng để đo lường một phạm vi chất lượng rộng hơn được dựa vào giá
tương đối, hơn là chỉ dựa vào tỷ lệ truyền thống được sử dụng trong các tài
liệu.
Demet Senoglu, 2003. “Measuring vertical and horizontal Intra-industry
trade for Turkish manufacturing industry over time”. Trong nghiên cứu này,
tác giả muốn điều tra về vấn đề đo lường thương mại nội ngành theo chiều
ngang và chiều dọc cho ngành công nghiệp sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả
tập trung giải quyết câu hỏi: thương mại nội ngành trong lĩnh vực sản xuất của
Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu thuộc loại nào, theo chiều ngang hay chiều dọc?. Qua
nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã thấy rằng phần lớn thương mại nội ngành
trong lĩnh vực sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ thì thuộc thương mại nội ngành theo
chiều dọc. Trong lĩnh vực sản xuất, Thổ Nhĩ Kỳ thường xuất các sản phẩm có
chất lượng thấp để đổi lấy các sản phẩm có chất lượng cao hơn. Hơn nữa, qua
nghiên cứu thì tác giả nhận thấy rằng một tỷ lệ lớn các ngành công nghiệp
thuộc 3 chữ số tham gia vào thương mại nội ngành là các ngành công nghiệp
theo chiều dọc.
Qua quá trình lược khảo tài liệu, tôi nhận thấy rằng đề tài liên quan đến
thương mại nội ngành vẫn còn khá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu kinh tế
Việt Nam, cũng như sinh viên kinh tế Việt Nam, thể hiện qua tài liệu liên quan
đến đề tài rất ít, chủ yếu từ nước ngoài. Ngoài ra, các tác giả đa phần chỉ tập
trung nghiên cứu và phân tích một hoặc một số các khía cạnh của thương mại
nội ngành như: lý thuyết thương mại nội ngành, cách đo lường thương mại nội
ngành, phân tích chỉ số thương mại nội ngành, phân tích chỉ số thương mại nội


ngành biên, phân tích chỉ số thương mại nội ngành theo chiều ngang và chiều
dọc, hay là phân tích các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành. Xuất
phát từ vấn đề đó, trong bài này tôi quyết định nghiên cứu và trình bày tất cả
những khía cạnh được nêu ở trên, đầu tiên là tập trung vào hệ thống hóa cơ sở
lý luận và thực tiễn về thương mại nội ngành, cách đo lường chỉ số thương mại

nội ngành, sau đó là phân tích các nhân tố tác động đến thương mại nội ngành
và dẫn chứng bằng nghiên cứu thực nghiệm ngành da giày Việt Nam. Tôi sẽ
sử dụng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp để chỉ ra được thực trạng
thương mại nội ngành da giày giữa Việt Nam và thế giới. Tiếp theo đó, tôi sẽ
sử dụng một mô hình toán kinh tế để xác định các yếu tố quyết định thương
mại nội ngành giày dép giữa Việt Nam và năm nước đối tác thương mại lớn
Mỹ, Trung Quốc, Ý, Đức và Thái Lan. Qua phân tích, kết quả cho thấy rằng
chỉ số thương mại nội ngành da giày của Việt Nam ngày càng giảm, nguyên
nhân là do tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu da giày nhanh hơn nhập khẩu.
Ngoài ra, 2 nhân tố như sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu người giữa hai
quốc gia và khoảng cách về mặt địa lý giữa hai quốc gia đều có ảnh hưởng đến
thương mại nội ngành giày dép của Việt Nam với 5 nước đối tác thương mại
lớn.


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Thương mại nội ngành là gì?
Thương mại nội ngành là việc mua và bán đồng thời các hàng hóa giống
nhau hoặc tương tự nhau (Erlat, Erlat và Memis, 2002). Hoặc thương mại nội
ngành là quá trình xuất nhập khẩu đồng thời những loại hàng hóa trong cùng
một ngành hay là việc trao đổi hai chiều giữa các hàng hóa thuộc cùng nhóm
phân loại hàng hóa (Phan Anh Tú và các đồng nghiệp, Kinh tế quốc tế, Đại
học Cần Thơ, 2014).
Các lý thuyết thương mại quốc tế truyền thống thường dựa vào các
nguyên tắc của lợi thế cạnh tranh được đưa ra bởi Ricardian và trong mô hình
của Heckscher – Ohlin. Các lý thuyết thương mại quốc tế cho rằng, với giả
thuyết hàng hóa đồng nhất và lợi tức theo qui mô không đổi, các nước sẽ quan
tâm tới sự khác nhau trong nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và mức độ phát

triển của công nghệ, mà tập trung chuyên môn hóa sản xuất loại sản phẩm mà
mình có lợi thế sau đó xuất khẩu và nhập về các sản phẩm khan hiếm nguồn
lực sản xuất. Điều đó có nghĩa hàng hóa được xuất nhập khẩu thì thuộc những
ngành công nghiệp khác nhau.
Tuy nhiên, trong những năm 1930, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng
các hàng hóa (kể cả các hàng hóa bán thành phẩm) thuộc cùng một ngành có
thể xuất khẩu và nhập khẩu ở cùng thời điểm. Haberler (1936) khám phá ra
rằng một sản phẩm có thể được xuất nhập khẩu vào cùng một thời gian.
Verdoom (1960) cũng có những kết quả tương tự từ những nghiên cứu kinh
nghiệm của ông như là các nghiên cứu thống kê thương mại từ Hà Lan, Bỉ và
Luxembourg. Hiện tượng này được gọi là thương mại nội ngành (IIT) hay
thương mại hai chiều. Các nghiên cứu kinh nghiệm từ Verdon (1960) và
Balassa (1966) cho thấy rằng thương mại nội ngành trong cộng đồng Châu Âu
có xu hướng đang tăng dần.
Trong thương mại nội ngành, hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu có sự
khác nhau về chất lượng, mẫu mã hay chức năng. Để phân tích sâu hơn về
thương mại nội ngành, người ta chia thương mại nội ngành thành hai loại là
thương mại nội ngành theo chiều ngang và thương mại nội ngành theo chiều
dọc.
2.1.1.1 Phân loại


a. Thương mại nội ngành theo chiều ngang
Thương mại nội ngành theo chiều ngang (HIIT): xuất hiện khi đồng thời
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành và trong cùng giai
đoạn sản xuất (JGM Marrewijk, Princeton University Press, 2008).
Sự khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang là nền tảng lý thuyết phổ
biến nhất của sự khác biệt hóa sản phẩm. Mô hình được dựa vào thị trường
cạnh tranh không hoàn hảo, và được giả định rằng có sự tồn tại của các ngành
công nghiệp khác biệt hóa sản phẩm với các đặc tính của lợi ích kinh tế theo

quy mô.
Geenaway & Hine (1994) và Geenaway & Milner (1995) là những người
đầu tiên đưa lợi thế kinh tế nhờ quy mô vào trong việc xem xét cùng với thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo, điều đó đến từ sự khác biệt hóa sản phẩm
và để làm các phân tích trên thương mại nội ngành. Họ giải thích rằng hai
nước sản xuất các sản phẩm đồng nhất, nhưng đất nước với các công ty sở hữu
sức mạnh độc quyền lớn hơn sẽ sản xuất sản lượng lớn dưới sức mạnh chuyên
môn hóa và đưa ra chiến lược khác biệt về giá. Dưới loại bán phá giá này,
thương mại nội ngành cũng sẽ tăng. Nếu số lượng công ty trong nước tăng, thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ biến mất, và các công ty kinh doanh
không thể đưa ra chiến lược khác biệt giá, sau đó thương mại nội ngành sẽ bị
biến mất.
Bergstrand (1990) đã nghiên cứu rằng các nước với nguồn lực và mức
thu nhập giống nhau sẽ phát triển thương mại nội ngành theo chiều ngang.
Falvey (1981) cho rằng các nước có lợi thế về vốn sẽ tập trung sản xuất các
sản phẩm khác biệt hóa với chất lượng cao cho các nước có thu nhập cao hơn.
Tuy nhiên, các nước có lợi thế về lao động, khả năng sản xuất của họ tương
đối thấp và với khả năng đổi mới thấp hơn thì lợi thế cạnh trạnh của họ cũng ít
hơn.
Thương mại nội ngành theo chiều ngang xảy ra tại thị trường cạnh tranh
độc quyền với sự khác biệt hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng và sử dụng tính kinh tế nhờ qui mô. Việc xuất khẩu và nhập
khẩu đồng thời điện thoại di động của Hàn Quốc trong giai đoạn cuối cùng –
tiêu dùng sản phẩm là một ví dụ điển hình cho thương mại nội ngành theo
chiều ngang. Bởi vì những chiếc điện thoại di động này được sản xuất sử dụng
công nghệ tương tự nhau và cung cấp các chức năng cũng tương tự nhau,
chúng được phân loại cùng một ngành. Tuy nhiên, điện thoại di động Samsung
được xuất khẩu thì có một vài sự khác biệt trong hình dáng và đặc điểm sản
phẩm so với điện thoại di động Nokia được nhập khẩu.



b. Thương mại nội ngành theo chiều dọc
Thương mại nội ngành theo chiều dọc (VIIT): xảy ra khi đồng thời xuất
khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành nhưng ở các giai đoạn sản
xuất khác nhau (JGM Marrewijk, Princeton University Press, 2008).
Khác biệt hóa sản phẩm theo chiều ngang thì được đưa ra bởi Falvey
(1981) cùng với Flam và Helpman (1987). Họ chỉ ra rằng khác biệt hóa về
chất lượng là nguyên nhân chính trong mô hình khác biệt hóa theo chiều dọc.
Falvey và Kierzkowski (1987) cho rằng sự khác biệt hóa sản phẩm theo
chiều dọc xảy ra dưới tác động của mô hình Hecksher – Ohlin với lợi tức theo
quy mô không đổi, và cả sự khác nhau về trình độ công nghệ và nguồn lực
quốc gia từ mô hình Ricardian. Họ tìm thấy rằng để sản xuất các sản phẩm có
chất lượng càng cao thì cần tỷ lệ vốn/lao động và tỷ lệ vốn/công nghệ phải
càng cao. Những sản phẩm này sẽ có thể bán với giá cao hơn. Ngược lại, quy
trình sản xuất những sản phẩm có chất lượng thấp hơn thì đòi hỏi tỷ lệ vốn/lao
động và vốn/công nghệ cũng thấp hơn, và sẽ được bán với giá thấp hơn.
Tùy vào mức thu nhập của mỗi người mà có những sở thích về các sản
phẩm riêng biệt của họ. Các chất lượng khác nhau của sản phẩm đến từ tổng
nhu cầu của người đại điện. Những nước với thu nhập cá nhân cao hơn sẽ xuất
khẩu những sản phẩm có chất lượng và giá bán cao hơn, nhưng với các nước
có thu nhập thấp hơn sẽ xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng và giá bán
thấp. Vì vậy có thế nói, tỷ lệ thương mại nội ngành theo chiều dọc có liên
quan tích cực đến tỷ lệ vốn/lao động giữa các nước, và cả sự khác nhau trong
thu nhập của người dân. Tuy nhiên, Linder (1961) chỉ ra ra rằng nếu sự khác
nhau trong thu nhập giữa hai nước quá lớn, sẽ dẫn đến nhu cầu về chất lượng
sản phẩm không giống nhau, vì thế thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ
không xảy ra.
Falvey (1981) đã giải thích sự cùng tồn tại của thương mại nội ngành
theo chiều dọc và thương mại liên ngành (thương mại liên ngành hay thương
mại một chiều là việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa thuộc các nhóm phân

loại khác nhau). Falvey ám chỉ đến chất lượng sản phẩm qua sự tập trung vào
vốn, tác giả nói rằng nếu nguồn lực ở hai quốc gia có sự khác nhau lớn, thì
nước với sự tập trung vốn cao sẽ hướng đến sản xuất các sản phẩm chất lượng
cao với giá cao hơn. Ngược lại, nước với sự tập trung lao động cao sẽ hướng
đến sản xuất các sản phẩm có chất lượng và giá bán thấp hơn. Và kết quả là
thương mại nội ngành theo chiều dọc sẽ xảy ra.


Thương mại nội ngành theo chiều dọc bắt nguồn tại thị trường cạnh tranh
hoàn hảo từ việc chuyên môn hóa sản xuất theo công đoạn, như việc Trung
Quốc vì có lợi thế nhân công nên đã nhập khẩu linh kiện máy vi tính từ nước
ngoài, sau đó lắp ráp thành máy vi tính hoàn chỉnh và xuất khẩu trở lại cho các
nước, trong Mỹ có lợi thế về vốn và kỹ thuật cao nên tập trung nghiên cứu,
thiết kế và sản xuất linh kiện máy tính. Mỗi nước sẽ chuyên môn hóa một hay
một vài giai đoạn sản xuất khác nhau tùy thuộc vào lợi thế và nguồn lực của
mỗi nước. Ngoài ra, thương mại các sản phẩm có chất lượng khác nhau cũng
gây ra thương mại nội ngành theo chiều dọc, trường hợp Ý nhập khẩu quần áo
chất lượng thấp nhưng lại xuất khẩu quần áo có chất lượng cao.
2.1.1.2 Đặc điểm của thương mại nội ngành
Từ những năm 1960 đến nay, thương mại nội ngành có vai trò ngày càng
quan trọng và có thị phần ngày càng lớn trong thương mại quốc tế, từ 7% năm
1962 lên 26,8% năm 2006 (Brulhart, 2009).
Các nước có tỷ trọng thương mại lớn trong tổng thương mại toàn cầu và
các nước có độ mở cao (tỷ lệ thương mại so với GDP, rào cản thuế quan và kỹ
thuật,…) thì thường có mức độ thương mại nội ngành cao.
Nhóm hàng chế tác, đặc biệt là các sản phẩm kỹ thuật cao và phức tạp
thường có mức độ thương mại nội ngành cao, bởi vì nhóm hàng này thường có
mức độ khác biệt hóa sản phẩm lớn, cũng như khả năng chia ra giai đoạn sản
xuất chuyên môn hóa nhiều hơn.
Các nước công nghiệp phát triển và các nước có thu nhập cao thường có

mức độ thương mại nội ngành cao hơn các nước còn lại.
Ngoài ra, mức độ thương mại nội ngành còn phụ thuộc vào việc phân
nhóm ngành.
2.1.1.3 Nguyên nhân của thương mại nội ngành
Khác biệt hóa sản phẩm: để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu
dùng, các nhà sản xuất, nhà cung ứng phải cung cấp nhiều loại sản phẩm với
mẫu mã, kích cỡ, công dụng,… khác nhau, nhưng do điều kiện và khả năng
của mỗi quốc gia khác nhau nên họ chỉ có thể sản xuất hiệu quả một vài sản
phẩm đặc trưng của họ, và để đáp ứng sở thích của các khách hàng còn lại thì
buộc họ phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì thế khác biệt hóa sản phẩm đã tạo
nên thương mại nội ngành.
Chi phí vận chuyển: khi chi phí vận chuyển từ nhà cung ứng đến người
tiêu dùng tăng cao thì sẽ đẩy giá sản phẩm tăng lên, nếu giá sản phẩm trong
nước cao hơn nước ngoài thì sẽ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm


nước ngoài, khi đó thương mại nội ngành sẽ xảy ra. Ví dụ, Việt Nam và Lào
sản xuất cùng một loại hàng hóa với chi phí sản xuất là như nhau, người tiêu
dùng Việt Nam sống gần biên giới Việt – Lào có thể mua sản phẩm của Lào
mà không mua sản phẩm trong nước trong trường hợp chi phí vận chuyển từ
Lào đến người Việt sống gần biên giới thấp hơn chi phí vận chuyển từ trong
nước.
Tính kinh tế nhờ quy mô: có nghĩa là khi quy mô sản xuất tăng lên thì chi
phí sản xuất sẽ giảm. Chính từ nguyên lý này mà mỗi nước sẽ dựa vào nguồn
lực sẵn có của mình mà chuyên môn hóa sản xuất một hay một vài loại mặt
hàng, sau đó sẽ trao đổi buôn bán với các nước còn lại, thu lợi từ việc tăng quy
mô, giảm chi phí. Đây là một nguyên nhân quan trọng tạo nên thương mại nội
ngành. Hơn nữa, tính kinh tế nhờ quy mô động sẽ giúp củng cố và thức đẩy
thương mại nội ngành giữa các nước. Tính kinh tế nhờ quy mô động là chi phí
sản xuất trung bình giảm khi sản lượng sản xuất cộng dồn theo thời gian tăng

lên, hay nói cách khác chi phí sản xuất càng thấp khi sản lượng tích lũy hiện
tại càng cao.
Phân phối thu nhập khác nhau: mức thu nhập có tác động đến nhu cầu
tiêu dùng, thu nhập khác nhau sẽ có nhu cầu về hàng hóa khác nhau. Các nhà
sản xuất dựa vào mức thu nhập của người dân mà sản xuất ra loại hàng hóa
phù hợp và được nhiều người ưa chuộng, còn số ít người còn lại thì sử dụng
hàng hóa được nhập khẩu từ các nước khác. Vì thế, sự phân phối trong thu
nhập khác nhau giữa hai nước có cùng mức thu nhập có thể dẫn đến thương
mại nội ngành, do cơ cấu cầu giữa hai quốc gia càng giống nhau thì khả năng
thương mại giữa hai quốc gia đó càng mạnh (Burenstam Linder, 1961, p.94).
Nguồn lực sản xuất khác nhau: không phải quốc gia nào cũng có nguồn
lực sản xuất giống nhau, thay vào đó mỗi quốc gia có thể dồi dào nguồn lực
sản xuất này nhưng lại khan hiếm nguồn lực sản xuất kia. Vì thế, quốc gia có
lợi thế so sánh về vốn và kỹ thuật cao sẽ sản xuất mặt hàng chất lượng cao, giá
cao, còn quốc gia có lợi thế so sánh về lao động sẽ sản xuất mặt hàng chất
lượng thấp, giá rẻ. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia đa dạng trên
tất cả các mặt hàng từ chất lượng cao đến chất lượng thấp, giá cao đến giá rẻ,
nên các nước sẽ nhập khẩu những mặt hàng mà mình không có lợi thế để phục
vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Từ đó dẫn đến thương mại nội ngành
giữa các quốc gia.
2.1.1.4 Lợi ích của thương mại nội ngành
Trong thương mại quốc tế ngày nay, thương mại nội ngành có vai trò
ngày càng quan trọng giữa các nước. Qua thực tế cho thấy, các nước sẽ hưởng


lợi ích khi trao đổi buôn bán hàng hóa với nhau. Thứ nhất, nhà sản xuất có thể
tìm kiếm được một thị trường cung ứng đầu vào với chi phí thấp và dồi dào từ
các nước khác. Thứ hai, tận dụng thương mại nội ngành, mỗi nhà sản xuất của
các quốc gia chỉ việc chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm khác biệt
với qui mô lớn, điều đó giúp vận dụng được lợi thế theo quy mô. Ngoài ra,

thông qua thương mại nội ngành, sản phẩm của nhà sản xuất có cơ hội cung
ứng cho cả thị trường trong và ngoài nước. Hơn nữa, người tiêu dùng cũng
được hưởng lợi từ thương mại nội ngành, có thể mua hàng với giá thấp hơn từ
việc tính kinh tế theo quy mô và thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng từ việc
khác biệt hóa sản phẩm. Cuối cùng, thương mại nội ngành còn tác động đến sự
dịch chuyển và phân phối thu nhập của các yếu tố sản xuất tương đối nhỏ, bởi
vì các yếu tố sản xuất chỉ dịch chuyển trong cùng một ngành, nên không đòi
hỏi chi phí thích ứng và thay đổi lớn.
2.1.1.5 Tóm tắt các mô hình của thương mại nội ngành
Các mô hình thương mại nội ngành

Mô hình TMNN theo chiều ngang

Mô hình tân
Chamberlin

Mô hình tân
Hotelling

Mô hình TMNN theo chiều dọc

Mô hình Eaton
và Kierzkowski

Mô hình tân
Heckscher-Ohlin

Mô hình
Shaked và Suttan
Shaked và Suttan


Dixit, Stiglitz, Krugman

Chú trọng tính đa dạng

Lancaster

Eaton và Kierzkowski

Hàng hóa lý tưởng

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh giá
(kiểu) Bertrand

Độc quyền nhóm

Falvey, Kierzkowski

Khác biệt về
nguồn lực sẵn có

Chi phí (nghiên cứu
và phát triển) cố định

Cạnh tranh hoàn hảo

Khác biệt hóa theo chiều ngang


Độc quyền nhóm

Khác biệt hóa theo chiều dọc

Thương mại nội ngành

Nguồn: Nguyễn Thị Hiệp, luận văn thạc sĩ, Thái Nguyên – 2012.

Hình 2.1: Tóm tắt các mô hình thương mại nội ngành theo chiều ngang và
chiều dọc


2.1.2 Đo lường thương mại nội ngành
2.1.2.1 Chỉ số Balassa và Grubel – Lloyd
Balassa (1966) đã đề xuất chỉ số thương mại nội ngành đầu tiên để đo
lường mức độ thương mại nội ngành – đồng thời nhập khẩu và xuất khẩu hàng
hóa trong cùng một ngành:

trong đó, i là hàng hóa trong ngành công nghiệp j. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ
giữa thương mại ròng trên tổng thương mại, có khoảng dao động từ 0 đến 1,
khi Bj = 0 thì thương mại chồng chéo hoàn hảo, do đó thương mại nội ngành là
thuần túy, trong khi 1 đại diện cho thương mại liên ngành thuần túy. Để tính
toán mức độ thương mại nội ngành cho tất cả ngành công nghiệp (cấp quốc
gia), Balassa đã đưa ra một chỉ số trung bình không trọng số cho mỗi Bj, được
trình bày dưới đây:

trong đó n là số lượng ngành công nghiệp. Nó có thể được tổng quát hóa là
một chỉ số bình quân gia quyền:

trong đó wj là thị phần của ngành công nghiệp j trong tổng thương mại.

Mặc dù bản chất của chỉ số này vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay,
nhưng một chỉ số đo lường thương mại nội ngành mà lại cho giá trị thương
mại nội ngành thuần túy một giá trị bằng 0 thì nhìn không được hấp dẫn.
Grubel và Lloyd (1975) đã đề xuất một chỉ số thay thế:

trong đó i là hàng hóa trong ngành công nghiệp j. Chỉ số quy định thương mại
nội ngành thuần túy có giá trị là 1 và thương mại liên ngành thuần túy có giá
trị là 0. Giống chỉ số Balassa, chỉ số Grubel – Lloyd được tính toán như một số
trung bình có hoặc không có trọng số, để đo lường mức độ thương mại nội
ngành ở cấp độ quốc gia.


Loại chỉ số này thì bị phê bình khi sử dụng cho một nhóm gồm nhiều
phân nhóm, bởi nó có thể phát sinh nhiều vấn đề như: làm cho chỉ số thương
mại nội ngành bị lệch về 1 và mất cân bằng trong thương mại. Nhóm có hai
hay nhiều loại đi cùng thì không nên nằm chung một ngành công nghiệp, nó
tốt nhất được giải thích bằng bảng bên dưới:
Bảng 2.1: khuynh hướng tổ hợp đơn giản trong chỉ số GL
Danh mục

Xi

Mi

150

160

10


310

0.968

Phân nhóm 5 chữ số

0

160

160

160

0.00

Phân nhóm 5 chữ số

150

0

150

150

0.00

3 chữ số


Chỉ số GL

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giả sử chúng ta có một ngành thuộc nhóm 3 chữ số, nó chứa 2 phân
nhóm và mỗi phân nhóm thì được tham gia độc lập vào thương mại liên ngành
thuần túy. Chúng ta có thể thấy rằng chỉ số Grubel – Lloyd bằng 0 cho mỗi
phân nhóm, vì thế nếu chúng ta tính trung bình, có hoặc không có trọng số,
của hai phân nhóm thì chỉ số Grubel – Lloyd sẽ vẫn bằng 0. Tuy nhiên, nếu
chúng ta tính tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu để hình thành loại 3 chữ số,
thì xuất hiện thương mại nội ngành gần như thuần túy với chỉ số Grubel –
Lloyd là 0.968. Mặc dù đây là một ví dụ đặc biệt, nhưng phải hiểu rằng việc tổ
hợp các loại hàng hóa không hợp lý có thể dẫn đến một sự trình bày sai lệch
về mức độ thương mại nội ngành.
Ví dụ về khuynh hướng tổ hợp đơn giản ở trên là một trường hợp đặc biệt
của chiều hướng mất cân bằng thương mại. Tuy nhiên, mất cân bằng thương
mại cũng có thể xảy ra khi các phân nhóm đã được tổ hợp hợp lý. Vấn đề này
xảy ra khi đặc điểm của tỷ lệ thương mại ròng và tổng thương mại là sự mất
cân bằng thương mại đổi chiều cho các phân nhóm (Greenaway and Milner,
1983). Giả sử có 2 mặt hàng và các phân nhóm nằm trong một ngành công
nghiệp:

Nếu đất nước được nói đến là một nhà xuất khẩu ròng (nhà nhập khẩu)
trong cả hai phân nhóm thì tác dụng của phép gia quyền của tỷ lệ vẫn được
duy trì, nhưng nếu quốc gia là một nhà xuất khẩu ròng của một hàng hóa và
đồng thời là một nhà nhập khẩu ròng của một hàng hóa khác, thì hiệu quả của
phép gia quyền bị mất đi và chỉ số Grubel – Lloyd sẽ nhận một giá trị khác


(Greenaway and Milner, 1983). Điều này có thể được nhìn thấy trong bảng

dưới đây:
Bảng 2.2: Chỉ số GL khác nhau trong 2 phân nhóm
Danh mục

Xi

Mi

180

310

130

490

0.735

Phân nhóm 5 chữ số

80

160

80

240

0.667


Phân nhóm 5 chữ số

100

150

50

250

0.800

3 chữ số

230

260

30

490

0.939

Phân nhóm 5 chữ số

80

160


80

240

0.667

Phân nhóm 5 chữ số

150

100

50

250

0.800

3 chữ số

Chỉ số GL

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong nhóm thứ nhất, quốc gia là một nước nhập khẩu ròng trong cả hai
phân nhóm, nhưng trong nhóm thứ hai thì quốc gia là một nước nhập khẩu
ròng của một loại hàng hóa và là nước xuất khẩu ròng của một loại hàng hóa
khác. Chúng ta có thể thấy chỉ số Grubel – Lloyd của các phân nhóm thì giống
nhau trong cả hai trường hợp, vì vậy không thể phát hiện được xu hướng
thương mại. Nhưng khi các phân nhóm được tổ hợp lại thành loại 3 chữ số, thì

chỉ số GL của loại thứ 2 có xu hướng đi lên, nghĩa là thương mại nội ngành
tăng.
Chỉ số có thể được sửa chữa lại bằng cách thay thế tỷ lệ thương mại ròng
và tổng thương mại cũ bằng tỷ lệ thương mại ròng và tổng thương mại dưới
đây:

trong đó i là phân nhóm trong ngành công nghiệp j. Sự điều chỉnh này giúp
loại bỏ xu hướng mất cân bằng thương mại, do bởi một nước vừa là nhà nhập
khẩu ròng trong phân nhóm này của một ngành công nghiệp, vừa là nhà xuất
khẩu ròng của một phân nhóm khác, cũng như xu hướng tập hợp đơn giản.
Vậy chỉ số thương mại nội ngành hoàn chỉnh sẽ là:

Nói chung, nếu một nước là một nhà xuất khẩu ròng (nhập khẩu ròng)
trong cả hai loại hàng hóa thì GL = GLꞋ, nhưng nếu quốc gia là một nước xuất


khẩu ròng một loại hàng hóa và là nhà nhập khẩu ròng một loại hàng hóa khác
thì GL > GLꞋ: 0 ≤ GLꞋ ≤ GL ≤ 1 (Greenaway và Milner, 1983).
2.1.2.2 Đo lường thương mại nội ngành biên
Thương mại nội ngành biên thể hiện mức độ thay đổi trong xuất khẩu của
một quốc gia qua thời gian so với sự thay đổi trong nhập khẩu của quốc gia đó
trong cùng một khoảng thời gian - chủ yếu của những sản phẩm giống nhau
(Wikipedia. Available at: />Mặc dù có thể tính toán chỉ số Grubel – Lloyd qua thời gian, nhưng nó lại
không có các đặc tính linh động như mong muốn. Một sự gia tăng hoặc giảm
trong chỉ số Grubel – Lloyd thì không được liên quan tương ứng với sự tăng
hoặc giảm trong thương mại nội ngành. Caves (1981) và Hamilton và Kniest
(1991) nhận thấy rằng với một mức tăng phù hợp của xuất khẩu và nhập khẩu
trong một ngành công nghiệp từ tự do hóa thương mại sẽ tăng số lượng trong
thương mại nội ngành, nhưng khi được đo lường bằng chỉ số Grubel – Lloyd
thì nó vẫn như cũ. Giả sử tự do hóa thương mại làm tăng gấp đôi cả xuất khẩu

và nhập khẩu trong một ngành công nghiệp cụ thể:
Bảng 2.3: Chỉ số thương mại trước và sau khi tự do hóa thương mại
Danh mục

Xi

Mi

Chỉ số GL

Trước khi tự do hóa
thương mại

200 100

100

300

0.667

Trước khi có hàng rào
thương mại

200 100

100

300


0.667

Sau khi tự do hóa
thương mại

400 200

200

600

0.667

Sau khi có hàng rào
thương mại

100 100

0

200

1.00

Nguồn: Tính toán của tác giả

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng, tỷ lệ thương mại ròng và tổng
thương mại được nhân và chia với cùng một giá trị đó là 2, do đó giá trị của
chỉ số GL vẫn không đổi:



Cũng từ bảng trên, chúng ta có thể thấy sự tác động có thể xảy ra của một
vài hàng rào thương mại được áp dụng. Xuất khẩu của một bị giảm, vì thế số
lượng thương mại nội ngành giảm đi, nhưng việc giảm xuất khẩu này lại làm
cân bằng thương mại hoàn toàn giữa 2 quốc gia trong ngành công nghiệp này.
Chỉ số Grubel – Lloyd đã thật sự tăng từ 0.667 lên 1.00, mặc dù thương mại
nội ngành giảm. Điều này không có nghĩa chỉ số Grubel – Lloyd thì không
được sử dụng khi so sánh thương mại qua thời gian, chúng ta đơn giản chỉ cần
cẩn thận khi giải thích sự thay đổi trong chỉ số.
Những thay đổi trong thương mại nội ngành theo thời gian có ảnh hưởng
lớn đến chi phí điều chỉnh sản xuất, phát sinh từ việc thay đổi trong thương
mại trong những năm gần đây, như việc thi hành các hiệp định FTA, NAFTA
và EU. Trong tác phẩm đầu tiên về thương mại nội ngành thực nghiệm,
Balassa (1966) đã chú ý rằng do sự hiện diện của thương mại nội ngành,
những khó khăn trong việc điều chỉnh đã được phóng đại. Có ý nghĩa đặc biệt
trong thương mại Canada, nếu FTA và/hoặc NAFTA mang lại sự điều chỉnh
trong ngành công nghiệp xe cơ giới – sản xuất một loại xe cơ giới khác hoặc
chuyển sang sản xuất các bộ phận, thì chi phí điều chỉnh sản xuất sẽ ít hơn
nhiều so với chi phí điều chỉnh từ ngành công nghiệp xe cơ giới đến một
ngành khác, ví dụ ngành dệt may. Sản xuất một loại xe cơ giới khác, dù nó
khác nhau về chất lượng hay hình dạng khác nhau, thì phương pháp sản xuất
và thực tiễn làm việc gần như có thể tương tự nhau, như thể bất cứ quá trình
điều chỉnh nào cũng không gặp khó khăn. Trong thực tế, đây là một sự điều
chỉnh xảy ra khá thường xuyên với sự ra đời của nhiều mẫu xe ô tô mới. Ngay
cả khi có một sự chuyển hướng từ sản xuất xe ô tô đến sản xuất các bộ phận
của xe ô tô, cũng sẽ được lợi từ sự hiểu biết của ngành công nghiệp trước đó;
các nhà sản xuất xe ô tô và phụ tùng xe ô tô nhất thiết sẽ có những hiểu biết về
thị trường của nhau, bởi vì một bên cung cấp cho bên kia các sản phẩm trung
gian. Phương pháp sản xuất cũng như thực tế làm việc sẽ chịu nhiều sự thay
đổi hơn ví dụ trên, nhưng không nhiều bằng một sự chuyển hướng đến ngành

công nghiệp dệt may.
Do sự liên quan của việc đo chi phí điều chỉnh sản xuất đến tự do hóa
thương mại và bởi vì vấn đề linh động của chỉ số Grubel – Lloyd, một biến thể
của chỉ số Grubel – Lloyd được gọi là chỉ số thương mại nội ngành biên, nó
được phát triển bởi Hamilton và Kniest (1991):


×