Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ứng dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng vietcombank cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG VĂN CHI

ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG VIETCOMBANK CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340121

Tháng 9/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

DƯƠNG VĂN CHI
MSSV: 4114820

ỨNG DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN
HÀNG VIETCOMBANK CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN ĐINH YẾN OANH



Tháng 9/2014


LỜI CẢM TẠ
--o0o-

Qua bốn năm học tập và thời gian thực tập tại Ngân hàng ngoại thương
Vietcombank Cần Thơ, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Đạt
được kết quả này là nhờ vào sự động viên của gia đình, bạn bè và sự dìu dắt
tận tình của tất cả các thầy cô.
Nhân dịp này, em xin được nói lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến tất
cả các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Thầy cô đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt cho chúng em những kiến thức cần thiết cả về chuyên môn lẫn kinh
nghiệm sống, giúp chúng em vững bước và tự tin hơn khi vào đời. Đặc biệt,
em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Đinh Yến Oanh. Cô đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình làm luận văn.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ngân hàng ngoại thương Vietcombank
Cần Thơ đã tiếp nhận và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Sự thân thiện, nhiệt tình của anh chị tại đơn vị thực tập, nhất là các anh chị ở
Phòng thanh toán quốc tế em được trực tiếp học hỏi, đã góp phần không nhỏ
giúp em hoàn thành tốt thực tập tốt nghiệp và đề tài luận văn này.
Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy, cô dồi dào sức khoẻ, thành công
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Kính chúc các cô chú, anh chị trong
ngân hàng ngoại thương Vietcombank Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ,
giúp ngân hàng đạt được tốc độ phát triển cao và bền vững trong thời gian tới.

Ngày…tháng …. năm 2014
Sinh viên thực hiện


Dương Văn Chi

i


LỜI CAM ĐOAN
----o0o---Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày…tháng ….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Dương Văn Chi

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
---o0o--...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

Ngày… tháng … năm 2014
Giáo viên phản biện

iii


TRANG TÓM TẮT
Thanh toán quốc tế (TTQT) giữ một vai trò quan trọng trong các giao
dịch xuất nhập khẩu hiện nay. Hoạt động TTQT được điều chỉnh bởi các ngân
hàng. Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ đã đóng góp không nhỏ
vào giá trị TTQT của Cần Thơ và khu vực. Hoạt động TTQT gồm ba phương
thức: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Hoạt động thanh toán tín
dụng chứng từ là phương thức có mức rủi ro thấp và thường sử dụng cho các
món hàng có giá trị cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây phương thức
này giảm cả về số món và giá trị trung bình trên món. Bằng phương pháp
thống kê và so sánh. Doanh số thanh toán theo phương thức tín đang giảm dần
qua các năm, phương thức chuyển tiền đang được khách hàng lựa chọn ngày
càng nhiều trong giao dịch TTQT. Dù tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn, nhưng Vietcombank đã nhanh chóng vượt qua, kết quả đạt được là tình
hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn 6 tháng đầu năm 2013. Tình
hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu trong
năm 2012 đã làm doanh số TTQT xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm trong năm
2012, song qua năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đều tăng so với cùng kì
năm trước về doanh số xuất khẩu và nhập khẩu. Bằng sự cố gắng của
Vietcombank Cần Thơ, cho thấy vai trò của ngân hàng ngày càng quan trọng
trong TTQT. Hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ và TTQT bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố, xác định các yếu tố về tình hình kinh tế và các chính sách
trong nội bộ ngân hàng. Nhà nước cần có những chính sách ổn định kinh tế vĩ
mô, để ngân hàng ngày càng phát triển. Khách hàng cần có những hiểu biết về
chính sách của ngân hàng và các nghiệp vụ TTQT để hợp tác với ngân hàng

bền vững hơn.

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................ 3
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 4
HƯƠNG H
2.1

L

HƯƠNG H

NV
L

HƯƠNG H


NGH N CỨ ..................... 4

N ............................................................................ 4

2.1.1 Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế ................................ 4
2.1.1.1 Định nghĩa về thanh toán quốc tế ................................................... 4
................................................... 4
2.1.1.3 Vai trò c a thanh toán qu c t ........................................................ 5
2.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế ..................................................... 5
P ươ g

ức tín dụng chứng từ (Letter of Credits) ....................... 5

P ươ g

ức chuy n tiền (Remittance)........................................... 8

2.1.2.3 hương thức nhờ thu (Collection of payment) ............................. 10
2.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế .................................................... 13
2.1.4.1 Lệnh phi u (Promissory note)....................................................... 13
v


2.1.4.2 H i phi u (Bill of exchange, Draft) .............................................. 14
2.1.4.2 Séc (Cheque) ................................................................................. 16
2.1.4.3 Giấy chuy n tiền (Transfer) .......................................................... 17
2.1.4.4 Thẻ ngân hàng (Bank card) .......................................................... 17
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế ............. 18
2.1.5.1 Doanh s thanh toán qu c t ........................................................ 18
2.1.5.2 Doanh s hàng xuất khẩu và nhập khẩu ....................................... 18

2.1.5.3 Doanh thu, chi phí và lợi nhuậ
2.1.5.4 R i ro phát sinh ngân hàng phải bồ
2.1.5.5 Mạ g lướ



ược từ TTQT ..................... 18
ường ................................ 19

à g ại lý.......................................................... 19

2.1.5.6 S vụ tranh chấp trong TTQT theo phươ g

ức L/C ................... 19

2.1.6 Điều khoản trong thanh toán quốc tế .................................................. 19
2.1.6.1 Khái quát UCP .............................................................................. 19
2.1.6.2 Khái quát về Swift ......................................................................... 19
2.1.6.3 Một s p ươ g ện thông tin khác ............................................... 19
2.1.6.4 Khái quát Incoterms ...................................................................... 20
2.2

HƯƠNG H

NGH N CỨU ............................................................ 20

2.2.1 hương pháp thu thập số liệu .............................................................. 20
2.2.2 hương pháp phân tích số liệu ............................................................ 20
CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 22
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN H NG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG V ỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................... 22
3.1 TỔNG Q N VỀ NGÂN H NG TMC NG Ạ THƯƠNG V ỆT NAM
(VIETCOMBANK) ......................................................................................... 22
3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG V ỆT NAM–
CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................................................ 23
vi


3.2.1 ơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng
TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ)
...................................................................................................................... 23
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động của Vietcombank chi nhánh
Cần Thơ ........................................................................................................ 24
3

Cơ ấu tổ chứ

â

................................................................ 24

3.2.2.2 Các phòng nghiệp vụ trong Vietcombank ..................................... 26
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................. 30
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 33
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ THƯƠNG V ETC MB NK – CHI
NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................ 33
4.1 PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ TH NH T

N THE C C HƯƠNG THỨC 33


4.1.2 Hoạt động thanh toán xuất khẩu theo từng phương thức ................... 37
4.1.2.1 Hoạ

ộng thanh toán xuất khẩu................................................... 37

4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH TOÁN QUỐC TẾ ..... 50
4.2.1 Nhân tố kinh tế ................................................................................. 50
4.2.2 Nhân tố chính sách của Vietcombank Cần Thơ............................... 52
4.2.2.1 chính sách khách hàng .................................................................. 52
4.2.2.3 Chính sách tài trợ xuất khẩu ......................................................... 52
4.2.2.4 Chính sách tài trợ nhập khẩu........................................................ 53
4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng khác ............................................................... 53
4

3

i th cạnh tranh ........................................................................ 53

4.2.3.2 Tỷ giá h

.............................................................................. 53

CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 55
G Ả H NÂNG C
H ỆU QUẢ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠ
V ETC MB NK CH NH NH CẦN THƠ ................................................. 55
5.1 THU N LỢ V KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI VIETCOMBANK CẦN THƠ 55
vii



5.1.1 Thuận lợi ............................................................................................. 55
5.1.2 Khó khăn ............................................................................................. 55
5.2.1 Xây dựng hệ thống ngân hàng đại lý ................................................... 56
5.2.2 Cải thiện những chính sách ................................................................. 57
5.2.2.1 Chính sách khách hàng ................................................................ 57
5.2.2.2 Chính sách marketing ................................................................... 57
5.2.2.3 Chính sách tài trợ xuất khẩu ......................................................... 58
5.2.3.4 Chính sách tài trợ nhập khẩu........................................................ 59
5.2.3.5 Chính sách ch

ộ cho nhân viên ................................................. 59

CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 61
KẾT L

N V K ẾN NGHỊ ......................................................................... 61

6.1 KẾT LU N ............................................................................................ 61
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 62
6.2.1 Đối với Nhà nước............................................................................. 62
6.2.2 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ............................................. 62

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Quy trình thanh toán bằng chứng từ....................................................7
Hình 2.2 Quy trình chuyển tiền..........................................................................9
Hình 2.2 Quy trình chuyển tiền........................................................................11

Hình 2.4 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.....................................12
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tại Vietcombank Cần Thơ........................................25
Hình 3.2 ơ đồ cơ cấu tổ chức phòng thanh toán quốc tế................................27
Hình 4.1a Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu Vietcombank Cần Thơ giai
đoạn 2011 đến 2013.........................................................................................35
Hình 4.1b Tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu Vietcombank Cần Thơ giai
đoạn 2011 đến 2013.........................................................................................35
Hình 4.2 Số món trong TTQT phương thức chuyển tiền xuất khẩu................40
Hình 4.3 Số món trong TTQT phương thức nhờ thu xuất khẩu.......................41
Hình 4.4 Số món trong TTQT phương thức L/C xuất khẩu.............................43
Hình 4.5 Số món trong TTQT phương thức chuyển tiền nhập khẩu................46
Hình 4.6 Số món trong TTQT phương thức nhờ thu nhập khẩu......................47
Hình 4.7 Số món trong thanh toán quốc tế phương thức L/C nhập khẩu.........48
Hình 4.8 Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ .................................51

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Cần Thơ năm 2011 đến
6T2014..............................................................................................................30
Bảng 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.......................................................................34
Bảng 4.2 Doanh số các phương thức thanh toán xuất khẩu theo từng phương
thức tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T/ 2014.........................38
Bảng 4.3 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển
tiền xuất khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011đến 6T/2014............40
Bảng 4.4 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu
nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011đến 6T/2014..................41
Bảng 4.5 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức L/C xuất

khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011đến 6T/2014...........................42
Bảng 4.6 Doanh số các phương thức thanh toán nhập khẩu theo từng phương
thức tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T/ 2014.........................44
Bảng 4.7 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức chuyển
tiền nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T/2014..........45
Bảng 4.8 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu
nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T/2014.................46
Bảng 4.9 Số lượng và giá trị thanh toán xuất khẩu theo phương thức nhờ thu
nhập khẩu tại Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6T/2014.................47
Bảng 4.10 Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Vietcombank Cần Thơ so với Viettinbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6
tháng đầu năm 2014.........................................................................................49
Bảng 4.11 Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn
2011 đến 6T/2014.............................................................................................51

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
L/C (Letter of Credits) Tín dụng chứng từ

TTQT: Thanh toán quốc tế
NK: nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
TMC : Thương mại cổ phần
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
ĐB CL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

xi



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu để một quốc gia tồn tại và phát triển
trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa
năm 1986, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, cả về kinh tế và
xã hội. Để tiếp tục ngày càng phát triển hơn nữa, Việt Nam cũng đã có một sự
chuẩn bị lớn cho xu hướng tất yếu toàn cầu hóa bằng sự kiện gia nhập WTO
vào năm 2007, trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới WT . Đây là cơ hội để Việt Nam ổn định và phát triển kinh tế
đối ngoại, các hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng kèm theo đó là những thách
thức không hề nhỏ. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành cầu nối trong các
hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Thanh toán quốc tế mang lại lợi ích cho ngân hàng, lợi ích từ phí dịch vụ,
vừa là cơ hội để ngân hàng mở rộng và phát triển các lĩnh vực kinh doanh
khác thuộc ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu, bảo lãnh
quốc tế nâng cao uy tín của ngân hàng... Thấy được những cơ hội đó, ngân
hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Cần Thơ đã tiên phong
áp dụng thanh toán quốc tế, trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh
toán quốc tế tại Việt Nam.
Với vị trí chiến lược, Cần Thơ là trung tâm cho sự phát triển của khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cho cả nước nói chung. Đang thu hút
rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thêm vào đó những chính sách
khuyến khích xuất khẩu của nhà nước ngày càng đa dạng và phong phú, rất có
tiềm năng và thuận lợi để phát triển thanh toán quốc tế. Vietcombank chi
nhánh Cần Thơ đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình trong
lĩnh vực thanh toán quốc tế, để từng bước vượt qua những thách thức, sự cạnh
tranh gay gắt các ngân hàng trong nước có vốn đầu tư nước ngoài.
Tín dụng chứng từ là phương thức phổ biến được các ngân hàng áp dụng

để thực hiện trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần
Thơ cũng đã ứng dụng rất hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ trong
TTQT. Nhưng trong vài năm trở lại đây, phương thức TTQT này đang giảm
trầm trọng. Vì thế, qua thời gian tìm hiểu về ngân hàng ngoại thương
Vietcombank chi nhánh Cần Thơ nên em quyết định chọn đề tài “Ứng dụng
phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Cần Thơ”, với mong muốn phát huy những lợi thế
1


sẵn có trong thanh toán quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh của Vietcombank
chi nhánh Cần Thơ với các ngân hàng khác.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập chung nghiên cứu các phương thức thanh toán quốc tế và việc
ứng dụng tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế. Đồng thời tìm hiểu các
thuận lợi và khó khăn trong thanh toán quốc tế và nâng cao uy tín của ngân
hàng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Mục tiêu 1: Phân tích các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
ngoại thương Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
− Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phương thức tín dụng
chứng từ. Từ đó, ứng dụng hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt
động TTQT.
− Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao doanh số và chất
lượng của của thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank chi nhánh Cần
Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU


1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Vietcombank Cần Thơ).
1.3.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2011 đến 6 tháng đầu
năm 2014.

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam – chi nhánh Cần Thơ.
- Đề tài nghiên cứu sự biến động trong thanh toán quốc tế và hiệu quả
việc ứng dụng của các phương thức trong thanh toán quốc tế từ năm 2011 đến
6 tháng năm 2014.

2


1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. “Giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán và phòng ngừa rủi ro trong
phương thức tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu tại ngân hàng TMCP
ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”, 2010, Nguyễn ong Toàn. Đề tài
đánh giá hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ đối với hàng xuất khẩu
của Vietcombank Cần Thơ so với các đối thủ cạnh tranh bằng phương pháp so
sánh số tuyệt đối và tương đối. Từ đó, đề tài đã đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu này để so sánh với ngân hàng Viettinbank Cần thơ.
2. “ hân tích thực trạng thanh toán quốc tế bằng L/C tại ngân hàng ngoại
thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”, 2013, Nguyễn Minh Tân. Đề tài đã
phân tích hoạt đọng thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến đến hoạt
động thanh toán bằng L/C băng phương pháp đánh giá sự ảnh hưởng của các
nhân tố đến hoạt động thanh toán quốc tế. Từ đó, đề tài đã đã đánh giá các yếu

tố ảnh hưởng đến thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ bởi các nhân tố kinh
tế và nhân tố các chính sách tại Vietcombank Cần Thơ.
Tóm tắt chương 1: TTQT có vai trò quan trọng trong xuất khẩu và nhập
khẩu. Tín dụng chứng từ trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng năm 2014 tại
Vietcombank Cần Thơ có nhiều biến động. Tìm hiểu về các hoạt động TTQT
và các yếu tố ảnh hưởng đã làm giảm doanh số tín dụng chứng từ. Từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao doanh số tín dụng chứng từ trở lại là một vấn
đề cần thiết.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PH P LUẬN VÀ PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PH P LUẬN

2.1.1 Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế
2.1.1.1 Định nghĩa về thanh toán quốc tế
Theo định nghĩa của “Đinh Công Trình, 1966” thanh toán quốc tế là quá
trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng
trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh
giữa các nước với nhau.
Như vậy có thể hiểu thanh toán quốc tế là các mối quan hệ kinh tế, chính
trị thương mại và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế
giữa các quốc gia khác nhau. Các mối quan hệ đã đem lại bội thu cho ngân
sách nếu hoạt động hiệu quả hoặc bội chi nếu chưa đạt hiệu quả. Việc thanh
toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi
trả lẫn nhau. Vì thế, thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
2.1.1.2

- Thanh toán quốc tế là hoạt động diễn ra trên phạm vi quốc tế là sự trao
đổi thương mại hợp tác giữa các ngân hàng thương mại thế giới.
- Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước ở điểm đây là việc
trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Khi kí kết hợp đồng
thương mại các bên tham gia cần thỏa thuận với nhau, lấy đồng tiền chung nào
đó để giao dịch. Tính toán kĩ lưỡng để phòng tránh rủi ro và sự biến động của
tỷ giá hối đoái.
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế không phải là tiền mặt mà nó tồn tại
dưới các hình thức như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu
và séc được ghi bằng ngoại tệ.
- Hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, công
nghệ tương xứng với trình độ quốc tế, để đáp ứng sự giao thiệp quốc tế.
- Hoạt động TTQT liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia
khác nhau, có thể đối nghịch nhau. Do tính phức tạp nên các bên tham gia

4


thường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất, theo thông lệ
quốc tế…
- Ngôn ngữ sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là tiếng nh.
- Thanh toán quốc tế bị chi phối bởi pháp luật của mỗi quốc gia và pháp
luật của quốc tế.
2.1.1.3 V



- Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy
quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị
trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán.

- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất- nhập khẩu: Thanh toán
quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất- nhập khẩu
của doanh nghiệp.
- Đối với các ngân hàng thương mại: thanh toán quốc tế tạo doanh thu
dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển.
2.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế
Trong thanh toán các hàng hóa sản phẩm dịch vụ ngoại thương, người ta
thường sử dụng thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàng thương mại. Hiện
nay thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến tại Việt Nam qua các phương
thức sau:
2.1.2.1 P ươ g

ứ í dụ g

ứ g ừ (Letter of Credits)

Khái niệm
hương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo
yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành một bức thư (gọi là thư tín
dụng- Letter of credits) cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên
thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh
toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
T ư í dụng
* Khái niệm:
Thư tín dụng L/C là một văn bản cam kết trả tiền có điều kiện, do một
ngân hàng (ngân hàng phát hành) lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu
(người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) một
số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực
hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.
5



* Phân loại thư tín dụng:
Có nhiều loại thư tín dụng khác nhau trong phương thức tín dụng chứng
từ. Thông thường có các phương thức sau:
- Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là loại L/C mà người
mở L/C có quyền thông báo cho ngân hàng phát hành sửa đổi hoặc hủy bỏ L/C
bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người thụ hưởng. Loại L/C này ít
được sử dụng trong thanh toán quốc tế do tình trạng thanh toán bấp bênh của
nó.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C sau
khi mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong
thời gian hiệu lực của nó nếu không có sự thỏa thuận của các bên tham gia.
Đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế vì đảm
bảo được mức độ an toàn trong thanh toán tiền hàng.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable
L/C): là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác xác nhận và
đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi: là loại L/C mà sau
khi người xuất khẩu đã nhận tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi
tiền lại trong bất cứ trường hợp nào.
- Thư tín dụng không thể hủy ngang có thể chuyển nhượng (Transferable
L/C): là loại L/C cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C
chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều
người.
- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C được mở trên cơ
sở một L/C khác mà người nhập khẩu đã mở cho người xuất khẩu hưởng để
thanh toán tiền hàng. L/C trước gọi là L/C gốc, L/C sau gọi là L/C giáp lưng.
- Thư tín dụng tuần hoàn (Revoling L/C): là loại L/C không thể hủy
ngang, sau khi thực hiện xong hay hết hạn hiệu lực thì nó tự động có hiệu lực

trở lại cho đến khi nào thực hiện hết tổng giá trị hợp đồng.
- Thư tín dụng thanh toán dần: là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó
ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận cam kết với người thụ hưởng sẽ
thanh toán dần toàn bộ số tiền của L/C trong thời hạn quy định.

6


- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): là lọai L/C do ngân hàng của
người xuất khẩu phát hành, cam kết sẽ thanh toán lại cho người nhập khẩu nếu
người xuất khẩu không hoàn thành được nghĩa vụ giao hàng.
- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu
có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Loại này thường
được dùng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.
- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại thư tín dụng có
điều khoản đặc biệt (trước đây điều khoản này được ghi bằng mực đỏ), người
mở L/C cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền
nhất định trước khi giao hàng thay vì nói một cách đơn giản khi giao hàng. Vì
thế nó còn được gọi là thư tín dụng ứng trước.
Các ch th tham gia
- Người nhập khẩu là người chịu trách nhiệm yêu cầu ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng
này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.
- Người thụ hưởng: là người xuất khẩu hay người nào khác do người
xuất khẩu chỉ định.
- Ngân hàng thông báo L/C: là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở L/C
và phục vụ cho người thụ hưởng.
Ngoài ra trong trong những trường hợp cụ thể có thể có thêm ngân hàng
xác nhận và ngân hàng trả tiền.
Quy trình th c hiện thanh toán chứng từ (L/C)

(8)

Ngân hàng phục
vụ nhập khẩu

(10)

(2)

(9) (1)

Người nhập khẩu

Ngân hàng phục
vụ xuất khẩu

(3)
(4)

(5) (6)

Người xuất khẩu

Hình 2.1 Quy trình thanh toán bằng chứng từ
7


Giải thích quy trình:
(1) Sau khi kí hợp đồng ngoại thương, thanh toán bằng L/C thì người
nhập khẩu xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu phát hành

L/C cho người xuất khẩu.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ lập
L/C và thông báo cho ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu ở nước người xuất
khẩu về việc phát hàng L/C.
(3) Khi nhận được L/C thì ngân hàng của người xuất khẩu sẽ thông báo
cho người xuất khẩu.
(4) Nếu nhà xuất khẩu chấp nhận L/C thì chuyển hàng, nếu không chấp
nhận thì yêu cầu chỉnh sửa ngay và không giao hàng.
(5) au khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu L/C
và xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để được thanh toán.
(6) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu sau khi kiểm tra bộ chứng từ phù
hợp với các điều khoản của L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
(7) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ cho ngân hàng
bên nhập khẩu để được hoàn trả tiền.
(8) Ngân hàng bên nhập khẩu sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp sẽ trả
tiền cho ngân hàng bên xuất khẩu.
(9) Ngân hàng phát hành sẽ gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
(10) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, người nhập khẩu sẽ tiến hành thanh
toán cho ngân hàng.
2.2.1.2 P ươ g



y

ề (Re

e)

Khái niệm

hương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người
trả tiền) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một
người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương thức
chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.
Phân loại p ươ g

ức thanh toán chuy n tiền
8


- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là chuyển tiền
bằng điện tốc độ nhanh, nhưng chi phí cao. Ngày nay, khi tham gia mạng
SWIFT thì hầu hết chuyển tiền được thực hiện trên mạng SWIFT.
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): chuyển tiền bằng thư chi
phí thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song tốc độ lại chậm hơn. Chuyển tiền
bằng điện thì người chuyển tiền không bị động vốn lâu ngày, nhưng tỷ giá
ngoại tệ áp dụng trong điện hối cao hơn tỷ giá ngoại tệ trong thư hối.
Đây là phương thức thanh toán khá đơn giản, nhưng đòi hỏi phải có niềm
tin về đối tác sắp giao dịch.
Quy trình chuy n tiền
(4)
Ngân hàng chuyển
tiền

Ngân hàng trả tiền
(5)

(3)

(2)


(1)
Người thụ hưởng

Người chuyển tiền

Hình 2.2 Quy trình chuyển tiền
Giải thích quy trình
(1) Bên thụ hưởng giao hàng, bộ chứng từ cho người chuyển tiền.
(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ/hàng hóa, nếu quyết định trả tiền thì
người chuyển tiền viết lệnh chuyển tiền (M/T hay T/T) cùng với ủy nhiệm chi
(nếu có tài khoản) gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định,
nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ thực hiện trích tài
khoản và gửi báo nợ cho người chuyển tiền.
(4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T) cho ngân hàng trả
tiền để chuyển trả cho người thụ hưởng.
(5) Ngân hàng trả tiền ghi có vào tài khoản người thụ hưởng và gửi báo
cáo cho người thụ hưởng.

9


Các bên tham gia
- Người nhập khẩu, nhà đầu tư vốn là người chuyển tiền hoặc trả tiền.
- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người bán hàng (xuất khẩu), nhận
vốn đầu tư…..
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ người
chuyển tiền.
- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): là ngân hàng phục vụ cho người xuất

khẩu.
2.1.2.3 Phương thức nhờ thu (Collection of payment)
Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người nhập khẩu dựa trên cơ sở hối
phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra. Trong phương thức này, bên bán
chủ động đòi tiền bên mua thông qua ngân hàng ủy nhiệm thu. Để ngân hàng
có thể thực hiện ủy nhiệm thu, bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu để gửi đến
ngân hàng.
Các bên tham gia
- Người xuất khẩu là người yêu cầu ngân hàng, thu hộ tiền, và có trách
nhiệm trả phí nhờ thu cho ngân hàng.
- Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu là ngân hàng mà theo yêu cầu của
người xuất khẩu chấp nhận chuyển nhờ thu đến ngân hàng chấp nhận chuyển
nhờ thu đấn ngân hàng bên xuất khẩu thuận tiện cho việc trả tiền, chịu trách
nhiệm trước người nhờ thu.
- Ngân hàng bên xuất khẩu nhận nhờ thu từ ngân hàng gửi nhờ thu và thu
tiền của người nhập khẩu theo các điều khoản trong lệnh nhờ thu. Chịu trách
nhiệm trực tiếp trả tiền khi bộ chứng từ đã được gửi đến và đã nhận bản sao bộ
chứng từ để kiểm tra đối chiếu.
Phân lọai
- P ươ g ức nhờ thu h i phi rơ (Cle C lle
): là phương thức
nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người
nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi
thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.
10



(3)
Ngân hàng phục vụ
bên xuất khẩu
(2)

Ngân hàng phục vụ
bên nhập khẩu

(6)

(7)

Người xuất khẩu

(5)

(4)

Người nhập khẩu

(1)

Hình 2.3 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn

1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập
khẩu.
2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ
người nhập khẩu.
3) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng
phục vụ bên nhập khẩu để thông báo cho người nhập khẩu biết.

4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu
cầu chấp nhận hay thanh toán.
5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán.
6) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu trích tiền từ tài khoản của người
nhập khẩu chuyển sang ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu để ghi có cho người
xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo
cho ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu biết trong trường hợp người nhập khẩu
từ chối thanh toán.
7) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu ghi có và báo cáo cho người xuất
khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối
trả tiền.
Với phương thức này việc người nhập khẩu không chấp nhận thanh toán
sẽ gây thiệt hại lớn cho người xuất khẩu. Vì thế, người xuất khẩu phải tính
toán kĩ càng khi quyết định chọn phương thức này, nên chọn những đối tác có
uy tín và quan hệ thương mại thường xuyên với công ty mình.
- P ươ g ứ


ứ g ừ (Documentary Collection): là
phương thức khắc phục nhược điểm của phương thức nhờ thu hối phiếu trơn.
11


Nếu người mua không có trách nhiệm thanh toán sẽ không nhận được chứng
từ. Ngân hàng chịu trách nhiệm cất giữ chứng từ và thu tiền từ người nhập
khẩu.
Ngân hàng phục vụ
bên xuất khẩu
(2


(7)

Người xuất khẩu

(3)

(6)
(1) Gửi hàng

Ngân hàng phục vụ
bên nhập khẩu
(5)

(4)

Người nhập khẩu

Hình 2.4 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Giải thích quy trình:
1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ
chứng từ hàng hoá.
2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân
hàng phục vụ bên nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
3) Ngân hàng phục vụ bên xuất khẩu chuyển hối phiếu và bộ chứng từ
sang ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu để thông báo cho người nhập khẩu.
4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu
yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền.
6) Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang

cho ngân hàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông
báo việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu.
7) Ngân hàng nhận ủy thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền
cho người xuất khẩu.
Tuy phương thức này khắc phục được nhược điểm để người nhập khẩu
nhận hàng mà không thanh toán tiền. Tuy nhiên, người nhập khẩu vẫn có
quyền không nhận hàng. Nếu đó là hàng hóa ngắn ngày sẽ gây rất nhiều bất lợi
đến nhà xuất khẩu.

12


×