Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

so sánh chất lượng môi trường và hiệu quả của tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) giữa mô hình nuôi đơn với mô hình nuôi kết hợp cá rô phi ở huyện tân phú đông, tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.04 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN VĂN KHÊ

SO SÁNH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ
CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) GIỮA
MÔ HÌNH NUÔI ĐƠN VỚI MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP
CÁ RÔ PHI Ở HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH QUẢN LÍ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

2014
1


TRƯỜNG ĐAI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN VĂN KHÊ

SO SÁNH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ
CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) GIỮA
MÔ HÌNH NUÔI ĐƠN VỚI MÔ HÌNH NUÔI KẾT HỢP
CÁ RÔ PHI Ở HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH QUẢN LÍ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TS. TRẦN VĂN VIỆT

2014

2


SO SÁNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NUÔI ĐƠN
VÀ NUÔI KẾT HỢP TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei) VỚI CÁ RÔ
PHI Ở HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TIỀN GIANG
Nguyễn Văn Khê
Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email:

ABSTRACT
White leg shrimp is cultured in intensive system with two treatments, they are combined
tilapia and without tilapia. The purpose of study is to evaluate water quality fluctuation
and yield of shrimp culture on the treatment with tilapia or without tilapia. The study
was carried out from May to August, 2014 at Phu Tan commune, Tan Phu Dong didtrict,
Tien Giang province. The study was conducted on 3 ponds of white leg shrimp with
tilapia and 3 ponds without stocking tipalia, environmental parameters was focused as:
temperature, pH, salinity, transparency, hardness, alkalinity, DO, COD, TSS, NH3, PO4,
NO2, NO3, TN and TP. There was six times of sampling, twice per month. Results found
that water quality of two treatments are appropriate for shrimp growth. However,
transparency, hardness, PO4, TN and TP were higher standard water quality for shrimp
culture. It also found that water quality were not significant differences between two
treatment, whereas salinity, alkanility, DO, PO4, NH3 has significant between two
treatments. The yield of shrimp in the treatment with tilapia was higher than the
treatment without tilapia, but it was not significant differences.
Keywords: white leg shrimp, tilapia, Tan Phu Dong, Tien Giang

Title: Comparison of water quality and effective of white leg shrimp (Penaeus
vannamei) culture in the system with tilapia and without tilapia in Tan Phu Dong
district, Tien Giang province
TÓM TẮT
Khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có kết hợp cá rô phi (NKH) và
nuôi đơn (NĐ) đã được nghiên cứu ở xã Phú Tân huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang
từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2014, nhằm làm cơ sở cho việc chọn mô hình hiệu quả cho
người nuôi. Nghiên cứu theo dõi 6 ao nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó 3 ao nuôi tôm
có kết hợp (NKH) và 3 ao (NĐ), các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, độ mặn, độ
trong, độ cứng, độ kiềm, DO, COD, TSS, NH3, PO4, NO2, NO3, TN, TP. Mẫu được thu 6
đợt từ tháng 5/2014 – tháng 8/2014 với chu kỳ thu 2 lần/tháng. Qua kết quả khảo sát cho
thấy đa số các chỉ tiêu chất lượng nước ở hai mô hình nuôi nằm trong phạm vi thích hợp
cho phát triển của tôm nuôi. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu như: độ trong, độ cứng, PO4,
TN, TP ở mức cao. Qua khảo sát đa số các chỉ tiêu chất lượng nước giữa hai mô hình
nuôi không có sự khác biệt, bên cạnh đó độ mặn, độ kiềm, độ trong, DO, PO4, NH3 có
sự khác biệt giữa 2 mô hình. Năng suất tôm nuôi hai mô hình không có sự khác biệt lớn,
ở mô hình (NĐ) năng suất đạt 8,60± 3,20 tấn/ha/vụ và (NKH) là 7,10±3,70 tấn/ha/vụ.
Từ khóa: Nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng-cá rô phi, chất lượng nước.

3


1 GIỚI THIỆU
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loài có cường độ
bắt mồi khoẻ, lớn nhanh, có thể nuôi với mật độ cao thích hợp với các hình thức nuôi
thâm canh, hiện đang được phát triển nuôi ở nhiều nước trên thế giới. trong năm 2007
tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính
ở 3 nước Châu Á Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia (Tổng cục thủy sản, 2013). Ở Việt
Nam tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm năm 2001. Đến năm 2008 được
bộ NN&PTNT cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở đồng bằng sông Cửu Long

(ĐBSCL). Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên.
Dự kiến đến năm 2015 sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 449.500 tấn (Châu Tài
Tảo, 2013).
Tiền Giang là tỉnh phía đông của ĐBSCL, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh
và bán thâm canh (TC&BTC) là 2.696,3 ha năm 2011, đã tiêu thụ 2.371 triệu giống, diện
tích tăng 59% so với cùng kỳ năm 2012 (Chi cục Thủy sản tỉnh TG, 2014), trong đó
huyện Tân Phú Đông là huyện ven biển có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 326,69
ha tăng 45,1 ha so với 6 tháng đầu năm 2011 (Chi cục thủy sản Tiền Giang, 2012).
Tôm thẻ chân trắng được nuôi thâm canh, năng suất cao nhưng luôn gặp rủi ro, trong
những năm gần đây dịch bệnh trong nuôi tôm xảy ra nhiều, người nuôi tôm đã sử dụng
hóa chất, kháng sinh nhiều nhưng chưa đúng kỹ thuật đã làm cho môi trường nuôi ngày
càng suy thoái và ô nhiễm nhiều hơn. Theo tổng cục thủy sản (2012) thì hội chứng hoại
tử gan tụy ở tôm nuôi xảy ra ở 19 tỉnh thành trong cả nước với tổng diện tích bị thiệt hại
là 46.1 ha. Để tìm giải pháp khắc phục theo hướng bền vững thông qua xử lý sinh học
thì nhiều người nuôi tôm ở huyện Tân Phú Đông Tiền Giang hiện kết hợp cá rô phi
trong nuôi tôm thẻ chân trắng, nhằm giúp hạn chế thức ăn dưa thừa, góp phần khắc phục
ô nhiễm nguồn nước và cải thiện môi trường.
Do cá rô phi (Oreochromis niloticus) là loài ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là
động vật phù du, mùn bã hưu cơ và tảo lắng đáy, nó có thể sống ở nước có độ mặn từ 530‰ ( Nguyễn Văn Tuyến và ctv, 2011). Theo Fitzsimmon (2001) thì việc kết hợp nuôi
cá rô phi trong ao tôm sú thì cá rô phi có vai trò duy trì mật độ tảo ổn định làm ổn định
độ kiềm của nước làm ổn định pH và độ trong của nước thông qua việc làm ổn định
quần thể tảo trong ao nuôi.
Tuy nhiên việc nuôi ghép cá rô phi và tôm thẻ chân trắng chưa có nghiên cứu đầy đủ về
vai trò của cá rô phi trong cải thiện môi trường và tăng hiệu quả nuôi. Mô hình này đã
được áp dụng ở Tân Phú Đông (Hình 1) và hiệu quả nuôi mô hình này thì chưa được
biết.
Vì mậy mục tiêu của nghiên cứu là theo dõi biến động chất lượng nước và năng suất
nuôi tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi kết hợp cá rô phi (NKH) và nuôi đơn (NĐ)
được thực hiện, nhằm đánh giá hiệu quả của việc kết hợp này để có thông tin góp phần
làm cơ sở cho việc khuyến cáo người nuôi việc lựa chọn mô hình thích hợp

2 PHƯƠNNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện Xã Phú Tân thuộc huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang từ
tháng 5/2014 – tháng 8/2014 (Hình 1). Nghiên cứu được thực hiện dựa trên theo dõi 6 ao
4


nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó 3 ao nuôi tôm có kết hợp cá rô phi và 3 ao nuôi tôm
không kết hợp cá rô phi (Hình 2).

Hình 1: Địa điểm nghiên cứu

Hình 2: Mô hình NKH (a) và NĐ (b)

2.2 Thiết kế ao nuôi
Để kiểm soát lượng cá rô phi người nuôi tôm dùng lưới cước làm vèo cố định, có mắt
lưới 1 mm để thả cá rô phi giữa ao, diện tích của vèo lưới khoảng 80 m2 (Hình 2a). Các
thông tin ban đầu của ao nuôi ở bảng 1.
Bảng 1: Thông tin ban đầu của các ao trong khảo sát
Nuôi đơn (NĐ)

Nuôi kết hợp (NKH)
Ao 1

Ao 2

Ao 3

Ao 4


Ao 5

Ao 6

Diện tích ao (m2)

3500

1900

3500

2500

2000

2700

Độ sâu (m)

1,10

1,20

1,20

1,20

1,10


1,10

Cỡ giống tôm (PL)

15,0

15,0

15,0

10,0

10,0

10,0

Mật độ tôm (tôm/m2)

85,0

68,0

85,0

80,0

80,0

80,0


Mật độ cá rô phi (cá/m2)

57,0

570

7,00

-

-

-

Cỡ cá rô phi (g/con)

5,50

5,50

140

-

-

-

Số lượng cá rô phi/ao


5.400

5.400

560

-

-

-

2.3 Thông tin chung của các hộ nuôi
Cải tạo ao: Vôi đá + Dolomite + Canxi : 100 kg/1000 m2, lấy nước có độ mặn (5-15ppt)
xử lý Clorine (30 ppm), sau 15 ngày diệt khuẩn lại ao nuôi bằng (Iodine). 2 ngày sau cấy
men vi sinh (BZT, Enveron). 3 ngày sau thả giống. Thả giống: Tôm nuôi được bắt từ các
trại của CP, Nam Miền Trung.
5


Chăm sóc & quản lý: Cho tôm ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn Thăng Long, Grobest, dùng
men vi sinh định kỳ (10 ngày/lần/tháng 1 và 7 -10 ngày/lần/tháng 2 trở đi), diệt khuẩn
định kỳ trước khi cấy men vi sinh 02 ngày. Vôi được xử dụng tùy theo pH và độ kiềm
từng ao.
2.4 Phương pháp thu và phân tích mẫu
2.4.1 Phương pháp thu mẫu
Nhiệt độ, pH, độ trong, độ mặn: được đo tại hiện trường bằng nhiệt kế và máy đo pH
cầm tay, độ trong đo bằng đĩa Secchi và độ mặn đo bằng khúc xạ kế tại hiện trường.
DO: mẫu được thu và chứa trong lọ nút mài màu nâu 125 mL, cố định bằng 1mL dung
dịch MnSO4 và 1 mL dung dịch KI-NaOH.

COD: mẫu được thu và chứa trong lọ nút mài màu trắng 125 mL và cố định bằng 2 mL
H2SO4 4M.
Độ cứng, độ kiềm, TSS, NH3, TN, TP, PO4, NO2, NO3: được thu đồng thời và chứa
trong bình nhựa 1 L, đậy kín và bảo quản lạnh ở 4 oC.
2.4.2 Phương pháp phân tích mẫu
Bảng 2: Phương pháp phân tích mẫu
Chỉ tiêu

Chu kỳ

Phương pháp phân tích

1. Nhiệt độ 2 lần/tháng

Máy đo

2. pH

2 lần/tháng

Máy đo

3. Độ mặn

2 lần/tháng

Khúc xạ kế

4. Độ trong 2 lần/tháng


Đĩa Secchi

5. Độ cứng 2 lần/tháng

Chuẩn độ Complexon, phép chuẩn độ tạo phức

6. Độ kiềm 2 lần/tháng

Chuẩn độ acid, phép chuẩn độ trực tiếp acid-base

7. DO

2 lần/tháng

Winkler, phép chuẩn độ gián tiếp

8. COD

2 lần/tháng

Oxy hóa KMnO4 trong môi trường kiềm

9. TSS

2 lần/tháng

Trọng lượng

10. NH3


2 lần/tháng

Indophenol, Phenate APHA et al. (1999): 4500-NH3-F

11. PO4

2 lần/tháng

So màu SnCL2 APHA et al. (1999): 4500-P-D

12. NO2

2 lần/tháng

13. NO3

2 lần/tháng

14. TN nước
15. TP nước

2 lần/tháng
2 lần/tháng

So màu Diazonium APHA et al, (1999): 4500-NO2So màu Diazonium APHA et al, (1999): 4500-NO2Kjeldahl và so màu Phenate APHA et al. (1999): 4500-NH3-F
Kjeldahl và so màu SnCL2 APHA et al. (1999): 4500-P-D

6



2.4.3 Mẫu tôm
Mẫu tôm được thu và cân tại hiện trường bằng cân điện tử hai số lẻ, mẫu được lập lại 3
lần để theo dõi tăng trưởng của tôm nuôi qua các đợt thu mẫu. Năng suất và tỷ lệ sống
của tôm được ghi nhận ở lần thu thứ 6 khi các chủ ao thu hoạch tôm.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Các yếu tố thủy lý
pH có sự chênh lệch qua các lần thu mẫu ở ao (NKH) và ao (NĐ) ở (Bảng 3), pH dao
động trong khoảng 7,93 đến 8,60. ). Theo Chanratchakool et al, (1995) thì pH tối ưu cho
sự phát triển của tôm trong ao nuôi từ 7,50 – 8,40. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn
Thanh Phương (2009) thì pH thích hợp cho tôm từ 7,50-8,50. Nhìn chung pH giữa hai
mô hình nuôi giao động qua các đợt thu mẫu thấp tương đối ổn định.
Bảng 3: Biến động pH, nhiệt độ, độ mặn qua các đợt thu mẫu
Đợt

Nhiệt độ(oC)

pH

Độ mặn (ppm)

NKH



NKH



NKH




I

8,53

7,93

31,3

31,0

8,00

11,3

II

8.50

8,23

31,2

30,9

8,33

10,7


III

8,00

8,03

28,4

29,2

8,00

10,3

IV

8,45

8,50

28,2

28,5

5,50

10,3

V


8,50

8,40

29,0

29,3

5,50

7,33

VI

8,60

8,55

28,4

28,4

5,00

7,33

Nhiệt độ có sự biến động theo thời gian ở ao (NĐ) và ao (NKH), nhiệt độ dao động từ
(28,4oC -31,3oC) (Bảng 3), nhiệt độ có xu hướng giảm dần qua các đợt thu mẫu. Theo
Trần Viết Mỹ và ctv, (2009) nhiệt độ thích hợp nhất cho phát triển của tôm là 23 – 30oC.
Độ mặn trung bình giữa (NĐ) và (NKH) dao động trong khoảng 5‰ – 11,3‰ (Bảng 3).

Theo Bùi Hữu Lộc, (2013) độ mặn thích hợp là 7‰ -34‰, nhưng tôm có thể phát triển
tốt ở độ măn thấp 10‰ -15‰. Độ mặn thích hợp 10‰ -30‰, tốt nhất là 15‰ -25‰
biến động trong ngày không quá 5‰ ( Bộ thủy sản, 2004).
3.2 Các yếu tố thủy hóa
3.2.1 Oxy hòa tan (DO)
Biến động DO giữa (NĐ) và (NKH) theo thời gian khác biệt (p<0.05) (Hình 3a). Tuy
nhiên ở đợt thu mẫu thứ 2 thì DO giảm ở (NKH) là 4,40 và đợt 5 ở (NĐ) là 4,90 các đợt
còn lại nhìn chung DO ở hai mô hình nuôi có xu hướng tăng, do dần về cuối vụ nuôi
người nuôi tăng thời gian chạy quạt và mật độ tảo tăng cao. Theo Nguyễn Trọng Nho và
ctv, (2006) thì DO không được thấp hơn 3 mg/l và cao hơn 9 mg/l, nên hàm lượng oxy
hòa tan ở hai mô hình nuôi dao động ở mức cho phép.
7


Hình 3: Biến động oxy hòa tan (DO) (a) và nhu cầu oxy hóa học (COD) (b) theo
thời gian
3.2.2 Nhu cầu oxy hóa học (COD
Hàm lượng COD có sự biến động theo thời gian ở (NĐ) và (NKH) (Hình 3b). COD cao
vào đầu vụ nuôi, nhưng lại giảm xuống thấp ở đợt 2 (NĐ): 12,1 mg/ Lvà (NKH): 10,8
mg/L). Tuy nhiên ở các đợt còn lại COD tăng dần về cuối vụ do lượng chất hữu cơ thải
ra môi trường càng nhiều và lượng thức ăn dư thừa tăng dần vào cuối vụ. Nhìn chung
COD vẫn phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT.
3..2.3 Độ trong
Độ trong qua các đợt thu mẫu ở (Hình 4a), độ trong giảm dần về cuối vụ, và có sự khác
biệt giữa 2 nghiệm thức (p<0,05), do lượng chất hữu cơ thải ra môi trường càng nhiều và
lượng thức ăn dư thừa tăng và vào thời điểm này. Ở (NKH) thì độ trong thấp hơn (NĐ)
do cá rôi phi di chuyển tìm thức ăn ở nền đáy ao làm cho vật chất lơ lững trong nước
tăng cao.

Hình 4: Biến động độ trong (a) và vật chất lơ lững (TSS) (b) theo thời gian

3.2.4 Tổng vật chất lơ lững TSS
Nhìn chung TSS hai mô hình nuôi đều tăng dần đến giữa vụ nuôi nhưng có xu hướng
giảm về cuối vụ, (NKH) dao động trong khoảng 36,3-229 mg/L và (NĐ) trong khoảng
66,8-239 mg/L (Hình 4b). Theo thời gian hàm lượng TSS giữa hai mô hình nuôi không
có sự khác biệt (p>0,05). Hàm lượng TSS được ghi nhận qua các đợt thu mẫu phù hợp
với nghiên cứu của Sơn Sâm Phone (2011) hàm lượng TSS trong ao nuôi là 171,6 mg/L.

8


3.2.5 Độ kiềm
Qua các đợt thu mẫu độ kiềm ở hai mô hình nuôi có sự biến động (Hình 5a), ở mô hình
nuôi (NĐ) độ kiềm tăng dần vào cuối vụ, bên cạnh đó thì mô hình (NKH) lại tăng từ đầu
đến cuối vụ nuôi. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009) thì trong ao
nuôi tôm độ kiềm tốt nhất là 80-150 mgCaCO3/L. Theo Boyd (1998) thì độ kiềm phù
hợp cho ao nuôi thủy sản là 20- 400 mg/L. Nhìn chung thì độ kiềm trong hai mô hình
nuôi tăng vào cuối vụ nuôi do thường xuyên bón vôi theo định kỳ cho ao nuôi nhất là
vào những ngày có mưa, lượng thức ăn dư thừa ngày càng nhiều là dinh dưỡng cho tảo
phát triển làm tăng độ kềm.

Hình 5: Biến động độ kiềm tổng cộng (a) và độ cứng tổng cộng (b) theo thời gian
3.2.6 Độ cứng
Độ cứng ở hai mô hình nuôi có sự biến động lớn theo chiều hướng giảm dần về cuối vụ
nuôi (trừ đợt 2 của (NKH) tăng ở mức 1415 mg/L) (Hình 5b), các đợt còn lại đều giảm.
Ở mô hình (NĐ) đều giảm qua các lần thu dao động trong khoảng 763 đến 1402 mg/L.
Theo thời gian độ cứng giữa hai mô hình nuôi không có sự khác biệt (p>0,05). Độ cứng
cao đầu vụ nuôi là do trước vụ nuôi người nuôi bón vôi cải tạo ao với hàm lượng cao
(Vôi đá + Dolomite + Canxi : 100 kg/1000 m2).
3.2.7 Tổng đạm TN trong nước
Hàm lượng TN trong hai mô hình nuôi tăng dần về cuối vụ nuôi, không có sự khác biệt

giữa hai mô hình (p>0,05) (Hình 6a). Giá trị TN tăng về cuối vụ nuôi là do quá trình tích
lủy Nitơ từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm và cá. Điều này làm TN ở mô hình (NKH)
cao hơn so với (NĐ) ở lần thứ 4, thứ 5 và thứ 6, do về cuối vụ cá rô phi đã lớn (150
gam/con) lượng chất thải cũng tăng lên. Hàm lượng TN trong nghiên cứu ở hai mô hình
cao hơn so với nghiên cứu của Trần Minh Tân (2013) là 0,477 đến 3,17 mg/L. Theo
Boyd và Green (2002) thì hàm lượng TN không nên vượt quá 3 mg/L để hạn chế tối đa
khả năng gây ô nhiễm nguồn nước, vì vậy cần quản lý tốt lượng thức ăn tránh dư thừa
gây bất lợi cho tôm nuôi.

9


Hình 6: Biến động tổng đạm TN (a) và tổng lân TP (b) trong nước theo thời gian
3.2.8 Tổng lân (TP) trong nước
Hàm lượng TP trong nghiên cứu dao động có sự tương đồng giữa hai mô hình nuôi và
không có khác biệt (p>0,05), dao đông trong khoảng (2,00-3,50 mg/L) (Hình 6b). Theo
Trần Minh Tân (2013) thì lân trong nước được tồn tại dưới nhiều dạng như các muối
Orthophosphate hòa tan hay các dạng phostphate ngưng tụ, các dạng này có thể chuyển
hóa lẫn nhau phụ thuộc vào biến động pH trong nước. Hàm lượng TP trong nghiên cứu
này ở mức khá cao so với nghiên cứu của Sơn Sâm Phone (2011) dao động trong khoảng
0,100-1,20 mg/L. Nhìn chung hàm lượng TP trong nghiên cứu chưa phù hợp cho tôm
phát triển.
3.2.9 Nitrite (NO2-)
Nồng độ NO2- của hai mô hình dao động theo hướng tăng dần về cuối vụ nuôi, không
có sự khác biệt (p>0,05) . Ở mô hình (NĐ) dao đông trong khoảng (0,010-1,40 mg/L) và
(NKH) là (0,042-2,10 mg/L) (Hình 7a), do hàm lượng chất thải và thức ăn dư thừa của
tôm cá tăng dần về cuối vụ. Ở lần thu thứ 5 và 6 thì NO-2 tăng cao ở (NKH) là 1 mg/L và
2,10 mg/L. Theo Phạm Minh Nhựt (2014) thì nồng độ NO-2 4 mg/L gây ảnh hưởng
nghiêm trọng cho tôm nuôi. Theo Nguyễn Phú Hòa (2013) nồng độ NO-2 cho phép trong
ao nuôi là 0,01-1,70 ppm, nồng độ thích hợp là 0,010-0,10 ppm. Nhìn chung sự dao

động NO-2 của hai mô hình nuôi ở mức an toàn không ảnh hưởng đên tôm nuôi.

Hình 7: Biến động Nitrite NO2- (a) và Nitrate NO3- (b) trong nước theo thời gian

10


3.2.10 Nitrate (NO3-)
Nhìn chung nồng độ NO3 dao động ở hai mô hình không có sự khác biệt (p>0,05) và có
xu hướng tăng dần về cuối vụ nuôi dao động trong khoảng 0,038- 1,10 mg/L ở (NKH)
và (NĐ) là 0,058- 0,961 mg/L (Hình 7b). Hàm lượng NO3 tăng là do thức ăn dư thừa
dần về cuối vụ, chất thải của tôm cá, sự tàn lụi của tảo,... Theo Boyd (1990) thì NO3
thích hợp cho tôm là 0,200-10 mg/L. Qua khảo sát cho thấy hàm lượng NO3 trong hai
mô hình nuôi phù hợp tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08 : 2008/BTNMT 10mg/L.
3.2.11 Hàm lượng PO4
Hàm lượng PO4 trong nghiên cứu ở hai mô hình nuôi có sự biến động mạnh và có xu
hướng tăng dần về cuối vụ nuôi. Cụ thể (NĐ) là 0,150-0.303 mg/L và (NKH) là 0,030,430 mg/L (Hình 8a). Hàm lượng PO4 tăng dần về cuối vụ nuôi là do, thức ăn dư thừa
hàng ngày bị phân hủy, chất thải của tôm, cá,…cộng thêm với nguồn phosphate được bổ
sung từ thức ăn làm cho hàm lượng phosphate trong nước tăng. Nhìn chung PO4 biến
động ở hai mô hình nuôi là cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đắc Kiên và ctv (2011) hàm
lượng PO4 trong ao tôm có biên độ dao động từ, 0,034 – 0,108 mg/L ,và vượt mức giới

hạn cho phép QCVN 08 : 2008/BTNMT.

Hình 8: Biến động hàm lượng PO4 (a) và Ammonia NH3 (b) theo thời gian
3.2.12 Ammonia (NH3)
Hàm lượng NH3 trong thí nghiên cứu dao động có sự tương đồng giữa hai mô hình nuôi
ở đợt 1 đến đợt 5 của vụ nuôi. Đợt 6 thì hàm lượng NH3 khác biệt (p<0,05) (Hình 8b).
(NĐ) tăng cao ở mức 0,851 mg/L trong khi đó ở (NKF) lại giảm xuống mức 0,107
mg/L. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009) thì hàm lượng NH3 trên 1

mg/L có thể gây chết tôm nuôi. Nhìn chung NH3 ở hai mô hình nuôi dao động ở mức
cho phép và không ảnh hưởng đến tôm nuôi.
3.3 Tăng trưởng của tôm nuôi
Sự tăng trường của tôm nuôi giữa hai mô hình nuôi không có sự khác biệt (p>0,05). Kết
quả thu mẫu sự tăng trưởng (Hình 9), đến lần thu mẫu thứ 6 là tôm 70 ngày tuổi khoảng
17,5±4,87 g/con (57 con/kg) và đang trong giai đoạn thu hoạch giá bán dao động từ
115.000 đến 170.000 đồng / kg.

11


Hình 9: Tăng trưởng của tôm nuôi theo thời gian
3.4 Năng suất và tỷ lệ sống tôm nuôi
Năng xuất giữa hai mô hình nuôi không có sự khác biệt lớn, ở mô hình (NĐ) năng xuất
đạt 7,60± 3,70 tấn/ha/vụ và (NKH) là 7,10±5,23 tấn/ha/vụ (Hình 10a).

Hình 10: Năng suất tôm nuôi (a) và tỷ lệ sống của tôm nuôi (b).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống giữa hai mô hình nuôi là khá cao và củng không
có sự khác biệt lớn, mô hình (NĐ) tỷ lệ sống đạt 52,3±11,7% bện cạnh đó (NKH) là
66,5±9,19% (Hình 10b).
4 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
Môi trường có sự biến động trong vụ nuôi ở 2 mô hình, năng suất nuôi tôm cũng không
có sự khác biệt giữa mô hình có kết hợp cá rô phi và mô hình không kết hợp cá rôi phi
Tuy nhiên, do nghiên cứu khảo sát trên hệ thống ao nuôi của các hộ nuôi khác nhau,
mật độ thả nuôi, quản lý chăm sóc cũng khác nhau nên kết quả còn hạn chế về độ tinh
cậy.
Cần quản lý tốt cách cho ăn hạn chế lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm ao nuôi và có
thêm nghiên cứu về quy trình nuôi tôm kết hợp cá rô phi với các mật độ tôm khác nhau
cũng như mật độ cá rô phi.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Boyd , C.E, 1990. Water quality for pond aquaculture. Alabama Agriculture Expriment
Station, Auburn University, Auburn, Alabama. 462 pp.

2.

Boyd C.E., 1998. Water Quality for Pond Aquaculture. Research and
DevelopmentSeries No. 43 August 1998. International Center for Aquaculture and
Aqutic Environments Alabama Agriculture Expriment Station Auburn University,
Auburn, Alabama. 37p.

3.

Boyd, C. E. and B.W. Green. 2002. Coastal Water Quality Monitoring in Shrimp
Farming Areas, An Example from Honduras. Report prepared under the World Bank,
NACA, WWF and FAO Consortium Program on Shrimp Farming and the Environment.
Work in Progress for Public Discussion. Published by the Consortium. 29 p.

4.

Bộ thủy sản, 2004. Hướng dẫn quản lý chất lượng nước trong ao nuôi tôm sú dành cho
cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản. Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển
VIE/97/030, 18 trang.

5.


Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008. QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt.

6.

Bùi Hữu Lộc, 2013. Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau lên sự thành thục và sinh sản của
tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Luận văn cao học ngành nuôi trông thủy
sản, khoa thủy sản đại học Cẩn Thơ. 67 trang.

7.

Charatchakool, P., J.F. Turnbull, S. F. Smith and C. limsuwan. 1995. Health
Manangement in Shrimp Ponds. Aquatic Animal Health Research institute Deparment of
Fishesies Kasetsart University Campus Bangkok.

8.

Châu Tài Tảo, 2013. Tổng quan nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trên
thế
giới

Việt
Nam.
Truy
cập
ngày
11/7/2014.
/>
9.


Chi cục thủy sản Tiền Giang, trạm thủy sản số 3, 2012. Báo cáo tổng kết tình hình nuôi
thủy sản năm 2013 trên địa bàn Tân Phú Đông. 9 Trang.

10. Chi cục thủy sản Tiền Giang, 2014. Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2014. 20 trang.
11. Fitzsimmon K, 2001. Polyculture of Tilapia and penaeid shrimp. Global Aquacutture
Advocata, 4(3): 43-44.
12. Nguyễn Đắc Kiên, Phan Minh Thụ, Lê Nguyễn Na Uyên, 2011. Đánh giá biến động muối
dinh dưỡng trong ao nuôi hải sản. Assessment Fluctuation Of Nutrients In Marine- Culture
Ponds. Trường Đại học Nha Trang, 02 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa. 116124.
13. Nguyễn Văn Tuyến, Phạm Thị Lam Hồng, Trần Ánh Tuyết, Trịnh Đình Khuyết, Võ Quý
Hoan, 2011. Báo cáo kết quả thực hiên đề tài “ Khiên cứu sử dụng nước xả từ công trình khí
sinh học cho ao cá thương phẩm”. Bộ môn nuôi trồng thủy sản khoa chăn nuôi & nuôi trồng
thủy sản, Đại học nông nghiệp Hà Nội. 83 trang.

14. Nguyễn Phú Hòa, 2013. Bài giảng “Quản lý chất lướng nước trong nuôi trồng thủy sản”.
Truy cập ngày 9/11/2014, .
13


15. Sơn Sâm Phone, 2011. Đánh giá tác động của nghề nuôi tôm sú (P.monodon) lên nhóm
động vật không xương sống kích thước lớn. Luận văn Thạc sĩ. Khoa Thủy sản. Trường Đại
học Cần Thơ, 63 trang.
16. Phạm Minh Nhựt, 2014 Ảnh hưởng của Ammonia, Nitrits và Nitrate đến tôm nuôi. Khoa
môi trường và công nghệ sinh học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
, Truy cập ngày 12/11/2014.
17. Tổng cục Thủy sản, 2012. Hội chứng hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ: nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa. , ngày truy cập 20/09/2014.
18. Tổng cục thủy sản, 2013. Vài nét về tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt

Nam. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. .
Truy cập ngày 10/11/2014.
19. Trần Minh Tân, 2013. Đánh giá chất lượng nước, bùn đáy và hiệu quả mô hình nuôi tôm
sú thâm canh không thay nước. Luận văn cao học ngành nuôi trông thủy sản, khoa thủy
sản đại học Cẩn Thơ. 48 trang.
20. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú
(Penaeus monodon). Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 203 trang.
21. Trần Viết Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei). Sở nông
nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh trung tâm khuyến nông. 30 trang.

14



×