Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện châu thành, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG HIẾU

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên môi trường
Mã số ngành: 52850102

Tháng 12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM TRUNG HIẾU
MSSV/HV: 4115193

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN HỮU TÂM


Tháng 12-Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được bài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm
ơn Quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Hữu Tâm đã tận tình hướng
dẫn để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này.
Cám ơn Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, các cán bộ trong Hội
nông dân của các xã Tân Thạch, Qưới Sơn, Qưới Thành, An Khánh, Phú Túc,
Phú Đức, Phú An Hoà, An Phước, Tam Phước, Thành Triệu, Tường Đa,
Phước Thạnh, Hữu Định thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ tôi
trong quá trình thu thập số liệu sơ cấp cũng như số liệu thứ cấp xoay quanh đề
tài nghiên cứu. Cám ơn các cô bác nông dân tại huyện Châu Thành đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết để tôi có thể hoàn
thành trọn vẹn đề tài tốt nghiệp.
Xin cám ơn ba mẹ, gia đình và thầy Nguyễn Hữu Tâm là những người
đã động viên, ủng hộ về mặt tinh thần cho tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc Quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh dồi dào sức khỏe, kính chúc các nông dân huyện Châu Thành một năm
làm ăn thắng lợi.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Phạm Trung Hiếu

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Phạm Trung Hiếu

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Thủ trưởng đơn vị

Nguyễn Hữu Tâm

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 6
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................. 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 6
2.1.2 Một số thuật ngữ kinh tế ............................................................................ 7
2.1.3 Hàm sản xuất Cobb – Douglas .................................................................. 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 9

2.2.1 Các phương pháp được sử dụng ................................................................ 9
2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................... 14
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 14
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CA CAO Ở
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE .................................................... 15
3.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 15
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 15
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 16
3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 16
iv


3.2 Sơ lược về cây ca cao ................................................................................. 21
3.2.1 Nguồn gốc cây ca cao .............................................................................. 21
3.2.2 Công dụng của cây ca cao ....................................................................... 21
3.2.3 Đặc điểm hình thái của cây ca cao .......................................................... 22
3.2.4 Điều kiện sinh thái của cây ca cao ........................................................... 24
3.2.5 Giống ca cao ............................................................................................ 25
3.2.6 Kỹ thuật canh tác cây ca cao ................................................................... 26
3.2.7 Sâu, bệnh hại cây ca cao và cách phòng trừ ............................................ 28
3.2.8 Chương trình phát triển ca cao chứng nhận ............................................. 29
3.3 Tổng quan tình hình sản xuất ca cao .......................................................... 31
3.3.1 Tại Việt Nam ........................................................................................... 31
3.3.2 Tại tỉnh Bến Tre ....................................................................................... 32
3.3.3 Tại huyện Châu Thành ............................................................................ 34
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CA CAO Ở HUYỆN
CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE ................................................................... 37
4.1 Phân tích tình hình sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre ............................................................................................................. 37

4.1.1 Thông tin chung về nông hộ .................................................................... 37
4.1.2 Tình hình sản xuất ................................................................................... 38
4.1.3 Quá trình bán ........................................................................................... 42
4.2 Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre ............................................................................................................. 44
4.2.1 Chi phí đầu tư ban đầu cho một công ca cao đã chiết khấu về giá trị năm
2013 .................................................................................................................. 44
4.2.2 Chi phí bình quân cho một công ca cao trong năm 2013 ........................ 45
4.2.3 Doanh thu bình quân cho một công ca cao trong năm 2013 ................... 48
4.2.4 Tổng hợp kết quả, hiệu quả bình quân của một công ca cao trong năm
2013 .................................................................................................................. 49
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của nông hộ ở huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre ................................................................................ 51

v


4.4 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất ca cao của
nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre .................................................... 53
4.4.1 Thuận lợi .................................................................................................. 53
4.4.2 Khó khăn .................................................................................................. 55
4.5 Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre .......................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 58
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 58
5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 59
5.2.1 Đối với các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương ...................................... 59
5.2.2 Đối với chính quyền và các Sở, ban ngành ở địa phương ....................... 60
5.2.3 Đối với các chuyên gia, các nhà Khoa học, các cơ quan nghiên cứu về
các vần đề liên quan đến ca cao ........................................................................ 61

5.2.4 Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động
trong ngành ca cao ............................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 63
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 67

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Kỳ vọng dấu các hệ số trong mô hình ............................................... 12
Bảng 3.1 Diễn biến diện tích – năng suất – sản lượng ca cao xen dừa của tỉnh
Bến Tre giai đoạn 2009 – 2013 ........................................................................ 33
Bảng 3.2 Diễn biến diện tích – năng suất – sản lượng ca cao xen dừa của
huyện Châu Thành so với toàn tỉnh trong năm 2013 ....................................... 35
Bảng 4.1 Thông tin chung về những nông hộ được điều tra ............................ 37
Bảng 4.2 Thông tin về quỹ đất sản xuất của nông hộ trong năm 2013 ............ 39
Bảng 4.3 Tổng hợp một số chỉ tiêu liên quan đến kỹ thuật canh tác ca cao của
nông hộ ............................................................................................................. 41
Bảng 4.4 Chi phí đầu tư ban đầu cho một công ca cao đã chiết khấu về năm
2013 .................................................................................................................. 44
Bảng 4.5 Chi phí bình quân cho một công ca cao trong năm 2013 .................. 45
Bảng 4.6 Doanh thu bình quân cho một công ca cao trong năm 2013 ............. 48
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả, hiệu quả bình quân của một công ca cao trong
năm 2013 .......................................................................................................... 49
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas ............. 51

vii



DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ....................... 15
Hình 4.1 Cơ cấu giới tính của chủ hộ trong vùng nghiên cứu .......................... 38
Hình 4.2 Tiêu chuẩn trồng ca cao của chủ hộ .................................................. 40
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện các loại sâu bệnh gây hại trên ca cao ..................... 42
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện lý do nông hộ lựa chọn đối tượng bán ca cao ........ 43

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DT

:

Doanh thu

CP

:

Chi phí

TN

:


Thu nhập

LN

:

Lợi nhuận

TSCĐ

:

Tài sản cố định

KCN

:

Khu công nghiệp

Bộ NN & PTNT

:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐBSCL

:


Đồng bằng sông Cửu Long

USD

:

United States dollar, đồng đô-la Mỹ

mm

:

mi-li-mét

ha

:

hecta

UBND

:

Ủy ban nhân dân

MM, CCDC

:


Máy móc, công cụ dụng cụ

LĐGĐ

:

Lao động gia đình

GDP

:

Gross Domestic Product, tổng sản phẩm quốc nội

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CLB

:

Câu lạc bộ

ix



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ xa xưa, vùng đất Bến Tre đã được biết đến với danh xưng là “xứ
dừa”. Cây dừa chính là biểu tượng, là nét đặc trưng của vùng đất và cũng là
nguồn sống cho nhiều người dân ở Bến Tre. Ngày nay, tuy rằng các sản phẩm
làm ra từ dừa ngày càng được nâng cao về giá trị kinh tế, nhưng thu nhập của
người nông dân vẫn chưa cải thiện đáng kể, đời sống vẫn còn khó khăn bởi lẽ
thị trường dừa nói riêng và thị trường nông sản nói chung ở Việt Nam luôn rất
bấp bênh, tìm ẩn nhiều rủi ro, biến động khiến cho giá cả tăng, giảm thất
thường. Bài toán “mất mùa, được giá” và “được mùa, mất giá” vẫn chưa tìm ra
lời giải. Để cải thiện thu nhập cho người nông dân, song song với cây dừa
truyền thống, Bến Tre cần tìm ra hướng đi mới với những loại cây trồng có giá
trị kinh tế cao hơn mà vẫn thích nghi được với điều kiện sinh thái tự nhiên của
tỉnh. Trong bối cảnh đó, cây ca cao có thể được xem là phương án kết hợp
hoàn hảo với cây dừa. Ca cao là loại cây công nghiệp dài hạn, ưa bóng mát
nên rất thích hợp để trồng xen trong vườn dừa hay các vườn cây ăn trái khác.
Trồng ca cao xen dừa vừa tận dụng được điều kiện sinh thái sẵn có, vừa góp
phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất, giúp cho nông dân tăng thêm thu nhập
trên đơn vị diện tích đất canh tác không đổi. Cây ca cao có ưu điểm là dễ
trồng, chịu hạn tốt, cho trái quanh năm. Hạt ca cao được dùng làm nguyên liệu
để chế biến các sản phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới như sô-cô-la, kẹo,
bột ca cao, bơ ca cao... nên ca cao rất có tiềm năng xuất khẩu, giúp quốc gia
thu về nguồn ngoại tệ. Được biết, nhu cầu thế giới về nguồn nguyên liệu ca
cao hạt ở thời điểm hiện tại là rất lớn, đặc biệt là các thị trường như Mỹ, Nhật,
Châu Âu…Với tiềm năng và triển vọng thị trường như vậy, ca cao hứa hẹn sẽ
rất được giá trong thời gian sắp tới. Khởi điểm từ năm 2000, tại xã An Khánh
thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cây ca cao lần đầu tiên được trồng thí
điểm với diện tích chỉ 190 hecta (ha). Mô hình thử nghiệm nhanh chóng cho
kết quả khi giúp người nông dân trồng xen ca cao với dừa kiếm được thu nhập

cao hơn so với các mô hình trồng dừa xen chanh hay trồng dừa đơn thuần.
Thấy được triển vọng của cây ca cao qua thành công của mô hình thử nghiệm,
năm 2007, Bến Tre lập hẳn dự án phát triển 10.000 ha ca cao trên toàn tỉnh
phục vụ xuất khẩu. Hiện tại, Bến Tre đã trở thành tỉnh dẫn đầu trong cả nước
về phát triển cây ca cao. Theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm
2013, tổng diện tích ca cao trồng xen dừa toàn tỉnh là 5.211 ha. Trong đó, diện

1


tích ca cao của huyện Châu Thành dẫn đầu cả tỉnh với 1.659,4 ha, tương
đương 32% tổng diện tích ca cao toàn tỉnh.
Dẫu biết rằng nhu cầu ca cao của thị trường trong nước và Thế giới ở
thời điểm hiện tại cũng như tương lai vẫn là rất lớn, song Bến Tre vẫn gặp
không ít khó khăn, thách thức với mô hình cây ca cao xen dừa, điển hình như
một số nơi trên địa bàn tỉnh thường bị nhiễm mặn một vài tháng trong năm
khiến cây bị cháy lá, không ra trái, hay việc xử lý sau thu hoạch cũng phức
tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật khiến nông dân ngại trồng. Bên cạnh đó, một số
loại cây trồng khác như bưởi da xanh, nhãn, chanh, cam, quýt…đem lại lợi
nhuận cao hơn tại một vài thời điểm khiến người nông dân quyết định đốn bỏ
cây ca cao để trồng những loại cây khác. Việc nông dân đốn bỏ cây ca cao
khiến diện tích ca cao toàn tỉnh nhiều thời điểm bị sụt giảm, không đạt được
chỉ tiêu mà tỉnh đề ra. Trước tình hình đó, người nông dân trồng ca cao ở Bến
Tre đang đứng giữa cơ hội và thách thức lớn, đòi hỏi cần có những nghiên
cứu, phân tích nhằm hiểu rõ về thực trạng, hiệu quả sản xuất ca cao nơi đây để
từ đó có thể đưa ra một số giải pháp giúp nông dân nắm bắt được cơ hội, có
hướng đi phù hợp và thu được lợi nhuận cao hơn. Là địa phương đi tiên phong
trong mô hình trồng ca cao xen dừa và hiện vẫn đang dẫn đầu tỉnh về diện tích
và sản lượng ca cao, huyện Châu Thành là nơi rất thích hợp để thực hiện
nghiên cứu này. Chính vì thế, đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao ở

huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” được thực hiện là rất cần thiết và hợp lý.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu sản xuất của mô hình ca cao xen
dừa ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đồng thời tìm hiểu những yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng ca cao và những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình sản xuất để từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với người nông dân trồng
ca cao cũng như chính quyền địa phương nhằm góp phần nâng cao thêm nữa
hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre
nói chung.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của nông hộ ở huyện
Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

2


Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao của
nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu 4: Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản
xuất ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre và đề xuất các giải pháp phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành nói riêng và
toàn tỉnh Bến Tre nói chung.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu ở huyện Châu Thành, thuộc tỉnh Bến Tre.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 4/8/2014 đến 15/12/2014.

Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013. Số liệu
thứ cấp được sử dụng ở giai đoạn 2011 – 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích tình hình, hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất ca cao của các nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre như thế
nào?
- Hiệu quả sản xuất ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ra sao?
- Những yếu tố nào có tác động đến năng suất ca cao của nông hộ ở
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre và tác động như thế nào?
- Những thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng ca cao xen dừa của các
nông hộ là gì và những giải pháp nào là khả dĩ để nâng cao hiệu quả sản xuất
ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre?
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
(1) Nguyễn Hữu Tâm (2013), “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ ca cao ở
tỉnh Bến Tre”. Tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trực tiếp
150 nông hộ trồng ca cao trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi soạn
trước, thông tin thứ cấp được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bến Tre, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, trên
Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, trên sách, trên báo và trên internet. Bằng

3


phương pháp đánh giá nông thôn với sự tham gia của cộng đồng (PRA), kết
hợp với các chỉ số tài chính như như tỷ suất Doanh Thu/Chi Phí, Lợi
Nhuận/Chi Phí, Thu Nhập/Chi Phí để đánh giá hiệu quả sản xuất ca cao ở tỉnh
Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ca cao xen dừa ở Bến

Tre qua các năm có xu hướng đang tăng lên do người dân ngày càng nhận thấy
hiệu quả kinh tế của cây ca cao, trên mỗi công hàng năm thu được khoảng
1.421.000 đồng, điều này giúp tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích
đất canh tác cho người dân. Trong quá trình sản xuất, nông dân còn gặp khá
nhiều khó khăn như đất bị xâm ngập mặn, tình trạng sâu hại tấn công trên cây,
các loại nấm gây hại cho trái, làm giảm phẩm chất trái. Bên cạnh đó, khi thu
hoạch đa số nông dân hái trái chưa đủ độ chín làm giảm hàm lượng bơ trong
hạt khi chế biến. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh tạo nên lợi thế về giá. Giá
ca cao luôn dao động từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg trái tươi và từ 50.000 đến
60.000 đồng/kg hạt, cùng với sản lượng tương đối ổn định và đang ngày càng
tăng lên.
(2) Agrifood Consulting International (2008), “Nghiên cứu tính khả
phù hợp, khả thi và lợi ích kinh tế xã hội trong việc sản xuất ca cao tại Việt
Nam”. Bài viết sử dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng.
Các phương pháp nghiên cứu định tính có thể cung cấp thông tin quan trọng
về quan điểm và sự ưa thích của người tham gia trong ngành nông nghiệp,
thông tin này là rất quan trọng cho việc thiết kế các khoản đầu tư công đáp
ứng các ưu tiên của người hưởng lợi, trong khi các phương pháp kiểm định
các giả thuyết bằng các số liệu định lượng giúp hạn chế mắc các sai lầm từ
những quan điểm cá nhân. Việc phân tích được dựa trên thông tin thu thập từ
hiện trường, tổng quan tài liệu và tham vấn chuyên gia. Công tác hiện trường
bao gồm các cuộc điều tra, thảo luận nhóm có trọng tâm và phỏng vấn các đối
tượng chủ chốt. Bài viết nghiên cứu ở mức độ khá toàn diện những vấn đề liên
quan đến ca cao ở Việt Nam, tuy nhiên có hai điểm đáng quan trọng đó là tính
phù hợp và tính khả thi. Về tính phù hợp, nghiên cứu kết luận rằng: “Hiện nay
ca cao phát triển tốt ở đồng bằng sông Cửu Long. Đất phì nhiêu, có nguồn
nước tưới, gió nhẹ và cây che bóng có sẵn là các yếu tố thuận lợi để phát triển
ca cao trong vùng này. Tuy nhiên, vấn đều xâm nhiễm mặn nên thiếu nước
ngọt trong mùa khô, và diện tích canh tác ít là những giới hạn chính để phát
triển ca cao rộng hơn nữa ở nơi đây”. Về tính khả thi, một trong những câu hỏi

cần giải đáp mà nghiên cứu hướng đến là liệu chi phí cho sản xuất ca cao có
hấp dẫn về mặt kinh tế đối với người nông dân hay không. Kết quả nghiên cứu
tính khả thi của mô hình ca cao xen dừa (phổ biến ở ĐBSCL, cụ thể là Bến
Tre) chỉ ra rằng, (lấy năm thứ 6 là năm tham chiếu, tính trên 1 ha trồng xen ca

4


cao và dừa) doanh thu đối với ca cao và dừa tương ứng là 72 và 24 triệu đồng,
tổng doanh thu là 96 triệu đồng cho cả hệ thống. Nếu trừ chi phí sản xuất, tổng
thu nhập là 62,4 triệu đồng, bao gồm 45 triệu đồng từ ca cao và 17,4 triệu
đồng từ dừa. Nếu không tính lao động của gia đình, mà đây là xu hướng chung
của hầu hết các nông hộ nhỏ, thì tổng thu nhập sẽ tăng thêm 7 triệu đồng và
đạt giá trị gần 70 triệu đồng (69,4 triệu đồng).
(3) Tất Anh Thư và cộng sự (2013), “Một số đặc tính đất vườn trồng ca
cao xen trong vườn dừa tại Châu Thành – Bến Tre”. Bài viết sử dụng phương
pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ
nông dân có trồng ca cao xen trong vườn dừa tại 8 ấp của xã An Khánh (Ấp
Phước Thạnh, An Thạnh, An Thới, Phú Thạnh, An Phú Thạnh, Phước Xuân,
Phước Tự và Phước Vân) huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Trong số 40 nông
hộ điều tra chọn 30 hộ trồng ca cao xen trong vườn dừa có diện tích canh tác
tương đối lớn khoảng 1.000m2, tuổi liếp dừa trên 40 năm tuổi và tuổi cây dừa
nằm trong khoảng 7 - 10 năm tuổi, 15 - 20 năm tuổi và 30 năm tuổi tiến hành
thu mẫu đất. Mẫu đất được phân tích một số chỉ tiêu hóa học như pH, EC, đạm
amonium, đạm nitrate, đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm tổng số, lân tổng số, lân
dễ tiêu, cacbon dễ phân hủy, CEC, các cation trao đổi (K, Na, Ca, Mg). Số liệu
được xử lý bằng phương pháp phân tích ANOVA và so sánh sự khác biệt giữa
thời gian canh tác dừa qua phép kiểm định LSD 5%. Các số liệu được phân
tích thống kê theo cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả điều tra và phân
tích mẫu đất của 30 nông hộ có trồng ca cao trong vườn dừa có tuổi dừa 7 - 10

tuổi, 15 - 20 tuổi và 30 năm tuổi cho thấy đất trồng dừa có tuổi liếp trên 40
năm, thể hiện sự suy giảm độ phì nhiêu đất, nhất là trên các vườn có tuổi dừa
30 năm tuổi, đưa đến bất lợi cho sự sinh trưởng và ảnh hưởng đến năng suất
của dừa và ca cao. Do đó cần quan tâm cải thiện như độ phì nhiêu trong đất,
tăng hàm lượng chất hữu cơ, tăng cường lượng phân vô cơ đạm, lân, kali trong
đất. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng, sự kết hợp phân vô cơ cân đối và phân bón
hữu cơ là rất cần thiết vì giúp cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất cho trái
của ca cao và dừa.

5


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm nông hộ
“Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn” (Đào Thế Tuấn, 1997). Ngoài ra, hộ nông dân (nông hộ) còn có thể tham
gia các hoạt động như thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp...ở các mức
độ nhất định hoặc kết hợp làm nhiều nghề với đặc điểm là sử dụng lao động,
tiền vốn, công cụ...từ gia đình là chủ yếu. Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở,
có quy mô nhỏ lẻ. Ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản
lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.
2.1.1.2 Khái niệm sản xuất
Trong quá trình phát triển của Kinh tế học, các nhà kinh tế đã đưa ra rất
nhiều định nghĩa khác nhau về sản xuất. Theo Lê Khương Ninh (2008, trang
120), “sản xuất là hoạt động chuyển hóa yếu tố sản xuất (đầu vào) thành sản
phẩm (đầu ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế cho thấy

cách thức sản xuất đối với các loại sản phẩm khác nhau là không giống nhau”.
Yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra trong sản xuất:
Để sản xuất ra một sản phẩm nào đó thì cần phải có yếu tố đầu vào. Yếu
tố đầu vào (hay còn gọi là yếu tố sản xuất) là các đầu vào được sử dụng để làm
ra hàng hóa. Hai yếu tố sản xuất quan trọng nhất của một nền kinh tế là vốn và
lao động. Lao động là các yếu tố sản xuất mang tính con người, như người lao
động, thời gian lao động…Vốn là tất cả các yếu tố không mang tính chất con
người được người lao động sử dụng để làm ra sản phẩm, như máy móc, trang
thiết bị, nhà xưởng, công cụ lao động…Sản phẩm là yếu tố đầu ra của quá
trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo lường bởi sản lượng. Trong khi đó, năng
suất (hay năng suất trung bình) của một yếu tố sản xuất nào đó là sản lượng
tính trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó (theo Lê Khương Ninh, 2008, trang
121 và 125).
2.1.1.3 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là một trong những khái niệm tối quan trọng, có quan hệ sâu
sắc, được nhắc đến xuyên suốt trong Kinh tế học. Hiệu quả được xem là kim

6


chỉ nam, là chìa khóa thành công của bất kì cá nhân hay doanh nghiệp khi
tham gia vào hoạt động kinh tế.
Như chúng ta đã biết, “nguồn tài nguyên mà chúng ta có thể sử dụng để
thõa mãn nhu cầu của mình là có giới hạn, do đó để có thể tồn tại và phát triển
bền vững thì phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Điều này chỉ có thể đạt
được nếu hiểu rõ bản chất của thị trường và cơ chế vận động của nó để vận
dụng một cách phù hợp nhằm mang lại thõa mãn ở mức độ cao nhất với số
lượng nguồn tài nguyên tiêu tốn ít nhất” (Lê Khương Ninh, 2008). Từ phát
biểu trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về hiệu quả trong quá trình sản xuất
là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để sản xuất ra số

lượng sản phẩm nhiều hơn hoặc chất lượng tốt hơn với chi phí tiêu tốn ít hơn.
Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Hiệu quả
sản xuất có thể được xem xét trên nhiều góc độ như hiệu quả kỹ thuật, hiệu
quả phân bổ…Đề tài chỉ xem xét phân tích hiệu quả sản xuất ca cao của nông
hộ trên góc độ tài chính với tất cả các chỉ tiêu được đưa về thước đo đơn vị giá
trị.
2.1.2 Một số thuật ngữ kinh tế
2.1.2.1 Các chỉ tiêu tài chính
Theo Lê Khương Ninh (2006, trang 25 và trang 52), các chỉ tiêu tài chính
quan trọng là doanh thu (DT), chi phí (CP), thu nhập (TN) và lợi nhuận (LN)
được phát biểu với các nội dung cơ bản như sau:
Doanh thu: là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp
dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Doanh thu chính là giá bán
sản phẩm nhân với số lượng hàng hóa được sản xuất và bán ra. Công thức:
∑ DT = Đơn giá x ∑ Sản lượng
Chi phí: được hiểu là tổng số tiền mà chủ thể chi ra để sản xuất ra một số
lượng sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Tổng CP trong
bài gồm có: CP máy móc, công cụ dụng cụ (MM, CCDC), CP làm đất, CP
chăm sóc, CP phân, CP thuốc, CP nhiên liệu, CP thu hoạch, CP khấu hao, CP
bán và các CP khác.
Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, đó là số tiền
chủ thể giữ lại sau khi chi trả chi phí sản xuất. Công thức:
∑ LN = ∑ DT – ∑ CP
Thu nhập: là số tiền của một cá nhân hay hộ gia đình có thể kiếm được
trong một nền kinh tế thực thụ bao gồm tiền lương, tiền thuê, lãi suất vốn, lợi

7


nhuận. Thu nhập sinh ra từ ba yếu tố sản xuất mà cá nhân hay hộ gia đình

cung ứng cho nền kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Tổng TN trong bài được
tính bằng công thức:
∑ TN = ∑ LN + Công LĐGĐ
Để kết quả phân tích được chính xác, giá trị của tất cả các khoản CP ở
những năm trước sẽ được quy về cùng thời điểm phân tích (năm 2013) bằng
phương pháp chiết khấu trước khi tính toán. Trong khi đó, các khoản DT và
TN được sử dụng là DT và TN của nông hộ trong năm 2013. Sau đó, LN sẽ
được tính dựa trên giá trị của DT và CP đã qua chiết khấu.
2.1.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả
Tỷ số DT trên CP: cho biết doanh thu chủ thể đạt được trên mỗi đơn vị
tiền tệ (đvtt) chi phí bỏ ra để đầu tư sản xuất.
DT/CP = ∑ DT/∑ CP
Tỷ số TN trên CP: cho biết thu nhập chủ thể đạt được trên mỗi đvtt chi
phí bỏ ra để đầu tư sản xuất.
TN/CP = ∑ TN/∑ CP
Tỷ số LN trên CP: cho biết lợi nhuận chủ thể đạt được trên mỗi đvtt chi
phí bỏ ra để đầu tư sản xuất. Nếu tỷ suất này dương tức là chủ thể sản xuất có
lời. Tỷ suất này càng lớn cho thấy quá trình sản xuất càng có hiệu quả về mặt
tài chính.
LN/CP = ∑ LN/∑ CP
2.1.3 Hàm sản xuất Cobb – Douglas
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng: q = cKαLβ, α, β, c > 0. Đây là
hàm sản xuất phổ biến nhất được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa số
lượng yếu tố đầu vào và sản lượng của một quá trình sản xuất. Hàm sản xuất
Cobb – Douglas rất hữu ích trong nhiều trường hợp vì nó có thể biến thành
hàm tuyến tính có dạng: lnq = lnc + αlnK + βlnL. Hàm sản xuất Cobb –
Douglas còn là dạng hàm sản xuất được áp dụng phổ biến nhất trong thực tế vì
nó chứa đựng đặc điểm chung nhất của một quá trình sản xuất là phải có vốn
(K) và lao động (L).


8


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Các phương pháp được sử dụng
2.2.1.1 Phương pháp thống kê mô tả
Định nghĩa: “Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc
thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau
để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu” (Mai Văn Nam, 2008,
trang 12).
- Bảng thống kê: bảng thống kê là một hình thức trình bày các tài liệu
thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng
về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
- Phân tích so sánh:
+ So sánh số tuyệt đối: số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối
lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian
và không gian cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản
ánh quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh
nghiệp, số nhân khẩu, số học sinh đi học...) hoặc tổng các trị số theo một tiêu
thức nào đó (tiền lương của công nhân, tổng sản phẩm trong nước GDP,
v.v...). Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không
thể thiếu được trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, tính toán các
mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính toán
các chỉ tiêu tương đối và bình quân. Công thức:
Δy = y1 – y0
Trong đó:
Δy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu.
y0: chỉ tiêu năm trước.
y1: chỉ tiêu năm sau.
+ So sánh số tương đối: số tương đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh

giữa hai chỉ tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hoặc không gian hoặc
giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so
sánh của số tương đối, sẽ có một số được chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh. Số
tương đối có thể được biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%), hay bằng các
đơn vị kép. Trong công tác thống kê, số tương đối được sử dụng rộng rãi để
phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ
hoàn thành kế hoạch, mức độ phổ biến của hiện tượng kinh tế - xã hội được
nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

9


Công thức:
Δy = 100% * (y1 – y0)/y0
Trong đó:
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chi tiêu
y0: chỉ tiêu năm trước.
y1: chỉ tiêu năm sau.
2.2.1.2 Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Định nghĩa: Theo Trần Ái Kết và cộng sự (2008, trang 151), biện pháp
khấu hao “tức là trích lại phần giá trị hao mòn của tài sản cố định”. Cụ thể
hơn, Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chánh ban hành ngày 25/4/2013
về việc “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”
đã định nghĩa rằng, “Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ
một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định”. Như vậy, khấu hao
có vai trò duy trì năng lực sản xuất bình thường của tài sản cố định (TSCĐ) và
dùng để tái sản xuất toàn bộ TSCĐ.
Phương pháp tính khấu hao bình quân (hay khấu hao theo đường thẳng):
là phương pháp được đa số các doanh nghiệp áp dụng vì nó tính toán tương

đối đơn giản.
Công thức:
Mức trích khấu hao bình quân năm =

Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng

2.2.1.3 Phương pháp tính chiết khấu
Định nghĩa: Trần Võ Hùng Sơn (2003, trang 158) phát biểu rằng “chiết
khấu là quá trình chuyển kết quả tương lai thành giá trị tương đương hiện tại”.
Giá trị tương đương hiện tại hay còn gọi là giá trị hiện tại, hiện giá hay giá trị
chiết khấu hiện tại.
Công thức:
PV = 1/(1 + r)
Giải thích công thức: “Giá trị chiết khấu hiện tại (PV) của 1 đvt vào cuối
năm tới là số tiền mà nếu được đầu tư ở hiện tại với lãi suất r thì sẽ tăng
trưởng thành 1 đvt vào cuối năm tới” (Lê Khương Ninh, 2008, trang 351-352).

10


Tương tự, giá trị hiện tại của N đvt nhận được vào giai đoạn thứ n trong
tương lai sẽ là:
PV (N đvt) = N/(1 + r) n
(đvt : đơn vị tiền)
Trong công thức trên, ứng với mỗi giai đoạn n, lãi suất r sẽ được xác
định bằng cách lấy trung bình cộng của các mức lãi suất tiền gửi hàng năm
trong giai đoạn ấy. Các mức lãi suất tiền gửi hàng năm dựa theo công bố niêm
yết của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các năm.
2.2.1.4 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Định nghĩa: Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến là nghiên cứu mối liên
hệ tuyến tính giữa các nhân tố độc lập (biến độc lập) Xi và chỉ tiêu Y nào đó
(biến phụ thuộc). Trong đó, các Xi ảnh hưởng đến Y và Y được xem là phụ
thuộc vào các Xi. “Mục tiêu của phân tích hồi quy là mô hình hóa mối liên hệ
bằng một mô hình toán học nhằm thể hiện một cách tốt nhất mối liên hệ giữa
X và Y” (Mai Văn Nam, 2008, trang 144-145).
Mô hình hồi quy là hàm sản xuất Cobb – Douglas dạng tuyến tính:
lnY=β0 + β1lnX1 + β2lnX2 + β3lnX3 + β4lnX4 + β5lnX5 + β6lnX6 + β7lnX7 + β8lnX8

Trong đó:
β0 : là hệ số tự do
βi : là hệ số hồi quy riêng, i = 1,9
Y : Năng suất ca cao (kg/công/năm) là biến phụ thuộc.
Xi là các biến độc lập (biến giải thích).
Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính hàm sản xuất Cobb – Douglas
bằng công cụ SPSS, kết quả in ra có các thông số quan trọng sau:
- Hệ số tương quan bội R (Multiple R): nói lên tính chặt chẽ của mối liên
hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi. R càng lớn thì mối liên hệ
càng chặt chẽ.
- Hệ số xác định R2 (R-square) và hệ số R2 điều chỉnh:
Theo Mai Văn Nam (2008, trang 158 và 159), “ hệ số R2 là nói lên tính
chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xi, tức là nó thể hiện phần
trăm biến thiên của Y có thể được giải thích bởi sự biến thiên của tất cả các
biến Xi. Đối với người nghiên cứu thì họ mong muốn hệ số R2 càng lớn càng
tốt, tuy nhiên R2 là một hàm không giảm theo số lượng biến đưa vào. Điều này

11


có thể dẫn đến một trò chơi về số R2 bằng cách đưa vào mô hình càng nhiều

biến để có hệ số R2 lớn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta đưa ra hệ số
xác định điều chỉnh đánh giá mức độ phụ thuộc của Y vào các biến X chính
xác hơn. Xét về mặt ý nghĩa thì giữa R2 và R2 điều chỉnh là như nhau, thông
thường thì hai hệ số này chênh lệch nhau không nhiều. Trong một số trường
hợp số lượng biến X tương đối lớn so với n, khi đó ta nên dùng hệ số xác định
có điều chỉnh để đo lường mức độ thích hợp của mô hình hồi quy”.
- Significance F (Sig.F): nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy. Ta có
thể kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa α
nào đó.
Bảng 2.1 Kỳ vọng dấu các hệ số trong mô hình
Ký hiệu biến

Mã hóa biến

ĐVT

Kỳ vọng

X1

MatDoCacao

Cây/công

+

X2

MatDoDua


Cây/công

-

X3

PhanNPK

Kg/công/năm

+

X4

PhanKhac

Kg/công/năm

+

X5

CPThuoc

Đồng/công/năm

+

X6


KinhNghiem

Năm

+

X7

TapHuan

Lần

+

X8

GioCong

Giờ/công/năm

+

Nguồn: Tác giả

Diễn giải các biến độc lập trong mô hình:
X1 (MatDoCacao): Nhận giá trị tương ứng với số gốc ca cao nông hộ
trồng xen trên một công đất có trồng dừa. Thông thường khi trồng xen với
dừa, mật độ ca cao có thể từ 400 – 700 cây/ha (theo Phạm Hồng Đức Phước,
2005).
X2 (MatDoDua): Nhận giá trị tương ứng với số gốc dừa mà nông hộ

trồng trên một công đất có trồng xen ca cao. Vai trò của dừa là tạo bóng che
cho ca cao trong thời gian đầu khi ca cao còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu mật độ dừa
quá nhiều sẽ khiến ca cao khó hấp thụ được dinh dưỡng, khiến cây chậm lớn,
chậm cho trái. Đối với những vườn ca cao đã bước vào giai đoạn kinh doanh,
nhu cầu bóng che không còn thật sự quan trọng như giai đoạn mới trồng, mật
độ dừa quá nhiều không những không có lợi mà còn có thể dẫn đến sự cạnh
tranh dinh dưỡng khiến năng suất ca cao có thể suy giảm.

12


X3 (PhanNPK): Nhận giá trị tương ứng số kg phân đạm, phân lân và phân
kali mà nông hộ sử dụng để bón cho một công đất trồng ca cao trong năm.
Phân NPK nông hộ sử dụng chủ yếu dưới hai hình thức là trộn sẵn hoặc tự
trộn. Đây là loại phân bón chủ yếu các nông dân thường sử dụng để bón cho
cây trồng nói chung và ca cao nói riêng. Đối với các vườn ca cao đã bước vào
giai đoạn kinh doanh, hàm lượng hỗn hợp phân đạm, lân, kali cần cho một gốc
ca cao trong vòng một năm tối thiểu phải đạt từ 0,5 kg – 1,5 kg trở lên (theo
Định mức kinh tế sản xuất ca cao tại Bến Tre của Sở NN & PTNT tỉnh Bến
Tre).
X4 (PhanKhac): Nhận giá trị tương ứng số kg các loại phân khác như
phân hữu cơ, phân vi sinh, hoặc các loại vi lượng...mà nông hộ sử dụng để bón
cho một công đất trồng ca cao trong năm. Đối với các vườn ca cao đã bước
vào giai đoạn kinh doanh, hàm lượng phân hữu cơ/phân chuồng cần cho một
gốc ca cao trong vòng một năm là khoảng 10 kg hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào
đặc tính của đất và sản lượng ca cao thu hoạch (theo Định mức kinh tế sản
xuất ca cao tại Bến Tre của Sở NN & PTNT tỉnh Bến Tre).
X5 (CPThuoc): Nhận giá trị tương ứng với số tiền chi cho các loại thuốc
BVTV mà nông hộ sử dụng cho một công đất trồng ca cao trong năm. Do
thuốc BVTV đa dạng về chủng loại, tồn tại ở các thể khác nhau (dạng nước,

dạng bột...) nên được quy đổi thành tiền nhằm thuận lợi cho việc phân tích hồi
quy.
X6 (KinhNghiem): Nhận giá trị tương ứng số năm nông hộ tham gia
trồng ca cao tính tới thời điểm nghiên cứu. Thông thường, các nông hộ trồng
ca cao lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc cho
vườn ca cao của mình.
X7 (TapHuan): Nhận giá trị tương ứng với số lần nông hộ tham gia tập
huấn kỹ thuật từ khi bắt đầu trồng ca cao. Được biết, hầu hết các nông dân đều
đã từng tham gia các lớp tập huấn. Tuy nhiên chỉ có một số nông dân tham gia
nhiệt tình, đầy đủ. Tham gia tập huấn kỹ thuật đầy đủ giúp nông hộ có nhiều
hiểu biết về cây ca cao, từ đó tìm ra những phương pháp canh tác hiệu quả.
X8 (GioCong): Nhận giá trị tương ứng số giờ nông hộ sử dụng để canh
tác một công đất vườn ca cao trong năm. Nếu nông dân dành nhiều thời gian
để chăm sóc ca cao thì cây sẽ đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu nông hộ bỏ
mặc cho cây tự phát triển, ít chăm sóc thì cây có thể đạt năng suất không cao.

13


2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn là các xã Tân Thạch, Qưới Sơn/Qưới
Thành, An Khánh, Phú Túc, Phú Đức, Phú An Hoà, An Phước, Tam Phước,
Thành Triệu, Tường Đa, Phước Thạnh, Hữu Định thuộc huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre. Đây là những xã có diện tích và sản lượng ca cao lớn, có tính đại
diện cao có thể suy rộng ra cho cả huyện Châu Thành.
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 160 nông hộ
trồng ca cao trên địa bàn nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi soạn trước. Các
quan sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo

diện tích. Nội dung phỏng vấn gồm các thông tin về giá cả, sản lượng, chi phí
sản xuất, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình sản xuất ca cao của nông hộ và một số thông tin cần thiết khác.
2.2.3.2 Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, trên sách, trên báo và trên internet.
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối và so sánh số
tuyệt đối để phân tích thực trạng việc sản xuất và tiêu thụ ca cao ở huyện Châu
Thành, tỉnh Bến Tre.
Sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính kết hợp phương pháp
khấu hao theo đường thẳng và quy đổi giá trị hiện tại để đánh giá hiệu quả sản
xuất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính đa biến đối với phương trình hàm
sản xuất Cobb - Douglas để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đó đến năng suất ca cao của nông hộ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến
Tre.
Căn cứ vào cơ sở của các kết quả phân tích ở mục tiêu 1, 2 và 3 để làm
căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ca cao cho
nông hộ ở huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

14


×