Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

thống kê và đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp tỉnh sóc trăng giai đoạn 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

PHẠM KIM ĐỊNH

THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

PHẠM KIM ĐỊNH

THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT
PHI NÔNG NGHIỆP TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 VÀ ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ NGÀNH: 52850103



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Th.S Trần Văn Hùng

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Phạm Kim Định
MSSV: 4115013
Lớp Quản Lý Đất Đai K37

Cần Thơ - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI
“THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020”
Sinh viên thực hiện: Phạm Kim Định

MSSV: 4115013

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của Bộ Môn:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đánh giá:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Trƣởng Bộ Môn

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020”
Sinh viên thực hiện: Phạm Kim Định

MSSV: 4115013


Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai - Khoa Môi Trƣờng
& Tài Nguyên Thiên Nhiên - Trƣờng Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hƣớng dẫn:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hƣớng dẫn

ii


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“THỐNG KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
VÀ ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020”
Do sinh viên Phạm Kim Định (MSSV: 4115013) thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng
ngày….tháng..... năm ......
Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức:…..

Ý kiến của hội đồng:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày... tháng... năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Phạm Kim Định
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 24/04/1992
Quê quán: Ấp Rạch Ruộng B, Xã Khánh Lộc, Huyện Trần Văn Thời
Ngành học: Quản lý đất đai khóa 37
MSSV: 4115013
Nơi học: Trƣờng Đại học Cần Thơ
Họ tên cha: Phạm Quốc Dũng
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên mẹ: Đặng Thúy Kiều

Nghề nghiệp: Làm ruộng

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu
khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày.….tháng…..năm 2014
Tác giả luận văn

Phạm Kim Định

v


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới thầy hƣớng dẫn: Th.S Trần Văn Hùng đã tận tình hƣớng dẫn
em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Tài nguyên đất đai, các thầy
cô giáo trong trƣờng Đại học Cần Thơ, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh
nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trƣờng và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện
đề tài này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân

còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong đƣợc sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của
thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

vi


TÓM LƢỢC
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng của môi trƣờng sống, là địa bàn xây dựng và phát triển dân cƣ, kinh tế, xã
hội, an ninh và quốc phòng. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 quy định “Nhà nƣớc thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật,
đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Trong quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nƣớc ta hiện nay đang diễn ra
mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng
tăng, tuy nhiên diện tích đất đai có giới hạn và vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng một
cách hợp lý, tiết kiệm và bền vững nguồn tài nguyên này. Sóc Trăng là một tỉnh có
biến động lớn về quy mô diện tích đất đai. Vì vậy, đánh giá biến động đất phi nông
nghiệp tỉnh Sóc Trăng là rất cần thiết nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai
của ngƣời dân và kịp thời đƣa ra quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp.
Đánh giá biến động đất phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010 và định
hƣớng đến năm 2020 đƣợc thực hiện dựa trên 5 phƣơng pháp chính: thu thập tài liệu,
số liệu; phân tích và thống kê số liệu, xây dựng biểu bảng và biểu đồ; chuẩn hóa bản
đồ hiện trạng từng kỳ quy hoạch; đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp theo thời
gian.
Theo kết quả thống kê và đánh giá tình hình biến động đất đai tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2000 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020 cho thấy tình hình sử dụng đất đai của
tỉnh có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực, diện tích đất phi nông nghiệp không
ngừng tăng lên vào năm 2000 là 44.788,58 ha đến năm 2020 là 69.100,25 ha. Bên cạnh

đó diện tích đất nông nghiệp giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, tốc độ phát triển đất
phi nông nghiệp còn chậm, chƣa đảm bảo cho nhu cầu về cơ sở vật chất cũng nhƣ nhu
cầu về phát triển kinh tế của tỉnh.

vii


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN VỀ ĐỀ TÀI ......................................................... i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN .................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ......................................................iii
TIỂU SỬ CÁ NHÂN......................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... vi
TÓM LƢỢC ..................................................................................................... vii
MỤC LỤC .......................................................................................................viii
DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... x
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................... xi
DANH SÁCH BẢNG....................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................xiii
CHƢƠNG I. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 1
1.1 Đất đai .......................................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về đất đai ............................................................................ 1
1.1.2 Vai trò của đất đai .............................................................................. 1
1.1.3 Chức năng của đất đai......................................................................... 2
1.2 Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................ 2
1.2.1 Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất ...................................................... 2
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai....................... 3
1.2.3 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai ............................................. 3
1.2.4 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai ............................................ 4

1.3. Phân loại mục đích sử dụng đất ................................................................... 4
1.4. Biến động đất đai ......................................................................................... 5
1.4.1 Các dạng biến động đất đai................................................................. 5
1.4.2 Nguyên nhân biến động đất đai ........................................................... 5
1.5 Thống kê, kiểm kê đất đai ........................................................................... 6
1.5.1 Khái niệm............................................................................................ 6
.1.5.2 Mục đích của thống kê, kiểm kê đất đai ............................................. 6
1.6 Lịch sử phát triển hệ thống thông tin địa lý ................................................. 6
1.6.1 Trên thế giới và tại Việt Nam ............................................................. 6
1.6.2 Tại khu vực nghiên cứu ...................................................................... 7
1.7 Giới thiệu về MapInfo .................................................................................. 8
1.7.1 Khái quát về MapInfo ......................................................................... 8
1.7.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo ........................................... 8
1.7.3 Ứng dụng GIS ..................................................................................... 9
1.8 Các nguồn tài nguyên Tỉnh Sóc Trăng ....................................................... 10
1.8.1 Tài nguyên đất ................................................................................... 10
1.8.2 Tài nguyên nước ............................................................................... 10
1.8.3 Tài nguyên rừng................................................................................ 10
1.8.4 Tài nguyên biển ................................................................................ 10
1.8.5 Tài nguyên khoáng sản ...................................................................... 10
1.8.6 Tài nguyên nhân văn ........................................................................ 11
1.9 Khái quát vùng nghiên cứu ......................................................................... 11
1.9.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 11
1.9.2 Địa hình, địa mạo ............................................................................. 11
1.9.3 Khí hậu ............................................................................................. 12
1.9.4 Thuỷ văn ........................................................................................... 12
CHƢƠNG II. PHƢƠNG TIỆN – PHƢƠNG PHÁP ........................................................... 13
2.1 Phƣơng tiện ................................................................................................. 13
viii



2.1.1 Địa điểm nghiên cứu: Tỉnh Sóc Trăng .............................................. 13
2.1.2 Thời gian thực hiện: Tháng 8/2014-11/2014 .................................... 13
2.1.3 Tài liệu ............................................................................................... 13
2.1.4 Số liệu: ............................................................................................... 13
2.1.5 Trang thiết bị: .................................................................................... 13
2.1.6 Các phần mềm ứng dụng: .................................................................. 13
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 13
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................. 15
3.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 15
3.2 Tình hình quỹ đất chung của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010 và định
hƣớng đến năm 2020 ............................................................................................................ 17
3.3 Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2000 ........... 21
3.4 Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2005 ........... 23
3.5 Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2010 ........... 25
3.6 Quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp đến năm 2020 ............................ 29
3.7 Đánh giá biến động đất Phi nông nghiệp giai đoạn 2000 -2010 ................ 40
3.8 Đánh giá biến động đất Phi nông nghiệp năm 2010 so với quy hoạch sử
dụng đất năm 2020 ............................................................................................................... 43
3.9 Nhận xét và đánh giá về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2010. ................................................................... 45
CHƢƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 46
4.1 Kết luận ...................................................................................................... 46
4.2 Kiến nghị .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix



DANH SÁCH KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tổ chức Nông nghiệp và lƣơng thực
thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội

FAO

Food and Agricultural Organization

GDP

Gross Domestic Product

GIS

Hệ thống thông tin địa lý


KT – XH

Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

PNN

Phi nông nghiệp
Quyết định – Bộ Tài Nguyên và Môi
Trƣờng
Quy hoạch sử dụng đất đai

QĐ-BTNMT
QHSDĐĐ
SDĐĐ

TDTĐPNN

Sử dụng đất đai
Thông tƣ – Bộ Tài Nguyên và Môi
Trƣờng
Tổng diện tích đất Phi nông nghiệp

TDTĐTN

Tổng diện tích đất tự nhiên


TT-BTNMT

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

15

3.2

18

3.3

Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2000 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
Biểu đồ thể hiện diện tích các loại đất chính giai đoạn 2000 – 2010

3.4


và định hƣớng đến năm 2020.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm

20
21

2000
3.5

Biểu đồ thể hiện diên tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm

22

3.6

2000
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm
2005

23

3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12

Biểu đồ thể hiện diên tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm
2005

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm
2010
Biểu đồ thể hiện diên tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm
2010
Biểu đồ thể hiện diên tích, cơ cấu quy hoạch sử dụng đất phi nông
nghiệp năm 2020
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm
2020
Biểu đồ thể hiện diện tích từng loại đất phi nông nghiệp của tỉnh Sóc
Trăng giai đoạn 2000 – 2010.

xi

24
25
26
30
31
43


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1


Tình hình sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010 và định
hƣớng đến năm 2020

17

3.2

Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2010

41

3.3

Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020

44

xii


MỞ ĐẦU
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Đông Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
cách thành phố Cần Thơ 60 km, có tọa độ địa lý từ 9014’28’’ đến 9055’30’’ vĩ độ Bắc;
105034’16’’ đến 106017’50’’ kinh độ Đông. Đặc điểm khí hậu và thời tiết ở tỉnh có
nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Địa hình của
Tỉnh có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng
thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc của Tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng có hệ thống sông rạch
chằng chịt, bờ biển dài 72 km. Các sông rạch trong tỉnh chịu tác động trực tiếp của chế
độ bán nhật triều không đều biển Đông và nguồn nƣớc từ thƣợng nguồn sông MêKông đổ về. Hệ thống sông rạch của tỉnh đƣợc nối với nhau thành một mạng lƣới
chằng chịt, đổ ra biển Đông, do đó dao động mực nƣớc trên hệ thống sông rạch chủ

yếu do sự truyền triều từ biển Đông vào và một phần do lƣợng nƣớc trên thƣợng
nguồn của sông Hậu đổ về vào mùa mƣa.
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, đất phi nông nghiệp của Tỉnh Sóc Trăng có
53.522,08 ha, tăng 3.414,04 ha so với năm 2005 và tăng 8.733,50 ha so với năm 2000,
bình quân mỗi năm tăng khoảng 870 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ trƣơng chung
của Nhà nƣớc, loại đất giảm hầu hết đƣợc chuyển sang đất công cộng và đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp tăng trong những năm qua (bình
quân khoảng 870 ha/năm) tập trung chủ yếu vào các loại đất nhƣ đất phát triển hạ tầng
và đất ở diện tích tăng chủ yếu lấy từ đất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh kinh tế. Điều này hoàn toàn phù hợp với
quy luật phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng phản ánh việc phát triển trên địa
bàn tỉnh trong những năm qua đã đƣợc các cấp, ngành quan tâm đầu tƣ.
Từ những vấn đề cấp thiết trên, đề tài: “Thống kê và đánh giá sự biến động đất Phi
nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020”
đƣợc thực hiện với mục tiêu sau:
- Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2000 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
- Phân tích và đánh giá sự biến động đất Phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính của
từng kỳ trong quy hoạch sử dụng đất.

xiii


CHƢƠNG I. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đất đai
1.1.1 Khái niệm về đất đai
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: khí hậu của bầu
khí quyển, lớp phủ thổ nhƣỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nƣớc, các
nguồn tài nguyên khoáng sản chứa trong lòng đất và theo chiều nằm ngang là sự kết
hợp giữa thổ nhƣỡng, địa hình, thủy văn và các thành phần khác, giữ vai trò quan

trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng nhƣ cuộc sống của xã hội loài
ngƣời (Lƣơng Văn Hinh, 2003).
Luật đất đai (2003) định nghĩa nhƣ sau: “Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá, là
tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trƣờng sống, là
địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng”.
“ Đất đai là một thực thể tự nhiên với đặc tính không gian và địa hình” và thƣờng đƣợc
kết hợp với một giá trị kinh tế đƣợc diễn ra dƣới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử
dụng. Rộng hơn, trên quan điểm tổng hợp và tổng thể cũng bao gồm cả tài nguyên sinh
vật và kinh tế xã hội của thực thể tự nhiên (Lê Quang Trí, 2001).
1.1.2 Vai trò của đất đai
Vai trò đất đai trong đời sống xã hội, Luật đất đai (2003), khẳng định đất đai:
- Là tài nguyên đất đai vô cùng quý giá.
- Là tƣ liệu sản xuất đặc biệt.
- Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống.
- Là địa bàn phân bố khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh
và quốc phòng.
Đất đai có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế chính trị xã hội, đó là tài sản quý
báu của quốc gia không gì thay thế đƣợc. Vai trò của đất đai đối với từng ngành cũng
khác khác nhau (Lê Duy Quang, 2012).
- Trong các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp:
Đất đai là yếu tố quan trọng trong sản xuất đồng thời là đối tƣợng, công cụ lao động.
Quá trình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp luôn liên quan đến quá trình tự nhiên sinh
học của đất. Thực tế này cho thấy, trong quá trình hình thành phát triển các thành tựu
khoa học kỹ thuật, công nghệ điều đƣợc xây dựng trên nền tản cơ bản sử dụng đất.
Khi mức sống của con ngƣời còn thấp thì vai trò chủ yếu của đất đai là tập trung vào
sản xuất nông nghiệp, thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao thì vai trò của đất
đai đƣợc mở rộng hơn việc sử dụng cũng phức tạp hơn, điều đó cho thấy đất đai cung
cấp cho con ngƣời tƣ liệu để sinh tồn và phát triển.
- Trong các ngành phi nông nghiệp:

Đất đai giữ vai trò năng động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện
quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoán sản).
Quá trình sản xuất và sản phẩm đƣợc tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm độ phì
nhiêu của đất, chất lƣợng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
1


Khi kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự tăng dân số nhanh đã làm cho mối
quan hệ giữa ngƣời và đất ngày càng căng thẳng, hoạt động của con ngƣời trong quá
trình sử dụng đất dẫn đến hủy hoại môi trƣờng đất, một số công năng nào đó của đất
đã bị mất đi, vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn
cầu.
Vì thế sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả bền vững là một nhiệm vụ mang tính chiến
lƣợc lâu dài để bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai.
1.1.3 Chức năng của đất đai
Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn
của xã hội loài ngƣời đƣợc thể hiện qua các mặt sau: Sản xuất, môi trƣờng sự sống,
điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nƣớc, dự trữ nguyên
liệu khoáng sản trong đất; không gian sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân
vị lãnh thổ. Đất đai có những chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng môi trƣờng sống: Đất đai là môi trƣờng sống của sinh vật trên mặt đất do
đó nó là nền tảng đa dạng hóa sinh vật, là nơi bảo tồn nguồn gen cho thực vật, động
vật, vi sinh vật ở trên và bên dƣới mặt đất.
- Chức năng sản xuất: Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc
sản xuất sinh khối để cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm sinh vật
khác cho con ngƣời sử dụng trực tiếp hay gián tiếp qua chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại thủy hải sản.
- Chức năng nƣớc: Đất đai điều hòa sự tồn trữ và lƣu thông của nguồn tài nguyên nƣớc
mặt, nƣớc ngầm và chất lƣợng của nƣớc.
- Chức năng kiểm soát chất thải ô nhiễm: Đất đai có chức năng hấp thụ, lọc, điệm và

chuyển đổi những thành phần nguy hại.
- Chức năng không gian sống: Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho xây dựng khu
dân cƣ, nhà máy và những hoạt động xã hội nhƣ thể thao, nghỉ ngơi.
- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử: Đất đai là nơi chứa đựng và bảo vệ di tích lịch sử,
văn hóa loài ngƣời, nguồn thông tin về điều kiện khí hậu và sử dụng đất đai trong quá
khứ.
- Chức năng nối liền không gian: Đất đai là không gian cho sự vận chuyển của con
ngƣời cho đầu tƣ, sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật, thực vật giữa các vùng
sinh thái khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
1.2 Quy hoạch sử dụng đất
1.2.1 Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất
Theo Lê Quang Trí (2010), quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là sự đánh giá tiềm
năng đất, nƣớc có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện KT
– XH để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy
hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và thực hành những sử dụng đất phù hợp với
yêu cầu cần thiết của con ngƣời và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tƣơng
lai.
QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đƣa đến những hành động
trong công việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những lợi ích bền vững
nhất (FAO, 1995).
2


Các loại sử dụng đất bao gồm: đất ở, nông nghiệp, rừng, bảo vệ thiên nhiên, du lịch
đều phải đƣợc phân chia một cách cụ thể theo thời gian quy định.
Nhƣ vậy, QHSDĐĐ là quyết định sự sử dụng đất đai để nguồn tài nguyên đất đai đƣợc
khai thác sử dụng hiệu quả nhất ở hiện tại và đồng thời có lợi cho tƣơng lai. Do đó,
trong QHSDĐĐ cần cung cấp những hƣớng dẫn cụ thể, giúp sự lựa chọn đƣợc dễ dàng
khi có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị, xác định vùng nào có
lợi cho phát triển nông nghiệp mà không phải sử dụng cho các mục đích khác.

1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai
Theo Nguyễn Hữu Ngữ (2010), khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên
một vùng lãnh thổ nhất định, cần nghiên cứu kỹ các yếu tố sau:
- Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng.
- Hình dạng và mật độ khoảnh thửa.
- Đặc điểm thủy văn, địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vất tự nhiên.
- Các yếu tố sinh thái.
- Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng.
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Do tác động đồng thời nhiều yếu tố cho nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý có
hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trƣờng, cần đề ra những quy tắc chung và
riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã đƣợc phát hiện, tùy theo
từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt.
Nhƣ vậy đối tƣợng nghiên cứu sử dụng đất đai chính là:
- Nghiên cứu quy luật về chức năng của đất nhƣ là một tƣ liệu sản xuất chủ yếu.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết hợp
với bảo vệ đất và môi trƣờng trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
1.2.3 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai
Theo Lê Quang Trí (2005), các mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai nhƣ sau:
- Hiệu quả: Sử dụng đất đai mang tính kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của
quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng
trong sử dụng đất đai. Hiệu quả chỉ đạt đƣợc khi có sự đối chiếu giữa các sử dụng đất
đai khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tƣ thấp
nhất.
- Bình đẳng và có khả năng chấp nhận đƣợc: Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp
nhận của xã hội. Thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng biệt
cũng nhƣ phân chia tài chính hợp lý và đồng thời với các nguồn tài nguyên khác, nhằm
đảm bảo an toàn lƣơng thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của

các vùng nông thôn; giảm bớt những bất công trong xã hội, từng bƣớc xóa đi sự nghèo
đói tạo ra sự bình đẳng trong SDĐĐ của mọi ngƣời trong xã hội.
- Tính bền vững: Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại
đồng thời phải bảo vệ đƣợc nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong
3


tƣơng lai. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hang
hóa cho nhu cầu hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
1.2.4 Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai
Với mỗi quốc gia khác nhau cũng nhƣ từng vùng trong một nƣớc ở những giai đoạn
lịch sử khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những nội
dung cụ thể về quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hiện nay, nội dung cụ thể của quy
hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính bao gồm:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội , hiện trạng
sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai đặc biệt là đất chƣa sử dụng.
- Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất
trong thời hạn lập quy hoạch.
- Xử lý, điều hòa nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, xác định diện tích các loại đất
phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh.
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án.
- Xác định các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, bảo vệ môi trƣờng.
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để xây dựng và phê duyệt quy
hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành hoặc các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu
cầu sử dụng của các ngành và ranh giới hoạch định cho từng khu vực.
1.3. Phân loại mục đích sử dụng đất
Theo Luật đất đai (2003), căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân loại nhƣ
sau:
Nhóm đất nông nghiệp (NNP) bao gồm các loại đất:

- Đất trồng cây hàng năm (CHN) gồm đất trồng lúa (LUA), đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi (COC), đất trồng cây hàng năm khác(HNK)
- Đất trồng cây lâu năm (CLN)
- Đất rừng sản xuất (RSX)
- Đất rừng phòng hộ (RPH)
- Đất rừng đặc dụng (RDD)
- Đất nuôi trồng thuỷ sản (NTS)
- Đất làm muối (LMU)
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ (NKH)
Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN) bao gồm các loại đất:
- Đất ở (OTC) gồm đất ở tại nông thôn (ONT), đất ở tại đô thị(ODT)
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp (CTS)
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng (CQP), an ninh (CAN)

4


- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (CSK) gồm đất xây dựng khu công nghiệp
(SKK); đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (SKC); đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản (SKS); đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm (SKX)
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng (CCC) gồm đất giao thông (DGT), thuỷ lợi
(DTL); đất xây dựng các công trình văn hoá (DVH), y tế (DYT), giáo dục và đào tạo
(DGD), thể dục thể thao (DTT) phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn
hoá, danh lam thắng cảnh (DDT); đất xây dựng các công trình công cộng khác theo
quy định của Chính phủ
- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng (TTN)
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa (NTD)
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng (SMN)
- Đất phi nông nghiệp khác theo (PNK) quy định của Chính phủ

Nhóm đất chƣa sử dụng bao gồm các loại đất chƣa xác định mục đích sử dụng.
- Đất bằng chƣa sử dụng (BCS)
- Đất đồi núi chƣa sử dụng (DCS)
- Đất đá không có rừng cây (NCS)
1.4. Biến động đất đai
1.4.1 Các dạng biến động đất đai
Trong quá trình sử dụng đất, do nhu cầu đời sống và phát triển KT – XH làm phát sinh
nhiều hình thức sử dụng đất khác nhau hay dẫn đến sự biến động thiếu ổn định của các
loại đất. Theo Lê Đình Thắng (2005) các trƣờng hợp biến động đất đai đƣợc phân loại
nhƣ sau:
- Đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất;
- Ngƣời sử dụng đất đổi tên;
- Đƣợc Nhà nƣớc thu hồi đất, mất đất do thiên tai;
- Trƣờng hợp đất bồi, đất cồn;
- Thay đổi mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi hời hạn sử dụng đất;
- Có thay đổi về hình dạng, kích thƣớc, diện tích thửa đất;
- Chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp
hoặc chia tách quyền sử dụng đất;
- Chuyển đổi từ hình thức Nhà nƣớc cho thuê đất sang Nhà nƣớc giao đất có thu tiền
sử dụng đất.
1.4.2 Nguyên nhân biến động đất đai
Theo Lê Đình Thắng (2005), có các nguyên nhân biến động sau:

5


- Do Nhà nƣớc: thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
của đất nƣớc.

- Do ngƣời sử dụng đất: nhu cầu chuyển nhƣợng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế
chấp theo quy định của pháp luật về các quyền của ngƣời sử dụng đất.
- Do tự nhiên gây ra: do thiên tai (bão, lũ lụt, xói mòn, sụp lỡ…) hay do đất bồi.
- Do cấp lại, đổi mới giấy CNQSDĐ do mất giấy, thay đổi tên chủ hộ…
1.5 Thống kê, kiểm kê đất đai
1.5.1 Khái niệm
- Thông kê đất đai là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần
thống kê (Luật đất đai, 2003).
- Kiểm kê đất đai là việc Nhà nƣớc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên
thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai
giữa hai lần kiểm kê (Luật đất đai, 2003)
.1.5.2 Mục đích của thống kê, kiểm kê đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây dựng và đánh giá
tình hình thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của cả nƣớc, của các ngành, các địa phƣơng; tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm (05) năm và hàng năm của Nhà nƣớc.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ nhu cầu sử
dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nƣớc, hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và nhu cầu khác của cộng đồng.
(Nguồn: Thông tƣ số 08/2007/TT-BTNMT hƣớng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất
đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất).
1.6 Lịch sử phát triển hệ thống thông tin địa lý
1.6.1 Trên thế giới và tại Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – gọi tắt là GIS) đƣợc hình
thành vào những năm 1960 và phát triển rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay
là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của

nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà
quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân…đánh giá đƣợc hiện trạng của các quá trình,
các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy
vấn, phân tích và tích hợp các thông tin của dữ liệu đầu vào.
Có nhiều khái niệm về hệ thống thông tin địa lý khác nhau. Tuy nhiên định nghĩa sau
đây có thể đƣợc xem là khái quát nhất: “Hệ thống thông tin địa lý GIS là tổng hợp của
4 hợp phần thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau gồm phần cứng , phần mềm, tổ
chức con ngƣời và cơ sở dữ liệu không gian đƣợc hoạt động đồng bộ. Nhằm thu thập,
6


lƣu trữ, quản lý, thao tác, tìm kiếm-hỏi đáp, phân tích hiển thị, và mô hình hóa các dữ
liệu không gia. Các dữ liệu không gian có định vị tọa độ đƣợc tham chiếu với một hệ
tọa độ.” (Viện nghiên cứu môi trƣờng ESRI, 1994).
Trong những năm 1940 ngành đồ họa máy tính (Computer Graphics) bắt đầu hình
thành và phát triển. Sự khó khăn trong việc sử dụng các thiết bị kinh điển để khảo sát
những bài toán phức tạp hơn đã dẫn đến hình thành ngành Bản đồ máy tính (Computer
Cartographic) vào những năm 1960. Cũng thời gian này, nhiều bản đồ đơn giản đƣợc
xây dựng với các thiết bị vẽ và in. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 năm sau, năm 1971 khi
chip bộ nhớ máy tính đƣợc phổ biến, các ngành liên quan đến đồ họa trên máy tính
thật sự chuyển biến và phát triển mạnh.Tuy nhiên, nói đến GIS, chúng ta cũng có thể
nghĩ đến việc lƣu trữ và truy vấn dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu không gian đồ sộ. Những
lý thuyết và thực tế về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin ra đời vào cuối những năm
60, đầu những năm 70 là một đóng góp khác cho sự ra đời của GIS.
Vào những năm 1950, các lực lƣợng quân sự bắt đầu sử dụng viễn thám môi trƣờng
(Environmental Remote Sensing) trong các công tác đặc biệt. Sự "chuyển nhƣợng"
công nghệ viễn thám từ quân sự sang dân sự vào những năm 1960 là một động lực
khác thúc đẩy GIS. GIS sẽ không là GIS nếu nó không thực hiện các bài toán phân tích
không gian (Spatial Analysis). Một lớp bài toán phân tích không gian kinh điển đó là
chồng lớp (Overlay). Những lý luận ứng dụng đại số bản đồ (map algebra) vào những

năm 60 trong các ứng dụng quy hoạch giúp bổ sung thêm một "bệ phóng" nữa cho "tên
lửa" GIS. Tất cả những ý tƣởng trên dƣờng nhƣ đƣợc hội tụ vào cùng một thời điểm.
Roger Tomlinson là một trong những ngƣời nhạy bén đón nhận những tinh hoa đó và
chuyển thành một GIS. GIS ngày nay không chỉ dừng lại ở mức công nghệ mà nó đã
tiến lên nhiều nấc đến khoa học (Geographic Information Science - GISci) và dịch vụ
(Geographic Information Services).
Tại Việt Nam, mặc dù đƣợc biết đến từ khá sớm, nhƣng mãi phải đến sau năm 2000,
tức sau khi có đƣợc những kết quả đầu tiên về việc tổng kết chƣơng trình GIS quốc gia
ở Việt Nam, GIS mới thực sự đƣợc chú ý đến và bƣớc đầu phát triển. Hàng loạt
chƣơng trình GIS với sự tham gia của các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, các
chuyên gia trong và ngoài nƣớc đã đƣợc triển khai. Trong đó tiêu biểu phải kể đến Dự
án quản lý nƣớc sạch ở Hà Nam, Dự án quản lý nƣớc ở Hoà Bình, Dự án thử nghiệm
trong quản lý khách du lịch ở Động Phong Nha hay Dự án hợp tác với đại học Quảng
Nam làm về GIS của các chuyên gia Nhật Bản... Đó là chƣa kể một số dự án tƣ nhân,
quy mô nhỏ lẻ, phát triển tự phát theo nhu cầu đã bắt đầu phát triển và khá rầm rộ
trong thời gian gần đây...
1.6.2 Tại khu vực nghiên cứu
Việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong việc quản lý dữ liệu tại đại phƣơng mới
bƣớc đầu áp dụng và phát triển trong những năm gần đây chủ yếu để lƣu trữ, quản lý
hiện trạng, in ấn mà chƣa thật sự khai thác đƣợc thế mạnh của công nghệ mới này.
Mặc dù vậy, việc đƣa công nghệ mới này vào sử dụng tại khu vực đã giúp việc cập
nhật, lƣu trữ thông tin hết sức dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều so với
phƣơng pháp thủ công truyền thống, tạo nên những bƣớc phát triển mới cho khu vực.
Từ đó giúp cho viêc quản lý tài nguyên một cách chặt chẽ, đƣa ra các giải pháp bảo vệ,
phát triển phù hợp với từng thời kỳ.

7


1.7 Giới thiệu về MapInfo

1.7.1 Khái quát về MapInfo
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), MapInfo là phần mềm của GIS, là công cụ khá hữu
hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử
dụng công cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ
cho mục đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho các tổ chức kinh tế xã hội của
ngành và các địa phƣơng. MapInfo professional do công ty MapInfo Hoa Kỳ sản xuất,
Mapinfo có thể sử dụng để phân tích dữ liệu: tạo các bản đồ chi tiết phục vụ cho trình
bày và trợ giúp ra quyết định: quản lý theo các đối tƣợng nhƣ tài sản, kho tàng, con
ngƣời, đất đai, giao thông, nƣớc,…
1.7.2 Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo
- Tổ chức thông tin theo các tập tin:
Các thông tin trong MapInfo đƣợc tổ chức theo từng bảng (table), mỗi bảng là một tập
hợp các tập tin (file) về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bảng ghi dữ liệu mà
hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm MapInfo khi đã
mở ít nhất một bảng (Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên, 2000).
- Tổ chức thông tin theo lớp đối tƣợng:
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), các thông tin trong phần mềm GIS thƣờng đƣợc tổ
chức theo từng lớp đối tƣợng. Một mảnh bản đồ máy tính là sự chồng xếp các thông
tin lên nhau. Mỗi lớp thông tin thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể.
Lớp thông tin là tập hợp các đối tƣợng bản đồ thuần nhất. Thể hiện và quản lý các đối
tƣợng địa lý trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định
trong hệ thống.
Trong MapInfo thì mỗi Table là một lớp đối tƣợng. Trong bản đồ có thể tổ chức thành
nhiếu lớp thông thƣờng đƣợc 4 lớp cơ bản:
 Lớp thông tin về đƣờng, địa giới (đối tƣợng đƣờng)
 Lớp thông tin về vùng lãnh thổ (đối tƣợng vùng)
 Lớp thông tin về các điểm (đối tƣợng điểm)
 Lớp thông tin về địa danh (đối tƣợng chữ)
Các đối tƣợng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý trừu tƣợng hóa các
đối tƣợng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản đồ trên

máy tính khác nhau.
 Đối tƣợng chữ (Text) : Thể hiện các đối tƣợng của bản đồ nhƣ nhãn, tiêu đề, ghi
chú, địa danh…
 Đối tƣợng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tƣợng địa lý nhƣ: các
điểm mốc, điểm cột cờ, điểm kiểm soát giao thông…
 Đối tƣợng đƣờng (Line): Thể hiện các đối tƣợng địa lý chạy dài theo một khoảng
cách nhất định và không có đƣờng viền khép kín. Có thể là các đoạn đƣờng thẳng,
đƣờng gấp khúc… nhƣ: đƣờng giao thông, các sông nhỏ, suối…
 Đối tƣợng vùng (Region): Thể hiện các đối tƣợng địa lý có đƣờng viền khép kín và
8


bao phủ một vùng diện tích nhất định. Ví dụ nhƣ lãnh thổ địa giới của một xã,
huyện…, khoảnh đất sử dụng vào nông nghiệp.
- Sự liên kết thông tin thuộc tính với đối tƣợng bản đồ:
Trong cơ cấu tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu MapInfo là các đối tƣợng bản đồ và các
cơ sở dữ liệu thuộc tính, chúng đƣợc liên kết chặt chẽ, không thể tách rời các thông tin
thuộc tính giữa các đối tƣợng bản đồ. Sự liên kết này thông qua chữ số index (ID), dữ
liệu đƣợc lƣu trữ quản lý bên trong của các đối tƣợng bản đồ và có thể truy cập tìm
kiếm thông tin cần thiết thông qua dữ liệu và đối tƣợng bản đồ.
1.7.3 Ứng dụng GIS
Môi trƣờng
Theo những chuyên gia GIS kinh nghiệm nhất thì có rất nhiều ứng dụng đã phát triển
trong những tổ chức quan tâm đến môi trƣờng. Với mức đơn giản nhất thì ngƣời dùng
sử dụng GIS để đánh giá môi trƣờng, ví dụ nhƣ vị trí và thuộc tính của cây rừng. Ứng
dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô hình hóa
các tiến trình xói mòn đất sƣ lan truyền ô nhiễm trong môi trƣờng khí hay nƣớc, hoặc
sự phản ứng của một lƣu vực sông dƣới sự ảnh hƣởng của một trận mƣa lớn. Nếu
những dữ liệu thu thập gắn liền với đối tƣợng vùng và ứng dụng sử dụng các chức
năng phân tích phức tạp thì mô hình dữ liệu dạng ảnh (raster) có khuynh hƣớng chiếm

ƣu thế.
Khí tƣợng thủy văn
Trong lĩnh vực này GIS đƣợc dùng nhƣ là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ
chống thiên tai nhƣ lũ quét ở vùng hạ lƣu, xác định tâm bão, dự đoán các luồng chảy,
xác định mức độ ngập lụt, từ đó đƣa ra các biện pháp phòng chống kịp thời...
Nông nghiệp
Những ứng dụng đặc trƣng: Giám sát thu hoạch, quản lý sử dụng đất, dự báo về hàng
hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tƣới tiêu, kiểm tra nguồn nƣớc.
Dịch vụ tài chính
Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một công cụ đánh
giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu vực có
độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác nhau
nhƣ là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.
Y tế
Ngoại trừ những ứng dụng đánh gía, quản lý mà GIS hay đƣợc dùng, GIS còn có thể
áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ nhƣ, nó chỉ ra đƣợc lộ trình nhanh nhất giữa vị trí
hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông.
GIS cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích
nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.
Giao thông
GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế hoạch và duy trì
cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhƣng giờ đây có sự quan
tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ điện tử.
Loại hình đặc trƣng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.
9


1.8 Các nguồn tài nguyên Tỉnh Sóc Trăng
1.8.1 Tài nguyên đất
Kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ đất của Hội khoa học đất Việt Nam và Sở Địa

chính Sóc Trăng năm 1999 cho thấy, trên địa bàn của tỉnh có 6 nhóm đất chính:
- Đất cát (C) ARENOSOLS (AR): diện tích 8.491 ha.
- Nhóm đất phù sa (P) FLUVISOLS (FL): diện tích 6.372 ha.
- Đất glây (GL) GLEYSOLS (GL): diện tích 1.076 ha.
- Đất mặn (M) SALIC FLUVISOLS (FLS): diện tích 158.547 ha.
- Đất phèn (S) THIONIC FLUVISOLS (FLT): diện tích 75.823 ha.
- Đất nhân tác (NT) ANTHROSOLS (AT): diện tích 50.454 ha.
1.8.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nƣớc mặt:
Với lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn 2.025,4 mm (lớn nhất trong các tỉnh
ĐBSCL), hệ thống sông rạch khá dày đặc với các sông lớn là sông Hậu, sông Mỹ
Thanh…cùng với hệ thống kênh đào nhƣ kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Ba Rinh - Tà
Liêm, kinh Cái Côn, Rạch Vọp, Tiếp Nhật… nên Sóc Trăng có nguồn nƣớc mặt khá
phong phú. Ngoài ra, trên lãnh thổ Sóc Trăng còn có rất nhiều ao hồ đƣợc phân bố
rộng khắp trên địa bàn, nơi dự trữ nguồn nƣớc mặt vào mùa khô.
- Nguồn nƣớc ngầm:
Nƣớc ngầm mạch sâu từ 100 - 180m, có trữ lƣợng khá phong phú (350.000 m3/ngày
đêm) chất lƣợng nƣớc tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt. Nƣớc ngầm mạch nông từ 5 30m lƣu lƣợng phụ thuộc vào nguồn nƣớc mƣa, nƣớc bị ô nhiễm mặn vào mùa khô.
1.8.3 Tài nguyên rừng
Với 10.658,52 ha đất lâm nghiệp đƣợc thống kê trong diện tích tự nhiên (trong đó:
rừng sản xuất 4.960,59 ha; rừng phòng hộ 5.433,38 ha; rừng đặc dụng 264,55 ha) chủ
yếu tập trung dọc theo bờ biển dài hơn 72 km. Dải rừng ngập mặn phòng hộ ven biển
gồm nhiều loại nhƣ: tràm, đƣớc, bần mắm… là nơi cƣ trú của nhiều loài động, thực vật
hoang dã nhƣ: chim, rùa, trăn, rắn, cá sấu, chồn, cáo... và là môi trƣờng thuận tiện cho
các loài thủy hải sản phát triển. Hàng năm một lƣợng phù sa lớn do sông Hậu mang lại
đƣợc bồi lắng ở cửa sông và trong các dải rừng ngập mặn ven biển, bãi biển ngày càng
đƣợc mở rộng ra biển.
1.8.4 Tài nguyên biển
Với đƣờng bờ biển dài hơn 72 km gồm 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề
(sông Hậu) và cửa Mỹ Thanh (sông Mỹ Thanh) là nơi trú ngụ của nhiều loại thuỷ, hải

sản nƣớc lợ và nƣớc mặn có giá trị kinh tế, qua điều tra xác định có 661 loài cá, 35 loài
tôm trong đó có cả các loài tôm hùm, tôm rồng, 23 loài mực gồm các họ mực nang,
mực ống và mực sim, ngoài ra còn có nhiều loài cua, ghẹ và nhuyễn thể khác. Khả
năng khai thác hải sản gần bờ có thể đƣợc trên 20 nghìn tấn năm, ngoài ra còn có điều
kiện vƣơn ra khai thác xa bờ để tăng sản lƣợng và hiệu quả khai thác lên hơn nữa.
1.8.5 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của tỉnh chủ yếu là cát đen trên sông Hậu trữ lƣợng khoảng 87 triệu m3,
10


×