Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN NGỌC MINH

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁT VÀ
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH CÁT SAN LẤP
TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC CÁT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Tài nguyên Môi trƣờng
Mã số ngành: 52850102

12-2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN NGỌC MINH
MSSV: 4115216

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁT VÀ
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH CÁT SAN LẤP
TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC CÁT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG

12-2014


LỜI CẢM TẠ

Khoảng thời gian học tại trƣờng Đại học Cần Thơ là khoảng thời gian
quý báu của đời em. Dƣới mái trƣờng này, em đã đƣợc các Thầy, Cô chỉ dạy
tận tình từ kiến thức chuyên ngành đến kiến thức xã hội. Đó chắc chắn sẽ là
hành trang vững chắc để em có thể tự tin hơn để bƣớc vào đời, bƣớc vào môi
trƣờng mới. Em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thúy Hằng đã hết lòng chỉ
dạy, hƣớng dẫn cho em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp của mình;
qua đó em có thể hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị tại Sở Tài nguyên và
Môi trƣờng Thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ tận tình và hết lòng cho em trong
quá trình thực tập của mình. Ngoài các kiến thức liên quan đến đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình, các Cô, Chú, Anh, Chị còn cung cấp cho em thêm một số
kiến thức khác có liên quan mà trƣớc đây em chƣa đƣợc biết đến. Đó sẽ là
những kiến thức quý báu cho em sau này.
Em xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ và
động viên em vƣợt qua những khó khăn để hoàn thành tốt bài luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi đến các Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ; khoa
Kinh Tế - QTKD và các Cô, Chú, Anh, Chị tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
Thành phố Cần Thơ lời chúc sức khoẻ dồi dào, luôn thành đạt trong công việc
và cuộc sống.
Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2014

Sinh viên thực hiện

TRẦN NGỌC MINH

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này do chính bản thân tôi thực hiện,
có sự hỗ trợ của giáo viên hƣớng dẫn, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu nào. Các số liệu đƣợc thu thập từ những nguồn hợp pháp, nội dung và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực.

Cần Thơ, ngày 14 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

TRẦN NGỌC MINH

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị

iii


MỤC LỤC

Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.3.1 Không gian nghiên cứu .......................................................................................3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3

1.5 Lƣợc khảo tài liệu ..................................................................................................4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 5
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 5
2.1.1 Căn cứ pháp lý .................................................................................................... 5
2.1.2 Khái niệm và hệ thống khai thác khoáng sản ..................................................... 5
2.1.3 Tập hợp chi phí, thuế và tính giá thành sản phẩm .............................................. 8
2.1.4 Trình tự, thủ tục và hồ sơ của các bƣớc thực hiện để đƣợc cấp Giấy phép
khai thác khoáng sản và tiến hành khai thác ............................................................. 13
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 14
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................ 14
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................................... 14
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG THÀNH
PHỐ CẦN THƠ VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................................................... 16
3.1 Giới thiệu vê Sở Tài nguyên và Môi trƣờng ........................................................ 16
3.1.1 Quá trình hình thành ......................................................................................... 16
3.1.2 Tổ chức bộ máy hành chính .............................................................................. 16
iv


3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................. 16
3.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ................. 23
3.2.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 23
3.2.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................. 28
Chƣơng 4: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁT TRÊN LÒNG SÔNG HẬU
ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................... 34
4.1 Tổng quan ............................................................................................................ 34
4.2 Hiện trạng trữ lƣợng, sản lƣợng khai thác theo vị trí mỏ
ở các quận tại Thành phố Cần Thơ ............................................................................ 37
4.2.1 Quận Thốt Nốt .................................................................................................. 37
4.2.2 Quận Bình Thủy................................................................................................ 40

4.3 Hiện trạng cấp phép khai thác cát trên tuyến sông Hậu- Cần Thơ ...................... 42
4.4 Tình hình nộp thuế Ngân sách Nhà nƣớc ............................................................ 44
4.4.1 Thuế Tài nguyên ............................................................................................... 45
4.4.2 Phí Bảo vệ môi trƣờng ...................................................................................... 46
4.4.3 Tiền thuê mặt nƣớc ........................................................................................... 47
4.5 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển
và tiêu thụ cát tuyến sông Hậu- Cần Thơ ................................................................ 48
Chƣơng 5: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH GIÁ THÀNH KHAI THÁC CÁT .......... 50
5.1 Gía thành cát đơn vị giữa các mỏ ........................................................................ 50
5.2 Các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp .......................................................... 52
5.3 So sánh giá bán và giá thành giữa các mỏ ........................................................... 53
Chƣơng 6: GIẢI PHÁP .............................................................................................. 55
6.1 Từ phía doanh nghiệp .......................................................................................... 55
6.2 Từ phía Cơ quan Quản lý..................................................................................... 56
Chƣơng 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 57
7.1 Kết luận ................................................................................................................ 57
7.2 Kiến nghị.............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 60
v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Hiện trạng khai thác cát năm tại các quận trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ giai đoạn năm 2011 – 2013 ..................................................................35
Bảng 4.2 Tình hình khai thác cát trong 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2014
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ........................................................................36
Bảng 4.3 Hiện trạng trữ lƣợng theo vị trí mỏ tại Quận Thốt Nốt. ......................37
Bảng 4.4 Hiện trạng trữ lƣợng địa chất tại mỏ cát 3 (phƣờng Tân Lộc và
phƣờng Thuận Hƣng, Quận Thốt Nốt) ...............................................................39

Bảng 4.5 Hiện trạng trữ lƣợng địa chất tại mỏ cát 1 (từ Long Châu đến Tân
Thạnh, Phƣờng Tân Lộc) ....................................................................................39
Bảng 4.6 Hiện trạng trữ lƣợng khai thác cát theo vị tí mỏ Quận Bình Thủy .....40
Bảng 4.7 Hiện trạng trữ lƣợng địa chất tại mỏ cát 4
(Phƣờng Bùi Hữu Nghĩa, Quận Bình Thủy) .......................................................41
Bảng 4.8 Hiện trạng cấp phép và đăng ký phƣơng tiện khai thác
tại Thành phố Cần Thơ tháng 10/2014 ...............................................................43
Bảng 4.9 Tình hình số thuế Ngân sách Nhà nƣớc phát sinh
trong kỳ giai đoạn năm 2011-2013 của các doanh nghiệp khai thác cát ............44
Bảng 4.10 Chi tiết số thuế phát sinh của các doanh nghiệp
qua giai đoạn các năm 2011-2013 ......................................................................46
Bảng 4.11 Tình hình thu phí BVMT trong giai đoạn
năm 2011- 2013 của các mỏ cát .........................................................................47
Bảng 4.12 Khung tính tiền thuê mặt nƣớc của các mỏ cát ................................48
Bảng 4.13 Kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật việc khai thác
cát trên sông Hậu Cần Thơ giai đoạn 2011- 6/2014 ...........................................49
Bảng 5.1 Giá thành đơn vị của 03 doanh nghiệp khai thác cát năm 2013. ........50
Bảng 5.2 Các yếu tố cấu thành giá thành cát tại 03 doanh nghiệp khai thác cát
năm 2013.............................................................................................................52
Bảng 5.3 Giá bán, giá thành đơn vị và lợi nhuận cho 1m3 cát của 03 doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ............................................................53

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hoạt động khai thác cát trên sông Hậu bằng xáng cạp .................................7
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ khai thác cát tại sông Hậu - Cần Thơ................................8
Hình 2.3 Sơ đồ phân loại chi phí theo chức năng hoạt động .......................................9

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Sở Tài nguyên và Môi trƣờng .............................................16
Hình 3.2 Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ .....................................................24
Hình 3.3 Các loại đất chính trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ..................................25
Hình 3.4 Bản đồ khoáng sản Thành phố Cần Thơ.....................................................26
Hình 4.1 Khối lƣợng cát tiêu thụ trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
Giai đoạn năm 2012- 6/2014 .....................................................................................34
Hình 4.2 Hiện trạng trữ lƣợng cát tại Quận Thốt Nốt,
Thành phố Cần Thơ năm 2014. .................................................................................38
Hình 4.3 Hiện trạng trữ lƣợng cát tại Quận Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ, năm 2014 .................................................................................41
Hình 4.4 Tình hình thu thuế (Thuế TN, phí BVMT) qua giai đoạn năm
2011- 2013 của Cục thuế Thành phố Cần Thơ ..........................................................45

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
An Lạc

: Công ty Cổ phần An Lạc

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng

BVMT

: Bảo Vệ Môi Trƣờng

CN- TTCN


: Công Nghiệp- Tiểu Thủ Công Nghiệp

CPNCTT

: Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

CPNVLTT

: Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp

CPSXC

: Chi Phí Sản Xuất Chung

Đức Thành

: Công ty TNHH Đức Thành

Phát Đạt

: Công ty TNHH Đầu tƣ Xây dựng Phát Đạt

STNMT

: Sở Tài Nguyên và Môi Trƣờng

TCVN

: Tiêu Chuẩn Việt Nam


UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

viii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sông Hậu là một trong hai phân lƣu sông thuộc hạ lƣu sông Mê kông
đoạn chảy qua Việt Nam trƣớc khi đổ ra Biển Đông qua ba cửa Định An, cửa
Trần Đề, cửa Bát sắc (Bacsac). Với tổng chiều dài chảy qua Thành phố Cần
Thơ là 55 km, là ranh giới giữa tỉnh Đồng Tháp với Thành phố Cần Thơ và
Thành phố Cần Thơ với Vĩnh Long. Sông Hậu không những đóng vai trò quan
trọng trong giao thông vận tải đƣờng thủy nội địa và các nƣớc Đông Dƣơng,
dòng chảy sông Hậu còn cung cấp sức nƣớc, mang lại lƣợng lớn trầm tích bồi
lắng làm đất đai màu mỡ phì nhiêu cùng với tiềm năng chứa cát dùng cho xây
dựng và san lấp vô cùng dồi dào. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đồng
bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ đang không ngừng phát triển về
lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn không ngừng quy động tổng nguồn lực
để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, từng bƣớc vƣơn
lên là trung tâm động lực của Đồng bằng sông Cửu Long thời kì công nghiệp
hóa hiện đại hóa theo tinh thần của Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị. Cùng với
chính sách mở cửa của Nhà nƣớc đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài
nƣớc tham gia các dự án trọng điểm, các dự án xây dựng nhà máy, xí nghiệp
sản xuất hàng hóa tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng
các đƣờng Quốc lộ, Tỉnh lộ, các mạng lƣới đƣờng nông thôn đang đƣợc xây

dựng và tu bổ. Điều đó dẫn đến nhu cầu vật liệu gồm đất, cát, đá phục vụ cho
công tác san lấp đòi hỏi ngày càng nhiều, ƣớc tính tăng vài chục ngàn mét
khối mỗi năm.
Theo kế hoạch 5 năm, từ 2011- 2015 thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ
trở thành công trƣờng xây dựng lớn, tuy nhiên độ cao địa hình đồng bằng đều
rất thấp. Điều này cho thấy là nhu cầu về cát san lấp gia tăng đƣợc khai thác từ
địa bàn Cần Thơ không chỉ phục vụ cho địa bàn thành phố mà còn đƣợc đƣa
tới các tỉnh lân cận. Nhu cầu thì ngày càng tăng nhƣng khả năng đáp ứng, khai
thác thì cũng chỉ có mức độ nhất định, bởi khai thác quá hạn sẽ dẫn tới nguy
cơ gây mất tính ổn định của lòng sông, sƣờn bờ và dẫn tới sạt lở bờ sông. Một
số địa phƣơng đã đƣa ra quyết định đóng cửa một số mỏ khai thác cát nhƣ An
Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, nhƣng đây chỉ là biện pháp tạm thời và khó
dung hòa về lâu dài với mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trƣờng trong
phƣơng châm phát triển bền vững. Trên sông Hậu, ngoài các khu vực xói sâu
1


thƣờng dẫn tới sạt trƣợt thì cũng có gềnh cạn cần đƣợc khai thông để phục vụ
cho tuyến giao thông thủy, cho tàu bè lớn đi vào đồng bằng. Nhiều bãi cạn nếu
không đƣợc khai thông sẽ bồi đắp cao dần thành cồn sông và tạo nên thế sông
phân nhánh. Sự dịch chuyển ngang của dòng chảy gia tăng này cũng sẽ dẫn
đến nguy cơ phá hoại bờ gây sạt lở.
Vì vậy, việc nạo vét sông rạch mở rộng luồng giao thông cho phần hạ
lƣu hệ thống sông Cửu Long trong đó có sông Hậu sẽ không những góp phần
quan trọng trong việc vận chuyển bằng đƣờng thuỷ mà còn tận dụng nguồn cát
san lấp cung cấp cho các công trình. Khai thác cát sông vừa tận dụng tài
nguyên thiên nhiên, trực tiếp cung cấp vật liệu cho nhu cầu thị trƣờng để xây
dựng cơ sở hạ tầng, vừa giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập cho
ngƣời lao động. Đồng thời còn có tác dụng khơi thông luồng lạch thuận lợi
cho giao thông đƣờng thủy và giúp thoát nƣớc nhanh ra biển góp phần chống

úng lụt. Hơn nữa, còn góp tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc để đảm bảo an
sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
Để đảm bảo cho việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên cát đạt
hiệu quả thì việc đánh thuế vào hoạt động khai thác là tất yếu. Nhƣng trên thực
tế hiện nay, hoạt động khai thác cát gặp phải những trở ngại, bất hợp lý xuất
phát từ các cơ chế chính sách của nhà nƣớc trong việc quy định các khoản thu
nghĩa vụ phải nộp dẫn đến giá thành khai thác cát quá cao. Nhất là khi Nghị
định 142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê mặt nƣớc áp dụng tại Thành phố Cần
Thơ năm 2011 đƣợc áp dụng, thuế làm tăng giá thành cát có phù hợp với thực
tế hay không? Thuế là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quá trình tính
toán giá thành cát của doanh nghiệp. Tăng thuế có giúp Nhà nƣớc “bảo vệ,
khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên v.v. đồng thời góp
phần tăng thu cho ngân sách” nhƣ mong muốn của cơ quan soạn thảo dự luật Bộ Tài chính?
Chính vì vậy, đề tài “Hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố
cấu thành giá thành cát san lấp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” đƣợc
chọn là hết sức cấp thiết nhằm nêu rõ thực trạng khai thác cát và đánh giá các
yếu tố cấu thành giá thành cát tại các công ty khai thác mỏ cát trên sông Hậu
đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Cần Thơ.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Hiện trạng khai thác cát và đánh giá các yếu tố cấu thành giá thành cát
san lấp tại các mỏ khai thác cát trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiện trạng khai thác tài nguyên cát san lấp trong lòng sông Hậu
đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Cần Thơ thông qua các báo cáo, số liệu tại
STNMT Thành phố Cần Thơ.
Các yếu tố cấu thành giá thành cát nguyên liệu và tính toán giá thành

theo chi phí khai thác thực tế. Qua đó, tìm điểm bất cập trong chính sách thuế
của nhà nƣớc dựa vào số liệu thứ cấp thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi
trƣờng, các bảng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần An Lạc, Công ty
TNHH Đầu Tƣ Xây Dựng Phát Đạt, Công ty TNHH Đức Thành.
Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng về quản lý khai thác cát.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn Thành
phố Cần Thơ. Số liệu phân tích về địa bàn nghiên cứu, tình hình khai thác cát
trên tuyến sông Hậu thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ đƣợc thu thập tại Sở
Tài nguyên và Môi trƣờng Thành phố Cần Thơ, báo cáo giám sát môi trƣờng
của các công ty khai thác mỏ cát tại Thành phố Cần Thơ. Tình hình thực hiện
nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp khai thác cát tại Cục Thuế Thành phố
Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ 08/2014 đến 12/2014. Số liệu
thu thập từ năm 2004 đến 6/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là giá thành cát san lấp trong lòng sông Hậu đoạn
chảy qua Thành phố Cần Thơ.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Sản lƣợng tiêu thụ và sản lƣợng cát khai thác qua 3 năm (năm 2011,
2012, 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 tại Thành phố Cần Thơ nhƣ thế nào?
Trữ lƣợng hiện nay nhƣ thế nào?
2. Các yếu tố cấu thành giá thành cát san lấp tại Thành phố Cần Thơ?
Yếu tố nào chiếm tỷ trọng cao? Tỷ trọng thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi
trƣờng, tiền thuê mặt nƣớc nhƣ thế nào?
3. Giá thành khác nhau giữa các mỏ ra sao? Yếu tố nào tác động cho sự
khác nhau đó?
3



4. Lợi nhuận cho 1m3 cát là bao nhiêu? Các sắc thuế ảnh hƣởng nhƣ thế
nào đến lợi nhuận cho doanh nghiệp khai thác cát?
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
“Cát ở các sông, kênh rạch là một khoáng vật không thể thiếu cho công
nghiệp. Khai thác cát là mối quan tâm lớn của các nhà địa chất, đặc biệt là đối
với việc quản lý xói mòn lƣu vực sông. Tuy nhiên, sự khai thác bất hợp lý cát
không chỉ làm thay đổi các yếu tố vật lý của dòng sông mà còn ảnh hƣởng lớn
gần nhƣ hầu hết các hệ động, thực vật xung quanh điểm khai thác. Vì vậy, sự
quan tâm về các giải pháp trong việc khai thác cát ở các dòng sông hay các
vùng duyên hải thì rất cần thiết bởi vì cát là môi trƣờng sống của nhiều loài
sinh vật trong lòng sông. Cát có vai trò nhƣ một bộ lọc hiệu quả cho các chất
gây ô nhiễm nên có thể cải thiện chất lƣợng nƣớc ở các sông hoặc các hệ sinh
thái khác. Tài liệu này nhằm giải quyết khía cạnh môi trƣờng của việc khai
thác cát qua việc đánh giá tác động môi trƣờng của việc khai thác cát, sỏi trên
các thành phần môi trƣờng khác nhau của hệ sinh thái sông. Các tác động môi
trƣờng phát sinh từ quá trình khai thác cát đƣợc đánh giá bằng cách sử dụng
hai phƣơng pháp EIA - Phƣơng pháp Matrix và đánh giá tác động nhanh
Matrix - một trong các lƣu vực sông của Kerala - Ấn Độ. Qua đó, đƣa ra kế
hoạch chi tiết của chiến lƣợc khai thác bền vững cùng các biện pháp quản lý
để bảo vệ hệ thống sông và bảo tồn cát (Sand Mining, D. Padmalal and K.
Maya, 2014).
“Việc khai thác bùn cát lòng sông gây nhiều tác động tích cực và tiêu cực
tới chế độ dòng chảy và tính ổn định lòng dẫn, sƣờn mái bờ sông. Về mặt tích
cực, khai thác cát giúp nắn chỉnh chủ lƣu dòng chảy về vùng giữa sông, điều
hòa cấu trúc dòng chảy nên đã giảm bớt đƣợc ảnh hƣởng của dòng chảy tác
động lên vùng bờ và giảm nguy cơ lở bờ tại Thốt Nốt, Cồn Khƣơng. Đồng
thời góp phần làm gia tăng lƣợng phù sa bồi tại phần thƣợng lƣu cồn Ấu. Về
tiêu cực, tại Thới Thuận, Trà Nóc khai thác cát làm gia tăng xói mòn , ở quy

mô nhỏ, trên sƣờn trái ở phần thƣợng lƣu cù lao Tân Lộc, cù lao Linh. Đây
cũng vốn là quá trình tự nhiên đang diễn ra chậm, nhƣng nếu việc nạo vét bùn
cát đƣợc điều chỉnh hợp lý thì ảnh hƣởng tiêu cực sẽ giảm dần” (Báo cáo
Đánh giá tác động do khai thác cát đến sự ổn định bờ sông Hậu và các trọng
điểm Thốt Nốt, khu Công nghiệp Trà Nóc, Cồn Khương; Trung tâm nghiên
cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long- Bộ KH&CN, 2007).

4


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật Khoáng sản 2010
Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 Quy định chi tiết một số
điều của Luật Khoáng sản.
Nghị định 203/2013.NĐ-CP ngày 28/11/2013 Quy định về phƣơng pháp
tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 Quy định về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nƣớc.
Thông tƣ 16/2012/TT-BTNMT Quy định về đề án thăm dò khoáng sản,
đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu
văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lƣợng
khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 01 tháng 04 năm 2014 của Uỷ
ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt
động khoáng sản.
Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 06/06/2012 của Uỷ ban nhân

dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Quy định về đơn giá thuê đất, thuê
mặt nƣớc trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
2.1.2 Khái niệm, hệ thống khai thác khoáng sản
2.1.2.1 Khoáng sản
Điểm khoáng sản (điểm quặng) là nơi tích tụ khoáng sản có chất lƣợng
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hiện nay, nhƣng chƣa đƣợc điều tra đánh giá
triển vọng hoặc thăm dò là rõ trữ lƣợng, chất lƣợng và điều kiện khai thác của
mỏ khoáng.
Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản là hoạt động nghiên cứu, điều tra
về cấu trúc, thành phần vật chất, lịch sử phát sinh, phát triển vỏ trái đất và các
điều kiện, quy luật sinh khoáng liên quan để đánh giá tổng quan tiềm năng
khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hƣớng hoạt động thăm dò
khoáng sản.

5


Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt
động khai thác khoáng sản.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hổi khoáng sản, bao gồm
xây dựng sơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có
liên quan.
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích đƣợc tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả
khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lƣợng, chất lƣợng
khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Trữ lượng khai trường là trữ lƣợng đƣợc tính toán để khai thác đến khi
kết thúc mỏ. Thông thƣờng trữ lƣợng khai trƣờng bao giờ cũng nhỏ hơn trữ
lƣợng thăm dò của mỏ. Đối với mỏ cát dƣới lòng sông trữ lƣợng khai trƣờng

đƣợc tính toán sau khi đã để lại phần khoáng sản để ổn định đáy sông.
Trữ lượng thăm dò địa chất khoáng sản (hay trữ lượng thăm dò) là trữ
lƣợng xác định đƣợc tính toán theo kết quả các công tác thăm dò địa chất đã
đƣợc làm sáng tỏ về số lƣợng, chất lƣợng, điều kiện kỹ thuật mỏ, địa chất thuỷ
văn, sinh thái và những điều kiện khai thác và giá trị kinh tế.
2.1.2.2 Cát và sự hình thành mỏ cát trên sông
Cát là đá vụn thành hạt nhỏ dƣới 2 millimet, có thành phần chủ yếu là
thạch anh và các khoáng vật khác. Cát khai thác trên sông Hậu gồm hai loại
cát san lấp và cát xây dựng. Cát san lấp từ dƣới đáy sông là loại nguyên liệu sử
dụng đƣợc ngay không cần qua chế biến. Nhƣng đối với cát xây dựng, phải
dựa theo TCVN 1770-86 theo quyết định ban hành số 1043/QĐ ngày
31/12/1986 của Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nƣớc và theo chỉ tiêu hóa
học của Tổng cục Địa chất cho cát xây dựng. Cát lòng sông Hậu tại Thành phố
Cần Thơ là loại cát mịn, chỉ dùng để san lấp. Nguồn cát sông tại đây có giới
hạn về trữ lƣợng và tiềm năng khai thác.
Cát trên sông đƣợc hình thành từ các lớp đất đá bị bào mòn do các điều
kiện tự nhiên nhƣ mƣa, gió v.v..Trữ lƣợng cát có khả năng tái tạo từ thƣợng
lƣu về hạ lƣu, chúng đƣợc tái tạo chủ yếu theo dòng di đẩy vào giai đoạn lũ
khi sức tải bùn cát của dòng chảy cao nhất. Đối với những khu vực có khả
năng bồi tụ cao, nếu không đƣợc khai thác thì những mỏ cát này sẽ nên những
cồn cát ở giữa sông, những mỏ cát trên sông nếu không đƣợc khai thác thì làm
thay đổi dòng chảy, có thể gây lũ lụt cho các khu vực thấp v.v..
6


2.1.2.3 Hệ thống khai thác cát
Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các
khâu công nghệ khai thác đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất, nó
có liên quan chặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ. Mặt khác,
hệ thống khai thác đƣợc lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hình, công

suất thiết kế của mỏ .v.v.

Hình 2.1 Hoạt động khai thác cát trên sông Hậu bằng xáng cạp.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường)

Khai thác cát dƣới lòng sông hiện đƣợc sử dụng bằng nhiều hệ thống
khác nhau, mỗi hệ thống có quá trình công nghệ riêng. Những hệ thống khai
thác đó gồm tàu hút cát, máy xúc gầu treo (xáng cạp) (Hình 2.1), máy xúc
guồng tải (xáng guồng). Trên cơ sở vốn đầu tƣ, điều kiện và khả năng tiêu thụ
sản phẩm, phần lớn doanh nghiệp chọn hệ thống xáng cạp cát để khai thác tại
mỏ cát san lấp thuộc khu vực sông Hậu.

7


Các khâu công nghệ khai thác bao gồm xáng cạp, xà lan vận chuyển về
bãi chứa và đƣa đi tiêu thụ.

CÁT Ở DƢỚI SÔNG

PHƢƠNG TIỆN KHAI THÁC
(xáng cạp với cần cẩu đặt trên xà lan tự hành)

PHƢƠNG TIỆN CHUYÊN CHỞ
(xà lan, tàu kéo, ghe)

PHƢƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN ĐẾN NƠI
TIÊU THỤ

Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ khai thác cát tại sông Hậu –Cần Thơ

2.1.3 Tập hợp chi phí, thuế và tính giá thành sản phẩm
2.1.3.1 Tập hợp chi phí
a) Khái niệm
Chi phí là khoản tiêu hao các nguồn lực đã sử dụng cho một mục đích,
biểu hiện bằng tiền.
Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa, phát sinh trong qua trình hoạt động.
Chi phí sản xuất là chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, dịch vụ trong
một thời kỳ.
Chi phí ngoài sản xuất là chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và quản
lý chung toàn doanh nghiệp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621) là giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu v.v.. sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp (622) là tiền lƣơng, khoản trích theo tiền
lƣơng (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phải trả khác cho
công nhân sản xuất.
8


Chi phí sản xuất chung (627) là chi phí sản xuất khác ngoài 02 loại trên,
nhƣ chi phí vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, tiền lƣơng nhân viên quản lý
sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng sản xuất…
Chi phí bán hàng là chi phí để tiêu thụ và dự trữ sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí hành chính, chi phí quản lý
chung toàn doanh nghiệp.
b) Phân loại chi phí
Trong phân loại chi phí có nhiều cách phân loại, tùy vào mục đích sử
dụng mà chúng ta có thể chọn cách phân loại chi phù hợp. Riêng đề tài này, sử
dụng phân loại theo chức năng hoạt động để làm điển hình.`Để phân loại theo
chức năng hoạt động ta căn cứ theo mục đích của chi phí để thực hiện các

chức năng trong kinh doanh gồm có 02 loại chi phí là chi phí sản xuất và chi
phí ngoài sản xuất. Vì muốn làm rõ hơn về khoản nộp thuế Ngân sách Nhà
nƣớc, nên đề tài đã cộng thêm khoản thuế (Thuế Tài nguyên, phí Bảo vệ môi
trƣờng và tiền thuê mặt nƣớc) vào tính toán giá thành.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp gồm có 03 loại là chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung. Chi phí ngoài sản xuất gồm 02 loại là chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp.
CHI PHÍ

Chi phí
khai thác

Chi phí
nguyên vật
liệu trực tiếp

Chi phí
nhân công
trực tiếp

Chi phí
ngoài sản
xuất

Chi phí
sản xuất
chung

Chi phí

bán hàng

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

Hình 2.3 Sơ đồ phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
9


2.1.3.2 Thuế, phí
Thuế, phí là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có
nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, phát sinh trên cơ sở các văn bản
pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả
trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Đề tài tập trung vào thuế tài nguyên, tiền
thuê mặt nƣớc và phí Bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp, tổ chức khai
thác cát.
a) Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu bắt buộc đối với các tổ chức và cá
nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên không phụ thuộc vào cách
thức tổ chức và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngƣời khai thác.
Thuế tài nguyên đƣợc tính theo kỳ vì thuế này phụ thuộc vào sản lƣợng
khai thác trong kỳ (năm) với đơn giá tính thuế là 10.000 đồng/m3 nhân thuế
suất tài nguyên là 10%. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13
ngày 16/12/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014 quy định thuế tài
nguyên tăng lên là 11%.
Công thức tính thuế tài nguyên:
Thuế tài nguyên
trong kỳ


=

Sản lƣợng
khai thác
trong kỳ

(đồng)

Đơn giá

x

tính thuế
(đồng/m3)

(m3)

x

Thuế suất
thuế Tài nguyên
(%)

(

b) Phí Bảo vệ môi trường
Căn cứ Thông tƣ 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của
Chính phủ về phí Bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản. Quy định

phí Bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản là tích của mức phí quy
định với sản lƣợng khai thác cả năm của doanh nghiệp. Trƣớc năm 2013, mức
giá quy định với cát san lấp là 2.000 đồng/m3. Kế từ năm 2013, mức giá quy
định tăng lên 3.000 đồng/m3.
Công thức tính phí Bảo vệ môi trƣờng:
Phí Bảo vệ môi trƣờng
trong kỳ
(đồng)

=

Sản lƣợng
khai thác
trong kỳ
3

(m )

10(

x

Mức phí theo
quy định
(đồng/m3)


Phí Bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản là khoản thu thuộc
ngân sách địa phƣơng hƣởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tƣ
cho môi trƣờng tại Thành phố Cần Thơ nơi có hoạt động khai thác khoáng

sản.
c) Thuế tiền thuê mặt nước
Thu tiền thuê mặt nƣớc là một trong những khoản thu của Ngân sách
Nhà nƣớc đối với ngƣời sử dụng mặt nƣớc áp dụng trong trƣờng hợp đƣợc
Nhà nƣớc cho thuê mặt nƣớc. Nhà nƣớc cho thuê mặt nƣớc là việc Nhà nƣớc
trao quyền sử dụng mặt nƣớc bằng hợp đồng cho đối tƣợng có nhu cầu sử
dụng mặt nƣớc.
Tiền thuê mặt nƣớc là tích của diện tích thuê với đơn giá tính thuế
(UBND cấp tỉnh, thành phố quy định và căn cứ theo phiếu chuyển thông tin
địa chính do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng), với thuế suất thuê tùy theo vị trí
mỏ của doanh nghiệp. số tiền này có thể cố định qua các năm, nếu diện tích
thuê không thay đổi.
Công thức tính thuế thuê mặt nƣớc:

Tiền thuê
mặt nƣớc
(đồng)

Diện tích
=

tính thuế

Đơn giá
x

tính thuế

x


(đồng/m3/năm)

(m2)

Thuế suất
(%)

2.1.3.3 Giá thành sản phẩm
a) Khái niệm
Giá thành sản xuất là chi phí sản xuất của một khối lƣợng, đơn vị thành
phẩm. Giá thành sản xuất phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.
Giá thành sản xuất định mức là giá thành đƣợc tính trƣớc khi sản xuất
cho một đơn vị sản phẩm, theo chi phí sản xuất định mức.
Giá thành sản xuất kế hoạch là giá thành đƣợc tính trƣớc khi sản xuất
cho tổng sản xuất cho tổng số sản phẩm sản xuất kế hoạch, theo chi phí định
sản xuất mức.
Giá thành sản xuất thực tế là giá thành đƣợc tính sau khi sản xuất hoàn
thành, theo chi phí sản xuất thực tế.

11


b) Phân loại
Có 02 cách phân loại là phân loại theo thời điểm xác định giá thành và
phân loại theo nội dung cấu thành giá thành.
Phân loại theo thời điểm xác định giá thành có 03 loại là giá thành định
mức, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế.
Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành có 03 loại là giá thành sản
xuất và giá thành toàn bộ. Nội dung cấu thành giá thành sản xuất của doanh
nghiệp công nghiệp gồm 03 khoản mục chi phí là chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ là
bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của khối lƣợng thành
phẩm tiêu thụ.
3.1.3.3 Tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
a) Khái niệm
Tính giá thành sản phẩm là phân bổ, tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh
trong kỳ vào từng đối tƣợng chịu chi phí cho khối lƣợng sản phẩm hoàn thành.
Đối tƣợng tính giá thành là bán thành phẩm, thành phẩm, lao vụ.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ cấu thành tính giá thành (tháng, năm, quí).
b) Tính giá thành sản phẩm
Có nhiều phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm, đề tài chọn phƣơng pháp
giản đơn (trực tiếp) gồm tính chi phí khai thác gồm CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC và khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà Nƣớc (Thuế Tài nguyên,
phí Bảo vệ môi trƣờng, tiền thuế thuê mặt nƣớc) để làm điển hình. Điều kiện
áp dụng cho phƣơng pháp này là sản xuất có qui trình công nghệ đơn giản,
khép kín, chu kỳ ngắn. Theo sơ đồ công nghệ khai thác 2.1, khai thác cát theo
công nghệ bằng xáng cạp khá đơn giản, không qua chế biến.
Phƣơng pháp tính:
 Xác định tổng giá thành thực tế khai thác
Z = Dđk + C – Dck - G
Trong đó:
Z

: Tổng giá thành thực tế khai thác.

Dđk

: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
12



C

: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Dck

: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

G
: Khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ (giá trị phế liệu,
thu bồi thƣờng…)
 Xác định giá thành thực tế đơn vị khai thác

𝐽=

𝑍
𝑆𝑡𝑝

Trong đó:
J

: Giá thành thực tế đơn vị khai thác.

Z

: Tổng giá thành thực tế khai thác.

Stp


: Sản lƣợng khai thác

2.1.4 Trình tự, thủ tục và hồ sơ của các bƣớc thực hiện để đƣợc cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản và tiến hành khai thác
2.1.3.1 Tóm tắt quy trình thực hiện
Trƣớc khi tiến hành cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, cần phải thực
hiện các thủ tục theo quy định nhƣ sau:
Thủ tục 1 Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản trên cơ sở Đơn đề nghị,
văn bản xác nhận pháp nhân của tổ chức, cá nhân và đề án thăm dò theo quy
định (Điều 13 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012
hƣớng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010).
Thủ tục 2 Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lƣợng khoáng sản trong báo
cáo thăm dò khoáng sản (Hội đồng thẩm định, phê duyệt do UBND thành phố
quyết định thành lập), theo Điều 22 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 03 năm 2012 hƣớng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010.
Thủ tục 3 Lấy ý kiến về Thiết kế cơ sở (Thông tƣ số 03/2007TT-BCN
ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Bộ Công nghiệp hƣớng dẫn lập, thẩm định và
phê duyệt Dự án đầu tƣ xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn).
Thủ tục 4 Lập dự án đầu tƣ (Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về hƣớng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập,
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng công trình).

13


Thủ tục 5 Thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và
Dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng (theo quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng
và Quyết định số 71/2008/QĐ-TTG ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Thủ tƣớng
Chính phủ về lập dự án cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong hoạt động khai thác
khoáng sản, quyết định này đƣợc thay thế bởi Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg

ngày 29 tháng 3 năm 2013).
Thủ tục 6 Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản (Điều 13 Nghị định số
15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2012 hƣớng dẫn thi hành Luật Khoáng
sản năm 2010).
2.1.3.2 Sau khi được cấp phép khai thác khoáng sản, Chủ giấy phép
cần phải tiến lập các thủ tục sau, trước khi tiến hành khai thác khoáng sản
Bước 1 Nộp Thiết kế mỏ
Bước 2 Lập thủ tục thuê đất, mặt nƣớc và ký hợp đồng thuê đất, mặt
nƣớc để hoạt động khoáng sản (Công văn số 1376/TCQLĐĐ-CQHĐĐ ngày
13 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục Quản lý đất đai).
Bước 3 Lập kế hoạch khai thác. Thông báo Giám đốc điều hành mỏ
Bước 4 Lập phƣơng án đảm bảo an toàn giao thông đƣờng thủy.
Bước 5 Lập và phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trƣờng. Ký quỹ
phục hồi môi trƣờng.
Bước 6 Đăng ký kê khai thuế với cơ quan quản lý. Cắm bảng giới hạn
khu vực khai thác khoáng sản.
Bước 7 Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.
Thu thập và nghiên cứu các văn bản pháp luật, các chính sách, các quy
định về việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
Số liệu về hồ sơ khai thác cát, trữ lƣợng cát trên sông Hậu, số liệu về tình
khai thác và số liệu về việc tác động khai cát đến môi trƣờng tại các mỏ cát
đƣợc thu thập tại STNMT thành phố Cần Thơ.
Thu thập bản báo cáo tài chính, chứng từ hoạt động kinh doanh, báo cáo
Giám sát môi trƣờng định kỳ của các công ty khai thác cát trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ.

14



Thu thập báo cáo tình hình nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp tại Cục
thuế Thành phố Cần Thơ.
Thu thập và kế thừa các thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội thành phố
Cần Thơ tại niên giám thống kê Cần Thơ từ 2009 đến 2013
Tham khảo các đề tài về phân tích đánh giá tác động môi trƣờng do hoạt
động khai thác tài nguyên khoáng sản.
Thu thập số liệu từ sách báo, internet và các đề tài nghiên cứu có liên
quan đến hoạt động khai thác cát.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phƣơng pháp giản đơn để tính giá thành cát san lấp tại các doanh nghiệp
khai thác cát trên địa bàn nghiên cứu.
Phƣơng pháp hệ thống, tổng hợp là tập hợp nhƣng thông tin khác nhau
nhƣng giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật thống
nhất.
Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối là hiệu giữa trị số kỳ phân tích và
kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế - xã hội
y = y1 – y0
Trong đó:
y:

phần tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

y1:

chỉ tiêu năm sau

y0:

chỉ tiêu năm trƣớc


Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa giá
trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

y

y1
y0

x 100%

Trong đó:
y:

biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu

y1:

chỉ tiêu năm sau

y0:

chỉ tiêu năm trƣớc

15


×