Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


NGUYỄN THIỆN AN

TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO
ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VÀ CẢI TẠO
ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Hà Mi

Họ tên SV: Nguyễn Thiện An

Võ Quang Minh

MSSV: 4115001
Lớp Quản Lý Đất Đai K37A1

Cần Thơ-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VÀ
CẢI TẠO ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thiện An

MSSV : 41115001

Lớp Quản lý Đất đai khóa 37 thuộc bộ môn Tài nguyên Đất đai – Khoa Môi trường &
Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Ý kiến của bộ môn: ...............................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2014

I


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Chấp nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:
“TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VÀ
CẢI TẠO ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thiện An

MSSV : 41115001

Lớp Quản lý Đất đai khóa 37 thuộc Bộ môn Tài nguyên Đất đai – Khoa Môi Trường
& Tài nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng…… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

II


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI

----o0o---NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG VÀ
CẢI TẠO ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Do sinh viên Nguyễn Thiện An (MSSV : 4115001) thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày…....tháng……năm 2014
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức : .....................................................
Ý kiến của hội đồng: .............................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng…...năm 2014
Chủ tịch hội đồng

III


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thiện An

IV


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên : Nguyễn Thiện An
Giới tính: Nam
Ngày sinh : 22/08/1993
Nơi sinh : Hòn Đất – Kiên Giang
Quê quán : Xã Sơn Kiên, Huyện Hòn Đất
Ngành học: Quản lý Đất đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ tên cha : Nguyễn Văn Bình, Sinh năm: 1971

Nghề nghiệp: Làm ruộng
Họ tên mẹ : Phạm Thị Mỹ Tuyến, Sinh năm: 1975
Nghề nghiệp: Làm ruộng

V


LỜI CẢM TẠ

Kính thưa quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ !
Qua 3 năm học được làm sinh viên ngồi dưới mái trường đại học, được sự tận tâm và
nhiệt tình truyền đạt kiến thức các môn học của các thầy, cô là niềm vinh dự và hạnh
phúc nhất của em trong thời gian học tại trường. Ngày hôm nay với sự nổ lực, cố gắng
không ngừng của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô đã giúp cho em
hoàn thành tốt Luận Văn tốt Nghiệp, làm hành trang cho tương lai sau này. Với những
gì tốt đẹp thầy cô đã mang đến cho em, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Hà Mi và thầy Võ Quang Minh đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Em vô cùng biết ơn cô Nguyễn Thị Song Bình, cố vấn học tập của lớp Quản lý Đất đai
khóa 37A1 đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa
học.
Quý thầy, cô bộ môn Tài nguyên Đất đai, cùng toàn thể quý thầy, cô Trường Đại học
Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian em học tại trường.
Các bạn lớp Quản lý Đất đai khóa 37 đã động viên giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên.
Con xin cảm ơn gia đình đã nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho con ăn học.
Lời cuối em xin chúc toàn thể quý thầy, cô nhiều sức khỏe, thành công trong công tác
giảng dạy.
Em xin trân thành cảm ơn !
Nguyễn Thiện An


VI


TÓM LƯỢC
Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long là một vùng cực Nam của Việt Nam, còn được gọi
là vùng Đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người
dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh.
Vùng này có diện tích đất phèn lớn nhất cả nước.
Đất phèn vùng ĐBSCL đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao
và thiếu lân, bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Hầu hết đất
phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn
mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau, chiếm diện tích lớn nhất trong các
loại đất nên việc quy hoạch và cải tạo cần được chú ý để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bằng phương pháp: thu thập số liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học về sử dụng và
cải tạo đất phèn, phương pháp: kiểm tra, khảo sát thực địa tình hình quy hoạch sử dụng
đất nông nghiệp, tổng hợp và đánh giá độ tin cậy đề tài được thực hiện để đánh giá các
biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn. Kết quả đã tổng hợp được một số biện pháp sử
dụng và cải tạo đất phèn vùng ĐBSCL đồng thời đề xuất các biện pháp sử dụng và cải
tạo đất phèn cho vùng.

VII


MỤC LỤC
Trang
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI ................................................. I
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ..................................................................II
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ................................................................... III
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ......................................................................................................... V

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................... VI
TÓM LƯỢC .................................................................................................................... VII
MỤC LỤC ..................................................................................................................... VIII
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... XIII
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... XIV
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1 Tổng quan về vùng ĐBSCL ......................................................................................... 3
1.1.1: Vị trí địa lí ........................................................................................................................................... 3
1.1.4 Thổ nhưỡng .......................................................................................................................................... 4
1.1.5 Thủy văn ............................................................................................................................................... 4
1.1.6 Khí hậu ................................................................................................................................................. 4
1.1.7 Khoáng sản........................................................................................................................................... 5
1.1.8 Dân số - lao động ................................................................................................................................. 5
1.1.9 Văn hóa – xã hội................................................................................................................................... 5
1.1.10 Kinh tế ................................................................................................................................................ 5

1.2 Đất phèn......................................................................................................................... 7
1.2.1 Đất phèn là gì ? .................................................................................................................................... 7
1.2.2 Nguồn gốc, quá trình hình thành và thành phần cơ giới của đất phèn. ............................................... 8
1.2.3 Phân loại đất phèn ............................................................................................................................. 13
1.2.4 Phân bố vùng đất phèn ....................................................................................................................... 17
1.2.5 Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam ................................................. 20

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1 Phương tiện ................................................................................................................. 22
2.2 Phương pháp ............................................................................................................... 22
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................................................ 22
VIII



2.3.3 Phương pháp tổng hợp ....................................................................................................................... 23
2.3.4 Phương pháp đánh giá ....................................................................................................................... 23

2.3 Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 23
3.1 Vùng sinh thái đất phèn ở ĐBSCL ........................................................................... 24
3.1.1 Phân vùng sinh thái đất phèn ở ĐBSCL............................................................................................. 24
3.1.2 Đặc tính đất phèn vùng ĐBSCL ......................................................................................................... 25
3.1.3 Hiện trạng sử dụng đất ở vùng ĐBSCL................................................................................................ 2

3.2 Một số mô hình canh tác trên đất phèn. ..................................................................... 2
3.2.1 Trồng khóm trên đất phèn .................................................................................................................... 2
3.2.2 Trồng tiêu dưới tán tràm ...................................................................................................................... 3
3.2.3 Trồng khoai mỡ trên đất phèn .............................................................................................................. 5
3.2.4 Trồng mãng cầu xiêm trên đất phèn: ................................................................................................... 7
3.2.5 Trồng mía trên vùng đất phèn nhiều: ................................................................................................... 9
3.2.6 Mô hình lúa – tôm .............................................................................................................................. 10
3.2.7 Trồng sen trên vùng đất phèn ............................................................................................................. 11
3.2.8 Trồng tràm trên đất phèn: .................................................................................................................. 12

3.3 Các biện pháp cải tạo đất phèn ................................................................................. 14
3.3.1 Bón phân lân cải tạo phèn.................................................................................................................. 14
3.3.2 Cải tạo đất phèn bằng phương pháp thủy lợi : .................................................................................. 17
3.3.3 Cải tạo đất phèn bằng phương pháp tiêu ngầm ................................................................................. 18
3.3.4 Cách làm đất để cải tạo phèn ............................................................................................................ 21
3.3.5 Bón vôi cải tạo đất phèn: ................................................................................................................... 22
3.3.6 Trồng cây để cải tạo đất phèn ............................................................................................................ 24
3.3.7 Cải tạo đất phèn bằng biện pháp lên liếp .......................................................................................... 24

3.4 Đánh giá các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn đối với từng vùng sinh

thái...................................................................................................................................... 25
3.4.1 Vùng Tứ giác Long Xuyên .................................................................................................................. 25
3.4.2 Vùng Đồng Tháp Mười....................................................................................................................... 26
3.4.3 Vùng Bán đảo Cà Mau ....................................................................................................................... 27

3.5 Đề xuất các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn ................................................ 30
3.5.1 Trồng ớt trên đất phèn ............................................................................................... 30
3.5.2 Cải tạo đất phèn bằng phân vi sinh và phân trùn quế........................................................................ 32

IX


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................................... 33
4.1 Kết luận ....................................................................................................................... 33
4.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 34

X


DANH SÁCH HÌNH

Tiêu dề

Hình

Trang

1.1


Bản đồ các tỉnh vùng ĐBSCL

3

1.2

Sơ đồ cấu thành đất phèn

14

1.3

Phẫu diện đất phèn

15

1.4

Cải tạo đất phèn trên các vùng phèn nặng

16

1.5

Một vùng đất phèn rộng lớn phân bố tại vùng Đồng Tháp Mười

20

3.1


Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp trên các yếu tố địa mạo

27

3.2

Các loại đất có hoá tính khác nhau của châu thổ ĐBSCL

30

3.3

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL

31

3.4

Kỹ thuật trồng khóm (dứa)

33

3.5

Vườn Hồ tiêu dưới tán tràm

35

3.6


Xử lý củ giống khoai mỡ bằng vôi

36

3.7

Xử lý mục giống khoai mỡ bằng thuốc hóa học

37

3.8

Cây khoai mỡ trên đất phèn

38

3.9

Ông Hoàng bên vườn mãng cầu xiêm

39

3.10

Cây mía trên đất phèn nhiều

40

3.11


Tăng trưởng tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở huyện Mỹ
xuyên, tỉnh Sóc Trăng

24

3.12

Mô hình lúa – tôm kết hợp

48

3.13

Cánh đồng sen vùng đồng tháp mười

43

3.14

Trồng tràm trên đất phèn

45

XI


3.15

Bón lân cho lúa trên đất phèn tại Đồng Tháp


45

3.16

Xây dựng hệ thống kênh mương trong ruộng

49

3.17

Tiêu ngầm bằng bó cây (A) và ống cát (B)

52

3.18

Tiêu ngầm bằng ống sứ (A) và hang chuột (B)

52

3.19

Cày ruộng làm đất

53

3.20

Lên liếp làm giảm độc tố của đất trên tầng mặt


55

3.21

Thu hoạch lúa vụ 3 ở An Giang (TGLX)

56

3.22

Nông trường khóm Tân Lập (ĐTM)

57

3.23

Mô hình lúa – tôm ở U Minh Thượng (BĐCM)

62

XII


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tiêu đề

Trang


1.1

Đạm trong một số loại đất phèn

10

1.2

Kali và Natri trao đổi trong một số loại đất phèn

13

1.3

Phân bố diện tích đất phèn ở các tỉnh miền Nam

19

1.4

Diện tích các loại đất phèn ở vùng ĐBSCL của Việt Nam

19

3.1

Biến động pH ở đất tươi và khô

28


3.2

Thuận lợi và khó khăn của các biện pháp cải tạo đất phèn

59

3.3

Các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn đối với từng vùng sinh
thái

60

XIII


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ctv

Cộng tác viên

DHMT


Duyên Hải Miền Trung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐT

Đầu trâu

ĐTM

Đồng Tháp Mười

ĐX-HT

Đông xuân –hè thu

FAO

Food and Agriculture
Organization of the United

Tổ chức Nông nghiệp và Lương
thực Liên Hiệp Quốc

Nations
KHCN & QLMT


Khoa học công nghệ và quản lý
môi trường

NXB

Nhà xuất bản

PBHH

Phân bón hóa học

TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

TGLX

Tứ Giác Long Xuyên

XIV


MỞ ĐẦU
Đất phèn là đất có chứa vật liệu sinh phèn như lưu huỳnh, sắt. Hai loại vật liệu này khi
kết hợp với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp dạng Sunfua sắt. Dạng phèn này nằm tiềm tàng ở
dưới tầng đất mặt, khi tiếp xúc với không khí chúng sẽ tạo thành phèn gây độc cho cây
trồng. Chính vì thế, các hộ nông dân cần có những biện pháp cải tạo đất phèn hợp lý
và kịp thời nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của đất phèn lên cây trồng.
Cải tạo đất phèn là vấn đề khó khăn, phức tạp đối với nhà nông. Các nhà khoa học
nước ta và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đất phèn. Những thành

công cũng như những kết quả chưa đạt được đều là những bài học kinh nghiệm quý
báu.
Nước ta có diện tích đất phèn hàng triệu héc ta, tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long và miền Đông Nam Bộ. Muốn cải tạo đất phèn để đưa vào sản xuất, ta phải tìm
hiểu nguồn gốc, sự phân bố, phân loại, biết được động vật, thực vật sống trên đất phèn;
hiểu rõ về mặt lý tính, hóa tính, những độc chất và sự biến động phức tạp của độc chất
để từ đó tìm ra hướng sử dụng tốt nhất, tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực trong
công tác thủy lợi, khai hoang mở rộng diện tích, tiết kiệm được vật tư, phân bón, thuốc
phòng trừ sâu bệnh. Xuất phát từ thực tiễn trên cũng như tầm quan trọng của việc sử
dụng và cải tạo đất phèn chính vì thế, đề tài : “Tổng hợp các kết quả nghiên cứu
khoa học về sử dụng và cải tạo đất phèn ở Đồng bằng song Cửu Long”, được thực
hiện với các mục tiêu:
 Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long.
 Đánh giá các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn đối với các vùng sinh thái ở
Đồng bằng sồng Cửu Long.
 Đề xuất các biện pháp sử dụng và cải tạo đất phèn tối ưu cho từng vùng sinh thái
đất phèn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về vùng ĐBSCL
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là
17.330.900 người.

(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. 2005)


Hình 1.1: bản đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long
1.1.1: Vị trí địa lí
ĐBSCL nằm ở vùng cực nam của nước Việt Nam, nằm trong vùng từ 8030’ – 110 vĩ độ
Bắc và từ 104030’ – 1070 kinh độ Đông, gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh. ĐBSCL được giới hạn từ biên giới Việt Nam –
Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây và sông
Vàm Cỏ ở phía Đông (Lê Sâm, 1996).
Theo Nguyen My Hoa (2003), ĐBSCL chiếm toàn bộ phía Nam lãnh thổ của cả nước,
thuộc hạ lưu sông Mêkông với ba mặt giáp biển. Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía
Đông và Nam giáp biển Đông, phía Đông giáp miền Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ
Chí Minh), phía Tây Bắc giáp với Campuchia.
1.1.3 Địa hình

3


Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm
tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai
đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn
hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven
sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng
thấp như vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây nam sông
Hậu và Bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
là 3 – 5 m, có khu vực chỉ cao 0,5 – 1 m so với mặt nước biển (Mạnh Tráng, 2013).
1.1.4 Thổ nhưỡng
Theo Mạnh Tráng (2013), ĐBSCL có các nhóm đất sau.
 Vùng đất phèn
 Vùng đất phù sa
 Vùng đất xám

 Vùng đất giồng cát
 Vùng đất khác (đất than bùn, đất đỏ vàng, đất mặn…)
1.1.5 Thủy văn
Theo viện Khoa học và Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Mô đun dòng chảy
năm trung bình thời kỳ nhiều năm biến đổi trong phạm vi từ dưới 10l/s.km2 ở khu giữa
sông Tiền - sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp – An Giang đến 30l/s.km2 ở bán đảo Cà Mau.
Tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm của đồng bằng sông Cửu Long
khoảng 500 km3, trong đó khoảng 23,0 km3 được hình thành trong đồng bằng sông
Cửu Long, 477 km3 từ trung thượng lưu sông Mê Công chảy vào đồng bằng sông Cửu
Long. Mức bảo đảm nước bình quân trong 1 năm trên 1 km2 diện tích ở đồng bằng
sông Cửu Long tới 14.700.103 m3/km2 và cho 1 người 31.560 m3/người (vào năm
2005). Tuy nhiên, có tới 95,4% tổng lượng dòng chảy năm là từ trung thượng lưu đổ
vào đồng bằng sông Cửu Long, nên nếu chỉ tính lượng dòng chảy được hình thành ở
đồng bằng sông Cửu Long, thì mức bảo đảm nước bình quân trong 1 năm trên 1 km2
diện tích khoảng 676.103 m3/km2 và cho 1 người khoảng 1.450 m3/người, vào loại
thấp so với các hệ thống sông khác ở Việt Nam.
1.1.6 Khí hậu
Nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 24 – 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm 2 – 30 0C, chênh lệch nhiệt độ
ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập
4


trung từ tháng 5 – 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa (Mạnh Tráng, 2013).
1.1.7 Khoáng sản
Trữ lượng khoáng sản không đáng kể. Đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương dạng
núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn. Phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát
sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn
ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra còn các khoáng sản

khác như đá, suối khoáng (Mạnh Tráng, 2013).
1.1.8 Dân số - lao động
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội cư của nhiều tộc người, trong đó chủ yếu là
người Việt (90%), người Khơme (6%), người Hoa (2%), còn lại là người Chăm. Họ
cùng chung sống và phát triển các loại hình hoạt động kinh tế. Trong quá trình sinh
sống, làm ăn, hành trang mang theo của cư dân là những vốn truyền thống từ làng quê,
đất tổ đã thẩm thấu lẫn nhau tạo nên một nét mới để thích nghi, phù hợp với vùng sinh
thái tự nhiên và xã hội. Người dân tới vùng đất phương Nam phải gạt bỏ dần những
tập tục phong kiến để tiếp thu, thẩm thấu những nét, những sắc thái văn hóa hết sức đa
dạng, phong phú và riêng có của văn hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long trong nền
văn hóa người Việt (Mạnh Tráng, 2013).
1.1.9 Văn hóa – xã hội
Theo Mạnh Tráng (2013), Đồng Tháp – Cao Lãnh – Sa Đéc là một trong ba vùng của
Đồng Tháp Mười, quê hương của các giống lúa nổi: lúa trời (lúa ma), lúa sạ (sạ khô, sạ
ướt, sạ vãi, sạ tỉa, sạ ngâm) là những giống lúa gieo thẳng, kỷ niệm của thời khẩn
hoang. Tiền Giang – Mỹ Tho – Gò Công, quê hương của chợ nổi Cái Bè, là nơi có di
tích khảo cổ học thời Óc Eo, di tích lịch sử Rạch Gầm, Xoài Mút thời Nguyễn Huệ và
ngày nay có làng dê Song Thuận, trại rắn Đồng Tâm lớn nhất nước. An Giang – Long
Xuyên – Châu Đốc là nơi có chùa Tây An, khu du lịch Núi Sam tưng bừng rộn rịp nhờ
Miếu Bà Chúa Xứ, và lễ hội Miếu Bà có lẽ là lễ hội mùa xuân lớn nhất nước với hàng
triệu lượt người tham dự, từ Tết Nguyên Đán đến giữa mùa hè. Còn Long Xuyên và
Châu Đốc là hai nơi bán nhiều thứ mắm thơm ngon nhất nước. Ở Thất Sơn, có chùa
Phật Lớn lâu đời, có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất
cả nước.
1.1.10 Kinh tế
Theo Mạnh Tráng (2013), Nông nghiệp là ngành chủ yếu của vùng, hầu hết các tỉnh
ngành nông nghiệp đều chiếm tỷ trọng trên 50% GDP của tỉnh. Trong thời gian qua đã
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi
gắn liền với chế biến.
5





Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. Năm

1999 diện tích cây lương thực của vùng là 1.953 ngàn ha chiếm sản lượng lương thực
là 12,3 triệu tấn chiếm 51,91% sản lượng lương thực cả nước. Mức lương thực bình
quân đầu người cao nhất trong cả nước là 850 kg/người/năm. Năng suất lương thực
ngày càng tăng cao năm 1997 đạt 40,2 tạ/ha cao nhất trong cả nước điều này là do cơ
cấu mùa vụ thay đổi, đồng ruộng được cải tạo, thuỷ lợi hoá và đầu tư khoa học kỹ
thuật. Diện tích cây ăn quả trong mấy năm gần đây có xu hướng tăng, hiện có khoảng
170 nghìn ha cây ăn quả. Cây ăn quả được trồng theo 3 dạng vườn tạp, vườn hỗn hợp
và vườn chuyên. Ngành chăn nuôi cũng khá phát triển đàn lợn chiếm 14,2% đàn lợn
của cả nước, tuy nhiên còn nhỏ so với tiềm lực của vùng. Nuôi vịt là truyền thống của
vùng để lấy thịt, trứng và lông xuất khẩu. Đàn vịt chiếm 25,1% đàn gia cầm của cả
nước được nuôi nhiều nhất ở Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà
Vinh.


Ngành ngư nghiệp: Nghề cá của vùng đã phát triển khá mạnh cả về sản lượng

và kim ngạch xuất khẩu. Giá trị sản lượng ngành ngư nghiệp của vùng chiếm 42 –
45% giá trị sản lượng của ngành trong cả nước và 37 – 42% kim ngạch xuất khẩu của
ngành cả nước. Về nuôi trồng diện tích nuôi trồng thủy sản của vùng là 294,1 ha chiếm
21,2% diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Trong đó có các mô hình nuôi tômlúa, rừng - tôm, tôm. Ngoài ra vùng còn nuôi các thuỷ sản khác có giá trị kinh tế cao
như lươn, ốc, cua, rùa, đồi mồi,... đây cũng là nguồn lợi xuất khẩu có giá trị.

Ngành lâm nghiệp: Khôi phục rừng tràm trên các vùng đất mặn ven biển. Duy
trì và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển. Tuy nhiên do không khắc phục được

nạn cháy rừng nên diện tích rừng trong mấy năm gần đây bị giảm nhanh chóng.

Ngành công nghiệp: Chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm
với hơn 20% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên chủ yếu mới là sơ chế
nên chất lượng và hiệu quả còn thấp. Các ngành khác như dệt, may, sản xuất vật liệu
xây dựng (chiếm 12% giá trị gia tăng công nghiệp của vùng); hoá chất đã tăng trưởng
nhanh trong thời gian qua. Công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như
Cần Thơ, các thị xã, tỉnh lỵ.

Ngành dịch vụ: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiểu tiềm năng để phát triển du
lịch, bởi vậy trong vùng đã hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia như Điểm
du lịch Cần Thơ mang sắc thái của vùng Tây Đô; hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau;
du lịch trên đảo Phú Quốc… và hàng loạt điểm du lịch khác như bảo tàng Long An,
sông Vàm Cỏ, chợ nổi Cái Bè… Từ các điểm du lịch này hình thành lên các cụm du
lịch Cụm du lịch Cần Thơ, Cụm du lịch Tiền Giang, cụm du lịch Châu Đốc; Cụm du
lịch Năm Căn (Cà Mau).
6


 Tiềm năng kinh tế của vùng:

ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rông và phì nhiêu ở Đông Nam
Á và thế giới, là vùng đất quan trọng sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thủy
sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của nước ta.

ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 km khoảng 3600 km2 vùng kinh tế đặc quyền,
giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển.

ĐBSCL nằm giữa khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các

nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesisa…) một khu
vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.


ĐBSCL nằm trong khu cực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc

tế quan trọng giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quàn đảo khác trong
Thái Bình Dương, vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

ĐBSCL nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những
vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.


ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh

rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất so với các vùng của
nước ta.
1.2 Đất phèn
1.2.1 Đất phèn là gì ?
Nhóm đất phèn hay nhóm đất phù sa phèn, tên theo phân loại của FAO là Thionic
Fluvisols là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa các vật liệu mà kết quả của các tiến
trình sinh hoá xảy ra là axit Sulfuric được tạo thành hoặc sẽ sinh ra với một số lượng
có ảnh hưởng lâu dài đến những đặc tính chủ yếu của đất (Pons, 1973).
Đất phèn có nơi gọi là đất “chua mặn”. Trên thực tế sản xuất nhân dân Miền Nam
quen gọi là “ đất phèn”. Trên thế giới, đất phèn đựơc gọi bằng một số tên sau đây:

Theo Van der Spek (1950) gọi là “catclays”, muốn chỉ đất chua, có tầng Sulphat
sắt hay sulphat nhôm, có những đốm vàng trong tầng phẫu diện.

Theo Edelman và Van Staveren (1956) lại gọi là “mudclays”, ý muốn nói tầng

đất này chứa nhiều sét bùn, chua, có “chất nhờn”.

Ngoài ra, còn gọi là đất “daroxit”, chỉ rằng, trong các tầng đất phèn màu “vàng
trấu” hay “vàng rơm” của phức chất KFe3(SO4)2(OH)6. Hoặc có tác giả còn gọi là đất
“thiosol”, muốn chỉ rằng trong đất có nhiều lưu huỳnh hay sulphat; hay còn gọi là đất
7


“acid peat soils”, muốn chỉ rằng trong đất chua vừa có nhiều hữu cơ dạng gần giống
than bùn và nhiều axit Sulphuric. Cũng có tác giả còn gọi là đất phèn là “Strong axit
Sulphate soil of salty padly fields” để chỉ những cánh đồng lúa giàu axit Sulphuric và
mặn ven biển Nhật Bản.
Đất phèn có chứa nhiều gốc Sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2 – 3,
lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Trong đất phèn khả năng trao đổi và đệm của
môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa. Do đó môi trường đất bị ô
nhiễm nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Phèn được sinh ra có
thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàn (FeS) tại chỗ để tạo thành axit H 2SO4 chứa
nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42, hay cũng có thể do nước phèn di chuyển từ nơi khác
đến gây nhiễm phèn cho môi trường đất. Quá trình thứ nhất là quá trình phèn hóa, quá
trình thứ hai là quá trình nhiễm phèn. Ô nhiễm phèn nhôm thì độc tính mạnh hơn là ô
nhiễm phèn sắt. Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu có mùi đặc trưng của lưu
huỳnh và H2S.
1.2.2 Nguồn gốc, quá trình hình thành và thành phần cơ giới của đất phèn.
 Nguồn gốc, quá trình hình thành:
Theo Moorman và ctv (1961) cho rằng sự hình thành đất phèn xuất hiện ở vùng nước
lợ, có thủy triều xâm nhập và có sự tham gia của vi sinh vật với các điều kiện và các
giai đoạn sau:

Ion SO42- bị khử trong điều kiện thiếu oxy, có sự tham gia của các vi sinh vật
yếm khí. Trong giai đoạn này cần phải có đầy đủ chất hữu cơ để làm thức ăn cho vi

sinh vật yếm khí Thiobacillus….

Tiếp đó là phản ứng giữa Sunphure H2S với sắt có trong đất để tạo thành FeS2
(Pirit). Giai đoạn này nếu có đủ Canxi thì không sinh ra phèn. Nhưng nếu thiếu Canxi
thì phản ứng tiếp tục ở giai đoạn 3.

Nếu có oxy xâm nhập quá trình oxy hóa FeS2 sẽ xảy ra để tạo thành FeSO4 và
H2SO4 theo phản ứng:
2H2O + 2FeS2 + 7O2


2FeSO4 + 2H2SO4

Sau khi đã có axit H2SO4 và FeSO4, trong điều kiện có đủ oxy và vi sinh vật,

Sunphat sắt III được hình thành:
2FeSO4 + H2SO4 + O → Fe2 (SO4)3 + H2O
Trong đất xuất hiện từng vệt màu vằng trấu,chính là màu vằng của Fe2 (SO4)3 theo tác
giả ở đây cũng có phản ứng thuận nghịch:
8


Fe2(SO4)3 + 2H2O ↔ 2FeSO4(OH) +H2SO4.
Axit Sunphuric mới tạo thành gây chua cho đất và sẽ phản ứng mạnh với cá khoáng sét
để tạo thành Sunphat nhôm, Natri và Kali theo phương trình phản ứng sau:
Al2O3SiO2 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + Silic hydroxyt
Thực tế trong đất phèn không chỉ có những hợp chất vô cơ mà còn có những hợp chất
hữu cơ phè, hay hữu – vô cơ, mà ở đây tác giả chỉ mới nói đến đơn thần là các phản
ứng của các hợp chất vô cơ.
 Thành phần cơ giới của đất phèn:


Theo Lê Huy Bá (1982), thành phần cơ giới có nơi gọi là “cấp hạt” hay “sa cấu”. Chỉ
nói về tỷ lệ phần trăm các hạt sét, át và bùn có trong đất. Trong đất phèn hoạt động
cũng như tiềm tàng thường có tỷ lệ sét 50 – 65%. Thông thường, ở các tầng đất sâu, tỷ
lệ sét cao. Bùn cũng chiếm 15 – 25% trong thành phần cơ giới. Có thể xếp chung
thành phần cớ giới của đất phèn là đất sét trung bình đến sét nặng. Tuy nhiên, ở một số
vùng đất phèn trung bình đến ít, gần các triền phù sa cổ thành phần cơ giới chung là
thịt nhẹ đến thịt trung bình. Thành phần cơ giới nặng (sét cao) của đất phèn gắn liền
với quá trình hình thành của nó. Đất phèn lắng tụ trong phù sa biển, mà biển ở đây do
bồi đắp của phù sa Cửu Long, dòng chảy chậm, nguồn đưa đi xa, nên vật liệu được
mang về bồi đắp thành vịnh hoặc biển cũ thường rất mịn. Thành phần rất mịn này đã
tạo nên tỷ lệ sét cao, tức là thành phần cơ giới nặng. Ngoài ra, một số loại đất mới bị
nhiễm phèn có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ ở lớp mặt, nhưng dưới sâu
vẫn là sét cao. Loại này thường gặp ở Long Phước, Nhơn Trạch, một số giồng cát cũ
của Vĩnh Lợi (Bạc Liêu).
 Nhiệt độ của đất phèn:
Theo Lê Huy Bá (1982), nhiệt độ có liên quan đến độ ẩm đất, đến độ hòa tan không
khí, đến hoạt động của hệ vi sinh vật và liên quan đến đặc tính của phèn trong đất.
Nghĩa là, nhiệt độ đất có liên quan quá trình lý hóa, hóa sinh học của đất nói chung và
phèn nói riêng. Ví dụ: vi sinh vật cần một nhiệt độ thích hợp để sống và hoạt động là
25 – 30 oC
 Đạm trong đất phèn:
Theo Lê Huy Bá (1982), thông thường khi đất giàu hữu cơ và mùn, sẽ giàu đạm. Bởi
vì đạm là sản phẩm cửa chất hữu cơ. Xét về đạm tổng số (bao gồm đạm trong hữu cơ,
đạm dạng hòa tan và trong các hợp chất vô hữu cơ) ở đất phèn Đông Nam Bộ rất giàu

9


(trung bình từ 0,15 – 0,25%). Hầu hết các mẫu phân tích có hàm lượng đạm tổng số

trong đất từ 0,1 – 0,4%, có trường hợp đạt 0,6%
Bảng 1.1: Lượng đạm ở một số vùng đất phèn

Loại phèn

Địa điểm

Độ sâu (cm)

N (%)

Nơi phân tích

Phèn nhiều

Lê Minh

23 – 25

0,24

Trường đại

Xuân

35 – 45

0,10

85 – 90


học Nông
Nghiệp

0,14

Phèn đang

Tam Nông

0 – 20

0,41

Phân viện

chuyển hóa

Đồng Tháp

45 – 80

0,32

80 – 90

Khoa học
Việt Nam

0,11


0 – 40

0,24

40 – 60

0,14

80 – 9 0

0,11

0 – 25

0,31

45 – 60

0,20

80 – 90

0,17

Tiềm tàng

Phèn trung
bình


Cần Giờ

Châu Thành
Hậu Giang

Trường đại
học Nông
Nghiệp
Trường đại
học Nông
Nghiệp

(Nguồn: Lê Huy Bá.1982)

Tùy lượng đạm tổng số cao nhưng đạm dễ tiêu lại nghèo. Phương pháp phân tích đạm
dễ tiêu ngày nay chưa thật ổn định. Đất nghèo đạm dễ tiêu, có nơi chỉ vài chục ppm,
thậm chí chỉ có vệt (trace). Vì vậy, việc bón đạm hay tạo đạm cho đất phèn là quan
trọng.
 Lân (P2O5) trong đất phèn:
Theo Lê Huy Bá (1982), lân trong đất phèn có nhiều dạng: lân hữu cơ, lân vô cơ, lân
hữu cơ – vô cơ hoặc lân dạng hòa tan.
Ví dụ, lân ở dạng PO43- lân hữu cơ là lân trong liên kết của chất hữu cơ. Đó là hợp chất
lân trong thân thể vi sinh vật ở rễ cây, những chất hữu cơ trung gian đang phân giải và
mùn. Bất cứ trong động thực vật nào cũng chứa axit Nucleic, Phosphatit, Phitin.
Lượng lân tổng số ít, chỉ khoảng 0,01 – 0,05%. Những đất phèn ít và mặn, do pH cao,
nên lân tổng số có cao hơn và có khi đạt đến 0,1% trọng lượng đất khô.
10



×