Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma để xử lý rơm của các hộ nông dân tại xã đông thạnh, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TRẦN TRỌNG NHÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI
XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG

NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

Tháng 8, 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRẦN TRỌNG NHÂN
MSSV: 4115231

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TẠI
XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC

Tháng 8, 2014


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và ngƣời thân xung
quanh đã hỗ trợ, động viên tinh thần giúp em hoàn thành đề tài này. Cảm ơn
cha, mẹ luôn bên cạnh những lúc em gặp khó khăn và hết lòng chia sẽ khó khăn
đó.
Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh và quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ trong suốt 4 năm qua
đã hết lòng truyền đạt kiến thức và đạo đức cho em trong quá trình học tập và
rèn luyện tại trƣờng. Thông qua quý Thầy, Cô, em đã trang bị cho mình đƣợc
những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết để tiếp tục con đƣờng học tập và làm
việc sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Ngô Thị Thanh
Trúc, là cán bộ trực tiếp hƣớng dẫn em trong đề tài này và trong quá trình học
tập ngành Kinh tế Tài nguyên – Thiên nhiên trong suốt thời gian qua. Cô đã
giúp em vƣợt qua sự khó khăn và gở bỏ những khiếm khuyết của em, giúp em
vững vàng hơn trong chiều sâu kiến thức.
Em chân thành biết ơn các cán bộ ở Phòng Kinh tế thị xã Bình Minh đã
tiếp nhận và hƣớng dẫn thực tập cho em, định hƣớng cho em về mục tiêu và
thực tế ở địa bàn nghiên cứu của đề tài. Cảm ơn các anh, chị đã cung cấp những
thông tin quý báu để em có nền tảng thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em rất biết
ơn các chú, bác, anh, chị ở Ủy Ban Nhân Dân xã Đông Thạnh đã trực tiếp giới
thiệu, giúp em tiếp cận với địa bàn dễ dàng hơn và cung cấp cho em những

thông tin cần thiết cho đề tài. Cảm ơn bà con nông dân xã Đông Thạnh đã vô
cùng cởi mở và sẵn lòng giúp đỡ em trong chuyến khảo sát thu mẫu tại đây.
Xin chúc quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, các cán bộ và anh, chị ở
thị xã Bình Minh và xã Đông Thạnh dồi dào sức khỏe và thành công trong quá
trình công tác, làm việc của mình. Chúc bà con ở xã Đông Thạnh đạt đƣợc
nhiều vụ mùa bội thu và phát đạt.
Cuối lời, do lƣợng kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không
thể tránh đƣợc những sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của Thầy,
Cô và bạn đọc để giúp em dần hoàn chỉnh luận văn này. Em xin chân thành
cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014.
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Trần Trọng Nhân

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
hay trùng với bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Trần Trọng Nhân

ii



XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... i
Trang cam kết .............................................................................................................. ii
Xác nhận .....................................................................................................................iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách bảng.......................................................................................................... vii
Danh sách hình ........................................................................................................... xi
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................. xii
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1

1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.1 Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4.2 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 4
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 4
2.1.2 Các hình thức xử lý rơm ............................................................................ 8
2.1.3 Ứng dụng từ rơm ...................................................................................... 11
2.1.4 Những vấn đề phát sinh nếu không xử lý rơm hợp lý.............................. 16
2.1.5 Xác định các yếu tố sử dụng trong mô hình logistic có ảnh hƣởng
đến quyết định sử dụng Trichoderma để xử lý rơm của nông hộ ..................... 18
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 18
2.2.1 Phƣơng pháp mô tả vùng nghiên cứu....................................................... 18
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................... 21
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 23
Chƣơng 3: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI XÃ
ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH, VĨNH LONG .......................................... 26
3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 26
iv


3.1.1 Vị trí địa lý và hành chính ........................................................................ 26
3.1.2 Về khí hậu ................................................................................................ 26
3.1.3 Về địa hình, địa chất................................................................................. 27

3.1.4 Về thổ nhƣỡng, thủy văn .......................................................................... 27
3.1.5 Tài nguyên – khoáng sản ......................................................................... 28
3.1.6 Môi trƣờng ............................................................................................... 28
3.1.7 Tình hình sạt lở bờ sông ........................................................................... 29
3.1.8 Vấn đề thiên tai ........................................................................................ 29
3.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội ................................................................................... 29
3.2.1 Các chỉ tiêu chính ..................................................................................... 29
3.2.2 Hiện trạng kinh tế ..................................................................................... 30
3.2.3 Xã hội ....................................................................................................... 31
3.2.4 Văn hóa .................................................................................................... 31
3.3 Thực trạng quá trình sản xuất lúa “đầu vào – sản xuất – tiêu thụ” của các hộ
nông dân .................................................................................................................... 32
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM CỦA NÔNG DÂN
ĐANG CANH TÁC TẠI XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG .................................................................................................. 34
4.1 Mô tả đối tƣợng phỏng vấn ................................................................................. 34
4.1.1 Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng
phỏng vấn .......................................................................................................... 34
4.1.2 Số nhân khẩu, thu nhập bình quân tháng và số lao động trực tiếp
tham gia sản xuất lúa của hộ gia đình đối tƣợng phỏng vấn ............................. 36
4.2 Thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................ 38
4.2.1 Thực trạng canh tác, diện tích canh tác, sản lƣợng lúa và năng suất
lúa của các hộ nông dân .................................................................................... 38
4.2.2 Thu nhập từ trồng lúa và chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân ........ 40
4.2.3 Giống lúa, lịch thời vụ và hình thức cắt lúa khi thu hoạch ...................... 42
4.3 Thực trạng sử dụng rơm của các hộ nông dân sau khi thu hoạch lúa ................. 44
4.3.1 Tổng lƣợng rơm của hộ nông dân sau khi thu hoạch lúa ......................... 44
4.3.2 Các hình thức sử dụng rơm ...................................................................... 44

4.4 Hiểu biết của đối tƣợng khảo sát về chế phẩm Trichoderma .............................. 54
4.4.1 Mức độ hiểu biết của đáp viên về Trichoderma ...................................... 54
4.4.2 Nguyên nhân nông dân chƣa áp dụng Trichoderma ................................ 56
v


4.5 Quyết định sử dụng Trichoderma của đốt tƣợng đƣợc khảo sát ......................... 57
4.5.1 Đối tƣợng không đồng ý sử dụng............................................................. 58
4.5.2 Đối tƣợng đồng ý sử dụng........................................................................ 59
4.6 Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng Trichoderma để xử
lý rơm của các hộ nông ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ........ 62
4.6.1 Các biến trong mô hình logistic ............................................................... 62
4.6.2 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định sử dụng
Trichoderma để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long .......................................................................................................... 64
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP ĐỂ NÔNG DÂN XÃ ĐÔNG THẠNH, THỊ XÃ
BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN SỬ DỤNG
TRICHODERMA ĐỂ XỬ LÝ RƠM ......................................................................... 68
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 71
6.1 Kết luận ............................................................................................................... 71
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 72
6.2.1 Đối với ngƣời nông dân ........................................................................... 72
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng và các ban ngành có liên quan ............ 72
6.3 Kiến nghị của nông dân ....................................................................................... 73
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................... 74
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ ............................................................. 78
Phụ lục 2: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa trung bình hai
tổng thể ..................................................................................................... 82
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết
định sử dụng Trichoderma ........................................................................ 85

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy logistic ........................................................................... 87
Phụ lục 5: Phần giới thiệu Trichoderma trong quá trình phỏng vấn ......................... 89
Phụ lục 6: Các công thức tính toán đƣợc sử dụng trong đề tài ................................. 91

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Đối chiếu sản lƣợng gạo và rơm của một số quốc gia Châu Á
năm 2013 ..................................................................................................... 5
Bảng 2.2: So sánh việc sử dụng và không sử dụng chế phẩm sinh học
trong trồng trọt ............................................................................................ 6
Bảng 2.3: Sản lƣợng lúa và tỉ trọng sản xuất lúa của tỉnh Vĩnh Long
trong khu vực giai đoạn 2011 – 2013 ....................................................... 19
Bảng 2.4: Sản lƣợng lúa cả năm phân theo các huyện, thành phố, thị xã
thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2013 ............................................................... 19
Bảng 2.5: Sản lƣợng lúa cả năm phân theo xã, phƣờng thuộc thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2013 .............................................................. 22
Bảng 2.6: Số quan sát ở hai ấp Thạnh An và Thạnh Hòa thuộc xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ............................................... 25
Bảng 2.7: Đặc điểm của các biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình logistic ................ 34
Bảng 4.1: Mô tả thông kê về độ tuổi và kinh nghiệm của nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ..................... 37
Bảng 4.2: Mô tả số nhân khẩu và số lao động trực tiếp sản xuất lúa ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ..................... 37
Bảng 4.3: Thống kê thu nhập bình quân tháng của hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ..................... 38
Bảng 4.4: Thống kê thực trạng canh tác lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ..................... 39

Bảng 4.5: Thống kê diện tích canh tác lúa ba vụ năm 2014 ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ...................................... 39
Bảng 4.6: Thống kê sản lƣợng lúa ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ............................... 40
Bảng 4.7: Thống kê năng suất lúa ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ............................... 40
Bảng 4.8: Thống kê thu nhập từ trồng lúa trong ba vụ của hộ nông dân ở
xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ................ 41
Bảng 4.9: Thống kê chi phí sản xuất lúa ba vụ của những hộ nông dân ở
xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ................ 42
vii


Bảng 4.10: Các giống lúa đƣợc sử dụng trong ba vụ của hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 44
Bảng 4.11: Thống kê tổng lƣợng rơm ba vụ của các hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 45
Bảng 4.12: Thống kê số năm đốt rơm của hộ nông dân ở xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ............................ 45
Bảng 4.13: Thực trạng đốt rơm ba vụ của hộ nông dận ở xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ............................ 46
Bảng 4.14: Thống kê chi phí cho hình thức đốt rãi trong ba vụ của hộ nông dân
ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .......... 46
Bảng 4.15: Nguyên nhân đốt rơm ba vụ của hộ nông dân ở xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014......................................... 47
Bảng 4.16: Thuận lợi có đƣợc từ đốt rãi rơm của những hộ nông dân xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 48
Bảng 4.17: Giải thích của đáp viên về ô nhiễm môi trƣờng do đốt rơm ở
xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014.............. 49
Bảng 4.18: Thực trạng sử dụng rơm để phủ vƣờn, phủ rẫy trong ba vụ của hộ

nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
năm 2014 ................................................................................................ 50
Bảng 4.19: Thống kê chi phí thuê mƣớn thu gom rơm phủ vƣờn, rẫy ba vụ của
hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
năm 2014 ................................................................................................ 50
Bảng 4.20: Thực trạng cày vùi rơm trong ba vụ của hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 51
Bảng 4.21: Thống kê chi phí cày vùi rơm trong ba vụ của hộ nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 51
Bảng 4.22: Nguyên nhân khiến nông dân cày vùi rơm ba vụ ở xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014......................................... 52
Bảng 4.23: Thuận lợi từ cày vùi rơm ba vụ của nông dân xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014......................................... 53
Bảng 4.24: Những khó khăn trong cày vùi rơm ba vụ của nông dân xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 53

viii


Bảng 4.25: Thực trạng bán rơm và bỏ rơm lại ruộng trong ba vụ của hộ
nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
năm 2014 ................................................................................................ 55
Bảng 4.26: Tỉ lệ ngƣời biết tác dụng của Trichoderma trong số đáp viên
đã nghe qua chất này ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ...................................................................... 55
Bảng 4.27: Tỉ lệ các tác dụng đƣợc nêu ra trong quá trình phỏng vấn nông dân
ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .......... 56
Bảng 4.28: Mô tả việc tiếp cận thông tin về Trichoderma qua các kênh của
nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm
2014 ........................................................................................................ 56

Bảng 4.29: Nguyên nhân chƣa áp dụng Trichoderma của nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 57
Bảng 4.30: Thống kê quyết định sử dụng Trichoderma của nông dân ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 58
Bảng 4.31: Nguyên nhân quyết định không sử dụng Trichoderma của nông dân
ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .......... 59
Bảng 4.32: Giải pháp thay đổi đƣợc quyết định không sử dụng Trichoderma
của nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
năm 2014 ................................................................................................ 59
Bảng 4.33: Lý do để nông dân quyết định sử dụng Trichoderma ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 61
Bảng 4.34: Khó khăn sẽ gặp phải của nông dân khi sử dụng Trichoderma ở xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 .................. 61
Bảng 4.35: Các biến định lƣợng và sự khác biệt giữa hai nhóm biểu hiện
định tính trong mô hình hồi quy logistic ................................................ 62
Bảng 4.36: Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với
quyết định sử dụng Trichoderma của đối tƣợng phỏng vấn .................. 63
Bảng 4.37: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chập nhận
sử dụng Trichoderma để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014......................................... 64
Bảng 5.38: Những vấn đề giải pháp trong việc quyết định sử dụng Trichoderma
để xử lý rơm của nông dân xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long năm 2014 ............................................................................. 68

ix


Phụ bảng 2.1: Thống kê biến của nhóm tuổi ............................................................. 82
Phụ bảng 2.2: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai
trung bình tổng thể của biến tuổi......................................................... 82

Phụ bảng 2.3: Thống kê nhóm của biến thu nhập ..................................................... 82
Phụ bảng 2.4: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai
trung bình tổng thể của biến thu nhập ................................................. 83
Phụ bảng 2.5: Thống kê nhóm của biến nhân công .................................................. 83
Phụ bảng 2.6: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai
trung bình tổng thể của biến nhân công .............................................. 83
Phụ bảng 2.7: Thống kê nhóm của biến kinh nghiệm ............................................... 84
Phụ bảng 2.8: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai
trung bình tổng thể của biến kinh nghiệm ........................................... 84
Phụ bảng 2.9: Thống kê nhóm của biến tổng sản lƣợng lúa ..................................... 84
Phụ bảng 2.10: Kết quả kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai
trung bình tổng thể của biến tổng sản lƣợng lúa ................................. 84
Phụ bảng 4.13 Bảng chéo giữa biến giới tính và quyết định sử dụng
Trichoderma ........................................................................................ 85
Phụ bảng 4.14 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính và
quyết định sử dụng Trichoderma ........................................................ 85
Phụ bảng 4.15 Bảng chéo giữa biến giới tính và quyết định sử dụng
Trichoderma ........................................................................................ 86
Phụ bảng 4.16 Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính và
quyết định sử dụng Trichoderma ........................................................ 86
Phụ bảng 5.17 Thống kê các biến trong mô hình hồi quy logistic ............................ 87
Phụ bảng 5.18: Kết quả hồi quy logistic ................................................................... 87

x


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Rơm chất thành đống sau thu hoạch ........................................................... 4
Hình 2.2 Sơ đồ chuyển hóa năng lƣợng từ sinh khối của rơm .................................... 5

Hình 2.3: Sơ đồ sản xuất Ê – tha – nol từ nguyên liệu rơm ...................................... 12
Hình 2.4: Giầy rơm .................................................................................................... 13
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long năm 2011 ...................................................................................... 26
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2011 ............................................................................................... 30
Hình 4.1: Tỉ lệ giới tính của đáp viên ........................................................................ 35
Hình 4.2: Tỉ lệ cấp học của đáp viên ......................................................................... 36
Hình 4.3: Tƣơng quan giữa thu nhập từ lúa và chi phí sản xuất lúa của
hộ nông dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long ba vụ năm 2014 ..................................................................................... 42
Hình 4.4: Tỉ lệ nông hộ có đốt rơm nhận thức về ô nhiễm môi trƣờng ở
xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2014 ..................... 47
Hình 4.5: Tỉ lệ đáp viên nghe qua Trichoderma trong những hộ nông
dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm
2014 ................................................................................................................ 54
Hình 4.6: Tỉ lệ quyết định sử dụng Trichoderma trong ba vụ của nông
dân ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm
2014 ................................................................................................................ 60

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CĐML

:

Cánh đồng mẫu lớn


CPSH

:

Chế phẩm sinh học

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

GĐLH

:

Gặt đập liên hợp

HGĐ

:

Hộ gia đình

Ltd

:

Limited (hữu hạn)


TX

:

Thị xã

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VND

:

Việt Nam đồng

VSMT

:

Vệ sinh môi trƣờng

xii


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU

Trong giai đoạn phát triển ở các năm 2012 và 2013 của nông nghiệp Việt
Nam, tốc độ tăng truởng 2,67% cho thấy tính ổn định của ngành. Riêng về
ngành trồng lúa, theo thống kê của Tổng cục Thống kê (2013), sản lƣợng lúa
cả năm ƣớc tính đạt 44,1 triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trƣớc
(năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng
ƣớc tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7 nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha. Đi đôi
với sản luợng lúa thu hoạch mỗi năm thì sau các mùa vụ trên các cánh đồng
trên cả nuớc tồn lại một lƣợng rơm không nhỏ.
Nông dân có tập quán canh tác lúa hai đến ba vụ trong năm vì vậy nếu
trung bình một tấn lúa cho ra 1 - 1,2 tấn rơm thì với sản lƣợng lúa hiện nay, ƣớc
tính lƣợng rơm rạ thải ra có thể lên đến 40 - 46 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, vấn đề
xử lý rơm sau mỗi vụ thu hoạch lúa trên thƣ̣c tế lại chƣa có cách làm hiệu quả .
Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cụ thể mà ngƣời nông dân sẽ chọn lƣ̣a
biện pháp xử lý rơm rạ thích hợp. Nếu nhƣ thu hoạch lúa vào mùa khô, ngƣời
nông dân sẽ đốt đồng để tranh thủ mùa vụ và giảm lƣợng rơm rạ này nhanh
chóng. Còn thu hoạch lúa vào mùa mƣa ngƣời nông dân không ngần ngại suốt
phun rơm ngay cạnh bờ kênh , rạch. Nhƣ vậy sẽ gây tắ c nghẽn giao thông thủy
và gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời (Trần Thị
Ngọc Sơn và cộng sự, 2009).
Rơm chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng nhƣ S , 1,5% K, 5% Si và
40%C... Rơm đƣợc xem là nguồn dinh dƣỡng quan trọng làm gia tăng năng
suất lúa (0,4 tấn/ha/vụ khi rơm rạ đƣợc vùi vào trong đất) và làm gia tăng độ
màu mỡ của đất theo thời gian (Ponnamperuma, 1984). Mặc dù vậy, rơm tƣơi
không thể vùi ngay vào trong đất vì tỉ lệ C:N rất cao có thể dẫn đến giảm lƣợng
dinh dƣỡng hữu dụng quan trọng đối với sinh trƣởng của cây trồng (Trần Thị
Ngọc Sơn và cộng sự, 2009).
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh
học để xử lý rơm rất đƣợc quan tâm, trong đó, việc sử dụng chế phẩm
Trichoderma cũng đƣợc chú ý . Một trong những thành tƣ̣u gần đây của Viện
Lúa ĐBSCL là nghiên cứu, tuyển chọn và sản xuất thành công chế phẩm

Trichoderma có khả năng xử ký rơm trƣ̣c tiếp ngoài đồng , với quy mô lớn ,
giảm chi phí thu gom rơm , vận chuyển và đánh đống ủ . Kết quả bƣớc đầu đã
tận dụng nguồn rơm tại chỗ phục vụ cho sản xuất lúa , góp phần ổn định sƣ̣ bền

1


vững cho đất lúa thâm canh và năng suất, giảm chi phí phân bón hóa học và
góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa, đáp ứng chiến lƣợc sản xuất nông
nghiệp bền vững và bảo vệ tốt môi trƣờng (Trần Thị Ngọc Sơn và cộng sự,
2009).
Vấn đề đặt ra cho ngành chức năng và các nhà nghiên cứu là đƣa ra kế
hoạch thuyết phục từ những hình thức thu gom và xử lý với chi phí thấp để
nông dân ủng hộ, mặt khác phải cho ngƣời dân thấy rõ đƣợc lợi ích nếu rơm
của họ đƣợc sử dụng có mục đích. Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến quyết định sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý rơm của
các hộ nông dân tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”
đƣợc thực hiện nhằm đề ra hƣớng giải quyết cho vấn đề nêu trên, đề tài thành
công sẽ góp phần thúc đẩy nông dân hợp tác tham gia vào một mô hình chung
hiệu quả hơn, đóng góp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng
và khu vực.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận sử dụng chế phẩm
sinh học Trichoderma để xử lý rơm ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long nhằm đề ra các giải pháp thuyết phục ngƣời nông dân sử dụng chế
phẩm sinh học Trichoderma.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng sử dụng rơm của các hộ nông dân ở xã Đông Thạnh,
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

- Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận sử dụng chế phẩm
sinh học Trichoderma để xử lý rơm ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long..
- Đề ra các giải pháp thuyết phục ngƣời nông dân sử dụng chế phẩm sinh
học Trichoderma ở xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hiện trạng sử dụng rơm của các hộ nông dân xã Đông Thạnh, thị xã
Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nhƣ thế nào?
- Những nông hộ đang gặp khó khăn nhƣ thế nào về việc sử dụng rơm và
xử lý rơm hợp lý?
- Các hộ nông dân có chấp nhận sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma
để xử lý rơm sau mùa vụ hay không?
2


- Nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận sử dụng chế phẩm sinh
học Trichoderma của các hộ nông dân?
- Giải pháp nào cần đƣa ra để thuyết phục nông dân sử dụng chế phẩm
sinh học Trichoderma để xử lý rơm hợp lý?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện tại xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 10 năm
2014.
- Số liệu thứ cấp: là số liệu về kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên tổng quan
của xã Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Các số liệu thống kê về
mùa vụ: Đông – Xuân 2013 – 2014, Hè – Thu 2014 và Thu – Đông 2014.

- Số liệu sơ cấp: là số liệu điều tra thực tế hộ nông dân trồng lúa tại xã
Đông Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long liên quan đến mức độ chấp
nhận sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm hợp lý.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trồng lúa tại xã Đông
Thạnh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm liên quan
- Rơm
Theo Mirko Barz (2013), rơm là một trong những chất thải nông nghiệp
dồi dào nhất và phù hợp để sản xuất năng lƣợng. Rơm là phụ phẩm của nhiều
loại cây trồng nhƣ các cây ngũ cốc (mỳ, gạo, ngô), hƣớng dƣơng và các loại
cho hạt lấy dầu khác (nho),... Ƣớc tính mỗi năm, các nƣớc trên thế giới thải ra
khoảng 2,5 – 3 tỷ tấn rơm (khô). Chỉ một lƣợng nhỏ trong số này đƣợc sử dụng
trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất năng lƣợng. Lƣợng
rơm có thể dùng để sản xuất năng lƣợng phụ thuộc vào điều kiện địa phƣơng và
rất khác nhau (từ 0 – 60% lƣợng rơm thải ra).

Hình 2.1: Rơm chất thành đống sau thu hoạch
Nguồn: Báo điện tử tỉnh Đắk Lắk

Hàng năm, các quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam thải ra khoảng 400
triệu tấn rơm. Lƣợng rơm tƣơng đối lớn đƣợc xử lý theo những hình thức khác
nhau với mục tiêu chính là thu lại nguồn hữu cơ có giá trị cao.


4


Bảng 2.1: Đối chiếu sản lƣợng gạo và rơm của một số quốc gia Châu Á
năm 2013
Sản lƣợng gạo
Lƣợng rơm thải ra
Quốc gia
(triệu tấn/ năm)
(triệu tấn/ năm)
Trung Quốc
184,1
138,1
Ấn Độ
139,1
104,4
Việt Nam
35,8
26,9
Cam – pu – chia
6,3
4,7
Lào
2,7
2,0
Thái Lan
29,3
22,0
My – an – ma

30,6
23,0
Malaysia
2,2
1,6
Indonesia
54,5
40,8
Phi – lip – pin
15,3
11,5
Các quốc gia Đông Nam Á
176,6
374,9
Nguồn: Diễn đàn Đức – Việt về năng lượng sinh học, 2013

Nghiên cứu của Mirko Barz (2013) cho thấy sinh khối từ rơm có thể sản
xuất ra nhiều loại năng lƣợng khác nhau nhƣ nhiệt, điện, xăng dầu vận tải.
Sinh khối
rơm

Đốt trực tiếp

Chuyển đổi thành
nhiên liệu lỏng
(khí hóa)

Liên kết nhiệt Năng lƣợng

Nhiệt


Nhiệt
Điện

Năng lƣợng hóa học tích lũy
Động cơ đốt
(trong xe ô tô)

Cơ năng,
động năng

Hình 2.2: Sơ đồ chuyển hóa năng lƣợng từ sinh khối của rơm
Nguồn: Diễn đàn Đức – Việt về năng lượng sinh học, 2013

- Chế phẩm sinh học
Theo Trần Thanh Loan và Đỗ Ngọc Biền (2012) thì chế phẩm sinh học
(CPSH) là tập hợp các loài vi sinh vật gồm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn
lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc sống cộng sinh trong cùng môi trƣờng.
CPSH là những sản phẩm bao gồm hỗn hợp nhiều chủng vi sinh vật có ích
5


nhằm mục đích cải thiện môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời và cây trồng vật nuôi,
là những sản phẩm an toàn với môi trƣờng, con ngƣời, vật nuôi, cây trồng,
không gây hại và tác dụng phụ xấu khi sử dụng.
Hiện nay trên thị trƣờng đang bán rất nhiều loại CPSH của nhiều công ty
với nhiều nhãn mác khác nhau. Ví dụ: EM, BALASA, BALASA N01, BRF - 2
quakit, Esol, WEVIRO, VEM - K, EMC, V.EM, BIO - EM,… Theo tính chất,
chia thành 3 dạng chính: Dạng lỏng (nƣớc), dạng bột, dạng viên, trong đó
thƣờng gặp dạng lỏng và dạng bột. Theo công dụng, chia thành các loại : CPSH

có tác dụng xử lý chất thải, nƣớc thải, rác thải (sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt,
công nghiệp, y tế,…); CPSH có tác dụng kích thích sinh trƣởng, sinh sản của
vật nuôi cây trồng. Trong trồng trọt, CPSH có tác dụng ở nhiều mặt:
+ Chế biến phân hữu cơ vi sinh: Phân giải phụ phẩm nông nghiệp (rơm,
rạ, thân ngô….) thành phân hữu cơ vi sinh có chất lƣợng cao.
+ Phân giải nhanh chất thải hữu cơ, rác thải, phân gia súc, gia cầm, phế
thải nông nghiệp thành các chất dinh dƣỡng cho cây trồng.
+ Chuyển hóa phân lân khó tiêu thành dễ tiêu. Điều tiết sinh trƣởng cây
trồng. Ngâm ủ, xử lý hạt giống.
+ Hoại mục nhanh chất thải hữu cơ. Xử lý đất trồng: làm tăng độ tơi xốp,
cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu cho đất, giảm các vi sinh vật gây hại.
Loại chế phẩm sinh học có chƣa nấm Trichoderma thông dụng ở các tỉnh
ĐBSCL là Bima, sản phẩm của Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ
Chí Minh có giá khoảng 67.000 VND.
Bảng 2.2: So sánh việc sử dụng và không sử dụng CPSH trong trồng trọt
Không sử dụng CPSH
Sử dụng CPSH
Cung cấp 1 lƣợng nhỏ tro
Ủ thành phân hữu cơ có chất lƣợng cao
Bảo vệ và cải tạo đất trồng làm đất tơi
Làm đất chai cứng, bạc màu
xốp màu mỡ
Cung cấp thêm hệ vi sinh vật có lợi cho
Tiêu diệt các vi sinh vật có ích
đất
Càng ngày càng cần sử dụng nhiều
Hạn chế sử dụng phân hóa học
phân hóa học
Tạo ra nông sản chất lƣợng thấp,
tích tụ nhiều chất gây hại (thừa đạm, Tạo ra nông sản có chất lƣợng cao

tích lũy các kim loại nặng…)
Phát triển không bền vững
Phát triển bền vững
Nguồn: Trần Thanh Loan và Đỗ Ngọc Biền, 2012

6


- Trichoderma
Nấm Trichoderma thuộc ngành nấm Mycota, lớp nấm Bất Toàn
(Deuteromycetes), bộ nấm Bông (Moniliales), họ Moniliaceae và chi
Trichoderma (Vũ Triệu Mân và Lƣơng Lê Tề, 1998). Nấm này có giai đoạn
sinh sản hữu tính thuộc lớp Ascomycetes, bộ Hyporcaelos và chi Hyporcae.
Nấm Trichoderma phân bố ở khắp nới trên thế giới và thƣờng chiếm ƣu thế
trong thành phần vi sinh vật đất. Chúng có thể sống trong đất và trên xác bã
thực vật… Nhiệt độ tối hảo cho sự phát triển của hầu hết các loài Nấm
Trichoderma là 25 – 300C.
Trichoderma đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy dƣ thừa thực vật
có trong đất (Kredics và cộng sự, 2003). Khi chủng Trichoderma trên các vật
liệu hữu cơ nhƣ rơm, lục bình, thân lá bắp, thân chuối, thân đậu nành, thì quá
trình hoai mục vật liệu hữu cơ đƣợc tăng nhanh (Nguyễn Văn Bạc, 2002).
Chế phẩm Trichoderma sp. có nguồn gốc bản địa do Bộ môn Vi sinh Viện
lúa ĐBSCL phân lập và sản xuất dùng để xử lý rơm cho sự phân hủy nhanh.
Chủng nấm Trichoderma sp. đƣợc phân lập và thanh lọc từ các hệ thống canh
tác trên nền đất lúa ở ĐBSCL (lúa – lúa, lúa – lúa – lúa, lúa – mía) và chế phẩm
Trichoderma sp. có mật độ đạt 109 đến 1010 CFU/g (Trần Thị Ngọc Sơn và
cộng sự, 2010).
- Hiệu quả của nấm Trichoderma trong việc phân hủy Celluose và phòng
trị bệnh trên cây trồng
Trichoderma phân bố rộng rãi trên nhiều loại đất, nơi có nhiều tàn dƣ sinh

vật (Nguyễn Thân, 2004). Nấm Trichoderma có mặt ở những vùng đất canh tác
nông nghiệp và tùy loại mà nó thích nghi với điều kiện khí hậu. Đặc trƣng của
nấm Trichoderma là sống hoại sinh, đồng thời, đồng thời chúng có khả năng ký
sinh trên nhiều loại nấm gây hại cho cây trồng (Cook and Baker, 1989). Ngoài
ra, chúng còn có khả năng gây hại cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho cây
trồng kể cả tuyến trùng (Phạm Văn Kim, 2000). Các loại nấm Trichoderma
thƣờng có lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Do đó, khi áp dụng
Trichoderma vào sản xuất cây trồng sẽ cho năng suất cao, cây trồng sẽ giảm
khả năng bị bệnh do sự hiện diện của nhiều loại nấm Trichoderma tập trung
(Gams and Bissett, 1998). Công dụng tiếp theo là phân hủy Celluose, phân giải
lân chậm tan. Vi sinh vật phân giải lân là nhóm xạ khuẩn, vi khuẩn, nấm sợi.
Chúng có khả năng phân hủy các hợp chất phosphor khó tan có sẵn trong đất
hoặc phân bón vào đất thành các dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ đƣợc
(Nguyễn Đăng Nghĩa và cộng sự, 2005).

7


Nhƣ vậy, nấm Trichoderma có các công dụng hỗ trợ khả năng sinh trƣởng
của cây trồng, đồng thời phòng ngừa, diệt trừ sâu bệnh hiệu quả, không gây ô
nhiễm môi trƣờng.
- Phân hữu cơ
Phân hữu cơ là những vật liệu đƣợc ủ hoai, kết quả của quá trình phân hủy
chất hữu cơ dƣới những điều kiện đƣợc kiểm soát. Phân hữu cơ đƣợc sử dụng
để cải thiện tính chất đất và cung cấp dƣỡng chất cho cây trồng. Bón phân hữu
cơ mang lại nhiều lợi ích cho đất, trong cải thiện chất lƣợng đất trên nền đất bạc
màu, lƣợng chất hữu cơ thấp do canh tác liên tục bón phân hữu cơ sẽ giúp tăng
lƣợng chất hữu cơ có nghĩa trong đất (Mark, 1995).
Phân hữu cơ là loại phân đƣợc sản xuất từ các vật liệu tàn dƣ nhƣ thực
vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh. Tận dụng các

nguồn chất thải là biện pháp hiệu quả và kinh tế trong giải quyết chất ô nhiễm
chất thải hữu cơ vào đất hoặc nguồn nƣớc từ sản xuất nông nghiệp
(Thambirajah, 1993).
- Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có trong đất chủ yếu là bảo vệ cân bằng vi
sinh vật có ích cũng nhƣ các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó,
thƣờng xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng nhƣ các nguồn vi sinh vật có
lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh (Nguyễn
Đăng Nghĩa và cộng sự, 2005).
Theo Lê Văn Hƣng (2004) sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh hợp lý và
sử dụng các chế phẩm sinh học sẽ làm tăng năng suất cây trồng và bảo đảm an
toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của nông
sản Việt Nam.
2.1.2 Các hình thức xử lý rơm
2.1.2.1 Hình thức truyền thống vùi, đốt rơm
Rơm chứa khoảng 0,6% N là nguồn cung cấp đạm quan trọng nếu trả lại
cho đất, giả sử tỉ lệ hạt trên rơm là 2/3 thì tổng lƣợng rơm là trên 6 triệu tấn, khi
đó lƣợng rơm này chứa khoảng 36 tấn N. Đốt rơm là một giải pháp dễ thực hiện
và để diệt trừ các dịch bệnh có thể gây hại. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho
rằng, việc đốt rơm này đã làm cho môi trƣờng sinh thái mất cân bằng và mất đi
một số lƣợng đáng kể N, P, và C trên đồng ruộng, tăng lƣợng CO2 gây ô nhiễm
môi trƣờng. Đốt rơm nhiệt độ lên đến 7000C, ở nhiệt độ này tất cả carbon và
đạm, 25% P và 21% K. Nếu vụ mùa có lƣợng rơm là 5 tấn/ha thì dƣỡng chất sẽ
bị mất vào khoảng 45kg N, 2kg P, 25kg K và 2kg S (Ponnamperuma, 1984).
8


Theo nghiên cứu của Võ Thị Gƣơng và cộng sự (2009); Nguyễn Văn
Nguyền (2007) cho thấy đốt rơm làm giảm chất hữu cơ trong đất nhƣng lại làm
tăng hàm lƣợng lân hữu dụng và theo Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), khi

đốt rơm sẽ cung cấp cho đất khoảng 8 - 12kg P2O5/ha ở mỗi vụ canh tác.
Vùi rơm ở đất ngập lũ kéo dài đƣa đến các tiến trình sinh hóa trong đất
nhƣ: thay đổi điện hóa học làm giảm sự liên kết trong đất, sự cố định đạm và
bất động đạm, sản xuất ra nhiều acid hữu cơ đồng thời phóng thích ra các khí
nhƣ: CO2, H2S, CH4, NH3 (Yoshida, 1985). Đồng thời, trở ngại lớn nhất của
việc phân hủy rơm là lignin, là một trong những thành phần cản trở việc phân
giải của các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí, trong đó hàm lƣợng rơm lúa
chiếm 15% lignin (Nguyễn Đỗ Châu Giang, 2001). Chính xác quá trình này ảnh
hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hấp thu dƣỡng chất của lúa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vùi rơm vào đất ở đầu vụ Hè - Thu làm giảm
hàm lƣợng N hữu dụng ở 1 hoặc 2 tuần sau khi sạ so với loại bỏ rơm rạ và đốt
rơm rạ. Rơm rạ vùi vào đất có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, dinh dƣỡng N của
cây lúa, làm giảm năng suất lúa so với loại bỏ rơm và đốt rơm (Vũ Tiến Khang
và cộng sự, 2005), nguyên nhân là rơm rạ vùi chƣa đƣợc hoai. Vì thế việc chôn
vùi rơm rạ chƣa đƣợc phân hủy cũng ảnh hƣởng đến cây trồng nhƣ gây ngộ độc
hữu cơ của bộ rễ, làm giảm hiệu quả hấp thu dinh dƣỡng nên làm giảm sự sinh
trƣởng và giảm năng suất lúa (Nguyễn Thành Hối, 2008). Kết quả sử dụng phân
rơm hữu cơ phân hủy bởi nấm Trichoderma sp. và phân sinh học kết hợp N hóa
học ở mức 25kg N/ha cho cây lúa ở An Giang, Cần Thơ và Long An cho thấy
thành phần năng suất và năng suất gia tăng, giảm lƣợng phân hóa học, các vi
sinh vật có lợi trong đất, các thành phần dinh dƣỡng trong đất nhƣ chất hữu cơ,
N, P và K hữu dụng đều tăng so với canh tác theo nông dân (Trần Thị Ngọc
Sơn và cộng sự, 2009).
Vì vậy, nếu sau khi thu hoạch lúa phần rơm đƣợc giữ lại và có biện pháp
xử lý thích hợp thì lƣợng dinh dƣỡng từ rơm sẽ góp phần cung cấp thêm chất
dinh dƣỡng cho đất từ 22,8 đến 33,5kg N/ha; 10 đến 11,8kg P2O5/ha; 38,5 đến
49,3kg K2O/ha (Huỳnh Đào Nguyên, 2008).
2.1.2.2 Sử dụng máy cuốn rơm
Theo Nguyễn Văn Liêm (2014), nếu sản xuất 3 vụ trong năm thì mỗi hec
– ta đất lúa cao sản ở ĐBSCL sẽ cho ra một lƣợng rơm rạ khá lớn, từ 15 – 20

tấn, nếu trừ phần rạ khoảng 30% thì sẽ còn lại phần rơm từ 10 – 14 tấn/ha. Khi
thu hoạch lúa bằng 3 công đoạn: cắt, gom, và tuốt thì lƣợng rơm này thƣờng
đƣợc tập trung tại một nơi, thuận tiện cho việc lấy rơm để tận dụng cho các mục
đích khác dễ dàng. Tuy nhiên, khi sử dụng máy GĐLH thì lƣợng rơm này đƣợc

9


rải đều trên ruộng và trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và
khách quan khác nhau mà nguồn phụ phẩm nông nghiệp này đã không đƣợc sử
dụng triệt để, dẫn đến lãng phí, gây ngộ độc hữu cơ cho cây lúa vừa làm gia
tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu.
Vì vậy, việc đƣa máy cuốn rơm vào đồng ruộng để thu gom lƣợng rơm
trên đồng là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả từ nguồn lợi có giá trị kinh tế
này, đồng thời còn hạn chế đƣợc tình trạng ngộ độc hữu cơ trong canh tác lúa
và tận dụng nguồn rơm này để chăn nuôi trâu, bò, để phủ gốc vƣờn cây ăn trái
hoặc để trồng nấm rơm tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Thấy đƣợc lợi ích của việc thu gom rơm bằng máy tiện lợi nên hiện nay
tại Vĩnh Long (Long Hồ, Mang Thít) và các tỉnh thuộc ĐBSCL đã có một số
nông dân đầu tƣ mua máy cuốn rơm để làm dịch vụ cuốn rơm thuê hoặc mua
rơm trên đồng rồi sử dụng máy cuốn rơm cuộn lại thành cuộn với trọng lƣợng
từ 15 – 20kg vừa gọn nhẹ, dễ chuyên chở và đem đi bán lại cho nông dân trồng
nấm rơm hoặc bán ra cho nông dân ở tỉnh Bình Thuận để phủ gốc cho vƣờn cây
thanh long, đó là trong mùa rơm bị ƣớt, còn trong mùa nắng chất lƣợng rơm
khô thì có thể đem trữ lại để chăn nuôi bò.
2.1.2.3 Xử lý bằng chế phẩm sinh học – Phân hữu cơ
Ngoài Trichoderma, nông dân cũng đƣợc giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng
chế phẩm Fito – Biomix RR để xử lý rơm thành phân hữu cơ trên đồng ruộng từ
năm 2008. Theo Lê Văn Trí (2011) thì Fito – Biomix RR là chế phẩm sinh học
bao gồm hỗn hợp các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng

bệnh cho cây trồng, các nguyên tố khoáng, vi lƣợng; có tác dụng: phân giải
nhanh và triệt để rơm sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh
dƣỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Quy trình biến rơm thành phân bón hữu
cơ đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc, rơm tƣơi sau thu hoạch đƣợc chất đống
với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tƣới một lƣợt dung dịch chế phẩm Fito Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có. Sau đó, tiến hành ủ rơm
bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45
- 50 độ C. Sau 10 đến 15 ngày tiến hành ngày kiểm tra và đảo trộn. Điều này
làm cho rơm vụn thêm do tác động cơ học, đảm bảo độ ẩm cũng nhƣ nhiệt độ
của đống ủ luôn trong mức tối ƣu, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy rơm
diễn ra nhanh chóng và triệt để. Trong quá trình ủ phát hiện chổ nào chƣa đảm
bảo độ ẩm thì tƣới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 đến
30 ngày rơm phân hủy tố t thành phân ủ hƣ̃u cơ.
Theo tác giả, chất lƣợng rơm sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito - Biomix
RR đã phân hủy tốt, đã chuyển sang màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt,

10


rơm phân hủy đƣợc khoảng 80 - 85%. Đống ủ rơm đƣợc bổ sung men vi sinh
vật và dinh dƣỡng, sau 30 ngày, hàm lƣợng cacbon tổng số giảm, hàm lƣợng
đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng. Sau quá trình ủ, phân hữu
cơ từ rơm rạ đƣợc sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng
cho vụ sau. Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh
học nhƣ Fito - Biomix RR để xử lý rơm thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng
sẽ tận dụng sản phẩm dƣ thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ,
tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho ngƣời dân không đốt rơm sau thu hoạch,
bảo vệ môi trƣờng, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lƣợng cây
trồng.
Nhiều địa phƣơng đã có chính sách áp dụng Fito – Biomix RR trên đồng
ruộng nhƣ ở Bắc Giang (2013), Ninh Bình (2014), Hải Dƣơng (2014), Thanh

Hóa (2013). Những lợi ích và hiệu quả của chế phẩm này tạo ra một hƣớng mới
cho xử lý rơm và khả năng áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
2.1.3 Ứng dụng từ rơm
2.1.3.1 Nuôi trồng nấm rơm
Theo Nguyễn Lân Dũng (2004), nấm rơm là loại thực phẩm ngon và có
giá trị dinh dƣỡng rất cao. Nấm rơm chứa 3% chất béo, 3,8% chất khoáng và
trên 60% là các loại vi – ta – min. Nguyên liệu chủ yếu là sử dụng rơm, là loại
nguyên liệu phổ biến ở các tỉnh Tây Nam Bộ.
Rơm sau khi đƣợc thu gom và chọn lựa sẽ đƣợc làm ƣớt trong nƣớc vôi
(3,5kg vôi hòa với 1.000 lít nƣớc), vun đống, ủ 2 - 3 ngày đảo một lần, ủ tiếp 2
- 3 ngày là đƣợc. Thời gian ủ kéo dài 4 - 6 ngày. Nguyên liệu quá ƣớt (khi vắt
vài cọng rơm có nƣớc chảy thành dòng) cần trải rộng ra phơi mới đem trồng.
Rơm đủ ƣớt (khi vắt vài cọng rơm có nƣớc chảy thành giọt) là tốt nhất. Nếu
khô quá cần bổ sung thêm nƣớc khi đảo đống ủ.
Các hình thức ủ rơm bao gồm ủ đống, đóng mô, bó rơm,… đƣợc áp dụng
tùy vào địa hình và diện tích canh tác.
2.1.3.2 Sản xuất dầu sinh học
Theo nghiên cứu của Trần Diệu Lý (2008) cho thấy, rơm có thể đƣợc
dùng để sản xuất ê – tha – nol nhiên liệu. Vì trong thành phần của rơm có chứa
các chất nhƣ lignocellulose, cellulose, hemicellulose và lignin,…, là những chất
quan trọng trong điều chế ê – tha – nol nhiên liệu nên rơm đƣợc xem là nguồn
nguyên liệu chính. Quá trình chuyển hóa rơm thành ê – tha – nol nhiên liệu
đƣợc tổng hợp nhƣ sau:

11


×