Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

ứng dụng gis trong xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững thành phố cần thơ giai đoạn 2010 đến 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

NGUYỄN NGỌC HUYỀN

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ, THỐNG KÊ GIÁ TRỊ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2014
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-------------------------

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ, THỐNG KÊ GIÁ TRỊ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ths.Trần Thị Ngọc Trinh

Nguyễn Ngọc Huyền

Ths.Trương Chí Quang

MSSV: 4115032
Lớp Quản Lý Đất Đai K37A1

Cần Thơ – 2014
ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
Xác nhận đề tài:
“ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THỐNG KÊ
GIÁ TRỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Huyền

MSSV: 4115032

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi

Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ.

Ý kiến của Bộ Môn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...............................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp
ngành quản lý đất đai với đề tài:

“ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THỐNG KÊ
GIÁ TRỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Huyền

MSSV: 4115032

Lớp Quản Lý Đất Đai khóa 37 thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
......................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
----o0o----


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài:
“ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ, THỐNG KÊ
GIÁ TRỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN 2010 – 2013”
Do sinh viên Nguyễn Ngọc Huyền (MSSV: 4115032) thực hiện và bảo vệ trước hội
đồng ngày….tháng..... năm 2014
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:…..
Ý kiến của hội đồng:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................................

Cần Thơ, ngày..... tháng.....năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày.....tháng......năm 2014
Sinh viên thực hiện
Ký tên

Nguyễn Ngọc Huyền

iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Huyền
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 12/11/1993
Nơi sinh: Xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Quê quán: Xã Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
Ngành học: Quản Lý Đất Đai
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Vân, Sinh năm: 1970
Nghề nghiệp: Làm Ruộng
Họ và tên mẹ: Lưu Ngọc Lan, Sinh năm: 1972
Nghề nghiệp: Làm Ruộng

v



LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập, rèn luyện và thực hiện đề tài. Luận văn tốt nghiệp của em đến
nay đã được hoàn thành.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến: cô Trần Thị Ngọc Trinh, thầy Trương Chí
Quang đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài. Cô Nguyễn Thị Song Bình là cố vấn học tập đã quan tâm chỉ dẫn em học tập và
rèn luyện trong suốt những năm học tập tại môi trường đại học. Quý thầy cô đã từng
giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức quý báo để cho em tích lũy.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh/chị công tác tại các sở, ban ngành Thành phố
Cần Thơ: Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Y Tế, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm Bảo vệ bà mẹ
và trẻ em, Sở Công An, Bảo hiểm Xã hội, Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ đã tận
tình cung cấp cho em các số liệu để thực hiện đề tài.
Lời cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn đến cha và mẹ, người đã tạo điều kiện cho em
được học tập, rèn luyện.

Nguyễn Ngọc Huyền

vi


TÓM LƯỢC
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu mà nước ta đang
đặt ra và hướng tới, để thực hiện điều đó thì hàng loạt các chính sách đã được ban
hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Cuối năm 2013, Thủ tướng
chính phủ ra quyết định 2157/QĐ-TTg ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát
triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 – 2020 gồm 28 chỉ tiêu chung và 15 chỉ tiêu
đặc thù cho các vùng riêng biệt. Dựa trên hướng dẫn của quyết định 2157/QĐ-TTg, đề
tài đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ nhiều ban ngành để đánh giá
phát triển bền vững Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phát triển bền

vững Thành phố Cần Thơ chưa được các ban, ngành và cơ quan quan tâm sâu sắc. Vì
thế, đề tài chỉ thu thập được 20 chỉ tiêu trong bộ tiêu chí ban hành, nhưng hiện nay
Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ cũng chưa ban hành tiêu chuẩn để
đánh giá cho các tiêu chí phát triển bền vững. Vì thế đề tài đã dựa vào báo cáo “Thực
hiện phát triển bền vững ở Việt Nam” và báo cáo số 154/BC-UBND, 142/BC-UBND,
215/BC-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ xây dựng được 14 tiêu
chuẩn để đánh giá. Kết quả đánh giá thực trạng phát triển bền vững ở Thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2013 cho thấy lĩnh vực kinh tế, xã hội tương đối ổn định qua các
năm nhưng lĩnh vực môi trường chưa có sự thay đổi tích cực.
Bên canh đó, nhằm đảm bảo việc thu thập và quản lý dữ liệu về phát triển bền vững
được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng, cần có một công cụ hữu hiệu để quản lý và
giám sát. Do đó, đề tài đã sử dụng phần mềm MapInfo, ngôn ngữ lập trình MapBasic
và phần mềm MapBasic IDE để xây dựng chương trình quản lý, thống kê giá trị phát
triển bền vững cho Thành phố Cần Thơ với giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt và tự
động hóa các thao tác.
Chương trình quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững chạy trên nền MapInfo với
các chức năng: tìm kiếm, thống kê chi tiết đến từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu; đồng thời
cho phép người sử dụng đánh giá – so sánh xem kết quả phát triển qua từng năm của
Thành phố Cần Thơ. Đặc biệt chương trình còn cung cấp chức năng cập nhật thông tin
và cập nhật dữ liệu cho năm tiếp theo giúp người sử dụng dễ dàng cập nhật thông tin
khi có thay đổi.

vii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Xác nhận của bộ môn tài nguyên đất đai .................................................... i
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn ................................................................ ii
Nhận xét của hội đồng báo cáo ................................................................. iii

Lời cam đoan ............................................................................................ iv
Lý lịch cá nhân ............................................................................................v
Lời cảm tạ ................................................................................................. vi
Tóm lược .................................................................................................. vii
Mục lục .................................................................................................... vii
Danh sách hình ......................................................................................... xi
Danh sách bảng ....................................................................................... xiii
Danh sách từ viết tắt .......................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2
1.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của GIS.........................................................2
1.1.1 Giới thiệu ....................................................................................2
1.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của GIS...............................................2
1.2 Khát quát về phần mềm MapInfo .........................................................3
1.2.1 Sơ lược về MapInfo ....................................................................3
1.2.2 Các dữ liệu trong MapInfo..........................................................3
1.2.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng ...................................3
1.2.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ ..........4
1.3 Ngôn ngữ MapBasic .............................................................................4
1.4 Phát triển bền vững ...............................................................................5
1.4.1 Định nghĩa...................................................................................5
1.4.2 Các nguyên tắc, nội dung của phát triển bền vững ở Việt Nam .6
1.4.2.1 Nguyên tắc của phát triển bền vững...............................6
1.4.2.2 Nội dung của phát triền bền vững ..................................7
1.4.3 Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền
vững ở Việt Nam .................................................................................8
viii


1.4.4 Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững địa phương ..9

1.4.5 Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững Thành phố
Cần Thơ ...............................................................................................9
1.5 Khái quát về điều kiện tự nhiên của Thành phố Cần Thơ ..................11
1.5.1 Vị trí địa lý và hành chính ........................................................11
1.5.2 Điều kiện tự nhiên.....................................................................12
1.6 Các nghiên cứu liên quan. ..................................................................14
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
2.1 Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................16
2.1.1 Địa điểm thời gian nghiên cứu..................................................16
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................16
2.1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................16
2.2 Phương tiện .........................................................................................16
2.3 Phương pháp .......................................................................................17
2.3.1 Phương pháp .............................................................................17
2.3.2 Nội dung thực hiện ...................................................................17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................... 19
3.1 Kết quả thu thập số liệu ......................................................................19
3.2 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững của Thành phố Cần Thơ giai
đoạn 2010 – 2013......................................................................................20
3.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá phát triền bền vững Thành phố Cần Thơ 20
3.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững về các chỉ tiêu chung
của Thành phố Cần Thơ .....................................................................22
3.2.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp ..........................................................22
3.2.2.2 Lĩnh vực kinh tế ...........................................................22
3.2.2.3 Lĩnh vực xã hội ............................................................25
3.2.2.4 Lĩnh vực tài nguyên và môi trường..............................28
3.2.3 Đánh giá về thực trạng phát triển bền vững về các chỉ tiêu đặc
thù của Thành phố Cần Thơ ..............................................................28
3.2.4 Đánh giá chung về thực hiện phát triển bền vững của Thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013..................................................29

3.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học ..............................32
ix


3.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu hình học ..............................................32
3.3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu phi hình học ........................................33
3.4 Thiết kế chương trình quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững của
Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2013 .............................................35
3.4.1 Đăng nhập hệ thống. .................................................................38
3.4.2 Chức năng tìm kiếm lĩnh vực phát triển bền vững ...................39
3.4.3 Chức năng tìm kiếm chỉ tiêu phát triển bền vững ....................43
3.4.4 Chức năng thống kê tổng thể phát triển bền vững ....................44
3.4.5 Chức năng thống kê chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực.
............................................................................................................47
3.4.6 Chức năng cập nhật thông tin ...................................................50
3.4.7 Chức năng cập nhật số liệu cho năm tiếp theo .........................53
3.4.8 Chức năng đánh giá so sánh .....................................................55
3.4.9 Chức năng bản đồ quận, huyện thực hiện phát triển bền vững 57
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 59
4.1 Kết luận ...............................................................................................59
4.2 Kiến nghị.............................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 61
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 63

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình


Tên hình

Trang

1.1

Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ

12

3.1

Biểu đồ cột đánh giá phát triển bền vững Thành phố Cần Thơ

31

3.2

Bản đồ Thành phố Cần Thơ

33

3.3

Cơ sở dữ liệu phát triển bền vững

34

3.4


Lưu đồ chương trình

36

3.5

Các chức năng mới trong chương trình quản lý

36

3.6

Các chức năng đã được Việt hóa trong chương trình

38

3.7

Hộp thoại đăng nhập hệ thống

38

3.8

Giao diện chương trình quản lý, thống kê giá trị phát triển bền
vững Thành phố Cần Thơ

38

3.9


Hộp thoại thông báo lỗi khi đăng nhập

39

3.10

Qui trình tìm kiếm lĩnh vực phát triển bền vững

40

3.11

Hộp thoại tìm kiếm lĩnh vực xã hội phát triển bền vững

41

3.12

Kết quả tìm kiếm lĩnh vực xã hội xem tổng thể

41

3.13

Kết quả tìm kiếm chỉ tiêu đạt của lĩnh vực xã hội

41

3.14


Kết quả tìm kiếm chỉ tiêu chưa đạt của lĩnh vực xã hội

42

3.15

Hộp thoại tìm kiếm tất cả lĩnh vực qua tất cả các năm

42

3.16

Kết quả tìm kiếm chỉ tiêu chưa đạt của tất cả lĩnh vực qua các
năm ở Thành phố Cần Thơ

42

3.17

Qui trình tìm kiếm chỉ tiêu phát triển bền vững

43

3.18

Hộp thoại tìm kiếm chỉ tiêu “chỉ số phát triển con người”

44


3.19

Kết quả tìm kiếm chỉ tiêu “chỉ số phát triển con người”

44

3.20

Lưu đồ thống kê tổng thể phát triển bền vững

45

3.21

Hộp thoại thống kê tổng thể phát triển bền vững

46

3.22

Kết quả thống kê chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn phát triển bền vững

46

3.23

Kết quả thống kê theo chỉ tiêu

47
xi



3.24

Lưu đồ thống kê chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực

48

3.25

Hộp thoại thống kê chỉ tiêu phát triển bền vững theo lĩnh vực

49

3.26

Kết quả xem chỉ tiêu đạt theo lĩnh vực

49

3.27

Kết quả xem chỉ tiêu chưa đạt theo lĩnh vực

50

3.28

Lưu đồ cập nhật thông tin


51

3.29

Hộp thoại cập nhật thông tin

52

3.30

Hộp thoại thông báo cập nhật thông tin

53

3.31

Kết quả cập nhật thông tin

53

3.32

Cập nhật số liệu cho năm tiếp theo

54

3.33

Hộp thoại cập nhật dữ liệu phát triển bền vững cho năm tiếp
theo


55

3.34

Kết quả cập nhật dữ liệu phát triển bền vững cho năm tiếp theo

55

3.35

Lưu đồ đáng giá phát triển bền vững

56

3.36

Hộp thoại đánh giá_so sánh

56

3.37

Kết quả truy vấn đánh giá

57

3.38

Lưu đồ xem bản đồ


57

3.39

Hộp thoại xem bản đồ

58

3.40

Kết quả xem bản đồ

58

xii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững Thành phố Cần
Thơ


10

3.1

Số liệu thu thập

19

3.2

Tiêu chuẩn đánh giá phát triển bền vững Thành phố Cần Thơ

21

3.3

Đánh giá thực trạng về chỉ số phát triển con người của Thành phố
Cần Thơ

22

3.4

Đánh giá thực trạng kinh tế của Thành phố Cần Thơ

23

3.5

Đánh giá thực trạng xã hội của Thành phố Cần Thơ


26

3.6

Đánh giá thực trạng tài nguyên và môi trường của Thành phố Cần
Thơ

28

3.7

Đánh giá thực trạng nông thôn của Thành phố Cần Thơ

29

3.8

Tổng chỉ tiêu phát triển bền vững phân theo lĩnh vực giai đoạn 2010
– 2013

30

3.9

Cấu trúc dữ liệu phát triển bền vững

34

3.10


Cấu trúc dữ liệu đánh giá phát triển bền vững

34

3.11

Cấu trúc dữ liệu quận, huyện

35

3.12

Cấu trúc dữ liệu lĩnh vực

35

3.13

Cấu trúc dữ liệu chỉ tiêu

35

xiii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

NQ-CP

Nghị quyết – Chính phủ

QĐ-TTg

Quyết định – Thủ Tướng

PTBV

Phát triển bền vững

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

UBND

Ủy ban nhân dân

BC

Báo cáo

BC-UBND


Báo cáo – Uỷ ban nhân dân

HDI

Chỉ số phát triển con người

ICOR

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

GINI

Hệ số bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập

xiv


MỞ ĐẦU
Phát triển là một xu hướng tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, xã hội vốn là một sự tổng
hòa các mối quan hệ có liên quan mật thiết với nhau. Khi phát triển mặt này thì lại ảnh
hưởng đến những mặt khác nên khó mà giải quyết ổn thỏa mọi mặt cùng một lúc.
Trong nhiều trường hợp vì lợi ích trước mắt mà con người lại quên đi những cái lợi lâu
dài và kết quả là phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề từ những việc đã làm.
Thành phố Cần Thơ là một trong những đô thị trực thuộc trung ương, quá trình đô thị
hóa ở đây đã tạo ra nhiều thuận lợi và bất lợi đối với khu vực phát triển, thu lợi nhiều
từ quá trình đô thị hóa, nhưng con người cũng phải trả giá không ít vì những bất lợi
của nó, giải quyết bất lợi của quá trình này là một thách thức cho sự phát triển. Do đó,
phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách được đặt ra. Bên cạnh các chính sách thì

việc xây dựng một hệ thống công cụ quản lý dựa trên khoa học công nghệ cũng thật sự
quan trọng và cần thiết. Vì thế, cần có một công cụ cần thiết giúp cho việc quản lý
thống kê giá trị phát triển bền vững. Chính vì vậy, đề tài “Ứng dụng GIS trong xây
dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển bền vững của Thành phố Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2013” được thực hiện với mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững của Thành phố Cần Thơ trong giai đoạn
2010 – 2013.
- Xây dựng hệ thống quản lý, thống kê giá trị phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố
một cách nhanh chóng, chính xác qua từng năm và làm cơ sơ cho công tác quản lý sau
này.

1


CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của GIS
1.1.1 Giới thiệu
Theo Võ Quang Minh (2005), hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống quản lý, lưu trữ,
bảo trì toàn bộ cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp các công cụ cho phép
người dùng hỏi đáp, tra cứu và tác động vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu cho một hệ
thống GIS bao gồm 2 cơ sở dữ liệu thành phần chính là: cơ sở dữ liệu địa lý (không
gian), cơ sở dữ liệu thuộc tính (phi không gian). Thông thường hệ quản trị cơ sở dữ
liệu GIS được xây dựng bao gồm 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu con:
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho cơ sở dữ liệu địa lý.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ở mức tra cứu, hỏi đáp.
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc tính.
1.1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu của GIS
Hệ thống nhập bản đồ
Hệ thống cung cấp các công cụ để số hoá các đối tượng trên bản đồ, gồm 2 loại: số hoá
bản đồ, vector hoá bản đồ.

Hệ thống hiển thị bản đồ
Hệ thống cung cấp các khả năng hiển thị bản đồ trên màn hình cho người sử dụng
xem. Hiện nay chức năng hiển thị bản đồ đều có khả năng cung cấp cách nhìn 3 chiều
(3D). Bản đồ sẽ được thể hiện sinh động, trực quan hơn.
Tra cứu, hỏi đáp cơ sở dữ liệu
Hệ thống cung cấp các công cụ cho người sử dụng tra cứu, hỏi đáp, lấy các thông tin
cần thiết trong cơ sở dữ liệu ra. Hệ thống này ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả
của hệ thống. Bởi vì phần lớn, người dùng chỉ có yêu cầu tra cứu thông tin. Hệ thống
tra cứu phải mềm dẻo, dễ sử dụng, thời gian truy cập dữ liệu nhanh. Hệ thống cho
phép tra cứu trên cả hai dữ liệu: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
Hệ thống xử lý, phân tích địa lý
Đây là hệ thống thể hiện rõ nhất sức mạnh của GIS. Hệ thống cung cấp các công cụ
cho phép người dùng xử lý, phân tích dạng dữ liệu không gian. Từ đó, chúng ta có thể
sản sinh ra các thông tin mới (thông tin dẫn suất).
Hệ thống phân tích thống kê
2


Hệ thống cung cấp các công cụ thống kê trên dữ liệu không gian cũng như dữ liệu
thuộc tính. Tuy nhiên các phép phân tích thống kê trên dữ liệu không gian khác biệt so
với một số phép phân tích thống kê thông thường trên dữ liệu phi không gian.
1.2 Khát quát về phần mềm MapInfo
1.2.1 Sơ lược về MapInfo
Theo Bùi Hữu Mạnh (2007), MapInfo là một phần mềm thuộc nhóm GIS được xây
dựng nhằm giúp chúng ta xử lý bản đồ số cũng như quản lý và phân tích các thông tin
liên quan đến địa lý.
Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), phần mềm MapInfo là một công cụ khá công hiệu để
tạo ra và quản lý cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công
cụ MapInfo có thể thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục
đích nghiên cứu khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành

và của địa phương. Ngoài ra MapInfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử
dụng, đặc biệt dùng cho mục đích giảng dạy về GIS rất hiệu quả.
1.2.2 Các dữ liệu trong MapInfo
Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng
bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi dữ liệu
mà hệ thống tạo ra.
Khi người dùng tạo ra các table trong MapInfo, lưu cất các Workspace, nhập hoặc xuất
dữ liệu. MapInfo sẽ tạo ra rất nhiều file với các phần mở rộng khác nhau. Các file dữ
liệu trong MapInfo bao gồm:
+ Tập tin .DAT file dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của MapInfo
+ Tập tin .TAB đây là file chính trong các table của MapInfo nó được kết hợp với các
file khác như .DAT, DBF
+ Tập tin .MAP bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng trên bản đồ.
+ Tập tin .ID index cho các đối tượng đồ họa của MapInfo.
+ Tập tin .DBF file dữ liệu bảng tính format dBASE.
+ Tập tin .TXT file bảng thuộc tính format ASCII.
+ Tập tin .WKS file thuộc tính format Lotus 1, 2, 3.
+ Tập tin .WOR file lưu dạng Workspace trong MapInfo.
1.2.3 Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng
3


Theo Nguyễn Thế Thận (1999), Các thông tin bản đồ trong GIS thường được tổ chức
quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi Hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp thông tin
chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một tập hợp các
đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối địa lý trong không gian theo
một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ thống. Với các tổ chức
thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng
thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy tính, điều đó giúp chúng ta
thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xoá đi các lớp đối tượng khi

không cần thiết. Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý,
trừu tượng hoá các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các
loại bản đồ khác nhau.
+ Đối tượng vùng: Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng
diện tích nhất định.
+ Đối tượng điểm: Thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý.
+ Đối tượng đường: Thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và chạy dài
theo một khoảng cách nhất định.
+ Đối tượng chữ: Thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của bản đồ.
1.2.4 Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ
Theo Phạm Trọng Mạnh (1999), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong GIS
so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết chặt
chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong
cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu MapInfo sẽ được chia làm 2 phần cơ bản
là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các cơ sở dữ
liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau thông qua một
chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản đồ ghi nói trên. Các thông
tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản đồ và chúng ta có thể
truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua 2 loại dữ liệu trên.
1.3 Ngôn ngữ MapBasic
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), MapBasic là ngôn ngữ lập trình đơn giản nhưng
mạnh. Nó là một phần mềm hệ thống thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại
hóa và tự động hóa MapInfo.
Theo Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), chương trình MapBasic có các khả
năng sau:

4


+ Khả năng thương mại hoá MapInfo: Một ứng dụng của MapBasic cho phép thay đổi

hoặc thay thế các menu chuẩn của MapInfo, thêm mới hoàn toàn thanh menu MapInfo
và tạo cho người dùng những hộp thoại điều khiển theo ý muốn.
+ Khả năng tự động hoá MapInfo: Những ứng dụng của Chương trình MapBasic
thường được dùng để giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian, tiện lợi cho việc sử
dụng.
+ Công cụ đánh giá dữ liệu: Chúng ta có thể hiển thị những yêu cầu về cơ sở dữ liệu
với một cấu trúc MapBasic đơn giản. Chẳng hạn, bằng cách dùng lệnh Select, ta có thể
hỏi về dữ liệu, ứng dụng một phép lọc để đưa ra màn hình bất kỳ những bản ghi nào
mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các kết quả theo yêu cầu. Chúng ta có thể thực hiện
tất cả những công việc đó với cấu trúc lệnh của MapBasic.
+ Sử dụng cấu trúc của MapBasic ta có thể chọn và cập nhật (Select & Update) số liệu
thông qua code (mã) các ngôn ngữ lập trình khác.
+ Tính gọn nhẹ của MapBasic: Tính gọn nhẹ của MapBasic có nghĩa là làm giảm công
việc cho chúng ta. Ta có thể phát triển ngay các ứng dụng của mình và sau đó áp dụng
cho tất cả các khách hàng sử dụng Windows hoặc Macintosh. Tính gọn nhẹ của
MapBasic còn cho phép ta phân phối chương trình cho những sử dụng khác nhau.
+ Khả năng liên kết với các ứng dụng khác: MapBasic có cấu trúc mở, các chương
trình trong MapBasic có thể gọi các thủ tục trong các thư viện viết bằng ngôn ngữ
khác như Visual Basic, ngôn ngữ lập trình C++ hoặc Pascal.
1.4 Phát triển bền vững
1.4.1 Định nghĩa
Mọi người trên trái đất này luôn mong muốn hoàn thiện hơn cuộc sống của mình để
tạo nên phát triển thần kỳ chưa từng có. Nhưng trái đất của chúng ta với các điều kiện
tự nhiên lại không thể đáp ứng được những mong muốn vô hạn ấy của con người. Các
nguồn tài nguyên chỉ là hữu hạn nên có thể cạn kiệt dần, điều kiện thiên nhiên có thể
khắc nghiệt hơn… Điều này tạo nên mâu thuẫn đòi hỏi vừa phải phát triển, vừa phải
duy trì sự hài hòa giữa con người với môi trường sống của mình. Do vậy, thực hiện
phát triển bền vững được coi là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. Các tổ chức và
các quốc gia tùy theo những mục tiêu khác nhau mà đưa ra các khái niệm và các nội
dung khác nhau về phát triển bền vững:

- Trong báo cáo Brundtland (1987) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới, lần
đầu tiên đưa ra khái niệm về phát triển bền vững như sau: “Phát triển bền vững là sự

5


phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
- Theo tổ chức ngân hàng phát triển châu Á, “Phát triển bền vững là một loại hình phát
triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng
môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà
không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong
tương lai.”
- Theo Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển (1992) đã đưa ra khẩu hiệu
phát triển bền vững: “Con đường duy nhất để đảm bảo chắc chắn cho chúng ta có một
tương lai an toàn hơn, thịnh vượng hơn là phải cùng nhau giải quyết các vấn đề môi
trường và phát triển một cách bền vững”.
- Theo nghiên cứu của Viện chiến lược phát triển (2001), “Phát triển bền vững bao
trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định
chính trị – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh”.
- Theo Nguyễn Đình Hòe (2007), đã định nghĩa: “Phát triển bền vững là một quá trình
bao gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, xã hội, chính trị, văn hóa và
không gian. Mỗi thành tố đó là một quá trình tiến hóa, nhằm biến một xã hội nông
nghiệp – “phụ thuộc” vào thiên nhiên thành một xã hội công nghiệp hiện đại – “ít phụ
thuộc” vào thiên nhiên. Phương thức phát triển mới này được xây dựng với nội dung
bao gồm ba vế phát triển kinh tế, phát triển môi trường và phát triển xã hội, là sự tổng
hợp của các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và nhất là hướng
tới tương lai”.
Trên những quan điểm và khái niệm, phát triền bền vững là sự kết hợp chặt chẽ, là mối

quan hệ qua lại giữa phát triền kinh tế với các vấn đề xã hội và các yếu tố của môi
trường một cách hài hòa, ổn đinh, linh hoạt; tạo một môi trường thật sự tốt đẹp cho
quá trình phát triển trong tương lai.
1.4.2 Các nguyên tắc, nội dung của phát triển bền vững ở Việt Nam
1.4.2.1 Nguyên tắc của phát triển bền vững
Theo Nguyễn Hồng Tiến (2012), nguyên tắc phát triển bền vững gồm 8 nguyên tắc
chính sau:
- Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững.
- Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phát triển sắp tới
bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và năng lượng cho phát triển bền vững.
6


- Thứ ba, bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách
rời của quá trình phát triển.
- Thứ tư, quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của
thế hệ hiên tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
- Thứ năm, khoa học công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
- Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của các cấp chính quyền, các bộ, ngành và
địa phương, của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và
mọi người dân.
- Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Thứ tám, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường với bảo đảm
quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội.
1.4.2.2 Nội dung của phát triền bền vững
Theo quan điểm chung của thế giới, Việt Nam đã xác định nội dung phát triển bền
vững gồm ba trụ cột chính, được quản lý theo cấp dọc từ trung ương đến địa phương
(Nguyễn Minh Thu, 2013). Cụ thể:

 Phát triền bền vững kinh tế gồm 5 nội dung:
- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính
hiệu quả, hàm lượng khoa học công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
và cải thiện môi trường.
- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và
thân thiện với môi trường.
- Thực hiện quá trình “Công nghiệp hóa sạch”.
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.
- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền
vững.
 Phát triền bền vững xã hội gồm 5 nội dung:
- Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm.
- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của gia tăng dân số và tình
trạng thiếu việc làm.
7


- Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phân bố hợp lý dân cư và lực lượng
lao động theo vùng, bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương, trước hết là các đô
thị.
- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với
yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe
nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.
 Phát triền bền vững môi trường gồm 9 nội dung:
- Sử dụng hợp lý bề vững và chống thoái hóa tài nguyên đất.
- Sử dụng tiết kiệm hiệu quả và bền vững tài nguyên khoáng sản.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, ven biển, hải đảo.
- Bảo vệ và phát triển rừng.

- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu,
góp phần phòng, chống thiên tai.
Với nguyên tắc và nội dung nêu trên thì nước ta đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu tổng
quát của phát triển bền vững là “đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hóa
và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa
giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba
mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”.
1.4.3 Các nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững ở Việt Nam
Theo Nguyễn Minh Thu (2013), Việt Nam đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống chỉ
tiêu thống kê phát triển bền vững cho riêng mình. Quá trình này được các Bộ, ban,
ngành và các tổ chức rất quan tâm. Kết quả là có rất nhiều hệ thống chỉ tiêu được đưa
ra. Các hệ thống này đều đề xuất ra các chỉ tiêu phát triển bền vững liên quan tới các
nhân tố kinh tế, xã hội, môi trường nhưng chưa đảm bảo về tính hài hòa giữa các nhân
tố. Cụ thể:
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 (phụ lục 1) đã đưa ra hệ thống chỉ
tiêu phát triển bền vững với mục đích theo dõi, đánh giá tình hình phát triển của đất
8


nước gồm 21 chỉ tiêu với 3 lĩnh vực trụ cột. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu này chỉ chú
trọng về tăng trưởng kinh tế cũng như đảm bảo an toàn xã hội, chưa chú trọng về bảo
vệ tài nguyên và môi trường.
- Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (phụ lục 2) cũng đề xuất
một hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững với 33 chỉ tiêu trên 3 lĩnh vực. Nhưng hệ
thống này chỉ nghiên cứu về các vấn đề xã hội, bỏ qua rất nhiều các chỉ tiêu về kinh tế
và môi trường chưa phản ánh được toàn diện phát triển bền vững.
Để khắc phục những thiếu xót trên và có được hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất,

ngày 12/4/2012, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg năm 2012 phê
duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 (phụ lục 3)
gồm 30 chỉ tiêu với 4 lĩnh vực: tổng hợp, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Hệ
thống này cơ bản đã bao phủ và đánh giá đầy đủ về các nhân tố trong phát triển bền
vững ở Việt Nam.
1.4.4 Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững địa phương
Theo thời gian, hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững dần được hoàn thiện và
đi vào thực tế. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã
hoàn thiện về các chỉ tiêu phát triển bền vững chung của Việt Nam. Tuy nhiên, tình
hình phát triển về kinh tế cũng như các vấn đề về xã hội, điều kiện tự nhiên và môi
trường của mỗi vùng miền, mỗi địa phương rất khác nhau. Để giải quyết vấn đề đó,
ngày 11/11/2013, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 2157/QĐ-TTg năm 2013 phê
duyệt Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 –
2020 với 43 chỉ tiêu, trong đó có 28 chỉ tiêu chung và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng (Phụ
lục 4).
Về cơ bản, bộ chỉ tiêu này khá giống với hệ thống chỉ tiêu Chiến lược Phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bộ chỉ tiêu đã lược bỏ một số chỉ tiêu chung
mang tính chất của quốc gia: “GDP xanh”, “Chỉ số bền vững môi trường”, “Nợ chính
phủ”, Nợ nước ngoài”… và thêm 15 chỉ tiêu đặc thù vùng, để có thể phản ánh chính
xác phát triển bền vững ở từng địa phương, từng vùng miền nhất định. Bên cạnh đó,
bộ chỉ tiêu còn đưa ra các chỉ tiêu khuyến khích nhằm đánh giá phát triển bền vững
một cách cụ thể hơn.
1.4.5 Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá phát triển bền vững Thành phố Cần Thơ
Dựa trên Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013
– 2020, tác giả đã xây dựng ra một bộ chỉ tiêu Bộ chỉ tiêu gồm 29 chỉ tiêu (bỏ phần chỉ
tiêu khuyến khích) để phù hợp với điều kiện đặc thù của Thành phố Cần Thơ.
9



×