Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TÚI Ủ BIOGAS Ở XÃ TRƯỜNG LONG,
HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ
MSSV: 4115271

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG
TÚI Ủ BIOGAS Ở XÃ TRƯỜNG LONG,
HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PH ẠM QUỐC HÙNG


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám
ơn cha mẹ đã tạo điều kiện cho em ăn học và có thể bước chân vào
giảng đường đại học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động
viên em trên con đường học vấn.
Qua 3,5 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em xin chân
thành biết ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói
riêng và của trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý giá cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề
tài. Đặc biệt em chân thành cám ơn thầy Phạm Quốc Hùng đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các cán bộ ở Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Phong Điền đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tài liệu
nghiên cứu cho em. Em cũng xin chân thành cám ơn Chủ tịch Ủy ban xã
Trường Long, các cán bộ ở các ấp trong xã Trường Long, và những đáp
viên đã được phỏng vấn đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình cho em
trong quá trình thu thập số liệu thực tế, giúp em hoàn thành được đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của Quý Thầy/Cô và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản
trị kinh doanh, thầy Phạm Quốc Hùng, cán bộ trong Phòng Nông ngiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Phong Điền, cán bộ các cấp ở xã Trường
Long nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ

i.


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện các số liệu thu
thập, phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất cứ
đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

TRƯƠNG THỊ CẨM TÚ

ii.


Nhận xét của cơ quan thực tập
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(kí tên và đóng dấu)

iii.


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................2

1.2.1


Mục tiêu chung ............................................................................................ 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...............................................................................3

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................3

1.4.1

Không gian ................................................................................................... 3

1.4.2

Thời gian ....................................................................................................... 3

1.4.3

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3

CHƯƠNG 2. ...................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................4

2.1.1 Các khái niệm .................................................................................................. 4
2.1.5 Các lợi ích và khó khăn khi áp dụng mô hình biogas ở Việt Nam .. 21
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................23
2.2.1

Phương pháp chọn vùng và đối tượng nghiên cứu .............................23

2.2.2

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................24

2.2.3

Phương pháp phân tích số liệu ................................................................25

CHƯƠNG 3.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH BIOGAS ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI
TRONG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, .............. 28
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................... 28
3.1 TỔNG QUAN VỀ XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ..............................................................................................28
3.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................28
3.1.2

Điều kiện tự nhiên ....................................................................................29

3.1.3

Đặc điểm kinh tế và văn hóa – xã hội...................................................29


3.2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BIOGAS
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................32
iv.


3.2.2 Thực trạng triển khai ứng dụng Biogas tại thành phố Cần Thơ ......33
3.3 THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Ở
CÁC HỘ NUÔI HEO TẠI XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG
ĐIỀN. .................................................................................................................................35
3.3.1 Thực trạng chăn nuôi tại xã Trường Long. ............................................35
3.3.2 Vấn đề xử lý chất thải trong chăn nuôi tại xã Trường Long. .............37
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ TÚI Ủ BIOGAS ĐỂ GIẢM Ô NHIỄM CHẤT THẢI Ở
CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO ........................................................................ 39
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN ................................................................39
4.1.1 Tuổi, số thành viên trong gia đình, thu nhập của gia đình đối tượng
phỏng vấn ..................................................................................................................39
4.1.2 Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn ..............................................41
4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA CÔNG NGHỆ TÚI Ủ
BIOGAS Ở CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO TẠI XÃ TRƯỜNG LONG,
HUYỆN PHONG ĐIỀN .................................................................................................50
4.2.1 Phân tích các chi phí cho một túi ủ ...........................................................50
CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 60
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LÀM TĂNG SỐ NÔNG HỘ SỬ
DỤNG TÚI Ủ BIOGAS TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................... 60
CHƯƠNG 6 ..................................................................................................... 63
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 63

v.



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần của KSH ....................................................................... 9
Bảng 2.2 Năng suất khí biogas sinh ra từ phân gia súc..................................10
Bảng 2.3 Đặc tính và sản lượng khí sinh học của một số nguyên liệu thường
gặp..................................................................................................................11
Bảng 2.4 Khả năng cho phân và thành phần hóa học của phân gia súc, gia
cầm………………………………………………………………………….12
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của các loại phân đến sản lượng và thành phần của khí
thu được……………………………………………………………………..12
Bảng 2.6 Thời gian lưu đối với chất thải động vật theo TCN………………15
Bảng 2.7. Tóm tắt điều kiện tối ưu cho quá trình lên men tạo KSH………...16
Bảng 2.8 Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của biogas .......... 21
Bảng 2.9 Số hộ tham gia mô hình biogas tại xã Trường Long ....................... 21
Bảng 2.10Diễn giải các biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy .......... 24
Bảng 3.1 Số lượng gia súc, gia cầm của xã Trường Long qua 4 năm
(2010-2013) ..................................................................................................... 36
Bảng 4.1 Một số thông tin chung của nông hộ ở xã Trường Long, huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ ................................................................................. 39
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên ở xã Trường Long, huyện Phong Điền
................................................................................................................. 41
Bảng 4.3 Thông tin về số lượng, lứa nuôi của đàn heo ở mỗi hộ trên địa bàn
nghiên cứu ...................................................................................................... 42
Bảng 4.4: Cách xử lý chất thải chăn nuôi trước khi lắp biogas ....................... 43
Bảng 4.5 Nhận thức của người dân về tác hại đối với môi trường của việc xử
lý chất thải chăn nuôi không đúng cách........................................................... 43
Bảng 4.6 Các kênh thông tin tuyên truyền về mô hình biogas ........................ 44
Bảng 4.7 Lý do quyết định lắp túi ủ của các đối tượng nghiên cứu ................ 45

Bảng 4.8 Các ứng dụng của túi ủ biogas tại nông hộ ...................................... 46
Bảng 4.9 Thông tin về túi ủ tại xã Trường Long, huyện Phong Điền ............. 47
Bảng 4.10 Mức độ hài lòng của nông hộ đối với túi ủ biogas ........................ 49
Bảng 4.11 Chi phí lắp đặt cho một túi ủ .......................................................... 5

vi.


Bảng 4.12 Tình hình sử dụng chất đốt trong nông hộ ở xã Trường Long, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ trước và sau khi sử dụng biogas ................. 52
Bảng 4.13 Chi phí chất đốt tiết kiệm được của nông hộ sử dụng biogas ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ................................... 54
Bảng 4.14 Số tiền tiết kiệm được của hộ gia đình tại xã Trường Long huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ sau khi lắp đặt biogas .................................. 54
Bảng 4.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền tiết kiệm được của nông hộ xã
Trường Long sau khi lắp đặt biogas ................................................................ 5

vii.


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1.Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi ................................................. 8
Hình 3.1: Tỷ lệ hộ gia đình chưa tham gia vào mô hình biogas đến cuối tháng
6 năm 2014 ...................................................................................................... 37
Hình 4.1. Tỷ lệ giới tính của đáp viên ............................................................. 40
Hình 4.2 Tỷ lệ về thời gian lắp đặt túi ủ biogas ở xã Trường Long, huyện
Phong Điền ................................................................................................... 47
Hình 4.3 Thể hiện tỷ lệ nông hộ được trợ cấp lắp đặt biogas


...................... 48

Hình 4.4 Thể hiện tỷ trọng chi phí đầu tư của túi ủ biogas ở xã Trường Long,
huyện Phong Điền ........................................................................................... 49
Hình 4.5 Thể hiện tỷ lệ nông hộ được trợ cấp lắp đặt biogas ........................ 51

viii.


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

KSH: Khí sinh học
HGĐ: Hộ gia đình
VACB: Vườn – ao – chuồng - biogas
CDM: “Clean Development Mechanism” - Cơ chế phát triển sạch
CĐT: chủ đầu tư
TĐT: tổng đầu tư
CPCC: chi phí che chắn
CPNVL: chi phí nguyên vật liệu
CPLĐ: chi phí lao động

ix.


CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển
mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/ năm (Tổng Cục Thống Kê,
2006. Chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi heo, chiếm hơn 90% số lượng gia súc

tại Việt Nam (Nguyễn và Võ, 2008). Theo Bùi Nguyễn (2011), Việt Nam có
khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi heo nhưng chỉ có 20% hộ xây dựng hầm ủ
biogas. Tổng đàn gia súc, gia cầm của cả nước thải khoảng 79 – 80 triệu tấn
chất thải rắn mỗi năm gây ô nhiễm môi trường nông thôn nghiêm trọng. Do
đó, vấn đề đặt ra là quản lý chất thải chăn nuôi để vừa ngăn chặn ô nhiễm, vừa
tái tạo năng lượng phục vụ sản xuất đang là vấn đề cấp thiết của ngành chăn
nuôi.
Theo thống kê, ngành chăn nuôi gia súc khu vực ĐBSCL chiếm khoảng
20% cả nước (Vo Chau Ngan Nguyen et al, 2012). Chính vì vậy, vấn đề xử lý
chất thải trong chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, 60% dân cư
nông thôn vùng ĐBSCL sử dụng nước từ kênh rạch cho sinh hoạt hằng ngày
(Vo Chau Ngan Nguyen et al, 2012) nên lượng chất thải từ chăn nuôi nếu thải
trực tiếp xuống sông sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường
và tình hình sức khỏe của người dân. Trước thực trạng đó, công nghệ biogas
được giới thiệu ở ĐBSCL từ những năm 1980 (Vo Chau Ngan Nguyen et al,
2012). Từ khi xây dựng hệ thống biogas đã tạo được lợi ích thiết thực, không
những góp phần tiết kiệm chi tiêu cho người dân khi biến chất thải thành
nguồn năng lượng sạch, hữu ích mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường do xử lý được nguồn chất thải chăn nuôi (Nguyễn Thị Hồng, Phạm
Khắc Liệu, 2012). Tuy nhiên, mức độ triển khai hầm ủ biogas tại ĐBSCL còn
khiêm tốn. Cần Thơ là thành phố có hầm ủ được xây dựng sớm nhất từ năm
1998. Điều này phản ảnh đúng thực tế Đại Học Cần Thơ là nơi giới thiệu và
triển khai mô hình hầm ủ biogas đầu tiên ở ĐBSCL (Vo Chau Ngan Nguyen,
Trung Hieu Phan va Hoang Nam Vo, 2012). Nhiều dự án xây dựng hầm ủ, túi
ủ được triển khai mở rộng ở các tỉnh ĐBSCL nói chung đặc biệt là ở Cần Thơ
như Dự án “ Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL”CDM do Trung tâm nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về khoa học nông nghiệp
(JIRCSA) phối hợp với trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

1



Hiện tại, mô hình túi ủ biogas được triển khai và đi vào hoạt động tại các
quận, huyện trên địa bàn thành phố như Phong Điền, Bình Thủy, Cái Răng,...
Trong đó, Phong Điền là huyện có số hộ nuôi heo lớn nhất, toàn huyện chỉ có
855 hộ nuôi heo khoảng 8.108 con ( Phòng Thú y huyện Phong Điền, 2014).
Với lượng heo tương đối lớn như trên, nếu không có biện pháp xử lí lượng
chất thải được thải ra trong quá trình chăn nuôi sẽ làm cho khu vực quận trở
nên ô nhiễm. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2014, số hộ gia
đình tham gia vào mô hình túi ủ biogas có 393 hộ, chỉ đạt khoảng 45,96% trên
tổng số hộ gia đình nuôi heo của huyện. Trong đó, Trường Long là xã có số hộ
nuôi heo nuôi nhiều nhất 299 hộ. Trong quá trình triển khai dự án xã Trường
Long là xã có số hộ tham gia mô hình túi ủ biogas cao nhất 113 hộ chỉ đạt
37,79%. Vì vậy, đề tài: “Phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas ở xã
Trường Long, huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ” được thực hiện
nhằm đánh giá lợi ích của mô hình đồng thời xem xét khả năng mở rộng mô
hình túi ủ biogas đến các hộ gia đình có nuôi heo chưa sử dụng túi ủ biogas tại
xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ biogas trong xử lý chất thải chăn
nuôi của HGĐ tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ
đó nhằm đề xuất các giải pháp nhân rộng mô hình túi ủ biogas trên địa bàn
huyện.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích hiện trạng chăn nuôi heo của các HGĐ tại xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

 Tìm hiểu về tình hình áp dụng túi ủ biogas tại xã Trường Long, huyện

Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

 Phân tích lợi ích và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của mô hình túi ủ
biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

 Đề xuất các giải pháp để nhân rộng mô hình biogas tại xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

2


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nuôi heo của các hộ tại xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ như thế nào?
Các hộ nuôi heo tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần
Thơ có lời hay không?
Tại sao những hộ nuôi heo tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ áp dụng mô hình túi ủ biogas?
Các hộ gia đình nuôi heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ có hiểu về lợi ích khi sử dụng túi ủ biogas không?
Những hộ nuôi heo có muốn tiếp tục áp dụng mô hình túi ủ biogas hay
không?
Các giải pháp nào để mô hình túi ủ biogas được nhân rộng tại xã Trường
Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ


1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 10 năm
2014.
Số liệu sơ cấp là số liệu về các hộ gia đình có nuôi heo đã sử dụng mô
hình biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các HGĐ có nuôi heo và đã áp dụng
mô hình biogas trên địa bàn xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố
Cần Thơ.

3


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ và vai trò của kinh tế nông hộ
* Nông hộ
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên
ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những
người sống chung trong một ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết
tộc và người làm công, người cùng ăn chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng
có khái niệm về “Hộ” gồm những người sống chung dưới một ngôi nhà, cùng
ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ.
Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng: “Hộ” là
một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyết tộc ở
trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm. Nhóm các học giả lý thuyết

phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm
các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ
thống kinh tế lớn hơn”. Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan
(1982), Wood (1981, 1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng:
“Hộ là một nhóm người có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng
một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp
khác”. Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra
một số định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của
đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm
kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là:
Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn
hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời
sống của gia đình nông dân trước những thiên tai.
Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc
tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở
của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân
làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần
túy” (Woly, 1966) nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ

4


nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư
dưới dạng lợi nhuận.
Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên các
khía cạnh: Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho
phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao
động…) được góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung
sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi

quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ
gia đình.
Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ
hàng, có cùng chung huyết tộc. Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ
họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khác nhau. Gia đình chỉ được xem là
hộ gia đình (Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở
kinh tế.
* Vai trò của kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ trong quá trình phát triển nông hộ của nhiều nước có vai
trò hết sức quan trọng. Ở Mỹ- nước có nền kinh tế nông nghiệp cao, phần lớn
nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ
trang trại và các thành viên trong gia đình. Động lực thức đẩy sản xuất ở nông
trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam,
kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò quan
trọng để phát triển nông nghiệp.
Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng rau quả,
góp phần tăng nhanh số lượng lương thực, thực phẩm cho công nghiệp và xuất
khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm
cho nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nông hộ. Nâng cao thu nhập và cải thiện
đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn Dân.
2.1.1.2 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
* Khái niệm môi trường
Trong Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005) định nghĩa rằng môi
trường là nơi bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

5



* Khái niệm ô nhiễm môi trường
Luật Bảo vệ môi trường (2005) cũng định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là
sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường.
2.1.1.3 Các khái niệm về hiệu quả chi phí và lợi ích chi phí
* Các khái niệm về hiệu quả chi phí
Theo Băng Tâm và Hào Thi (2004) cho rằng phân tích hiệu quả chi phí
là một nữa của phân tích lợi ích – chi phí, bởi vì chỉ có chi phí là được ước
lượng tính toán dưới dạng tiền, phân tích chỉ xem xét các chi phí của hai hay
nhiều phương án thay thế trong khi các lợi ích được xem là như nhau. Phân
tích hiệu quả chi phí (CEA) là một công cụ phân tích được các nhà kinh tế học
sử dụng để đánh giá những quyết định môi trường ( Field and Olewiler 2005).
Khi có một số phương án khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu chuẩn
nhất định nào đó, phân tích hiệu quả chi phí sẽ ước lượng và so sánh chi phí
của các phương án khác nhau đó. Một phương án là hiệu quả chi phí nếu nó
đạt được một mục tiêu nào đó với chi phí thấp nhất so với các phương án
khác.
Theo Phùng Thanh Bình và Trương Đăng Thụy (2006), phân tích hiệu
quả chi phí được dùng để xếp hạng các kết quả không thể đo lường hoặc so
sánh được bằng tiền. Phân tích hiệu quả chi phí hoặc là (1) hiệu quả không
đổi: sử dụng phân tích chi phí thấp nhất để xác định phương án có chi phí thấp
nhất thỏa mãn được mức lợi ích đã nêu ra bao gồm cả các lợi ích vô hình
`hoặc (2) chi phí không đổi: tính chi phí trên mỗi đơn vị lợi ích hoặc là tỷ lệ
hiệu quả chi phí.
* Khái niệm về lợi ích-chi phí

Theo Nguyễn Bá Thọ, 2012: Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí
(Cost benefit analysis) là một công cụ của chính sách, là cơ sở cho các nhà
quản lý đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những ảnh hưởng tiêu
cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Frances Perkins, 1994: CBA là phân tích mở rộng của phân tích tài
chính, được sử dụng chủ yếu bởi các chính phủ và cơ quan quốc tế để xem xét
một dự án hay chính sách có làm tăng phúc lợi cộng đồng hay không.
6


Lợi ích ( Benefit –B): là sự gia tăng thõa mãn nhu cầu của con người.
Chi phí (Cost – C): là sự giảm hoặc không thõa mãn nhu cầu của con người.
Đối với nhà hoạch định chính sách, CBA là công cụ thiết thực hỗ trợ cho
việc ra quyết định có tính xã hội, từ đó quyết định phân bổ nguồn lực một cách
hợp lí và chính xác hơn.
Phương pháp CBA có nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, có thể ở giai
đoạn hình thành (Ex ante CBA), giai đoạn giữa (Middle CBA), giai đoạn cuối
(Ex post CBA) của dự án.
Phân tích tài chính được sử dụng chủ yếu trong khu vực tư nhân để xác
định xem kết quả nào tốt nhất theo quan điểm tư nhân.
Phân tích lợi ích – chi phí được dùng cho việc đánh giá các dự án công
và kết quả dự án được đánh giá trên cơ sở mối quan tâm của cộng đồng.
2.1.1.4 Khái niệm chất thải chăn nuôi
Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005, chất thải là vật
chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác.
Theo Phạm Bích Hiên, 2012: chất thải chăn nuôi là chất thải ra trong quá
trình chăn nuôi, gồm ba dạng chủ yếu: chất thải rắn ( bao gồm chủ yếu là
phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết

hàng ngày); chất thải lỏng (bao gồm nước rửa chuồng, nước tắm cho vật nuôi,
nước tiểu, một phần phân); chất thải bán lỏng (gồm cả chất thải rắn và chất
thải lỏng).
2.1.1.5 Tác hại của chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn
nước, gây nên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa do trong chất thải
có chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, giun sán ảnh hưởng đến sức khỏe, đời
sống người dân (Monre, 2012).

7


Biểu đồ 2.1: Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi

Ô nhiễm môi trường và
là nguồn gây bệnh cho
con người và vật nuôi

Phân, nước
tiểu vật nuôi

Nguồn
Gây

Nước thải vệ
sinh vật nuôi,
chuồng

Ô nhiễm nước và rất dễ
lan truyền dịch bệnh


Khí thải từ việc
phân hủy

Ô nhiễm không khí, gia
tăng khí nhà kính

Dịch bệnh, xử
lý vật nuôi

Thiệt hại kinh tế, chất
lượng sản phẩm, sức khỏe
con người

Ô
Nhiễm

(Nguồn: Dự án tài chính nông thôn III, 2014)

2.1.1.6 Khái niệm khí sinh học và thành phần khí sinh học
* Khái niệm khí sinh học
Theo Báo cáo tại Hội thảo - Hội chợ - Triển lãm Quốc tế về Phát triển
năng lượng Việt Nam lần thứ hai: Các chất hữu cơ thường bị thối rữa do tác
động của các vi sinh vật. Quá trình này được gọi là quá trình phân giải. Người
ta phân biệt 2 quá trình phân giải: Phân giải hiếu khí (hay hảo khí) là quá trình
xảy ra trong môi trường có oxy và sinh ra khí cacbonic (CO2). Phân giải kỵ
khí (hay yếm khí) là quá trình xảy ra trong môi trường không có oxy. Quá
trình này sinh ra một hỗn hợp khí gọi là khí sinh học (KSH) với 2 thành phần
chủ yếu là khí cacbonic và khí metan (CH4). Khí metan là khí cháy được nên
KSH cháy được. Công nghệ phân giải kỵ khí từ lâu đã được ứng dụng để xử lý

8


nước thải có nồng độ các chất hữu cơ cao. Công nghệ này còn được gọi là
công nghệ khí sinh học (CNKSH) khi quan tâm tới sản phẩm của nó là khí
sinh học.
* Thành phần khí sinh học
Khí sinh học (KSH) là hỗn hợp của nhiều chất khí. Thành phần khí sinh
học tùy thuộc vào loại nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải và các
điều kiện trong quá trình đó như nhiệt độ, độ pH, chất lượng nước,…Nó cũng
tùy thuộc cả vào các giai đoạn phân giải.
Bảng 2.1. Thành phần của KSH
Loại khí

Tỷ lệ (%)

Loại khí

Tỷ lệ (%)

Mê tan- CH4

50-70 Hidro-H2

0-3

Các–bon–níc
CO2

30-45 Oxy – O2


0-3

Nitơ – N2

0-3 Hidro sunfua – H2S

0-3

2.1.1.7 Khái niệm biogas
Biogas là một chất khí sạch bao gồm Metan (CH4) từ 60% -70% và
Carbon dioxide (CO2) khoảng 30% -40%, phần còn lại là hydrogen sulfide và
khí vi lượng khác (Humayun Kabir và cộng sự, 2013)
Biogas là năng lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất
hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, các chất thải của
quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước,…là nguyên liệu tốt để
sản xuất biogas. Biogas chứa thành phần chính là CH4 và các tạp chất như
CO2, H2S ( Bui Van Ga, Ngo Van Lanh, Ngo Kim Phung, 2007)
Theo Nguyễn Quang Khải, 2002: Các chất hữu cơ như phân động vật,
xác động và thực vật thường bị thối rữa và chuyển hóa thành các chất khác.
Quá trình này thường được gọi là quá trình phân hủy, xảy ra do tác động của
rất nhiều sinh vật nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được, gọi là các vi sinh
vật, mà chủ yếu là các vi khuẩn. Quá trình phân hủy xảy ra trong môi trường
có oxy được gọi là quá trình phân hủy hiếu khí. Sản phảm chủ yếu của quá
trình này là khí cacbonic (CO2). Quá trình xảy ra trong môi trường không có
oxy được gọi là quá trình phân hóa kỵ khí. Sản phẩm thu được là hỗn hợp khí
gọi là KSH (biogas)

9



2.1.1.8 Nguyên liệu sản xuất khí sinh học
Theo Nguyễn Quang Khải (2002), các chất hữu cơ có nguồn gốc sinh
học đều có thể làm nguyên liệu nạp cho các thiết bị KSH. Các nguyên liệu này
được chia thành hai loại: Nguyên liệu có nguồn gốc động vật và nguyên liệu
có nguồn gốc thực vật.
a. Nguyên liệu có nguồn gốc động vật
Thuộc loại này, phân người và phân gia súc, gia cầm là phổ biến. Vì
được xử lý trong bộ máy tiêu hóa nên phân dễ phân hủy và nhanh chóng cho
KSH. Tuy vậy thời gian phân hủy của phân không dài (khoảng 2 – 3 tháng) và
tổng sản lượng khí thu được từ 1kg phân cũng không lớn. Phân trâu bò, phân
lợn phân hủy nhanh hơn, phân người và phân gà vịt phân hủy chậm hơn nhưng
cho năng suất khí cao hơn.
Bảng 2.2 Năng suất khí biogas sinh ra từ phân gia súc
Loại phân

Lượng khí biogas sinh ra
3

(m / tấn phân)
Trâu, bò
Heo

Thành phần mêtan
(% thể tích)

260 – 280

50 – 60


561

-

(Nguồn: Dương Nguyên Khang, Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh)

b. Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật
Các nguyên liệu thực vật gồm lá cây và cây thân thảo như phụ phẩm cây
trồng (rơm, rạ, than lá ngô, khoai, đậu,…), rác sinh hoạt hữu cơ (rau, quả,
lương thực bỏ đi…) và các loại cây xanh hoang dại (rong, bèo, các cây phân
xanh…). Gỗ và thân cây già rất khó phân giải nên không thể dùng là nguyên
liệu được. Nguyên liệu thực vật thường có lớp vỏ cứng rất khó phân giải. Để
quá trình phân giải kỵ khí diễn ra được thuận lợi, người ta thường phải xử lý
sơ bộ ( cắt nhỏ, đặp dập, ủ hiếu khí), trước khi nạp chúng vào thiết bị KSH để
phá vỏ cứng và tăng diện tích tiếp xúc cho vi khuẩn tấn công.
Thời gian phân giải của nguyên liệu thực vật thường dài hơn so với chất
thải động vật. Do vậy nguyên liệu thực vật nên được sử dụng theo cách nạp
từng mẻ, mỗi mẻ kéo dài từ 3-6 tháng.
c. Sản lượng khí thực tế của các loại nguyên liệu
Trong thực tế, sản lượng khí thu được lên men nguyên liệu trong các
thiết bị KSH thường thấp hơn so với lý thuyết vì chúng được phân giải trong
một thời gian nhất định và chưa phân giải hoàn toàn.

10


Trên thực tế, sản lượng khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy vậy để sơ bộ
tính được lượng khí sẽ có đối với các thiết bị KSH thông thường, chúng ta có
thể tham khảo bảng sau:
Bảng 2.3. Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp

Lượng thải
hàng ngày

Loại
Nguy
ên
liệu

Hàm lượng
chất khô (%)

Tỷ lệ cacbon/nitơ
(C/N0

(kg/ đầu động
vật)

Hiệu suất sinh
khí
(lít/kg/ngày)

Phân:


15,00 – 20,00

18,00 – 20,00

24,00 -25,00


15,00 -32,00

Trâu

18,00 – 25,00

16,00 – 18,00

24,00 –25,00

15,00 – 32,00

Lợn

1,20 – 4,00

24,00 – 33,00

12,00 –13,00

40,00 – 60,00

Gia
cầm

0,02 – 0,05

25,00 – 50,00

5,00 – 15,00


50,00 – 60,00

Người

0,18 – 0,34

20,00 – 34,00

2,90 – 10,00

60,00 – 70,00

4,00 – 6,00

12,00 –25,00

0,30 – 0,50

80,00 – 85,00

48,00 -117,00

1,50 – 2,00

Thực vật:
Bèo
tây
tươi
Rơm,

rạ khô

Nguồn: tài liệu tập huấn cho kĩ thuật viên về khí sinh học, 2011

Sản lượng khí thu được đối với phân được nạp liên tục hằng ngày và
nguyên liệu thực vật đực nạp từng mẻ.
Về mùa Hè, sản lượng cao hơn so với mùa Đông. Ở miền Nam sản lượng
cao hơn ở miền Bắc.

11


Bảng 2.4 Khả năng cho phân và thành phần hóa học của phân gia súc, gia
cầm.
Khả năng cho
phân

Vật
nuôi

500kg vật nuôi/
ngày

Bò sữa

Thể
tích

Trọng
lượng

tươi (kg)

Thành phần hóa học (% khối lượng phân
tươi)

Chất tan
dễ tiêu

Ni tơ

Phót
pho

Tỷ lệ C/N

(m3)
Bò thịt

0,038

38,500

7,980

0,380

0,100

20,000-25,000


Bò sữa

0,038

41,700

9,330

0,700

0,200

20,000-25,000

Lợn

0,028

28,400

7,020

0,830

0,470

20,000-25,000

Trâu




6,780

10,20

0,310





Gia
cầm

0,028

31,300

16,800

1,200

1,200

7,000-15,000

Nguyên liệu dùng để lên men tạo khí sinh học rất phong phú, đa dạng và
trước khi sử dụng cần phải chọn lọc kỹ, xử lý sao cho phù hợp với yêu cầu và
chất lượng: giàu cellulose, ít ligin, NH4+ ban đầu khoảng 200mg/l, tỷ lệ

cacbon/ nitơ: 20/30, nguyên liệu phải được hòa trong nước,..
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của các loại phân đến sản lượng và thành phần của khí
thu được.
Nguyên liệu

Sản lượng khí

Hàm lượng CH4

m3/ kg phân khô

Thời gian lên
men ( ngày)

Phân bò

1,11

57,00

10

Phân gia cầm

0,56

69,00

9


Phân lợn

0,31

60,00

30

Phân gà

1,02

68,00

20

Phân người

0,38



21

2.1.1.9 Cơ sở lí thuyết công nghệ biogas và vai trò của biogas
* Cơ sở lí thuyết công nghệ biogas
Dựa vào các vi khuẩn yếm khí để lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu
cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: H2, H2S, CH4, C2H2,..trong đó
CH4 là sản phẩm khí chủ yếu ( men còn gọi là quá trình lên men tạo Metan).


12


Quá trình lên men Metan có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 biến đổi chất hữu cơ
phức tập thành chất hữu cơ đơn giản, giai đoạn 2 hình thành axit, giai đoạn 3
hình thành khí metan.
* Vai trò của biogas
Nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt gia đình là
các hợp chất hữu cơ phân tử lớn. Các chất này trong điều kiện nóng ẩm sẽ bị
phân hóa sinh ra năng lượng và các chất hữu cơ phân tử nhỏ hoặc các chất vô
cơ. Trong điều kiện tự nhiên không được kiểm soát và tập trung thì quá trình
này sẽ làm ô nhiễm môi trường từ đó tác động và ảnh hưởng trực tiếp vào quá
trình trao đổi chất dinh dưỡng để hấp thụ hơn cho cây trồng và vật nuôi, làm
nguyên liệu cho chu trình sản xuất khép kín tiếp theo trong hệ sinh thái VAC.
Để tìm một giải pháp hợp lí và bền vững trong việc xử lí chất thải chăn nuôi
cũng như chất thải sinh hoạt thì việc ứng dụng công nghệ biogas là biện pháp
tích cực trong giai đoạn hiện nay, đối với khu vực địa bàn nông thôn nhằm
giải quyết các vấn đề sau:
 Tạo nguồn năng lượng tái sinh và sạch phục vụ đời sống con người.
 Giữ gìn và bảo vệ môi trường vệ sinh trong sạch trong các khu vực
công đồng nông thôn qua đó góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ
sức khỏe toàn xã hội thông qua giảm ô nhiễm môi trường sản xuất, cung cấp
sản phẩm nông nghiệp sạch.
 Tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua việc giảm chi phí về nhu
cầu chất đốt phục vụ sinh hoạt.
 Mùn bã của túi ủ cung cấp nguồn phân hữu cơ sinh học, giảm sử dụng
phân hóa học, qua đó giảm bớt sự thoái hóa và cải thiện đất trồng, nâng cao
năng suất cây trồng.
 Nước thải sau khi qua túi ủ biogas có thể sử dụng dễ dàng và hiệu quả
trong mô hình V.A.C.B: làm thức ăn cho cá sặc rằn, cá rô phi,... Ngoài ra,

nước thải còn được dùng để nuôi tảo, bèo làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
 Hỗ trợ phát triển chăn nuôi tốt hơn, tạo điều kiện nâng cao mức sống và
tiếp cận điều kiện văn minh đô thị cho người nông thôn trong việc cải tạo hố
xí gia đình, sử dụng KSH vào việc nội trợ.
 Giảm sức lao động của phụ nữ trong việc nội trợ.

13


2.1.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khí sinh học

2.1.2.1 Đầu vào hệ thống
Theo Trần Yêm (2004) Đầu vào của hệ thống sản xuất khí sinh học bao
gồm phân tươi, nước giải, nước trộn có thể cả rác hữu cơ. Nếu không duy trì
sự ổn định về lượng vật chất nói trên sẽ ảnh hưởng đến khối lượng khí sinh ra
và các hoạt động phân hủy của vi sinh vật trong bể phôi.
2.1.2.2 Mức độ kỵ khí
Theo Nguyễn Quang Khải (2002): KSH được sinh ra do hoạt động của
nhiều VSV, trong đó các vi khuẩn sinh mêtan là quan trọng nhất. Những vi
khuẩn này chỉ sống trong môi trường tuyệt đối không có oxy (kỵ khí bắt
buộc). Vì vậy, đảm bảo cho môi trường tuyệt đối kỵ khí là một yếu tố quan
trọng đầu tiên.
2.1.2.3 Nhiệt độ
Nguyễn Quang Khải (2002) cho rằng: Hoạt động của vi khuẩn sinh
metan chịu ảnh hưởng rất mạnh của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện tự
nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất đối với chúng là 30-400C. Nhiệt độ thấp hoặc
thay đổi đột ngột đều làm cho quá trình sinh metan yếu đi. Nhiệt độ môi
trường phân hủy xuống dưới 100C thì quá trình phân hủy gần như ngừng lại.

Vì vậy, ở những vùng lạnh cần phải đảm bảo cách nhiệt tốt để giữ ấm cho thiết
bị. Xây dựng công trình ngầm dưới đất là biện pháp tốt để giữ ổn định nhiệt độ
cho môi trường phân hủy.
2.1.2.4 Độ pH
Theo Nguyễn Quang Khải (2002): Độ pH tối ưu cho hoạt động của vi
khuẩn là 6,8-7,5 tương ứng với môi trường hơi kiềm. Tuy nhiên, vi khuẩn sinh
metan vẫn có thể hoạt động trong giới hạn độ pH từ 6,5-8,5.
2.1.2.5 Đặc tính của nguyên liệu
Theo tài liệu tập huấn cho kỹ thuật viên về KSH, 2011 do Cục chăn nuôi
– Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối hợp với Tổ chức phát triển Hà
Lan – SNV đặc tính của nguyên liệu bao gồm hàm lượng chất khô và tỷ lệ
C/N (cácbon/nitơ)
 Hàm lượng chất khô: Khi ta sấy khô nguyên liệu, nước sẽ bay hơi hết và
còn lại phần chất khô của nguyên liệu. Hàm lượng chất khô là tỷ lệ giữa trọng
lượng chất khô và tổng trọng lượng của nguyên liệu, thường được biểu thị
bằng phần trăm. Quá trình phân giải sinh khí mê-tan xảy ra thuận lợi nhất khi
nguyên liệu có hàm lượng chất khô tối ưu vào khoảng 7-9% đối với chất thải
14


×