Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái ở vườn quốc gia tràm chim huyện tam nông – tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ NGÔ NHƯ TUYỀN

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
DU LỊCH ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI Ở
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ NGÔ NHƯ TUYỀN
MSSV: 4115272

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH
DU LỊCH ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI Ở
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM
HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:


NGÔ THỊ THANH TRÚC

Tháng 12- 2014



LỜI CẢM TẠ
Qua ba năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em xin chân thành biết ơn
quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng và quý thầy cô của
trường Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý giá
cho em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, em chân thành cám ơn
cô Ngô Thị Thanh Trúc đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin cảm ơn rất nhiều về sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và
các anh chị tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã cung cấp nhiều tài liệu và kiến thức
quan trọng cho em trong thời gian thực tập.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn
sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý Thầy/Cô và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
cô Ngô Thị Thanh Trúc, và các cô, chú, anh chị tại vườn quốc gia Tràm Chim
nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Lê Ngô Như Tuyền

i



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực và đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

Lê Ngô Như Tuyền

ii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………………………………….1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………….2

1.2.1

Mục tiêu chung............................................................................................ 2

1.2.2


Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2

1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………………………

2

1.3.1

Không gian .................................................................................................. 2

1.3.2

Thời gian ..................................................................................................... 2

1.3.3

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2

CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 3
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………. ……3

2.1.1

Khái niệm du lịch ........................................................................................ 3


2.1.2

Khái niệm du lịch sinh thái ......................................................................... 3

2.1.3

Khái niệm du lịch bền vững ........................................................................ 4

2.1.4

Khái niệm du lịch sinh thái bền vững ......................................................... 5

2.1.5

Khái niệm mức độ hài lòng ......................................................................... 5

2.1.6
Một số mô hình thường được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng ................................................................................................................ 6
2.1.6.1

Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL ................................................ 6

2.1.6.2

Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF................................................. 7

2.2


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………….........8

2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 8

2.2.2

Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 11

2.2.2.1

Phương pháp đồ thị ............................................................................... 11

2.2.2.2

Phương pháp sử dụng số tương đối ...................................................... 11

2.2.2.3

Phương pháp sử dụng số trung bình ..................................................... 11

2.2.2.4

Phương pháp phân tích nhân tố (EFA) ................................................. 12

2.2.3

Đề xuất mô hình nghiên cứu ..................................................................... 13


CHƯƠNG 3 .................................................................................................................... 15
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA ................................................... 15
TRÀM CHIM HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH ĐỒNG THÁP ....................................... 15
iii


3.1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM………..15

3.2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM………………………………………………..15
3.2.1

Vị trí địa lý ................................................................................................ 15

3.2.2

Địa hình, thổ nhưỡng ................................................................................ 16

3.2.3

Khí hậu ...................................................................................................... 16

3.2.4

Thủy văn.................................................................................................... 17

3.2.5


Sinh vật ..................................................................................................... 17

3.2.5.1 Đặc điểm quần xã hệ thực vật và rừng tràm ............................................... 17
3.2.5.2 Đặc điểm về động vật hoang dã .................................................................. 19
3.3
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM
CHIM…………………………………………………………………………........19
3.3.1

Tình hình dân số ........................................................................................ 19

3.3.2
Hiện trạng các hộ nghèo ở 5 xã và thị trấn giáp ranh vườn quốc gia Tràm
Chim………………. ............................................................................................... 20
3.3.3
3.4

Công tác quốc phòng, an ninh ................................................................... 20

BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM ........................ 21

CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 23
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA ....................................... 23
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM................................................................................. 23
4.1
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG…………………………………………………………………… ….23
4.1.1
Những điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu

Long…………… .................................................................................................... 23
4.1.2
Những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Đồng bằng sông Cửu
Long………… ........................................................................................................ 25
4.2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN
QUỐC GIA TRÀM CHIM……………………………………………………. ….26
4.2.1

Số lượng khách du lịch đến tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim..... 27

4.2.2

Doanh thu từ du lịch sinh thái của vườn quốc gia Tràm Chim ................. 30

4.2.3

Đầu tư phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim ............ 31

4.2.3.1

Cơ sở vật chất ........................................................................................ 31

4.2.3.2

Các loại hình du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim ............................. 31

CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 36
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA ...................................................................................... 36

TRÀM CHIM .................................................................................................................. 36
5.1

ĐẶC ĐIỂM CỦA CỦA KHÁCH DU LỊCH………………………. …..36

iv


5.2
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM…... …………..45
5.3
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI
TỪNG NHÓM NHÂN TỐ…………………………………………………………49
5.3.1
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với điều kiện cơ sở vật chất tại
vườn quốc gia Tràm Chim ...................................................................................... 49
5.3.2
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với kỹ năng quản lí của vườn
quốc gia Tràm Chim để phục vụ cho du lịch sinh thái............................................ 50
5.3.3
Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với điều kiện tự nhiên của vườn
quốc gia Tràm Chim để phục vụ cho du lịch sinh thái............................................ 51
CHƯƠNG 6 .................................................................................................................... 52
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA TRÀM
CHIM .............................................................................................................................. 52
6.1
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN
VIÊN…………………………………………………………………………... …..53
6.2


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CƠ SỞ VẬT CHẤT…………………… …..54

6.3
GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH TRONG HOẠT ĐỘNG
MARKETING………………………………………………………………… ….55
6.3.1

Chính sách sản phẩm ................................................................................. 55

6.3.2

Chính sách giá ........................................................................................... 56

6.3.3

Chính sách xúc tiến .................................................................................. 57

CHƯƠNG 7 .................................................................................................................... 58
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 58
7.1

KẾT LUẬN………………………………………………………… …..58

7.2

KIẾN NGHỊ………………………………………………………... …..59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 61


v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Bảng số liệu thứ cấp và nguồn số liệu thứ cấp ......................................... 8
Bảng 2.2 Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo .......................................................... 10
Bảng 2.3 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng ................. 12
Bảng 3.1 Hiện trạng dân số năm 2011 của các đơn vị hành chính giáp ranh vườn
quốc gia Tràm Chim ............................................................................................... 20
Bảng 4.1 Thống kê số lượng khách đến tham quan vườn quốc gia Tràm Chim từ
năm 2007 – 2013..................................................................................................... 27
Bảng 4.2 Doanh thu từ du lịch sinh thái của vườn quốc gia Tràm Chim từ năm
2007-2013 ............................................................................................................... 30
Bảng 5.1 Độ tuổi của du khách ............................................................................... 36
Bảng 5.2 Thu nhập bình quân hàng tháng của du khách ........................................ 38
Bảng 5.3 Lý do biết đến du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim của
du khách .................................................................................................................. 39
Bảng 5.4 Mục đích đến tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim của du
khách ....................................................................................................................... 40
Bảng 5.5 Các hoạt động mà du khách muốn tham gia khi đến vườn quốc gia Tràm
Chim........................................................................................................................ 41
Bảng 5.6 Số lần đến tham quan vườn quốc gia Tràm Chim của du khách ............ 42
Bảng 5.7 Thời gian lưu lại tại vườn quốc gia Tràm Chim của du khách ............... 42
Bảng 5.8 Hình thức đến tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim ........................ 42
Bảng 5.9 Chi phí khi du lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim .................................. 43
Bảng 5.9 Quyết định quay lại vườn quốc gia Tràm Chim của du khách ............... 43
Bảng 5.11 Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tại vườn quốc
gia Tràm Chim. ....................................................................................................... 44
Bảng 5.12 KMO và kiểm định Bartlett ................................................................... 45

Bảng 5.13 Ma trận xoay nhân tố ............................................................................. 46
Bảng 5.14 Ma trận hệ số các nhân tố ...................................................................... 47
vi


Bảng 5.15 Tính trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng ........................................................................................................................ 48
Bảng 5.16 Nhân tố điều kiện cơ sở vật chất của vườn quốc gia Tràm Chim ......... 49
Bảng 5.17 Nhân tố về kỹ năng quản lý của vườn quốc gia Tràm Chim ................ 50
Bảng 5.18 Nhân tố về điều kiện tự nhiên của vườn quốc gia Tràm Chim ............. 50
Bảng 6.1 Tóm tắt một số vấn đề và giải pháp ........................................................ 52

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ vườn quốc gia Tràm Chim ....................................................... 9
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp .................... 16
Hình 3.2 Một số hình ảnh quần xã thực vật ở Vườn quốc gia
Tràm Chim ...................................................................................................... 18
Hình 3.3 Sếu đầu đỏ-động vật đặc trưng của vườn quốc gia Tràm Chim ....... 19
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức vườn quốc gia Tràm Chim......................................... 21
Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng của tổng số khách đến tham quan tại
vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 2007-2013 ................................................ 28
Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng của khách trong nước và khách quốc tế đến tham
quan tại vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 2007-2013 .................................. 29
Hình 4.3 Tỷ trọng khách trong nước và khách quốc tế đến tham quan tại vườn
quốc gia Tràm Chim từ năm 2007-2013.......................................................... 30
Hình 4.4 Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ du lịch sinh thái của vườn quốc gia

Tràm Chim từ năm 2007-2013 ........................................................................ 31
Hình 5.1 Độ tuổi của du khách ....................................................................... 36
Hình 5.2 Giới tính của du khách ...................................................................... 37
Hình 5.3 Trình độ học vấn của du khách ......................................................... 38
Hình 5.4 Nghề nghiệp của du khách ................................................................ 38
Hình 5.5 Thu nhập bình quân hàng tháng của du khách ................................. 39

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vui chơi, giải trí của con người
ngày càng cao. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng, biển bạc là
một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Theo tổng cục du
lịch Việt Nam, năm 2013 tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 200 nghìn tỷ
đồng tăng 40 nghìn tỷ đồng so với năm 2012 tương đương với tốc độ tăng
trưởng 25% cho thấy dịch vụ du lịch đã đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế
quốc dân. Bên cạnh đó, vào tháng 02 năm 2013 quyết định số 231/QĐ-Ttg
Quyết định Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn
2013-2020 được ban hành đã đề ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
để đẩy mạnh phát triển du lịch của Việt Nam. Du lịch không chỉ là ngành kinh
tế quan trọng góp phần làm tăng trưởng thu nhập quốc dân mà còn là ngành
công nghiệp không khói giúp rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và bạn bè
quốc tế.
Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã mang đến bộ mặt

khác cho xã hội loài người. Các nhà cao tầng, khu công nghiệp mọc lên như
nấm; xe đạp dần được thay thế bằng xe máy và ô tô; máy móc, thiết bị hiện đại
thay thế cho lao động chân tay góp phần nâng cao hiệu quả công việc giúp con
người có thêm thời gian vui chơi, giải trí. Trước sự phát triển đó, con người lại
muốn quay về với nguồn cội, sống gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Họ thích
những nơi yên tĩnh, mát mẻ cùng những làn gió tự nhiên, ánh nắng ấm áp của
mặt trời vào những buổi bình minh và ánh chiều tà nhẹ nhàng khi hoàng hôn
buông xuống, những đêm trăng thanh gió mát hay cuộc sống dân dã bình dị
với canh chua, cá kho,… Biết được những nhu cầu đó nên loại hình du lịch
sinh thái đang được đầu tư và phát triển rộng rãi. Du lịch sinh thái đang là một
trong ba sản phẩm du lịch được yêu thích nhất hiện nay. Du lịch sinh thái đã
trở thành một phần quan trọng trong sự lựa chọn về nhu cầu nghỉ ngơi thư
giãn của con người.
Việt Nam với 30 vườn quốc gia trải dài từ bắc chí nam, nơi bảo tồn
những nguồn gen quý giá còn sót lại của một thời khai sinh mở cõi. Với mục
tiêu phát triển du lịch sinh thái để bảo tồn, năm 2003, vườn quốc gia Tràm
Chim đã mở cửa và đón chào khách đến tham quan, nghiên cứu. Vườn quốc
gia Tràm Chim là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ sinh thái đất ngập nước
của vùng Đồng Tháp Mười và là mảnh đất lành cho nhiều loài chim quý hiếm
đến cư ngụ và làm tổ, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Sau bao năm hoạt động, thương
1


hiệu vườn quốc gia Tràm Chim đã được nhiều người biết đến và vào tháng 10
năm 2014, hiệp hội du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã ra quyết định số
31/QĐ-CTHH quyết định công nhận vườn quốc gia Tràm Chim là điểm du
lịch tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long năm 2014.
Dù vườn quốc gia Tràm Chim có cảnh quan thiên nhiên đẹp đến đâu, đa
dạng sinh học nhiều bao nhiêu nhưng nếu muốn phát triển du lịch sinh thái mà
không quan tâm đến nhân tố khách hàng thì không được. Sự hài lòng của du

khách đóng góp một phần rất lớn trong mục tiêu phát triển du lịch để bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đánh giá
mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái tại vườn quốc
gia Tràm Chim, huyện Tam Nông-tỉnh Đồng Tháp” để từ đó xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách. Trên cơ sở đó đề ra các
giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch cũng như góp phần thúc đẩy
phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim trong thời gian tới.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh
thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông - tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Tràm Chim từ năm
2007 đến năm 2013.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái tại
Tràm Chim.
 Đề ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn cảnh
quan thiên nhiên và nâng cao đời sống người dân ở Tràm Chim.
1.3
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông,
tỉnh Đồng Tháp.
1.3.2 Thời gian
 Số liệu sơ cấp được thu thập từ ngày 15/10/2014 đến ngày 02/11/2014.
 Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2007 đến
năm 2013.
 Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 04/08/2014 đến ngày 01/12/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Khách du lịch đến tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim và hệ sinh

thái của vườn quốc gia Tràm Chim.
1.2

2


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm du lịch

Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International Union
of Official Travel Organisation), 1925 “Du lịch được hiểu là hoạt động du
hành đến nơi khác với địa điểm cư trú của mình nhằm mục đích không phải để
làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”.
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma-Itali (21/85/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến
lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.
Năm 1985, I.I Pirogionic đưa ra khái niệm “Du lịch là một dạng hoạt
động của cư dân trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm
thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức-văn hóa hoặc thể thao kèm
theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Theo pháp lênh du lịch, 1999 “Du lịch là hoạt động của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Theo luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định.”
2.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái
Theo Hector Ceballos-Lascurain - một nhà nghiên cứu tiên phong về du
lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau:
“Du lịch sinh thái là du lịch tiến vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô
nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng
ngoạn, trân trọng khung cảnh và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hoá
được khám phá trong những khu vực này”.
Năm 1998, L.Hens cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái. Theo ông,
“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi.
Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương”.

3


Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ,1998 thì “ Du lịch sinh thái là du
lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử
tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng
thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và
lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Bên cạnh đó theo Hiệp hội du lịch sinh thái Autralia, “Du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và định hướng về môi trường tự nhiên
và nhân văn, được quản lí một cách bền vững và có lợi cho sinh thái”.
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “ Xây dựng chiến lược phát triển du
lịch sinh thái ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về
du lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên

và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “Du
lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm
đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn,
thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là
hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới
thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo
vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Theo luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, “Du lịch sinh thái là hình thức du
lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Ngoài ra theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism
society) thì “du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên
là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
2.1.3 Khái niệm du lịch bền vững
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC (World Travel and
Tourism Council),1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của du khách vùng du lịch mà vẫn bảo đảm nhứng khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, “Du lịch sinh thái là hình thức du
lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia
của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

4



2.1.4

Khái niệm du lịch sinh thái bền vững

Theo Lê Huy Bá, 2009 “Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các
hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và
người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”
2.1.5

Khái niệm mức độ hài lòng

Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng của khách hàng.
Theo Kotler và Keller , 2006, sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm
giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so
với mong đợi của người đó, gồm ba cấp độ sau: Nếu nhận thức của khách
hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn. Nếu nhận
thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn. Nếu nhận thức lớn hơn
kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú.
Theo Kano, 1984, mỗi khách hàng đều có ba cấp độ nhu cầu: nhu cầu cơ
bản, nhu cầu biểu hiện, nhu cầu tiềm ẩn.
 Nhu cầu cơ bản: không bao giờ được biểu lộ, nếu đáp ứng loại nhu cầu
này sẽ không mang đến sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên, nếu ngược lại
khách hàng sẽ không hài lòng.
 Nhu cầu biểu hiện: là nhu cầu mà khách hàng biểu lộ sự mong muốn,
chờ đợi đạt được. Theo ông, giữa sự hài lòng của khách hàng và sự đáp ứng
được nhu cầu này có mối quan hệ tuyến tính.
 Nhu cầu tiềm ẩn: đây là loại nhu cầu mà khách hàng không đòi hỏi, tuy
nhiên nếu có sự đáp ứng từ phía nhà cung ứng dịch vụ thì sự hài lòng khách
hàng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, còn một lý thuyết thông dụng khác để xem xét sự hài lòng của
khách hàng là lý thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận”. Lý thuyết được phát triển bởi
Oliver, 1980 và được dùng để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với
chất lượng của các dịch vụ hay sản phẩm của một tổ chức. Lý thuyết đó bao
gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ
vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm.
Theo lý thuyết này có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình như
sau: (1) Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ
vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có
thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua. (2) Sau đó, việc
mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu
năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng. (3) Sự thỏa mãn của khách
5


hàng chính là kết quả của sự so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa
những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ và những gì mà họ đã nhận
được sau khi đã sử dụng nó và sẽ có ba trường hợp: Kỳ vọng của khách hàng
là: Được xác nhận nếu hiệu quả của dịch vụ đó hoàn toàn trùng với kỳ vọng
của khách hàng; Sẽ thất vọng nếu hiệu quả dịch vụ không phù hợp với kỳ
vọng, mong đợi của khách hàng; Sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm
nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ
mong đợi, kỳ vọng trước khi mua dịch vụ.
Từ việc phân tích ý kiến của các chuyên gia cho thấy sự hài lòng khách
hàng có vai trò tác động đối với mục tiêu, chiến lược phát triển của tổ chức,
doanh nghiệp. Việc thỏa mãn khách hàng trở thành một mục tiêu quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành, nâng cao
năng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp. Khách hàng được thỏa mãn là
một yếu tố quan trọng để duy trì được thành công lâu dài trong kinh doanh và
các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng

(Zeithaml và ctg, 1996).
2.1.6 Một số mô hình thường được sử dụng để đánh giá mức độ
hài lòng của khách hàng
2.1.6.1 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Dựa vào mô hình của Gronroos,1984, Parasuraman,1985 và các cộng sự
đã giới thiệu thang đo SERVQUAL gồm 10 thành phần: (1) Phương tiện hữu
hình; (2) Tin cậy; (3) Đáp ứng; (4) Năng lực phục vụ; (5) Tiếp cận; (6) Ân
cần; (7) Thông tin; (8) Tín nhiệm; (9) An toàn; (10) Thấu hiểu. Thang đo này
bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ, tuy nhiên thang đo cho thấy có sự
phức tạp trong đo lường, không đạt giá trị phân biệt trong một số trường hợp.
Do đó, các nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo SERVQUAL gồm 5 thành
phần với 20 biến quan sát, cụ thể các thành phần như sau:
1. Phương tiện hữu hình (Tangibles): sự thể hiện bên ngoài của cơ sở vật
chất, thiết bị, nhân viên và vật liệu, công cụ thông tin.
2. Tin cậy (Reliability): khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và chính xác
với những gì đã cam kết, hứa hẹn.
3. Đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ
khách hàng một cách kịp thời.
4. Năng lực phục vụ (Assurance): kiến thức, chuyên môn và phong cách
lịch lãm của nhân viên phục vụ; khả năng làm cho khách hàng tin tưởng.

6


5. Cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng cá nhân
khách hàng.
Trên thực tế, đo lường SERVQUAL gồm ba phân đoạn. Hai phân đoạn
đầu, mỗi phân đoạn là 22 biến quan sát đo lường chất lượng dịch vụ mà khách
hàng kỳ vọng và thực tế cảm nhận được. Các biến dùng thang Likert 7 điểm.
Sai biệt (cảm nhận trừ kỳ vọng) của đánh giá biểu thị chất lượng dịch vụ. Mô

hình đo lường này được gọi là phi khẳng định (disconfirmation model). Phân
đoạn thứ 3 yêu cầu khách hàng đánh giá mức độ quan trọng của 5 thành phần.
Sau nhiều nghiên cứu kiểm định cũng như ứng dụng, SERVQUAL được
thừa nhận như một thang đo có giá trị lý thuyết cũng như thực tiễn. Tuy vậy,
vẫn còn nhiều tranh luận, phê phán, đặt vấn đề về thang đo này, nhất là về tính
tổng quát và hiệu lực đo lường chất lượng. Một điều nữa có thể thấy là thủ tục
đo lường SERVQUAL khá dài dòng. Do vậy, đã xuất hiện một biến thể của
SERVQUAL là SERVPERF.
2.1.6.2 Mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF
Trên cơ sở mô hình SERVQUAL của Parasuraman, Corin và Taylor,
1992 đã cải biên và xây dựng mô hình SERVPERF, một biến thể của
SERVQUAL. Theo mô hình SERVPERF thì: Chất lượng dịch vụ = Mức độ
cảm nhận (thay vì đo cả chất lượng cảm nhận lẫn kỳ vọng như SERVQUAL).
Tác giả cho rằng chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất bởi chất lượng
cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng, cũng như đánh giá trọng số
của 5 thành phần. Kết luận này đã nhận được sự đồng tình bởi các nghiên cứu
của Lee và cộng sự , 2000; Brady và cộng sự , 2002. Do có xuất xứ từ thang
đo SERVQUAL, các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF
này giữ như SERVQUAL. Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm
nhận (perception model).
Bộ thang đo SERVPERF cũng có 22 phát biểu với 05 thành phần cơ bản
tương tự như phần hỏi về cảm nhận của khách hàng trong mô hình
SERVQUAL, tuy nhiên bỏ qua phần hỏi về kỳ vọng, năm thành phần cơ bản,
đó là:
 Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp
và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên.
 Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của
nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
 Năng lực phục vụ (assurance) thể hiện qua trình độ chuyên môn và
cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.


7


 Sự cảm thông (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ñến từng cá
nhân, khách hàng.
 Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục
của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
Tóm lại, các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ trên đều có ưu và
nhược điểm riêng. Đối với mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL và mô
hình SERVPREF thường được sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ, đánh
giá sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực kinh tế.
2.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập báo, internet, các báo cáo, ý kiến chuyên
gia và các nguồn cơ sở dữ liệu có liên quan.
Bảng 2.1: Bảng số liệu thứ cấp và nguồn số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp

Nguồn

Lịch sử hình thành vườn Cổng thông tin điện tử vườn quốc gia Tràm Chim
quốc gia Tràm Chim.
/>Điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội của vườn

quốc gia Tràm Chim.

Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2013-2020.

Thực trạng du lịch sinh
thái tại vườn quốc gia
Tràm Chim

Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường vườn quốc
gia Tràm Chim.

Thực trạng du lịch đồng
bằng sông Cửu Long.

Sưu tầm từ các trang báo mạng như: baotintuc.vn,
vietbao.vn, và các trang du lịch như:
dulichhoanggia.com.vn, Vietnamtuorism,gov.vn,…

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory
Factor Analysis (EFA) để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim.
Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397-398, kích thước mẫu trong
EFA thường theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Kích thước mẫu tối thiểu.
+ Số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.

8





Kích thước mẫu:
+ Tối thiểu là 50.
+ Tốt nhất là hơn 100.
+ Tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1.

Số mẫu được lấy dựa trên công thức:
Số mẫu = số biến*5 + số mẫu tối thiểu
Số mẫu cần thu = 19*5+50=145 (mẫu)
Do điều kiện về thời gian và khó khăn kinh tế nên chỉ thu được 100 mẫu
đại diện.
Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích là 7.313 ha chia làm 5 phân
khu A1-A5 trong đó: A1 (4942,8 ha), A2 (1122,7 ha), A3 (44,5 ha), A4 (731,9
ha), A5 (440,5 ha) và khu C (Khu hành chính dịch vụ (30,6 ha). Số liệu sơ cấp
được thu thập tại khu A1-nơi được đưa vào khai thác du lịch ở vườn quốc gia
Tràm Chim. Tại khu A1 có 4 tuyến du lịch được khai thác là tuyến 1, tuyến 2,
tuyến 3 và tuyến 5.

Hình 2.1 Sơ đồ vườn quốc gia Tràm Chim
Nguồn: Vườn quốc gia Tràm Chim

9


Số liệu sơ cấp thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp phi xác suất (lấy mẫu thuận
tiện). Người phỏng vấn đứng tại bến tàu chờ khách sau khi hoàn thành tuyến
du lịch du lịch của mình sẽ chọn ngẫu nhiên một khách trong mỗi đoàn đi
tham quan để phát phiếu khảo sát về mức độ hài lòng của du khách khi đi du

lịch tại vườn quốc gia Tràm Chim. Dựa vào những thông tin thu được từ phiếu
khảo sát, người phỏng vấn tiến hành nghiên cứu, phân tích để hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Mô tả bảng câu hỏi phỏng vấn: bảng câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục 1)
gồm 18 câu hỏi theo cấu trúc sau:
Phần 1: Những thông tin cơ bản về đáp viên (tên, tuổi, địa chỉ, giới tính,
trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập bình quân hàng tháng).
Phần 2: Những câu hỏi khảo sát lấy ý kiến từ khách du lịch (mục đích
đến Tràm Chim, đến Tràm Chim với hình thức gì, chi phí bỏ ra cho chuyến du
lịch,…). Ngoài ra tại đây có đưa ra bảng đánh giá mức độ hài lòng của du
khách gồm 19 biến được đánh giá dựa trên thang đo khoảng 10 mức độ thông
qua hình thức cho điểm về các yếu tố đã được đưa ra.
Bảng 2.2 Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo
Phần 1: Thông tin về đáp viên
Phần 2: Câu hỏi khảo sát
1

Câu hỏi lấy ý kiến

2

Đánh gia mức độ hài lòng của du khách

STT

Tiêu chí đánh giá

Số biến quan sát

Thang đo


1

Cảnh quan thiên nhiên

3

Khoảng (cho điểm từ 1-10)

2

Cơ sở vật chất

8

Khoảng (cho điểm từ 1-10)

3

Phương thức tổ chức

3

Khoảng (cho điểm từ 1-10)

4

Năng lực phục vụ của
nhân viên


2

Khoảng (cho điểm từ 1-10)

5

An ninh, an toàn

3

Khoảng (cho điểm từ 1-10)

10


2.2.2

Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp đồ thị
- Sử dụng biểu đồ diện tích (biểu đồ tròn) để thể hiện cơ cấu, biến động
cơ cấu kết hợp thay đổi mức độ của tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thu nhập bình quân hàng tháng của đáp viên.
- Sử dụng đồ thị đường gấp khúc để thể hiện tốc độ tăng trưởng của
doanh thu, tổng lượng khách, số khách trong nước và quốc tế đến tham quan
tại vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 2007-2013. Ngoài ra, sử dụng đồ thị
đường gấp khúc để diễn tả tỷ trọng khách trong nước và quốc tế đến tham
quan tại vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 2007-2013.
2.2.2.2 Phương pháp sử dụng số tương đối
Sử dụng số tương đối động thái để phản ánh tốc độ tăng trưởng liên hoàn

từ năm 2007-2013 của doanh thu, tổng lượng khách, số khách trong nước và
quốc tế đến tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim.
Số tương đối động thái =

𝑦1
𝑦0

Với Y1: số tuyệt đối ở kỳ nghiên cứu
Y0: số tuyệt đối ở kỳ gốc liên hoàn (Y0 thay đổi theo kỳ nghiên cứu)
2.2.2.3 Phương pháp sử dụng số trung bình
Sử dụng số trung bình nhân để thể hiện tốc độ phát triển trung bình của
doanh thu từ năm 2012-2013 so với tốc độ phát triển trung bình của doanh thu
từ năm 2007-2011, và tốc độ phát triển trung bình của tổng lượng khách đến
tham quan tại vườn quốc gia Tràm Chim từ năm 2012-2013 so với năm 20072011.
𝑛
𝑋̅ = √𝑥1 ∗ 𝑥2 ∗ … ∗ 𝑥𝑛 =

Với 𝑋̅ : Số trung bình nhân
X1, x2, …, xn: Tốc độ phát triển liên hoàn
n: Số các tốc độ phát triển liên hoàn
y1: Số tuyệt đối ở kỳ cuối
y0: Số tuyệt đối ở kỳ gốc

11

𝑛

𝑦1

√𝑦0



2.2.2.4 Phương pháp phân tích nhân tố (EFA)
Xây dựng thang đo khoảng 10 mức độ từ 1(thấp nhất) đến 10 (cao nhất)
để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái ở vườn
quốc gia Tràm Chim từ Rất không hài lòng đến rất hài lòng.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n
= (10 -1) / 10 = 0,9
Bảng 2.3 Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Ý nghĩa

Giá trị trung bình
1,00 – 2,81

Rất không hài lòng

2,82 – 4,63

Không hài lòng

4,64 – 6,45

Bình thường

6,46 – 8,27

Hài lòng

8,28 – 10,00


Rất hài lòng

Mức độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ hài lòng về du lịch sinh thái của vườn quốc gia Tràm
Chim.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach’s
Alpha (Cronbach,1951): Hệ số Cronbach’s Alpha (𝛼) là hệ số tin cậy được sử
dụng kiểm định thang đo lường tương quan giữa các cặp biến quan sát.
Đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha :
+ 0,8 ≤𝛼 < 1,0: thang đo lường tốt
+ 0,7 ≤𝛼 < 0,8: thang đo sử dụng được
+ α ≥ 0,6: sử dụng được đối với khái niệm nghiên cứu mới
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Việc kiểm định độ tin cậy thang đo có thể xác định nhờ hệ số tương quan
biến tổng (Correted Item – Total Correclation) nhằm loại bỏ các biến rác khỏi
thang đo lường. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến
với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số
này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm
càng cao. Theo Nunnally và Bursterin (1994), các biến có hệ số tương quan
biến tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác.

12


Phương pháp phân tích yếu tố khám phá Exploratory Factor Analysis
(EFA). Mô hình phân tích nhân tố EFA được cho là phù hợp khi các tiêu
chuẩn sau đây được thỏa điều kiện:
+ Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): là những hệ số tương quan đơn
giữa các biến và các nhân tố. Hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3 được cho là phù

hợp với mô hình nghiên cứu.
+ Tính thích hợp của EFA (Kaiser – Meyer – Olkin): là chỉ số dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố nếu 0,5 ≤KMO≤1.
+ Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity): theo Hair và cộng
sự, 2006 thì kiểm định giả thuyết H0. Kiểm định này có ý nghĩa nếu bác bỏ giả
thuyết H0: đại lượng Chi-Square lớn, ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 0,05 thì phân
tích nhân tố thích hợp, còn nếu chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0: đại lượng
Chi-Square nhỏ, ý nghĩa thống kê lớn hơn 0,05 thì phân tích nhân tố có khả
năng không thích hợp.
+ Phương sai cộng dồn (Cumulative of variance): là phần trăm phương
sai toàn bộ được trích bởi các nhân tố, nghĩa là coi biến thiên 100% thì giá trị
này cho phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao
nhiêu %. Tiêu chuẩn để chấp nhân phân tích nhân tố có phương sai cộng dồn
lớn hơn 50% với Eigenvalue phải lớn hơn 1.
2.2.3

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF với 5 mức độ: sự tin
cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự cảm thông và phương tiện hữu hình kết
hợp với khảo sát, nghiên cứu thực địa, tôi xin đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

Y = f (F1, F2, F3, F4, F5)
Với
Y: Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sinh thái của
vườn quốc gia Tràm Chim.
F1: Nhóm yếu tố về cảnh quan thiên nhiên của vườn quốc gia như
cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của động thực vật và điều kiện môi trường
tự nhiên, khí hậu.
F2: Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất ở vườn quốc gia Tràm Chim như

nhà chờ, nhà ăn, phòng nghỉ, cửa hàng lưu niệm, bãi giữ xe, điều kiện sinh
13


hoạt (điện, nước, wifi, y tế,…), phương tiện giao thông trong vườn quốc gia và
phương tiện vui chơi, giải trí (đài quan sát, cần câu,…).
F3: Nhóm các yếu tố về phương thức tổ chức du lịch sinh thái của
vườn quốc gia Tràm Chim như phương thức tổ chức các tuyến tham quan,
phương thức liên kết tour và phương thức bố trí thời gian vui chơi, giải trí.
F4: Nhóm các yếu tố về năng lực phục vụ của nhân viên trong vườn
quốc gia Tràm Chim như sự chuyên nghiệp của hướng dẫn viên, nhân viên
phục vụ và sự nhiệt tình, kịp thời của nhân viên du lịch.
F5: Nhóm các yếu tố về anh ninh, an toàn khi tham quan du lịch tại
vườn quốc gia Tràm Chim như an ninh tại vườn quốc gia, an ninh tại địa
phương và du lịch an toàn.
Thông qua 5 yếu tố, tác giả đã đưa ra một thang đo chung để đánh giá
mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh thái của vườn quốc gia
Tràm Chim. Đó là sử dụng thang đo khoảng 10 mức độ thông qua sự cho điểm
từ 1 (thấp nhất) đến 10 (cao nhất) để thể hiện sự hài lòng của đáp viên về 5
yếu tố được nêu ở trên. Sau đó dùng sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với du lịch sinh thái của du
khách tại vườn quốc gia Tràm Chim và so sánh với mô hình đề xuất ở trên.

14


×