Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 96 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỦY YẾN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

01-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỦY YẾN
MSSV: 4115278

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐỖ THỊ HOÀI GIANG

01-2014


LỜI CẢM TẠ
Sau quá trình ba năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ và sau hơn 2
tháng thực tập tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh.
Được sự giúp đỡ của các Thầy Cô trong Khoa, Trường và các Cô, Chú, Anh,
Chị trong Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn
tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy Cô ở
Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt là
Cô Đỗ Thị Hoài Giang đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo để giúp tôi
hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận cho tôi thực tập và luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc
đến các anh, các chú trong Ban dự án xây dựng đã nhiệt tình chỉ dẫn, cũng như
sự hỗ trợ cung cấp những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
Kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều
thành công trong sự nghiệp giáo dục!
Kính chúc Ban lãnh đạo, các Cô Chú, Anh Chị tại Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương được nhiều sức khỏe và đạt được nhiều thắng lợi trong công tác cũng
như trong cuộc sống!
Xin chân thành cảm ơn!


Cần Thơ, ngày……tháng……năm……
Người thực hiện

Lê Thủy Yến

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày…..tháng…. Năm……..
Người thực hiện

Lê Thủy Yến

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Ngày…tháng… Năm…
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 3

1.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.4.1. Phạm vi về không gian ......................................................................... 3
1.4.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................. 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 3
1.5. Lược khảo tài liệu .................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 5
2.1. Cơ sở lý luận liên quan nước thải y tế ..................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm ...................................................................................... 5
2.1.2. Nguồn phát sinh và thành phần nước thải y tế ....................................... 6
2.1.3. Quy định xử lý nước thải y tế ............................................................... 8
2.1.4. Các công nghệ xử lý nước thải y tế ....................................................... 9
2.1.5. Tác hại của nước thải y tế ................................................................... 10
2.1.6. Các chỉ tiêu thường gặp trong đánh giá ô nhiễm nước thải .................. 12
2.1.7. Đặc tính của nước thải y tế ................................................................. 13
2.1.8. Giá trị tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế . 14
2.1.9. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải y tế ........................ 15
2.2. Các cơ sở lý luận liên quan đến đánh giá hiệu quả của dự án ................. 15
2.2.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả của dự án .......................................... 15
2.2.2. Hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường ............................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
VÀ DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ........ 22
3.1. Giới thiệu về Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ......................................... 22
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................ 22
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 23
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ...................................................................... 24
3.1.4. Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện ............................................ 25
3.1.5. Tình hình hoạt động y tế tại bệnh viện ................................................ 27
3.1.6. Các tác động môi trường do hoạt động của bệnh viện ......................... 28
3.1.7. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường tại bệnh viện ...................... 30


iv


3.2. Giới thiệu về dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương ...................................................................................... 32
3.2.1. Sự cần thiết đầu tư .............................................................................. 32
3.2.2. Vị trí ................................................................................................... 32
3.2.3. Mục tiêu đầu tư................................................................................... 32
3.2.4. Quy mô và công nghệ ......................................................................... 33
3.2.5. Kinh phí đầu tư và nguồn vốn ............................................................. 35
3.2.6. Tổ chức thực hiện ............................................................................... 36
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ
THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI
PHƯƠNG.................................................................................................... 37
4.1. Phân tích chi phí của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh
viện Nguyễn Tri Phương .............................................................................. 37
4.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu ........................................................................ 37
4.1.2. Chi phí vận hành................................................................................. 43
4.2. Phân tích lợi ích củadự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh
viện Nguyễn Tri Phương .............................................................................. 46
4.2.1. Lợi ích từ giảm đóng phí bảo vệ môi trường ....................................... 46
4.2.2. Lợi ích từ tái sử dụng nước sạch ......................................................... 48
4.2.3. Lợi ích từ giảm chi phí điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện ...................... 49
4.2.2. Lợi ích khác........................................................................................ 50
4.3. Phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh
viện Nguyễn Tri Phương .............................................................................. 52
4.3.1. Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ............................................. 52
4.3.2. Phân tích độ nhạy ............................................................................... 56
4.3.3. Nhận xét ............................................................................................. 66

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI
PHƯƠNG.................................................................................................... 68
5.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải tại
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ..................................................................... 68
5.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải cho các bệnh viện 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 72
6.1. Kết luận ................................................................................................. 72
6.2. Kiến nghị............................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 76
PHỤ LỤC.................................................................................................... 78

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải y tế đầu vào ........... 14
Bảng 2.2 Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải .................. 14
Bảng 3.1 Thống kê hoạt động y tế của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm
2011 và năm 2013 ....................................................................................... 28
Bảng 4.1 Tỷ trọng chi phí xây dựng ............................................................ 37
Bảng 4.2 Tỷ trọng chi phí máy móc, thiết bị ................................................ 40
Bảng 4.3 Tổng chi phí quản lý dự án ........................................................... 41
Bảng 4.4 Tổng chi phí đầu tư ban đầu ......................................................... 42
Bảng 4.5 Chi phí điện năng tiêu thụ của các máy xử lý nước thải ................ 44
Bảng 4.6 Tỷ trọng chi phí vận hành ............................................................. 45
Bảng 4.7 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra................... 46
Bảng 4.8 Tổng lợi ích của hệ thống trong một năm ..................................... 50
Bảng 4.9 Tỷ lệ suất chiết khấu và lạm phát từ năm 2002 đến năm 2012 ...... 54

Bảng 4.10 Dự đoán lợi ích – chi phí của hệ thống xử lý nước thải ............. 55
Bảng 4.11 Chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi suất chiết khấu ............................. 57
Bảng 4.12 Chỉ tiêu thay đổi khi giá nước tăng ............................................. 59
Bảng 4.13 Chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi vốn đầu tư .................................... 61
Bảng 4.14 Chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi thời gian sử dụng dự án ................ 63
Bảng 4.15 Chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi chi phí vận hành ........................... 64

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Nước thải y tế ảnh hưởng đến con người qua mạch nước ngầm ... 11
Hình 3.1 Vị trí của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trên bản đồ................... 22
Hình 3.2 Cổng trước Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ................................. 23
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ...................... 26
Hình 3.4 Xử lý sơ bộ các nguồn nước thải của hệ thống ............................. 34
Hình 3.5 Xử lý nước thải theo công nghệ sinh học ..................................... 35
Hình 3.6 Hệ thống xử lý nước thải trên bản vẽ ........................................... 36
Hình 4.1 Sự thay đổi NPV khi thay đổi suât chiết khấu thay đổi................. 58
Hình 4.2 Sự thay đổi NPV khi thay đổi vốn đầu tư ..................................... 62
Hình 4.3 Sự thay đổi NPV khi thay đổi thời gian sử dụng dự án ................. 63
Hình 4.4 Sự thay đổi NPV khi thay đổi chi phí vận hành ............................ 65

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Nghĩa tiếng anh

1
AAO
Anaerobic – Anoxic –Oxic
2
3
4
5
6
7
8
9

B/C
BOD
BV
CBA
COD
CTYT
CSYT
ODA

10
11
12
13
14

HTXLNT
IRR
NPV

TP
SS

Benefit cost ratio
Biochemical oxygen demad
Cost benefit analysis
Chemical oxygen demand

Official development
assistant
Internal rate of return
Net present value
Suspended solids

viii

Nghĩa tiếng việt
Yếm khí – thiếu khí – hiếu
khí
Tỷ lệ lợi ích chi phí
Nhu cầu ôxy sinh hóa
Bệnh viện
Phân tích chi phí lợi ích
Nhu cầu ôxy hóa học
Chất thải y tế
Cơ sở y tế
Vốn hỗ trợ phát triển
Hệ thống xử lý nước thải
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ
Giá trị hiện tại ròng

Thành phố
Chất rắn lơ lửng


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hệ thống các cơ sở y tế (CSYT) nước ta đã không ngừng được tăng
cường, mở rộng và ngày càng hoàn thiện chức năng của mình là chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng
được quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động
các hệ thống y tế đặc biệt là các bệnh viện (BV) đã thải ra môi trường một
lượng lớn các chất thải bỏ, bao gồm cả những chất thải nguy hại gây những
ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường Y tế (2013), cả nước có
khoảng 13.000 BV có giường bệnh và phòng khám tư nhân. Mỗi ngày, có
khoảng 30.000 m 3 – 100.000 m3 nước thải ra từ các CSYT ở các tuyến trung
ương, địa phương, nhưng trong đó chỉ có 65,30% BV, 50% cơ sở sản xuất
thuốc có hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT). Số CSYT còn lại đang xả thẳng
nguồn nước mang mầm bệnh chưa qua xử lý vào môi trường. Nước thải từ các
BV chưa qua xử lý là vấn đề gây bức xúc cho người dân vì nó gây ô nhiễm
nghiêm trọng nguồn nước, lâu ngày sẽ thẫm thấu vào mạch nước ngầm được
con người sử dụng trong sinh hoạt thường ngày. Nước thải từ BV mang theo
nhiều loại virút nguy hại như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, ecoli cùng
nhiều loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, virút bại liệt có khả năng xâm nhập
các loại thủy sản, vật nuôi, rau thủy canh. Bệnh tật sẽ tấn công con người khi
ăn phải các thực phẩm mang mầm bệnh này.
Tại những TP lớn như TP Hồ Chí Minh cùng với việc phát triển kinh tế
là vấn nạn ô nhiễm môi trường, ngoài phải đối mặt với nhiều vấn đề môi
trường như ô nhiễm khí thải, nước thải từ các hoạt động giao thông, nhà máy,

xí nghiệp, nước thải từ các BV cũng đang được chú trọng xử lý. Ngày
16/11/2010 thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh bắt đầu
đợt kiểm tra việc xử lý nước thải y tế tại 15 BV lớn trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh. Ghi nhận của lực lượng thanh tra cho thấy hệ thống xử lý nước thải
(HTXLNT) tại một số BV quá cũ, nước thải sau khi xử lý chưa đạt tiêu chuẩn
môi trường như BV Thống Nhất, BV Bưu Điện II, Cơ sở 4 – BV Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh, BV Nguyễn Tri Phương một số CSYT vẫn chưa có
HTXLNT như BV An Bình, BV Chợ Rẫy, BV 30/4, BV Răng Hàm Mặt
Trung Ương. Tiếp đó, theo Công văn số 1882/UBND-VX ngày 26/4/2012 của
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về việc xử lý nước thải y tế tại các BV trên
1


địa bàn TP, đến ngày 9/2012 nếu CSYT nào không có HTXLNT thì buộc tạm
đình chỉ hoạt động theo đúng quy định của Luật Môi trường cho đến khi có
đầy đủ HTXLNT đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi tường QCVN
28:2010/BTNMT, thì mới được tiếp tục cho phép hoạt động. Vì tính chất đặc
trưng của nước thải này độc hại hơn gấp nhiều lần so với các loại nước thải
khác, đe dọa đến sức khỏe người dân và môi trường.
Sau quyết định xử lý vi phạm đó, BV Nguyễn Tri Phương đã tích cực
triển khai nhiều hoạt động xử lý nước thải y tế với quy mô lớn, nhằm rút khỏi
danh sách CSYT gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau 7 tháng thi công
dự án xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương đi vào hoạt động từ
nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA – Nhật Bản. Song song đó những khoản chi
phí đầu tư, vận hành cho việc xử lý nước thải y tế là tương đối lớn. Để thấy rõ
thực trạng xử lý nước thải y tế và hiệu quả kinh tế – xã hội của việc xây dựng
HTXLNT mang lại, đề tài: “Phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ
thống xử lý nước thải y tế tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương” được thực
hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả của HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương sau đó đề ra
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường nhằm bảo vệ
sức khỏe cộng đồng và môi trường.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Mục tiêu 1: Phân tích chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành của dự
án xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương.
• Mục tiêu 2: Phân tích lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, lợi ích môi trường
của dự án xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương.
• Mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả của dự án xây dựng HTXLNT tại BV
Nguyễn Tri Phương dựa trên các chỉ tiêu kinh tế, phân tích độ nhạy.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Tình hình xử lý nước thải y tế tại BV Nguyễn Tri Phương như thế nào?
• Những chi phí nào khi xây dựng và vận hành HTXLNT tại BV Nguyễn
Tri Phương?
• Những lợi ích nào khi xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương
mang lại cho BV và xã hội?
2


• Tại sao đa số các BV ở Việt Nam chưa có HTXLNT hoặc HTXLNT
chưa đúng tiêu chuẩn?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi về thời gian
• Thời gian tiến hành thực hiện đề tài: Từ ngày 1/2014 đến 4/2014.
• Số liệu được thu thập phục vụ cho đề tài được BV Nguyễn Tri Phương
cung cấp từ năm 2010 đến năm 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Nước thải y tế tại BV Nguyễn Tri Phương.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Ngô Hưng Long, 2009. Đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế nguy
hại trên địa bàn Tỉnh Nam Định. Luận văn Đại học, Đại học kinh tế Quốc
Dân. Qua đề tài tác giả đã cho thấy hoạt động của lò đốt rác về lâu về dài là
một hướng đi đúng và có hiệu quả, đem lại lợi ích rõ rệt về môi trường mà
chúng ta không thể lường trước được.
• Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí
– lợi ích (CBA) bằng cách phân tích các chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng;
phân tích những lợi ích về sức khỏe và môi trường. Từ đó đánh giá hiệu quả
kinh tế – xã hội – môi trường của lò đốt rác Tỉnh Nam Định.
• Ưu điểm: Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chí phí
(CBA) một cách thật cụ thể, chi tiết qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
tế trong CBA như giá trị hiện tại ròng, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả
lò đốt rác Tỉnh Nam Định.
• Nhược điểm: Đề tài còn nhiều lợi ích xã hội chưa được lượng hóa,
những lợi ích xã hội khá phức tạp được tác giả lượng hóa mang tính chủ quan,
không chính xác. Bố cục đề tài trình bày dài dòng, không đi thẳng vào vấn đề,
những nội dung nghiên cứu chưa liên kết chặt chẽ.
Nguyễn Ngọc Thu An, 2006. Thực trạng và giải pháp xử lý nước thải y
tế tại Bệnh viện Nguyễn Trãi.Luận văn Đại học, Đại học Kinh tế TPHồ Chí
Minh. Qua đề tài cho thấy thực trạng cấp bách về xử lý CTYT nguy hại và hệ
thống xử lý nước thải khá cũ kỹ, quá tải từ đó tính toán, đưa ra những phương

3


án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sao cho mang lại hiệu quả kinh tế – môi
trường nhất.
• Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp phân tích chi phí

cố định trung bình (AFC) và chi phí biến đổi trung bình (AVC) sau đó so sánh
với tổng doanh thu của BV.
• Ưu điểm: Phương pháp nghiên cứu đơn giản, dễ hiểu. Đưa ra nhiều
phương án xây dựng hệ thống xử lý CTYT để so sánh, lựa chọn một phương
án hiệu quả nhất.
• Nhược điểm: Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu trên cơ sở
mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư, chưa chú trọng đến lợi ích môi
trường và sức khỏe cộng đồng.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC THẢI Y TẾ
2.1.1 Các khái niệm
Theo Chi cục bảo vệ môi trường (2013), những khái niệm về nước thải
như sau:
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi một chất
lại làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, nhiễm bẩn nguồn nước gây nguy
hại cho con người, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, các loại động
vật hoang dã có tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Nước thải: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được
tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá
trình đó.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là loại nước thải sinh ra từ các
hoạt động sinh hoạt của cộng đồng dân cư như khu đô thị, trung tâm thương
mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan công sở. Các thành phần ô nhiễm chính của
nước thải sinh hoạt là các chất nhu cầu sinh học (BOD), nhu cầu hóa học
(COD), nitơ, phốtpho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh

hoạt là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh có trong phân. Vi
sinh vật gây bệnh cho con người bao gồm các các nhóm chính là virút, vi
khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
Theo định nghĩa trong Quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế Việt Nam
(Ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007)
như sau:
Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các
CSYT bao gồm CTYT nguy hại và chất thải thông thường.
Chất thải y tế nguy hại: Là CTYT chứa các yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mũn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này
không được tiêu hủy an toàn.
Quản lý chất thải y tế: Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu
hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
5


Giảm thiểu chất thải y tế: Là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải CTYT, bao gồm: Giảm lượng CTYT tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có
thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và
phân loại chất thải chính xác.
Xử lý và tiêu hủy chất thải: Là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm
làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và
môi trường.
Theo Nguyễn Thị Thanh (2012) định nghĩa:
Nhiễm khuẩn bệnh viện: Là nhiễm khuẩn mắc phải gặp ở bệnh nhân sau
khi nhập viện mà ở thời điểm nhập viện không có hoặc không nằm trong thời
kỳ ủ bệnh. Triệu chứng của nhiễm khuẩn BV có thể xuất hiện sau khi xuất
viện.

Nhiễm khuẩn là một nguy cơ đối với bệnh nhân vì nó kéo dài thời gian
nằm viện cùng với đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, gây mất thời gian làm
việc và thu nhập của bệnh nhân cũng như người nhà, kèm với lo lắng và các
bất tiện. Ảnh hưởng kinh tế và xã hội của nhiễm khuẩn đối với BV và cộng
đồng là đáng kể, do tăng chi phí nằm viện, thuốc men, quần áo, giảm tỉ lệ sử
dụng giường BV.
2.1.2 Nguồn phát sinh và thành phần nước thải y tế
Theo Viện nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường (2013), nguồn phát
sinh, thành phần nước thải y tế như sau:
2.1.2.1. Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh
Tính chất vật lý:
• Màu: Chủ yếu là màu của các hóa chất như các dung dịch thuốc dùng
để điều trị bệnh, đặc biệt trong khu vực phòng mổ, nước thải có màu của máu
phát sinh từ quá trình mổ và rửa các dụng cụ phẫu thuật.
• Mùi: Sinh ra do quá trình thối rữa các loại bệnh phẩm có nguồn gốc hữu
cơ còn sót lại do việc thu gom chất thải không triệt để.
• Chất rắn: Các loại bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ còn sót lại như:
bông băng, các bộ phận cơ thể bị bệnh của người cắt lọc ra (do kích thước rất
nhỏ nên không thể thu gom được)
Thành phần hóa học:
• Thành phần hữu cơ: Chủ yếu có trong nước thải là một số chất sinh ra
trong quá trình phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các bệnh phẩm.

6


• Thành phần vô cơ: Chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch
thuốc dùng trong quá trình điều trị.
Thành phần sinh học:
Bao gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh. Rất nhiều bệnh có thể lan

truyền qua các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải.
2.1.2.2 Nước thải sinh hoạt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân
viên y tế
Tính chất vật lý:
• Màu: Sự phân rã tự nhiên các chất hữu cơ trong quá trình hoạt động của
con người như ăn uống, vệ sinh.
• Mùi: Sinh ra do quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt.
• Chất rắn: Các loại rác sinh hoạt còn sót lại do chưa được thu gom triệt
để như bao bì, giấy vệ sinh và các chất rắn lơ lửng khác.
Thành phần hóa học:
• Thành phần hữu cơ: Trong nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất
hữu cơ hòa tan phát sinh từ hoạt động của con người như ăn uống, vệ sinh.
• Thành phần vô cơ: Thành phần vô cơ có trong nước thải bao gồm độ
kiềm, clorua, các kim loại nặng, nitơ, phốtpho, lưu huỳnh, các chất độc. Ngoài
ra còn có các thành phần vô cơ khác như canxi, natri, sunfat có mặt trong nước
thải sinh hoạt từ quá trình sử dụng nước.
Thành phần sinh học:
Chứa các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn.
2.1.2.3 Nước thải thoát ra từ khu giặt giũ của bệnh viện
Chứa các hóa chất tẩy rửa, trong đó có 2 nguyên tố Nitơ và Phốtpho là
thành phần chính trong loại nước thải này. Chúng là nguồn cung cấp dưỡng
chất cho vi sinh vật trong quá trình xử lý. Tuy nhiên, nếu không được xử lý
đúng tiêu chuẩn thì chúng sẽ gây ra nhiều tác hại cho nguồn tiếp nhận.
2.1.2.4 Nước mưa chảy tràn trong bệnh viện
Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống hoặc chảy tràn trên mặt đất,
cuốn theo các chất bẩn có mặt trên đường đi của chúng rồi đổ vào hệ thống
thoát nước. Do đó, loại nước thải này cũng có những tính chất tương tự như
hai loại nước thải trên.

7



2.1.3 Quy định chung về xử lý nước thải y tế
Theo Quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế Việt Nam (Ban hành theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007, chương IX) quy
định một số vấn đề xử lý nước thải như sau:
Điều 27: Quy định chung về xử lý nước thải
1. Mỗi BV phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ.
2. Các BV không có hệ thống xử lý nước thải phải bổ sung HTXLNT
hoàn chỉnh.
3. Các BV đã có HTXLNT từ trước nhưng bị bỏng không hoạt động hoặc
hoạt động không hiệu quả, phải tu bổ nâng cấp để vận hành đạt tiêu chuẩn môi
trường.
4. Các BV xây dựng mới, bắt buộc phải có HTXLNT trong hạng mục
xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Công nghệ xử lý nước thải BV phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi
trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận
hành và bảo trì.
6. Định kì kiểm tra chất lượng xử lý nước thải và lưu trữ hồ sơ xử lý
nước thải.
Điều 28: Thu gom nước thải
1. Bệnh viện phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ
các khoa, phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải là hệ thống ngầm hoặc có
nắp đậy.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn.
Điều 29: Các yêu cầu của hệ thống nước thải y tế
1. Có quy trình công nghệ phù hợp, xử lý nước thải BV.
2. Công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của BV.
3. Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
4. Bùn thải từ HTXLNT phải được quản lý như chất thải rắn y tế.

5. Định kì kiểm tra chất lượng xử lý nước thải. Có sổ quản lý, vận hành
và kết quả kiểm tra chất lượng có liên quan.

8


2.1.4 Các công nghệ xử lý nước thải y tế
2.1.4.1 Công nghệ bể sinh học nhỏ giọt
Ưu điểm:
• Công nghệ đơn giản, ổn định, hiệu suất xử lý tương đối cao.
• Quá trình này là cấp khí theo phương thức đối lưu khí tự nhiên nên chi
phí năng lượng cho xử lý thấp.
• Về mặt cấu tạo, lọc sinh học dạng tháp có bề mặt tiếp xúc pha lớn.
• Tiết kiệm diện tích.
• Không gây ô nhiễm tiếng ồn.
• Vận hành và bão dưỡng đơn giản, chi phí xử lý thấp.
Nhược điểm:
• Hiệu quả xử lý nitơ hạn chế, chỉ phù hợp với chất thải lỏng y tế có mức
ô nhiễm không cao.
• Quá trình xử lý đòi hỏi chất thải lỏng y tế tại đầu vào của bể lọc phải ổn
định qua bể điều hòa.
• Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng và các công trình không kín.
2.1.4.2 Công nghệ bể Aerotan truyền thống
Ưu điểm:
• Hiệu quả xử lý chất hữu cơ (BOD, COD) và chuyển hóa amoni thành
nitrat cao.
• Kết cấu công trình đơn giản.
• Diện tích xây dựng không lớn.
Nhược điểm:
• Cung cấp không khí cưỡng bức nên tiêu hao điện năng và do đó chi phí

xử lý cao.
• Quá trình cấp khí có thể sinh ra tiếng ồn.
• Phải hối lưu một phần bùn từ bể lắng về bể Aeroten để duy trì nồng độ
bùn hoạt tính trong bể nên dể bị xảy ra hiện tượng bùn khó lắng, hiệu quả xử
lý không ổn định.

9


2.1.4.3 Công nghệ xử lý sinh học theo nguyên tắc yếm khí – hiếu khí –
thiếu khí (AAO)
Ưu điểm:
• Kết cấu bền chắc, vật liệu không bị ăn mòn.
• Thời gian thi công, lắp đặt ngắn.
• Diện tích xây dựng nhỏ, phù hợp với cảnh quan và các điều kiện kiến
trúc của BV.
• Không gây mùi do lắp đặt chìm và kín
• Chi phí vận hành, bảo trì thấp.
• Có thể di dời để lắp đặt nơi khác.
Nhược điểm:
• Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với các công nghệ khác.
2.1.4.4 Công nghệ xử lý sinh học điều kiện tự nhiên
Ưu điểm:
• Hiệu quả xử lý nước thải trong bãi lọc ngập nước theo BOD có thể tới
90%, theo nitơ có thể tới 60%, không cần khử trùng nước nếu thời gian lưu
nước trên 10 ngày.
• Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
• Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị tiêu thụ điện, chi phí vận hành, bão
dưỡng nhỏ hơn nhiều so với các công nghệ khác.
Nhược điểm:

• Yêu cầu diện tích lớn.
• Quá trình xử lý khó kiểm soát và phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.
• Nước thải có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nước ngầm.
• Phải thường xuyên thu hoạch sinh khối cây trồng (các bãi lọc nước
thường được trồng cây phía trên).
2.1.5 Tác hại của nước thải y tế
Nước thải từ các BV truyền nhiễm, BV lao là mối nguy hiểm lớn nhất
tạo khả năng ô nhiễm nguồn nước bởi các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải loại
này không được khử trùng hoặc khử trùng không triệt để, đi vào nguồn nước
ngầm và nước mặt là nguy cơ truyền nhiễm cho cộng đồng dân cư xung quanh
10


BV. Ảnh hưởng của nước thải y tế đến môi trường và con người được thể hiện
như sau:
Nước thải từ
hoạt động
khám, chữa
bệnh

Nước thải từ hoạt
động sinh hoạt của
bệnh nhân, người
nhà bệnh nhân,
nhân viên y tế

Cống thải trong
bệnh viện

Nước thải từ

các hoạt động
giặt giũ

Nước mưa
tràn trong
bệnh viện

Nhiễm khuẩn
bệnh viện

Cống thải
đô thị

Nước
mặt

HTXLNT
đô thị

Nước
uống

Con
người

Nước
ngầm

Hệ thống lọc
nước cấp


Hình 2.1 Nước thải y tế ảnh hưởng đến đến con người và môi trường
Theo Cục quản lý Môi trường Y tế (2013), nước thải y tế sẽ gây ra những
ô nhiễm đặc trưng như sự ô nhiễm do khả năng phân hủy sinh học các chất,
quá trình tích lũy sinh học và lan truyền các chất qua chuỗi thức ăn, gây độc tố
sinh thái. Vì trong nước thải ngoài những dược phẩm điều trị bệnh là những
chất có hoạt tính còn có những chất bổ trợ tổ hợp sắc tố. Nhiều loại thuốc
được bài tiết ra ngoài mà không được cơ thể chuyển hóa như thuốc kháng sinh
tỷ lệ bài tiết ra ngoài là 75%.
Nguồn thải ở đô thị một số BV không có HTXLNT, hoặc có nhưng hoạt
động kém hiệu quả nước thải đỗ thẳng trực tiếp vào cống thoát đô thị mà
11


không qua quá trình xử lý sơ bộ gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi
trường.
Ngoài ra, nước thải y tế chứa rất nhiều vi trùng và cực kỳ nguy hiểm vì
chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là bệnh truyền
nhiễm như thương hàn, phó thương hàn, do khuẩn salmonella, do khuẩn amip,
tả, lỵ và một sô bệnh khác. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi
khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn
nước đặc biệt nếu sử dụng nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống.
2.1.6 Các chỉ tiêu thường gặp trong đánh giá ô nhiễm nước thải
Theo Chi cục quản lý môi trường (2013), để đánh giá chất lượng nước
cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và
quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo Luật Bảo vệ môi trường của
một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho
các mục đích khác nhau. Kết hợp các yêu cầu về chất lượng nước và các chất
ô nhiễm nước có thể đưa ra một số các thông số cơ bản sau:
• pH: Đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang

giá trị từ 0 đến 1,40 pH là một trong những thông số quan trọng và được sử
dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước,
chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn.
Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo
được chất lượng nước cho người sử dụng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi
trường axit, pH> 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng
của hóa chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều
có ảnh hưởng nguy hại đến thủy sinh.
• Chất rắn lơ lửng (SS – Suspended solids ): Chất rắn lơ lửng nói riêng và
tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương
diện. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gây nên cảm quan không tốt cho nhiều
mục đích sử dụng, gây cạn kiệt tầng ôxy trong nước. Phân biệt các chất rắn lơ
lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trính xử lý
vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn
cho phép.
• Nhu cầu ôxy hóa học (COD – Chemical oxygen Demand): COD là
lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có trong
nước thành CO2 và H2O. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô
nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt), vì nó cho biết hàm
12


lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước
cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
• Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD – Biochemical oxygen Demad): Là lượng
ôxy cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong
bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản
ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước. Thông
số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành

trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ
càng cao. Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên
việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn.
• Amoniac: Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không nhiễm amoniac
chỉ có ở nồng độ dưới 0,05 mg/l. Trong nguồn nước có độ pH axít hoặc trung
tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac (NH4+) ; nguồn nước có pH kiềm thì
amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3. Nồng độ amoniacnước ngầm cao hơn
nhiều so với nước mặt. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới
cá và các sinh vật.
• Phốtphat (PO4-): Phốtphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo.
Nồng độ phốtphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01
mg/l. Nguồn phốtphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và
nước thải một số nghành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực
phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng. Phốtphat không thuộc loại chất độc
hại đối với người.
2.1.7 Đặc tính của nước thải y tế
Theo Bộ Y tế (2012), nước thải y tế có số thành phần giống như nước
thải sinh hoạt, chứa lượng lớn chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ đặc trưng bằng chỉ
tiêu BOD, chất dinh dưỡng nitơ và phốtpho. Tuy nhiên về nồng độ các chất
gây ô nhiễm lại lớn hơn nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị nhiều lần. Thành
phần của các chất ô nhiễm trong nước thải y tế như sau:

13


Bảng 2.1 Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải y tế đầu vào
STT

Đơn vị


Tên chỉ tiêu

Kết quả

1

pH

6,50 – 8,50

2

BOD5

mg/l

200 – 300

3

SS

mg/l

120 – 200

4

Amoni (tính theo Nitơ)


mg/l

30 – 40

5

PO43- (tính theo Phốtpho)

mg/l

4–6

6

Tổng Coliform

105 – 106

MPN/100ml

(Nguồn: Bộ y tế TP Hồ Chí Minh, 2013)

2.1.8 Giá trị tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước
thải y tế
Giá trị tối đa cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế thể
hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải
STT


Thông số

Đơn vị

Giá trị
A

B

1

pH

mg/l

6,50 - 8,50

6,50 - 8,50

2

BOD5 (200C)

mg/l

30

50

3


COD

mg/l

50

100

4

SS

mg/l

50

100

5

Amoni

mg/l

5

10

6


Nitrat

mg/l

30

50

7

Phốtphát

mg/l

6

10

8

Sunfua

mg/l

1

5

9


Dầu mở động thực vật

mg/l

10

20

10

Tổng Colifrom

3000

5000

MPN/100
ml

( Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 28:2010/BTNMT, 2010)

14


Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế, nước thải phát sinh
từ các BV đạt loại A khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp
nước sinh hoạt. Nước thải đạt loại B khi thải vào các nguồn nước không dùng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
2.1.9 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải y tế

Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh (số 88/2010/QĐ
– UBND ngày 24/12/2010) về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải trên địa bàn TP, nước thải từ các BV, CSYT thuộc đối tượng đóng phí bảo
vệ môi trường là nước thải sinh hoạt, mức thu phí được tính như sau:
• Phương thức thu: Thu theo tỷ lệ % trên giá nước sạch sử dụng.
• Mức thu: 10% trên giá nước sạch sử dụng chưa tính thuế giá trị gia
tăng.
• Công thức: Số phí bảo vệ môi trường (đồng) = Số lượng nước sạch sử
dụng (m 3) x Giá nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3) x Tỷ
lệ thu phí bảo vệ môi trường với nước thải (10%)
2.2 CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CỦA DỰ ÁN
2.2.1 Khái niệm về đánh giá hiệu quả của dự án
Theo Nguyễn Thống (2003), hiệu quả của dự án đầu tư là phạm trù kinh
tế xem xét tính khả thi của dự án là so sánh giữa các kết quả đạt được của dự
án đầu tư với các chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Nguyên tắc để đánh giá hiệu quả dự án:
• Phải xuất phát từ mục tiêu của dự án. Dự án không thể xem là có hiệu
quả khi không đạt được mục tiêu đề ra.
• Phải xác định được các tiêu chuẩn hiệu quả để đánh giá hiệu quả của dự
án. Tiêu chuẩn hiệu quả được xem là thước đo thực hiện các mục tiêu của dự
án.
• Khi đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư cần phải chú ý đến độ trễ thời
gian trong đầu tư để phản ánh chính xác kết quả đạt được và những chi phí bỏ
ra để thực hiện mục tiêu của dự án.
• Cần phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự
án đầu tư.
• Phải đảm bảo tính khoa học thực tiễn khi đánh giá hiệu quả của dự án.

15



×