Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

phân tích hiệu quả tài chính và kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.79 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN

TRẦN LAM NGỌC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ
THUẬT TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN


TRẦN LAM NGỌC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ KỸ
THUẬT TRONG MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG THÂM CANH Ở KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH

Năm 2014



i


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH TRONG NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Ở TỈNH KIÊN GIANG
Trần Lam Ngọc và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08 đến 11/2014 thông qua việc phỏng vấn 35 hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Các thông tin được thu thập
nhằm đánh giá các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi, cũng như xác định những thuận
lợi và khó khăn của mô hình nuôi này. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích nuôi bình quân là
5,31 ha/hộ, với diện tích ao nuôi trung bình là 0,64 ha/ao và độ sâu mực nước là 1,61 m. Tôm giống
có kích cỡ thả nuôi từ PL8 đến PL13 với mật độ 109 con/m2. Sau thời gian nuôi 69,97 ngày, tôm được
thu hoạch với tỉ lệ sống đạt 77,26% và năng suất trung bình đạt 8,44 tấn/ha/vụ, FCR là 1,12. Tổng
chi phí đầu tư trong mô hình là 559,46 tr.đồng/ha/vụ. Với lợi nhuận thu được là 550,28 tr.đồng/ha/vụ
và có 5,7% số hộ nuôi có bị thua lỗ. Giá thành sản xuất 83.160 đồng/kg và giá bán là 131 nghìn
đồng/kg. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là số ngày nuôi, tỷ lệ sống và mật độ. Các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận là năng suất, FCR, giá bán, chi phí thuốc, hóa chất.
Từ khóa: Lợi nhuận, hiệu quả kỹ thuật và tài chính, năng suất, tôm thẻ chân trắng thâm canh.
ASBTRACT
This study was conducted from August to November 2014 through interviewing intensive
white leg shrimp farming model by the questionnaire prepared. The information is collected to
evaluate technical and economic aspects of the farming model and to identify advantages and
disadvantages of the farming model. The results showed that the average culturing white leg shrimp
area for each household was 5,31±4.37ha/pond, the mean area of culturing pond is 0,64 and water
depths were 1,61 meter. The post larvae which has the size from PL8 to PL13, stocking density (109

ind./m2). After 69,97 culturing days, shrimp was harvested with high survival rate of 77,26% and
average yield of productivity was 8,44 kg/ha/crop and FCR of 1,12. The total cost of the white-leg
shrimp was 559,46 million VND/ha/crop and net income was 550,28 million VND/ha/crop and the
percentages of net-loss farmers culture white-leg were 5,7%. Product cost was VND 83.160 thousand
per kg. Selling price was VND 131 thousand per kg. The factorial effect to yield was culturing days
culturing days, survival rate survival rate, stocking density. The factorial effect to profit was yield,
FCR, selling price, the cost of chemistry.
Keywords: profit, technical and financial efficiencies, yield, white leg shrimp intensive.
Title: Analyze technical and financial efficiencies for the white leg shrimp intensive farming model in
Kiên Giang province.

1


1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản chiếm vị trí ðặc biệt quan trọng trong chiến lýợc phát triển kinh tế-xã
hôòi của Việt Nam. Trong những nãm qua, sản xuất thủy sản ðã ðạt ðýợc những thành tựu
ðáng ghi nhận cả về sản lýợng và giá trị. Thủy sản Việt Nam ðã xuất khẩu ðến 164 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, nãm 2013 kim nghạch xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ðạt 6,7 tỷ
USD, tãng 10,6% so với nãm 2012. Trong ðó giá trị xuất khẩu tôm chân trắng ðạt 1,39 tỷ
USD, tãng 106,6% (Tổng cục thống kê, 2013). Tổng sản lýợng thuỷ sản cả nãm ýớc ðạt 5.938
ngàn tấn, tãng 3,6% so với cùng kỳ nãm trýớc, trong ðó sản lýợng khai thác ýớc ðạt 2.725
ngàn tấn, tãng 3,9%, sản lýợng nuôi trồng ýớc ðạt 3.213 ngàn tấn, tãng 3,3 % (Tổng cục
thống kê, 2013).
Kiên Giang có ðịa hình ða dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải ðảo, nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và ðiều kiện tự nhiên thuận lợi ðã tạo cho tỉnh nhiều
tiềm nãng và lợi thế kinh tế. Trong cõ cấu các ngành sản xuất thì Kiên Giang xem NTTS là
ngành kinh tế mũi nhọn. Diện tích NTTS tỉnh Kiên Giang tãng từ 82.639 ha (nãm 2005) lên
153.920 ha (nãm 2011) với sản lýợng 110.498 tấn (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2005 và

2011). Trong ðó nuôi tôm ðang ðýợc ðẩy mạnh ðầu tý và trở thành thế mạnh của tỉnh. Nãm
2005, diện tích nuôi tôm chiếm 80,6% tổng diện tích NTTS của tỉnh. Tính ðến hết tháng 7
nãm 2014, diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp ở tỉnh Kiên Giang là 1.653 ha, chủ
yếu là Tôm thẻ chân trắng (TTCT) 1.578 ha (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2014).
Trong những năm gần đây mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang ngày càng mở rộng
và được đầu tư đáng kể, một phần vì chi phí đầu tư thấp và thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú
(giảm tỷ lệ rủi ro do dịch bệnh), tuy nhiên hiệu quả mang lại từ mô hình chưa được đánh giá
cụ thể. Vì thế đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính trong nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh ở Kiên Giang” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả tài chính và kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT thâm canh ở Kiên
Giang nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khãn, ðể từ ðó ðýa ra một số biện pháp phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, ðồng thời tạo cõ sở ðể phát triển cho mô hình nuôi
TTCT TC trong thời gian tới.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i.

Phân tích các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang;

ii.

Phân tích khía cạnh tài chính trong nuôi TTCT thâm canh ở Kiên Giang;

iii.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ tháng 8- 11/2014 bằng
cách phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi TTCT thâm canh. Các thông tin được thu thập trong

nghiên cứu bao gồm:
2


(1) Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo của Phòng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các cơ quan ban ngành trên địa bàn nghiên cứu. Các nghiên cứu đã được
xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, sách, báo, luận văn Cao học,… và các
website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
(2) Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi TTCT
thâm canh với các thông tin (1) khía cạnh kỹ thuật (diện tích nuôi, mật độ thả nuôi, thời gian
nuôi, kích cỡ thu hoạch, năng suất,…); (2) hiệu quả tài chính (chi phí, thu nhập, lợi
nhuận,…) và (3) những thuận lợi và khó khăn bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel và
SPSS với các phương pháp.
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để tính các số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần suất và tỷ lệ phần trăm của các biến độc lập về các chỉ tiêu kinh tế
- kỹ thuật bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp hồi quy đa biến: Được sử dụng để phân tích sự ảnh hưởng của các
biến độc lập (Xi) đến biến phụ thuộc lợi nhuận hoặc năng suất (Y) của mô hình nuôi TTCT
thâm canh. Mô hình tương quan được viết dưới dạng sau:
Y = βn + β1.X1 + β2.X2 + β3X3 + … + βi.Xi +
(Trong đó: Y : Biến phụ thuộc; βn : hằng số; β1, β2 , … βi : Hệ số tương quan giữa Xi và Y; X1,
X2, …, Xi : các biến độc lập Xi có ảnh hưởng đến Y;

: sai số ước lượng)

Các chỉ tiêu hiệu quả được tính dựa trên những công thức sau:
- Năng suất (kg/ha) =Tổng sản lượng thu hoạch/diện tích thả nuôi
- Tổng thu nhập = Tổng số tiền bán sản phẩm
- Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (đã khấu hao)

- Lợi nhuận = Tổng thu nhập – tổng chi phí
- Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí
- Giá thành = Tổng chi phí/Tổng sản lượng
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi TTCT tại Kiên Giang
Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 38 tuổi. Đặc biệt, các chủ hộ trong mô hình khảo sát
có 100% là nam giới. Việc nuôi TTCT phải thường xuyên làm ngoài trời và đa phần là các
công việc nặng vì thế công việc này thích hợp với Nam giới hơn là Nữ giới. kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2006).
Số người trung bình trong gia đình là 5,63 người trong đó số lao động trong gia đình
tham gia mô hình là 2,29 người/hộ. Hộ có số lao động ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 13
người, trong đó trung bình số nhân viên kỹ thuật là 0,8 người và số công nhân là 5,4 người.
Theo NACA (2006) người nuôi tôm khu vực ĐBSCL có trung bình 8,1 năm kinh nghiệm.
Trong khi số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi TTCT tại mô hình nghiên cứu trung bình là
3,77 năm thấp hơn kết quả của NACA nhưng điều này đúng với kết quả của Nguyễn Thành
Phước (2005) so với các tỉnh khác trong khu vực tỉnh Kiên Giang phát triển nghề nuôi tôm
3


muộn hơn. Những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ chiếm ưu thế vì họ thành thạo trong
việc chăm sóc, quản lý nuôi tôm, kiểm soát khẩu phần ăn và phòng ngừa dịch bệnh hơn so
với những hộ có kinh nghiệm ít.
Số lao động thuê mướn trung bình là 4,89 hộ, kết quả này cho thấy tình hình sử dụng
lao động để tham gia mô hình góp phần vào việc giải quyết việc làm cho những người dân
sống xung quanh các hộ nuôi mô hình TTCT thâm canh. Qua bảng 1 cho thấy tầm quan trọng
của việc nuôi tôm trong mô hình, các hộ được khảo sát có thu nhập chủ yếu là nuôi TTCT
thâm canh chiếm 94,29%. Ngoài ra còn có các hộ có nguồn thu nhập chính là buôn bán và
kinh doanh sản xuất giống chiếm 5,72%, đa số các hộ xem việc nuôi tôm là thu nhập chính
(chiếm hơn 50% tổng thu nhập có được). Vì thế mà việc nuôi tôm được đầu tư khá cao và
cũng chính là nguồn thu quan trọng.

Bảng 1: Thông tin về tuổi, số lao động tham gia mô hình, số năm kinh nghiệm
Giá trị (n=35)

Giá trị lớn nhất
(n=35)

Giá trị nhỏ
nhất (n=35)

38,23±7,83

57

24

5,63±1,5

10

3

Số lao động trong gia đình tham gia
mô hình (người)

2,29±1,43

5

1


Số lao động thuê mướn (người)

4,89±3,17

10

1

3,77±2,4

10

1

Diễn giải
Tuổi chủ hộ (tuổi)
Số người trong gia đình (người)

Năm kinh nghiệm (năm)
Thu nhập từ nuôi tôm (%)

94,29

Trong 35 hộ tham gia khảo sát, trình độ học vấn của các chủ hộ khá cao, không có
tình trạng mù chữ và cấp I. Đa số trình độ học vấn các chủ hộ là cấp II với 12 người chiếm
34,29% . Cấp III là 10 người chiếm 28,57%, trung cấp 9 người chiếm 25,71% và đại học là 4
người chiếm 11,43%. Vì trình độ học vần của các chủ hộ khá cao nên dễ dàng trong việc tiếp
thu các ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật nuôi tiên tiến vào mô hình, đồng thời chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần vào việc tăng năng suất và chất
lượng tôm.

Bảng 2: Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Tần suất (n=35)

Tỉ lệ (%)

Cấp II

12

34,29

Cấp III

10

28,57

Trung cấp

9

25,71

Đại học

4

11,43


3.2 Các khía cạnh kỹ thuật trong mô hình
Cơ cấu mô hình nuôi TTCT
Diện tích ao nuôi không những ảnh hưởng đến CP vận hành mà còn liên quan đến sự
ổn định các yếu tố môi trường trong ao nuôi (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2002). Qua kết quả
khảo sát 35 hộ nuôi ở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang cho thấy diện tích nuôi TTCT
4


trung bình là 5,31 ha/hộ (chiếm 61,01% tổng diện tích nuôi), trong đó diện tích mặt nước
trung bình mỗi ao là 0,64 ha/hộ. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng
Hoàng Xuân Huy và Trần Văn Thắng (2013) là 0,975 ha/hộ nhưng cao hơn kết quả khảo sát
hiện trạng nuôi thương phẩm TTCT ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre của Phạm Công Kỉnh
(2009) là 0,449 ha/ao. Những ao có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha thường gặp khó khăn trong quá
trình nuôi. Do diện tích nhỏ nên các yếu tố môi trường thường biến động lớn khi thời tiết thay
đổi làm cho tôm nuôi dễ bị sốc và cảm nhiễm bệnh. Ngược lại với những ao có diện tích lớn
hơn 1 ha thường khó chăm sóc và quản lý, nhưng ưu điểm của nó là điều kiện môi trường ít
biến động đột ngột (Phạm Xuân Thủy, 2004; Lê Vũ Phương, 2005). Trong hầu hết các trường
hợp, diện tích ao từ 0,5 - 1,0 ha có hiệu quả tốt nhất đối với nuôi tôm năng suất cao (Nguyễn
Anh Tuấn và ctv, 2002). Như vậy, diện tích ao nuôi thâm canh TTCT ở Kiên Giang là phù
hợp.
Do nuôi TTCT thường với mật độ cao nên nhu cầu trao đổi nước cũng cao, chính vì
vậy mà các hộ nuôi thường dành một phần diện tích tương đối để xây dựng ao lắng cho mô
hình nuôi. Diện tích trung bình mỗi ao lắng là 0,33 ha, chiếm 10,25% tổng diện tích nuôi. Hộ
nuôi có diện tích lớn thường sẽ có ao lắng với diện tích lớn. Trong nghiên cứu diện tích ao
lắng lớn nhất là 0,67 ha, và những hộ có diện tích nhỏ thường không sử dụng ao lắng.
Mức nước ao nuôi bình quân là 1,61 m kết quả này là lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của
Dương Vĩnh Hảo (2009) với mức nước bình quân tại Sóc Trăng là 1,3 m và nghiên cứu của
Võ Văn Bé (2007) là 1,2 m. Đa số các hộ sau khi nuôi một khoảng thời gian đều thay/cấp
nước, số lần thay/cấp nước trung bình là 4,31 lần. Số ao nuôi trung bình là 8,37 ao và số laafn

thay/cấp nước trung bình là 4,11 lần/vụ (Hình 1 và Bảng 3).

Hình 1: Cơ cấu mô hình nuôi TTCT
Bảng 3: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT
TB±ĐLC

Lớn nhất

Nhỏ nhất

(n=35)

(n=35)

(n=35)

Tổng diện tích nuôi (ha)

5,31±4,37

20

0,65

Diện tích bình quân ao nuôi (ha)

0,64±0,26

1,3


0,3

Độ sâu mức nước trong ao (m)

1,61±0,19

2

1,3

8,37±5,8

20

1

4,11±1.11

7

2

Diễn giải

Số ao nuôi (ao)
Sổ lần thay/cấp nước/vụ (lần)

5



Các chỉ tiêu kỹ thuật chính trong mô hình
Kiên Giang là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Khí hậu ở đây
rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật (Bộ Khoa học và Công
nghệ, 2006), do đó mùa vụ nuôi gần như quanh năm (2,63 vụ/năm).
Mùa vụ thả giống cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong nuôi tôm. Nếu lịch
thả giống phù hợp sẽ giảm thiểu rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường, thời tiết
(Nguyễn Sỹ Minh, 2012). Tháng thả giống thường tập trung vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 do
thời tiết thuận lợi. Các hộ nuôi thườmg ít thả giống vào tháng 10 vì vào thời điểm này khu
vực nuôi tôm vùng tứ giác Long Xuyên bắt đầu chịu ảnh hưởng của nước lũ, đồng thời lượng
mưa hàng năm cũng tập trung nhiều vào thời gian này nên chất lượng nước ở các kênh cấp
không còn phù hợp cho nuôi tôm. Thời gian thu hoạch tôm trung bình là 69,97 ngày.
Nguồn giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm trưởng
thành. Nguồn giống chủ yếu được lấy từ ngoài tỉnh. Kích cỡ giống thả trung bình là PL11.
Lựa chọn kích cỡ giống càng lớn thì chi phí sẽ càng cao, vì các hộ nuôi tại đây có nguồn cung
cấp chủ yếu là ngoài tỉnh nên giá con giống tương đối cao và phải chịu chi phí vận chuyển đã
được thêm vào tiền con giống. Theo Nguyễn Huy Điền (2007) khuyến khích người dân nuôi
tôm chân trắng ở mật độ vừa phải 70 con/m2, tối đa là thả ở mật độ 100 con/m2. Trong mô
hình khảo sát mật độ thả nuôi là 109 con/m2. Kết quả này là khá cao so với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012) với 89 con/m2. Hộ có mật độ thả
nhiều nhất là 200 con/m2 và ít nhất là 50 con/m2. Tuy nhiên theo Wyban (2007), mật độ nuôi
thâm canh TTCT ở Thái Lan dao động từ 120-200 con/m2 thì mật độ được thả nuôi thâm
canh TTCT ở tỉnh Kiên Giang vẫn còn thấp.
Vì nuôi với mật độ lớn nên loại thức ăn cho tôm hoàn toàn là thức ăn công nghiệp,
được mua tại các đại lý cấp 1. Trong các điều kiện nuôi thủy sản (môi trường, đối tượng nuôi,
các biện pháp kỹ thuật được áp dụng) thì thức ăn có vai trò quan trọng đến tốc độ tăng
trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế, trong những chừng mực nhất định thì thức ăn có
vai trò lớn nhất, lớn hơn cả con giống và yếu tố di truyền của vật nuôi (Trần Thị Thanh Hiền,
2004). Tổng lượng thức ăn trung bình là 9,78 tấn/ha/vụ, hộ có tổng lượng thức ăn lớn nhất là
18 tấn/ha vụ và ít nhất là 4 tấn/ha/vụ. Cách cho tôm ăn thường là sử dụng máy cho ăn hoạc
rãi trực tiếp xuống ao, các hộ thường dùng nhá để ước tính lượng thức ăn. Mỗi ngày cho ăn

trung bình là 3,97 lần. Hộ có số lần cho ăn nhiều nhất là 5 lần và ít nhất là 2 lần.
Trong nghiên cứu, năng suất đạt được là 8,44 tấn/ha/vụ thấp hơn kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012), năng suất của TTCT ở Bến Tre là
9,6±3,5 tấn/ha/vụ. Tỉ lệ sống cùa mô hình TTCT ở Kiên Giang là khá cao 77,26%. Hộ có tỉ lệ
sống cao nhất là 89% và hộ có tỉ lệ sống thấp nhất là 68,5%.Kích cỡ trung bình là 67,89
con/kg. Hộ có kích cỡ của tôm lớn nhất là 35 con/kg và nhỏ nhất là 130 con/kg.
FCR là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Trong kỹ thuật nuôi
tôm hệ số FCR cao có thể là do tôm nuôi chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, tỷ lệ sống thấp,
kết quả ở bảng 7 hệ số tiêu tôn thức ăn là 1,12. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của
Briggs M et al (2004) FCR của TTCT là 1,2 (Bảng 4).

6


Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT
Diễn giải
Số vụ nuôi/năm
Thời gian nuôi (ngày/Vụ)
Kích cỡ giống (PL)

TB±ĐLC

Lớn nhất

Nhỏ nhất

(n=35)

(n=35)


(n=35)

2,63±0.49

3

2

69,97±10.94

88

49

11±1,24

13

8

2

Mật độ thả nuôi (con/m )

109±26,82

200

50


Số lần cho ăn (lần/ngày)

3,97±0,66

5

2

Năng suất (tấn/ha/vụ)

8,44±3.34

15

1

67,89±18,61

35

130

77,26±4,92

89

68,5

1,12±0,16


1,38

0,80

Kích cỡ thu hoạch (con/kg)
Tỷ lệ sống (%)
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình
Với Y là năng suất (tấn/ha/vụ). Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi TTCT là:
X1: Số ngày nuôi (ngày), X2: Tỉ lệ sống (%), X3: Mật độ nuôi (con/m2), được tình bày qua
phương trình (1):
Y= -15,17 + 0,176 X1 +0,132 X2 + 0,019 X3 (1)
(Với R=0,928; R2=0,86: R2 hiệu chỉnh=0.847; Sig= 000)

Qua phương trình trên cho thấy, năng suất có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với số ngày
nuôi, tỉ lệ sống và mật độ nuôi. Khi số ngày nuôi tăng 1 ngày thì năng suất sẽ tăng 0,176
tấn/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không đổi). Tuy nhiên khi số ngày nuôi tăng lên tức là
người nuôi sẽ tốn thêm các khoản chi phí về thức ăn, công lao động hay thuốc hóa chất, điều
này ảnh hưởng về mặt kinh tế, nên nếu quyết định nuôi tiếp tục để tăng năng suất người nuôi
tôm cần phải lưu ý đến các yếu tố như giá bán, hay một số chi phi cơ hội phải bỏ ra. Khi cố
định biến X1, X3 là số ngày nuôi và mật độ thì nếu tỉ lệ sống tăng 1% thì năng suất sẽ tăng
0,132 tấn. Trong phương trình nếu mật độ nuôi tăng lên 1 con/m2/vụ thì năng suất sẽ tăng 19
kg/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không đổi). Tuy nhiên khi nuôi với mật độ quá cao sẽ dẫn
đến sự mất cân bằng trong ao nuôi, thiếu thức ăn, tôm nuôi chậm lớn, đặc biệt việc quản lý
mô hình nuôi trở nên khó khăn hơn dẫn đến năng suất sẽ giảm. Do đó, việc chọn mật độ tôm
nuôi còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi khả năng quản lý, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật
của từng nông hộ.
3.3 Hiệu quả tài chính của mô hình
Cơ cấu chi phí trong mô hình

Tổng chi phí cố định đã qua khấu hao chiếm 5% tổng chi phí. Do diện tích nuôi lớn
và mật độ của nuôi tôm thâm canh cao nên nhu cầu về oxy trong ao nuôi cao đòi hỏi người
nuôi cần cung cấp đa dạng thành phần trong chi phí cố định. Trong đó, chi phí dàn quạt
chiếm 38%. Tiếp theo là chi phí máy bơm chiếm 20%. Chi phí xây dựng/đào chiếm 15%. Hệ

7


thống điện chiếm 13% trong tổng chi phí. Xây nhà phục vụ sản xuất và chi phí ghe xuồng
chiếm tỉ lệ không đáng kể so với các chi phí khác khoảng 5% (Hình 2).
Đơn vị: tr.đ/ha/vụ
Tổng chi phí cố định
CP đào ao
CP máy quạt nước
CP máy bơm
Hệ thống điện
CP xây nhà phục vụ sản xuất
CP ghe xuồng
CP khác

25.17±3.7
83.49±9.68
32.44±9.39
43.34±6.23
29.83±15.32
7.04±7.33
4.06±0.85
2.33±0.53

Hình 2: Cơ cấu CP cố định của mô hình và bảng CP cố định đã khấu hao

Phần lớn chi phí cho nuôi TTCT thâm canh là chi phí biến đổi chiếm khoàng 95% so
với tổng chi phí. Trong đó chủ yếu là chi phí thức ăn với tổng chi phí trung bình chiếm tỉ lệ là
54,1%, kết quả này xấp xỉ so với kêt quả của Nguyễn Sỹ Minh (2012) chi phí thức ăn chiếm
54% và cao hơn so với kết quả của Đàm Thị Phong Ba (2007) trong nghề nuôi tôm thì thức
ăn chiếm 51,5% tổng chi phí biến đổi. Chi phí cao thứ hai là chi phí con giống, do đa phần
các hộ nuôi lấy con giống từ ngoài tỉnh nên chi phí giống là khá cao chiếm tỉ lệ là 18,39%.
Kế đến là chi phí thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học chiếm 15,34%, kết quả này gần bằng với
kết quả khảo sát của Nguyễn Sỹ Minh (2012) trong mô hình TTCT thâm canh có chi phí từ
15-16% trong tổng chi phí biến đổi. Chi phí cải tạo ao trung bình là 3,89%. Phần còn lại là
các chi phí như: lao động, chi phí sửa chữa, nhiên liệu... Những chi phí này chiếm tỉ lệ không
lớn so với tổng chi phí biến đổi nên không ảnh hưởng nhiều đến giá thành và lợi nhuận (Hình
3).

Đơn vị: tr.đ/ha/vụ
Tổng chi phí biến đổi
Con giống
Thức ăn
Chi phí cải tạo ao
Thuốc/Hóa chất
Lao động
Chi phí điện
Nhiên liệu
Chi phí sửa chữa

534.29±137.09
98.24±25.93
289.03±101.38
19.34±5.95
81.97±21.94
3.73±1.99

37.83±16.72
0.87±0.3
1.86±0.69

Hình 3: Cơ cấu CP biến đổi của mô hình và bảng chi phí biến đổi
Hiệu quả tài chính mô hình nuôi
Các khoản chi phí đầu tư trong mô hình chủ yếu là thức ăn, con giống và chi phí
thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học. Kết quả khảo sát phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân
8


Sinh và ctv (2006): Giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản là ba khoản chi phí lớn nhất có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu. Ngoài ra do mô
hình nuôi TTCT thâm canh đòi hỏi nhiều kỹ thuật, công nghệ và máy móc thiết bị nên vốn để
đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu là khá cao.
Trong nuôi tôm, ngoài việc nuôi tôm thành công đạt năng suất cao thì giá cả cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình nuôi. TTCT có giá trị kinh tế cao, giá thành của
TTCT trong mô hình đạt trung bình 83.160 đồng/kg và giá bán biến động từ 80.000 đồng đến
170.000 đồng/kg nên mô hình có tổng thu nhập rất cao 1109,74 tr.đồng/ha/vụ. Do tổng chi
phí cho mô hình là 559,46 tr.đồng/ha/vụ nên lợi nhuận của mô hình đạt được rất cao 550,28
tr.đồng/ha/vụ. Trong những năm gần đây, giá bán của tôm sú cao hơn TTCT nhưng so về mặt
năng suất, thời gian nuôi và cạnh tranh trên thị trường nên người nuôi vẫn ưu tiên chuyển từ
nuôi tôm sú sang nuôi TTCT.
Tỉ suất lợi nhuận đạt 0,92 lần, cao hơn tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú 0,66
lần (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010). Trong mô hình khảo sát có 5,7%
đối tượng bị thua lỗ. Từ kết quả trên cho thấy mô hình nuôi TTCT rất có tiềm năng phát triển,
cần được hỗ trợ để đa dạng hóa loài nuôi thủy sản, nhất là vùng ven biển (Bảng 5).
Bảng 5: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TTCT
TB±ĐLC


Max

Min

559,46±138,39

952,25

308,47

83,16±64,63

150,16

131,11±23,22

170

50,88
80

Doanh thu (tr.đồng/ha/vụ)

1109,74±465,79

2175

80

Lợi nhuận (tr.đồng/ha/vụ)


550,28±360,93

1409.83

-281,16

0.92±0,58

2,07

-0,78

Hạn mục

(n=35)

Tổng chi phí (tr.đồng/ha/vụ)
Giá thành sản xuất (1000đ/kg/vụ)
Giá bán (1000đ/kg/vụ)

Tỉ suất lợi nhận (lần)
Tỷ lệ hộ bị thua lỗ (%)

5,7

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trong mô hình nuôi TTCT là: X1: FCR, X2:
Giá bán (1000 đồng/kg), X3: số ngày nuôi (ngày) được trình bày qua phương trình (2):
Y= -1445 - 632 X1 + 8,14 X2 – 23,9 X3 (2)

(Với R= 0,93; R2= 0,865; R2 hiệu chỉnh= 0,851; Sig= 000)

Khi cố định các biến độc lập X1, X2, X3, X4 thì trung bình giá trị lợi nhuận là -1445.
Trong hầu hết các trường hợp, số hạng tung độ gốc không có ý nghĩa kinh tế (Damodar N.
Gujarati, 1995). Kết quả cho thấy, lợi nhuận có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với giá bán,
nhưng tương quan tỷ lệ nghịch với FCR và số ngày nuôi. Nghĩa là khi năng suất càng tăng thì
lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi càng cao. Trong trường hợp, cố đinh các biến ngoài biến
FCR, thì với mỗi mức tăng lên của FCR thì lợi nhuận sẽ giảm 632 tr.đồng/vụ. Khi giá bán

9


tăng 1.000 đồng/kg thì lợi nhuận sẽ tăng 8,14 tr.đồng/vụ (giả định các yếu tố khác không
đổi).
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang
Bảng 6 thể hiện những thuận lợi của mô hình nuôi TTCT. Kết quả cho thấy người dân
tham gia mô hình nuôi TTCT là do TTCT là loài dễ nuôi, điều kiện chăm sóc dễ dàng, thời
gian nuôi ngắn hơn so với tôm sú. Nhờ thời gian nuôi ngắn mà các hộ nuôi ít tốn chi phí hơn
nên lợi nhuận đạt được cao. Thêm vào đó là do TTCT có khả năng thích nghi tốt cũng là một
lợi thế trong mô hình này.
Bảng 6: Thuận lợi của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang
Hạn mục

Điểm

Xếp hạng

Dễ nuôi

17


1

Thời gian nuôi ngắn

15

2

Lợi nhuận cao

9

3

Khả năng thích nghi tốt

6

4

Các khó khăn nhất hiện nay mà người nuôi tôm gặp phải trong hoạt động sản xuất của
mình đó là tình hình bệnh tôm đang diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ nghiêm trọng
ngày càng cao. Một khi dịch bệnh xảy ra thì làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, vì vậy
cần phải chú trọng phòng ngừa dịch bệnh ngay từ đầu, từ lúc cải tạo ao, cấp nước, con giống
và thức ăn. Chi phí đầu tư trong nuôi tôm là yếu tố quyết định lợi nhuận của người nuôi, và
đó là một khó khăn lớn đối với các hộ nuôi. Giá cả trên thị trường ngày càng tăng nhanh đẩy
chi phí nuôi tôm tăng lên rất mạnh, làm giảm lợi nhuận của người nuôi. Thời tiết, giá không
ổn định, thiếu kỹ thuật cũng là các nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm TC tại Kiên Giang.
Bảng 7: Khó khăn của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh

Hạn mục

Điểm

Xếp hạng

Dịch bệnh

23

1

Vốn đầu tư cao

15

2

Thời tiết

10

2

Giá không ổn định

7

4


Thiếu kỹ thuật

5

5

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
- Mô hình nuôi TTCT tại huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang là một trong những mô
hình nuôi có hiệu quả kinh tế cao, bởi thời gian nuôi ngắn, mật độ nuôi cao, tốc độ tăng
trưởng nhanh, tỷ lệ sống tương đối và năng suất lớn (8,92 tấn/ha/vụ)
- Mô hình với quy mô tương đối lớn và mức đầu tư cao và mô hình cũng đem lại hiệu
quả tài chính khá cao (606,28 tr.đồng/ha/vụ). Tỷ lệ bị thua lỗ thấp vì thế mà mô hình này sẽ
có cơ hội phát triển nhiều hơn trong tương lai.

10


- Khi thực hiện mô hình nuôi tôm người nuôi cũng gặp một số khó khăn chủ yếu như:
dịch bệnh, vốn đầu tư cao, thời tiết, giá không ổn định, thiếu kỹ thuật.

11


4.2 Đề xuất
Nhằm thúc đẩy nghề nuôi tôm thâm canh ở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang phát triển v à
nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi cần quan tâm đến một số vấn đề:
- Kiểm tra chất lượng giống nuôi đảm bảo nguồn giống sạch bệnh.
- Những hộ nuôi tôm TC cần tham gia các lớp tập huấn do địa phương và cơ quan
chuyên môn tổ chức để nâng cao trình độ sản xuất, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và giảm CP đầu tư.
- Có chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nuôi và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ
sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, giao thông,… để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Khoa học và Công nghệ, 2006. Giới thiệu khái quát về tỉnh Kiên Giang.
Briggs, M., Simon Funge-Smith, Rohana Subasinghe and Michael Phillips, 2004.
Introductions and movement of Penaeus vannamei and Penaeus stylirostris in Asia and
the Pacific. Food and agriculture organization of the united nations regional office for
asia and the pacific. Bangkok.
Damodar N. Gujarati, 1995, Basic Econometrics, Third Edition, McGraw-Hill International
edition
Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú
(Peneaus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn
cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ
Dương Vĩnh Hảo, 2009. Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú
(Peneaus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn
cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần Thơ.
Đàm Thị Phong Ba, 2007. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở
ĐBSCL. Luận văn cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh tế và Quản
trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ
Lê Vũ Phương. 2005 Tìm hiểu tác động của một số yếu tố kinh tế - xã hội đến năng suất và
hiệu quả của nghề nuôi tôm sú thương phẩm Penaeus monodon(Fabricius, 1798) ở
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Luận văn cao học. Đại học Nha Trang.
Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Phan Thị Ngọc Khuyên và Từ Thanh Truyền, 2006. Tác
động về mặt xã hội của hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn lợ, ven biển Đồng bằng
sông Cửu Long. Tạp chí khoa học, quyển 2, Đại học Cần Thơ.
NACA, 2006. Evaluation of the impact of the Indian Ocean tsumani and US anti-dumping
tuties on the shrimp farming secter of South and South-East Asia. 74pp.
Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải. 2002.

Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
12


Nguyễn Sỹ Minh, năm 2012. Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình nuôi tôm sú và tôm
thẻ chân trắng thâm canh ở kiên giang. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng
thủy sản
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2012. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm
sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre. Số 155, tạp chí Thương mại thủy sản.
Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010. Phân tích khía cạnh kinh tế và kĩ thuật
của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học, Đại học
Cần Thơ. 2010:14 222-232.
Nguyễn Thành Phước, 2005. Ảnh hưởng của mật độ lên năng suất và hiệu quả kinh tế trong
ao nuôi tôm thâm canh ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên giang. Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ. 41 trang.
Nguyễn Thành Phước, 2005. Ảnh hưởng của mật độ lên năng suất và hiệu quả kinh tế trong
ao nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.
Luận văn cao học chuyên ngành NTTS. Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ
Phạm Xuân Thủy. 2004. Xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh tại Khánh Hòa. Luận án tiến
sỹ khoa học nông nghiệp. Đại học Nha Trang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Gang – Trang thông tin điện tử, 2014
/>Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Gang, 2005. Báo cáo tổng kết nuôi trồng
thủy sản năm 2005, kế hoạch phát triển nuôi thủy sản năm 2006.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Gang, 2010. Báo cáo tổng kết nuôi trồng
thủy sản năm 2011, kế hoạch phát triển nuôi thủy sản năm 2012
Tổng cục thống kê, 2013. Diện tích mặt nước NTTS phân theo địa phương.
/>Tổng

cục thống kê, 2013. Sản lượng tôm nuôi phân theo địa
/>

phương

Trần Thị Thanh Hiền, 2004. Ảnh hưởng của việc bổ sung một số nguồn lipid và vitamin C
lên chất lượng tôm mẹ và ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii deMan,
1979). Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Trường Đại học Thủy Sản.
Võ Văn Bé, 2007. Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Peneaus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng.
Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản. Đại Học Cần
Thơ.
Wyban, J., 2007. Domestication of Pacific white shrimp revolutionizes aquaculture. Global
Aquaculture Advocate, July/August 2007: 42-44.
Wyban, J.A. and J.N. Sweeney, 1991. Intensive shrimp production technology. High Health
Aquaculture, Hawaii, USA. 158 pp.

13


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH TRONG NUÔI
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Ở TỈNH KIÊN GIANG
Trần Lam Ngọc và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 08 đến 11/2014 thông qua việc phỏng vấn 35 hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn. Các thông tin được thu thập
nhằm đánh giá các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi, cũng như xác định những thuận
lợi và khó khăn của mô hình nuôi này. Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích nuôi bình quân là
5,31 ha/hộ, với diện tích ao nuôi trung bình là 0,64 ha/ao và độ sâu mực nước là 1,61 m. Tôm giống
có kích cỡ thả nuôi từ PL8 đến PL13 với mật độ 109 con/m2. Sau thời gian nuôi 69,97 ngày, tôm được
thu hoạch với tỉ lệ sống đạt 77,26% và năng suất trung bình đạt 8,44 tấn/ha/vụ, FCR là 1,12. Tổng

chi phí đầu tư trong mô hình là 559,46 tr.đồng/ha/vụ. Với lợi nhuận thu được là 550,28 tr.đồng/ha/vụ
và có 5,7% số hộ nuôi có bị thua lỗ. Giá thành sản xuất 83.160 đồng/kg và giá bán là 131 nghìn
đồng/kg. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là số ngày nuôi, tỷ lệ sống và mật độ. Các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận là năng suất, FCR, giá bán, chi phí thuốc, hóa chất.
Từ khóa: Lợi nhuận, hiệu quả kỹ thuật và tài chính, năng suất, tôm thẻ chân trắng thâm canh.
ASBTRACT
This study was conducted from August to November 2014 through interviewing intensive
white leg shrimp farming model by the questionnaire prepared. The information is collected to
evaluate technical and economic aspects of the farming model and to identify advantages and
disadvantages of the farming model. The results showed that the average culturing white leg shrimp
area for each household was 5,31±4.37ha/pond, the mean area of culturing pond is 0,64 and water
depths were 1,61 meter. The post larvae which has the size from PL8 to PL13, stocking density (109
ind./m2). After 69,97 culturing days, shrimp was harvested with high survival rate of 77,26% and
average yield of productivity was 8,44 kg/ha/crop and FCR of 1,12. The total cost of the white-leg
shrimp was 559,46 million VND/ha/crop and net income was 550,28 million VND/ha/crop and the
percentages of net-loss farmers culture white-leg were 5,7%. Product cost was VND 83.160 thousand
per kg. Selling price was VND 131 thousand per kg. The factorial effect to yield was culturing days
culturing days, survival rate survival rate, stocking density. The factorial effect to profit was yield,
FCR, selling price, the cost of chemistry.
Keywords: profit, technical and financial efficiencies, yield, white leg shrimp intensive.
Title: Analyze technical and financial efficiencies for the white leg shrimp intensive farming model in
Kiên Giang province.

1


1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản chiếm vị trí ðặc biệt quan trọng trong chiến lýợc phát triển kinh tế-xã
hôòi của Việt Nam. Trong những nãm qua, sản xuất thủy sản ðã ðạt ðýợc những thành tựu

ðáng ghi nhận cả về sản lýợng và giá trị. Thủy sản Việt Nam ðã xuất khẩu ðến 164 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, nãm 2013 kim nghạch xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ðạt 6,7 tỷ
USD, tãng 10,6% so với nãm 2012. Trong ðó giá trị xuất khẩu tôm chân trắng ðạt 1,39 tỷ
USD, tãng 106,6% (Tổng cục thống kê, 2013). Tổng sản lýợng thuỷ sản cả nãm ýớc ðạt 5.938
ngàn tấn, tãng 3,6% so với cùng kỳ nãm trýớc, trong ðó sản lýợng khai thác ýớc ðạt 2.725
ngàn tấn, tãng 3,9%, sản lýợng nuôi trồng ýớc ðạt 3.213 ngàn tấn, tãng 3,3 % (Tổng cục
thống kê, 2013).
Kiên Giang có ðịa hình ða dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải ðảo, nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và ðiều kiện tự nhiên thuận lợi ðã tạo cho tỉnh nhiều
tiềm nãng và lợi thế kinh tế. Trong cõ cấu các ngành sản xuất thì Kiên Giang xem NTTS là
ngành kinh tế mũi nhọn. Diện tích NTTS tỉnh Kiên Giang tãng từ 82.639 ha (nãm 2005) lên
153.920 ha (nãm 2011) với sản lýợng 110.498 tấn (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2005 và
2011). Trong ðó nuôi tôm ðang ðýợc ðẩy mạnh ðầu tý và trở thành thế mạnh của tỉnh. Nãm
2005, diện tích nuôi tôm chiếm 80,6% tổng diện tích NTTS của tỉnh. Tính ðến hết tháng 7
nãm 2014, diện tích nuôi công nghiệp, bán công nghiệp ở tỉnh Kiên Giang là 1.653 ha, chủ
yếu là Tôm thẻ chân trắng (TTCT) 1.578 ha (Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2014).
Trong những năm gần đây mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang ngày càng mở rộng
và được đầu tư đáng kể, một phần vì chi phí đầu tư thấp và thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú
(giảm tỷ lệ rủi ro do dịch bệnh), tuy nhiên hiệu quả mang lại từ mô hình chưa được đánh giá
cụ thể. Vì thế đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính trong nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh ở Kiên Giang” đã được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hiệu quả tài chính và kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT thâm canh ở Kiên
Giang nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khãn, ðể từ ðó ðýa ra một số biện pháp phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, ðồng thời tạo cõ sở ðể phát triển cho mô hình nuôi
TTCT TC trong thời gian tới.
1.3 Nội dung nghiên cứu
i.

Phân tích các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Kiên Giang;


ii.

Phân tích khía cạnh tài chính trong nuôi TTCT thâm canh ở Kiên Giang;

iii.

Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ tháng 8- 11/2014 bằng
cách phỏng vấn trực tiếp 35 hộ nuôi TTCT thâm canh. Các thông tin được thu thập trong
nghiên cứu bao gồm:
2


(1) Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo của Phòng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, các cơ quan ban ngành trên địa bàn nghiên cứu. Các nghiên cứu đã được
xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, sách, báo, luận văn Cao học,… và các
website có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
(2) Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ nuôi TTCT
thâm canh với các thông tin (1) khía cạnh kỹ thuật (diện tích nuôi, mật độ thả nuôi, thời gian
nuôi, kích cỡ thu hoạch, năng suất,…); (2) hiệu quả tài chính (chi phí, thu nhập, lợi
nhuận,…) và (3) những thuận lợi và khó khăn bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel và
SPSS với các phương pháp.
- Phương pháp thống kê mô tả: dùng để tính các số trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, tần suất và tỷ lệ phần trăm của các biến độc lập về các chỉ tiêu kinh tế
- kỹ thuật bằng phần mềm Microsoft Excel.
- Phương pháp hồi quy đa biến: Được sử dụng để phân tích sự ảnh hưởng của các

biến độc lập (Xi) đến biến phụ thuộc lợi nhuận hoặc năng suất (Y) của mô hình nuôi TTCT
thâm canh. Mô hình tương quan được viết dưới dạng sau:
Y = βn + β1.X1 + β2.X2 + β3X3 + … + βi.Xi +
(Trong đó: Y : Biến phụ thuộc; βn : hằng số; β1, β2 , … βi : Hệ số tương quan giữa Xi và Y; X1,
X2, …, Xi : các biến độc lập Xi có ảnh hưởng đến Y;

: sai số ước lượng)

Các chỉ tiêu hiệu quả được tính dựa trên những công thức sau:
- Năng suất (kg/ha) =Tổng sản lượng thu hoạch/diện tích thả nuôi
- Tổng thu nhập = Tổng số tiền bán sản phẩm
- Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định (đã khấu hao)
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập – tổng chi phí
- Tỉ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí
- Giá thành = Tổng chi phí/Tổng sản lượng
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về nông hộ nuôi TTCT tại Kiên Giang
Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 38 tuổi. Đặc biệt, các chủ hộ trong mô hình khảo sát
có 100% là nam giới. Việc nuôi TTCT phải thường xuyên làm ngoài trời và đa phần là các
công việc nặng vì thế công việc này thích hợp với Nam giới hơn là Nữ giới. kết quả nghiên
cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2006).
Số người trung bình trong gia đình là 5,63 người trong đó số lao động trong gia đình
tham gia mô hình là 2,29 người/hộ. Hộ có số lao động ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 13
người, trong đó trung bình số nhân viên kỹ thuật là 0,8 người và số công nhân là 5,4 người.
Theo NACA (2006) người nuôi tôm khu vực ĐBSCL có trung bình 8,1 năm kinh nghiệm.
Trong khi số năm kinh nghiệm của các hộ nuôi TTCT tại mô hình nghiên cứu trung bình là
3,77 năm thấp hơn kết quả của NACA nhưng điều này đúng với kết quả của Nguyễn Thành
Phước (2005) so với các tỉnh khác trong khu vực tỉnh Kiên Giang phát triển nghề nuôi tôm
3



muộn hơn. Những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ chiếm ưu thế vì họ thành thạo trong
việc chăm sóc, quản lý nuôi tôm, kiểm soát khẩu phần ăn và phòng ngừa dịch bệnh hơn so
với những hộ có kinh nghiệm ít.
Số lao động thuê mướn trung bình là 4,89 hộ, kết quả này cho thấy tình hình sử dụng
lao động để tham gia mô hình góp phần vào việc giải quyết việc làm cho những người dân
sống xung quanh các hộ nuôi mô hình TTCT thâm canh. Qua bảng 1 cho thấy tầm quan trọng
của việc nuôi tôm trong mô hình, các hộ được khảo sát có thu nhập chủ yếu là nuôi TTCT
thâm canh chiếm 94,29%. Ngoài ra còn có các hộ có nguồn thu nhập chính là buôn bán và
kinh doanh sản xuất giống chiếm 5,72%, đa số các hộ xem việc nuôi tôm là thu nhập chính
(chiếm hơn 50% tổng thu nhập có được). Vì thế mà việc nuôi tôm được đầu tư khá cao và
cũng chính là nguồn thu quan trọng.
Bảng 1: Thông tin về tuổi, số lao động tham gia mô hình, số năm kinh nghiệm
Giá trị (n=35)

Giá trị lớn nhất
(n=35)

Giá trị nhỏ
nhất (n=35)

38,23±7,83

57

24

5,63±1,5

10


3

Số lao động trong gia đình tham gia
mô hình (người)

2,29±1,43

5

1

Số lao động thuê mướn (người)

4,89±3,17

10

1

3,77±2,4

10

1

Diễn giải
Tuổi chủ hộ (tuổi)
Số người trong gia đình (người)


Năm kinh nghiệm (năm)
Thu nhập từ nuôi tôm (%)

94,29

Trong 35 hộ tham gia khảo sát, trình độ học vấn của các chủ hộ khá cao, không có
tình trạng mù chữ và cấp I. Đa số trình độ học vấn các chủ hộ là cấp II với 12 người chiếm
34,29% . Cấp III là 10 người chiếm 28,57%, trung cấp 9 người chiếm 25,71% và đại học là 4
người chiếm 11,43%. Vì trình độ học vần của các chủ hộ khá cao nên dễ dàng trong việc tiếp
thu các ứng dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật nuôi tiên tiến vào mô hình, đồng thời chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần vào việc tăng năng suất và chất
lượng tôm.
Bảng 2: Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Tần suất (n=35)

Tỉ lệ (%)

Cấp II

12

34,29

Cấp III

10

28,57


Trung cấp

9

25,71

Đại học

4

11,43

3.2 Các khía cạnh kỹ thuật trong mô hình
Cơ cấu mô hình nuôi TTCT
Diện tích ao nuôi không những ảnh hưởng đến CP vận hành mà còn liên quan đến sự
ổn định các yếu tố môi trường trong ao nuôi (Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2002). Qua kết quả
khảo sát 35 hộ nuôi ở huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang cho thấy diện tích nuôi TTCT
4


trung bình là 5,31 ha/hộ (chiếm 61,01% tổng diện tích nuôi), trong đó diện tích mặt nước
trung bình mỗi ao là 0,64 ha/hộ. Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đặng
Hoàng Xuân Huy và Trần Văn Thắng (2013) là 0,975 ha/hộ nhưng cao hơn kết quả khảo sát
hiện trạng nuôi thương phẩm TTCT ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre của Phạm Công Kỉnh
(2009) là 0,449 ha/ao. Những ao có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha thường gặp khó khăn trong quá
trình nuôi. Do diện tích nhỏ nên các yếu tố môi trường thường biến động lớn khi thời tiết thay
đổi làm cho tôm nuôi dễ bị sốc và cảm nhiễm bệnh. Ngược lại với những ao có diện tích lớn
hơn 1 ha thường khó chăm sóc và quản lý, nhưng ưu điểm của nó là điều kiện môi trường ít
biến động đột ngột (Phạm Xuân Thủy, 2004; Lê Vũ Phương, 2005). Trong hầu hết các trường

hợp, diện tích ao từ 0,5 - 1,0 ha có hiệu quả tốt nhất đối với nuôi tôm năng suất cao (Nguyễn
Anh Tuấn và ctv, 2002). Như vậy, diện tích ao nuôi thâm canh TTCT ở Kiên Giang là phù
hợp.
Do nuôi TTCT thường với mật độ cao nên nhu cầu trao đổi nước cũng cao, chính vì
vậy mà các hộ nuôi thường dành một phần diện tích tương đối để xây dựng ao lắng cho mô
hình nuôi. Diện tích trung bình mỗi ao lắng là 0,33 ha, chiếm 10,25% tổng diện tích nuôi. Hộ
nuôi có diện tích lớn thường sẽ có ao lắng với diện tích lớn. Trong nghiên cứu diện tích ao
lắng lớn nhất là 0,67 ha, và những hộ có diện tích nhỏ thường không sử dụng ao lắng.
Mức nước ao nuôi bình quân là 1,61 m kết quả này là lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của
Dương Vĩnh Hảo (2009) với mức nước bình quân tại Sóc Trăng là 1,3 m và nghiên cứu của
Võ Văn Bé (2007) là 1,2 m. Đa số các hộ sau khi nuôi một khoảng thời gian đều thay/cấp
nước, số lần thay/cấp nước trung bình là 4,31 lần. Số ao nuôi trung bình là 8,37 ao và số laafn
thay/cấp nước trung bình là 4,11 lần/vụ (Hình 1 và Bảng 3).

Hình 1: Cơ cấu mô hình nuôi TTCT
Bảng 3: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT
TB±ĐLC

Lớn nhất

Nhỏ nhất

(n=35)

(n=35)

(n=35)

Tổng diện tích nuôi (ha)


5,31±4,37

20

0,65

Diện tích bình quân ao nuôi (ha)

0,64±0,26

1,3

0,3

Độ sâu mức nước trong ao (m)

1,61±0,19

2

1,3

8,37±5,8

20

1

4,11±1.11


7

2

Diễn giải

Số ao nuôi (ao)
Sổ lần thay/cấp nước/vụ (lần)

5


Các chỉ tiêu kỹ thuật chính trong mô hình
Kiên Giang là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Khí hậu ở đây
rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật (Bộ Khoa học và Công
nghệ, 2006), do đó mùa vụ nuôi gần như quanh năm (2,63 vụ/năm).
Mùa vụ thả giống cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong nuôi tôm. Nếu lịch
thả giống phù hợp sẽ giảm thiểu rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường, thời tiết
(Nguyễn Sỹ Minh, 2012). Tháng thả giống thường tập trung vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 do
thời tiết thuận lợi. Các hộ nuôi thườmg ít thả giống vào tháng 10 vì vào thời điểm này khu
vực nuôi tôm vùng tứ giác Long Xuyên bắt đầu chịu ảnh hưởng của nước lũ, đồng thời lượng
mưa hàng năm cũng tập trung nhiều vào thời gian này nên chất lượng nước ở các kênh cấp
không còn phù hợp cho nuôi tôm. Thời gian thu hoạch tôm trung bình là 69,97 ngày.
Nguồn giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm trưởng
thành. Nguồn giống chủ yếu được lấy từ ngoài tỉnh. Kích cỡ giống thả trung bình là PL11.
Lựa chọn kích cỡ giống càng lớn thì chi phí sẽ càng cao, vì các hộ nuôi tại đây có nguồn cung
cấp chủ yếu là ngoài tỉnh nên giá con giống tương đối cao và phải chịu chi phí vận chuyển đã
được thêm vào tiền con giống. Theo Nguyễn Huy Điền (2007) khuyến khích người dân nuôi
tôm chân trắng ở mật độ vừa phải 70 con/m2, tối đa là thả ở mật độ 100 con/m2. Trong mô
hình khảo sát mật độ thả nuôi là 109 con/m2. Kết quả này là khá cao so với kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012) với 89 con/m2. Hộ có mật độ thả
nhiều nhất là 200 con/m2 và ít nhất là 50 con/m2. Tuy nhiên theo Wyban (2007), mật độ nuôi
thâm canh TTCT ở Thái Lan dao động từ 120-200 con/m2 thì mật độ được thả nuôi thâm
canh TTCT ở tỉnh Kiên Giang vẫn còn thấp.
Vì nuôi với mật độ lớn nên loại thức ăn cho tôm hoàn toàn là thức ăn công nghiệp,
được mua tại các đại lý cấp 1. Trong các điều kiện nuôi thủy sản (môi trường, đối tượng nuôi,
các biện pháp kỹ thuật được áp dụng) thì thức ăn có vai trò quan trọng đến tốc độ tăng
trưởng, đến năng suất và hiệu quả kinh tế, trong những chừng mực nhất định thì thức ăn có
vai trò lớn nhất, lớn hơn cả con giống và yếu tố di truyền của vật nuôi (Trần Thị Thanh Hiền,
2004). Tổng lượng thức ăn trung bình là 9,78 tấn/ha/vụ, hộ có tổng lượng thức ăn lớn nhất là
18 tấn/ha vụ và ít nhất là 4 tấn/ha/vụ. Cách cho tôm ăn thường là sử dụng máy cho ăn hoạc
rãi trực tiếp xuống ao, các hộ thường dùng nhá để ước tính lượng thức ăn. Mỗi ngày cho ăn
trung bình là 3,97 lần. Hộ có số lần cho ăn nhiều nhất là 5 lần và ít nhất là 2 lần.
Trong nghiên cứu, năng suất đạt được là 8,44 tấn/ha/vụ thấp hơn kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2012), năng suất của TTCT ở Bến Tre là
9,6±3,5 tấn/ha/vụ. Tỉ lệ sống cùa mô hình TTCT ở Kiên Giang là khá cao 77,26%. Hộ có tỉ lệ
sống cao nhất là 89% và hộ có tỉ lệ sống thấp nhất là 68,5%.Kích cỡ trung bình là 67,89
con/kg. Hộ có kích cỡ của tôm lớn nhất là 35 con/kg và nhỏ nhất là 130 con/kg.
FCR là nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Trong kỹ thuật nuôi
tôm hệ số FCR cao có thể là do tôm nuôi chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, tỷ lệ sống thấp,
kết quả ở bảng 7 hệ số tiêu tôn thức ăn là 1,12. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của
Briggs M et al (2004) FCR của TTCT là 1,2 (Bảng 4).

6


Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT
Diễn giải
Số vụ nuôi/năm
Thời gian nuôi (ngày/Vụ)

Kích cỡ giống (PL)

TB±ĐLC

Lớn nhất

Nhỏ nhất

(n=35)

(n=35)

(n=35)

2,63±0.49

3

2

69,97±10.94

88

49

11±1,24

13


8

2

Mật độ thả nuôi (con/m )

109±26,82

200

50

Số lần cho ăn (lần/ngày)

3,97±0,66

5

2

Năng suất (tấn/ha/vụ)

8,44±3.34

15

1

67,89±18,61


35

130

77,26±4,92

89

68,5

1,12±0,16

1,38

0,80

Kích cỡ thu hoạch (con/kg)
Tỷ lệ sống (%)
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình
Với Y là năng suất (tấn/ha/vụ). Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi TTCT là:
X1: Số ngày nuôi (ngày), X2: Tỉ lệ sống (%), X3: Mật độ nuôi (con/m2), được tình bày qua
phương trình (1):
Y= -15,17 + 0,176 X1 +0,132 X2 + 0,019 X3 (1)
(Với R=0,928; R2=0,86: R2 hiệu chỉnh=0.847; Sig= 000)

Qua phương trình trên cho thấy, năng suất có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với số ngày
nuôi, tỉ lệ sống và mật độ nuôi. Khi số ngày nuôi tăng 1 ngày thì năng suất sẽ tăng 0,176
tấn/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không đổi). Tuy nhiên khi số ngày nuôi tăng lên tức là

người nuôi sẽ tốn thêm các khoản chi phí về thức ăn, công lao động hay thuốc hóa chất, điều
này ảnh hưởng về mặt kinh tế, nên nếu quyết định nuôi tiếp tục để tăng năng suất người nuôi
tôm cần phải lưu ý đến các yếu tố như giá bán, hay một số chi phi cơ hội phải bỏ ra. Khi cố
định biến X1, X3 là số ngày nuôi và mật độ thì nếu tỉ lệ sống tăng 1% thì năng suất sẽ tăng
0,132 tấn. Trong phương trình nếu mật độ nuôi tăng lên 1 con/m2/vụ thì năng suất sẽ tăng 19
kg/ha/vụ (giả định các yếu tố khác không đổi). Tuy nhiên khi nuôi với mật độ quá cao sẽ dẫn
đến sự mất cân bằng trong ao nuôi, thiếu thức ăn, tôm nuôi chậm lớn, đặc biệt việc quản lý
mô hình nuôi trở nên khó khăn hơn dẫn đến năng suất sẽ giảm. Do đó, việc chọn mật độ tôm
nuôi còn phụ thuộc vào điều kiện nuôi khả năng quản lý, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật
của từng nông hộ.
3.3 Hiệu quả tài chính của mô hình
Cơ cấu chi phí trong mô hình
Tổng chi phí cố định đã qua khấu hao chiếm 5% tổng chi phí. Do diện tích nuôi lớn
và mật độ của nuôi tôm thâm canh cao nên nhu cầu về oxy trong ao nuôi cao đòi hỏi người
nuôi cần cung cấp đa dạng thành phần trong chi phí cố định. Trong đó, chi phí dàn quạt
chiếm 38%. Tiếp theo là chi phí máy bơm chiếm 20%. Chi phí xây dựng/đào chiếm 15%. Hệ

7


thống điện chiếm 13% trong tổng chi phí. Xây nhà phục vụ sản xuất và chi phí ghe xuồng
chiếm tỉ lệ không đáng kể so với các chi phí khác khoảng 5% (Hình 2).
Đơn vị: tr.đ/ha/vụ
Tổng chi phí cố định
CP đào ao
CP máy quạt nước
CP máy bơm
Hệ thống điện
CP xây nhà phục vụ sản xuất
CP ghe xuồng

CP khác

25.17±3.7
83.49±9.68
32.44±9.39
43.34±6.23
29.83±15.32
7.04±7.33
4.06±0.85
2.33±0.53

Hình 2: Cơ cấu CP cố định của mô hình và bảng CP cố định đã khấu hao
Phần lớn chi phí cho nuôi TTCT thâm canh là chi phí biến đổi chiếm khoàng 95% so
với tổng chi phí. Trong đó chủ yếu là chi phí thức ăn với tổng chi phí trung bình chiếm tỉ lệ là
54,1%, kết quả này xấp xỉ so với kêt quả của Nguyễn Sỹ Minh (2012) chi phí thức ăn chiếm
54% và cao hơn so với kết quả của Đàm Thị Phong Ba (2007) trong nghề nuôi tôm thì thức
ăn chiếm 51,5% tổng chi phí biến đổi. Chi phí cao thứ hai là chi phí con giống, do đa phần
các hộ nuôi lấy con giống từ ngoài tỉnh nên chi phí giống là khá cao chiếm tỉ lệ là 18,39%.
Kế đến là chi phí thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học chiếm 15,34%, kết quả này gần bằng với
kết quả khảo sát của Nguyễn Sỹ Minh (2012) trong mô hình TTCT thâm canh có chi phí từ
15-16% trong tổng chi phí biến đổi. Chi phí cải tạo ao trung bình là 3,89%. Phần còn lại là
các chi phí như: lao động, chi phí sửa chữa, nhiên liệu... Những chi phí này chiếm tỉ lệ không
lớn so với tổng chi phí biến đổi nên không ảnh hưởng nhiều đến giá thành và lợi nhuận (Hình
3).

Đơn vị: tr.đ/ha/vụ
Tổng chi phí biến đổi
Con giống
Thức ăn
Chi phí cải tạo ao

Thuốc/Hóa chất
Lao động
Chi phí điện
Nhiên liệu
Chi phí sửa chữa

534.29±137.09
98.24±25.93
289.03±101.38
19.34±5.95
81.97±21.94
3.73±1.99
37.83±16.72
0.87±0.3
1.86±0.69

Hình 3: Cơ cấu CP biến đổi của mô hình và bảng chi phí biến đổi
Hiệu quả tài chính mô hình nuôi
Các khoản chi phí đầu tư trong mô hình chủ yếu là thức ăn, con giống và chi phí
thuốc/hóa chất/chế phẩm sinh học. Kết quả khảo sát phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân
8


Sinh và ctv (2006): Giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản là ba khoản chi phí lớn nhất có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu. Ngoài ra do mô
hình nuôi TTCT thâm canh đòi hỏi nhiều kỹ thuật, công nghệ và máy móc thiết bị nên vốn để
đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu là khá cao.
Trong nuôi tôm, ngoài việc nuôi tôm thành công đạt năng suất cao thì giá cả cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình nuôi. TTCT có giá trị kinh tế cao, giá thành của
TTCT trong mô hình đạt trung bình 83.160 đồng/kg và giá bán biến động từ 80.000 đồng đến

170.000 đồng/kg nên mô hình có tổng thu nhập rất cao 1109,74 tr.đồng/ha/vụ. Do tổng chi
phí cho mô hình là 559,46 tr.đồng/ha/vụ nên lợi nhuận của mô hình đạt được rất cao 550,28
tr.đồng/ha/vụ. Trong những năm gần đây, giá bán của tôm sú cao hơn TTCT nhưng so về mặt
năng suất, thời gian nuôi và cạnh tranh trên thị trường nên người nuôi vẫn ưu tiên chuyển từ
nuôi tôm sú sang nuôi TTCT.
Tỉ suất lợi nhuận đạt 0,92 lần, cao hơn tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú 0,66
lần (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010). Trong mô hình khảo sát có 5,7%
đối tượng bị thua lỗ. Từ kết quả trên cho thấy mô hình nuôi TTCT rất có tiềm năng phát triển,
cần được hỗ trợ để đa dạng hóa loài nuôi thủy sản, nhất là vùng ven biển (Bảng 5).
Bảng 5: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi TTCT
TB±ĐLC

Max

Min

559,46±138,39

952,25

308,47

83,16±64,63

150,16

131,11±23,22

170


50,88
80

Doanh thu (tr.đồng/ha/vụ)

1109,74±465,79

2175

80

Lợi nhuận (tr.đồng/ha/vụ)

550,28±360,93

1409.83

-281,16

0.92±0,58

2,07

-0,78

Hạn mục

(n=35)

Tổng chi phí (tr.đồng/ha/vụ)

Giá thành sản xuất (1000đ/kg/vụ)
Giá bán (1000đ/kg/vụ)

Tỉ suất lợi nhận (lần)
Tỷ lệ hộ bị thua lỗ (%)

5,7

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình
Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của trong mô hình nuôi TTCT là: X1: FCR, X2:
Giá bán (1000 đồng/kg), X3: số ngày nuôi (ngày) được trình bày qua phương trình (2):
Y= -1445 - 632 X1 + 8,14 X2 – 23,9 X3 (2)
(Với R= 0,93; R2= 0,865; R2 hiệu chỉnh= 0,851; Sig= 000)

Khi cố định các biến độc lập X1, X2, X3, X4 thì trung bình giá trị lợi nhuận là -1445.
Trong hầu hết các trường hợp, số hạng tung độ gốc không có ý nghĩa kinh tế (Damodar N.
Gujarati, 1995). Kết quả cho thấy, lợi nhuận có tương quan chặt và tỷ lệ thuận với giá bán,
nhưng tương quan tỷ lệ nghịch với FCR và số ngày nuôi. Nghĩa là khi năng suất càng tăng thì
lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi càng cao. Trong trường hợp, cố đinh các biến ngoài biến
FCR, thì với mỗi mức tăng lên của FCR thì lợi nhuận sẽ giảm 632 tr.đồng/vụ. Khi giá bán

9


×