Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thủy sản minh phú ở cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.75 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ
Ở CÀ MAU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2014
1


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ Ở CÀ MAU
Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Kim Quyên và Nguyễn Thanh Toàn
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
Topic "Export situation analysis of the company shares Minh Phu Seafood Corporation in Ca
Mau" conducted from August to December through 2014. In order to analyze the situation of
the company exports, especially the weak factors affecting the exports from that offer a
number of solutions for export activities. Results showed that sales of the Company increased
steadily and reached a maximum value in the five 2013 (37.863 tons). However, profits were


going down in 2012 (down 94.35% compared with 2011) and increased when stepping
through 2013 with 1.731% compared to 2012. In addition there is also a change in market
structure the company's exports. In addition to factors such as antibiotics barriers,
protectionist policies of the importing country, cost of sales, business management costs
reduce the profits of the company in 2012. Thus, during the companies need to provide some
solutions for such exports continue to diversify markets, products, excellent iterative process
to ensure product quality and ultimately save costs.
Keyword: Export, Minh Phu seafood joint stock company.
Title: Export situation analysis of the company shares Minh Phu Seafood Corporation in Ca
Mau.
TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở
Cà Mau” diễn ra từ tháng 8 - 12 năm 2014. Nhằm phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty,
đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp
cho hoạt động xuất khẩu. Kết quả cho thấy, doanh số bán hàng của Công ty tăng đều qua các
năm và đạt giá trị lớn nhất ở năm 2013 (37.863 tấn sản phẩm). Tuy nhiên, lợi nhuận có dấu
hiệu đi xuống ở năm 2012 (giảm 94,35% so với 2011) và tăng mạnh khi bước qua năm 2013
với 1.731% so với 2012. Bên cạnh đó cũng có sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
của Công ty. Ngoài ra các yếu tố như rào cản thuốc kháng sinh, chính sách bảo hộ của các
nước nhập khẩu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận của
Công ty trong năm 2012. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần đưa ra một số giải pháp cho
hoạt động xuất khẩu như tiếp tục đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, hoàn thiện hơn quy trình
khép kín nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất
để hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh hơn.
Từ khóa: Xuất khẩu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

2


1. GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, thủy sản Việt Nam đã không ngừng phát triển và góp một phần không
nhỏ cho nền kinh tế quốc dân. Theo hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu (XK) thủy sản
Việt Nam (VASEP), năm 2013 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về XK thủy sản và có mặt trên
150 thị trường. Trong năm 2013 XK thủy sản đã có sự tiến bộ so với năm 2012 lên vị trí thứ 5
trong top các ngành hàng XK chủ lực của Việt Nam với 6,72 tỷ USD tăng 10,3% so với năm
2012 (Minh Trí, 2014). Giá trị XK TS 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 26,5% so
với cùng kỳ năm 2013. Nếu tính riêng cho từng mặt hàng XK năm 2013 tôm xuất 3,11 tỷ
USD; 1,76 tỷ USD cá tra và 526,7 triệu USD cá ngừ… (Thủy Chung, 2014). Để đạt được kết
quả như vậy, các doanh nghiệp XK phải đối mặt với chính sách bảo hộ thương mại, rào cản
kỹ thuật, quy định ngày càng khắt khe, chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng (ASC, HACCP, Global
GAP...), dư lượng kháng sinh, hóa chất (Ethoxyquin, Oxytetracycline…) an toàn vệ sinh thực
phẩm, đánh thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu (NK). Điều đó đòi hỏi các Công ty
XK phải có giải pháp cho vấn đề chất lượng cũng như giá cả phù hợp để có thể thâm nhập
được vào các thị trường khó tính đồng thời không làm mất đi lợi nhuận (Thương mại Thủy
sản, 2014). Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là một trong những Công ty thủy
sản đứng đầu trên cả nước về kim ngạch xuất khẩu với gần 540 triệu USD trong năm 2013
(Dũng Minh, 2014). Tuy nhiên, Công ty cũng ảnh hưởng do các yếu tố như khủng hoảng kinh
tế, rào cản thuốc hóa chất dẫn đến giảm sút các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó là các vấn đề về
rào cản kỹ thuật, mức độ cạnh tranh ngành tăng làm thu hẹp lợi nhuận. Vì thế nghiên cứu
“Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ở Cà
Mau” trong giai đoạn từ 2011 - 2013 được thực hiện để làm cơ sở cho việc phân tích tình
hình xuất khẩu của công ty Cổ phần Tập đoàn (CPTĐ) Thủy sản Minh Phú từ đó tìm ra
những giải pháp cho hoạt động XK Thủy sản ngày càng phát triển.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang từ tháng 8 đến
tháng 12 năm 2014. Nghiên cứu bao gồm trao đổi với nhân viên phòng kinh doanh, kế toán,
nhân sự…của Công ty. Bên cạnh đó, tìm hiểu các báo cáo xuất khẩu sản phẩm theo thị
trường, mặt hàng, hình thức xuất khẩu, kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2011,
2012, 2013 của Công ty CPTĐ Thủy sản Minh Phú. Các phương pháp phân tích và xử lý số
liệu gồm so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, ma trận đánh giá các yếu tố

bên ngoài (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (EFE) và ma trận SWOT để tiến hành
phân tích số liệu, đánh giá những tác động đến XK từ đó lựa chọn các giải pháp.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh phú
Công ty CPTĐ Thủy sản Minh phú được thành lập từ năm 1992 với tên gọi là “Doanh nghiệp
tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú” nằm ở khu công nghiệp phường 8,
TP. Cà Mau, Tỉnh Cà Mau, nơi đây là trung tâm của tỉnh Cà Mau có lợi thế rất lớn về nguồn
nguyên liệu và số vốn điều lệ ban đầu chỉ có 120 triệu đồng. Đến năm 2002 thì giải thể, toàn
bộ tài sản chuyển thành tài sản góp vốn thành lập Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Minh Phú
TNHH với vốn điều lệ ban đầu là 90 tỷ đồng, hoạt động theo hình thức công ty gia đình. Năm
2006, Công ty chuyển đổi thành công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú đồng thời chính
thức bước lên sàn chứng khoán với mã cổ phiếu là MPC. Sau một quá trình dài hình thành và
phát triển, năm 2010 Công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản
Minh Phú với vốn điều lệ khoảng 700 tỷ đồng. Tiền thân là một xí nghiệp sản xuất nhỏ, đến
nay doanh nghiệp đã trở thành Công ty thủy sản đứng đầu trên cả nước về xuất khẩu tôm
đồng thời thành lập 9 công ty: công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Qúi, công ty TNHH
CBTS Minh Phát, công ty Mseafood USA, công ty TNHH Chế biến Thủy hải sản Minh Phú –
3


Kiên Giang, công ty TNHH sản xuất giống Thủy sản Minh Phú, công ty Cổ phần Thủy sản
Minh Phú – Hậu Giang, công ty TNHH nuôi tôm sinh thái Minh Phú, công ty TNHH sản xuất
CPSH Minh Phú, công ty TNHH NTTS Minh Phú – Lộc An. Hướng tới hoạt đông sản xuất
theo dây truyền khép kín từ khâu con giống cho tới tiêu thụ nên công ty tiếp tục phát triển qua
các chiến lược trong dài hạn như: đầu tư thêm các máy móc thiết bị hiện đại, công suất cao và
công nghệ tiên tiến nhất, thực hiện tốt cấc quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của một số thị trường NK về chất lượng sản phẩm cũng
như đa dạng hóa sản phẩm góp phần giúp tăng doanh thu, mở rộng thị trường XK sang nhiều
nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Canada… nhằm tạo dựng mối quan hệ
khác hàng truyền thống đảm bảo được đầu ra cũng như tương lai cho sự phát triển của công

ty.
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2011 - 2013)
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Minh Phú năm 2011 - 2013
So sánh 2012/2011
Số tiền
%
(Tỷ đồng)

So sánh 2013/2012
Số tiền
%
(Tỷ đồng)

Các chỉ tiêu

2011

2012

2013

Tổng doanh thu

7.191

8.032

11.326

841


11,69

3.294

41.01

Giá vốn hàng
bán

5.989

7.050

9.955

1.061

17,72

2.905

41,21

917

966

1.074


49

5.34

108

11,18

283

16

293

(267)

(94,35)

277

1.731

Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận

(Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty Minh Phú)

Trong 3 năm doanh thu của Công ty liên tục tăng từ năm 2011 - 2013, tuy nhiên lợi nhuận của
công ty lại có sự giảm mạnh vào năm 2012 do sự biến đổi của các loại chi phí cũng như ảnh
hưởng tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài. Doanh thu của Công ty năm 2012 là 8.032 tỷ đồng

tăng 841 triệu đồng (11,69%) so với năm 2011. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thu được sau thuế
chỉ có 16 triệu đồng giảm hơn 90% so với mức lợi nhuận năm 2011 (283 triệu đồng). Bước
sang năm 2013 doanh thu tiếp tục tăng thêm 3.293 triệu tức tăng 41,01% so với năm 2012 kéo
theo sự tăng mạnh của doanh thu thì lợi nhuận năm 2013 cũng tăng một cách đáng kể (293
triệu đồng) khoảng 277 triệu đồng so với năm 2012 và cao nhất trong 3 năm. Điều đó cho
thấy, Công ty đã có những sự thay đổi phù hợp để tạo ra hiệu quả hơn so với năm 2012. Do
mức tăng tổng chi phí, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu nên năm
2012 tổng chi phí tăng 5,34%, giá vốn hàng bán tăng 17,72% so với 2011, trong khi đó doanh
thu chỉ tăng có 11,69%. Năm 2013, tổng chi phí tăng lên 11,18% và giá vốn hàng bán tăng
41,21% trong khi đó mức tăng của doanh thu cũng khá cao với hơn 41,01%. Năm 2012, có sự
biến động khá lớn về chi phí và tổng lợi nhuận thu được sau thuế vì trong năm xảy ra nhiều
dịch bệnh đối với tôm nguyên liệu (NL) khiến cho nguồn cung nguyên liệu bị thiếu hụt dẫn
đến giá cả nguyên liệu tăng bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát làm tăng
cao các loại chi phí trong đó có chi phí bán hàng và chi phí tài chính. Điều đó đòi hỏi Công ty
cần chủ động hơn về vấn đề nguyên liệu cũng như giảm bớt các chi phí trong quá trình sản
xuất nhằm tối giảm giá vốn hàng bán từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh cũng như đem lại
nhiều hơn lợi nhuận.
4


3.3 Tình hình xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013
3.3.1 Thị trƣờng xuất khẩu

Hình 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty trong 3 năm 2011 - 2013.
Sản phẩm của Công ty có mặt trên hầu hết các nước trên thế giới, trong đó một số thị trường
lớn của Công ty có thể kể đến là: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada,...với tổng sản lượng
không ngừng tăng lên qua các năm 2012 là 31.936 tấn (7.380 tỷ đồng) tăng 2.672 tấn so với
năm 2011 và đạt giá trị lớn nhất trong 3 năm ở năm 2013 với 37.863 tấn (10.200.429 triệu
đồng) tăng 5.926 tấn so với năm 2012. Dựa vào hình cơ cấu thị trường XK của Công ty qua 3
năm có thể thấy Mỹ luôn là thị trường đứng đầu về nhập khẩu của Minh Phú với cơ cấu thị

trường nằm trong khoảng 33% đến 35%. Do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở thị
trường EU, các chính sách siết chặt tín dụng tại các nước Châu Âu dẫn đến người dân thắt
chặt chi tiêu bên cạnh đó các chính sách thắt chặt tín dụng làm khả năng thanh toán của nhà
NK nước này bị giảm. Vì vậy, trong bảng cơ cấu thị trường EU có dấu hiệu suy giảm, từ 9%
trong năm 2011, 2012 xuống còn 7% trong năm 2013. Nhật bản là một thị trường tiềm năng
về XK mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Công ty nhưng đây cũng là một thị trường khá khó
tính bởi các yêu cầu khắt khe về kiểm định chất lượng sản phẩm. Năm 2012, tổng giá trị XK
5


sang Nhật Bản là 1.580 tỷ đồng (22%) giảm 224 tỷ đồng so với năm 2011 tuy nhiên sản lượng
xuất sang Nhật lại tăng 105 tấn. Năm 2013, tổng giá trị hàng xuất sang thị trường Nhật Bản là
2.547 tỷ đồng (25%) tăng cơ cấu XK sang thị trường này thêm 3% so với năm 2012. Do ảnh
hưởng của rào cản Ethoxyquin đối với mặt hàng tôm của Việt Nam làm cho sản phẩm tôm bị
ép giá nên năm 2012 sản lượng xuất siêu sang Nhật tăng lên không đáng kể trong khi đó giá
trị thì bị giảm. Trong phụ lục 1 ta còn thấy sự thay đổi bất ngờ của thị trường Australia, năm
2011, 2012 thị trường này chỉ chiếm 1% trong cơ cấu thị trường XK. Song qua năm 2013,
Công ty đã bắt đầu chú trọng và mở rộng, tiếp thị ở thị trường này làm sản lượng qua thị
trường này tăng lên 2.955 tấn sản phẩm (636 tỷ đồng) và chiếm 6% trong bảng cơ cấu XK
của Công ty.
3.3.2 Sản phẩm và giá bán
a) Sản phẩm
Bảng 2: Sản lượng theo từng sản phẩm
Năm 2011
Tên sản phẩm
Tôm sú nguyên con
Tôm sú chín đông IQF
hàng ngâm hóa chất
Tôm sú vỏ bỏ đầu hàng
ngâm hóa chất

Tôm xẻ bướm xiên que
IQF
TCT hàng tươi lột vỏ
TCT hàng cán tăng
chiều dài
Khác
Tổng

Sản lượng
(tấn)
7.795

Năm 2012

27

Sản lượng
(tấn)
8.661

5.124

18

3.353

Năm 2013

27


Sản lượng
(tấn)
11.361

30

5.510

17

6.410

17

11

3.645

11

4.845

13

3.312

11

3.542


11

4.182

11

2.769

9

2.826

9

3.805

10

2.326

8

2.474

8

3.893

10


4.584
29.263

16
100

5.278
31.936

17
100

3.368
37.863

9
100

%

%

%

Sản lượng XK theo mặt hàng và giá cả từng sản phẩm thay đổi theo tình hình XK của Công
ty. Với các nhóm mặt hàng chủ lực như: Tôm đông Block không sử dụng hóa chất, tôm tươi
đông IQF sử dụng hóa chất, tôm hấp chín đông IQF sử dụng hóa chất, tôm Nobashi và tôm áo
bột. Nhìn chung tổng sản lượng sản phẩm nói riêng và sản lượng theo từng mặt hàng nói
chung qua 3 năm lien tục tăng.Trong đó, Công ty xuất chủ yếu là Tôm sú nguyên con với tỷ lệ
từ 27 – 30 % trên tổng sản lượng hàng XK và đạt sản lượng lớn nhất ở năm 2013 với 11.361

tấn. Ngay sau là mặt hàng Tôm sú chín đông IQF hàng ngâm hóa chất với sản lượng từ 5.124
tấn đến 6.410 tấn. Các loại sản phẩm như Sú vỏ bỏ đầu hàng ngâm hóa chất, xẻ bướm xiên
que IQF, TCT hàng tươi lột vỏ giao động trong khoảng 10 -11 % trên tổng sản lượng.
b) Giá bán
Giá hàng XK thay đổi qua mỗi thị trường cũng như mỗi giai đoạn, nó phụ thuộc chủ yếu vào
sự tăng giảm của chi phí đầu vào cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy việc định giá
rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và doanh số bán của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn 3 năm (2011 - 2013) giá tôm XK của Minh Phú giao động trong khoảng 11,3
- 16,1 USD/kg. Các thị trường tương đối ổn định duy chỉ có thị trường Nhật Bản có sự tăng
giảm không đều qua 3 năm. Năm 2012, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh ở tôm
làm thiếu hụt nguyên liệu dẫn đến chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất tăng đồng thời Nhật
dựng rào cản thuốc hóa chất Ethoxyquin đối với 100% mặt hàng thủy sản NK từ Việt Nam
6


nên giá hàng XK sang Nhật bị giảm nhẹ so với 2011 ( trung bình từ 10,8 - 11,3 USD/kg) do bị
ép giá.
3.3.3 Hình thức xuất khẩu và phƣơng thức thanh toán
a) Hình thức xuất khẩu
Công ty XK trực tiếp qua các thị trường chính như: USA, Nhật Bản, EU, Canada và một số
thị trường khác. Là một trong những doanh nghiệp XK thành lập khá sớm và rất phát triển
nên Công ty đã xây dựng được uy tín và thương hiệu trong mắt bạn bè trên thế giới. Chính vì
vậy Công ty chủ yếu sử dụng phương thức XK trực tiếp để đưa sản phẩm của mình ra thị
trường thế giới. Bên cạnh đó để đảm bảo khả năng cạnh tranh cũng như ổn định thị trường
Công ty đã thành lập một Công ty con ở USA, các thị trường khác sản phẩm được xuất thông
qua những nhà nhập khẩu trung gian, đây là những nhà phân phối của Công ty, giúp Công ty
đưa sản phẩm đến nhà bán buôn, đại lý, siêu thị.
b) Phương thức thanh toán
Các hợp đồng XK của Công ty Minh Phú được thanh toán chủ yếu bằng USD theo phương
thức thanh toán tín dụng chứng thư (L/C). Phương thức thanh toán này có độ tin cậy cao, tiện

lợi cho việc thanh toán tiền mua hàng của các nước NK hàng hóa của Công ty.Tuy nhiên hình
thức này cũng còn một số nhược điểm như: Tỷ lệ ký quỹ cao, thời gian thực hiện dài...Do đó
để giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian Công ty còn sử dụng một số hình thức thanh toán
khác ngoài L/C như : Điện chuyển tiền (T/T) và phương thức nhờ thu trả chậm (D/A), nhờ thu
trả ngay (D/P)…Tuy nhiên hình thức thanh toán T/T chỉ được Công ty áp dụng đối với nhóm
khách hàng thâm thiết do nó có mức độ rủi ro cao trong quá trình thanh toán.
3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty
3.4.1

Các yếu tố bên ngoài

Bảng 3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Mức quan
Các yếu tố bên ngoài
trọng

Phân
loại

Số điểm
quan trọng

Sự quan tâm và các chính sách ưu đãi của nhà
nước cho doanh nghiệp XK Thủy sản

0,10

3

0,30


Tiềm năng thị trường lớn và đa dạng

0,16

4

0,64

XK sang một số thị trường truyền thống giảm

0,08

2

0,16

Đối thủ tiềm ẩn

0,09

1

0,09

Khách hàng ngày càng yêu cầu khắt khe về
chất lượng sản phẩm và dịch vụ

0,11


3

0,33

Sự biến động của tỷ giá hối đoái

0,15

4

0,60

Cà Mau có vị trí thuận lợi là trung tâm của
vùng NL thủy sản

0,07

1

0,07

Khả năng thanh toán của khách hàng

0,09

2

0,18

Chi phí chuyển đổi về giá cả, chất lượng khi sử

dụng sản phẩm thay thế

0,04

1

0,04

0,11

4

0,44

Rào cản thuốc kháng sinh và các chính sách
bảo hộ của các nước NK
Tổng cộng
7

1,00

2,85


* Trong đó:
Mức quan độ trọng được phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu
tố. Với tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố bằng 1,0.
Phân loại đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để thấy cách thức mà các chiến lược thực hiện tại
doanh nghiệp phản ứng trước các yếu tố bên ngoài. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng khá, 2
là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Các yếu tố này được đánh giá dựa trên hiệu quả chiến

lược của doanh nghiệp.
Số điểm quan trọng được tính dựa trên tích số của mức độ quan trọng và phân loại. Tổng số điểm
quan trọng lớn nhất là 4,0 và nhỏ nhất là 1,0. Tổng điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng điểm
trung bình >=2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng khá tốt (doanh nghiệp phản ứng không tốt) trước
các cơ hội và đe dọa bên ngoài.

Với số điểm quan trọng tổng cộng là 2,85 cho thấy khả năng phản ứng của Công ty Minh Phú
trước các cơ hội và đe doạ bên ngoài là khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn vài yếu tố mà công ty
phản ứng chưa tốt như giá NL, yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của nước NK. Bên
cạnh đó, Công ty cần chú ý đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ tiềm ẩn để nâng
cao khả năng phản ứng của mình.
a) Yếu tố kinh tế
Lạm phát và sự suy giảm tăng trưởng diễn ra cùng lúc với sự khủng hoảng tín dụng toàn cầu.
Một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ đã được áp dụng đẩy lãi suất tăng cao trong năm 2011
và kéo dài sang năm 2012 điều đó tạo sức ép cho các doanh nghiệp. Năm 2012, nền kinh tế
thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn còn tiếp tục bị ảnh hưởng, suy thoái kinh
tế kéo theo đời sông người dân gặp nhiều khó khăn, xu hướng thắt chặt chi tiêu là lựa chọn tối
ưu của người tiêu dùng sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều
thị trường NK tôm của Việt Nam cũng có dấu hiệu suy giảm, thị trường Nhật (một thị trường
tiềm năng) dựng rào cản Ethoxyquin kiểm tra 100% sản phẩm tôm NK từ Việt Nam làm
lượng hàng xuất khẩu của Công ty sang Nhật bị giảm (12,4% so với năm 2011). Biên cạnh đó
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các chính sách bảo hộ cho sản phẩm trong nước dẫn
đến một số thị trường có dấu hiệu suy giảm (Mỹ giảm 15,6%, EU giảm 24,8%...). Bước qua
năm 2013, tình hình kinh tế thế giới đang có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhu
cầu sử dụng tôm cũng tăng lên kéo theo đó là giá XK tôm cũng có dấu hiệu tăng (từ 3 - 4
USD/kg).
b) Yếu tố tỷ giá hối đoái
Tình hình tỷ giá hối đoái, sự tăng giảm của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến XK. Sự
thay đổi của tỷ giá là mối quan tâm lớn của Minh Phú cũng như các doanh nghiệp XK khác
trên cả nước. Vì các Công ty XK sẽ phải quy đổi từ ngoại tệ sang VNĐ hoặc ngược lại nên

khi tỷ giá tăng hay giảm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tình
hình tỷ giá năm 2011, 2013 có xu hướng tăng lên ở 6 tháng cuối năm. 6 tháng cuối năm 2011
là 20.618 đồng/USD tăng cao hơn 6 tháng đầu năm (1.686 đồng/USD), năm 2013 là 21.036
đồng/USD cao hơn 6 tháng đầu năm là 208 đồng/USD. Trong khi đó, năm 2012 tỷ giá 6 tháng
đầu năm (20.910 đồng/USD) cao hơn 6 tháng cuối năm (82 đồng/USD). Khi tình hình lạm
phát gia tăng tỷ giá quy đổi từ USD sang tiền nội tệ sẽ giảm Công ty sẽ thu được giá trị lợi
nhuận nhỏ hơn điều đó gây bất lợi cho Công ty, vì Minh Phú phải đi vay ngoại tệ là đồng
USD để NK NL từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tình hình XK của Việt Nam lại lệ thuộc vào biến
động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như giá cả. Chính vì thế để khuyến
khích tăng XK nhà nước cần điều chỉnh các chính sách nhằm giúp tăng hoặc ổn định tỷ giá từ
đó sẽ thu hẹp lại vai trò của tỷ giá hối đoái đối với XK.

8


3.4.2 Các yếu tố bên trong
Bảng 4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Mức quan
Các yếu tố bên trong
trọng

Phân loại

Số điểm
quan trọng

Lãnh đạo có năng lực quản lý

0,09


4

0,36

Trình độ cán bộ công nhân viên

0,07

3

0,21

Nguồn lực tài chính mạnh

0,12

4

0,48

Uy tín và thương hiệu đã được khẳng định

0,10

3

0,30

Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh
nghiệm


0,09

2

0,18

Hoạt động quảng bá, chiêu thị sản phẩm

0,05

4

0,20

Công ty có chiến lược kinh doanh tốt

0,10

3

0,30

Đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị
máy móc

0,13

3


0,39

Các mặt hàng phong phú, chất lượng cao

0,06

1

0,06

Các chính sách quan tâm đối với người
lao động

0,07

1

0,07

Hệ thống phân phối trực tiếp

0,12

4

0,48

Tổng cộng

1,00


3,03

* Trong đó:
Mức quan độ trọng được phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu
tố. Với tổng mức phân loại được ấn định cho tất cả các yếu tố bằng 1,0.
Phân loại đánh giá từ 1 đến 4 cho từng yếu tố để thấy cách thức mà các chiến lược thực hiện tại
doanh nghiệp phản ứng trước các yếu tố bên trong. Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng khá, 2
là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Các yếu tố này được đánh giá dựa trên hiệu quả chiến
lược của doanh nghiệp.
Số điểm quan trọng được tính dựa trên tích số của mức độ quan trọng và phân loại. Tổng số điểm
quan trọng lớn nhất là 4,0 và nhỏ nhất là 1,0. Tổng điểm quan trọng trung bình là 2,5. Nếu tổng điểm
trung bình >=2,5 cho thấy doanh nghiệp phản ứng khá tốt (doanh nghiệp phản ứng không tốt) trước
các cơ hội và đe dọa bên trong.

Số điểm quan trọng tổng cộng là 3,03 cho thấy Công ty có môi trường nội bộ khá tốt với
những điểm mạnh quan trọng như: Sản phẩm chất lượng, trang thiết bị máy móc, năng lực
của ban lãnh đạo, uy tín và thương hiệu đã được khẳng định. Tuy nhiên bên cạnh đó, Công ty
còn một số điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động của mình, cụ thể là trình độ chuyên môn của
nhân viên chưa đồng đều, quy trình hoạt động sản xuất khép kín chưa hoàn thiện. Nên Công ty
còn ảnh hưởng khá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, chưa có nhiều chương trình
Marketing để quảng bá Công ty. Các yếu tố này cần khắc phục để nâng cao khả năng cạnh
tranh của Công ty trước đối thủ.

9


a) Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu chính của Công ty là tôm chiếm 93,2% tổng giá thành sản phẩm, ngoài ra còn
các nguyên vật liệu phụ: Hóa chất, muối ăn, bao bì…chiếm 3,2% trong cơ cấu giá thành.

Nguyên liệu luôn là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu bởi nó là một trong những
yếu tố quan trọng quyết điịnh sự thành công của doanh nghiệp. Nguồn thu mua chính của
Công ty từ ngư dân đánh bắt xa bờ, hộ nuôi và các dự án nuôi trồng của Công ty. Công ty đã
đầu tư vào xây dựng Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Kiên Giang với công suất
7.000 tấn tôm NL/năm, Công ty TNHH sản xuất giống Thủy sản Minh Phú với số vốn là 30 tỷ
đồng và Công Ty Nuôi Trồng Thuỷ Sản Minh Phú - Cà Mau với công suất 33.000 tấn tôm
NL/năm. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng Quốc tế như: GMP, SSOP,
HACCP,GLOBAL GAP... để cho ra những sản phẩm tốt nhất và đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng. Tuy nhiên, năm 2012 do ảnh hưởng của dịch bệnh nguồn NL của Công
ty bị thiếu hụt bên cạnh đó là chi phí nuôi tôm tăng dẫn đến giá NL trong nước tăng cao hơn
một số nước như: Thái Lan (10%), Ecuador (20-30%) tương đương với 2 - 3 USD/kg vì vậy
Công ty phải NK tôm NL từ các nước này để sản xuất.
b) Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực
Cơ sở vật chất của Công ty được trang bị những thiết bị máy móc tiên tiến nhất và được sử
dụng bởi lực lượng lao đông có tay nghề, chuyên môn đã qua đào tạo một cách bài bản nhất.
Các nhà máy, công ty con của Minh Phú đều đạt những tiêu chuẩn, chứng nhận: BRC, ISO
2000:2005... nhằm đáp ứng đủ các yêu cầu khắt khe của khách hàng. Tổng công suất nhà máy
chế biến xuất khẩu của ba Công ty Minh Phú, Minh Phát, Minh Qúi là 36.000 tấn/năm và
Minh Phú – Hậu Giang là 40.000 tấn/năm, công suất sản xuất tôm giống của Minh Phú - Ninh
Thuận là 5000 post/năm và bên cạnh đó còn có Minh Phú Lộc An với 320 ha và Minh Phú
Kiên Giang với 600 ha nuôi trồng thủy sản nhằm đáp ứng đủ cho nguồn nguyên liệu đầu vào
phục vụ cho quá trình khép kín. Tổng số cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong Công ty
2013 là trên 19.663 người, trong đó lao động trình độ đại học trở lên có 860 người, lao động
có trình độ cao đẳng là 352 và trung cấp là 1.107 người. Bên cạnh đó, Công ty có hơn 450
kỹ sư chế biến thủy sản, 100 kỹ sư nuôi trồng thủy sản và đội ngũ nhân viên marketing
chuyên nghiệp.
c) Marketing
Trong những năm trở lại đây Công ty Minh Phú không ngừng mở rộng thị trường đem sản
phẩm của mình đi XK ở hơn 150 thị trường trên thế giới như: Trung Đông, Úc, UAE , …để
có một mạng lưới thị trường rộng lớn cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố tác động, trong số

đó phải kể đến là các chiến lược marketing phù hợp và đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên
nghiệp có kinh nghiệm. Bên cạnh đó Công ty đã tham gia các chương trình quảng bá sản
phẩm như hội chợ triển lãm, trưng bày các sản phẩm ở rất nhiều thị trường quốc tế để đưa tên
tuồi cũng như mặt hàng sản phẩm của mình đồng thời đã và đang mở các Công ty đại diện tại
nước ngoài tới gần nhất với khách hàng trong đó có thể kể đến là Công ty Mseafood USA.

10


3.5 Một số biện pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu của công ty Minh Phú
Bảng 5: Bảng tóm tắt ma trận SWOT
Điểm mạnh (Strengths)

Điểm yếu (Weakenesses)

S1: Công ty xây dựng thương W1: Phụ thuộc chủ yếu vào
hiệu, uy tín trên thị trường một thị trường.
XK.
W2: Trình độ giữa các nhân
S2: Tiến tới hoạt động theo viên chưa đồng đều.
mô hình khép kín.
W : Hoạt động marketing,
3

S3: Cơ sở hạ tầng, trang thiết nghiên cứu và phát triển
bị máy móc hiện đại.
chưa nổi bật.
Cơ hội (Opportunies)

Kết hợp: S+O


Kết hợp: W+O

O1: Có mối quan hệ truyền S1+O1,3: Chiến lược kết hợp W1+O1,2: Chiến lược phát
thống với nhiều thị trường về phía trước
triển thị trường.
lớn.
O2,3+S1,2: Chiến lược kết hợp
O2: Nhu cầu về thủy sản trên về phía sau
thế giới ngày càng tăng.
O3: Khoa học công nghệ
ngày càng hiện đại.
Thách thức (Threats)

Kết hợp: S+T

Kết hợp: W+T

T1: Các rào cản thuế quan, S1,2+T1,2: Đầu tư kiểm soát W2+T1,2: Đầu tư đào tạo
yêu cầu về chất lượng sản nâng cao chất lượng, da dạng nhân lực nâng cao hiệu quả
phẩm.
hóa sản phẩm.
cho các hoạt động.
T2: Khó khăn về vấn đề
nguyên liệu

W1,3+T3: Tăng cường chiêu
thị mở rộng thị trường.

T3: Cạnh tranh với các doanh

nghiệp Thủy sản trong và
ngoài nước.
3.5.1 Chiến lƣợc kết hợp về phía trƣớc
Với lợi thế đã xây dựng được thương hiệu, uy tín Công ty cần tiếp tục củng cố thương hiệu
đồng thời đưa tên tuổi của mình đi xa hơn nữa, đồng thời dựa vào mối quan hệ ngoại giao tốt
đẹp của Việt Nam với các quốc gia từ đó thiết lập chặt chẽ các mối quan hệ với các đối tác
lớn, thâm nhập sâu vào các thị trường tiềm năng với mục đích nâng cao doanh số bán, mở
rộng thị trường.
3.5.2 Chiến lƣợc kết hợp về phía sau
Tình hình về nguồn nguyên liệu đầu vào ở ĐBSCL hiện nay không ổn đinh, nhiều doanh
nghiệp đã phải NK nguyên liệu để sản xuất giữ khách hàng đồng thời đảm bảo việc hoạt động
ổn định của nhà máy, năm 2011 Minh Phú đã Nhập 3.800 tấn tôm (4,2 triệu USD). Tăng
cường kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo có nguồn cung ổn định và chất lượng.
Vì thế, cần sử dụng chiến lược kết hợp về phía sau với mục đích tăng cường kiểm soát nguồn
11


nguyên liệu đầu vào đảm bảo có nguồn cung ổn định và chất lượng. Đảm bảo chất lượng từ
khâu con giống, thức ăn cho tới khi XK điều này không chỉ giúp Công ty chủ động được
nguồn nguyên liệu mà nó còn giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu, tiết
kiêm hơn chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.5.3 Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng
Việc gia nhập tổ chức WTO năm 2007 là một lợi thế cho việc phát triển thị trường XK thủy
sản. Vì vậy ngoài việc chú trọng XK các thị trường truyền thống Công ty nên đẩy mạnh khai
thác ở các thị trường tiềm năng, thị trường mới tránh cho việc phụ thuộc quá nhiều vào một
thị trường XK. Ngoài ra, Công ty cũng có thể mở thêm nhiều chi nhánh ở các thị trường như:
EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… vì đây đều là những thị trường tiêm năng để tăng khả năng tiêu
thụ cho sản phẩm đồng thời thông qua đó thâm nhập được sâu hơn vào thị trường tăng lợi thế
cạnh tranh với các doanh nghiệp XK khác.
3.5.4 Chiến lƣợc phát triển sản phẩm

Đi song song với các chiến lược phát triển thị trường là các chiến lược về sản phẩm. Để đẩy
mạnh việc XK Công ty cần luôn luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm và đa dạng hóa
sản phẩm nếu không sẽ bị thay thế bởi sản phẩm của Công ty đối thủ. Ngoài mặt hàng chủ lực
từ nguồn nguyên liệu tôm Công ty có thể sản xuất thêm một số mặt hàng giá trị gia tăng từ cá
tra, basa... để tạo sự đa dạng hóa ngành hàng, sản phẩm. Mỗi quốc gia có một phong tục tập
quán, thói quen khác nhau từ đó mà Công ty sẽ tạo ra những sản phẩm phù hợp cho từng thị
trường. Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu ngày càng không ổn định trong khi các nước NK
thì đưa ra ngày một nhiều các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần
tiếp tục hoàn thiện hệ thống khép kín từ đó đảm bảo được chất lượng cho sản phẩm, giữ vững
uy tín tạo lòng tin cho khách hàng.
3.5.5 Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng lao động
Là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về XK thủy sản, Công ty tạo công ăn việc làm
cho một lượng lớn lao động. Phần lớn tay nghề lao động được tích lũy qua quá trình làm việc
nên trình độ lao động còn chưa đồng đều, để đảm bảo việc sử dụng những công nghệ tiên tiến
một cách hiệu quả Công ty đã và đang tăng cường mở các lớp đào tạo tay nghề cho công nhân
đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho họ có thể chuyên tâm làm việc. Ngoài ra, Công
ty có thể thường xuyên cử đội ngũ nhân viên bán hàng đi tham gia các lớp tập huấn, nâng cao
khả năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng. Đồng thời thắt chặt hơn khâu kiểm tra chất
lượng nguyên liệu cũng như trước khi xuất hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng
được yêu cầu đề ra của khách hàng.
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Doanh số bán của công ty tăng lên qua các năm. Năm 2012 là 7.380 tỷ đồng tăng 6% so với
năm 2011 (6.970 tỷ đồng) và năm 2013 là 10.200 tỷ đồng tăng 38% so với năm 2012.
Lợi nhuận của Công ty bị giảm mạnh ở năm 2012 xuống còn 16 tỷ đồng (giảm 94,35% so với
năm 2011) và tăng trở lại vào năm 2013 với 293 tỷ đồng (1.731% so với năm 2012).
Sản lượng XK của Công ty trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt giá trị lớn nhất ở năm 2013 với
37.863 tấn, tăng 19% so với năm 2012 (5.927 tấn sản phẩm).
Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là 3 thị trường truyền thống của Công ty. Trong đó, Mỹ luôn là
nước dẫn đầu trong cơ cấu thị trường XK với hơn 35% (năm 2013), kế đến là thị trường Nhật

Bản có sự đi xuống ở năm 2012 với 22% (giảm 4% so với 2011) và tăng lại ở năm 2013

12


(25%), còn lại là thị trường Hàn Quốc có sự giảm nhẹ ở năm 2013 (giảm 4% so với năm
2012).
Một số mặt hàng tôm BT.HOSO (30%), VM/RPD IQF (17%), VM Nobashi (12%), THL“O”
(15%), Butterfly PTO (10%), là các mặt hàng chủ lực của Công ty trong năm 2013.
4.2 Kiến nghị
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, thủ tục hải quan, có chính sách ưu
đãi về thuế hoặc giảm thuế NK với hàng XK để phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Đầu tư các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường mở rộng sản
xuất.
- Tăng cường thu thập thêm ý kiên của khách hàng, nghiên cứu tiếp cận thị trường nhằm
nắm bắt được thói quen tiêu dùng, các hệ thống phân phối hàng hóa, các chính sách thuế và
chính sách quản lý hàng NK của các thị trường.
- Tiếp tục thu hút lao động để đưa công suất hoạt động của nhà máy ở mức tối đa, nâng cao
năng suất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 2014. truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2014.
Dũng Minh, 2014. Top 10 DN Thủy sản Việt Nam năm 2013 có tổng giá trị XK đạt hơn 1,57
tỷ USD. truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2014.
Lê Hằng, Nguyễn Thị Bích, 2013. Báo cáo ngành tôm Việt Nam năm 2012, xu hướng năm
2013.
truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2014.
Lê Xuân Sinh, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Thanh Toàn và Phan Thị Ngọc Khuyên, 2012.
Giáo trình Quản Trị Doanh Nghiệp Thủy Sản. NXB Đại học Cần Thơ. 290 trang.
Minh Trí, 2014. Tổng quan Ngoại Thương năm 2013. v. gov.vn/kinhte/tongquan-ngoai-thuong-viet-nam-nam-2013/1290.html, truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2014.
Ngô Kim Thanh, 2011. Bài tập quản trị chiến lược. NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Thương mại Thủy sản, 2014. Đừng gây khó thêm cho doanh nghiệp. Tạp chí thương mại
Thủy sản. Năm thứ 15 – số 174.
Thủy Chung, 2014. Bộ Công Thương. Xuất khẩu sang các thị trường năm 2013 và dự báo
2014. />pnewtite.xuat-khau-thuy-san-sang-cac-thi-truong-nam-2013-va-du-bao-2014.amx,truy
cập ngày 18 tháng 7 năm 2014.

13


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tình hình xuất khẩu của Công ty năm 2011 – 2013
2011
2012
Giá trị
Sản lượng
Giá trị
Thị trường Sản lượng
(tấn)
( tỷ đồng)
(tấn)
(tỷ đồng)

2013
Sản lượng
(tấn)

Giá trị
( tỷ đồng)

Mỹ


9.393

2.282

10.414

2.585

11.008

3.544

Nhật Bản

6.745

1.804

6.850

1.580

7.638

2.547

Hàn Quốc

4.273


888

4.985

1.010

5.147

1.003

Canada

2.872

655

3.271

727

4.203

928

EU

2.788

620


2.961

695

3.008

710

456

93

497

104

2.955

636

Khác

2.736

629

2.958

679


3.903

832

Tổng

29.263

6.970

31.936

7.380

37.863

10.200

Australia

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty Minh Phú)

14



×