Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

so sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi công nghiệp tôm thẻ chân trắng (lithopenaeus vannamei) và tôm sú (penaeus monodon) ở tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.96 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

LÊ THÚY ANH

SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI
CÔNG NGHIỆP TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Lithopenaeus
vannamei) VÀ TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở TỈNH
TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI
CÔNG NGHIỆP TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Lithopenaeus
vannamei) VÀ TÔM SÚ(Penaeus monodon) Ở TỈNH TRÀ VINH
Lê Thúy Anh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ
Email:
Tóm tắt
So sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm thẻ chân
trắng (TTCT) và tôm sú ở Trà Vinh được thực hiện từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12
năm 2014 tại huyện Cầu Ngang và Duyên Hải với tổng số quan sát là 60 hộ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, mật độ thả giống tôm sú trung bình 33,73±10,96 con/m2 và mật độ
thả giống TTCT là 53,57±21,35 con/m2. Tôm sú được nuôi trong thời gian trung bình
131,00±26,00 ngày/vụ, dài hơn so với thời gian nuôi TTCT 94,00±20,00 ngày/vụ. Hệ số
tiêu hao thức ăn (FCR) của tôm sú là 1,43±0,43 và TTCT là 1,28±0,48. Năng suất tôm sú
đạt 3,01±2,14 tấn/ha/vụ và TTCT là 5,07±4,10 tấn/ha/vụ. Bình quân 1 ha của mô hình


nuôi tôm sú cần tổng chi phí 306,62±166,58 tr.đ/vụ, mang về lợi nhuận 197,04±274,98
tr.đ/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận trung bình 0,48±0,82 lần. Trong khi đó, mô hình nuôi
TTCT có tổng chi phí 305,24±159,32 tr.đ/ha/vụ và thu về lợi nhuận cao hơn
379,31±390,54 tr.đ/ha/vụ với tỷ suất lợi nhuận 1,15±1,08 lần. Các yếu tố như giá bán
tôm, chi phí thuốc hóa chất, tỷ lệ sống, chi phí cải tạo và mật độ thả giống có ảnh hưởng
đến lợi nhuận của mô hình. Nghề nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch
bệnh, thiếu vốn sản xuất, nguồn nước ô nhiễm và thời tiết biến đổi thất thường.
Từ khóa: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, hiệu quả tài chính
Abstract
Comparing financial efficiency of intensive farming and semi-intensive models of white
leg shrimp and black tiger shrimp in Tra Vinh province was carried from August 2014 to
December 2014 in Cau Ngang and Duyen Hai districts with a total of 60 household. The
study results showed that the average stocking density of black tiger shrimp was
33.73±10.96 individuals/m2 and average stocking density of white leg shrimp was
53.57±21.35 individuals/m2. Black tiger shrimp were raised in the average period of
131.00±26.00 days/crop, longer than the cultured period of white leg shrimp 94.00±20.00
days/crop. The feed conversion ratio (FCR) of black tiger shrimp was 1.43±0.43 and
white leg shrimp was 1.28±0.48. The productivity of black tiger shrimp was 3.01±2.14
tones/ha/crop and white leg shrimp was 5.07±4.10 tones/ha/crop. Average total cost for
black tiger shrimp was 306.62±166.58 million dongs/ha/crop which helped to bring about
197.04±274.98 million dongs/ha/crop of profit with profit ratio of 0.48±0.82 times.
Meanwhile, the average total cost for white leg shrimp model was 305.24±159.32 million
dongs/crop and bring about 379.31±390.54 million dongs/ha/crop of profit and profit
ratio of 1.15±1.08 times. The profitability has been affected by factors such as price of
shrimp, the cost of chemical drugs, survival rate, the cost of renovating and density
stocking. Shrimp farming still faces many difficulties, such as shrimp disease, lack of
capital for production, water pollution and climate change erratically.
Key words: Black tiger shrimp, White leg shrimp, financial efficiency.
Title: Comparing financial efficiency of intensive farming and semi-intensive models of
white leg shrimp and black tiger shrimp in Tra Vinh province.

1 GIỚI THIỆU
1


1.1 Đặt vấn đề
Theo Tổng cục thống kê năm 2013, cả nước có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS)
là 1.037 nghìn ha, đạt 3.210 nghìn tấn; trong đó, diện tích nuôi tôm là 637 nghìn ha với
sản lượng 544,9 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt 6,7 tỷ USD;
trong đó, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD và chiếm 46% tổng giá trị xuất khẩu thủy
sản của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm trọng điểm của
cả nước, chiếm 92,5% tổng diện tích và 79,8% tổng sản lượng nuôi tôm nước lợ. Năm
2013, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL là 601.854 ha, trong đó tôm sú là 560.733
ha và tôm thẻ chân trắng (TTCT) là 41.120 ha. Tổng sản lượng của tôm sú là 253.108 tấn
và TTCT là 162.456 tấn.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển nghề
NTTS. Năm 2013, giá trị sản xuất NTTS của tỉnh đạt 1.678 tỷ đồng với tổng sản lượng
nuôi trồng 81.265 tấn. Trong đó, sản lượng tôm sú thu hoạch là 12.325 tấn, năng suất bình
quân đạt 0,47 tấn/ha; TTCT đạt sản lượng 8.132 tấn với năng suất bình quân 3,1 tấn/ha.
Trước đây, tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực, mang về kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh trên
90 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay do dịch bệnh lan rộng đã làm giảm năng suất
và lợi nhuận của các ao nuôi tôm sú. Vì vậy, đầu vụ năm 2013 hầu hết các hộ nuôi tôm sú
đã chuyển sang nuôi TTCT. Năm 2012 toàn tỉnh thả nuôi 29.787 ha tôm sú và 700 ha
TTCT. Đến năm 2013 thì diện tích tôm sú là 30.967 ha, chỉ tăng 1,04 lần so với năm
trước; trong khi đó, diện tích nuôi TTCT là 2.323 ha, tăng đến 3,32 lần (Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2013). Từ vấn đề về dịch bệnh và xu hướng
chuyển đổi đối tượng nuôi như hiện nay, đề tài “So sánh hiệu quả tài chính của mô hình
nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở tỉnh Trà Vinh” đã được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm so sánh hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh

TTCT và tôm sú ở Trà Vinh để đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài
chính và ổn định sản xuất của mô hình.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm canh TTCT
và tôm sú ở Trà Vinh.
- So sánh một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của hai mô hình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hai mô hình.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của hai mô hình.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở huyện Cầu Ngang và Duyên Hải từ tháng 08/2014
đến tháng 12/2014 với tổng số hộ nuôi được khảo sát là 60; trong đó, hộ nuôi TTCT là
30 quan sát và tôm sú là 30 quan sát.
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê của
Tổng cục thống kê, báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh,
các nghiên cứu và tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu
thập thông qua phỏng vấn trực tiếp từ các hộ nuôi TTCT và tôm sú bằng bảng câu hỏi đã
được soạn sẵn.
Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả các chỉ tiêu
như: tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị
2


nhỏ nhất,… để phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán thâm
canh tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở Trà Vinh. Phương pháp thống kê so sánh (kiểm
định trung bình T-Test) để so sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như chi phí, doanh thu,
lợi nhuận và các chỉ tiêu khác của hai mô hình. Đồng thời, phân tích hồi quy đa biến
được áp dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phân tích và so sánh các chỉ tiêu tài chính của mô hình nuôi thâm canh và bán
thâm canh tôm thẻ chân trắng và tôm sú ở Trà Vinh

3.1.1 Thông tin chung về hộ nuôi tôm
Độ tuổi của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đều ở độ tuổi trung niên nên có nhiều kinh
nghiệm trong nuôi tôm với số năm kinh nghiệm nuôi tôm sú trung bình 7,60±4,61 năm và
TTCT 6,90±3,38 năm.
Bảng 1: Tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm nuôi tôm và số lao động tham gia nuôi tôm
Diễn giải
Tuổi của chủ hộ (năm)
Kinh nghiệm nuôi tôm (năm)
Số lao động trong gia đình tham
gia nuôi tôm (người)
+ Số lao động nam (người)
+ Số lao động nữ (người)
Số lao động thuê (người)

Tôm sú
(n=30)
43,7±9,59
7,60±4,61
2,07±0,87

TTCT
(n=30)
39,9±9,68
6,90±3,38
2,17±0,95

1,30±0,53
0,77±0,68
2,20±1,64


1,57±0,68
0,60±0,72
1,00±0,00

Số lao động trong gia đình tham gia nuôi tôm ở hai mô hình không có sự chênh lệch
đáng kể. Tuy nhiên, số lao động thuê mướn của mô hình tôm sú là 2,20±1,64 người cao
gấp hai lần so với mô hình TTCT 1,00±0,00 người do tôm sú có thời gian nuôi dài hơn
và khó chăm sóc hơn.
Bảng 2: Chuyên môn về thủy sản của chủ hộ
Diễn giải
Chuyên môn về thủy
sản (%)

Kinh nghiệm nuôi
Tập huấn
ĐH/CĐ về thủy sản

Tôm sú
(n=30)
86,70
36,70
3,30

TTCT
(n=30)
76,70
43,30
3,30

Chuyên môn về thủy sản của các hộ nuôi tôm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi. Vì

hầu hết các hộ nuôi TTCT mới bắt đầu nuôi trong những năm gần đây nên kinh nghiệm
nuôi thấp hơn so với hộ nuôi tôm sú. Ngoài ra, các hộ nuôi còn học hỏi chuyên môn từ
các lớp tập huấn do chính quyền địa phương và các doanh nghiệp chế biến thức ăn tổ
chức với tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, số hộ được đào tạo chương trình đại học và cao đẳng
về thủy sản thì chiếm tỷ lệ tương đối thấp 3,30% đối với cả hai mô hình nuôi.

3


3.1.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của hai mô hình
Diện tích mặt nước và độ sâu bình quân mặt nước ao ở hai mô hình dao động trong
khoảng từ 0,81-1,01 ha và 1,33-1,38 m. Mật độ thả giống tôm sú trung bình 33,73±10,96
con/m2 thấp hơn so với mật độ thả giống của TTCT (53,57±21,35 con/m2). Tuy nhiên,
trong kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hà (2011) thì mật độ thả giống tôm sú thấp
hơn rất nhiều, trung bình là 19,1 con/m2. Giá mua con giống tôm sú trung bình
77,17±7,62 đồng/con thấp hơn giá mua giống TTCT (87,17±7,95 đồng/con) do giống
TTCT chủ yếu nhập từ các tỉnh miền Trung nên giá mua cao hơn giá giống tôm sú.
Thời gian nuôi tôm sú trung bình 131,00±26,00 ngày/vụ dài hõn thời gian nuôi TTCT
(94,00±20,00 ngày/vụ). Kết quả này týõng ðồng với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị
Quyền và Lê Xuân Sinh (2010) với thời gian nuôi tôm sú trung bình là 120 ngày/vụ. Hệ
số tiêu hao thức ãn (FCR) ở tôm sú là 1,43±0,43 cao hõn hệ số thức ãn của TTCT
(1,28±0,48) và thấp hõn hệ số FCR bình quân nuôi tôm sú 1,54 của 2 nãm trýớc (Lâm
Vãn Tùng và ctv, 2012).
Bảng 3: Diện tích mặt nước ao nuôi, độ sâu mặt nước ao, mật độ thả giống, giá mua con
giống, thời gian nuôi và hệ số FCR
Tôm sú
(n=30)
0,81±0,77
1,33±0,18
33,73±10,96

77,17±7,62
131,00±26,00
1,43±0,43

Diễn giải
Diện tích mặt nước ao nuôi (ha)
Độ sâu bình quân mặt nước ao (m)
Mật độ thả giống (con/m2)
Giá mua giống (đồng/con)
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR)

TTCT
(n=30)
1,01±1,57
1,38±0,14
53,57±21,35
87,17±7,95
94,00±20,00
1,28±0,48

Tỷ lệ sống trung bình của tôm sú và TTCT là 33,30±22,68% và 48,60±29,90%, thấp
hơn nhiều so 3 năm trước với tỷ lệ sống của tôm sú là 69,50% và TTCT là 79,5%
(Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2011) do tỷ lệ sống phụ thuộc khá nhiều vào
tình hình dịch bệnh, chất lượng con giống và môi trường nuôi.
Bảng 4: Tỷ lệ sống, kích cỡ tôm thu hoạch bình quân và năng suất trung bình
Diễn giải
Tỷ lệ sống (%)
Kích cỡ tôm thu hoạch
(con/kg)

Năng suất trung bình (tấn/ha/vụ)

Tôm sú
(n=30)
33,30±22,68
47,47±37,79

TTCT
(n=30)
48,60±29,90
63,73±41,41

3,01±2,14

5,07±4,10

Kích cỡ tôm sú thu hoạch bình quân là 47,47±37,79 con/kg và TTCT là 63,73±41,41
con/kg. Kích cỡ tôm sú nhỏ hơn kích cỡ tôm thu hoạch 29,23 con/kg ở Cà Mau
(Nguyễn Thị Kim Chi, 2013). Năng suất nuôi trung bình của các hộ nuôi tôm sú là
3,01±2,14 tấn/ha/vụ và TTCT là 5,07±4,10 tấn/ha/vụ. Năng suất nuôi tôm sú có sự khác
biệt giữa các tỉnh với năng suất trung bình nuôi tôm sú ở tỉnh Long An là 2,02 tấn/ha/vụ
(Huỳnh Thị Quyền và Lê Xuân Sinh, 2010) và năng suất tôm sú ở tỉnh Cà Mau là 5,29
tấn/ha/vụ (Lê Khánh Linh, 2013). Do vậy, năng suất tôm nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mật độ thả giống, tỷ lệ sống và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng.

4


3.1.3 Phân tích và so sánh các chỉ tiêu tài chính của hai mô hình
Tổng chi phí nuôi tôm sú trung bình là 306,62±166,58 tr.đ/ha/vụ và nuôi TTCT là

305,24±159,32 tr.đ/ha/vụ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chi phí cố
định chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong trong tổng chi phí, chi phí cố định nuôi tôm sú là 6,64±4,47
tr.đ/ha/vụ thấp hơn chi phí cố định cho nuôi TTCT (7,55±6,13 tr.đ/ha/vụ), sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua kết quả khảo sát cho thấy chi phí biến đổi ở cả hai mô hình đều chiếm tỷ lệ rất cao
(>90%). Chi phí biến đổi cho nuôi tôm sú là 299,97±165,40 tr.đ/ha/vụ và nuôi TTCT
297,69±157,63 tr.đ/ha/vụ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Trong tổng cơ cấu chi phí biến đổi, chi phí thức ăn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng
trong nuôi tôm sú là 44,92% và TTCT là 48,17%. Kết quả này tương tự như kết quả của
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền (2011), chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất
trong cơ cấu chi phí biến đổi của cả nuôi tôm sú (56,1%) và nuôi TCT (54,0%). Chi phí
quan trọng kế tiếp là chi phí thuốc, hóa chất tương ứng 23,97% và 12,18% trong nuôi
tôm sú và TTCT; chi phí này chiếm tỷ lệ khá cao vì những năm gần đây dịch bệnh xuất
hiện nhiều nên người nuôi tôm phải tăng mức độ sử dụng thuốc để phòng ngừa và điều
trị bệnh cho tôm, đặc biệt là tôm sú. Chi phí cải tạo ao nuôi tôm sú chiếm 11,14% và
TTCT chiếm 11,95% trong tổng chi phí biến đổi. Chi phí giống trong nuôi tôm sú chỉ
chiếm 8,33% thấp hơn nhiều so với 14,97% chi phí giống của mô hình nuôi TTCT. Các
khoản chi phí khác chiếm tỷ lệ thấp trong chi phí biến đổi như chi phí trả lương lao
động, chi phí nhiên liệu, chi phí lãi vay và các khoản khác.
Bảng 5: Cơ cấu chi phí đầu tư trong nuôi tôm
Diễn giải
Tổng chi phí (tr.đ/ha/vụ)
Chi phí cố định (tr.đ/ha/vụ)
Chi phí biến đổi (tr.đ/ha/vụ)
Cơ cấu chi phí biến đổi (%):
+ Chi phí cải tạo ao
+ Chi phí giống
+ Chi phí khác
+ Chi phí lãi vay
+ Chi phí nhiên liệu

+ Chi phí thức ăn
+ Chi phí thuốc/hóa chất
+ Chi phí trả lương lao động

Tôm sú
(n=30)
306,62±166,58a
6,64±4,47a
299,97±165,40a
100
11,14
8,33
1,80
0,55
8,65
44,92
23,97
0,66

TTCT
(n=30)
305,24±159,32a
7,55±6,13a
297,69±157,63a
100
11,95
14,97
2,09
0,30
10,32

48,17
12,18
0,03

Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Giá thành nuôi tôm sú trung bình là 101,87±61,56 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thành nuôi
TTCT (60,21±65,78 ngàn đồng/kg), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giá thành
nuôi tôm cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền
(2011) 3 năm trước với giá thành nuôi tôm sú trung bình là 84,70±47,30 đồng/kgvà
TTCT là 59,60±32,60 đồng/kg.
Giá bán tôm sú bình quân 167,32±54,25 ngàn đồng/kg cao hơn giá bán TTCT
(135,02±16,81 ngàn đồng/kg), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
5


Thu nhập của mô hình nuôi TTCT 684,55±494,85 tr.đ/ha/vụ cao hơn thu nhập của mô
hình nuôi tôm sú (503,66±386,60 tr.đ/ha/vụ), nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Lợi nhuận bình quân của mô hình nuôi tôm sú là 197,04±274,98 tr.đ/ha/vụ chỉ bằng
0,52 lần lợi nhuận nuôi TTCT là (379,31±390,54 tr.đ/ha/vụ), sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long
và Huỳnh Văn Hiền (2011) với lợi nhuận trung bình nuôi tôm sú là 392,3±209,8 triệu
đồng/ ha/vụ thấp hơn lợi nhuận nuôi nuôi TTCT là 443,6±132,0 triệu đồng/ha/vụ.
Nguyên nhân là do hiện nay dịch bệnh trên tôm sú đang lan rộng và khó điều trị nên chi
phí thuốc ở mô hình này rất cao, trong khi đó năng suất tôm thu hoạch lại thấp.
Bảng 6: Một số chỉ tiêu tài chính trong nuôi tôm sú và TTCT ở Trà Vinh
Tôm sú
(n=30)
101,87±61,56a

167,32±54,25a
503,66±386,60a
197,04±274,98a
1,48±0,82a
0,48±0,82a
70,00
313,31±248,65
30,00
74,25±35,24

Hiệu quả kinh tế
Giá thành sản xuất (1000đ/kg)
Giá bán bình quân (1000đ/kg)
Tổng thu nhập (tr.đ/ha/vụ)
Tổng lợi nhuận (tr.đ/ha/vụ)
Thu nhập/Chi phí (lần)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Tỷ lệ số hộ có lời (%)
Mức lời bình quân (tr.đ/ha/vụ)
Tỷ lệ số hộ thua lỗ (%)
Mức lỗ bình quân (tr.đ/ha/vụ)

TTCT
(n=30)
60,21±65,78b
135,02±16,81a
684,55±494,85a
379,31±390,54b
2,15±1,08b
1,15±1,08b

83,30
471,91±360,95
16,70
83,69±50,11

Ghi chú: Những ký tự khác nhau cùng một dòng thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p<0,05).
Tỷ lệ thu nhập/chi phí của mô hình nuôi tôm sú 1,48±0,82 lần thấp hơn so với hiệu quả
chi phí của mô hình nuôi TTCT (2,15±1,08 lần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của mô hình nuôi tôm sú là 0,48±0,82 lần, thấp hơn nhiều
so với mô hình nuôi TTCT (1,15±1,08 lần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tỷ suất này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn
Hiền (2011), tỷ suất lợi nhuận trong mô hình nuôi tôm sú 1,1 lần cao hơn tỷ suất lợi
nhuận trong nuôi TTCT (1,0 lần).
Mô hình TTCT có tỷ lệ số hộ lời cao hơn mô hình tôm sú với mức lời bình quân ở các hộ
nuôi tôm sú là 313,31±248,65 tr.đ/ha/vụ thấp hơn mức lời bình quân của hộ nuôi TTCT
471,91±360,95 tr.đ/ha/vụ. Ở mô hình tôm sú có tỷ lệ số hộ lỗ chiếm 30,00% cao hơn tỷ lệ
số hộ lỗ ở mô hình nuôi TTCT 16,70%, do hiện nay dịch bệnh xuất hiện nhiều ở các ao
nuôi tôm sú và giá thức ăn cho tôm sú cao hơn giá thức ăn của TTCT.

6


3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hai mô hình
Mô hình hồi quy có ý nghĩa (Sig. = 0,00< á =1%) ở mức 1%. Kết quả phân tích cho
thấy có mối týõng quan khá chặt chẽ (R2 = 0,64) giữa lợi nhuận với ðối týợng nuôi (X1),
tỷ lệ sống (X2), chi phí cải tạo (X3) và kích cỡ tôm thu hoạch (X4).
Bảng 7: Mô hình hồi quy các biến độc lập ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm
Chỉ tiêu


B

Hằng số
X1- Đối tượng nuôi (1:Tôm sú; 0:TTCT)

Sai số
chuẩn

264,25
-151,45

356,79
74,70

X2- Tỷ lệ sống (%)
X3- Chi phí cải tạo (tr.đ/ha/vụ)

9,94
-2,36

X4- Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg)
X5- Chi phí thuốc hóa chất (tr.đ/ha/vụ)
X6- Hệ số tiêu hao thức ăn (FCR)
X7- Giá con giống trung bình (đồng/con)

Hệ số
Β

T


Mức ý
nghĩa

-0,22

2,70
-2,03

0,00
0,04

1,47
1,10

0,79
-0,20

6,74
-2,13

0,00
0,03

-2,51
-0,58

0,80
0,46


-0,30
-0,12

-3,23
-1,26

0,00
0,22

-63,64
-8,05

72,81
4,10

-0,08
-0,21

-0,87
-1,96

0,39
0,06

R

R2

0,80


0,64

R2 hiệu
chỉnh
0,59

Giá trị
F
13,06

Mức ý
nghĩa
0,00

Giải thích sự tác ðộng riêng lẻ của từng yếu tố ðến lợi nhuận nhý sau:
Đối tượng nuôi (1:Tôm sú; 0:TTCT): Những hộ nuôi tôm sú có lợi nhuận thấp hõn
những hộ nuôi TTCT khoảng 151,45 tr.ð/ha/vụ. Do TTCT có thời gian nuôi ngắn nên ít
gặp rủi ro hõn, trong khi ðó tôm sú có thời gian nuôi dài và thýờng xuyên xảy ra dịch
bệnh nên thu về lợi nhuận thấp hõn TTCT.
Tr.đ/ha/vụ
400
350
300
250

Tôm sú

200

TTCT


150
100
50
0
1

Đối tượng nuôi (1: Tôm sú; 0: TTCT)

Hình 1: Týõng quan ðối týợng nuôi và lợi nhuận trong nuôi tôm
Tỷ lệ sống (%): Tỷ lệ sống có mối týõng quan thuận với lợi nhuận nuôi tôm, với mức ý
nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không ðổi, tỷ lệ sống tãng lên 1% thì lợi nhuận sẽ tãng
9,94 tr.ð/ha/vụ. Một số ao có tỷ lệ sống thấp hõn 15% nên sản lýợng thu hoạch thấp và

7


thua lỗ ở mức 7,44 tr.ð/ha/vụ, nguyên nhân là do dịch bệnh gia tãng và nguồn nýớc
trong ao nuôi chýa ðýợc xử lý tốt nên số lýợng tôm chết tãng lên rất nhiều.
Tr.đ/ha/vụ
400
350
300
250
200
150
100
50
0
-50


<15,00

15,00 - 30,00

31,00 - 45,00

>45,00

Tỷ lệ sống (%)

Hình 2: Týõng quan tỷ lệ sống và lợi nhuận trong nuôi tôm
Chi phí cải tạo (tr.ð/ha/vụ): Chi phí cải tạo có mối týõng quan nghịch với lợi nhuận của
mô hình, với mức ý nghĩa 5%. Trong ðiều kiện các yếu tố khác không ðổi, khi chi phí
cải tạo tãng lên 1 tr.ð/ha/vụ thì lợi nhuận sẽ giảm 2,36 tr.ð/ha/vụ. Tuy nhiên, chi phí này
không ảnh hýởng nhiều ðến lợi nhuận nuôi tôm vì mỗi ao có diện tích nuôi khác nhau.
Tr.đ/ha/vụ
300
250
200
150
100
50
0
<20,00

20,00 - 30,00 31,00 - 40,00

>40,00


Chi phí cải tạo (tr.đ/ha/vụ)

Hình 3: Týõng quan chi phí cải tạo và lợi nhuận trong nuôi tôm
Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg): Kích cỡ tôm thu hoạch có mối týõng quan nghịch với lợi
nhuận nuôi tôm, với mức ý nghĩa 1%. Giả ðịnh các yếu tố khác không ảnh hýởng ðến lợi
nhuận của mô hình, nếu kích cỡ tôm thu hoạch tãng lên 1 con/kg thì lợi nhuận sẽ giảm
2,51 tr.ð/ha/vụ. Khi số lýợng tôm nhỏ hõn 40 con/kg thì lợi nhuận sẽ lớn nhất với mức lợi
nhuận trung bình là 370,49 tr.ð/ha/vụ. Nguyên nhân là do nếu số lýợng tôm thu hoạch trên
1 kg càng nhiều thì sẽ bán với giá càng thấp nên lợi nhuận sẽ giảm dần khi kích cỡ tôm
thu hoạch càng tãng.

8


Tr.đ/ha/vụ
400
300
200
100
0
<40

40 - 60

61 - 80

>80

-100
Kích cỡ tôm thu hoạch (con/kg)


Hình 4: Týõng quan kích cỡ tôm thu hoạch và lợi nhuận trong nuôi tôm
3.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của hai mô hình
3.3.1 Thuận lợi
Ở cả hai mô hình tôm sú và TTCT đều rất thuận lợi khi cấp nước từ sông và kinh thủy
lợi vào ao nuôi. Tôm sú là đối tượng nuôi lâu năm nên các hộ nuôi có nhiều kinh
nghiệm trong việc việc chăm sóc và quản lý ao nuôi nên thuận lợi hơn nhiều so với các
hộ nuôi TTCT. Tuy nhiên, xét về diện tích đất nuôi và vốn tự có thì hộ nuôi TTCT lại
thuận lợi hơn.
Bảng 8: Thuận lợi của mô hình nuôi tôm sú và TTCT
Đơn vị tính: %
Tôm sú
(n=30)
30,00
40,00
10,00
6,67
10,00
6,67
13,33
0,00
16,67
0,00

Thuận lợi
Có kinh nghiệm nuôi
Nguồn nước
Thị trường tiêu thụ lớn
Lợi nhuận cao
Có sẵn đất nuôi

Thức ăn tốt
Vốn tự có
Lao động dồi dào
Con giống tốt
Thời gian nuôi ngắn

TTCT
(n=30)
6,67
43,33
0,00
3,33
23,33
3,33
23,33
20,00
3,33
10,00

Kết quả nghiên cứu cho thấy, về thị trường tiêu thụ, chất lượng thức ăn và chất lượng
con giống thì các hộ nuôi tôm sú thuận lợi hơn so với các hộ nuôi tôm TTCT. Tuy
nhiên, mô hình nuôi TTCT có nhiều điều kiện thuận lợi mà ở mô hình nuôi tôm sú
không có như nguồn lao động dồi dào, thời gian nuôi ngắn.
3.3.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, các hộ nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn
nhất hiện nay của các hộ nuôi tôm sú và TTCT là dịch bệnh ngày càng tăng, chiếm đến
66,67%. Ngoài ra, thời tiết diễn biến thất thường, tình trạng nguồn nước ô nhiễm và
9



chất lượng con giống không tốt cũng gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi tôm.
Nguyên nhân nước ao nuôi bị ô nhiễm là do các hộ nuôi không sử dụng ao lắng và ao
xử lý nước trước cấp nước vào ao nuôi.
Bảng 9: Khó khăn của mô hình nuôi tôm sú và TTCT
Đơn vị tính: %
Tôm sú
(n=30)
10,00
3,33
23,33
66,67
23,33
20,00
0,00
6,67
3,33

Khó khăn
Nguồn nước ô nhiễm
Chất lượng giống không tốt
Thiếu vốn
Dịch bệnh
Thời tiết thất thường
Thời gian nuôi dài
Kỹ thuật nuôi còn hạn chế
Chưa có điện
Dễ nhiễm bệnh từ ao khác

TTCT
(n=30)

16,67
6,67
20,00
66,67
16,67
0,00
13,33
0,00
0,00

Các hộ nuôi TTCT có ít năm kinh nghiệm nên chưa nắm rõ về kỹ thuật nuôi, chiếm
13,33%. Tuy nhiên, TTCT có thời gian nuôi ngắn hơn nên ít gặp rủi ro, trong khi đó
tôm sú là đối thượng nuôi trong thời gian dài mới có thể thu hoạch được, chiếm đến
20,00%. Ngoài khó khăn về thời gian nuôi dài thì các hộ nuôi tôm sú còn gặp phải một
số khó khăn khác mà ở mô hình nuôi TTCT không gặp phải như dễ nhiễm bệnh từ ao
khác 3,33% và một số hộ nuôi tôm sú hiện vẫn chưa có điện 3,33% mà phải kéo điện từ
hộ gia đình khác nên làm cho chi phí này cao hơn so với những hộ có điện.
3.4.3 Giải pháp
Dựa vào kinh nghiệm lâu năm, các hộ nuôi tôm đã có một số giải pháp để hạn chế những
rủi ro trong quá trình sản xuất. Phần lớn các hộ nuôi tôm đều sử dụng thuốc để phòng
ngừa và điều trị khi dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra, các hộ nuôi còn quản lý dịch bệnh và xử
lý nước tốt để hạn chế mầm bệnh xuất hiện trong ao nuôi, một số ít hộ nuôi tham gia tập
huấn kỹ thuật, thả giống với mật độ thích hợp và chọn con giống có chất lượng để hạn
chế thất thoát trong quá trình nuôi.
Bảng 10: Giải pháp khắc phục những khó khãn
Ðõn vị tính: %
Giải pháp

Tôm sú
(n=30)

68,80
25,00
25,00
6,30
0,00
0,00

Sử dụng thuốc hóa chất
Quản lý dịch bệnh
Xử lý nước
Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm
Thả giống với mật độ thích hợp
Chọn mua giống có chất lượng

TTCT
(n=30)
40,00
30,00
0,00
0,00
30,00
10,00

4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1 Kết luận
Tổng chi phí nuôi tôm sú trung bình là 306,62 tr.đ/ha/vụ, cao hơn tổng chi phí nuôi TTCT
là 305,24 tr.đ/ha/vụ, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
10



Lợi nhuận bình quân của các hộ nuôi tôm sú là 197,04 tr.đ/ha/vụ, thấp hơn nhiều so với
lợi nhuận của các hộ nuôi TTCT 379,31tr.đ/ha/vụ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của mô hình nuôi tôm sú là 0,48 lần, thấp hơn so với mô
hình nuôi TTCT (1,15 lần), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Mô hình nuôi TTCT đạt hiệu quả hơn nuôi tôm sú do TTCT có thời gian nuôi ngắn hơn,
ít gặp rủi ro và hiệu quả chi phí cao hơn nên có thể được xem là đối tượng tốt để thay
thế cho tôm sú trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Các yếu tố về giá bán tôm, chi phi thuốc, tỷ lệ sống, chi phí cải tạo và mật độ thả giống có
ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm của hai mô hình.
Nghề nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh rất thuận lợi trong việc lấy nước cấp từ sông và kinh
thủy lợi vào ao nuôi. Ngoài ra, người nuôi còn có kinh nghiệm lâu năm, nguồn vốn tự
có và nguồn lao động dồi dào, những yếu tố này góp phần phục vụ tốt cho quá trình sản
xuất của các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay mô hình nuôi tôm sú và
TTCT vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất, nguồn nước ô
nhiễm và thời tiết biến đổi thất thường.
4.2 Đề xuất
Các hộ nuôi nên thả giống theo lịch thời vụ của tỉnh để hạn chế dịch bệnh lây lan; đồng
thời thường xuyên thay nước cho ao nuôi và sử dụng thuốc hóa chất một cách hợp lý để
bảo vệ môi trường nuôi.
Các ngành chức năng và chính quyền địa phương nên tăng cường công tác kiểm dịch
con giống, cảnh báo môi trường và quản lý dịch bệnh cho các vùng nuôi.
Tăng cường tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn người nuôi sử dụng thuốc, hóa chất một cách
hợp lý. Khuyến khích người nuôi sử dụng ao lắng và ao xử lý nước nhằm hạn chế dịch
bệnh trên tôm, góp phần cải thiện môi trường ao nuôi.
Có các chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nuôi tôm, đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ
sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và hệ thống điện để phục vụ cho sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị Thanh Hà, 2011. Phân tích ngành hàng tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Bạc
Liêu. Luận văn cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, Đại học Cần Thơ. 168

trang.
Huỳnh Thị Quyền và Lê Xuân Sinh, 2010. Hiệu quả tài chính và khả năng chấp nhận
nuôi chuyên canh tôm sú (Penaeus monodon) hay luân canh tôm sú – tôm càng
xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Kỷ yếu Hội
nghị khoa học thủy sản lần 4, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. Trang 455-467.
Lâm Văn Tùng, Phạm Công Kỉnh, Trương Hoàng Minh và Trần Ngọc Hải, 2012. Hiệu
quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sơ nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí khoa
học số 24a, Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. Trang 78-87.
Lê Khánh Linh, 2013. Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất tôm sú công nghiệp ở tỉnh
Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Cần
Thơ. 80 trang.

11


Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2011. So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm
canh tôm sú và tôm chân trắng ở Bến Tre. Tạp chí thương mại thủy sản số 155,
Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ. Trang 86-89.
Nguyễn Thị Kim Chi, 2013. Phân tích hiệu quả nuôi tôm sú của mô hình nuôi tôm công
nghiệp tại địa bàn tỉnh Cà Mau. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế nông
nghiệp, Đại học Cần thơ. 70 trang.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2013. Báo cáo nuôi thủy sản
tỉnh Trà Vinh năm 2013.
Tổng

cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế
/>06/08/2014.

12


-


truy

hội
cập

2013.
ngày



×