Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản mekong, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.96 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHÙNG BẢO XUYÊN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THANH TOÀN
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN

2014


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN
MEKONG, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Phùng Bảo Xuyên, Nguyễn Thị Kim Quyên, Nguyễn Thanh Toàn
Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
The study was conducted from 8/2014 to 12/2014 at MEKONG FISHERIES JOINT
STOCK COMPANY, Can Tho. The objectives of the research to understand the status of
the company exported phase 2011 - 2013 and then devise effective solutions to enhance
exports. Results of the analysis showed that production and turnover of the company in
2011-2013 decreased due to lack of the impact of the world economic situation, credit
tightening policy in Europe and technical barriers in developed country markets. The
company's main product is frozen pangasius fillets. The company's main markets are


Europe, Asia, Russia and tend to expand into new markets in the American and Africa. The
company mainly uses the method of direct export by reducing transportation costs, costs
for intermediaries, warehousing costs. L/C payment is the main payment by ensuring
benefits to exporters, decrease risks. The proposed strategy to enhance export activities for
companies such as market entry strategies, strategic product development, strategic
diversification activities concentric strategy, combines back and markets development
strategy.
Keyword: export, pangasius hypophthalmus.
Title: Export activities analysis of MEKONG FISHERIES JOINT STOCK COMPANY
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2014 đến 12/2014 tại công ty Cổ phần Thủy sản
MEKONG, Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng xuất khẩu của Công ty
giai đoạn 2011 – 2013 sau đó đề ra những giải pháp tăng cường hiệu quả xuất khẩu. Kết
quả phân tích cho thấy sản lượng và kim ngạch của Công ty trong giai đoạn 2011-2013 có
xu hướng giảm do tác động của tình hình kinh tế thế giới, chính sách thắt chặt tín dụng tại
Châu Âu và rào cản kỹ thuật tại thị trường các nước phát triển. Sản phẩm chính của Công
ty là cá tra fillet đông lạnh. Thị trường chính của Công ty là Châu Âu, Châu Á, Nga và có
xu hướng mở rộng sang các thị trường mới tại Châu Mỹ và Châu Phi. Công ty chủ yếu sử
dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp do giảm chi phí vận chuyển, chi phí cho nhà trung
gian, phí kho bãi. L/C là hình thức thanh toán chủ yếu do đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất
khẩu, ít rủi ro. Các chiến lược được đề xuất nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu cho Công
ty như chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược đa
dạng hóa hoạt động đồng tâm, chiến lược kết hợp về phía sau và chiến lược phát triển thị
trường.
Từ khóa: xuất khẩu, cá tra
1 GIỚI THIỆU
Cá da trơn từ lâu đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nhiều Công ty thủy sản tại
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Cần Thơ nói riêng. Toàn thành phố
Cần Thơ hiện nay có khoảng 30 nhà máy chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu


1


thủy sản Cần Thơ hiện có giao dịch với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế
giới (Phạm Hùng Tươi, 2010). Là mặt hàng xuất khẩu chính của nhiều doanh nghiệp thủy
sản tại ĐBSCL nhưng nhiều năm trở lại đây, cá da trơn gặp nhiều khó khăn từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ.
Tính đến tháng 6/2014, thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam là EU với kim
ngạch xuất khẩu 155,767 triệu USD chiếm tỉ lệ 28%, kế đến là Mỹ với kim ngạch xuất
khẩu 137,095 triệu USD (VASEP, 2014). Để đạt chỉ tiêu xuất khẩu như kế hoạch, tăng
năng lực xuất khẩu đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm rõ những thế mạnh và khó khăn
của mình để có thể đề xuất những chiến lược phát triển lâu dài. Xu hướng hiện nay là các
doanh nghiệp thủy sản chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường mới nhiều tiềm năng và ít
rào cản như ASEAN, Châu Mỹ Latinh, Châu Phi. Đề tài “Phân tích hoạt động xuất khẩu
của công ty Cổ phần Thủy sản MEKONG, thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm
phân tích môi trường xuất khẩu của Công ty để đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu và đưa công ty MEKONG trở thành một trong những doanh nghiệp
xuất khẩu cá da trơn hàng đầu tại Việt Nam.
2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2014 đến 11/2014 tại công ty Cổ phần Thủy sản
MEKONG, địa chỉ lô 24 Khu công nghiệp Trà Nóc 1, Cần Thơ. Các số liệu thu thập từ các
bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo xuất khẩu của Công ty do Phòng Tổ Chức –
Hành Chính, Phòng Xuất Khẩu và Phòng Kế Toán của Công ty cung cấp. Ngoài ra, số liệu
còn được thu thập từ các nguồn tài liệu có liên quan như sách, tạp chí chuyên ngành thủy
sản, Internet.
Các bảng báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo hoạt động xuất khẩu thu thập trong ba
năm từ 2011-2013. Số liệu thứ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng các phương
pháp so sánh, quy nạp để tính toán các chỉ số tài chính và sử dụng ma trận SWOT để đề
xuất các giải pháp nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu.

2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối được sử dụng ứng với mục tiêu phân tích
“Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Thủy sản MEKONG” giai đoạn 2011
– 2013.
Phương pháp quy nạp được sử dụng để tìm hiểu “Phương thức thanh toán, cơ cấu thị
trường xuất khẩu của Công ty”.
Ma trận SWOT để “Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu từ những thuận lợi và
khó khăn của Công ty”.
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình hoạt động của Công ty MEKONG giai đoạn 2011-2013
3.1.1 Tổng quan về Công ty
Công ty Cổ phần Thủy sản MEKONG tiền thân là Xí Nghiệp Rau Quả Đông Lạnh Xuất
Khẩu Hậu Giang được thành lập tháng 4/1979. Sau nhiều lần đổi tên, ngày 22/02/2002
Công ty chính thức đổi tên thành công ty Cổ Phần Thủy Sản MEKONG. Lĩnh vực chính
của Công ty là xuất khẩu với mặt hàng chính ban đầu là khóm đông lạnh, từ năm 1996 đến
nay sản phẩm chính là cá tra, cá basa fillet đông lạnh xuất khẩu (đông block và đông IQF).
Công ty có trang bị cơ sở vật chất khá hiện đại và đầy đủ với nhà máy chế biến có công
suất 80-120 tấn cá nguyên liệu/ngày, hệ thống 4 băng chuyền cấp đông siêu tốc IQF
2


500kg/giờ, hệ thống kho lạnh với 6 kho có sức chứa 3.900 tấn thành phẩm. Hiện nay Công
ty đã đạt các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như HACCP, ISO 9000:2008, GMP, EU Code
DL 183, Global GAP. Công ty có tổng số lao động là 810 nhân viên, trong đó khối lao
động sản xuất gián tiếp chiếm 8%, còn lại khối lao động trực tiếp chiếm 92% do đặc thù
của ngành thủy sản là thủ công nên chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào lao động
chân tay (Lê Việt Đông, 2013). Từ số vốn ban đầu thành lập Công ty là 20 tỷ đồng, qua
nhiều năm hoạt động có hiệu quả Công ty đã nâng số vốn lên 126,358 tỷ đồng. Hiện nay,
công ty MEKONG đã có thị trường ở 36 quốc gia và vùng lãnh thổ.
3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013

Doanh thu trong giai đoạn 2011-2013 giảm không đều. Doanh thu năm 2011 đạt 666,342
tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2011-2013. Mặc dù tình hình kinh
tế thế giới và thị trường EU đang trong tình trạng khủng hoảng nợ công nhưng Công ty vẫn
vượt qua khó khăn, duy trì tối đa sản xuất và ổn định thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, kim
ngạch xuất khẩu tại Ukraina (chiếm 21,39% kim ngạch xuất khẩu) đã đóng góp rất lớn vào
doanh thu năm 2011. Năm 2012 doanh thu Công ty giảm 26,15% so với năm 2011. Doanh
thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 24,01% so với năm 2011 do tình hình kinh tế
của thế giới bước vào giai đoạn khó khăn, chính sách thắt chặt tín dụng của một số nước
cùng một số rào cản kỹ thuật mới xuất hiện. Năm 2012 thật sự là một năm khó khăn cho
ngành cá tra khi tình hình dịch bệnh bùng phát do ảnh hưởng thời tiết, giá thức ăn và
nguyên liệu tăng cao làm Công ty cắt giảm sản xuất. Chi phí tăng quá nhanh trong khi giá
bán giảm mạnh hơn so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu tăng 29,78 tỷ đồng (khoảng
5,83%) so với năm 2012, do kinh tế thế giới dần bước qua giai đoạn khủng hoảng tài chính
toàn cầu, thị trường lớn của Công ty như EU và Châu Mỹ dần hồi phục và sức mua tăng
nhẹ trở lại. Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt động tài chính vẫn giảm đều. Cụ thể, năm 2012
giảm còn 7,7 tỷ đồng (khoảng 70,14%), đến năm 2013 chỉ còn khoảng 2,99 tỷ đồng (giảm
61,17%) so với 2013.
Về chi phí, có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chi phí giảm 96,2 tỷ đồng;
ứng với 16,36% so với năm 2011. Năm 2011 tập trung sản xuất đảm bảo sản lượng do đơn
hàng nhiều nên chi phí cao. Năm 2012 tình hình xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và
Châu Mỹ Latinh chậm lại do khủng hoảng kinh tế, do đó chi phí sản xuất trong năm 2012
giảm xuống. Năm 2013, tại thị trường Mỹ Latinh và EU, tình hình tài chính dịu xuống
nhưng vẫn chưa có động lực để phục hồi nhanh chóng, chi phí để đầu tư sản xuất trong
năm 2013 tăng 526 tỷ đồng (ứng với 6,98%). Giá vốn hàng bán cũng giảm dần qua các
năm nhưng không giảm nhiều như doanh thu do chi phí nguyên vật liệu tăng nhanh hơn giá
bán. Năm 2011 chi phí bắt đầu tăng nhưng không đáng kể. Sang 2012, chi phí đã có tác
động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu. Tình trạng lạm phát trên thế giới dẫn đến giá chi
phí nguyên vật liệu xăng dầu, thức ăn, thuốc, con giống tăng; đẩy giá chi phí cá tra nguyên
liệu lên cao. Trước tình hình đó, Công ty đã cắt giảm chi phí, không đầu tư tràn lan mà chỉ
tập trung vào sản phẩm chủ lực sang thị trường chính tại Châu Âu, Châu Á.

Về lợi nhuận, tuy tình hình xuất khẩu có nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn có lợi nhuận
dù trong những năm 2012-2013 không cao như năm 2011. Lợi nhuận năm 2011 đạt 63.997
tỷ đồng. Sang năm 2012, lợi nhuận trong năm giảm xuống còn 14 tỷ đồng (giảm 78,12%)
so với năm 2011. Do đầu tư chi phí giảm nên sản lượng tiêu thụ giảm. Thêm vào đó, một
số doanh nghiệp tự phá giá dẫn đến các nhà nhập khẩu e ngại rủi ro nên không giao dịch
với đơn hàng lớn mà chỉ nhập khẩu những đơn hàng nhỏ để ép giá nhà nhập khẩu. Lợi
nhuận năm 2013 giảm xuống 8,18 tỷ đồng (giảm 41,52%) so với năm 2012. Tình hình hình
khó khăn của kinh tế thế giới năm 2012 tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2013 nên nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm cá tra thu hẹp. Trong tình hình xuất khẩu còn nhiều khó khăn nhưng Công ty
vẫn đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp để đạt nhiều lợi nhuận trong thời gian tới.
3


Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty MEKONG giai đoạn 2011-2013
(Đơn vị tính: 1.000 đồng )
Chênh lệch 2011/2012
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng doanh thu

666.342.102

510.671.762


540.456.573

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ

640.620.122

486.776.790

25.792.791

STT
1

%

Tuyệt đối

-155.670.340

-26,2

29.784.811

5,83

537.068.098

-153.843.332

-24


50.291.308

10,3

7.702.621

2.991.238

-18.090.170

-70,1

-4.711.383

-61,2

1.252.998

16.192.350

397.237

-15.795.113

11,9 381.044.796

23,5

Tổng chi phí


587.819.941

491.638.344

525.945.123

-96.181.597

-16,4

34.306.779

6,98

Giá vốn hàng bán

526.645.101

432.823.220

471.142.801

-93.821.881

-17,9

38.319.581

8,85


Chi phí bán hàng

40.978.991

33.734.661

41.050.547

-7.244.329

-17,7

7.315.885

26,7

Chi phí tài chính

5.138.971

3.235.526

411.451

-1.903.444

-37

-2.824.075


-87,3

14.424.100

9.977.089

12.898.438

-4.447.012

-30.8

2.921.349

29,3

632.777

11.867.864

441.883

11.235.069

1.775

-11.425.981

-96,3


Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu khác
2

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tuyệt đối

Chênh lệch 2012/2013
%

3

Chi phí khác

4

Lợi nhuận trước thuế

78.522.161

17.823.753

10.930.272

-60.698.408

-77,3


-6.893.481

-38,3

5

Thuế thu nhập Doanh nghiệp

14.485.871

3.368.357

3.722.807

-11.117.514

-76,8

354.450

10,1

6

Lợi nhuận sau thuế

63.997.192

14.000.511


8.187.352

-49.996.681

-78,1

-5.813.159

-41,5

(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty MEKONG FISH)

4


3.2 Tình hình xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011 – 2013
3.2.1 Sản phẩm
Công ty MEKONG chuyên sản xuất các sản phẩm từ cá tra, bạch tuộc. Sản phẩm xuất
khẩu chủ yếu của Công ty là cá tra fillet đông lạnh, được sản xuất hiện nay với công suất
12.000 tấn/năm và dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt mức 15.000 tấn/năm (Lê Việt Đông,
2013). Cá tra fillet được phân thành hai loại bao gồm loại 1 (thịt trắng) và loại 2 (thịt
hồng), tại thị trường Đông Âu còn nhập khẩu thêm một loại rẻ hơn là cá thịt theo cơ cấu
(fillet thịt đỏ). Fillet cá tra có các dạng sản phẩm như cắt lát, cắt miếng, cuộn tròn, tẩm bột,
bạch tuộc có bạch tuộc xiên que, bạch tuộc đông block… Hiện tại Công ty đã phát triển
các mặt hàng giá trị gia tăng từ cá tra và dự kiến sẽ đưa vào phục vụ nhu cầu nội địa như:
chả cá tra/ba sa tẩm gia vị đông lạnh, cá tơ hồng đông lạnh, chả cá basa, cá hoàng bào đông
lạnh, chả giò ba sa.. So với những đối thủ cạnh tranh là CASEAMEX, CL - Fish Corp,
AGRFISH thì đây là những sản phẩm mới hơn, khai thác tốt giá trị của cá tra hơn so với
những sản phẩm giá trị gia tăng phổ biến hiện nay như chả cá tra/basa, cá tra/basa kho tộ,
cắt sợi tẩm bột của các đối thủ cạnh tranh.

3.2.2 Giá trị xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu qua các năm có xu hướng giảm. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu năm 2011 là
11.937 tấn. Từ 2011-2012 giảm 1.664 tấn (giảm 16,2%). Do sản lượng giảm nên kim
ngạch xuất khẩu giảm. Từ 2011 -2013, kim ngạch xuất khẩu cao nhất là năm 2011 với
26,03 triệu USD do Công ty không đầu tư tràn lan, tập trung vào lĩnh vực chính như nuôi
và chế biến cá tra xuất khẩu, kết hợp với chế biến thức ăn tạo quy trình sản xuất khép kín.
Công ty còn mở rộng sang nhiều thị trường để không bị phụ thuộc vào một thị trường
chính. Tình hình kinh tế không biến động nhiều nên thị trường cá tra tiêu thụ vẫn còn ổn
định và trong năm này, Công ty mở rộng sang thị trường mới như Nga, Ukraina, một số
nước ở Trung Á và Mỹ Latinh. Trong năm 2011, tỷ giá hối đoái có chiều hướng thuận lợi
cho nhà xuất khẩu; đồng thời giá cá tra được định mức giá sàn nên nhà xuất khẩu không bị
ép giá tại các thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong nước không nhiều gay gắt nên tình hình xuất khẩu năm 2011 khá thuận lợi.
Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 20.027 nghìn USD ứng với giảm 33,9%
so với năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 tiếp tục giảm xuống 47,5% còn
13.581 nghìn USD so với năm 2012. Nguyên nhân chính của tình trạng này do tình trạng
bệnh trên cá tra bùng phát đã đẩy giá cá tra lên cao đến 28.000 đồng/kg, việc cúp điện liên
tục dẫn đến thiếu điện sản xuất làm Công ty chỉ sản xuất cầm chừng, đôi khi chỉ đạt 5060% công suất, người nuôi cá thiếu vốn sản xuất khiến nguồn đầu vào hạn chế. Nhu cầu tại
các quốc gia Nga và Ukraina bị gián đoạn nên giảm sản lượng xuất khẩu, thị trường tiêu
thụ bị thu hẹp, giữa các doanh nghiệp thủy sản có sự cạnh tranh với nhau, bán phá giá
khiến giá bị giảm liên tục.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2013 tiếp tục giảm xuống 47,47%, còn
13.581,09 nghìn USD. Do doanh thu bán hàng của Công ty chủ yếu phụ thuộc 98% từ cá
tra nên doanh thu bị phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, chính sách thuế quan của các nước nhập
khẩu và tình hình kinh tế. Nền kinh tế thế giới dần phục hồi nhưng vẫn ở tốc độ chậm, tình
hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thủy sản ngày càng gay gắt nên hoạt động xuất
khẩu gặp khó khăn hơn trước. Tình hình nợ công tại EU vẫn chưa khắc phục được, tình
hình tài chính tiêu dùng vẫn chưa có những chuyển biến tích cực nên lợi nhuận thu về giảm
mạnh so với những năm trước đây. Cơ cấu xuất khẩu trong năm 2013 chuyển sang các thị
trường mới nhưng tỷ trọng nhập khẩu còn thấp nên khiến sản lượng và kim ngạch xuất

khẩu không khả quan hơn năm 2012.

5


Bảng 2: Giá trị và kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
2011

Thị trường

Sản
lượng
(tấn)

2012

Kim
ngạch
(1000
USD)

Sản
lượng
(tấn)

2013

Kim
ngạch
(1000

USD)

Sản
lượng
(tấn)

2012/2011

Kim
ngạch
(1000
USD)

Sản lượng (tấn)
+/-

2013/2012

Kim ngạch (1000
USD)

%

+/-

Sản lượng(tấn)

%

Kim ngạch (1000

USD)

+/-

%

+/-

%

EU

7.523

16.794

6.151

12.008

3.784

6.562

-1.372

-18,2

-4.706


-28

-2.367

-38,5

-5.526

-45,7

Châu Á

2.632

5.770

1.148

2.338

605

1.103

-1.484

-56,4

-3.432


59,5

-543

-47,3

-1.235

-52,8

Châu Phi

408

987

1.000

1.700

1.129

1.735

592

145

713


72,3

129

12,9

35,02

2,06

Châu Mỹ

24

54

608

1.982

3.901

584

2.433

1.269

2.350


1.374

226

2.578

194,9

Châu Úc

-

-

15,4

1.323
46,1

-

-

15,4

-

46,1

-


-15,4

-100

-46

-100

Nga

1.350

3.213

1.350

2.533

200

280

0

0

- 681

-21,2


-1.150

-85,2

-2.252

-88,9

Tổng 11.937

26.818

10.272

20.027

7.700

13.581

-1.665

-13,9

-6.791

-25,3

-2.572


-25,1

-6.446

-32,2

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty MEKONG FISH)

6


3.2.3 Thị trường xuất khẩu
(Đơn vị tính: %)

0,20

11,31

Châu Âu

63,20

Châu Á

3,42

Châu Phi
Châu Mỹ
Châu Úc


22,05

Nga

Năm 2011

2,06

12,65
60,35

6,61

48,31
28,73

8,49
11,67

12,78
8,12
Năm 2013

Năm 2012

Hình 1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Công ty MEKONG FISH 2011-2013
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty MEKONG FISH)

Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Công ty.

Trong giai đoạn 2011-2013, sản lượng xuất khẩu giảm dần. Do những rào cản kỹ thuật mới
tại EU ngày càng khắt khe nên Công ty phải luôn mở rộng tìm kiếm những thị trường mới
và sản phẩm phải phân bố nhiều lần. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu đạt cao nhất tại thị
trường EU với 7.532 tấn tương ứng với kim ngạch 16.794 nghìn USD. Do năm 2011 Công
ty đưa vào sử dụng vùng nuôi 25 hecta, chủ động được 30 - 40% nguồn nguyên liệu đầu
vào cho Công ty, chi phí bán hàng giảm nên xuất khẩu sang EU được sản lượng lớn. Khách
hàng truyền thống của Công ty tại EU là những khách hàng lớn, có uy tín và ổn định.
Trong đó, thị trường Ukraina tuy mới nhưng kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất
là 20,8% (2011), năm 2012 chiếm 20,2%. Sang năm 2013, thị trường nhập khẩu lớn nhất
của công ty là Brazil với kim ngạch đạt 3.072 nghìn USD, chiếm 22,6% thị trường xuất
khẩu. Thị trường EU cũng là thị trường truyền thống của CASEAMEX (Đỗ Ngô Loan Đài,
2012). Cùng chịu những khó khăn chung của ngành thủy sản năm 2012, kim ngạch tại thị
trường này của CASEAMEX cũng giảm và Công ty đang có chiến lược đẩy mạnh ổn định
tại thị trường này và tìm kiếm thị trường tiềm năng khác.
Thị trường lớn thứ hai của Công ty là Châu Á. Là một thị trường truyền thống của Công ty
nhưng từ năm 2003 trở đi do nhận thấy tiềm năng tại thị trường EU nên Công ty mở rộng
thị trường sang EU nhằm tránh phụ thuộc vào những thị trường Châu Á như: Singapore,
HongKong, Philippines…nên sản lượng nhập khẩu vào Châu Á giảm từ 22,1% (năm 2011)
7


xuống 11,67% (năm 2012). Năm 2013, thị phần tại Châu Á giảm xuống 8,12%. Nhu cầu
tiêu thụ tại Châu Á còn hạn chế nhưng trong tương lai sẽ tiếp tục tăng do khách hàng ngày
càng ưa chuộng và có xu hướng truyền thống là tiêu dùng thủy sản nước ngọt. Theo Đỗ
Ngô Loan Đài (2012), thị trường Châu Á là thị trường lớn nhất của Công ty CASEAMEX,
chiếm hơn 43% thị phần xuất khẩu. Công ty CAESAMEX tập trung vào các nước phát
triển như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và có xu hướng chuyển sang các thị trường tiềm
năng mới có tốc độ phát triển kinh tế tốt như Nam Mỹ, Bắc Mỹ.
Châu Phi có kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng qua các năm khá tốt. Cụ thể, thị phần tại
Châu Phi tăng từ 3,42% năm 2011 lên 8,49% năm 2012. Đến năm 2013, thị phần tại Châu

Phi tăng 12,78%. Ai Cập là thị trường lớn nhất của Công ty tại Châu Phi với kim ngạch
xuất khẩu năm 1.346,7 nghìn USD trong năm 2013. Tuy nhiên, thị trường tại Châu Phi còn
nhiều khó khăn như tình hình chính trị, giao thông không thuận lợi, gian lận trong thương
mại điện tử, nhiều quốc gia có mức thuế nhập khẩu cao và đòi hỏi giấy chứng nhận chất
lượng cao như tổng lãnh sự Ai Cập, tổ chức tiêu chuẩn Nigeria SONCAP (Cục Xúc tiến
Thương mại, 2013)…Nếu vượt qua những khó khăn trên trong tương lai, thị trường Châu
Phi sẽ là thị trường nhiều triển vọng của Công ty.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tại thị trường Nga là 3.213 nghìn USD (Nga
không thuộc EU nên được xếp riêng). Sang năm 2012, kim ngạch xuất khẩu tại Nga là
2.533 nghìn USD và đến năm 2013 giảm còn 200 nghìn USD. Sản lượng xuất khẩu sang
Nga có xu hướng giảm dần do nhiều quy định được ban hành do Liên bang chứ không nằm
riêng của nhà nhập khẩu. Thị trường tại Châu Mỹ có kim ngạch tăng khá cao, từ 0,2%
(2011) lên 28,73 (năm 2013). Đây cũng là một thị trường mới mà CASEAMEX đang có
chiến lược mở rộng (Đỗ Ngô Loan Đài, 2012).
3.2.4 Giá cả, hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán
Đơn giá bình quân năm 2011 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 (2,25 nghìn
USD/tấn) do sản lượng xuất khẩu không bị cạnh tranh gay gắt bởi các doanh nghiệp. Năm
2011, nhu cầu tiêu dùng tại thị trường các nước EU tương đối cao, giá xuất khẩu tăng cùng
với tỷ giá hối đoái USD/VND làm cho giá xuất khẩu Công ty tăng lên, mang về cho Công
ty lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, đến năm 2012 đơn giá bình quân giảm còn 1,95 nghìn
USD/tấn, giảm 13,33%. Nguyên nhân thị trường xuất khẩu thu hẹp do kinh tế khó khăn tại
EU, giá các loài thủy sản nước ngọt giảm, người tiêu dùng tại các thị trường có nhiều sự
lựa chọn đối với các loài cá rẻ hơn trong tình hình kinh tế suy thoái. Sang năm 2013, đơn
giá bình quân tiếp tục giảm 9,75% tương đương với 1,76 nghìn USD/tấn so với năm 2012.
Thị trường ngày càng thu hẹp, nhiều rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh khiến nhiều
doanh nghiệp chào hàng phá giá khiến giá cá đã thấp nay còn thấp hơn. Trong khi đó, chi
phí sản xuất tăng cao, diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế, khả năng thanh toán của các
thị trường trong năm 2013 cũng làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại thị trường lớn như EU,
Nga,..
Bảng 3: Đơn giá bình quân xuất khẩu của Công ty qua các năm 2011-2013

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Sản lượng (tấn)

11.937 10.272

Kim ngạch (1000 USD)

26.817 20.027 13.581
2,25
1,95
1,76

Đơn giá bình quân (1000 USD/tấn)

7.699

2012/2011
+/-1.665

%
-13,94

+/-2.572


%
-25,1

-6.791

-25,32

-6.446

-0,30

-13,33

-0,19

-32,2
-9,75

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty MEKONG FISH)

8

2013/2012


Về hình thức xuất khẩu, xuất khẩu trực tiếp có những ưu điểm nổi bật là Công ty trực tiếp
ký kết với khách hàng, không qua trung gian làm giảm chi phí và thời gian vận chuyển, sản
phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng nên đây chính là hình thức xuất khẩu được
Công ty lựa chọn. Đây cũng là phương thức xuất khẩu chủ yếu của CASEAMEX (Đỗ Ngô

Loan Đài, 2012). Công ty MEKONG đã xuất khẩu sang 40 nước, thị phần chiếm 29,41%
tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Về phương thức thanh toán, Công ty MEKONG chỉ áp dụng phương thức thanh toán L/C.
Đây là phương thức an toàn, giảm thiểu mức rủi ro cho nhà xuất khẩu, tránh ứ đọng vốn,
linh động xoay vòng vốn nếu như bên nhập khẩu chưa kịp thanh toán Công ty vẫn có thể
mang đi chiết khấu để có thể chuẩn bị hợp đồng mới.
3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty
3.3.1 Thuận lợi
Công ty MEKONG được thành lập từ năm 1979 đến nay trải qua nhiều năm hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu nông thủy sản. Sau khi chuyển sang lĩnh vực xuất khẩu thủy sản
và thực hiện cổ phần hóa vào năm 2002, đến nay sản phẩm Công ty đã xuất khẩu sang 36
quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường Công ty chủ yếu ở các châu lục như Châu Âu, Châu
Á, Châu Phi…Do tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trên thị trường đòi hỏi ngày càng cao
nên Công ty đã cải tiến kỹ thuật và áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng như ISO,
HACCP, GLOBAL GAP. Song song với cải tiến kỹ thuật, Công ty đã nâng cấp và hoàn
thiện, máy móc, cơ sở hạ tầng nhằm tăng công suất như xây dựng kho lạnh mới nâng công
suất hoạt động lên 3.500 tấn, băng chuyền IQF…nhằm tăng công suất do những doanh
nghiệp có quy mô hoạt động lớn thì trang bị vốn cho máy móc thiết bị càng lớn (Phạm
Hùng Tươi, 2010). Ngoài ra trang bị máy móc thiết bị giúp tăng công suất hoạt động, giảm
thiểu độ thất thoát do tay nghề thủ công và phân cỡ chính xác, giúp sản phẩm đạt yêu cầu
theo đơn đặt hàng.
Tọa lạc kế bên sông Hậu, nằm trên trục đường Quốc lộ và cách cảng Cần Thơ 2 km và gần
vùng nuôi nguyên liệu, Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu mua nguyên
liệu và sản xuất để tiêu thụ sản phẩm. Hiện Công ty còn thành lập Câu lạc bộ nuôi cá để có
thể liên kết với người nuôi cung cấp nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt, tăng chất lượng
sản phẩm đầu ra. Ngoài đầu tư vào cơ sở vật chất, Công ty còn nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân viên và có đãi ngộ tốt đối với người lao động. Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ
có trình độ cao, năng động trong các lĩnh vực, công nhân lành nghề và ít biến động qua các
năm. Công ty luôn chủ động được nguồn vốn do huy động từ các cổ đông Công ty thông
qua phát hành cổ phiếu, giảm áp lực về nợ vay và lãi suất.

3.3.2 Khó khăn
Tuy có thể chủ động được nguồn nguyên liệu có chất lượng tốt nhưng Công ty phần lớn
phải thu mua nguyên liệu từ bên ngoài để thực hiện những đơn hàng có số lượng lớn. Giá
cả con giống, thức ăn, xăng dầu tăng nhanh khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
thu mua nguyên liệu, chi phí đầu vào của Công ty liên tục bị biến động. Tình hình thu mua
cá nguyên liệu còn nhiều khó khăn khi nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh thu mua do có
sản phẩm giống nhau làm cho giá cá nguyên liệu luôn biến đổi. Nhu cầu thế giới đa dạng
nhưng công tác nghiên cứu và nắm bắt thông tin thị trường chưa thật sự hiệu quả khiến
việc phản ứng lại những thay đổi của thị trường còn hạn chế. Sản phẩm của Công ty chủ
yếu là xuất khẩu, chưa khai thác đưa vào phục vụ thị trường nội địa. Tiêu chuẩn của những
thị trường ngày khắt khe, nguy cơ phụ thuộc vào thị trường EU rất lớn vì đây là thị trường
chính của Công ty.

9


Bảng 4: Ma trận SWOT
Cơ hội (O)

Đe dọa (T)

1.Tình hình kinh tế phục hồi, nhu 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng
cầu các nước tăng trở lại.
sản phẩm của thị trường ngày càng
2. Cá tra ngày càng trở thành mặt cao.
hàng được ưa chuộng.

2. Nguồn nguyên liệu đầu vào không
3. Việt Nam đang phát triển mối ổn định, gây thiếu nguyên liệu
quan hệ với các thị trường mới, có 3. Giá cả tăng cao làm giá mua

tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhu cầu nguyên liệu luôn biến động.
cao.
4. Phụ thuộc vào thị trường chính
4. Nhà nước khuyến khích và có như EU
nhiều chính sách ưu đãi cho 5. Cạnh tranh trong ngành gay gắt.
ngành thủy sản.
Điểm mạnh (S)
1. Chủ động
nguồn vốn.

Nhóm chiến lược kết hợp S+O

Nhóm chiến lược kết hợp S+T

về S1, S2, S4 + O1, O2, O3, O4: S2, S3, S4, S5 + T1, T5: Chiến lược
Chiến lược phát triển thị trường.
phát triển sản phẩm.

2. Có uy tín trên thị S2, S3, S4, S5 + O1, O2, O3, O4: S1, S2, S5 + T1, T4, T5: Chiến lược
trường xuất khẩu.
Chiến lược phát triển sản phẩm
thâm nhập thị trường
3. Thiết bị, máy móc
hiện đại.
4. Có sản phẩm giá trị
gia tăng mới.
5. Sản xuất theo tiêu
chuẩn HACCP, ISO,
GLOBAL GAP.


Điểm yếu (W)

Nhóm chiến lược kết hợp W+O

Nhóm chiến lược kết hợp W+T

1. Chủ động 40% W2, W3, W4 + O1, O2, O3, O4: W1, W2 + T2, T3, T5: Chiến lược
nguyên liệu.
Chiến lược phát triển sản phẩm
kết hợp về phía sau.
2. Hiệu quả công tác W3, W4 + O1, O2, O3: Chiến W2, W3, W4 +T1, T5: Chiến lược
marketing chưa cao.
lược đa dạng hóa hoạt động đồng phát triển sản phẩm.
3. Sản phẩm chủ lực tâm.
chưa đa dạng.
4. Công suất chưa
đáp ứng được yêu
cầu.

10


3.3.3 Phân tích nhóm chiến lược kết hợp
Đối với nhóm kết hợp S+O, chiến lược phát triển thị trường được đề xuất do hiện nay đất
nước ngày càng mở rộng quan hệ với nhiều vùng quốc gia và vùng lãnh thổ mới như Châu
Phi, Châu Mỹ Latinh (Cục Xúc tiến Thương mại, 2013). Trong tương lai, Công ty cũng đã
tăng cường hiệu quả hoạt động marketing và tìm kiếm được khách hàng mới tại Kosovo,
Chile, Gabow thông qua các hoạt động marketing, hội chợ triển lãm Vietfish, hội chợ thủy
sản quốc tế tại Bruxelles, Vigo, Bremen. Đây là những thị trường mới, nhiều tiềm năng do
nhu cầu cao và tiêu chuẩn kỹ thuật chưa khắt khe như thị trường EU. Công ty luôn chú

trọng đào tạo nhân viên Phòng Kinh doanh để nắm bắt nhu cầu thị trường, tăng cường
công tác giới thiệu sản phẩm là an toàn, tốt cho sức khỏe, chi phí hợp lý để thu hút người
tiêu dùng.
Nhóm chiến lược thứ hai được đề xuất là chiến lược phát triển sản phẩm. Công ty đã và
đang tiếp cận máy móc và mời chuyên gia về huấn luyện cho nhân viên để nâng cao tay
nghề, cải tiến sản phẩm đạt chất lượng cao và vươn tới thị trường khắt khe như Mỹ. Trước
mắt Công ty tập trung phát triển chất lượng mặt hàng cá tra IQF do sản phẩm chủ lực có
đặc tính nổi bật đáp ứng nhu cầu thị trường mới có thể tồn tại (Lê Nguyễn Đoan Khôi và
ctv, 2013). Để có được những chất lượng đầu vào đạt chuẩn thì cũng ký hợp đồng và hỗ trợ
người nuôi tiếp cận với những tiêu chuẩn về con giống và chất lượng thức ăn và thuốc phù
hợp. Nhằm tăng cường niềm tin nơi khách hàng, Công ty đã ghi mã số lên bao bì sản phẩm
và lưu trữ hồ sơ đển thể hiện trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan, hoàn chỉnh
hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Chiến lược thứ ba chính là chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm. Sản phẩm chủ lực
của Công ty là fillet cá tra đông lạnh, chỉ mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một số thị
trường truyền thống. Công ty cũng đã nghiên cứu và sắp đưa vào sản xuất những sản phẩm
giá trị gia tăng mới như chả cá tra/ba sa tẩm gia vị đông lạnh, cá tơ hồng đông lạnh, chả cá
basa, cá hoàng bào đông lạnh, chả giò ba sa...Dự kiến những sản phẩm này sẽ được Công
ty đưa vào hệ thống siêu thị nội địa và đây là những mặt hàng giá trị gia tăng khá mới lạ so
với những sản phẩm gia tăng phổ biến hiện nay là cá viên chiên, chả cá chiên.. so với
những đối thủ khác. Trong kế hoạch đến năm 2015, Công ty sẽ mở rộng công suất nhà máy
hiện hữu từ 150 lên 300 tấn nguyên liệu/ngày, đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thứ hai
nâng cao công suất chế biến cá tra và tôm; đầu tư và xây dựng nhà máy chế biến phụ phẩm
và chế biến thức ăn dùng cho thủy sản có công suất 6 tấn/giờ.
Do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài nên Công ty có những hạn chế trong khâu
sản xuất. Hiện nay Công ty đã chủ động được 40% nguyên liệu nhờ vào vùng nuôi riêng và
luôn đề ra kế hoạch mở rộng vùng nuôi theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP. Đối với 60%
nguyên liệu còn lại, Công ty có ký hợp đồng với các thành viên trong Câu lạc bộ nuôi cá
sạch của Công ty, có hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho người nuôi để hợp tác lâu dài và ổn định.
Để giảm áp lực cạnh tranh trong khâu thu mua nguyên liệu đầu vào so với những đối thủ

khác trong ngành, có đủ nguyên liệu thực hiện những đơn hàng lớn, Công ty đã thỏa thuận
và ký hợp đồng thống nhất về chất lượng, số lượng, giá cả và phương thức giao hàng.
Chiến lược cuối cùng được đề xuất chính là chiến lược thâm nhập thị trường. Công ty luôn
tập trung cho sản phẩm chiến lược là cá tra phi lê đông lạnh cho những thị trường truyền
thống như EU, Châu Á, Nga đạt chất lượng cao nhất và sau đó phát triển những sản phẩm
giá trị gia tăng phù hợp với lối sống công nghiệp tại các thị trường này. Công ty có chính
sách hỗ trợ giá, ưu tiên phát triển sản phẩm mới nhất có chất lượng cao cho những khách
hàng quen thuộc nhằm hợp tác lâu dài. Ngoài ra, Công ty còn có nhiều hoạt động hỗ trợ
khách hàng như trả chậm, chịu cước phí cho những khách hàng thân thiết và có uy tín.
11


4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Cá tra phi lê đông lạnh IQF là mặt hàng chủ lực của công ty MEKONG. Công suất hoạt
động của nhà máy 80-120 tấn nguyên liệu/ngày. Sản phẩm xuất khẩu đã có mặt trên 36
quốc gia. Sản lượng xuất khẩu năm 2011 đạt cao nhất với 11.937 tấn, kim ngạch xuất khẩu
đạt 26.818 nghìn USD. So với năm 2011, sản lượng năm 2012 giảm 13,94% xuống còn
10.272 tấn, kim ngạch giảm 25,32% còn 20.027 nghìn USD. Đến năm 2013, sản lượng còn
7.700 tấn (giảm 25,05%), kim ngạch đạt 13.581 nghìn USD (giảm 32,19% so với năm
2012).
Đơn giá bình quân năm 2011 là 2,25 nghìn USD/tấn, sang năm 2012 giảm 13,33% còn
1,95 nghìn USD/tấn. Năm 2013, đơn giá bình quân giảm 9,75% so với năm 2012 còn 1,76
nghìn USD/tấn. Giá xuất khẩu của Công ty phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính sách
thuế quan và tỷ giá hối đoái. Ukraina là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong hai năm 2011
(chiếm 20,77% các thị trường xuất khẩu) và năm 2012(chiếm 20,22%). Brazil là thị trường
lớn nhất năm 2013, chiếm 22,62% ứng với kim ngạch 3.072 nghìn USD. Định hướng của
công ty là mở rộng thị trường sang Mỹ, các nước Châu Phi và Châu Úc.Trong tương lai,
Công ty mở rộng thị trường nội địa bằng các sản phẩm như tôm, mực, surimi và nâng công
suất hoạt động nhà máy hiện hành lên 300 tấn/ngày, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn

thủy sản và phụ phẩm nhằm đa dạng lĩnh vực sản xuất.
4.2 Kiến nghị
Đầu tư trang bị máy phát điện để nâng cao năng suất thực hiện những đơn hàng lớn.
Mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại các thị trường xuất khẩu lớn để dễ dàng nghiên cứu
nhu cầu tiêu dùng khách hàng, đồng thời người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin về
Công ty.
Đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, hoạt động quảng bá sản phẩm giá trị gia tăng mới
để thu hút thị trường nội địa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Xúc tiến Thương mại, 2013. Tiềm năng xuất khẩu Thủy sản sang Châu Phi.
ngày truy cập 2/11/2014.
Đỗ Ngô Loan Đài, 2012. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2010-2012. Luận văn Đại học, Đại học Cần
Thơ.
Lê Nguyễn Đoan Khôi, Nguyễn Phạm Tuyết Anh, Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Ong Quốc
Cường, 2013. Giáo trình Quản trị chiến lược. Đại học Cần Thơ, 180 trang.
Lê Việt Đông, 2013. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần thủy sản
MEKONG đến 2015. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.
Phạm Hùng Tươi, 2010. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Xuất khẩu Thủy sản của các
doanh nghiệp tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Cần Thơ.
VASEP, 2014. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 6 tháng đầu 2014. Bản tin Thương mại
Thủy sản, số 23-2014, trang 15.

12



×