TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRÚC LY
ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐƯỢC
ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN KIỂM TOÁN TƯ VẤN
RỒNG VIỆT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302
Tháng 12-Năm 2014
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TRÚC LY
MSSV: 4115411
ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐƯỢC
ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN KIỂM TOÁN TƯ VẤN
RỒNG VIỆT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán – Kiểm toán
Mã số ngành: 52340302
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN KHÁNH DUNG
Tháng 12-Năm 2014
ii
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn tập thể Quý thầy cô khoa Kinh tế
& Quản trị kinh doanh, các thầy cô đã trang bị cho em nhiều kiến thức cần
thiết trong thời gian học tập cũng như thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Đặc
biệt, em xin chân thành cám ơn Cô Trần Khánh Dung đã trực tiếp hướng dẫn
và hỗ trợ em rất nhiều để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh, chị
nhân viên của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội tiếp cận với
thực tế trong suốt thời gian em thực tập tại đơn vị.
Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh
nghiệm thực tiễn cũng như thời gian hoàn thành đề tài ngắn nên nội dung của
bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự
hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô và các anh chị trong
công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc cùng lời chúc sức khỏe
đến Quý thầy cô và các anh chị kiểm toán viên đã giúp đỡ em trong quá trình
thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trúc Ly
iii
TRANG CAM KẾT
Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của em và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trúc Ly
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.3.1 Không gian ............................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 3
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
2.1.1 Tổng quan về kiểm toán ........................................................................... 3
2.1.2 Thủ tục phân tích ...................................................................................... 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 16
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 16
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ
VẤN RỒNG VIỆT ....................................................................................................... 17
3.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 17
3.2 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................. 17
3.3 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 18
3.4 Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................ 20
3.5 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển .............................................. 24
3.5.1 Thuận lợi ................................................................................................. 24
3.5.2 Khó khăn ................................................................................................. 25
3.5.3 Định hướng phát triển ............................................................................. 25
3.6 Thủ tục phân tích được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn
Rồng Việt ......................................................................................................... 25
3.6.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ..................... 25
v
3.6.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .......................... 28
3.6.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán ....................... 31
Chương 4: THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG
VIỆT ............................................................................................................................... 32
4.1 Tổng quan về Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH XYZ .................. 32
4.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH XYZ ................ 32
4.1.2 Lý do chọn Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH XYZ thực hiện đề
tài...................................................................................................................... 34
4.1.3 Những điểm khác nhau giữa Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH
XYZ ................................................................................................................. 34
4.2 Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích của Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Rồng Việt tại công ty khách hàng ............................................................. 35
4.2.1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch ...................................... 35
4.2.2 Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .......................... 57
4.2.3 Thủ tục phân tích trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán ....................... 95
4.3 Những thay đổi của chuẩn mực kiểm toán 520 “Thủ tục phân tích”, ban
hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC so với chuẩn mực kiểm toán
520 “Thủ tục phân tích” ban hành kèm theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC
........................................................................................................................ 102
4.4. Sự ảnh hưởng của quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại
Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt đến chất lượng của thủ tục phân
tích.................................................................................................................. 106
4.4.1 Khái quát quy trình kiểm soát chất lượng trong kiểm toán BCTC được áp
dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt. ................................ 106
4.4.2 Ảnh hưởng của quy trình kiểm soát chất lượng đến chất lượng của thủ
tục phân tích ................................................................................................... 108
Chương 5: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỦ TỤC PHÂN
TÍCH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TƯ VẤN RỒNG
VIỆT ............................................................................................................................. 110
5.1 Ưu điểm ................................................................................................... 110
5.1.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch ................................................................ 110
5.1.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .................................................... 110
vi
5.1.3 Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán ................................................. 111
5.2 Hạn chế .................................................................................................... 111
5.2.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch ................................................................ 111
5.2.2 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .................................................... 111
5.3 Giải pháp hoàn thiện thủ tục phân tích tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư
vấn Rồng Việt ................................................................................................ 112
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 113
6.1 Kết luận .................................................................................................... 113
6.2 Kiến nghị.................................................................................................. 114
6.2.1 Kiến nghị đối với công ty khách hàng .................................................. 114
6.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan chức năng ................................................... 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 116
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 117
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Nhóm tỷ số thanh khoản ............................................................................... 9
Bảng 2.2: Nhóm tỷ số quản lý tài sản .......................................................................... 10
Bảng 2.3: Nhóm tỷ số quản lý nợ ................................................................................ 11
Bảng 2.4: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời ..................................................................... 11
Bảng 2.5: Phương pháp phân tích phụ thuộc vào thời gian và lượng số liệu .......... 13
Bảng 2.6: Phương pháp phân tích phụ thuộc vào đặc điểm của số liệu ................... 14
Bảng 3.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán
Tư vấn Rồng Việt trong giai đoạn 2011 – 2013. ........................................................ 21
Bảng 3.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán
Tư vấn Rồng Việt 6 tháng năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. ............................. 23
Bảng 3.3: Xác lập mức trọng yếu theo VACPA ........................................................ 27
Bảng 4.1: So sánh sự khác nhau giữa Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH
XYZ ................................................................................................................................ 35
Bảng 4.2: Phân tích biến động của các tỷ số tài chính tại công ty TNHH ABC năm
2013 so với năm 2012 ................................................................................................... 42
Bảng 4.3: Phân tích biến động tổng quát các tỷ số tài chính tại Công ty TNHH
XYZ năm 2013 so với năm 2012 ................................................................................ 50
Bảng 4.4: Thống kê bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty TNHH
ABC ................................................................................................................................ 53
Bảng 4.5: Thống kê bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty TNHH
XYZ ................................................................................................................................ 53
Bảng 4.6: Xác lập mức trọng yếu và sai sót có thể bỏ qua đối với Công ty TNHH
ABC ................................................................................................................................ 54
Bảng 4.7: Xác lập mức trọng yếu và sai sót có thể bỏ qua đối với Công ty TNHH
XYZ ................................................................................................................................ 55
Bảng 4.8: Phân tích biến động chi tiết nợ phải thu khách hàng và các tỷ số ........... 58
viii
Bảng 4.9: Phân tích nợ phải thu khách hàng theo tuổi nợ tại thời điểm 31/12/2013
của Công ty TNHH ABC ............................................................................................. 61
Bảng 4.10: Phân tích đối ứng tài khoản phải thu khách hàng (131) của Công ty
TNHH ABC năm 2013 ................................................................................................. 62
Bảng 4.11: Phân tích biến động số dư HTK năm 2013 so với năm 2012 tại Công ty
TNHH ABC ................................................................................................................... 64
Bảng 4.12: Phân tích đối ứng tài khoản HTK của Công ty TNHH ABC năm 201366
Bảng 4.13: Phân tích biến động TSCĐ hữu hình năm 2013 so với năm 2012 ....... 69
Bảng 4.14: So sánh khấu hao ước tính với khấu hao thực tế của TSCĐ hữu hình
trong năm 2013 của Công ty TNHH ABC ................................................................. 70
Bảng 4.15: Phân tích đối ứng tài khoản TSCĐ hữu hình (211) của Công ty TNHH
ABC năm 2013 .............................................................................................................. 71
Bảng 4.16: Phân tích biến động và các tỷ số liên quan đến doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ năm 2013 so với năm 2012 tại Công ty TNHH ABC ................. 72
Bảng 4.17: Phân tích tỷ lệ lãi gộp theo từng quý trong năm 2013 tại Công ty
TNHH ABC ................................................................................................................... 73
Bảng 4.18: Phân tích doanh thu từng tháng năm 2013 tại Công ty TNHH ABC ... 74
Bảng 4.19: Phân tích đối ứng trên tài khoản doanh thu bán hàng (511) năm 2013
tại Công ty TNHH ABC ............................................................................................... 76
Bảng 4.20: Phân tích biến động chi phí quản lý doanh nghiệp chi tiết theo từng loại
chi phí trong năm 2013 tại Công ty TNHH ABC ...................................................... 77
Bảng 4.21: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp theo từng tháng trong năm 2013
tại Công ty ABC ............................................................................................................ 79
Bảng 4.22: Phân tích đối ứng trên tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (642)
năm 2013 tại Công ty TNHH ABC ............................................................................. 80
Bảng 4.23: Phân tích biến động nợ phải thu khách hàng chi tiết theo từng khách
hàng vào thời điểm cuối năm 2013 tại Công ty TNHH XYZ................................... 83
Bảng 4.24: Phân tích tuổi nợ đối với khoản nợ phải thu khách hàng vào thời điểm
31/12/2013 tại Công ty TNHH XYZ........................................................................... 84
ix
Bảng 4.25: Phân tích biến động HTK và các tỷ số tài chính liên quan đến HTK
năm 2013 so với năm 2012 tại Công ty TNHH XYZ ............................................... 86
Bảng 4.26: Phân tích biến động TSCĐ hữu hình tại ngày 31/12/2013 so với cùng
thời điểm năm trước tại Công ty TNHH XYZ ........................................................... 88
Bảng 4.27: Phân tích biến động doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tại Công ty
TNHH XYZ ................................................................................................................... 89
Bảng 4.28: Phân tích doanh thu theo từng tháng trong năm 2013 tại Công ty
TNHH XYZ ................................................................................................................... 90
Bảng 4.29: Phân tích biến động chi phí bán hàng chi tiết theo từng loại chi phí
trong năm 2013 tại Công ty TNHH XYZ ................................................................... 92
Bảng 4.30: Phân tích chi phí bán hàng theo từng tháng trong năm 2013 tại Công ty
TNHH XYZ ................................................................................................................... 93
Bảng 4.31: So sánh sự khác nhau khi áp dụng thủ tục phân tích tại công ty TNHH
ABC và Công ty TNHH XYZ ..................................................................................... 95
Bảng 4.32: So sánh sự khác nhau giữa chuẩn mực cũ so với chuẩn mực mới...... 102
Phụ lục 01: Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban giám đốc Công ty TNHH ABC về hệ
thống KSNB ................................................................................................................. 117
Phụ lục 02: Bảng câu hỏi phỏng vấn Ban giám đốc Công ty TNHH XYZ về hệ
thống KSNB ................................................................................................................. 121
Phụ lục 03: Phân tích biến động trên Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH
ABC tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 ........................................................................ 125
Phụ lục 04: Phân tích biến động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2013. .......... 127
Phụ lục 05: Phân tích biến động trên Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH
XYZ tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 ........................................................................ 128
Phụ lục 06: Phân tích biến động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH XYZ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013.... 130
Phụ lục 07: Bảng kê chi tiết phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2013 của
Công ty TNHH ABC .................................................................................................. 131
x
Phụ lục 08: Bảng kê chi tiết nợ phải thu các khách hàng khác của Công ty TNHH
XYZ tại ngày 31/12/2013 ........................................................................................... 133
Phụ lục 09: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH ABC tại ngày 31 tháng 12 năm
2013............................................................................................................................... 134
Phụ lục 10: Báo cáo kết quả kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2013 của Công ty TNHH ABC ....................................................................... 135
Phụ lục 11: Bảng cân đối kế toán Công ty TNHH XYZ tại ngày 31 tháng 12 năm
2013............................................................................................................................... 138
Phụ lục 12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2013 của Công ty TNHH XYZ ....................................................................... 143
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng
Việt ................................................................................................................... 18
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng việt
BCTC
HTK
KTV
KSNB
TSCĐ
TNHH
TT
TNDN
VND
Tiếng anh
AR
CR
DR
IR
VDAC
:
:
:
:
:
:
:
:
:
Báo cáo tài chính
Hàng tồn kho
Kiểm toán viên
Kiểm soát nội bộ
Tài sản cố định
Trách nhiệm hữu hạn
Thông tư
Thu nhập doanh nghiệp
Đồng Việt Nam
:
:
:
:
:
Audit Risk (Rủi ro kiểm toán)
Control Risk (Rủi ro kiểm soát)
Detection Risk (Rủi ro phát hiện)
Inherent Risk (Rủi ro tiềm tàng)
Viet Dragon Auditing Consulting Company Limited.
(Công ty trách nhiệm hữu hạn Kiểm toán Tư vấn Rồng
Việt)
Vietnamese Association of Certified Public Acountants.
(Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam)
Vietnamese Accounting Standards (Chuẩn mực kế toán
Việt Nam)
VACPA
:
VAS
:
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì thông tin tài
chính đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Việt Nam đang trong quá trình
chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo xu hướng hội nhập toàn cầu, bên cạnh
việc phát triển mạnh về số lượng thì một loạt những hạn chế đã khiến cho các
doanh nghiệp còn nhiều bất ổn và có khuynh hướng sử dụng thủ thuật để làm
đẹp báo cáo tài chính (BCTC). Vì vậy, BCTC được kiểm toán có ý nghĩa rất
quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và được coi như là một công cụ
đắc lực hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước. Ngoài ra, sự phát triển ồ ạt của nền
kinh tế cũng làm cho nhu cầu kêu gọi và thu hút vốn ngày càng cao. Hoạt
động kiểm toán càng trở nên quan trọng với vai trò đảm bảo rằng những thông
tin tài chính trung thực, khách quan, có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho người
sử dụng đưa ra quyết định phù hợp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế, và sự ra
đời ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán độc lập đã tạo ra môi trường
cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kiểm toán. Điều đó đã yêu cầu các công ty
kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm thỏa
mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn phải tìm mọi biện pháp để hạn
chế rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất. Ngoài ra, mâu thuẫn giữa chi phí và chất
lượng dịch vụ cung ứng cũng đặt ra cho họ nhiều trăn trở. Với ưu thế thời gian
thực hiện ít, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, hợp lý chung cho
toàn BCTC thì việc nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá
trình kiểm toán được xem là một trong những phương thức hữu hiệu để giải
quyết mâu thuẫn đó.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt
cũng là công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập. Công ty luôn đề
cao mục tiêu cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về kiểm toán và
tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của công ty nên không thể bỏ qua một
trong những thủ tục hữu hiệu nhất cần thiết cho cuộc kiểm toán đó là thủ tục
phân tích. Nhận thấy được tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá
trình kiểm toán, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá thủ tục phân tích được
áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt”.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá việc áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán BCTC
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Rồng Việt. Qua đó, tôi đưa ra một số
giải pháp để hoàn thiện thủ tục phân tích nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc
kiểm toán.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích, đánh giá thực tế áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình
kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích tại Công ty TNHH
Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt.
1.3.2 Thời gian
Số liệu của công ty khách hàng được thu thập để nghiên cứu là số liệu
trong năm tài chính 2013.
Số liệu được thu thập nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt là số liệu giai đoạn 2011-2013 và số liệu
6 tháng đầu năm của năm 2013 và năm 2014.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Thủ tục phân tích được Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Rồng Việt áp
dụng đối với công ty khách hàng trong quá trình kiểm toán BCTC. Nhưng thời
gian thực tập cũng như nghiên cứu đề tài có giới hạn tôi không thể phân tích
trên toàn bộ BCTC mà chỉ tập trung phân tích sâu vào những khoản mục trọng
yếu, có khả năng xảy ra sai sót và gian lận cao.
Do tính chất đặc thù trong lĩnh vực kiểm toán, nên một số thông tin liên
quan đến công ty khách hàng đã được tác giả điều chỉnh cho phù hợp nhằm
đảm bảo tính bảo mật thông tin cho khách hàng.
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về kiểm toán
2.1.1.1 Định nghĩa
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông
tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin
đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực
hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”. (Bộ môn kế toán kiểm
toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014, trang 1)
2.1.1.2 Quy trình kiểm toán BCTC
a. Chuẩn bị kiểm toán:
Tiền kế hoạch: tiếp cận khách hàng thu thập thông tin cần thiết;
Lập kế hoạch: thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh,
tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), xác lập mức trọng yếu, đánh giá
rủi ro… để lập kế hoạch và chương trình kiểm toán.
b. Thực hiện kế hoạch và chương trình kiểm toán: thu thập bằng chứng
đầy đủ và thích hợp.
Thử nghiệm kiểm soát: thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ
thống KSNB.
Thử nghiệm cơ bản: thu thập bằng chứng nhằm phát hiện các sai lệch
trọng yếu trong BCTC. Có hai loại thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích và
thử nghiệm chi tiết.
Thủ tục phân tích: so sánh thông tin và nghiên cứu xu hướng để phát
hiện các biến động bất thường.
Thử nghiệm chi tiết: đi sâu vào việc kiểm tra các số dư hoặc nghiệp vụ.
c. Hoàn thành kiểm toán: tổng hợp và rà soát lại những bằng chứng đã
thu thập được để Kiểm toán viên (KTV) hình thành ý kiến nhận xét trên
BCTC. Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC mà
KTV sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán tương ứng. (Bộ môn kế toán kiểm
toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014, trang 20-21).
KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi KTV
kết luận rằng BCTC được lập trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn
khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.
KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705
trong các trường hợp:
3
Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV kết luận rằng
BCTC xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc
KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa
ra kết luận rằng BCTC, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng
yếu. (VSA 700)
Các dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần là
“ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra
ý kiến”. (VSA 705)
2.1.2 Thủ tục phân tích
2.1.2.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kiểm toán 520 (2012, đoạn 04): “Thủ tục phân tích là
việc đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý
giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm việc
điều tra khi cần thiết về các biến động hoặc các mối quan hệ được xác định là
không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng
kể so với các giá trị dự tính”.
2.1.2.2 Nội dung của thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích bao gồm:
So sánh thông tin tài chính của đơn vị với thông tin có thể so sánh của
kỳ trước: KTV có thể so sánh số dư hoặc số phát sinh của tài khoản giữa các
kỳ để phát hiện các tài khoản có biến động bất thường. KTV có thể so sánh tỷ
số tài chính giữa các kỳ.
So sánh thông tin tài chính của đơn vị với các kết quả dự tính của đơn
vị: việc điều tra các sai lệch lớn giữa số liệu thực tế và kế hoạch có thể cho
thấy những sai lệch trong BCTC, hoặc các biến động lớn trong tình hình sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
So sánh thông tin tài chính của đơn vị với các thông tin tương tự của
ngành: về nguyên tắc, giữa một số chỉ tiêu của đơn vị và chỉ tiêu bình quân
của ngành có mối quan hệ tương đồng trong một phạm vi nhất định.
Các thủ tục phân tích cũng bao gồm việc xem xét các mối quan hệ như:
Mối quan hệ giữa các yếu tố của thông tin tài chính được kỳ vọng theo
một chiều hướng có thể dự đoán được: KTV dựa trên mối quan hệ bản chất
giữa các số dư, các khoản mục trên BCTC để đánh giá mức độ hợp lý giữa các
số liệu. KTV cũng có thể ước tính số dư hay số phát sinh của tài khoản qua
mối quan hệ giữa chúng với các tài khoản khác.
Mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính có liên
quan: các thông tin phi tài chính là những dữ liệu kinh tế, kỹ thuật do các hệ
4
thống hạch toán nghiệp vụ thống kê cung cấp. Giữa các thông tin này và thông
tin tài chính có những quan hệ nhất định, nên KTV có thể phát hiện được
những sai sót nhờ dựa trên mối quan hệ hợp lý này.
KTV tiến hành điều tra, xác minh khi trong quá trình so sánh phát hiện
được các biến động bất thường:
Phỏng vấn người quản lý đơn vị, hoặc xác minh lại các giải trình của
đơn vị.
Cân nhắc và sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để có được kết luận
hợp lý.
2.1.2.3 Vai trò của thủ tục phân tích
a. Trong giai đoạn lập kế hoạch
Thủ tục phân tích là một trong những phương thức hiệu quả để tìm hiểu
về môi trường kinh doanh, nắm bắt đặc điểm ngành nghề, phương thức quản
lý và hoạt động của đơn vị. KTV sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài
chính của đơn vị được kiểm toán.
Thủ tục phân tích giúp phát hiện những biến động bất thường để KTV
có thể khoanh vùng rủi ro và tập trung xem xét.
Sau khi áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán,
KTV sẽ xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi của cuộc kiểm toán.
Ngoài ra, KTV còn có thể đánh giá ban đầu về giả định hoạt động liên
tục của đơn vị được kiểm toán thông qua việc phân tích khả năng thanh toán.
b. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV thực hiện kiểm tra chi tiết,
thủ tục phân tích cơ bản, hoặc kết hợp cả hai để giảm rủi ro kiểm toán ở cấp
độ cơ sở dẫn liệu xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
Thủ tục phân tích đóng vai trò định hướng để KTV có thể hiểu rõ hơn
về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, cung cấp bằng chứng về sự
hợp lý của những khoản mục trên BCTC.
Thủ tục phân tích còn giúp phát hiện khả năng tồn tại sai lệch trọng yếu
khi phát hiện những chênh lệch bất thường.
Sau khi áp dụng thủ tục phân tích, không phát hiện được bất kỳ sự
chênh lệch bất thường hay mối liên hệ không hợp lý nào nghĩa là KTV đã có
được những bằng chứng về sự hợp lý của khoản mục kiểm toán. Từ đó, KTV
có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết.
c. Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán:
Thủ tục phân tích giúp KTV xem xét lần cuối và khẳng định lại những
kết luận có được trong suốt quá trình kiểm toán.
Chỉ ra những điểm cần lưu ý, yêu cầu KTV thực hiện kiểm toán bổ
sung.
5
Giúp KTV hình thành kết luận tổng thể về việc liệu BCTC có nhất quán
với hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán hay không.
Tóm lại, thủ tục phân tích là một thủ tục mang lại hiệu quả đồng thời
giúp KTV đánh giá được nét tổng thể không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể
không cần thiết.
2.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích
Hệ thống KSNB: khi thủ tục phân tích được thực hiện tại đơn vị có hệ
thống KSNB hữu hiệu thì thủ tục phân tích sẽ có chất lượng hơn so với đơn vị
có hệ thống KSNB yếu kém.
Bản chất của khoản mục cần kiểm toán: thủ tục phân tích áp dụng cho
những khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thường chính
xác hơn các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán do khoản mục trên Bảng
cân đối kế toán chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố.
Mục tiêu kiểm toán: thủ tục phân tích cơ bản chỉ được đáp ứng cho một
số cơ sở dẫn liệu này nhưng không thể đáp ứng những cơ sở dẫn liệu khác.
Mức độ tin cậy của dữ liệu phân tích: đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
mà KTV sử dụng để dự tính về các số liệu, tỷ số đã ghi nhận, trong đó có xem
xét đến nguồn gốc, tính có thể so sánh được, nội dung và sự phù hợp của
thông tin sẵn có và các kiểm soát đối với việc tạo lập thông tin. (VSA 520,
2012, đoạn 5b).
Theo VSA 520 (2012, đoạn A12-A14), độ tin cậy của dữ liệu chịu ảnh
hưởng của nguồn gốc, nội dung của dữ liệu và phụ thuộc vào hoàn cảnh mà dữ
liệu thu thập. Do vậy, để xác định tính đáng tin cậy cho việc thiết kế các thủ
tục phân tích, KTV cần chú ý:
Nguồn gốc thông tin thu thập được: Thông tin có thể đáng tin cậy hơn
nếu được thu thập từ các nguồn bên ngoài đơn vị.
Khả năng so sánh của thông tin thu thập được.
Nội dung và sự phù hợp của thông tin thu thập được.
Các kiểm soát đối với việc tạo lập thông tin được thiết kế để đảm bảo
tính đầy đủ, tính chính xác và tính hợp lệ của thông tin.
KTV có thể cân nhắc việc kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm
soát, đối với việc tạo lập thông tin mà KTV sử dụng để thực hiện các thủ tục
phân tích cơ bản để xử lý các rủi ro đã đánh giá. Khi các kiểm soát đó hoạt
động hữu hiệu, KTV thường tin tưởng hơn vào độ tin cậy của thông tin và do
đó cũng tin tưởng hơn vào kết quả của các thủ tục phân tích.
Thời gian thực hiện thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích có hiệu quả
nhất khi áp dụng đối với BCTC toàn niên độ được kiểm toán. Khi thủ tục phân
tích được áp dụng cho một phần của niên độ thì thủ tục phân tích chủ yếu là
6
giúp KTV hiểu về tình hình kinh doanh và phân tích rủi ro của khách hàng
hơn là cung cấp bằng chứng cho các cơ sở dẫn liệu trên BCTC.
2.1.2.5 Các kỹ thuật phân tích
Dự đoán: Trong thủ tục phân tích dự đoán là ước tính về số dư tài
khoản, giá trị tỷ số hoặc xu hướng liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài
chính. Dự đoán bao gồm các bước sau:
Đưa ra một mô hình để dự đoán: Xác định những biến tài chính và
những biến hoạt động và mối quan hệ giữa hai loại biến này. Việc xác định
được bản chất mối quan hệ của các biến tài chính và các biến hoạt động có
liên quan là rất quan trọng trong việc xây dựng nên một mô hình để sự đoán.
Việc xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu không phải là đơn giản, mà nó đòi
hỏi sự sáng tạo, biết lựa chọn và xây dựng các giả định của người phân tích.
Xây dựng một mô hình kết hợp những thông tin: biến đổi mối quan hệ
trên thành mối quan hệ số học. Tổng hợp số liệu thể hiện một sự kết hợp ảnh
hưởng, kết quả của những mối liên hệ và những sự kiện về hoạt động tài
chính. Việc thu thập số liệu chính xác sẽ cho ra một kết quả dự đoán chính
xác.
Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng: bổ sung vào mô hình các biến
số thu thập được để tìm ra một kết quả dự đoán theo mô hình đã xây dựng.
So sánh: là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự
giống nhau, khác nhau hoặc là sự hơn kém. Trong thủ tục phân tích KTV có
thể so sánh các thông tin tài chính:
So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với kỳ trước.
So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị.
So sánh thực tế với ước tính của KTV.
So sánh thực tế của đơn vị với bình quân ngành.
Đánh giá: là việc sử dụng các phương pháp chuyên môn, các kỹ thuật
để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Ở giai đoạn đánh giá
này, KTV cần phải linh hoạt, đánh giá ở đây không chỉ đơn thuần dựa trên
những kết quả của so sánh toán học mà còn dựa trên xét đoán nghề nghiệp của
KTV.
Khi giải thích đã được chấp nhận cho những chênh lệch mà kết quả của
sự so sánh vẫn có những bất hợp lý cho thấy KTV thu thập bằng chứng không
đáng tin cậy và cân nhắc xem liệu có nên tiến hành những thủ tục khác thay
thế hay xem xét đến khả năng hoàn thiện hơn mô hình dự đoán để thông tin
thu thập được chính xác hơn làm cho chênh lệch giảm xuống. Nếu vẫn không
giải thích được thì xem như đó là khoản chênh lệch chưa điều chỉnh.
7
Khi lời giải thích đã ở mức hợp lý thì tùy theo tính chất trọng yếu của
khoản mục để quyết định xem nên chấp nhận nó như một bằng chứng kiểm
toán hay thận trọng hơn, hoàn thiện hơn nữa dự đoán hoặc tiến hành kiểm tra
chi tiết.
2.1.2.6 Phương pháp phân tích
Theo Bộ môn Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2014, trang
255 – 259):
a. Phân tích xu hướng: là quá trình phân tích của một số dư tài khoản
hoặc một loại hình nghiệp vụ giữa kỳ này với kỳ trước đó hoặc qua nhiều kỳ
kế toán.
Phương pháp thực hiện:
Tính toán chênh lệch so với năm trước: phương pháp này KTV lập một
bảng phân tích ngang, tính toán chênh lệch giữa số liệu năm hiện hành so với
số liệu đã được kiểm toán năm trước. Khi phát hiện các biến động lớn, sẽ tìm
hiểu nguyên nhân và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích đề ra.
Sử dụng biểu đồ: đây là phương pháp trực quan giúp KTV dễ dàng
nhận ra biến động bất thường khi quan sát trên biểu đồ. Biểu đồ phản ánh sự
thay đổi hay biến động của một khoản mục hay số dư trong một thời kỳ và so
sánh kỳ này với kỳ trước.
Tóm lại, việc sử dụng thủ tục phân tích xu hướng cần quan tâm đến mối
quan hệ giữa các xu hướng biến động qua các kỳ.
Lưu ý:
Khi phân tích xu hướng phải luôn nhận thức được rằng những xu
hướng trước kia có thể không liên quan gì đến xu hướng hiện tại và trong thực
tế chúng có thể làm cho người phân tích mắc phải sai sót.
Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi được đánh giá rằng những xu
hướng trước kia thật sự có liên quan tới hiện tại.
b. Phân tích tỷ số: là việc tính toán dựa trên BCTC và dữ liệu phi tài
chính của kỳ hiện tại, đối chiếu với các tỷ số này của các kỳ trước, của các đơn
vị cùng ngành hay bình quân ngành để nhận diện những điểm bất thường,
những biến động lớn cần tập trung nghiên cứu.
Khuynh hướng biến động của tỷ số có thể ảnh hưởng về sự ước tính của
các KTV về tài khoản đặc biệt hoặc loại hình nghiệp vụ. Hơn nữa, phân tích tỷ
số giúp KTV hiểu rõ hơn mối tương quan giữa các yếu tố tài chính và phi tài
chính.
Phân tích tỷ số là một trong những phương pháp thông dụng của thủ tục
phân tích. Vì vậy, KTV trước khi áp dụng thủ tục phân tích tỷ số cần phải xem
xét đến những điều kiện quan trọng và đảm bảo rằng:
8
Mối quan hệ luôn luôn thay đổi theo các biến cấu thành nên tỷ số. Nếu
như lương nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý ít biến động thì tỷ số giữa
các yếu tố này so với doanh thu sẽ thay đổi giữa các năm. Tuy nhiên, người
phân tích cần phải hiểu giá trị tương đối của những yếu tố này và những thay
đổi trong mức tỷ số dự đoán. Kết luận sẽ không đúng nếu chỉ đơn giản cho
rằng giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu. Vì trong thực tế, giá vốn
hàng bán bao gồm cả định phí và biến phí nên khi khối lượng hàng bán tăng
lên thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống.
Mối quan hệ này là mối quan hệ tuyến tính: Các yếu tố trên BCTC bao
giờ cũng có mối quan hệ với nhau, nếu một yếu tố này thay đổi thì yếu tố khác
cũng thay đổi theo. Ví dụ trong kỳ chi phí bán hàng tăng thì doanh thu trong
kỳ tăng.
Mối quan hệ này phải được tính toán thống nhất trên cùng một thời
điểm và phải cùng một phương pháp tính để thỏa mãn điều kiện so sánh được.
Ví dụ như tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho (HTK) chỉ được tính bằng cách sử
dụng nhất quán hoặc giá trị HTK trung bình chung cả năm hoặc giá trị HTK
vào cuối năm. Bởi vì phương pháp đánh giá HTK khác nhau giữa các kỳ phân
tích sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích biến động của tỷ số.
Phương pháp thực hiện:
Thu thập thông tin từ khách hàng và các thông tin có liên quan.
Lựa chọn các tỷ số cần phải nghiên cứu.
Một số tỷ số thường sử dụng:
Theo PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều (2012, trang 75 - 98)
Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản: đo lường khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty.
Bảng 2.1: Nhóm tỷ số thanh khoản
Tỷ số
Công thức
Tỷ số thanh toán hiện hành Giá trị tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
(2.1)
Tỷ số thanh toán nhanh
(Tài sản lưu động – HTK)/ nợ ngắn hạn (2.2)
Tỷ số thanh toán bằng tiền Tiền/ nợ ngắn hạn
(2.3)
Ý nghĩa:
Tỷ số thanh toán hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh
toán. Khi nhận thấy hệ số thanh khoản hiện thời của đơn vị quá cao hoặc quá
thấp thì có thể nghi ngờ rằng các loại tài sản lưu động có thể bị khai khống
hoặc bị khai thiếu.
9
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của
doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay để
thanh toán.
Tỷ số quản lý tài sản (hay tỷ số hiệu quả hoạt động): nhóm tỷ số này đo
lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, để biết được công ty nên đầu tư tài
sản ở mức độ như thế nào là hợp lý.
Bảng 2.2: Nhóm tỷ số quản lý tài sản
Tỷ số
Công thức
Vòng quay HTK (vòng) Giá vốn hàng bán / giá trị HTK bình quân (2.4)
Kỳ quay vòng của HTK 360/ số vòng quay HTK
(2.5)
(ngày)
Vòng quay khoản phải
Doanh thu thuần / bình quân nợ phải thu
(2.6)
thu khách hàng (vòng)
khách hàng.
Số ngày thu tiền bình
360/ số vòng quay nợ phải thu trong năm
(2.7)
quân (ngày)
Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần/ bình quân tổng tài sản
(2.8)
(vòng)
Vòng quay tài sản cố
Doanh thu thuần/giá trị TSCĐ ròng bình
(2.9)
định (TSCĐ) (vòng)
quân
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu vòng quay HTK đánh giá năng lực quản lý HTK của công ty,
hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho nhanh sẽ giúp
công ty giảm thiểu chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở HTK.
Tương tự vòng quay HTK, tỷ số kỳ quay vòng của HTK cũng phản ánh
hiệu quả quản lý HTK, khi tỷ số này càng nhỏ thì hiệu quả quản lý càng tốt.
Cả hai tỷ số vòng quay khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân
đều đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Tỷ số vòng quay các khoản
phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty càng nhanh, khả năng
chuyển đổi nợ phải thu sang tiền mặt cao, nâng cao nguồn tiền, tạo sự chủ
động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Trái lại, tỷ số ngày
thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu càng nhanh.
Vòng quay tổng tài sản thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh
nghiệp để tạo ra doanh thu.
Vòng quay TSCĐ phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
(nghĩa là mỗi đồng TSCĐ của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu) tỷ số này càng lớn có hiệu quả càng cao.
10
Tỷ số quản lý nợ: cho biết tình hình nợ vay của doanh nghiệp, KTV căn
cứ vào nhóm tỷ số này đánh giá cơ cấu tài chính của doanh nghiệp và so sánh
tỷ số này qua các năm để phát hiện những biến động bất thường.
Bảng 2.3: Nhóm tỷ số quản lý nợ
Tỷ số
Công thức
Tỷ số nợ so với tài sản
Tổng nợ/ tổng tài sản
(2.10)
Tỷ số nợ so với vốn chủ
Tổng nợ/ vốn chủ sở hữu
(2.11)
sở hữu
Tỷ số tự tài trợ
Vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn
(2.12)
Tỷ số thanh toán lãi vay
(Lợi nhuận trước thuế + lãi vay)/ chi phí
(2.13)
lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ
(Giá vốn hàng bán + khấu hao + lợi
nhuận trước thuế + lãi vay) / (nợ gốc +
(2.14)
chi phí lãi vay)
Ý nghĩa:
Tỷ số nợ so với tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp.
Nghĩa là nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp hay mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ số tự tài trợ cho biết cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh
nghiệp từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
Tỷ số khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh
nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao và lợi nhuận trước thuế.
Tỷ số khả năng sinh lời: đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp
được kiểm toán theo từng gốc độ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu kiểm toán.
Bảng 2.4: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Tỷ số
Công thức
Tỷ lệ lãi gộp
(Doanh thu thuần - giá vốn hàng
(2.15)
bán)/doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên tài
Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình
(2.16)
sản (ROA)
quân
Tỷ số lợi nhuận trên vốn
Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu
(2.17)
chủ sở hữu (ROE)
bình quân
Tỷ số lợi nhuận ròng trên Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
(2.18)
doanh thu (ROS)
Tỷ số sinh lời trên tài sản (Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi
(2.19)
vay)/ tài sản
Tỷ số sinh lời trên vốn
Lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu
(2.20)
chủ sở hữu
11
Ý nghĩa:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản cho biết mỗi 100 đồng tài sản của doanh
nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết mỗi 100 đồng vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ số sinh lời trên tài sản cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản
của công ty.
Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu thể hiện phần lợi nhuận được tạo ra
từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Tỷ số tăng trưởng: các tỷ số này cho thấy triển vọng phát triển của công
ty trong dài hạn. KTV cần sử dụng các tỷ số này vì nó có giá trị với các nhà
đầu tư hay các ngân hàng cho vay dài hạn.
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại/ lợi nhuận sau thuế
c. Phân tích hợp lý (phân tích dự báo) Theo PGS. TS. Nguyễn Minh
Kiều (2012, trang 75 - 98) phân tích hợp lý là phương pháp tính toán dựa trên
những dữ liệu sẵn có (kể cả dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động) nhằm đưa
ra một ước tính về số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ rồi so sánh với
giá trị ghi sổ của chúng nhằm phát hiện các chênh lệch bất thường cần nghiên
cứu. Phương pháp này thường hiệu quả khi ước tính các số liệu trên Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh hơn là đối với các khoản mục trên Bảng cân đối
kế toán, do kết quả hoạt động kinh doanh luôn có mối tương quan với số liệu
hoạt động của đơn vị.
Phương pháp thực hiện:
Trên cơ sở các dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt động thu thập được dựa
vào những hiểu biết về những thay đổi chủ yếu trong hoạt động của khách
hàng, KTV tính toán các giá trị ước tính để so sánh số liệu của đơn vị, nếu có
chênh lệch bất thường, sẽ tìm hiểu nguyên nhân. Có hai phương pháp ước
tính:
Ước tính giá trị của khoản mục trong năm hiện hành dựa trên số liệu
của khoản mục đó ở năm trước có điều chỉnh theo những thay đổi của năm
nay.
Xây dựng mô hình dự đoán với những biến số cần thiết.
Ví dụ:
Ước tính chi phí lãi vay bằng cách nhân số dư nợ vay với lãi suất bình
quân.
Ước tính chi phí khấu hao dựa trên chi phí khấu hao năm trước, mức
khấu hao tăng trong kỳ và mức khấu hao giảm trong kỳ.
12