Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.28 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG KIỂM TỐN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH
KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách
hàng
2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng
Đối với khách hàng mới, Cơng ty cần có thơng tin về loại hình doanh
nghiệp, về lĩnh vục sản xuất kinh doanh... của khách hàng, khó khăn cũng như
yêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm tốn BCTC nói chung cũng
như kiểm tốn khoản mục doanh thu nói riêng. Từ đó, AASC sẽ ước lượng sơ
bộ khối lượng cơng việc kiểm tốn BCTC, kiểm tốn doanh thu, và giá phí kiểm
tốn. Nếu như khách hàng chấp nhận dịch vụ, và giá phí dịch vụ do AASC đưa
ra thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm tốn.
Đối với khách cũ, Cơng ty đã có những thông tin và những hiểu biết cần
thiết về khách hàng, nên cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất xem xét và tổng kết
những thay đổi trong chính sách, tình hình kinh doanh của khách hàng trong
năm qua có ảnh hưởng tới việc kiểm toán, đồng thời, sẽ chốt lại những điều cần
lưu ý cho cuộc kiểm toán năm nay.
Sau đó, AASC sẽ tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách
hàng. Việc tìm hiểu này đặc biệt rất quan trọng đối với Công ty XYZ là khách
hàng năm đầu tiên mà AASC tiến hành kiểm tốn. Cịn với Cơng ty ABC, để có
được các thơng tin trên, KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước, và
đánh giá lại những biến động của công ty trong năm vừa qua. Qua tìm hiểu hoạt
động sản xuất kinh doanh, KTV thu đuợc các thông tin như sau:
Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC là một doanh nghiệp nhà
nước, được thành lập theo Quyết định Số 165/2001/QĐ-UBND ngày
25/09/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh với tên gọi “Công ty ABC”.


Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là sản xuất và cung ứng các loại rau
quả đóng hộp. Công ty ABC là khách hàng thuờng xuyên của AASC.


Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Công ty XYZ là công ty liên doanh
được thành lập tại Việt Nam, theo Giấy phép Đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp có trụ sở tại Hải Phịng. Là doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và Đài
Loan, trong đó, bên Đài Loan góp 60% vốn pháp định cịn bên Việt Nam góp
40% vốn pháp định. Hoạt động kinh doanh chủ yếu là, tư vấn thiết kế các cơng
trình kiến trúc.
Để phục vụ cho cuộc kiểm tốn BCTC nói chung và kiểm tốn doanh thu
nói riêng, Cơng ty u cầu khách hàng cung cấp các tài liệu cần thiết, như
BCTC trong năm tài chính và báo cáo, quy chế hoạt động sản xuất kinh doanh...
của ban giám đốc, trong đó nêu đầy đủ thành phần của ban giám đốc, và những
cam kết của ban giám đốc trong việc lập và trình bày BCTC của công ty tại thời
điểm kết thúc niên độ kế toán và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
năm tài chính đó theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, và các quy định kế toán
hiện hành. Đối với Công ty ABC là khách hàng thường xuyên của Cơng ty,
KTV cịn xem xét lại hồ sơ kiểm tốn của năm trước đó, và những biến động
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ABC trong năm vừa qua.
Sau đó, KTV tiến hành đánh giá kiểm soát và xử lý những rủi ro của cuộc
kiểm toán. Mục đích của việc đánh giá những rủi ro kiểm tốn là quyết định có
nên thực hiện kiểm tốn hay khơng, và sau đó, xây dựng chương trình kiểm tốn
phù hợp với mức rủi ro đã xác định. Có thể đưa ra đánh giá rủi ro của cuộc kiểm
toán ở một trong các mức: Thấp, trung bình và cao.
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết, cộng với kinh nghiệm
thực tế của mình, KTV đã đánh giá rủi ro kiểm toán cho hai khách hàng ABC
và XYZ của mình ở mức trung bình và quyết định tiếp tục kiểm toán cho hai
khách hàng này.


2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ
Đại diện AASC và công ty khách hàng sẽ gặp gỡ, để cùng nhau ký kết
một hợp đồng kiểm toán bao gồm các điều khoản như phạm vi cuộc kiểm toán,

các chuẩn mực áp dụng, thời gian cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV và của
cơng ty khách hàng, giá phí kiểm toán...
2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Bước một: Lập kế hoạch chiến lược: Sau khi hợp đồng kiểm toán trên đã
được ký kết kế hoạch chiến lược được đưa ra bởi trưởng nhóm kiểm tốn và
được đưa lên Phó Tổng Giám đốc phụ trách trực tiếp phê duyệt. Quá trình lập
kế hoach chiến lược sẽ kiểm tốn giúp cho KTV:
Tìm hiểu tình hình kinh doanh, ngành nghề mà đơn vị khách hàng đang
được phép hoạt động mục tiêu kinh doanh và rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối
với ngành nghề kinh doanh đó;
Xem xét quan điểm của đơn vị khách hàng vì thế, KTV có thể diễn đạt
được phát hiện của mình mà khách hàng quan tâm;
Tìm hiểu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, và lập phương pháp tiếp
cận kiểm toán đối với hệ thống KSNB của khách hàng;
Thu thập bằng chứng kiểm tốn có hiệu lực, bằng cách tập trung cơng việc
kiểm tốn vào mục tiêu kiểm tốn với rủi ro sai sót trọng yếu;
Bước hai: Lập kế hoạch tổng thể: KTV sẽ lập kế hoạch tổng thể:
Thứ nhất: Đánh giá nhũng rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải: Sau khi
đã thu thập được những thơng tin cơ bản về tình hình của khách hàng KTV sẽ
xác định rủi ro tiềm tàng trong môi trường kinh doanh của khách hàng. Với
Công ty ABC bằng kinh nghiệm qua các cuộc kiểm toán năm trước và bằng sự
hiểu biết thực tế, KTV đánh giá được những bất lợi mà Cơng ty có thể gặp phải
đó là sự cạnh tranh của các cơng ty khác trong nước và của các cơng ty nước
ngồi sẽ có thể làm giảm doanh số tiêu thụ của Công ty ABC.


Đối với Công ty XYZ là khách hàng mới, AASC sẽ trực tiếp trao đổi với
Ban Giám đốc Công ty XYZ, để tìm hiểu về quan điểm của họ đối với các rủi ro
mà họ có thể gặp phải. Qua việc trao đổi và xem xét thực tế, KTV đánh giá
Cơng ty XYZ có thể gặp phải các bất lợi, như sự thay đổi trong chính sách quản

lý việc liên doanh, hợp tác giữa pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngồi
của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Cơng ty, sự
khác biệt trong văn hoá kinh doanh của hai nước...
Thứ hai: Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng: Đây là một công việc
hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, để xác định
được các thử nghiệm kiểm toán cần thực hiện, để hạn chế và loại bỏ các rủi ro
kiểm tốn, tiết kiệm chi phí kiểm tốn tới mức thấp nhất có thể. Việc xem xét hệ
thống KSNB của khách hàng bao gồm, việc phân tích mơi trường kiểm sốt
chung, xem xét hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát hiện hành tại đơn vị
khách hàng.
Để có được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng, KTV
đã dựa trên những tài liệu do khách hàng cung cấp, kết hợp với các biện pháp
nghiệp vụ như phỏng vấn nhân viên của Công ty tham quan thực tế, kiểm tra
các chứng từ, các sổ sách và báo cáo, quan sát các mặt hoạt động và q trình
hoạt động của cơng ty khách hàng,...
Qua tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, KTV thu thập được các thông
tin của hai khách hàng như sau:
Một là, Về mơi trường kiểm sốt chung: Cơng ty ABC gồm có hai đơn vị
thành viên đó là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả. Các
đơn vị thành viên của Công ty đều hạch tốn phụ thuộc, có tên gọi và con dấu
riêng, được mở tài khoản theo phân cấp hoặc sự uỷ quyền của Công ty, và theo
quy định của Nhà nước.
Các đơn vị thành viên của Công ty được sự uỷ quyền tự chủ kinh doanh
theo phân cấp quản lý của Công ty, và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý,


và quyền lợi đối với Công ty. Công ty sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa
vụ tài chính phát sinh, theo sự cam kết của các đơn vị này.
BCTC của Công ty ABC được hợp nhất từ BCTC của các đơn vị thành
viên, và trụ sở chính. Các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT

thuế môn bài và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật tại cơ sở. Công ty sẽ
chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước tập trung tại
Công ty sau khi đã hợp nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tồn
Cơng ty.
Do Cơng ty gồm có các đơn vị thành viên nên khi thực hiện kiểm toán
doanh thu, KTV sẽ tiến hành kiểm toán doanh thu đối với từng đơn vị thành
viên trước, sau đó, mới kiểm tốn tại văn phịng Cơng ty và đưa ra kết quả kiểm
toán tổng hợp cuối cùng.
Đối với Công ty XYZ: Theo đánh giá môi trường kiểm sốt của KTV,
nguồn lực quản lý của Cơng ty tương đối tốt Giám đốc Cơng ty là người Đài
Loan, Phó Giám đốc và Kế tốn trưởng Cơng ty đều là người Việt Nam, đều có
bằng cấp về lĩnh vực quản lý kinh tế.
Tuy nhiên, do quy mô hoạt động của Cơng ty cịn nhỏ, nên cơ cấu tổ chức
bộ máy kế tốn chỉ gồm có ba người kiêm nhiệm nhiều cơng việc của bộ phận
kế tốn, trong đó, có một kế toán vừa là kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi vừa
kiêm ln cả thủ quỹ, một kế tốn tổng hợp và một kế toán trưởng. Với cơ cấu
như vậy, là chưa phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với hai khách hàng này Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều
hành mọi hoạt động của tồn Cơng ty. Kế tốn trưởng là người sẽ chịu trách
nhiệm quản lý cơng tác kế tốn, và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho Giám đốc.
Hai là, Về hệ thống kế toán: Đối với Cơng ty ABC: Cơng ty áp dụng hình
thức ghi sổ Nhật ký chung.
Các chính sách kế tốn, mà Cơng ty đang áp dụng: Công ty đang áp dụng
Chế độ Kế toán Việt Nam, ban hành theo Quyết định Số 1141/QĐ/CĐKT ngày


1/11/1995 và Quyết định Số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày 26/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
Về niên độ kế tốn: Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01, kết

thúc vào ngày 31/12 dương lịch hàng năm.
Về đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng tiền mà Công ty sử dụng trong hạch tốn
là Đồng Việt Nam (VNĐ).
Đối với Cơng ty XYZ: Hình thức ghi sổ kế tốn: Cơng ty áp dụng ghi sổ
theo hình thức Chúng từ ghi sổ.
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi sang Đồng Việt Nam
theo tỷ giá hiện hành của liên ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Vào thời điểm cuối kỳ kế tốn, khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nuớc
Việt Nam cơng bố tại ngày khố sổ kế tốn.
Ba là, Về thủ tục kiểm soát đối với khoản mục doanh thu: Tồn bộ doanh
thu bán sản phẩm, hàng hố đều phải có hố đơn bán hàng, và các hố đơn này
đều được đánh số thứ tự trước; hoá đơn bán hàng và phiếu giao nhận hàng phải
được ký nhận bởi người mua, xác nhận là đã đặt hàng theo đúng đơn đặt hàng;
doanh thu được ghi nhận trên cơ sở sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung cấp đã
cung cấp cho khách hàng, và đã phát hành hoá đơn, không phân biệt là đã thu
được tiền hay chưa.
Để tiến hành đánh giá hệ thống KSNB của hai khách hàng này, KTV còn
sử dụng bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, dưới dạng câu trả lời Có/Khơng
về các vấn đề như phải thu, doanh thu, khách hàng...
Từ những thông tin thu được bước đầu, KTV đã có thể đánh giá về hệ
thống KSNB của hai khách hàng là có thể tin tưởng được và tiếp tục các thử
nghiệm kiểm tốn.
Bốn là, Đánh giá tổng qt về thơng tin mà KTV thu thập được, nhằm
khoanh vùng phạm vi có thể có rủi ro, hiểu biết bao qt về tồn bộ nội dung
trên BCTC, hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hai khách


hàng, từ đó đánh giá được mức độ trọng yếu và quan trọng hơn là xem xét được
khả năng tiếp tục hoạt động của hai khách hàng.

Để nhằm thực hiện được việc đánh giá tổng quát này, KTV cần thu thập
cả những thơng tin tài chính, và cả những thơng tin phi tài chính. Sau đó, so
sánh các thơng tin thu được, và bắt đầu phân tích, và đánh giá về kết quả so
sánh. KTV thực hiện việc so sánh các thông tin về các khoản mục trên BCTC
của khách hàng giữa năm kiểm tốn, và năm trước đó. Đối với kiểm tốn khoản
mục doanh thư của hai cơng ty ABC và XYZ, KTV thực hiện so sánh các số
liệu như sau:
Đối với Cơng ty ABC: Tình hình về doanh thu bán hàng được đánh giá
tổng quát qua Bảng 1.2.
Như vậy, qua việc so sánh một cách tổng quát về tình hình doanh thu của
năm 2008 với năm 2007 KTV thấy có sự giảm sút trong tình hình kinh doanh
của Công ty. Tổng doanh thu năm 2008 giảm, (so với năm 2007 chỉ đạt
89,14%). Trong khi đó các khoản giảm giá hàng bán năm 2008 lại tăng lên khá
nhiều (so với năm 2007 là 165,88%). Từ sự giảm sút doanh thu này KTV tiến
hành điều tra và dự đốn có thể do các nguyên nhân khách quan.
Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Cơng ty ABC

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008

Người thực hiện: NDT

Tài khoản: Doanh thu

Ngày thực hiện: 24/02/2009

Bước công việc: Đánh giá tổng quát về doanh thu bán hàng

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2007

Tổng doanh thu
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
Doanh thu thuần

85.227.334.968
8.589.124
603.249.351
78.365.982.286

97.256.654.587
5.689.481
559.638.254
95.628.359.471

Chênh lệch
Tuyệt đối
%
(12.029.319.619) 87,63
2.899.643
150,96
43.611.097
107,79
(17.262.377.215) 81,94


Tuy nhiên, kết quả trên cũng không ngoại trừ những nguyên nhân chủ
quan, là do có sự gian lận hoặc sai sót xảy ra khi khai báo khoản doanh thu trên


BCTC. Có thể vì doanh nghiệp muốn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp mà đã
khai giảm doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ vi phạm tính đúng kỳ trong việc
ghi nhận doanh thu. Đây chính là điều mà KTV cần quan tâm, để phát hiện ra
các sai sót nhằm đưa ra định hướng và phương pháp kiểm tốn thích hợp.
Đối với Cơng ty XYZ: Thực hiện việc phân tích tổng quát cũng tương tự
như đối với Công ty ABC, KTV đã thu được kết quả sau: Doanh thu năm 2008
của Công ty so với năm 2007 đã giảm đáng .
Tiến hành tìm hiểu, KTV thấy rằng, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng
hồng tài chính tồn cầu năm 2008, Cơng ty XYZ đã ít nhiều bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, KTV cịn tiến hành tính tốn tỷ suất trên bảng cân đối kế
toán, và chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như tỷ suất thanh
toán, tỷ suất đầu tư, tỷ suất sinh lời... của năm 2008 so với năm 2007 và so sánh
số liệu của hai năm. Từ đó xác định khả năng có thể xảy ra các rủi ro và khái
quát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thứ ba: Xác định mức độ trọng yếu: Việc xác định mức độ trọng yếu này
giúp cho KTV lập kế hoạch tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm tốn thích
hợp. Nếu KTV xác định rằng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là, độ chính xác
của số liệu trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu
thập càng nhiều và ngược lại. Mức trọng yếu mà AASC sử dụng để đánh giá
cho khoản mục doanh thu, và toàn bộ BCTC của một doanh nghiệp được thể
hiện qua Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Đối tượng
Lợi nhuận truớc thuế
Doanh thu

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản

Mức trọng yếu
Từ 5 - 9%
Từ 0,5 - 0,9%
Từ 1,6 – 2,1%
Từ 1,6 – 2,1%
Từ 0,8 – 1,1%


KTV sẽ tiến hành tính mức trọng yếu, dựa vào tất cả các chỉ tiêu đó và
chọn mức trọng yếu nào thấp nhất qua các năm làm mức trọng yếu cho BCTC
năm nay.
Sau khi đã tính tốn được mức trọng yếu tuyệt đối tuỳ theo mỗi khách
hàng, và tuỳ theo bản chất của từng loại khoản mục, mức độ rủi ro mà KTV
đánh giá cho mỗi khoản mục mà mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản
mục là khác nhau, đây cũng chính là sai số có thể chấp nhận, được đối với từng
khoản mục khác nhau.
Công thức để phân bổ múc trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân
đối kế toán là:


Mức trong yếu =
phân bổ

Mức trọng yếu uớc lượng ban đầu

Hệ số phân bổ


Tổng số dư của khoản mục

Trong đó hệ số phân bổ cho các khoản mục là:
Tài sản cố định, các khoản phải thu phải trả: 2,1;
Hàng tồn kho, chi phí trả truớc: 3,1;
Các khoản mục khác: 1,2;
Cơng ty chỉ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên
bảng cân đối kế tốn, mà khơng thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho các khoản
mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, sẽ làm cơ sở cho KTV
xác định được mức trọng yếu. Hệ thống KSNB cửa hai khách hàng theo Công
ty đánh giá là có thể tin cậy được. KTV xác định mức trọng yếu cho khoản mục
doanh thu của hai khách hàng đều là 0,6%. Để có thể đưa ra được ý kiến kiểm
tốn chính xác, mức trọng yếu này địi hỏi KTV phải thu thập một số lượng
tương đối lớn các bằng chứng kiểm toán.
Mức trọng yếu tuyệt đối của khoản mục doanh thu đối với hai khách hàng
được KTV tính tốn thể hiện trên Bảng 1.4.
Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Mức trọng yếu tuyệt đối

Cơng ty ABC
78.365.982.286
425.386.231

Cơng ty XYZ
5.680.411.360
29.365.957


Việc tính tốn các giá trị trọng yếu này, sẽ cho phép KTV kết luận về mức
độ sai sót có thể chấp nhận được khi chọn mẫu để kiểm tra chi tiết. Như vậy, có
thể thấy, với các quy mô khác nhau của các doanh nghiệp, thì KTV xác định
được mức độ trọng yếu tuyệt đối là khác nhau, và không cứng nhắc cho tất cả
các doanh nghiệp.
Thứ tư: Xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm tốn: Đối với Cơng
ty ABC là khách hàng thường xun, nên nhóm kiểm tốn được lựa chọn là


những KTV đã tham gia cuộc kiểm toán các năm trước vì KTV đã có những sự
hiểu biết nhất định về hệ thống KSNB, về phương pháp hạch toán kế tốn mà
đơn vị áp dụng và tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng ty, do đó, họ có
những hướng xử lý thích hợp khi hệ thống này có những thay đổi bất thường.
Đồng thời, sẽ tiết kiệm được thời gian và cơng sức trong q trình kiểm tốn
năm nay.
Ngồi ra, Ban Giám đốc và trưởng phòng còn trực tiếp giám sát q trình
kiểm tốn, cũng như chất lượng cơng việc kiểm toán, và giải quyết những vấn
đề bất thường phát sinh trong q trình kiểm tốn tại khách hàng.
Đối với việc phân cơng cơng việc cụ thể trong nhóm kiểm tốn đã được
chọn, tuỳ thuộc vào khối lượng cơng việc kiểm tốn, số lượng KTV tham gia và
trình độ, kinh nghiệm của các KTV. Điều này là do truởng nhóm kiểm tốn
quyết định. Thường thì, có đủ người sẽ phân cơng theo khoản mục như kiểm
tốn tiền kiêm việc kiểm toán thuế đầu vào, kiểm toán doanh thu kiêm việc
kiểm toán thuế đầu ra, kiểm toán hàng tồn kho, kiểm tốn các loại chi phí....
Trên cơ sở khối lượng cơng việc đã dự tính, và những rủi ro được đánh
giá cũng như các vùng trọng yếu được xác định, KTV sẽ dự kiến thời gian làm
việc cụ thể cho mỗi cuộc kiểm tốn.
Đối với Cơng ty ABC, do khối lượng cơng việc nhiều thời gian kiểm tốn
được xác định là 9 ngày.

Đối với Cơng ty XYZ, mặc dù có quy mô nhỏ hơn, khối lượng nghiệp vụ
phát sinh và tài liệu kế tốn ít hơn nhung là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên
nên thời gian kiểm toán được xác định là 6 ngày.
Bước ba: Thiết kế chương trình kiểm tốn: Việc lập chương trình kiểm
tốn chi tiết được thiết kế đối với từng khoản mục, và đây được xem là một
bước rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm tốn. Đây chính là cơ sở để KTV thực
hiện kiểm tốn BCTC cho khách hàng. Chương trình kiểm tốn nếu được thiết
kế phù hợp, và hiệu quả sẽ giúp cho KTV thu thập được các bằng chứng đầy đủ
và thích hợp cho việc đưa ra ý kiến.


Tùy vào đặc điểm cụ thể của đối tượng kiểm tốn mà KTV có thể bổ
sung, hoặc thay đổi một phần nào đó của chương trình kiểm tốn sao cho phù
hợp với tình hình thực tế. Cơng ty đã xây dựng đuợc một quy trình kiểm tốn
hợp lý, và đem lại hiệu quả kiểm tốn cao. Quy trình kiểm tốn tại AASC được
xây dựng dựa trên các cơ sở là lý thuyết kiểm toán, các Chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam, các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận, và các quy định
khác của Bộ Tài chính. Trong chương trình kiểm tốn, mỗi khoản mục đều
được xác định rõ các mục tiêu, và nội dung cần tiến hành kiểm tốn đối với
khoản mục đó. Mỗi khoản mục trên BCTC đều đã được đánh giá rủi ro, từ đó,
đưa ra giải pháp phù hợp để phát hiện, và phòng ngừa rủi ro cịn chứa đựng
trong BCTC.
Chương trình kiểm tốn khoản mục doanh thu của AASC được thiết kế,
bao gồm các bước phân tích, kiểm tra chi tiết và đưa ra kết luận.
Kế hoạch kiểm tốn và chuơng trình kiểm tốn khoản mục doanh thu chi
tiết đã được lập bám sát, KTV đã thực hiện kiểm tốn một cách tồn diện BCTC
của khách hàng. Mặc dù, thời gian cho mỗi cuộc kiểm tốn cịn hạn chế nhưng
KTV đã vận dụng linh hoạt phương pháp kỹ thuật kiểm toán để thu thập được
bằng chứng đầy đủ, và đáng tin cậy, cần thiết cho việc đưa ra ý kiến. Các khoản
mục cụ thể được thực hiện bởi các KTV độc lậpvà giữa các KTV ln có sự

phối hợp chặt chẽ.
Chương trình kiểm tốn doanh thu chi tiết trên được lập phù hợp với
chương trình kiểm tốn tiên tiến nhất, và đang được áp dụng thống nhất trong
Công ty nhằm đảm bảo cho công tác kiểm toán đạt hiệu quả nhất.
2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách
hàng
2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Sau khi đã tiến hành tìm hiểu hệ thống KSNB của hai khách hàng, KTV
đã đua ra đánh giá ban đầu là hai khách hàng này đều có hệ thống KSNB hoạt


động có hiệu lực. Do vậy, KTV đã thực hiện thủ tục kiểm soát nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp, và sự vận hành hữu hiệu của hệ
thống kế toán và hệ thống KSNB đối với doanh thu.
Trong cơng tác kiểm tốn tại hai khách hàng là Công ty ABC, và Công ty
XYZ, để đánh giá về hệ thống KSNB, KTV sử dụng các phương pháp cụ thể
sau:
Điều tra: KTV tiến hành xác minh thực tế, kể cả chữ ký trên chứng từ
hoặc báo cáo kế toán;
Phỏng vấn: KTV đưa ra câu hỏi, và thu thập câu trả lời của nhân viên của
hai khách hàng để hiểu rõ hơn về những nhân viên này và xác minh họ đã thực
hiện hoạt động kiểm soát;
Thực hiện lại: KTV lặp lại hoạt động của nhân viên đã làm, để xác nhận
mức độ thực hiện trách nhiệm của họ đối với công việc được giao;
Kiểm tra từ đầu đến cuối: KTV kết hợp kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, và
quan sát công việc theo trật tự diễn biến qua từng chi tiết của nghiệp vụ cụ thể
đã được ghi trong sổ cái tài khoản 511, 512 và tài khoản khác có liên quan;
Cụ thể là KTV đã tiến hành kiểm tra chính sách, và thủ tục ghi nhận
doanh thu như sau:
KTV thu thập văn bản hiện hành quy định về chế độ, chính sách ghi nhận

doanh thu của khách hàng và tìm hiểu về loại hình doanh thu chủ yếu tại cơng
ty, xem xét chính sách này có phù hợp với quy định hiện hành, và có được thực
hiện nhất qn hay khơng. Qua q trình tìm hiểu khách hàng, KTV thư được
những thông tin như sau:
Thứ nhất: Đối với Công ty ABC: Công ty ABC gồm hai đơn vị thành
viên, là Xí nghiệp Sản xuất Bao bì và Nhà máy Chế biến Rau quả. Do đó, doanh
thu của Công ty là tổng doanh thu tiêu thụ các mặt hàng của hai đơn vị trên. Cụ
thể là:
Doanh thu của Nhà máy Chế biến Rau quả là doanh thu bán các loại rau
quả đóng hộp;


Doanh thu của Xí nghiệp Sản xuất Bao bì là doanh thu tiêu thụ các loại
bao bì;
Nhà máy Chế biến Rau quả thường sản xuất các loại hoa quả dầm, các
loại mứt... Qua kiểm tra và phỏng vấn, KTV thấy rằng các loại hoa quả trên
thường được Công ty tiêu thụ thông qua các đại lý cấp 1, tức là, tổng đại lý bán
hàng cho Công ty. Và hàng năm, Công ty ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
với các đại lý này với thời hạn một năm, khi hết thời hạn, hai bên thục hiện thủ
tục thanh lý hợp đồng và ký kết hợp đồng mới. Số lượng hàng bán cho đại lý sẽ
tuỳ thuộc vào khả năng nhu cầu tiêu thụ của các đại lý cấp 1. Khi có nhu cầu
sản phẩm, đại lý sẽ đăng ký với Công ty trước khoảng 2 ngày, và đặt hàng qua
điện thoại hoặc fax. Giá cả tiêu thụ từng loại sản phẩm được quy định tại Công
ty, và tại từng thời điểm khác nhau, tuỳ thuộc vào giá cả trên thị trường.
Xí nghiệp Sản xuất Bao bì có chức năng sản xuất các loại bao bì, tiêu thụ
trong địa bàn Bắc Ninh, và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó cịn bán cho Nhà máy
Chế biến Rau quả.
Quy trình bán hàng tại Công ty ABC đuợc thực hiện như sau: Khách hàng
đặt mua tại Phòng Kinh doanh. Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, bộ
phận tiêu thụ sẽ xem xét khả năng cung ứng, để ra quyết định sản xuất - tiêu thụ

và trình Giám đốc phê duyệt. Khi được Giám đốc phê duyệt bộ phận tiêu thụ sẽ
lập hoá đơn bán hàng.
Hoá đơn bán hàng được đánh số thứ tự trước, và mỗi hoá đơn được lập
thành ba liên, một liên giao cho khách hàng, một liên lưu lại tại quyển hoá đơn
bán hàng, và một liên chuyển cho kế tốn hạch tốn, sau đó lưu tại bảng kê khai
hoá đơn bán hàng và kèm theo bảng kê khai thuế GTGT đầu ra hàng tháng.
Thơng thường thì hố đơn bán hàng có thuế GTGT được viết theo thứ tự quyển,
và cuối năm kế toán tiến hành lập báo cáo sử dụng hoá đơn bán hàng. Tuy vậy,
tại thời điểm kiểm toán, kế toán doanh thu chưa kịp lập báo cáo sử dụng hoá
đơn bán hàng, nên KTV đã thực hiện kiểm tra trực tiếp. Để kiểm tra tính liên
tục của các hố đơn, KTV chọn ra một dãy liên tục chứng từ khác nhau gồm


liên thứ hai của các hoá đơn bán hàng đã được ghi vào sổ nhật ký bán hàng để
kiểm tra, và đưa ra kết luận rằng khơng có trường hợp bỏ sót hay ghi trùng
trong dãy số hố đơn liên tục.
Doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hoạt động bán rau quả đã qua chế
biến (chiếm khoảng 85% tổng doanh thu), nên doanh thu bán rau quả chế biến
được hạch tốn trực tiếp trên máy vi tính. Theo đó, hàng ngày, kế tốn doanh
thu sẽ nhập số hố đơn, ngày phát sinh, tên khách hàng, số tiền (bao gồm doanh
thu chưa thuế, thuế GTGT đầu ra, doanh thu có thuế) và chương trình máy tính
tự động in ra bảng kê hố đơn bán hàng, và Cơng ty xem đây như là sổ chi tiết
của tài khoản doanh thu.
Về chế độ hoa hồng đại lý khuyến mãi: Công ty trích hoa hồng chia cho
đại lý theo bảng giá quy định tại Công ty, là 1000 đồng/kg rau quả bán ra.
Khoản hoa hồng này đuợc thể hiện trên hoá đơn bán hàng. Hàng tháng, Công ty
thông báo số lượng rau quả chế biến tiêu thụ, và bảng giá, chế độ khuyến mãi
cho đại lý. Ngoài khoản hoa hồng mà các đại lý được hưởng, tuỳ theo số lượng
tiêu thụ mà đại lý còn được huởng một khoản tiền thưởng theo phương pháp
tính luỹ tiến (hàng bán được càng nhiều thì số tiền thuởng càng cao). Phần

thưởng khuyến mãi này được khấu trừ trực tiếp vào công nợ đối với từng đại lý
hàng tháng, và hạch tốn vào chi phí bán hàng của Công ty. KTV tiến hành
chọn một số nghiệp vụ bán hàng có quy mơ lớn để kiểm tra, và đối chiếu với
chế độ hoa hồng đại lý, chế độ thưởng khuyến mãi cũng như kiểm tra sự phê
chuẩn, và thấy rằng, các nghiệp vụ đó đều đã được thực hiện theo quy định và
phê chuẩn hợp lý.
Qua tìm hiểu chính sách bán hàng, và ghi nhận doanh thu tại Cơng ty,
KTV rút ra nhận định: Việc kế tốn Cơng ty hạch tốn khoản doanh thu nội bộ
vào doanh thu bán hàng, và cung cấp dịch vụ là không đúng với chế độ kế toán
hiện hành. Việc hạch toán này là một sai phạm được đánh giá ảnh huởng cụ thể
đến doanh thu trình bày trên BCTC. Ngồi sai phạm trên, việc ghi nhận và hạch
toán doanh thu tại Công ty đuợc thực hiện theo đúng chế độ kế toán Việt Nam


hiện hành. Việc tìm hiểu hệ thống kế tốn doanh thu tại Công ty ABC được
thực hiện qua Bảng 1.5.


Bảng số 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Cơng ty ABC

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008

Người thực hiện: LTS

Tài khoản: Doanh thu


Ngày thực hiện: 24/2/2009

Bước công việc: Tìm hiểu hệ thống kế tốn doanh thu
Chế độ hạch toán doanh thu được thực hiện như sau:
- Với doanh thu bán rau quả chế biến, bao bì các loại cho đại lý và cho khách hàng lẻ
bên ngoài kế toán hạch toán vào TK 511
- Đối với hoạt động bán bao bì cho Nhà máy Chế biến Rau quả kế tốn Cơng ty hạch
tốn như một khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngồi. Cụ thể:
+ Kế tốn tai văn phịng hạch tốn: Nợ TK 136:
Có TK 511:
+ Kế tốn tại Nhà máy hạch tốn: Nợ TK 152:
Có TK 336:
Việc hạch tốn này chưa hợp lý, và phù hợp với chế độ kế tốn hiện hành của Việt
Nam, Cơng ty nên hạch tốn phần doanh thu này trên TK 512

Thứ hai: Đối với Công ty XYZ: Doanh thu của Công ty là doanh thu của
việc tư vấn thiết kế các cơng trình kiến trúc, các cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó,
Cơng ty còn tiến hành thiết kế các dự án theo đơn đặt hàng của các chủ đầu tư.
Doanh thu của Công ty bao gồm tiền tư vấn, tiền thiết kế các cơng trình trong và
ngồi nước.
Người mua sẽ liên hệ với Phịng Kinh doanh của Cơng ty XYZ, và thoả
thuận th tư vấn hay thiết kế. Phòng kinh doanh sau khi xem xét mức độ phức
tạp của cơng trình, nguồn nhân lực, và giá phí dịch vụ... sẽ trình lên Giám đốc
phê duyệt. Sau khi xem xét Giám đốc sẽ quyết định xem có nên ký hợp đồng
này khơng.
Các nghiệp vụ về ghi nhận doanh thu của Công ty sẽ đuợc kế toán hạch
toán trên TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.


Qua tìm hiểu, KTV đã đánh giá chính sách bán hàng và ghi nhận doanh

thu của Công ty XYZ là phù hợp, theo đúng chế độ kế toán Việt Nam hiện
hành, và hạch toán đúng tài khoản.
2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích
Sau khi đã nắm đuợc thơng tin cần thiết về hệ thống KSNB của khách
hàng, KTV sẽ thực hiện thủ tục phân tích đối với doanh thu.
Thủ tục phân tích thuờng đem lại hiệu quả cao hơn thủ tục kiểm tra chi
tiết vì khi sử dụng thủ tục kiểm tra chi tiết thì số lượng mẫu kiểm tra q lớn.
Thứ nhất: Đối với Cơng ty ABC thì thực hiện thủ tục phân tích được tiến
hành qua các buớc sau:
Một là, Trước tiên KTV tổng hợp doanh thu của từng bộ phận theo từng
tháng, để tiến hành so sánh, nhận diện biến động bất thường về doanh thu qua
từng tháng. Việc phân tích trên được thể hiện qua Bảng 1.6.
Khi KTV thực hiện phân tích doanh thu bán rau quả chế biến, KTV thấy
doanh thu tháng 1, và tháng 2, tháng 12 giảm đi so với các tháng khác. Sau khi
thu thập giải trình của đơn vị, KTV tìm ra nguyên nhân là, tháng 1 và tháng 2
vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, lượng tiêu thụ rau quả chế biến giảm.
Tháng 12 vào mùa đông, do ảnh hưởng của thời tiết lạnh nên sản lượng ra quả
được sản xuất giảm dẫn đến lượng tiêu thụ rau quả chế biến cũng giảm.


Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008

Người thực hiện: LTS


Tài khoản: Doanh thu

Ngày thực hiện: 25/2/2009

Bước công việc: Phân tích doanh thu bán rau quả chế biến theo tháng
Doanh thu
Trong đó
Hàng bán bị
bán rau quả
Giá thành phẩm
Giảm giá hàng bán
Tháng
trả lại
chế biến
1
278.139.567
167.986.357
2

385.248.572

197.382.781

-

-

3

371.867.198


379.249.683

-

-

4

612.577.993

579.348.687

3.394.153

725.456

5

511.287.863

421.671.558

2.394.248

-

6

280.514.221


231.589.667

2.054.972

1.269.975

7

331.521.462

227.863.547

-

-

8

329.867.456

290.341.283

2.794.465

-

9

347.829.376


271.495.385

-

-

10

415.263.771

334.692.751

-

6.154.861

11

437.981.553

431.569.824

-

-

12
Tổng


856.339.747
5.135.297.558

621.498.364
4.454.698.546

9.864.487

7.654.862

Đối với việc tiêu thụ bao bì thì doanh thu bán bao bì qua các tháng khơng
đều nhau có sự biến động bất thường. Điều này cũng được kế tốn giải thích, là
do hoạt động bán bao bì của đơn vị là khơng thường xun, việc bán bao bì đó
thực hiện theo hợp đồng.
Ngồi ra, KTV cịn thấy rằng, hàng bán bị trả lại vào các tháng cuối năm
tăng lên. Lý do được giải thích là vào các tháng cuối năm, thời tiết ẩm thấp nên
nhiều mặt hàng có hiện tượng ẩm mốc, và bị trả lại.
Đối với khoản giảm giá hàng bán, số lượng các nghiệp vụ phát sinh ít nên
do đó, khi thực hiện kiểm tốn, KTV đã tiến hành kiểm tra tồn bộ chứng từ


chứng minh các nghiệp vụ này là có thật, được thực hiện đúng quy định, và phê
chuẩn đúng đắn.
Hai là, KTV sẽ tiến hành tính tốn và tổng hợp tỷ suất lợi nhuận qua các
tháng để so sánh, và đánh giá biến động bất thường.
Cụ thể, KTV so sánh các tỷ sưất sau: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản;
tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với doanh thu thuần để đánh
giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các quý; tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên ngưồn vốn chủ sở hữu, việc phân tích các tỷ suất tại nhà máy chế
biến rau quả trên được thể hiện qua Bảng 1.7.

Qua bảng trên, KTV nhận thấy tỷ lệ lãi gộp của Công ty là tương đối thấp
so với công ty khác cùng ngành, điều này là do năm vừa qua, công việc kinh
doanh của Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, để duy
trì việc kinh doanh Cơng ty đã áp dụng những chính sách như giảm giá hàng
bán tăng cường việc quảng cáo sản phẩm, do đó, làm giảm doanh thu và tăng
chi phí, nhất là các chi phí bán hàng. KTV cịn thấy tỷ lệ này lại giảm mạnh
trong quý III, là do trong tháng 6 và tháng 7 thời tiết nóng, lượng rau quả chế
biến tiêu thụ giảm, đồng thời, do một số sản phẩm trong kho thành phẩm của
Công ty bị mốc nên phải huỷ, do đó, doanh thu tiêu thụ giảm tương đối so với
giá vốn, và chi phí khác.


Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008

Người thực hiện: LTS

Tài khoản: Doanh thu

Ngày thực hiện: 25/2/2009

Bước công việc: Phân tích các tỷ suất lợi nhuận bán rau quả chế biến qua
các quý
Chỉ tiêu
1. Tỷ lệ lãi gộp

2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu

Đv
tính
%
%

Quý I Quý II

Quý

Quý
IV
21,54

19,03

21,38

III
19.07

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu

%

5,17

6,15


5,04

6,79

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu

%

4,03

4,72

3,59

4,72

- Tỷ sưất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

%

4,91

5,67

5,18

6,28

doanh/doanh thu thuần
3. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản


%

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản

%

5,94

7,09

5,97

5,14

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
4.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn

%
%

4,13
14,35

5,61
19,07

4,73
13,27


3,76
20,41

chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần thấp
hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu trong quý I, nguyên
nhân là, trong tháng 4, Nhà máy Chế biến Rau quả đã thanh lý một số máy móc
cũ và thu được số tiền là 133.492.179 VNĐ, làm tăng lợi nhuận trước thuế.
Trong quý III, tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần
lại cao hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu, nguyên nhân là
có một số khoản chi phí bán hàng với giá trị 72.110.934 VNĐ đã bị bỏ sót vào
năm trước, năm nay mới phát hiện ra, và kế tốn hạch tốn vào chi phí, do vậy
làm chi phí khác tăng lên, giảm tổng lợi nhuận trước thuế.
Tháng 10 của quý IV, Nhà máy Chế biến Rau quả đã đầu tư một dây
chuyền công nghệ chế biến rau quả mới của Pháp trị giá 3.027.574.942 VNĐ


bằng quỹ đầu tư xây dựng cơ bản. Chính vì vậy, làm cho tổng tài sản tăng lên
đáng kể, do đó, tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản giảm tương đối so với các quý
khác.
KTV tiến hành điều tra, xem xét, và nhận định rằng giải trình của Cơng ty
ABC đối với những biến động bất thường trên là phù hợp.
Thứ hai: Đối với Cơng ty XYZ: Thủ tục phân tích đối với Công ty XYZ
cũng được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC, nhưng do là khách
hàng mới nên bên cạnh việc phân tích doanh thu theo tháng, q và phân tích tỷ
suất lợi nhuận, KTV cịn so sánh doanh thu và tỷ suất lợi nhuận năm kiểm toán
với năm trước và thu được kết quả qua Bảng 1.8.
Dựa vào bảng trên và qua phân tích, KTV thấy rằng mặc dù doanh thu
năm 2008 tăng đánh kể so với năm 2007, nhưng các tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu năm 2008 lại thấp hơn năm 2007, điều này được KTV giải thích là do
trong năm 2008, Cơng ty có các chiến dịch quảng bá thương hiệu, chào hàng
mới, làm tăng doanh thu nhưng chi phí cho cơng việc đó tương đối lớn nên làm
cho chi phí tăng tương đối so với doanh thu.
Tổng lợi nhuận năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng tỷ suất lợi nhuận
trước thuế/tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu lại
giảm, nguyên nhân là, trong năm 2008, Giám đốc Công ty đã tăng vốn chủ sở
hữu bằng cách đầu tư thêm một bộ dụng cụ thiết kế kỹ thuật tiên tiến trị giá
568.486.255 VNĐ làm cho tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên, dẫn
tới các tỷ suất lợi nhuận trên đều giảm.


Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Công ty XYZ

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008

Người thực hiện: LTQ

Tài khoản: 511

Ngày thực hiện: 18/1/2009

Bước công việc: Phân tích doanh thu và các tỷ suất lợi nhuận qua các năm
Đv
Chỉ tiêu
Năm 2007

Năm 2008
tính
1. Doanh thu
VNĐ 6.435.941.584 5.481.394.578
2. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu

%

5.78

5,97

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu

%

3,95

3,97

- Tỷ suất lợi nhuận thưần từ hoạt động kinh

%

5,13

5,47

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản


%

12,65

13,83

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ

%
%

8,56
45,29

9,74
47,61

doanh/doanh thu thuần
3. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản

sở hữu

Sau khi tiến hành phân tích chỉ tiêu cần thiết, KTV kết luận doanh thu tại
Công ty XYZ được ghi sổ hợp lý, và bắt đầu tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết
để khẳng định lại kết luận đó.
2.2.3 Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết
Sau khi đã thực hiện thủ tục kiểm sốt và thủ tục phân tích, KTV đã có kết
luận sơ bộ về cơng tác kế tốn hạch tốn doanh thu tại Cơng ty ABC, và Công

ty XYZ là trung thực và hợp lý.
KTV của AASC thường áp dụng hai phương pháp kiểm tra chi tiết, đó là
kiểm tra mẫu phi đại diện, và kiểm tra tồn bộ các nghiệp vụ.
Đối với Cơng ty ABC và Công ty XYZ, sau khi đã xác định được loại
nghiệp vụ phải kiểm tra mẫu phi đại diện, và loại nghiệp vụ phải kiểm tra toàn
bộ, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết theo các nội dung lần lượt sau:


Thứ nhất: Kiểm tra phát sinh tăng doanh thu:
Một là, Đối với Công ty ABC:
Bước một: Kiểm tra phản ánh và hạch toán doanh thu: KTV tiến hành
kiểm tra xem doanh thu có được phân loại, ghi chép, và phản ánh hợp lý hay
không. Do vậy KTV tiến hành chọn một số nghiệp vụ trên sổ chi tiết tài khoản
doanh thu để kiểm tra chi tiết. Công ty ABC là một công ty lớn, trong kỳ các
nghiệp vụ về doanh thu phát sinh với số lượng lớn. Do đó, KTV tiến hành chọn
mẫu kiểm tra là nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn (Bảng 1.9).
KTV thục hiện kiểm tra chi tiết mẫu đã chọn theo các mục tiêu sau:
Đầu tiên, kiểm tra khoản bán hàng và ghi sổ doanh thu là có thực, bằng
cách kiểm tra hợp đồng đại lý để xác định được người mua là có thật, đối với
khách hàng mua lẻ thì thực hiện kiểm tra việc ký nhận của người mua trên hoá
đơn bán hàng.


Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm tốn viên

Khách hàng: Công ty ABC

Tham chiếu: R

Niên độ: 31/12/2008


Người thực hiện: LND

Tài khoản: Doanh thu

Ngày thực hiện: 26/2/2009

Bước công việc: Kiểm tra chi tiết doanh thu bán rau quả chế biến
Số
chứng

Ngày

Nội dung

Số tiền

(a) (b) (c) (d)

(e)

2659

22/1/08

Bán hàng cho ông A

21.684.971












1397

29/7/08

Bán hàng cho ông B

29.671.484











4268

29/10/08


Bán hàng cho ông C

14.654.792











1684

03/12/08

Bán hàng cho ông D

82.964.941












từ
...

...

...
(a) : Kiểm tra, đối chiếu với hợp đồng đại lý hay phiếu đặt hàng có sự phê duyệt của
Giám đốc
(b) : Kiểm tra, đối chiếu với quy định liên quan đến giá bán
(c) : Kiểm tra, đối chiếu với thủ tục phê duyệt trên hoá đơn bán hàng
(d) : Kiểm tra, đối chiếu với tờ khai thưế GTGT hàng tháng
(e) : Kiểm tra việc hạch toán, ghi sổ
√ : Thoả mãn các điều kiện kiểm tra
Kết luận: Các mẫu kiểm tra được phản ánh phù hợp

Kiểm tra sự phê chuẩn của nghiệp vụ bán hàng, bằng cách xem xét sự phê
duyệt của giám đốc trên phiếu đặt mua hàng, hoá đơn bán hàng.
Kiểm tra việc ghi sổ để khẳng định các khoản doanh thu đã đuợc phân loại
đúng.
Sau đó, kiểm tra, đối chiếu với quy định về giá bán của đơn vị, để xác
định doanh thu bán hàng ghi sổ đã được định giá đúng.


×