Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động du lịch thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ BÉ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỘNG CƠ KÉO VÀ
ĐỘNG CƠ ĐẨY TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành
Mã số ngành: 52340103

Tháng 12-2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ BÉ THƯƠNG
MSSV: 4115538

NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỘNG CƠ KÉO VÀ
ĐỘNG CƠ ĐẨY TRONG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 52340103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


TH.S DƯƠNG QUẾ NHU

Tháng 12-2014


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Cần Thơ và
Khoa Kinh tế-Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điểu kiện để tôi được thực hiện đề
tài nghiên cứu này.
Ngoài ra, tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới gia
đình, bạn bè thân thiết đã luôn tạo động lực và ủng hộ tinh thần cho tôi trong
suốt thời gian qua đặc biệt là thời gian tôi nghiên cứu.
Bên cạnh là sự chân thành biết ơn các thầy cô đã luôn quan tâm và truyền
đạt kiến thức, kinh nghiệm sống quý báu cho em trong thời gian em được học
tại trường. Đặc biệt là cô Dương Quế Nhu và cô Nguyễn Tri Nam Khang đã
tận tình giúp em đưa ra định hướng giải quyết vấn đề về đề tài nghiên cứu.
Và cuối cùng là sự cảm ơn đến những đơn vị kinh doanh du lịch trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ, đặc biệt là những du khách đã dành thời gian quý
báu giúp tôi trôi trãi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn!

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 16 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện


ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vii
CHƯƠNG I .................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ................................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ` ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
1.3.4 Đối tượng phỏng vấn....................................................................................... 3
1.4 BỐ CỤC LUẬN VĂN ........................................................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 7
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 8
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................. 8
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực du lịch ............................................. 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 23
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 23
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 24
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 26

TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ KHÁI QUÁT
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CẦN THƠ ................................................... 26
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CẦN THƠ VÀ KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH
CẦN THƠ .................................................................................................................. 26
3.1.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 26
3.1.2 Khái quát tài nguyên du lịch của Cần Thơ .................................................... 29
CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 31
NHỮNG ĐỘNG CƠ KÉO VÀ ĐẨY TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH THÀNH PHỐ
CẦN THƠ .................................................................................................................. 31
4.1 SƠ LƯỢC VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA MẪU ......................................... 31
4.1.1 Tuổi và giới tính ............................................................................................ 31
4.1.2 Trình độ học vấn và nghề nghiệp .................................................................. 33
4.2 THÔNG TIN CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH DU LỊCH ĐẾN CẦN THƠ ..... 34
4.2.1 Số lần tham quan ........................................................................................... 34
4.2.2 Hình thức chuyến đi ...................................................................................... 35
4.2.3 Chi tiêu bình quân tại Cần Thơ ..................................................................... 36
4.2.4 Những điều du khách hài lòng và chưa hài lòng khi đi du lịch tại Cần Thơ 37
4.2.5 Những điểm tham quan tại Cần Thơ được du khách yêu thích nhất ............. 42
4.3 NHỮNG ĐỘNG CƠ ĐẨY CỦA DU KHÁCH ĐẾN THÀNH PHỐ CẦN THƠ44
4.3.1 Phân tích nhân tố ........................................................................................... 44
4.3.2 Phân khúc thị trường theo động cơ đẩy ........................................................ 53
4.4 NHỮNG ĐỘNG CƠ KÉO DU KHÁCH ĐẾN CẦN THƠ ................................. 59
4.4.1
Phân tích nhân tố...................................................................................... 59
4.4.2 Phân khúc thị trường ..................................................................................... 68
iii


CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 74
GIẢI PHÁP ................................................................................................................ 74

5.1 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG ..................................................................................... 75
5.1.1 Thực hiện quy hoạch và xác định trọng điểm phát triển du lịch của Cần Thơ
................................................................................................................................ 75
5.1.2 Tăng cường cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nhằm khai
thác có hiệu quả hơn ở các điểm du lịch. ............................................................... 75
5.2 ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ ĐẨY .................................................................................. 76
5.3 ĐỐI VỚI ĐỘNG CƠ KÉO .................................................................................. 76
CHƯƠNG 6 ............................................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 77
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 79

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Cơ cấu khách theo nhóm tuổi...................................................................... 32
Hình 4.2 Cơ cấu mẫu phân theo giới tính .................................................................. 33
Hình 4.3 Trình độ học vấn của du khách được phỏng vấn ........................................ 33
Hình 4.4 Cơ cấu lĩnh vực nghề nghiệp của du khách ................................................ 34
Hình 4.5 Số lần đi tham quan, du lịch đến Cần Thơ của du khách ............................ 35
Hình 4.6: Hình thức chuyến di của du khách ............................................................. 36
Hình 4.7 : Chi tiêu bình quân của du khách ............................................................... 36
Hình 4.8: Mục đích chi nhiều nhất của du khách ....................................................... 37
Hình 4.9 : Sự hài lòng của du khách .......................................................................... 38
Hình 4.10: Những vấn đề du khách chưa hài lòng ..................................................... 40
Hình 4.11: Những điểm tham quan du khách yêu thích nhất..................................... 42
Hình 4.12: Những vấn đề du khách chưa thỏa mãn ................................................... 44
Hình 4.13: Hình thức đi du lịch của phân khúc 1 và phân khúc 3 ............................. 59

Hình 4.14: Những địa điểm yêu thích của phân khúc 1 và 2 ..................................... 71

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Những động cơ đẩy ................................................................................... 17
Bảng 2.2 Những động cơ kéo..................................................................................... 21
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha lần đầu ................................. 45
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................ 45
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ biến .............. 46
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo đã loại bỏ biến ... 46
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO Và Bartlett’s Test .............................................. 47
Bảng 4.6 : Ma trận nhân tố đã xoay ........................................................................... 48
Bảng 4.7: Xác định trọng số của các nhân tố ............................................................. 49
Bảng 4.8: Kết quả phân tích cụm thủ tục Ward ......................................................... 53
Bảng 4.9: Tỷ lệ du khách từng phân khúc ................................................................. 54
Bảng 4.10: Tầm quan trọng các yếu tố động cơ đẩy của 3 nhóm phân khúc............. 54
Bảng 4.11: Đặc điểm nhân khẩu học ......................................................................... 55
Bảng 4.12: Hành vi du lịch của các phân khúc .......................................................... 56
Bảng 4.13 : Sự hài lòng của từng phân khúc ............................................................. 57
Bảng 4.14 : Lý do không hài lòng của các phân khúc ............................................... 57
Bảng 4.15: Chi tiêu trung bình của từng phân khúc .................................................. 58
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha ............................................. 60
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ biến 7 .......... 60
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại bỏ
biến ............................................................................................................................. 61
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett’s .................................................. 62
Bảng 4.20: Ma trận nhân tố đã xoay .......................................................................... 62
Bảng 4.21: Xác định trọng số của các nhân tố ........................................................... 64

Bảng 4.22: Kết quả phân tích cụm thủ tục Ward ....................................................... 68
Bảng 4.23: Số lượng và tỷ lệ du khách từng cụm ...................................................... 69
Bảng 4.24: Đặc điểm nhân khẩu học của từng phân khúc ......................................... 70
Bảng 4.25: Chi tiêu nhiều nhất của khách du lịch ..................................................... 71
Bảng 4.26: Chi tiêu trung bình từng phân khúc ......................................................... 73
Bảng 4.27: Tổng hợp động cơ kéo và đẩy của khách hàng mục tiêu đi du lịch đến
Cần Thơ ...................................................................................................................... 73
Bảng 4.28: Những điểm tham quan du lịch được yêu thích nhất của đối tượng khách
hàng mục tiêu theo động cơ kéo và đẩy ..................................................................... 73

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO
ASEAN
GDP
UBND
UNESCO

:
:
:
:
:

Tổ chức du lịch thế giới
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Tổng sản phẩm quốc nội
Ủy ban nhân dân

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

vii


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

`

Hòa nhịp cùng sự phát triển của các ngành kinh tế, du lịch, mặc dù xuất
hiện muộn hơn nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng
phát triển. Bởi lẻ, tài nguyên trong các sản phẩm du lịch được nhận định là rất
đa dạng vẫn còn ẩn mình đang chờ được nghiên cứu và khai thác để phục vụ
cho hoạt động du lịch trong thời gian tới, trong khi nguyên vật liệu cho các
ngành sản xuất khác thì ngày càng suy giảm. Theo công bố tại Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch G20 diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du
lịch chiếm 9% thu nhập tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới. Du lịch là một
trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù
trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn
định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách
và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Cũng trong năm 2011, xuất khẩu thông qua du
lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm
30% xuất khẩu toàn thế giới. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một
cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8
tỷ lượt năm 2030 [7]. Đối với Việt Nam, hơn 10 năm trước đây, mức tăng trưởng
du lịch Việt Nam vẫn còn xếp vào hàng cuối cùng trong khu vực, nhưng nay đã
vươn lên hàng trung bình trong các nước ASEAN. Năm 1994 Việt Nam mới chỉ
đón 1 triệu khách quốc tế, đến năm 2006 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam

đã tăng lên 3,6 triệu lượt người và năm 2007 con số này đạt gần 4,4 triệu lượt
người, tăng gần 20 % so với năm 2006. Chỉ tính riêng trong năm 2011, doanh
thu từ du lịch đạt khoảng 110.000 tỷ đồng, chiếm 4,6% GDP cả nước [7].
Và hiện nay, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế quan
trọng của đất nước. Chính vì vậy, chính phủ và sở văn hóa thể thao và du lịch
đã đưa ra nhiều chính sách, tạo điều kiện cho sự phát triển du lịch. Trong đó có
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng,
có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở
thành quốc gia có ngành du lịch phát triển” [2]. Là trung tâm kinh tế, văn hóa
của Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cần Thơ từ lâu được xem là miền đất Tây Đô
làm đắm lòng du khách với nhiều nét duyên dáng, độc đáo và qua câu hò xứ sở
1


(Hò ơi,…Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về). Và
đặc biệt, Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, góp phần vào sự phát
triển du lịch của đất nước. Nhưng chỉ với việc khai thác “cái trời cho” thì để
phát triển du lịch lâu dài, hiệu quả và bền vững là không thể bởi để phát triển
du lịch đâu phải chỉ cần tài nguyên du lịch đa dạng là đủ. Chính vì thế, việc
nghiên cứu các vấn đề có liên quan là vô cùng cần thiết, trong đó có việc nghiên
cứu động cơ “kéo” và “đẩy” trong du lịch. Mohammad và Som đã chỉ ra trong
bài nghiên cứu của mình rằng, trong thời gian gần đây, hành vi và sự lựa chọn
du lịch đã được chú ý nhiều hơn. Nghiên cứu còn khẳng định rằng, khách du
lịch và hành vi du lịch được điều khiển bởi các yếu tố bên trong, động cơ đẩy
và yếu tố bên ngoài còn gọi là động cơ kéo [32].
Cũng với vấn đề trên nhưng áp dụng vào những điểm đến tại Cần Thơ của

Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu những động cơ kéo và đẩy trong hoạt động du
lịch Thành phố Cần Thơ” hứa hẹn sẽ mang đến những kết quả nhiều thú vị và
có lợi về phía những đơn vị kinh doanh du lịch và lợi ích của du khách cũng
được quan tâm nhiều hơn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu những động cơ kéo và đẩy trong hoạt động du lịch Thành phố
Cần Thơ. Từ đó đề ra giải pháp nhằm tăng cường những động cơ kéo đối với
nhóm khách hàng mục tiêu căn cứ vào những động cơ đẩy đã được định, nhằm
góp phần phát triển du lịch Thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng động cơ kéo và đẩy trong hoạt động du
lịch Thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Xác định khách hàng mục tiêu.
Mục tiêu 3: Đề ra giải pháp nhằm tăng cường các động cơ “kéo” của điểm
đến đối với nhóm khách hàng mục tiêu góp phần phát triển du lịch Thành phố
Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này là du khách nội địa đến
Cần Thơ. Nơi được chọn để thực hiện đề tại là những điểm đến như sau: Làng
du lịch Mỹ Khánh, cồn Ấu, Nhà hàng Hoa Sứ thuộc Công ty Cổ phần du lịch
Cần Thơ và điểm du lịch “Homestay” (Ba Láng). Những điểm đến này được
chọn để thực hiện trên cơ sở dựa vào thế mạnh của Cần Thơ là du lịch sinh thái,
2


và đây là những điểm đến nổi bật, xuất hiện nhiều trong những chuyến hành
trình của du khách khi đến Cần Thơ [10].
1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014. Số
liệu thứ cấp được lấy trong 5 năm gần nhất từ 2009 đến 2013. Số liệu sơ cấp
được thu thập thời gian từ ngày 4 tháng 11 đến ngày 24 tháng 11 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Những động cơ kéo và những động cơ đẩy trong du lịch Thành phố Cần
Thơ.
1.3.4 Đối tượng phỏng vấn
Du khách nội địa đến Cần Thơ trong thời gian thực hiện đề tài.
1.4 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn ngoài các phần danh mục hình, danh mục bảng, kết luận và tài
liệu tham khảo, gồm có 3 phần quan trọng sau:
Phần đặt vấn đề nghiên cứu: Phần này cho thấy được sự quan trọng của
vấn đề nghiên cứu được nói đến là những động cơ kéo và đẩy, đặc biệt là được
ứng dụng vào địa bàn du lịch thành phố Cần Thơ. Trong đây có phân lược khảo
tài liệu, được trình bày là một số tài liệu có điểm được tham khảo để áp dụng
vào đề tài như: Phương pháp chọn mẫu, phương pháp phân tích số liệu nhưng
đề tài lại có điểm mới hơn so với các tài liệu tham khảo là đối tượng nghiên cứu.
Những đơn vị hay đối tượng nào có lợi khi sử dụng kết quả của bài nghiên cứu
này cũng được trình bày ở cuối phần tài liệu tham khảo.
Phần Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Đây là phần trình bày
khung lý thuyết cho hướng phát triển tiếp theo của đề tài như: Những vấn đề
nghiên cứu có cơ sở từ đâu, hướng phát triển và giải quyết bằng phương pháp
nào.
Phần Tổng quan về tài nguyên du lịch Cần Thơ và tình hình chung về hoạt
động du lịch nơi đây: Phần này mang đến những cái nhìn tổng quát về những
cái được gọi là “Trời cho” về tài nguyên du lịch ở Cần Thơ bên cạnh là sự phát
triển theo thời gian trong lĩnh vực du lịch nơi đây. Điều này cũng đặt ra câu hỏi:
Liệu chỉ khai thác cái “Trời cho” mà không quan tâm nghiên cứu đến những
động cơ đẩy và kéo du lịch thì có phải đã đánh mất cơ hội đẩy mạnh sự phát
triển du lịch hay không. Đây chính là lý do cho việc đề tài nghiên cứu càng ý

nghĩa.

3


Chương Kết quả nghiên cứu: Đây là chương trọng tâm nhất của đề tài
nghiên cứu. Chương này trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua việc giải
quyết các mục tiêu nghiên cứu đã được đề ra: Có những động cơ kéo và đẩy nào
trong du lịch thành phố Cần Thơ, nhóm khách hàng mục tiêu trong du lịch được
phân theo nhóm các động cơ kéo và đẩy như thế nào?
Và giải pháp cho việc thu hút khách hàng mục tiêu ra sao? Câu trả lời
được trình bày trong chương Giải pháp và kiến nghị.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Tài liệu tham khảo 1
Bashar Arcf Mohammad Al_Haj Mohammad and Ahmad Puad Mat Sam
(2010). An Analysis of Push and Pull travel Mofivation of Foreign Tourists
to Jordan. Bảng câu hỏi của nghiên cứu này tập hợp vào các biến liên quan
đến nhân khẩu học (giới tính, tuổi, quốc tịch,…), những động cơ đẩy, kéo và
mục đích của khách du lịch. Động cơ đẩy được gom thành 8 nhóm bao gồm 25
tiêu chí và mỗi nhóm được đặt tên riêng thông qua phương pháp phân tích nhân
tố và phân tích cụm. Sau khi phân tích, động cơ “đến thăm một nơi chưa từng
được đến trước đó” có giá trị trung bình cao nhất, và thấp nhất là động cơ “thăm
bạn bè và người thân”. Về động cơ kéo bao gồm 26 tiêu chí, trong đó những
động cơ được đánh giá là có mức độ cao nhất bao gồm: di sản, cảnh quan thiên
nhiên, thức ăn và văn hóa địa phương. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, hành vi
của du khách phụ thuộc cả động cơ đẩy và kéo. Trong đó, động cơ kéo là quan
trọng nhất [32].
 Với bài nghiên cứu trên, đề tài ứng dụng được phương pháp, thứ nhất
để thống kê và mô tả đối tượng du khách, thứ hai là phương pháp phân
tích để tìm ra được những động cơ nào phù hợp với đối tượng nghiên

cứu.
Tài liệu tham khảo 2
Henna Konu and Tommi Laukkaneu, (2009). Role of Motivation Factors
in Predicting Tourists’ Intentions to make Welleing Holiday_A Finnish
case. Mục đích chính của nghiên cứu này là tìm câu hỏi trả lời cho câu hỏi: Liệu
các yếu tố đẩy có ảnh hưởng đến những quyết định đi du lịch của du khách khác
nhau hay không? Nghiên cứu, sử dụng phương pháp thăm dò, phân tích nhân
tố để tìm ra những động cơ ảnh hưởng đến quyết định du lịch của du khách. Bài
nghiên cứu còn được sử dụng phương pháp phân tích SEM nhằm tìm mối tương
quan của các nhóm động cơ. Kết quả cho thấy, ý định thực hiện chuyến đi bị
ảnh hưởng bởi những nhóm động cơ như sau: Tự phát triển, sức khỏe và hoạt

4


động thể chất, giải trí và thoát khỏi, được ở một mình và hoài cổ, thiên nhiên,
quyền tự chủ và kích thích, hình tượng xã hội [22].
 Bài nghiên cứu này được ứng dụng về phương pháp phân tích nhân tố và
cách đặt tên các nhóm động cơ dựa vào điểm tương đồng cơ bản của các
động cơ trong nhóm.
Tài liệu tham khảo 3
Dr.C.Kanagaraj and T.Bindu (2013). Push and Pull Travel Motivations
of Domestic Tourists to Kerala. Nghiên cứu này phân tích ba mươi bốn động
cơ đẩy và ba mươi hai động cơ kéo đối với du khách nội địa đến Kerala. Bằng
phương pháp phân tích nhân tố sử dụng thang độ liker 5 mức độ, kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng du khách đi du lịch bởi 9 động cơ đẩy bao gồm: Kinh nghiệm,
học tập, sự giải thoát, sự mới mẻ, gia đình, sự thử thách, sự lãng mạn, cuộc sống
và thức ăn, sự tự do, thành tựu và uy tín. Bên cạnh là 6 động cơ kéo: Hoạt động
thư giãn, sự phiêu lưu và tìm kiếm những trãi nghiệm, hoạt động dưới nước và
trọng viện bảo tàng, yoga, đền thờ lịch sử, di sản và hàng thủ công mỹ nghệ,

hoạt động dưới nước và Spa [25].
 Đề tài “Nghiên cứu những động cơ kéo và đẩy trong hoạt động du lịch Thành
phố Cần Thơ” có điểm tương đồng với đề tài trên ở điểm cùng nghiên cứu
động cơ kéo và đẩy của du khách nội địa đến một điểm du lịch trong nước.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu bài nghiên cứu trên cũng được tham khảo
và sử dụng.
Tài liệu tham khảo 4
Kennefh S.Shultz, Kelly R.Morton, Joelle R.Weckerle (2003). The
Influence of Push and Pull facfors at Korean national Parks. Nội dung của
bài nghiên cứu này là kiểm tra sự ảnh hưởng của các yếu tố đẩy và yếu tố kéo,
khách du lịch đến các viện quốc gia ở Hàn Quốc. Bài nghiên cứu đã sử dụng
thang đo liker năm mức độ để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kéo
và đẩy đối với chọn điểm khác của du khách. Sử dụng phương pháp phân tích
phương sai Manova dể kiểm tra sự khác biệt giữa các cấp của các biến nhân
khẩu trong các yếu tố kéo và đẩy. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp kiểm
định T_Test. Kết quả nghiên cứu thu được là có sự khác biệt giữa nam và nữ
trong việc coi trọng các yếu tố khi đi du lịch. Cụ thể như sau: Đối với nữ giới
thì yếu tố thúc đẩy gắn kết quan hệ gia đình và nghiên cứu học tập được coi
trọng hơn, trong khi đối với nam giới là yếu tố tăng giá trị tài nguyên thiên nhiên
và sức khỏe, phiêu lưu, kết bạn. Ngoài ra việc cảm nhận chất lượng nguồn nhân
lực du lịch tại điểm đến được nhóm nữ giới coi trọng hơn nam [26].

5


Tài liệu tham khảo 5
Phan Thị Kim Liên (2010). Tourist Motivation and activities_A case
Study of Nha Trang, Vietnam. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nghiên cứu
lý do vì sao du khách chọn một số địa điểm và hoạt động trong nhóm cho việc
tiến hành thực tế. Cụ thể nghiên cứu này sẽ đo động lực du lịch để xác định loại

khách du lịch và sau đó phân khúc những người đi du lịch. Từ đó, họ sẽ quản lí
tốt hơn doanh nghiệp và khuyến khích du lịch đến thăm Nha Trang. Để đạt được
mục tiêu này, bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu nhất là các phương pháp phân
tích nhân tố tiếp cận phân khúc cụm yếu tố để thu thập và hiểu biết thêm về
động cơ thúc đẩy du lịch, chương trình du lịch. Nghiên cứu đã khảo sát trên 500
bảng câu hỏi, đối tượng được phỏng vấn. Trong đó, 80 mẫu là khách của khách
sạn: Viễn Đông, Quê Hương, Trâm Anh, Thùy Dương và một nhà khách tại
trung tâm thành phố Nha Trang. Mẫu tiếp theo được hỏi tại nhà hàng Trúc Linh,
một nhà hàng địa phương và Guava trong khu vực được gọi là “Phương Tây”
và 340 bảng câu hỏi còn lại được sinh viên phỏng vấn khách du lịch tại bờ biển
Nha Trang. Thang đo liker 7 mức độ đã được sử dụng cho bài nghiên cứu này,
sau khi lọc bộ tiêu chí và đi phỏng vấn. Kết quả cho thấy có 14 động cơ du lịch
sau: (1) Thách thức khả năng (2) Sử dụng trí tưởng tượng (3) Có được một cảm
giác (4) Sử dụng hoặc chơi hoặc dùng kỹ năng chơi thể thao (5) Phát triển tình
bạn (6) Thư giãn cơ thể (7) Được tân hưởng bầu không khí tỉnh lặng (8) Thu
giãn tinh thần (9) Tránh căng thẳng và sự nhộn nhịp của cuộc sống hàng ngày
(10) Được ở bên người khác (11) Xây dựng tình bạn với người khác (12) Có
khoảng thời gian lí thú với bạn bè (13) Khám phá những nơi và những điều mới
lạ (14) Tăng kiến thức. Ngoài ra, những hoạt động được du khách thực hiện ở
Nha Trang theo kết quả kiểm tra có được là: Đi thuyền buồm, chơi thể thao dưới
nước, lặn và lặn biển, tham quan du lịch đến hòn đảo (thuyền du lịch trên biển),
tham quan du lịch đến núi, thác nước, xe máy du lịch, xích lô du lịch, được sống
không gian âm nhạc truyền thống nhân gian. Ăn thức ăn truyền thống hải sản,
câu lạc bộ bơi đêm và quán Bar, bảo tang và bể cá, mua sắm, tắm bùn, lễ hội
truyền thống, khám phá lịch sử (chùa), câu cá (thuyền). Kết quả nghiên cứu cho
thấy sự khác biệt về giới tính trong việc khảo sát hài lòng và những hoạt động
[34].
 Bài nghiên cứu trên được sử dụng ở phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
phân tích nhân tố và phân tích cụm để tìm ra các nhóm yếu tố động cơ, phân
khúc nhóm khách hàng mục tiêu từ đó đưa ra giải pháp về “động cơ kéo”

dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu.
Chính vì sự quan trọng trong hoạt động du lịch mà vấn đề về những động
cơ kéo và đẩy đã được không ít nhà nghiên cứu tìm hiểu nhưng đa số đối tượng
6


nghiên cứu là những điểm đến nước ngoài như công viên Botanic Garden (Châu
Úc) [18], Pondok Pelancongan (Malaysia) [16], Jordan [22]… Với đề tài
“Nghiên cứu động cơ kéo và đẩy trong du lịch thành phố Cần Thơ”, hứa hẹn sẽ
mang đến câu trả lời thú vị về một khía cạnh du lịch nơi đây. Điều đó sẽ là một
trong những cơ sở quan trọng để các nhà quản lý điểm đến và các đơn vị kinh
doanh du lịch của Cần Thơ có sự sắp xếp hay thay đổi cần thiết nhất để hình
ảnh điểm ngày càng thu hút đáp ứng được mục đích chuyến đi của nhóm du
khách mục tiêu, vì hình ảnh điểm đến đóng vai trò quan trọng trong dự định
quay lại của khách du lịch [3]. Và tất nhiên, khách du lịch cũng sẽ có lợi vì được
một chuyến đi như mong đợi. Càng tốt hơn nếu đề tài này được mở rộng cho
đối tượng nghiên cứu sau này áp dụng cho những điểm đến khác. Điều này góp
phần cho sự phát triển của du lịch Cần Thơ nói riêng và của Việt Nam nói chung.

CHƯƠNG 2
7


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản trong lĩnh vực du lịch
Trước khi tìm hiểu những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực du lịch có liên
quan đến đề tài, trước tiên cần hiểu khái niệm về du lịch và khách du lịch.
2.1.1.1 Du lịch và khách du lịch
Du lịch

Từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện sớm nhất trong quyển Từ điển
Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi xa và du lãm.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization) WTO, một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích
hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không
quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành
mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng
động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [15].
Theo hai giáo sư Hunziker & Krapf Hai giáo sư Thụy Sĩ [23]: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ việc đi lại và lưu trú tạm
thời của con người. Nơi họ lưu lại không phải là nơi ở thường xuyên hoặc là
nơi làm việc để kiếm tiền”.
Tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du Lịch và lữ hành Quốc Tế tổ chức
tại Rome-Italia vào 21/8-5/9/1963 [13], các chuyên gia đã đưa ra: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường
xuyên hay ngoài nước với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10 [7]:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian
nhất định”.
Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều 4: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong 1 khoảng thời gian nhất định” [6].
8



Khách du lịch
Trong quá trình hình thành và phát triển của du lịch, đã có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về khách du lịch dựa trên sự khác nhau về quan điểm của các
nhà nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 [6], khách du lịch là người đi du
lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến (khoản 2, điều 4).
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thực hiện chuyến đi, khách du lịch được
phân ra gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (khoản 2, điều 34).
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (khoản 3, điều 34)[6].
Phân loại khách du lịch
Việc phân loại khách du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, đăc biệt đối với
các cơ sở kinh doanh du lịch. Giúp các công ty, đơn vị kinh doanh du lịch xác
định được đối tượng khách hàng mục tiêu trên cơ sở những nhóm khách hàng
có những nét tương đồng về: sở thích, đặc điểm tâm lý, văn hóa và đặc biệt là
có chung về cách tiêu dùng sản phẩm du lịch. Căn cứ vào những tiêu thức khác
nhau mà phân loại được khách du lịch. Một số tiêu thức phân loại khách du lịch
như sau:
- Phân loại khách thuộc về tiêu thức cá nhân.
- Phân loại khách theo tiêu thức nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi.
- Phân loại theo nguồn gốc dân tộc.
- Phân loại theo khả năng thanh toán.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ thực hiện chuyến đi, khách du lịch được phân ra
gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại

Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (khoản 2, điều 34).
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch khoản 3, điều 34) [6].
Có thể thấy có nhiều tiêu chí phân loại khách du lịch, mỗi nhóm khách
sở hữu những đặc điểm khác nhau như sở thích, tâm lý, nhu cầu,…Và có sự
9


quan tâm về chương trình du lịch khác nhau. Một trong những cơ sở quan trọng
để xây dựng chương trình du lịch là tài nguyên du lịch tại điểm đến. Vì vậy,
điều cần thiết là hiểu được thế nào là tài nguyên du lịch, như thế nào là điểm
đến và hình ảnh điểm đến có liên quan gì đến hành vi quay trở lại của du khách
hay không. Điều này được trình bày sau đây.
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch và phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng tài nguyên mà có những nét đặc sắc rất
riêng. Cụ thể tài nguyên du lịch được định nghĩa như sau:
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được
sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Theo Khoản 3 điều 10 pháp
lệnh du lịch Việt Nam năm 1999) [7].
Luật du lịch Việt Nam (2005) [6] tài nguyên du lịch được định nghĩa tài
điều 4 như sau: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá
trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch

nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục
vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công
trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể
khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch (Khoản 1, 2 điều 13, Luật
du lịch Việt Nam) [6]
2.1.1.3 Điểm đến và quyết định quay trở lại
Điểm đến trong du lịch
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Một điểm đến
du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao
gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm
10


du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới
hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm
đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng
tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn
hơn” [15].
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch (Luật du lịch Việt Nam, khoản 8, điều 4) [6].
Điểm du lịch gồm có, điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương.
Điểm du lịch địa phương là điểm du lịch có đủ nhưng điều kiện sau: Có
tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch. Có kết
cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất
mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch quốc gia là điểm du lịch hội tụ đủ các yếu tố sau: Có tài

nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.
Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng phục vụ ít nhất một
trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
Hành vi quay lại của du khách
Quyết định quay trở lại là một trong những điều thể hiện lòng trung thành.
Ngoài ra, nó còn được thể hiện qua việc truyền miệng tích cực. Và đối với nhà
sản xuất, đơn vị kinh doanh, thì đây là điều rất có lợi trong việc mang lại hiệu
quả kinh doanh, do việc giữ chân được một khách hàng sẽ ít tốn chi phí hơn
nhiều so với việc tìm một khách hàng mới. (Lý thuyết Marketing căn bản).
Đối với ngành du lịch, đặc biệt là điểm đến thì việc quay lại của du khách
càng có ý nghĩa quan trọng. Nó thể hiện hình ảnh của điểm đến trong lòng của
du khách, thể hiện sức hấp dẫn, lợi ích của điểm đến (Lawson và Baud – Bovy,
1977) [27].
Áp dụng các bước trong quá trình ra quyết định mua trong lý thuyết Hành
vi người tiêu dùng vào đối tượng du lịch, có thể thấy, sau khi nhận biết được
nhu cầu phần lớn do các yếu tố kéo và đẩy, khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin
về các công ty du lịch, về tuyến điểm du lịch, sau đó là đánh giá các sự lựa chọn
và tiếp theo là quyết định đi du lịch, cuối cùng là bước không kém phần quan
trọng, nó có ảnh hưởng đến hành vi quay lại của du khách đó là bước đánh giá
sau khi mua hay sau khi đi du lịch.
2.1.1.4 Động cơ, động cơ du lịch

11


Như đã trình bày, có nhiều tiêu chí để phân loại khách du lịch nhưng trong
đó, phân loại theo mục đích chuyến đi và động cơ du lịch được sử dụng phổ
biến nhất. Thế nào là động cơ và động cơ du lịch?
Động cơ
Động cơ (Motivation) được bắt nguồn từ chữ Latinh “Movere” có nghĩa

là để di chuyển. Động cơ là một yếu tố bên trong kích hoạt hành vi và định
hướng cho sự phát triển. Lý thuyết động cơ liên quan đến các quá trình mô tả
tại sao và làm thế nào con người hành động, hướng hành động ra sao (Richard
Romando, 2007) [35].
Động cơ được hiểu đơn giản là quá trình trả lời câu hỏi lý do tại sao và
hành vi của con người được kích thích, được phát triển như thế nào. Do đó, động
lực được coi là những yếu tố nội bộ nâng cao và kiểm soát hành vi của con
người. Nó như một động lực làm chúng ta di chuyển. Nó là quá trình khi một
nhu cầu phát sinh mà người tiêu dùng mong muốn được đáp ứng (Solomon).
Ông còn giải thích, khi nhu cầu được nhận ra thì tình trạng căng thẳng sẽ tồn tại
trong các yếu tố bên trong của người tiêu dùng để nhằm cố gắng giảm hoặc loại
bỏ sự cần thiết. Solomon [40] nói tiếp rằng mục tiêu là trạng thái cuối cùng, đó
là mong muốn của người tiêu dùng, được tạo ra bởi yếu tố cá nhân và văn hóa.
Có thể thấy, có nhiều định nghĩa khác nhau về động cơ, nhưng về bản chất
thì động cơ là yếu tố kích thích hành vi và định hướng phát triển hành vi, góp
phần tạo ra nhu cầu. Áp dụng định nghĩa này vào bài nghiên cứu Những nhân
tố kéo đẩy trong du lịch, có thể hiểu, động cơ là yếu tố kích thích việc nảy sinh
nhu cầu du lịch, được gọi là động cơ du lịch và động cơ du lịch được ảnh hưởng
bởi nhiều nhân tố. Nhưng thế nào là nhân tố? Và động cơ du lịch là gì? Nội dung
tiếp theo sẽ trả lời cho câu hỏi trên, góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu của đề
tài.
Động cơ du lịch
Trong bài viết về các nhân tố kéo và đẩy trong du lịch Studying tousism’s
push and pull của Uysal-người đạt giải thưởng xuất sắc về nghiên cứu năm 2006
của trường đại học Bang nói: Du lịch được thúc đẩy bởi nhiều lực lượng "đẩy"
hay nhu cầu, và "kéo" hay cung cấp khác nhau, do đó ảnh hưởng đến sự hài lòng
và lòng trung thành của du khách. Ông giải thích động cơ đẩy có liên quan đến
yếu tố bên trong hoặc khía cạnh tình cảm - mong muốn để nghỉ ngơi và thư
giãn, sức khỏe và tập thể dục, kiến thức, giáo dục, phiêu lưu, tương tác xã hội,
liên kết với nhau trong gia đình, thậm chí, uy tín và một cảm giác thành tựu (ví

dụ "đi đến nơi bạn bè đã không được đi "). Khách du lịch cũng có thể đi du lịch
để thoát khỏi thói quen, ông nói - "đi xa từ thay vì đi về phía một cái gì đó - và
12


để tìm kiếm trải nghiệm đích thực”. Mặt khác, động lực kéo được kết nối với
các khía cạnh bên ngoài hoặc tình huống lấy cảm hứng từ sức hấp dẫn của điểm
đến, chẳng hạn như bãi biển, các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm tham quan văn
hóa, giải trí, cảnh quan thiên nhiên, mua sắm và công viên. Thuộc tính điểm đến
cũng có thể kích thích củng cố và thúc đẩy động cơ du lịch [45].
Động cơ là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. “Động
cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích con người thực hiện du lịch, đi
du lịch tới nơi nào, thường được biểu hiện ra bằng các hình thức nguyện vọng,
hứng thú, yêu thích, săn lùng điều mới lạ, từ đó thúc đẩy nảy sinh hành động du
lịch” (Crompton, 1979) [18].
Động cơ là những lý do cơ bản cho một hành vi đi du lịch nói riêng và
đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình ra quyết định của
khách du lịch, cũng như đánh giá sự hài lòng theo sau sự kỳ vọng của du lịch
(Snepenger, King, marshall và Uysal, 2006) [39].
Một phần quan trọng của động cơ du lịch là sự hòa hợp của hành vi giữa
du khách và người dân địa phương tại điểm đến và phù hợp với nơi các cuộc
gặp gỡ giữa hai bên được mô tả như: du khách những người đang di chuyển để
thưởng thức bản thân tương tác với người dân bản xứ, những người thường cố
định và những người có chức năng phục vụ cho những du khách từ xa đến [33]
(Pearce, 1982). Động cơ du lịch là lý do tại sao một khách du lịch đưa ra quyết
định lựa chọn một điểm đến nào đó mà bỏ qua những điểm đến khác và sự điều
chỉnh, chi phối hành vi du lịch (Bryant, 2008) [17].
Trong lý thuyết động lực thúc đẩy du lịch của Gray năm 1979 [43] đã đặt
ra chỉ có hai động cơ chính cho việc đi lại. Một là những mong muốn để đi từ
một nơi đến một nơi không xác định, được gọi là lý thuyết "thích du lịch" của

Gray. Động cơ khác là những gì Grays gọi là "sunlust". Điều này tạo ra một
chuyến đi đến một nơi có thể cung cấp các sự đáp ứng cho du khách với các cơ
sở cụ thể không tồn tại ở vị trí riêng của mình cư trú. Một số động cơ để xác
định sự lựa chọn đi lại của họ là giải trí, niềm vui, kinh nghiệm mới, quan tâm
văn hóa, mua sắm.
Theo khái niệm 'đẩy' và 'kéo', Crompton (1979), động cơ đẩy giải thích
cho ham muốn đi du lịch trong khi động cơ kéo đã được sử dụng để giải thích
sự lựa chọn điểm đến thực sự. 9 động cơ của khách du lịch đã được xác định và
phân thành bảy loại như tâm lý-xã hội hay động cơ thúc đẩy và hai là văn hóa
hay động cơ kéo. 7 động cơ đẩy được nghiên cứu là: (1) thoát khỏi một môi
trường thế tục, (2) thăm dò nhận thức và đánh giá về bản thân, (3) thư giãn, (4)

13


uy tín, (5) hồi phục, (6) tăng cường các mối quan hệ họ hàng, (7) tạo thuận lợi
cho sự tương tác xã hội. Các động cơ kéo là sự mới lạ và giáo dục [18].
P.Pearce (1988), được trích dẫn trong một bài viết của Ryan (37) liệt kê
5 động cơ du lịch mà ông gọi là nấc thang sự nghiệp du lịch, nơi khách du lịch
phát triển động cơ khác nhau như thư giãn, kích thích, mối quan hệ, lòng tự
trọng và phát triển, thực hiện. Trong mô hình của Pearce, các động cơ được liệt
kê có thể được chia thành hai loại. Nhu cầu có thể tự làm trung tâm hoặc hướng
vào người khác. Vì vậy, thư giãn có thể là việc tập thể dục tại cơ sở lưu trú-một
biệt thự, tìm kiếm một thời gian yên tĩnh một mình hoặc nó có thể được thư giãn
trong một nơi ở của người khác (biệt thự), xuất phát từ sự cần thiết cho sự phấn
khích bên ngoài và mong muốn tận hưởng sự mới lạ. Kích thích có thể tự định
hướng mà xuất phát từ mối quan tâm về an toàn của cá nhân, hoặc nó có thể
được hướng dẫn đối với người khác phát sinh từ mối quan tâm về an toàn khác.
Mối quan hệ có thể tự định hướng có nghĩa là từ bỏ tình yêu và tình cảm và duy
trì các mối quan hệ, hoặc nó có thể được hướng vào những người khác có nghĩa

là nhận tình cảm, đến được với thành viên khác trong nhóm. Lòng tự trọng và
phát triển có thể tự định hướng như phát triển các kỹ năng, sở thích đặc biệt,
thẩm quyền và quyền làm chủ, hoặc nó có thể được hướng vào những người
khác như uy tín, sức hấp dẫn của du lịch. Cam kết thực hiện là hoàn toàn tự định
hướng là nó thỏa ước mơ cá nhân, hiểu rõ bản thân mình hơn và trải nghiệm hòa
bình và hài hòa bên trong. Có một số lời chỉ trích đối với động cơ đi du lịch
(Pearce). Pearce cho rằng kích thích có thể được hiểu theo một chiều hướng rủi
ro và an toàn của bản thân hoặc người khác. Tuy nhiên, nó có thể lập luận rằng
có một sự khác biệt giữa hai động cơ này [33].
Cohen (1972) trích dẫn trong Shaw & Williams (2002) [38], thu hút sự
quan tâm đến một thực tế vấn đề rằng tất cả các du khách đang tìm kiếm một
số yếu tố mới lạ và kỳ lạ. Trong khi, cùng một lúc, cũng nhất thiết cần phải giữ
lại một cái gì đó quen thuộc. Làm thế nào khách du lịch kết hợp các nhu cầu
mới lạ với sự quen thuộc có thể lần lượt được sử dụng để chọn lấy được một
loại hình du lịch. Cohen phân biệt du lịch bằng cách sử dụng các nguyên tắc xã
hội học vào tổ chức du lịch đại chúng, khách du lịch hàng loạt cá nhân, thám
hiểm và bị trôi dạt. Họ cảm thấy rằng nó không dựa trên bất kỳ dữ liệu thực
nghiệm. Ngoài ra, các nhóm này cũng được phân biệt dọc theo đường tiếp xúc
với ngành công nghiệp du lịch, khách du lịch đại chúng được gọi là "thể chế
hóa" và du lịch cá nhân nhiều hơn được coi là không thể chế.
Dann (1977) đã trình bày nghiên cứu về động cơ du lịch. Kết quả nghiên
cứu của ông thể hiện một điều là có hai nhóm động cơ đẩy trong du lịch là (1)

14


mong muốn thoát khỏi cảm giác bị cô lập, đơn điệu của cuộc sống hằng ngày
và (2) thể hiện được cái tôi thông qua việc đi du lịch [19].
Trích dẫn trong bài viết Push and Pull Dynamics in travel Decisions của
tác giả Uysal, Tolman đã đưa ra quan điểm về động cơ du lịch. Theo đó, động

cơ thúc đẩy du lịch về cơ bản là các động cơ "đẩy và kéo" liên quan đến du lịch
và điểm đến, các mô hình truyền thống đã xác định động cơ đẩy như mong muốn
đi vào kỳ nghỉ so với các động cơ kéo giải thích sự lựa chọn điểm đến. Những
yếu tố đẩy và kéo được tạo thành từ nội bộ, tâm lý và tình huống bên ngoài làm
xuất hiện động lực (Tolman). Trong bài nghiên cứu của mình, Tolman còn gợi
ý hướng tới việc phân đôi động cơ thúc đẩy du lịch, đó là động cơ bên ngoài
được gọi là nhân tố kéo và động cơ bên trong có chứa cảm xúc được gọi là đẩy.
Sự phân đôi động cơ này được khái quát ở cả hai đối tượng là đã có kinh nghiệm
đi du lịch và đối tượng chỉ mới nảy sinh nhu cầu [46].
Goossens (2000) đã đưa ra lý thuyết về động cơ kéo và đẩy đối với du
khách. Lý thuyết của ông cho rằng, động cơ kéo và đẩy là hai mặt của vấn đề
tạo động lực cho khách du lịch. Khách du lịch được đẩy bởi các động cơ nhu
cầu tình cảm của họ và bị kéo bởi lợi ích cảm xúc. Nhu cầu về cảm xúc và trải
nghiệm được thỏa mãn bằng việc tìm kiếm niềm vui thông qua việc lựa chọn và
điều chỉnh hành vi, hướng sự quan tâm đến sự cảm nhận kỳ vọng và trải nghiệm
vào thời gian nhàn rỗi. Nói chung, động cơ xảy ra khi một cá nhân cảm thấy
được các động cơ thúc đẩy nhằm làm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn. Mục đích
của hành động là gây ra động cơ du lịch để đạt được trạng thái tâm lý tốt hơn
[44].
Qua nhiều bài nghiên cứu đã được đề cập có thể rút ra, động cơ du lịch là
động cơ giúp các sự nhận thức nhu cầu du lịch từ đó nảy sinh hành vi du lịch.
Và được phân thành hai nhóm động cơ đó là động cơ kéo và động cơ đẩy. Mỗi
nhóm động cơ được ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Nội dung tiếp theo
sẽ trình bày những nhân tố ảnh hưởng theo từng nhóm động cơ đã được không
ít nhà nghiên cứu trình bày trong những bài nghiên cứu và tạp chí.
2.1.1.5 Những động cơ kéo và đẩy trong hoạt động du lịch
Có không ít nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi : “Có bao
nhiêu động cơ du lịch và đó là gì?”. Nhưng do khác nhau về mục tiêu nghiên
cứu và những vấn đề liên quan mà bộ tiêu chí về các động cơ kéo và đẩy trong
du lịch có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

Trong bài phân tích của mình về động cơ du lịch của du khách nội địa đến
Kerala, An Analysis of Push and Pull Travel Motivations of Domestic Tourists
to Kerala, Dr. C.Kanagarai và Bindu đã sàng lọc và tìm ra được 32 động cơ
15


kéo thuộc 6 nhóm nhân tố kéo sau đây: (1) Hoạt động thư giãn (Bãi biển, du
lịch chữa bệnh, ẩm thực, thiên nhiên, lễ hội, thư giãn, lựa chọn nơi ăn chốn
nghĩ), (2) phiêu lưu và tìm kiếm sự trải nghiệm (Núi và đồi, đi bộ và leo núi,
hoạt động ngoài trời, đua thuyền. động vật hoang dã, mua sắm, cuộc sống về
đêm, gặp gỡ người dân địa phương, xem chương trình âm nhạc và chiếu phim,
học một công thức địa phương, trải nghiệm vùng nông thôn), (3) hoạt động dưới
nước và viện bảo tàng (Phiêu lưu những môn thể thao dưới nước, Du thuyền và
tàu, lái tàu (Road drive), câu cá, viện bảo tàng và triển lãm tranh ảnh), (4) Tập
Yoga, đền và lịch sử (Yoga, Đi bộ trong thành phố, đền thờ, di tích lịch sử), (5)
Di sản và làng nghề truyền thống (di sản và nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ), (6)
tắm, xông hơi (xông hơi, tắm thảo mộc, các hoạt động trẻ em). Về nhân tố đẩy,
có 34 động cơ thuộc 9 nhóm như sau: (1) Trải nghiệm và học tập (Giao tiếp và
kết bạn, trãi nghiệm lễ hội mới, trãi nghiệm cách sống mới, học một kỹ năng
mới, học một văn hóa/lịch sử/nghệ thuật mới, phát triển những kỹ năng mới,
khám phá con người/sự vật/ điểm đến mới, tận hưởng bầu không khí mới, đến
một nơi hiện đại, suy ngẫm về quá khứ và tương lai, cải thiện sắc đẹp và hạnh
phúc, tinh thần được trải nghiệm, cải thiện thể lực và hình dáng), (2) Thành tích
và uy tín (Cảm nhận đạt được điều gì đó, cải thiện hình tượng và uy tín, kể lại
sự trải nghiệm khi về nhà, cảm nhận việc được phục vụ và chăm sóc), (3) Sự
thoát khỏi (Thoát khỏi môi trường đơn điệu, làm mới cơ thể và tâm hồn), (4)
Gia đình (dành thời gian bên gia đình, tạo kỷ niệm cho gia đình, tăng cường mối
quan hệ gia đình), (5) Làm mới (Trải nghiệm sự cô đơn và yên tỉnh, trải nghiệm
sự hòa hợp, giữa nội tâm và yên tỉnh, làm mới tinh thần và thể lực), (6) Thử
thách (làm trẻ lại bản thân, thực hiện những việc thử thách), (7) Lãng mạn (cải

thiện cuộc sống lãng mạn, trải nghiệm cảm giác du lịch), (8) Đời sống và ẩm
thực (có cái nhìn mới về cuộc sống, trải nghiệm nền ẩm thực mới), (9) Sự tự do
(thư giãn bản thân, tự do suy nghĩ và hành động, trải nghiệm tinh thần) [25].
Trong một bài viết liên quan về động cơ đẩy và kéo trong du lịch có tên
Push and pull factors towards intention to engage in “pondok pelancongan”
program (Mazne Ibrahim, 2013), 5 nhóm động cơ kéo đã được tác giả nghiên
cứu là chính sách của chính phủ, thuộc tính của điểm đến, sự công nhận của
quốc tế, sự kiện xã hội và lễ hội. Bên cạnh, 5 nhóm động cơ đẩy gồm có động
cơ tôn giáo, học tập và giáo dục, mối liên kết trong gia đình, sự tương tác xã
hội, nghĩ ngơi và thư giãn [24].
Một bài phân tích khác của Bashar Aref Mohammad and Ahmad Puad
Mat Som năm 2010 có tên An Analysis of Push and Pull Travel Motivation of
foreign to Fordan. 25 động cơ đẩy thuộc 8 nhóm sau đây đã được rút ra sau khi
sử dụng một số phương pháp phân tích. Thực hiện uy tín, tăng cường mối quan
16


×