Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình ở huyện phong điền, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.57 MB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀNH YẾN NHI

ĐÁNH GIÁ SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số ngành: 52340121

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀNH YẾN NHI
MSSV: 4115661

ĐÁNH GIÁ SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS. TS. BÙI VĂN TRỊNH
THS. NGUYỄN QUỐC NGHI

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Tác giả

Bành Yến Nhi

i


LỜI CẢM ƠN
Thực hiện bài nghiên cứu về đề tài “Đánh giá sự hỗ trợ phát triển du
lịch của hộ gia đình huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” đã giúp em
hiểu nhiều điều hơn về các hoạt động du lịch của các hộ gia đình huyện Phong
Điền và cách ứng dụng các lí thuyết đã học vào thực tế. Đó là những kinh
nghiệm vô cùng quý báo giúp em tích lũy vốn kiến thức và rèn luyện kỹ năng
cho bản thân.
Với cương vị một sinh viên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô
giảng viên Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền thụ kiến thức, dạy
dỗ em đạo đức làm người trong thời gian em tham gia học tập, sinh hoạt tại
trường. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị huyện Phong Điền
đã nhiệt tình hỗ trợ cho em trong suốt khoảng thời gian thu số liệu.

Cuối cùng nhưng quan trọng nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Thầy Nguyễn Quốc Nghi và Thầy Bùi Văn Trịnh - giảng viên Khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ trong thời gian qua đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt nhất bài
nghiên cứu của mình. Tuy chỉ vài tháng ngắn ngủi được cùng Thầy làm việc
nhưng em đã học được nhiều điều bổ ích. Đó là tinh thần có trách nhiệm, tận
tâm trong công việc và cả sự quan tâm chân thành đến những người xung
quanh. Với em, những bài học ấy có giá trị rất to lớn. Vì vậy, một lần nữa em
xin gửi đến Thầy lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất. Chúc Thầy nhiều sức
khỏe và thành công!
Chúc toàn thể quý Thầy, Cô giảng viên trường Đại học Cần Thơ dồi dào
sức khỏe và công tác thật tốt!
Cần Thơ, ngày 26 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
— Họ và tên người hướng dẫn: Bùi Văn Trịnh
— Học vị: Phó Giáo sư – Tiến sĩ
— Chuyên ngành: Kinh tế lao động
— Cơ quan công tác: Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ
— Tên sinh viên: Bành Yến Nhi
— Mã số sinh viên: 4115661
— Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
— Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HỘ
GIA ĐÌNH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
- Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2. Về hình thức trình bày:
- Hình thức trình bày thẩm mỹ, đúng theo qui định của Khoa.
3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài:
- Điểm mạnh của đề tài là kế thừa thành quả của các nghiên cứu trước đây,
từ đó tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu đáp ứng mục tiêu đặt ra. Đề
tài có ý nghĩa khoa học đối với các chương trình phát triển du lịch Phong Điền.
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài:
- Đề tài thuộc chương trình nghiên cứu của Thầy Bùi Văn Trịnh và Thầy
Nguyễn Quốc Nghi, với cỡ mẫu lớn và các bước tiến hành thu thập số liệu phù
hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và đảm bảo độ tin cậy.
5. Nội dung và kết quả đạt được:
- Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra.
6. Kết luận chung:
- Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Người nhận xét

PGS.TS. Bùi Văn Trịnh
iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” tập trung phân tích về số lượng du
khách đến Phong Điền trong giai đoạn 2010 – 2013, xem xét tình hình đầu tư
cho du lịch của địa phương từ năm 2013 đến đầu năm 2014. Bên cạnh đó, bài
nghiên cứu cũng mô tả thực trạng về sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình ở huyện Phong Điền, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ và từ

đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình góp phần phát triển dịch vụ du lịch ở huyện Phong Điền trong tương lai.
Số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập thông qua đánh giá của các
hộ gia đình về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của họ.
Với phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và phân tích phương sai
ANOVA, nghiên cứu đã xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình, đó là sự tham gia vào các hoạt động
du lịch, sự gắn bó của người dân với địa phương, lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội
và chi phí đánh đổi khi tham gia du lịch. Trong đó, sự gắn bó của người dân
với địa phương là nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự hỗ trợ phát triển
du lịch của hộ gia đình ở địa phương.
Cuối cùng, nghiên cứu này cũng đã đề xuất các giải pháp tăng sự hỗ trợ
phát triển du lịch của hộ gia đình như sau: Thứ nhất, thiết kế chương trình đào
tạo riêng cho các hộ gia đình tham gia cung ứng dịch vụ du lịch một cách rõ
ràng và cụ thể; Thứ hai, chú trọng tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người dân với
chính quyền địa phương, với các công ty du lịch và với các hộ gia đình; Thứ
ba, chủ động đầu tư thiết kế những sản phẩm mới lạ, đặc thù với giá cả phù
hợp và kết hợp du lịch với việc tiêu thụ sản phẩm tại chỗ; Thứ tư, tăng cường
các hoạt động chiêu thị, quảng bá cho du lịch tại địa phương; Thứ năm, khắc
phục hệ thống giao thông, kết hợp đầu tư giao thông thuỷ, bộ. Điều này không
chỉ góp phần tăng sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình mà còn giúp cho
người dân địa phương có một cuộc sống ổn định, lâu dài trên mảnh đất này.

iv


MỤC LỤC
Trang


Chương 1 GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4.2 Không gian nghiên cứu..................................................................... 3
1.4.3 Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu .......................................................... 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 4
1.5.1 Về phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4
1.5.2 Về nội dung nghiên cứu.................................................................... 4
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 8
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ......................................................................... 8
2.1.1 Định nghĩa du lịch ............................................................................ 8
2.1.2 Bản chất du lịch ................................................................................ 9
2.1.3 Sản phẩm du lịch .............................................................................. 9
2.1.4 Khái niệm về hộ gia đình ................................................................ 11
2.1.5 Khái niệm về sự hỗ trợ của hộ gia đình .......................................... 13
2.1.6 Khái niệm về lý thuyết trao đổi xã hội ........................................... 14
2.1.7 Một số phương pháp sử dụng để phân tích số liệu ......................... 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 20
2.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................ 20
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 24
2.2.3 Phương pháp phân tích ................................................................... 25
v



Chương 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................... 26
3.1 KHÁI QUÁT DU LỊCH PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ... 26
3.1.1 Tài nguyên tự nhiên ........................................................................ 26
3.1.2 Tài nguyên du lịch .......................................................................... 28
3.2 THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ.................................................................................................... 31
3.2.1 Tình hình hoạt động du lịch huyện Phong Điền năm 2013 ............ 31
3.2.2 Vị trí ngành du lịch huyện Phong Điền đối với ngành du lịch thành
phố Cần Thơ ............................................................................................ 33
3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN PHONG ĐIỀN,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ............................................................................ 35
Chương 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN.......................... 39
4.1 THỰC TRẠNG VỀ SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HỘ
GIA ĐÌNH ................................................................................................... 39
4.1.1 Mô tả đặc điểm của hộ gia đình được khảo sát .............................. 39
4.1.3 Thực trạng về sự hỗ trợ phát triển du lịch của các hộ gia đình huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ ............................................................. 46
4.1.4 Vấn đề bảo vệ môi trường .............................................................. 49
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỦA HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN PHONG ĐIỀN ................................ 51
Chương 5 GIẢI PHÁP TĂNG SỰ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ........ 59
CỦA HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN PHONG ĐIỀN............................................... 59
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................ 59
5.2 GIẢI PHÁP............................................................................................ 61
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 65
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................... 65
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 66
6.2.1 Đối với chính quyền địa phương .................................................... 66
6.2.2 Đối với các công ty du lịch ............................................................. 67

vi


6.2.3 Đối với các hộ gia đình tham gia vào các hoạt động du lịch .......... 67
PHỤ LỤC 1 MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHI THAM GIA PHỎNG VẤN TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................... 73
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA
HỘ GIA ĐÌNH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở HUYỆN
PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................... 75
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH............................................................. 82

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu .................................. 22
Bảng 2.2 Mô tả mẫu điều tra theo đối tượng ................................................... 25
Bảng 3.1 Tình hình khách du lịch đến các điểm du lịch trên địa bàn huyện
Phong Điền giai đoạn 2010-2013 .................................................................... 32
Bảng 3.2 Số khách du lịch đến Cần Thơ và huyện Phong Điền, giai đoạn 2009
– 2013 .............................................................................................................. 33
Bảng 4.1 Các hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình .................................... 44
Bảng 4.2 Thực trạng hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 ................................................................ 46
Bảng 4.3 Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận và lượt khách du lịch ở huyện Phong Điền
năm 2014. ........................................................................................................ 49
Bảng 4.4 Các hoạt động tăng cường bảo vệ môi trường của hộ nhà vườn...... 51
Bảng 4.5 Kết quả đánh giá độ tin cậy của biến phụ thuộc .............................. 52
Bảng 4.6 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến ............. 53

Bảng 4.7 Kết quả phân tích ma trận nhân tố sau khi xoay .............................. 54
Bảng 4.8 Các nhân tố mới được hình thành từ phân tích EFA ........................ 55
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................................... 56

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................. 21
Hình 3.1 Chợ nổi Phong Điền ......................................................................... 29
Hình 3.2 Làng du lịch Mỹ Khánh .................................................................... 29
Hình 3.3 Khu di tích lịch sử Giàn Gừa ............................................................ 30
Hình 3.4 Mộ nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị ................................................. 31
Hình 3.5 Bánh hỏi mặt võng tại Lò bánh hỏi Út Dzách .................................. 34
Hình 3.6 Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam .................................................. 35
Hình 4.1 Giới tính của hộ gia đình được khảo sát ........................................... 39
Hình 4.2 Độ tuổi của hộ gia đình được khảo sát ............................................. 40
Hình 4.3 Trình độ học vấn của hộ gia đình được khảo sát .............................. 40
Hình 4.4 Thời gian tham gia vào các hoạt động du lịch của hộ gia đình được
khảo sát. ........................................................................................................... 41
Hình 4.5 Các tác động ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào các hoạt động
dịch vụ du lịch của hộ gia đình ........................................................................ 42
Hình 4.6 Loại hình du lịch hộ gia đình tham gia dịch vụ du lịch .................... 43
Hình 4.7 Hình thức tham gia vào các hoạt động du lịch ................................. 43
Hình 4.8 Các nguồn thông tin về thị trường du lịch ........................................ 45
Hình 4.9 Các lợi ích nhận được từ du lịch và các hoạt động hỗ trợ cho du lịch
của hộ gia đình huyện Phong Điền năm 2014 ................................................. 48
Hình 4.10 Nhận định của hộ gia đình về vấn đề bảo về môi trường ............... 50
Hình 4.11 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ...................................................... 55

Hình 5.1 Sơ đồ giải pháp tăng sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình
huyện Phong Điền. .......................................................................................... 59

ix


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, du lịch đã trở thành một trong những ngành
quan trọng dẫn dắt sự tăng trưởng, phát triển kinh tế thế giới và quá trình
chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế bền vững toàn diện. Việt Nam là một
nước thuộc khu vực Đông Nam Á với diện tích 330951,1 km2, dân số trung
bình khoảng 88.772,9 nghìn người1, giáp với các nước Lào, Campuchia, Trung
Quốc. Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phong phú, có đồi, núi, biển và cả đồng
bằng cộng thêm khí hậu nhiệt đới gió mùa là một điều kiện thuận lợi giúp Việt
Nam phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển du lịch. Đối với Việt
Nam – một nước được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh,
sông nước hữu tình thì du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế
giới, Taleb Rifai cho biết: "Đất nước này rõ ràng đã xác định du lịch là chìa
khóa cho sự thịnh vượng trong tương lai của mình, đã thực hiện các chính sách
và chiến lược thích hợp và, kết quả là, đã làm thay đổi Việt Nam thành một
điểm đến du lịch hàng đầu châu Á” (Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới,
2012). Trong hai thập kỉ qua, du lịch đã ngày càng nắm giữ vai trò quan trọng
đối với đất nước thể hiện qua số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã
tăng hơn gấp đôi, từ 433 triệu lượt năm 1991 lên 980 triệu lượt vào năm
20112. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam đạt 160.000 tỷ đồng năm 2012,
đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.3 Trong thời điểm hiện nay, hoạt động
du lịch tuy đã có nhiều bước phát triển nhưng vẫn còn chịu nhiều tác động và

gặp không ít khó khăn. Vì vậy, các vấn đề về phát triển du lịch đã và đang trở
thành mối quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển của ngành du lịch
nước nhà.
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển du lịch, nhiều tỉnh, thành
phố trong cả nước, trong đó có thành phố Cần Thơ – một trong những thành
phố tiêu biểu của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với lợi thế về sông nước
và các thắng cảnh đậm chất thôn quê đã triển khai thực hiện xây dựng các
vùng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch bền vững mà tiêu biểu là huyện
Phong Điền. Huyện Phong Điền với 119,5 km2 diện tích tự nhiên và 102.699
1

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam,
/>2
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, />3
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, />
1


nhân khẩu (năm 2007)4 với các tài nguyên về nông nghiệp, sông nước là một
nơi vô cùng thích hợp để phát triển du lịch góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phong Điền hiện nay đang trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và sau 3
năm triển khai thực hiện thì đã có sự khởi sắc, chuyển biến tích cực. Trong đó,
sự hợp tác phát triển du lịch của cộng đồng địa phương là một trong những
tiêu chí quan trọng giúp tận dụng tốt các lợi thế về thiên nhiên của huyện
Phong Điền, giúp các kế hoạch du lịch được triển khai thuận lợi đồng thời
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương và bảo vệ vẻ
đẹp tự nhiên của môi trường và các nền văn hoá. Tuy nhiên, phát triển du lịch
sẽ là khó khăn nếu không có sự hỗ trợ và sự tham gia của các cộng đồng cư
dân (Fallon & Kriwoken, năm 2003). Vì vậy, sự hỗ trợ của cộng đồng địa
phương, đặc biệt là các hộ gia đình tham gia cung ứng sản phẩm du lịch người trực tiếp và gián tiếp tham gia cung ứng các sản phẩm du lịch cho địa

phương là rất quan trọng đối với kế hoạch phát triển du lịch ở huyện Phong
Điền. Chính vì vậy, đề tài “Đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” được đưa vào nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu sẽ là một tư liệu quan trọng đối với các doanh nghiệp, các cơ
quan quản lí địa phương cũng như người dân huyện Phong Điền nhằm tạo tiền
đề để phát triển du lịch ở địa phương, góp phần nâng cao mức sống của người
dân nông thôn, bảo vệ môi trường thiên nhiên từ đó làm cơ sở xây dựng và
hoàn thiện chiến lược nông thôn mới của huyện Phong Điền.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện ở Phong
Điền, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ và từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình góp phần phát triển
dịch vụ du lịch ở huyện Phong Điền trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung của đề tài, đề tài tập trung giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau đây:
- Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng về sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

4

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia />
2


- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du
lịch của hộ gia đình ở huyện Phong điền, thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hỗ trợ phát triển du
lịch của hộ gia đình ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng về sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?
2. Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình
huyện Phong điền, thành phố Cần Thơ? Mức độ tác động của các nhân tố đó
như thế nào?
3. Giải pháp nào giúp nâng cao sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ trong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình có cung ứng các sản
phẩm du lịch cho địa phương bao gồm các hộ chèo đò, các hộ làm vườn, các
hộ phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí và các hộ tiểu thủ công nghiệp.
1.4.2 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ,
tập trung tại các vườn du lịch sinh thái, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và
các khu du lịch trên địa bàn.
1.4.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng tháng 6 năm 2014, sử dụng dữ liệu thứ
cấp từ năm 2010 đến cuối năm 2013 và dữ liệu chính được trực tiếp phỏng vấn
hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch trong năm 2014.
1.4.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung bài nghiên cứu chỉ tập trung vào việc mô tả thực trạng sự hỗ
trợ phát triển du lịch của người dân địa phương đồng thời xem xét các nhân tố
ảnh hưởng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch gồm sự tham gia, sự gắn bó, nhận
thức về lợi ích và chi phí mà du lịch mang lại, không xem xét đến các yếu tố
ảnh hưởng đến mức độ tham gia của hộ gia đình tại địa bàn huyện Phong
Điền, thành phố Cần Thơ.

3



1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Về phương pháp nghiên cứu
Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố trong du lịch, chẳng hạn như các nhóm nghiên cứu: Tsung
Hung Lee (2012), Shaharudin Jakpar et al. (2011), William P. Stewart và et al.
(2002), Akarapong Untong et al. (2010), Robin Nunkoo et al. (2009),
Kyungmi Kim (2002), Yooshik Yoon (2002), Joseph S. Chen et al. (2001),
Yasong Wang (2006). Trong đó, bài nghiên cứu của Tsung Hung Lee (2012)
tìm hiểu về ảnh hưởng của việc hỗ trợ của cộng đồng dân cư cho phát triển du
lịch bền vững tại Cigu, Đài Loan tìm hiểu sự ảnh hưởng của sự hỗ trợ của
người dân đến sự phát triển du lịch bền vững thông qua việc phân tích các
nhân tố: sự gắn bó của người dân với địa phương, sự tham gia vào du lịch bền
vững, lợi ích nhận được từ du lịch bền vững và chi phí đánh đổi cho du lịch
bền vững. Robin Nunkoo et al. (2009) cũng có cùng quan điểm khi kiểm tra
mối quan hệ giữa sự gắn bó cộng đồng, nhận thức về các tác động tích cực và
tiêu cực của du lịch với sự hỗ trợ phát triển du lịch của cộng đồng địa phương
để xây dựng mô hình về sự hỗ trợ phát triển du lịch của người dân tại vùng
đảo nhỏ. Bên cạnh đó, Yooshik Yoon (2002) qua lập luận và phỏng vấn bảng
câu hỏi cũng khẳng định gắn bó địa phương có tác động đến sự hỗ trợ cho các
chiến lược cạnh tranh điểm đến du lịch. Ngoài ra, bài nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng trú địa phương hỗ trợ cho phát triển du lịch của Akarapong Untong
et al. (2010) thì chỉ ra rằng các tác động về kinh tế, môi trường, văn hoá và xã
hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của người dân địa
phương. Tương tự, Joseph S. Chen et al. (2001) cũng xác định các yếu tố về
động về kinh tế, môi trường, văn hoá và xã hội có ảnh hưởng đến sự hỗ trợ cho
du lịch. Ngoài ra, Yasong Wang (2006) còn dựa vào mô hình hồi quy tuyến
tính để xác định lợi ích nhận được có tương quan đến sự hỗ trợ phát triển du
lịch của người dân.

1.5.2 Về nội dung nghiên cứu
1.5.2.1 Nhận thức về lợi ích và chi phí đánh đổi khi tham gia du lịch
của hộ gia đình
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn (Bách khoa
toàn thư mở wikipedia). Nói một cách dễ hiểu hơn, nhận thức của hộ gia đình
về du lịch chính là những gì họ hiểu, họ nhận biết về những lợi ích và thiệt hại
mà du lịch mang lại khi họ tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch.
4


Lý thuyết trao đổi xã hội (SET) cũng chỉ ra rằng người dân địa phương sẽ
tham gia vào việc trao đổi nếu họ có thể được hưởng lợi mà không phải chi
những khoảng không thể chấp nhận. Nếu họ cảm nhận tác động tích cực lớn
hơn tác động tiêu cực, họ sẽ dễ dàng hỗ trợ phát triển du lịch. Có rất nhiều bài
nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức của người dân và sự hỗ trợ phát
triển du lịch của họ và cho thấy được tầm quan trọng của nhận thức người dân
về các tác động của du lịch đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của họ trong tương
lai. Điển hình tác giả Lankford & Howard (1994) đã khẳng định rằng “Sự cân
bằng về nhận thức của các chi phí và lợi ích của người dân du lịch trở thành
một yếu tố quan trọng cho sự thành công của ngành công nghiệp du lịch”.
Juan Gariel Brida et al. (2011) cũng cho rằng ”Những người dân cảm nhận
được tác động tích cực du lịch sẽ sẵn sàng hơn để hỗ trợ chính sách phát triển
du lịch trong tương lai”. Bài nghiên cứu của Sun Hee Choi (2013) về một cộng
đồng nhỏ ở Hàn Quốc tên là Jeongseon cho thấy người dân địa phương tin
rằng phát triển du lịch có tác động kinh tế và văn hóa xã hội tích cực, nhưng
có một tác động tiêu cực về môi trường. Mặc dù nhận thức người dân được lấy
mẫu là không đồng nhất và thay đổi tùy theo nhân khẩu học nhưng kết quả về
tác động kinh tế, văn hoá xã hội cư dân du lịch Jeongseon về hỗ trợ cho du

lịch là tích cực. Ông cũng chỉ ra rằng các tác động tiêu cực trong nhận thức có
thể sẽ ảnh hưởng đến nhận thức tích cực của người dân và sự hỗ trợ phát triển
du lịch của họ. Do đó, nhận thức tích cực của người dân về du lịch phải là một
công cụ quan trọng để khuyến khích người dân địa phương để hỗ trợ du lịch
nhiều hơn.
Một số bài nghiên cứu khác cũng khẳng định mối quan hệ giữa nhận
thức về du lịch của cộng đồng và sự hỗ trợ phát triển du lịch của họ, trong đó
nhận thức về du lịch của cộng đồng được đo lường bằng hai biến lợi ích mà du
lịch mang lại và chi phí đánh đổi khi làm du lịch trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hoá xã hội và môi trường, tiêu biểu là các nhóm tác giả sau: Shaharudin
Jakpar et al. (2011), Tsung Hung Lee (2012), Alfonso et al. (2009), Kyungmi
Kim (2002), Haywantee et al. (2010), William P. Stewart et al. (2002), Juan
Gabriel Brida et al. (2011). Nhìn chung, về lợi ích kinh tế, du lịch giúp người
dân có thêm nhiều việc làm và thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Về lợi
ích văn hoá xã hội, du lịch giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, cung cấp
nhiều loại hình vui chơi giải trí, tạo nhiều cơ hội trao đổi văn hoá giữa người
dân địa phương và du khách, bảo tồn và lưu truyền bản sắc văn hoá của địa
phương và giúp tăng niềm tự hào đối với địa phương. Về lợi ích môi trường,
du lịch giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và các dịch vụ công
cộng khác. Bên cạnh đó, các bài nghiên cứu cũng chỉ ra mặt bất lợi khi tham
5


gia du lịch, hay là chi phí đánh đổi mà cộng đồng phải bỏ ra khi làm du lịch,
đó là: các vấn đề về môi trường như tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông; sự gia
tăng xung đột giữa cư dân địa phương và du khách và sự gia tăng các tệ nạn xã
hội. Những bài nghiên cứu này còn chỉ ra rằng sự cân bằng giữa nhận thức về
lợi ích và chi phí đánh đổi khi làm du lịch, đặc biệt là khi cộng đồng nhận thấy
lợi ích mình nhận được nhiều hơn chi phí họ đánh đổi, thì người dân sẽ có xu
hướng đồng ý hỗ trợ phát triển du lịch nhiều hơn. Chính vì vậy, các nhà hoạch

định du lịch và các nhà hoạch định chính sách phải đảm bảo quản lý tốt các tác
động tiêu cực quan trọng và có những nỗ lực để tạo ra nhiều lợi ích cho cộng
đồng, Sun Hee Choi (2013).
1.5.2.2 Sự gắn bó của hộ gia đình với địa phương
Bên cạnh mối quan hệ giữa sự nhận thức của người dân khi tham gia du
lịch và sự hỗ trợ cho phát triển du lịch, một số bài nghiên cứu cũng nhấn mạnh
tác động của sự gắn bó cộng đồng đến sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia
đình. Gắn bó cộng đồng có thể được coi là sự tham gia của xã hội của một cá
nhân, hội nhập vào đời sống cộng đồng và phản ánh một mối quan hệ tình cảm
hoặc liên kết tình cảm giữa một cá nhân và một cộng đồng cụ thể (McCool và
Martin, 1994). Do đó, gắn bó cộng đồng phản ánh sự bền chặt của một cá nhân
và ý thức thuộc về một cộng đồng (Kasarda và Janowitz, 1974). Sự gắn bó
cộng đồng hoặc thời gian cư trú là một trong các yếu tố có khả năng ảnh
hưởng đến tác động nhận thức và từ đó hỗ trợ đến sự phát triển du lịch được
nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến (Lankford và Howard năm 1994, Juan Gariel
Brida et al. năm 2011, Robin Nunkoo năm 2009, Shaharudin Jakpar et al. năm
2011, Yooshik Yoon năm 2002). Những nghiên cứu này cũng đã được thừa
nhận rằng sự gắn bó của người dân đối với cộng đồng về tình cảm, thời gian
cư trú và nơi sinh có thể ảnh hưởng đến nhận thức của họ về phát triển du lịch.
Bài nghiên cứu của Yooshik Yoon (2002) đo lường sự gắn bó của cộng đồng
thông qua các mặt như: cảm xúc mạnh mẽ của người dân đối với cộng đồng, ý
nghĩa và tầm quan trọng của cộng đồng này đối với họ, sự hài lòng của họ đối
với cộng đồng, cộng đồng này là nơi tốt nhất đối với họ và họ muốn dành
nhiều thời gian ở đây. Bên cạnh đó, Tsung Hung Lee (2012) cũng đo lường sự
gắn bó cộng đồng thông qua cảm xúc mạnh mẽ của người dân đối với cộng
đồng, tầm quan trọng của cộng đồng này đối với họ và sự hài lòng của họ đối
với cộng đồng đồng thời bổ sung thêm một số tiêu chí như: việc cung cấp các
thiết bị và cơ sở ở cộng đồng này là tốt nhất và người dân địa phương cảm
thấy tự hào khi sống ở đây.


6


1.5.2.3 Sự tham gia của hộ gia đình vào du lịch
Tương tự sự gắn bó cộng đồng, sự tham gia của người dân vào du lịch
cũng được khẳng định là có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về du
lịch, từ đó giúp họ quyết định hỗ trợ phát triển du lịch trong tương lai (Tsung
Hung Lee, 2012). Sự tham gia của cộng đồng đóng một vai trò quan trọng
trong việc phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng vì khi cộng đồng
tham gia các hoạt động du lịch có thể làm tăng giá trị của một cộng đồng bằng
cách tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của du
lịch (Jamal và Getz, 1995). Sự tham gia của các hộ gia đình được nghiên cứu
thông qua những hoạt động mà họ có thể tham gia vào việc phát triển du lịch.
Bài nghiên cứu của Tsung Hung Lee (2012) đã chỉ ra rằng sự tham gia của
cộng đồng được thể hiện ở 4 khía cạnh đó là: sự tham gia của cộng đồng vào
hoạt động du lịch, ủng hộ sự tham gia làm du lịch của cộng đồng, sự tham gia
vào việc lập kế hoạch và quản lý du lịch và sự tham gia vào việc ra quyết định.
Bên cạnh đó, Rukavina Baksh et al. (2012) cũng đo lường sự tham gia của
cộng đồng thông qua: sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch,
sự tham gia trong quá trình ra quyết định, sự tham gia vào quản lý, sự tham gia
vào quá trình thực hiện và sự tham gia vào quá trình đánh giá. Etsuko Okazaki
(2008) cũng khẳng định rằng sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế
hoạch du lịch được cộng đồng vùng Palawan, Philippines ủng hộ như một
cách để thực hiện du lịch bền vững.
Tóm lại, qua các tài liệu đã được lược khảo, đề tài sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính để xác định sự
ảnh hưởng của các nhân tố: sự gắn bó của hộ gia đình với địa phương, nhận
thức về lợi ích từ du lịch, chi phí đánh đổi cho du lịch của hộ gia đình và sự
tham gia của hộ gia đình vào các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đến sự
hỗ trợ phát triển du lịch địa phương của các hộ gia đình huyện Phong Điền,

thành phố Cần Thơ.

7


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Định nghĩa du lịch
- Theo Điều 1, Luật du lịch, số 44/2005/QH11, ngày 14/6/2005: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ
chức thuộc Liên Hiệp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như những mục
đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư; nhưng loại trừ các trường hợp du hành mà có mục đích
chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường sống khác hẳn nơi định cư”.5
- Các chuyên gia tại Hội nghị Liên hợp Quốc tế về Du lịch ở Roma –
Italia (21/8/1963 - 5/9/1963) định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hàng trình và lưu
trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài
nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc
của họ”.
- Theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada, (tháng
06/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường
thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít

hơn khoảng thởi gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích
của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi vùng tới thăm”.
- Theo Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (Internationnal
Union of Official Travel Oragnization – IUOTO): Du lịch được hiểu là hành
động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình
không nhằm mục đích để làm ăn”.

5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, < />
8


2.1.2 Bản chất du lịch
- Nhìn từ góc độ địa lý thì du lịch là một trong những hình thức di
chuyển tạm thời của con người từ một vùng này sang một vùng khác, từ một
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc.
- Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ có
nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi (có thể kết hợp
với các nhu cầu khác như chữa bệnh, tham gia các hoạt động thể thao...) của
du khách.
- Nhìn từ góc độ nhu cầu xã hội thì du lịch là một sản phẩm tất yếu trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người. Khi điều kiện kinh tế phát triển
đến một mức độ nhất định, khi các nhu cầu sinh học (ăn, ở, mặc...đầy đủ) và
nhu cầu an toàn (không có chiến tranh, bất ổn chính trị) được đảm bảo thì con
người sẽ nảy sinh thêm nhu cầu muốn được nghỉ ngơi, giải trí và khám phá.
Nhu cầu này ngày càng được tăng cao và tỉ lệ thuận với mức độ phát triển xã
hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và thu nhập bình quân đầu người. Bản chất đích
thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có

tính văn hóa cao.
2.1.3 Sản phẩm du lịch
2.1.3.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
Theo Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004): “Sản phẩm du lịch
là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp
của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực:
cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia
nào đó.”
Jefferson & Lickorish (1991) thì cho rằng: “Sản phẩm du lịch là tập hợp
những đặc điểm vật chất và dịch vụ cùng với những biểu hiện, đặc trưng được
khách hàng mong đợi để làm hài lòng nhu cầu của họ”.
Theo điều 4, chương I, Luật Du lịch năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập
hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến
đi du lịch”.
Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ
thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ,
bầu không khí tại nơi nghỉ mát.

9


Song nhìn từ góc độ nào thì sản phẩm du lịch cũng bao gồm những thành
phần cơ bản sau:6
- Dịch vụ vận chuyển: là một phần cơ bản của sản phẩm du lịch. Bao
gồm các phương tiện đưa đón khách đến và tham quan tại điểm du lịch (ô tô,
máy bay, tàu hỏa, xe máy, xe đạp, thuyền,…).
- Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Đây là thành phần chính cấu thành sản phẩm
du lịch. Nó bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du
lịch như: Các loại dịch vụ lưu trú: khách sạn, motel, lều trại, bugalow, nhà
hàng, …

- Dịch vụ tham quan giải trí: như điểm tham quan, công viên, di tích, hội
chợ, cảnh quan, …
- Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm.
- Các dịch vụ khác (dịch vụ bổ sung) phục vụ khách du lịch: là thành
phần dịch vụ gia tăng hỗ trợ khách như thủ tục hộ chiếu, visa, …
2.1.3.2 Những đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du
khách. Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do
đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu
nhập cao. Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ
bọ cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống. bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ đó
là:
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể).
Thực ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù
trong cấu thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là
không cụ thể nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch,
cách trang trí phòng đón tiếp...). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính
cạnh tranh khó khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
- Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy
mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây
khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất
quan trọng
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du

6

Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế du lịch, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

10



lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó không thể
đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất
ra sản phẩm du lịch.
- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch
vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống....Do đó về cơ
bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một đặc điểm khác:
- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng.
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.
- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
2.1.4 Khái niệm về hộ gia đình
2.1.4.1 Định nghĩa hộ gia đình
Theo điều 106 luật Dân sự 2005, Số 33/2005/QH11, ngày 14/6/2005:
”Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham
gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”.
Theo Tổng cục Thống kê: Hộ gia đình hay còn gọi đơn giản là hộ, hộ gia
đình một đơn vị xã hội, trong thống kê hộ gia đình là đơn vị điều tra (thu thập
thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu)
và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành
viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung.
Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ
gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn
nhân hoặc cả hai.
Theo tài liệu Dân số học – Tổng cục Dân số (2011): Hộ gia đình (gọi tắt
là hộ) là một nhóm người ở chung một mái nhà, có quỹ thu chi chung. Hộ có
thể gồm những người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hoặc bạn bè quen biết đến
ở trọ (có thể cùng làm ăn, học tập với các thành viên trong gia đình). Ở Việt

Nam hiện nay, một gia đình cũng trùng hợp với hộ trong đại đa số các trường
hợp. Mỗi hộ có sổ đăng ký hộ khẩu ghi rõ số nhân khẩu, chủ hộ và quan hệ
giữa các thành viên với chủ hộ. Đây là tài liệu có tính pháp lý để chính quyền
địa phương có thể quản lý các hộ.

11


2.1.4.2 Phân loại hộ gia đình
Theo Tổng cục thống kê thì hộ gia đình được phân loại như sau:
1. Hộ một người: là hộ chỉ một có một người thực tế đang sống tại địa
bàn.
2. Hộ hạt nhân: là hộ chỉ bao gồm một “gia đình hạt nhân đơn” và được
phân tổ thành:
- Gia đình có một cặp vợ chồng: Có các con đẻ và không có các con đẻ;
- Bố đẻ ở cùng các con đẻ;
- Mẹ đẻ ở cùng các con đẻ.
3. Hộ mở rộng: là hộ bao gồm các trường hợp sau đây:
- Gia đình hạt nhân đơn và những người có quan hệ gia đình với gia đình
hạt nhân. Ví dụ: một người bố đẻ cùng với (các) con đẻ và những người thân
khác, hoặc một cặp vợ chồng với (các) người thân khác;
- Hai gia đình hạt nhân đơn trở lên có quan hệ gia đình với nhau mà
không có những người khác. Ví dụ: có hai cặp vợ chồng trở lên cùng với
(những) đứa con đẻ;
- Hai gia đình hạt nhân đơn trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với
những người có quan hệ gia đình với ít nhất một gia đình hạt nhân đơn. Ví dụ:
hai cặp vợ chồng trở lên với (những) người thân khác;
- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau, không có ai tạo thành
một gia đình hạt nhân.
4. Hộ hỗn hợp: là các trường hợp sau:

- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó có một
số người có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân và một số người thì không.
Ví dụ: mẹ đẻ cùng (các) con đẻ, ở với những người thân và người không phải
người thân;
- Một gia đình hạt nhân đơn cộng với những người khác, trong đó không
có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt nhân. Ví dụ: bố đẻ cùng (các) con đẻ
và những người không có quan hệ gia đình;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với
những người khác, trong đó có một số người có quan hệ gia đình với ít nhất
một gia đình hạt nhân và một số thì không. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên với
những người thân và không phải người thân khác;
12


- Hai gia đình hạt nhân trở lên có quan hệ gia đình với nhau cộng với
những người khác, trong đó không có ai có quan hệ gia đình với gia đình hạt
nhân. Ví dụ: hai cặp vợ chồng trở lên, trong đó có một hay trên một cặp có
(các) con đẻ cùng (những) người không phải người thân;
- Hai gia đình hạt nhân trở lên không có quan hệ gia đình với nhau, có
hay không có những người khác;
- Hai người trở lên có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có ai tạo
thành một gia đình hạt nhân, cộng với những người không có quan hệ gia
đình;
- Chỉ có những người không có quan hệ gia đình.
2.1.5 Khái niệm về sự hỗ trợ của hộ gia đình
Sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch được nhiều
nhóm tác giả trên thế giới tìm hiểu và nghiên cứu. Nancy G. McGehee et al.
(n.d) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng của thái độ cộng đồng vùng Arizona
đến du lịch đã khẳng định rằng việc xây dựng sự hỗ trợ của cộng đồng thông
qua các chiến dịch quan hệ công chúng nhằm thúc đẩy những lợi ích cá nhân

người dân đạt được bởi sự phát triển du lịch thêm là rất quan trọng và cần
được ưu tiên hàng đầu ngành công nghiệp du lịch. Juan Gabriel Brida et al.
(2011) cho rằng sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương là điều cần thiết cho sự
phát triển của du lịch, sự thành công của các hoạt động và sự bền vững của
nền công nghiệp trong dài hạn. Cùng quan điểm đó, Joseph S. Chen et al.
(2001) khẳng định sự hỗ trợ của người dân địa phương là cần thiết cho sự phát
triển, thành công và tính bền vững của du lịch bởi vì du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào thiện chí của họ. Nếu người dân có nhận thức tích cực của du lịch,
họ sẽ hỗ trợ cho phát triển du lịch và vì thế, họ sẽ sẵn sàng để tham gia vào
một cuộc trao đổi với du khách. Bên cạnh đó, Shaharudin Jakpar et al. (2011)
cũng chỉ ra rằng sự hỗ trợ của người dân địa phương theo hướng phát triển du
lịch là yếu tố quan trọng đối với chính quyền địa phương và hoạch định các
chính sách vì sự thành công của hoạt động du lịch phụ thuộc vào hỗ trợ tích
cực từ người dân địa phương. Việc hỗ trợ cho phát triển du lịch cũng là một
vấn đề phức tạp và kết quả từ các nghiên cứu khác cho thấy rằng các nhà phát
triển cộng đồng và các nhà hoạch định du lịch cần phải tính đến thái độ của
người dân trước khi đầu tư phát triển, Robin Nunkoo et al. (2009).
Sự hỗ trợ phát triển du lịch của hộ gia đình là những hoạt động mà họ có
thể làm sau khi tham gia làm du lịch để giúp du lịch ngày càng phát triển hơn.
Nhiều nghiên cứu được lược khảo đã chỉ ra nhiều hướng tiếp cận đến sự hỗ trợ
13


phát triển du lịch của hộ gia đình. Điển hình là tác giả Shaharudin Jakpar et al.
(2011) đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ phát triển du lịch của cộng đồng địa phương
được thể hiện thông qua các hoạt động: ưu tiên xây dựng các cơ sở du lịch
mới, làm nhiều hơn để thúc đẩy du lịch, biết được sự quan trọng của du lịch
đối với địa phương, giúp đỡ cộng đồng phát triển đúng hướng. Tương tự
Shaharudin, Nancy G. McGehee et al. (n.d) cũng xác định sự hỗ trợ phát triển
du lịch của cộng đồng thông qua: sự ủng hộ xây dựng các cơ sở du lịch mới,

tầm quan trọng của du lịch đối với địa phương, các tổ chức du lịch cần làm
nhiều hơn để thúc đẩy phát triển du lịch. Thêm vào đó, Tsung Hung Lee
(2012) đã lập luận và tìm ra các biến đại diện cho sự hỗ trợ phát triển du lịch
của cộng đồng địa phương là: sự ủng hộ phát triển du lịch, tích cực tham gia
các hoạt động du lịch và các hoạt động giao lưu văn hoá giữa cộng đồng địa
phương và khách du lịch, ủng hộ các sáng kiến phát triển du lịch, hợp tác với
các kế hoạch phát triển du lịch.
2.1.6 Khái niệm về lý thuyết trao đổi xã hội7
2.1.6.1 Định nghĩa Lý thuyết trao đổi xã hội
Lý thuyết trao đổi xã hội đã được giới thiệu vào năm 1958 bởi các nhà xã
hội học George Homans với việc xuất bản tác phẩm của ông "Social Behavior
as Exchange". Ông định nghĩa trao đổi xã hội như việc trao đổi hoạt động, hữu
hình hay vô hình, và ít nhiều bổ ích hoặc tốn kém, giữa ít nhất hai người. Sau
khi Homans thành lập lý thuyết, các lý thuyết gia khác tiếp tục viết về nó, đặc
biệt là Peter M. Blau và Richard M. Emerson, người ngoài Homans thường
được coi là các nhà phát triển quan trọng của việc trao đổi quan điểm trong xã
hội học.8
Ngày nay, lý thuyết trao đổi xã hội đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là ứng dụng trong việc nghiên cứu các hành vi, thái độ của con
người. Lý thuyết trao đổi xã hội là một quan điểm xã hội học và tâm lý rằng
cái nhìn nền tảng của tất cả các mối quan hệ con người được dựa trên chi phí
và lợi ích. Theo lý thuyết trao đổi xã hội, quyết định của con người dựa trên
chi phí và lợi ích có thể được tích lũy từ các quyết định cụ thể. Ngay cả mối
quan hệ không bị ảnh hưởng từ niềm tin này. Một cá nhân sẽ xây dựng một
mối quan hệ dựa trên lợi ích cảm nhận nổi lên từ những mối quan hệ xã hội.

7

8


InnovateUs, < />Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, < />
14


×