Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 106 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHÂU THỊ HỒNG CẨM

KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI ĐÀI
PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 8 năm 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHÂU THỊ HỒNG CẨM
MSSV: 4117098

KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG TẠI ĐÀI
PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH
HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
HỒ HỮU PHƢƠNG CHI

Tháng 8 năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, các anh chị. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Bộ môn Kế toán – Kiểm toán khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trƣờng
Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Cô Hồ Hữu Phƣơng Chi thuộc bộ môn Kế Toán – Kiểm Toán Trong suốt
thời gian thực hiện luận văn, dù rất bận rộn nhƣng cô vẫn dành rất nhiều thời
gian và tâm huyết trong việc hƣớng dẫn em. Cô đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo,
động viên, định hƣớng, góp ý và sửa chữa những chỗ sai giúp em không bị sai
lệch hƣớng đi và kiến thức.
Ban lãnh đạo Đài Phát Thanh và Truyền Hình tỉnh Hậu Giang đã tiếp
nhận em vào thực tập, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em đƣợc tìm hiểu hoạt
động của Đơn vị và thu thập những thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Em xin gữi lời cảm ơn đến chị Ngọc Dung – Phụ trách kế toán, chị Diệu
và chị Thu Thủy- Phòng Kế toán của Đài Phát Thanh và Truyền Hình tỉnh
Hậu Giang đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp cho
em những thông tin cần thiết, hữu ích cho bài luận văn.
Các cô chú, anh chị của Đài Phát Thanh và Truyền Hình tỉnh Hậu Giang

đã hợp tác và nhiệt tình giúp đỡ, động viên, chia sẽ những kinh nghiệm quý
báu, giúp em hoàn thiện những thiếu sót của bài luận văn.
Dù đã cố gắng đầu tƣ nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc
chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định. Kính mong nhận
đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc thầy, cô dồi dào sức khỏe, g t hái đƣợc nhiều
thành công trong công việc giảng dạy của mình. in kính chúc sức khỏe toàn
thể các cô chú và các anh chị trong Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu
Giang. Kính chúc Quý đơn vị hoạt động ngày càng hiệu quả và phát triển vững
mạnh!
Em xin chân thành cám ơn!

Cần Thơ, Ngày … tháng … năm 2014
Ngƣời thực hiện

Châu Thị Hồng Cẩm
i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, Ngày… tháng … năm 2014
Ngƣời thực hiện

Châu Thị Hồng Cẩm

ii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...............................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Ngày ... tháng ... năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(Ký tên và đóng dấu)

iii



MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đ t vấn đề nghên cứu ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi về không gian .............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian .................................................................................. 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
2.1.1 Đ c điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp và kế toán đơn vị hành chính
sự nghiệp ............................................................................................................. 3
2.1.2 Lao động .................................................................................................... 3
2.1.3 Những vấn đề chung về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ........... 4
2.1.4 Quỹ nhuận bút và phụ cấp hành chính....................................................... 8
2.1.5 Kế toán tiền lƣơng .................................................................................. 10
2.1.6 Tiền lƣơng, cách tính lƣơng và các khoản phụ cấp ................................. 11
2.1.7 Hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ............................... 19
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................... 24
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 24
Chƣơng 3:TỔNG QUAN VỀ ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH
TỈNH HẬU GIANG ........................................................................................ 26
iv



3.1 Lịch sự hình thành và phát triển ................................................................. 26
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 26
3.1.2 Thành tích đạt đƣợc ................................................................................. 27
3.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 27
3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị .............................................................. 27
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng ................................ 28
3.3 Nhiệm vụ và quyền hạn .............................................................................. 32
3.4 Tổ chức công tác kế toán ............................................................................ 34
3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 34
3.4.2 Chức năng của từng kế toán ................................................................... 34
3.4.3 Hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng ................................... 37
3.4.4 Chế độ kế toán áp dụng ........................................................................... 39
3.4.5 Tổ chức sử dụng báo cáo tài chính .......................................................... 39
3.5 Tổng quan hoạt động kinh doanh của đơn vị.............................................. 39
3.6 Thuận lợi và khó khăn ............................................................................... 41
3.6.1 Thuận lợi .................................................................................................. 41
3.6.2 Khó khăn .................................................................................................. 41
3.6.3 Định hƣớng phát triển .............................................................................. 42
Chƣơng 4: KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƢƠNG ............................................................................................................ 43
4.1 Thực trạng kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng .................... 43
4.1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ................................................................ 43
4.1.2 Trình tự hạch toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng .................. 49
4.2 Tình hình chung về lao động và tiền lƣơng ................................................ 66
4.2.1 Tình hình nhân sự trong đơn vị ............................................................... 66

v



4.2.2 Các chính sách về nhân sự trong đơn vị .................................................. 68
Chƣơng 5: CÁC NHẬN ÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƢƠNG ...
........................................................................................................................... 70
5.1 Nhận xét ...................................................................................................... 70
5.1.1 Về tình hình hoạt động ............................................................................ 70
5.1.2 Về công tác kế toán .................................................................................. 70
5.2 Công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng ....................... 71
5.2.1 Ƣu điểm ................................................................................................... 71
5.2.2 Nhƣợc điểm ............................................................................................. 72
5.3 Giải pháp ..................................................................................................... 72
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 74
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 74
6.2 Kiến nghị .................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 78

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các khoản trích theo lƣơng ................................................................. 6
Bảng 2.2 Bảng hệ số khung nhuận bút ............................................................... 9
Bảng 3.1 Tóm tắt báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động
sản xuất kinh doanh trong ba năm từ năm 2011 đến năm 2013 ...................... 40
Bảng 3.2. Tóm tắt báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động
sản xuất kinh doanh chỉ tính sáu tháng đầu năm từ năm 2012 đến năm
2014 .................................................................................................................. 40
Bảng 4.1 Trình độ nhân sự Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu

Giang từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 ....................................................... 66
Bảng 4.2 Số lƣợng lao động theo giới tính Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 ................................ 67
Bảng 4.3 Số lƣợng lao động theo hợp đồng lao động Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Hậu Giang từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 ................... 68

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu
Giang ................................................................................................................ 28
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu
Giang ................................................................................................................ 34
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ............................................................. 38
Hình 4.1: Quy trình thanh toán lƣơng theo ngạch bậc..................................... 49
Hình 4.2: Quy trình thanh toán sản phẩm nhuận bút ....................................... 50

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BHXH

:


Việt Nam
Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

BTC

:

Bộ Tài Chính

CBVC

:

Cán bộ viên chức

KPCĐ


:

Kinh phí công đoàn

NĐ-CP

:

Nghị định Chính phủ



:

Quyết định

TT

:

Thông tƣ

TK

:

Tài khoản

XDCB


:

Agribank

ây dựng cơ bản

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nền kinh tế của nƣớc ta hiện nay là nền kinh tế thị trƣờng vận hành theo
chế độ ã hội chủ nghĩa dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, quản lý kinh tế tài
chính là một nội dung không thể thiếu trong nền kinh tế của nƣớc ta. Nó có
nhiệm vụ khai thác các nguồn kinh tế và quản lý có hiệu quả tất cả các nguồn
lực.
Ở bất kì một doanh nghiệp nào để hoạt động một cách có hiệu quả thì
ngoài thế mạnh sẵn có thì đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt kịp thời
các tiến bộ khoa học để từ đó đƣa vào thực tiễn mà ngƣời trực tiếp áp dụng
chính là nhân viên, là ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Các chiến lƣợc kinh
doanh của các doanh nghiệp có nhiều yếu tố nhƣng yếu tố con ngƣời luôn đ t
ở vị trí hàng đầu mà biểu hiện của điều đó chính là vấn đề tiền lƣơng cho
ngƣời lao động. Do đó cần phải nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của tiền
lƣơng theo quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta hiện nay, bởi tiền lƣơng là
đòn bẩy kinh tế đem lại thu nhập cho ngƣời lao động để bù đắp những hao phí
về sức lao động, tiền lƣơng góp phần thúc đẩy động viên ngƣời tham gia lao
động nhiệt tình cống hiến cả về sức lao động lẫn trí óc từ đó chất lƣợng công
việc cũng đƣợc nâng cao suy ra cái lợi thu về cho doanh nghiệp cũng đƣợc
nâng cao.

Hiện nay xã hội phát triển, tiền lƣơng không chỉ là vấn đề của ngƣời lao
động và doanh nghiệp mà là vấn đề đƣợc quan tâm của toàn xã hội. Để bảo vệ
lợi ích của ngƣời lao động thì các tổ chức xã hội cho ngƣời lao động đƣợc
hình thành thông qua các khoản trích theo lƣơng bao gồm bảo hiểm y tế, bảo
hiểm tai nạn và kinh phí công đoàn. Do đó để rạch ròi giữa tính và trả tiền
lƣơng giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động thì doanh nghiệp cần phải có một
bộ phận phụ trách, cụ thể là kế toán tiền lƣơng trong doanh nghiệp.
Là một kế toán đơn vị sự nghiệp có chức năng tổ chức hệ thống thông tin
toàn diện, liên tục có hệ thống về tình hình tiếp nhận sử dụng kinh phí, sử
dụng tài sản công ở các đơn vị thụ hƣởng tài sản công. Thông qua đó tổ trƣởng
các đơn vị hành chính nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của mình tổ chức
phát huy các m t tích cực và hạn chế các khuyết điểm, các cơ quan của nhà
nƣớc kiểm soát đánh giá chính xác công việc hiệu quả của việc sử dụng ngân
quỹ.
Việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lƣơng và các khoản trích theo
lƣơng trong doanh nghiệp cũng nhƣ trong đơn vị sự nghiệp phải đúng, đủ, kịp
thời cho ngƣời lao động là hết sức quan trọng góp phần nhanh chóng trong
1


hoàn thành kế hoạch hoạt động, tăng năng suất lao động và cãi thiện đời sống
cho ngƣời lao động. Đây là chức năng quan trọng của ngƣời kế toán tiền lƣơng
trong doanh nghiệp đ c biệt là trong một đơn vị hành chính sự nghiệp. Do đó
vị trí và vai trò của công việc kế toán tiền lƣơng là rất cần thiết trong đơn vị sự
nghiệp đ c biệt là một đơn vị sử dụng cả hai nguồn thu từ sự nghiệp và từ hoạt
động dịch vụ. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó em đã chọn đề tài “Kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh Hậu Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng công tác kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo
lƣơng tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang từ đó đề ra giải pháp
giúp cho đơn vị tổ chức và quản lý tiền lƣơng và nhân viên một cách hiệu quả
hơn trong tƣơng lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng tại
đơn vị.
- Nhận xét ƣu, khuyết điểm về công tác kế toán tiền lƣơng trong đơn vị.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lƣơng và các
khoản trích theo lƣơng tại đơn vị.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thu thập số liệu: số liệu thu thập trong ba năm từ đầu năm
2011 đến hết năm năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014.
- Thời gian thực hiện đề tài: thời gian thực tập từ ngày 11 tháng 07 đến
ngày 18 tháng 11 năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác “Kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang” thông
qua các chứng từ phát sinh trong đơn vị.

2


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp và kế toán trong

đơn vị hành chính sự nghiệp
- Đ c điểm của các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý
hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, sự
nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp kỹ thuật… hoạt động bằng nguồn kinh
phí khác nhƣ thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhận biếu, t ng…, theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực
hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nƣớc giao.
- Kế toán hành chính sự nghiệp là kế toán chấp hành ngân sách của Nhà
nƣớc tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, là công cụ điều hành, quản lý các
hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị hành chính. Do đó để quản lý và chủ
động trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các đơn vị hành chính sự
nghiệp phải lập dự toán cho từng khoản chi tiêu này. Dựa vào báo cáo dự toán,
ngân sách nhà nƣớc cấp kinh phí cho các đơn vị. Chính vì vậy, kế toán không
chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị mà còn quan trọng đối với ngân sách
nhà nƣớc.
- Việc sắp xếp phân công công việc cho những ngƣời làm công tác kế
toán trong đơn vị sao cho bộ máy kế toán phải phù hợp với quy mô hoạt động
và yêu cầu quản lý của đơn vị thật sự rất quan trọng trong các đơn vị hành
chính, đơn vị sự nghiệp.
2.1.2 Lao động
2.1.2.1 Khái niệm về lao động
Lao động là hoạt động bằng chân tay, trí óc có mục đích của con ngƣời
nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để tạo ra sản phẩm có ích phục vụ
cho sản xuất và đời sống của con ngƣời. Lao động là một trong những điều
kiện cần thiết cho sự tồn tại phát triển xã hội và còn là một yếu tố cơ bản trong
quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp. Lao động là một trong ba
yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí về lao động là
một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm sản xuất ra.
2.1.2.2 Sự cần thiết của lao động
Lao động tạo ra của cải vật chất nuôi sống và duy trì con ngƣời và phát

triển đất nƣớc.
3


Lao động là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất đƣợc hoạt
động liên tục và có hiệu quả. Lao động là một thành phần không thể thiếu
trong bất kỳ một doanh nghiệp nào.
2.1.2.3 Phân loại lao động
* Phân loại theo quan hệ sản xuất
- Lao động trực tiếp: là những công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm nhƣ: công nhân viên ở các tổ, ở các
phân xƣởng sản xuất…
- Lao động gián tiếp: là những ngƣời không tham gia trực tiếp vào quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm nhƣ: cán bộ nhân viên quản lý các phòng ban,
trƣởng và phó phòng, nhân viên kỹ thuật…
* Phân loại theo tổ chức quản lý, sử dụng theo thời gian lao động:
- Lao động thƣờng xuyên: là toàn bộ nhân viên làm việc lâu dài, do
doanh nghiệp trực tiếp quản lý.
- Lao động không thƣờng xuyên, mang tính chất thời vụ: nhân viên bốc
vác, lắp đ t, sửa chữa…
* Phân loại theo chức năng lao động:
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất: công nhân viên ở các phân
xƣởng, phòng, tổ…
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: các nhân viên bán hàng trên
thị trƣờng, nhân viên tiếp thị…
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: là Giám đốc, Trƣởng phòng
phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp…
2.1.3 Những vấn đề về tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng
2.1.3.1 Khái niệm về tiền lương và ý nghĩa của tiền lương
* Khái niệm về tiền lương

Tiền lƣơng là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất xã hội mà ngƣời
lao động đƣợc sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình
sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. M t khác tiền lƣơng là bộ phận cấu
thành nên giá trị sản phẩm do lao động tạo ra.
Tiền lƣơng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời lao động, vừa là yếu tố
chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đó việc chi
trả tiền lƣơng hợp lí, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy ngƣời lao động
hăng say trong công việc, tăng năng suất lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tăng
tích lũy cho đơn vị.
4


Tiền lƣơng của ngƣời lao động đƣợc xác định theo hai cơ sở chủ yếu là
số lƣợng và chất lƣợng lao động của mỗi ngƣời. Tiền lƣơng hình thành có tính
đến kết quả của cá nhân, của tập đoàn và của xã hội, nó có quan hệ trực tiếp
đến việc thực hiên lợi ích của cá nhân ngƣời lao động.
* Ý nghĩa của tiền lương đối với người sử dụng lao động
Về hạch toán lao động:
- Hạch toán lao động đúng đắn làm cơ sở cho việc tính lƣơng đúng đắn.
- Giúp cho ngƣời quản lý lao động của đơn vị đi sâu vào nề nếp, thúc đẩy
ngƣời lao động tăng cƣờng kỹ luật trong công việc, hoàn thành xuất sắc công
việc đƣợc giao, tăng năng xuất, hiệu quả công việc.
Về hạch toán tiền lƣơng:
- Giúp cho đơn vị quản lý ch t chẽ tiền lƣơng, tránh việc thất thoát nguồn
hạn mức kinh phí của nhà nƣớc.
- Giúp cho việc tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và kinh phí công đoàn đúng mục đích và đúng chế độ.
- Hạch toán tiền lƣơng ch t chẽ sẽ kích thích ngƣời lao động tích cực làm
việc, tăng hiệu quả công việc đƣợc giao.
- Hạch toán lao động tiền lƣơng chính xác làm cơ sở cho việc lập dự toán

chính xác, phân bổ nguồn thu chi đƣợc đúng đắn.
2.1.3.2 Quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
a) Quỹ tiền lƣơng:
* Khái niệm: quỹ lƣơng là toàn bộ tiền lƣơng tính theo số cán bộ công
nhân viên của đơn vị do Nhà nƣớc cấp hạn mức kinh phí để chi trả bao gồm
các khoản:
- Tiền lƣơng ngạch bậc;
- Lƣơng cho cán bộ hợp đồng chƣa vào biên chế;
- Tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động trong thời gian ngừng công tác do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian đƣợc điều động công tác nghĩa vụ
theo chế độ quy định nhƣ: nghỉ phép, thời gian đi học…
- Các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ;
- Các khoản tiền thƣởng
- Các khoản sinh hoạt phí.
* Phân loại quỹ tiền lương: về phƣơng diện hạch toán tiền lƣơng của
cán bộ công nhân viên, quỹ tiền lƣơng đƣợc chia thành:

5


- Tiền lƣơng chính: là tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên trong
thời gian làm việc, làm việc thực tế bao gồm lƣơng trả theo cấp bậc và các phụ
cấp kèm theo nhƣ: phụ cấp chức vụ, phụ cấp tai nạn, phụ cấp làm đêm, phụ
cấp làm thêm giờ…
- Tiền lƣơng phụ: là tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên trong thời
gian “họ” đƣợc nghỉ đƣợc hƣởng lƣơng chế độ nhƣ: nghỉ phép, nghỉ lễ, hội
họp, ngừng công tác do điều kiện khách quan nhƣ ốm đau, thai sản…
- Tiền lƣơng trả cho cán bộ công nhân viên hợp đồng.
b) Các khoản trích theo lƣơng
* Khái niệm: gắn ch t với tiền lƣơng là các khoản trích theo lƣơng gồm

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn.
Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với ngƣời lao
động. Tuân thủ theo Quyết định số 1111/QĐ-BH H ngày ngày 25/10/2011 về
việc ban hành Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý sổ bảo
hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và Luật công đoàn số 12/2012/QH13 quy định
nhƣ sau:
Bảng 2.1: Các khoản trích theo lƣơng
Các khoản trích
theo lƣơng
1. BHXH
2. BHYT
3. BHTN
4. KPCĐ
Cộng (%)

Doanh Nghiệp
(%)
18
3
1
2
24

Ngƣời lao động
(%)
8
1,5
1
1
11,5


Cộng
(%)
26
4,5
2
3
35,5

* Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế ho c bù đắp một phần thu nhập
của ngƣời lao động khi họ bị giảm ho c mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động ho c chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BH H, là BH H bắt buộc và
BH H tự nguyện.
Đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần kinh phí tự chủ nhƣ Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang. Theo quy định của Luật bảo hiểm
xã hội thì đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho toàn thể nhân viên
trong đơn vị theo Khoản 1 Điều 4 của Quyết định. Cụ thể nhƣ sau:

6


Mức đóng:
- Từ ngày 01/01/2014 bằng 26%, trong đó ngƣời lao động đóng 8%; đơn
vị đóng 18%
- Đơn vị giữ lại 2% quỹ lƣơng, tiền công đóng bảo hiễm xã hội bắt buộc
của những ngƣời lao động tham gia BH H bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ
ốm đau, thai sản cho ngƣời lao động. Hàng tháng đơn vị quyết toán với cơ

quan bảo hiểm xã hội, trƣờng hợp số tiền đƣợc quyết toán nhỏ hơn số tiền
đƣợc giữ lại thì đơn vị phải đóng số chênh lệch thừa vào tháng tiếp theo tháng
quyết toán cho quỹ bảo hiễm xã hội.
Tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc:
- Tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định: ngƣời lao động thuộc đối tƣợng thực
hiện chế độ tiền lƣơng do Nhà nƣớc quy định thì tiền lƣơng tháng đóng
BH H bắt buộc là tiền lƣơng ngạch, bậc, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lƣơng này tính trên cơ sở mức lƣơng tối thểu chung tại thời điểm đóng.
- Tiền lƣơng, tiền công do đơn vị quyết định: ngƣời lao động thực hiện
chế độ tiền lƣơng, tiền công do đơn vị quyết định thì tiền lƣơng, tiền công
tháng đóng BH H bắt buộc là mức tiền lƣơng, tiền công ghi trên hợp đồng lao
động.
Phương thức đóng:
Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng đơn vị trích tiền đóng BH H
bắt buộc trên quỹ tiền lƣơng, tiền công tháng của ngƣời lao động đồng thời
trích tiền lƣơng tiền công tháng đóng BH H cho từng ngƣời lao động theo
mức quy định chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan
BH H mở tại ngân hàng.
* Bảo hiểm y tế
Là quỹ bảo hiểm bảo trợ về y tế cho ngƣời tham gia bảo hiểm giúp họ
phần nào trang trải tiền khám chữa bệnh, tiền viện phí. Quỹ BHYT đƣợc hình
thành bằng cách tính 4,5% trong tổng số phải chịu trong đó 3% tính vào chi
phí cho doanh nghiệp, 1,5% ngƣời lao động tính vào tiền lƣơng.
Căn cứ vào điều 15 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011,
doanh nghiệp nộp hết cho cơ quan BHYT.
* Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
ngƣời bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định.

7



Đối tƣợng nhận đƣợc BHTN là những ngƣời bị mất việc không do lỗi
của cá nhân họ. Ngƣời lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng
nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp.
Những ngƣời lao động này sẽ đƣợc hỗ trợ một khoản tiền theo tỷ lệ nhất định.
Ngoài ra, chính sách BHTN còn hỗ trợ học nghề và tìm việc làm đối với ngƣời
lao động tham gia BHTN.
Tuân theo Điều 11 Mục 03 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày
25/10/2011 quy định thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng bằng 3%
mức tiền lƣơng, tiền công tháng đóng BH H, trong đó ngƣời lao động đóng
1% tiền lƣơng, tiền công tháng; đơn vị đóng bằng 1%, Ngân sách Nhà nƣớc hỗ
trợ bằng 1% quỹ tiền lƣơng, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của
những ngƣời lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
* Kinh phí công đoàn
Quỹ KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp.
Nguồn hình thành quỹ: Nhà nƣớc cho phép đơn vị đƣợc tính thêm vào
chi phí theo tỷ lệ nhất định.
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lƣơng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho
ngƣời lao động. Quỹ tiền lƣơng này là tổng mức tiền lƣơng của những ngƣời
lao động thuộc đối tƣợng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật về BH H.
Đối với đơn vị, cụ thể mức trích kinh phí công đoàn nhƣ sau: trích 1%
tiền lƣơng, tiền công tháng của ngƣời lao động và 2% do đơn vị chịu. Khi đó
2% KPCĐ do đơn vị chịu sẽ nộp lên cho Liên đoàn lao động còn 1% ngƣời
lao động chịu sẽ đƣợc giữ lại đơn vị để hoạt động công đoàn.
Mức trích = Tổng tiền lương phải trả hàng tháng × Tỷ lệ trích

(2.1)


2.1.4 Quỹ nhuận bút và phụ cấp hành chính
Nhuận bút là tiền công, là thù lao trả cho công của ngƣời lao động của
tác giả có những sản phẩm đƣợc ứng dụng và sử dụng vào những mục đích
khác nhau.
a) Quỹ nhuận bút
Theo Nghị định Chính phủ số 61/2002/ NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm
2002 Nghị định của chính phủ về chế độ nhuận bút và theo Theo Điều 18
Quyết định về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Hậu Giang ngày 15/03/2012 quy định:
- Trích 12 – 15% của tổng dự toán hàng năm để lập quỹ nhuận bút.

8


- Trích 20% từ quỹ nhuận bút lập quỹ trợ cấp nhân viên hành chính là từ
700 – 900 triệu đồng.
b) Cơ sở để tính nhuận bút nhƣ sau:
Bảng 2.2: Bảng hệ số khung nhuận bút
Nhóm
1

Thể loại

Hệ số
1 – 10

Tin
Trả lời bạn đọc

2


Tranh

1 – 10

3
4

Ảnh
Chính luận

1 - 10
10 - 30

5

Phóng sự

Bài phỏng vấn

10 - 30

6

Văn học

8 - 30

7


Nghiên cứu

10 - 30

- Đối với các thể loại thuộc nhóm 1, 4, 5, 7 trong khung nhuận bút báo
chí, tác giả ho c chủ sở hữu tác phẩm hƣởng nhuận bút bằng 20-30% mức
nhuận bút của thể loại tƣơng ứng.
- Đối với thể loại 6 trong khung nhuận bút báo chí, tác giả ho c chủ sở
hữu tác phẩm hƣởng nhuận bút 50-150% thể loại tƣơng ứng.
- Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác,
tác giả ho c chủ sở hữu tác phẩm hƣởng nhuận bút từ 50%-70% mức nhuận
bút của thể loại tƣơng ứng quy định tại Nghị định.
- Đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biễu diễn khác,
các tác phẩm điện ảnh, tác giả ho c chủ sở hữu tác phẩm hƣởng nhuận bút
bằng mức nhuận bút tƣơng ứng quy định thì Tổng Giám đốc (Giám đốc) của
Đài truyền hình đƣợc quyền trả nhuận bút cho tác giả ho c chủ sở hữu tác
phẩm ở mức cao hơn nhƣng không quá 20% đối với phim truyện sân khấu và
truyền hình, không quá 60% đối với phim tài liệu, phim khoa học trong tổng
chi phí sản xuất tác phẩm.
- Giá trị của một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lƣơng tối
thiểu. Ở đây đơn vị áp dụng mức lƣơng tối thiểu theo Nghị định
203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về Quy định mức lƣơng tối thiểu của chính
phủ là 290.000 đồng tƣơng đƣơng một đơn vị hệ số nhuận bút là 29.000 đồng.

9


- Nhuận bút đƣợc tính, trả theo mức hệ số nhuận bút trong khung nhuận
bút nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút là:
Nhuận bút = Hệ số nhuận bút × Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút


(2.2)

- Chi phí nhuận bút đƣợc đơn vị đƣa vào tài khoản chi phí TK 631- chi
phí sản xuất kinh doanh, và nhuận bút đƣợc đơn vị trả trực tiếp cho cán bộ và
nhân viên trong đơn vị bằng tiền m t.
2.1.5 Kế toán tiền lƣơng
* Kế toán tiền lƣơng
Kế toán tiền lƣơng là nhằm phản ánh các khoản tiền lƣơng, tiền công,
tiền thƣởng, cùng các khoản phải trả khác cho ngƣời lao động (gồm ngƣời lao
động thuộc biên chế và nhân viên hợp đồng) và tình hình thanh toán các khoản
này của đơn vị đối với ngƣời lao động trong kỳ kế toán.
Kế toán tiền lƣơng là việc hạch toán tiền lƣơng dựa vào các yếu tố nhƣ:
phiếu làm việc thêm giờ, hợp đồng lao động…, để lập bảng tính, thanh toán
lƣơng và bảo hiểm xã hội cho ngƣời lao động.
* Nhiệm vụ kế toán tiền lƣơng
- Nắm chắc tình hình biên chế cán bộ công chức, viên chức và nhân viên
hợp đồng của đơn vị trên các m t số lƣợng, họ tên từng ngƣời, số tiền phải chi
trả cho từng ngƣời, các khoản phải thu ho c phải khấu trừ vào lƣơng, sinh hoạt
phí…
- Nắm vững và thực hiện các quy định về quản lý quỹ lƣơng thuộc khu
vực hành chính sự nghiệp nhƣ: đăng ký biên chế, lập sổ lƣơng, sinh hoạt phí...
- Tính toán chính xác, kịp thời đúng chính sách chế độ và các khoản tiền
lƣơng, tiền thƣởng, các khoản trợ cấp phải trả cho ngƣời lao động.
- Thông qua công tác kế toán mà kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc
chế độ về quản lý lao động tiền lƣơng qua các m t tuyển dụng đề bạt thuyên
chuyển...nhằm giảm nhẹ biên chế, nâng cao hiệu quả công tác.
- Giữ các sổ chi tiết về thanh toán lƣơng.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về
lao động tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội (BH H), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh

phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lƣơng, quỹ
BH H, BHYT, KPCĐ.

10


- Lập báo cáo nội bộ về lao động, tiền lƣơng, BH H, BHYT, KPCĐ
thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng
lao động, quỹ BH H, BHYT, KPCĐ.
2.1.6 Tiền lƣơng, cách tính lƣơng và các khoản phụ cấp khác
Tuân thủ theo Chƣơng III Điều 6 Quyết định “Ban hành và quy chế chi
tiêu nội bộ của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang” ngày
15/03/2012.
2.1.6.1 Tiền lương và thu nhập tăng thêm
* Tiền lƣơng: tiền lƣơng của cán bộ, nhân viên đƣợc kế toán tính mỗi
tháng, mức lƣơng tối thiểu là 1.150.000 đồng tiền lƣơng đƣợc trả đúng theo
quy định, công việc, thời gian làm việc thực tế, cấp bậc và thang lƣơng của
ngƣời lao động bao gồm lƣơng chính thức, lƣơng tập sự và lƣơng hợp đồng:
- Lƣơng chính thức: chi trả tiền lƣơng cho ngƣời lao động trong biên
chế theo lƣơng cấp bậc, chức vụ theo mức lƣơng cơ bản do Nhà nƣớc quy
định cho đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Lƣơng tập sự (thử việc): ngƣời lao động trong thời gian hợp đồng thử
việc đƣợc hƣởng lƣơng tập sự thống nhất bằng 85% lƣơng chính thức theo cấp
bậc tƣơng đƣơng.
- Lƣơng hợp đồng: hợp đồng dài hạn và hợp đồng khoán việc lƣơng sẽ
do Giám đốc và ngƣời lao động thỏa thuận.
* Thu nhập tăng thêm: căn cứ vào khả năng tài chính có đƣợc và sự
đóng góp của từng ngƣời, Giám đốc sẽ xem xét và quyết định chi trả thu nhập
tăng thêm cho ngƣời lao động theo từng ngƣời, từng trƣờng hợp, từng giai
đoạn, thời gian cụ thể. Tổng thu nhập tăng thêm không quá 02 lần quỹ tiền

lƣơng cấp bậc, chức vụ trong năm sau khi đã trích lập quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp.
Nguyên tắc chi thu nhập tăng thêm: ngƣời nào có hiệu suất công tác cao,
đóng góp nhiều trong việc tăng thu tiết kiệm chi sẽ đƣợc trả nhiều hơn.
a) Đối tƣợng hƣởng tiền lƣơng tăng thêm
- Cán bộ viên chức trong biên chế.
- Lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên.
- Cán bộ viên chức là lao động tuyển dụng đƣợc tuyển dụng theo Nghị
định 116/NĐ-CP, và Nghị định 68/NĐ-CP ho c các đối tƣợng mới chuyển
công tác về cơ quan, 03 tháng đầu đƣợc hƣởng định suất 50% mức lƣơng tăng
11


thêm, từ tháng 04 trở đi đƣợc hƣởng điều chỉnh tiền lƣơng tăng thêm nhƣ cán
bộ, viên chức trong cơ quan.
- Cán bộ viên chức đƣợc cơ quan cử đi học kết quả học tập đạt yêu cầu
nhƣng đảm bảo đƣợc nhiệm vụ chuyên môn và xếp loại B tháng đó thì đƣợc
hƣởng 100% tiền lƣơng tăng thêm.
- Nghỉ việc đƣợc hƣởng trợ cấp BH H (nghỉ ốm, nghỉ thai sản) có thời
hạn từ 15 ngày/ tháng thì đƣợc hƣởng 50 % lƣơng tăng thêm.
b) Đối tƣợng không đƣợc hƣởng tiền lƣơng tăng thêm
- Không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, bình bầu loại C tháng đó.
- Nghỉ việc vì lý do cá nhân.
- Bị xử lý các hình thức kỹ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, hạ
ngạch và bị cách chức.
- Nghỉ việc do đình chỉ công tác do kiểm điểm, xem xét kỷ luật trong
thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thời gian không đƣợc hƣởng tiền lƣơng tăng thêm tƣơng ứng với thời
gian phát sinh sự việc. Riêng thời gian không đƣợc hƣởng tiền lƣơng tăng
thêm đối với các hình thức vi phạm kỷ luật, khiển trách: 03 tháng, cảnh cáo:

06 tháng, hạ bậc lƣơng, hạ ngạch, cách chức: tối thiểu 01 năm.
2.1.6.2 Phương pháp tính lương
Căn cứ vào Bộ luật lao động ngày 18/06/2012 tiền lƣơng trả cho ngƣời
lao động đƣợc tính theo chế độ cấp bậc. Tiền lƣơng cấp bậc là tiền lƣơng áp
dụng cho công nhân viên căn cứ theo số lƣợng, chất lƣợng và trình độ lao
động. Theo chế độ này đơn vị phải áp dụng mức lƣơng, thang lƣơng hiện
hành.
- Thang lƣơng: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lƣơng theo
trình tự và cấp bậc giữa các nhân viên cùng trình độ, mỗi thang lƣơng điều có
hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lƣơng ở các cấp bậc khác nhau so với mức lƣơng tối
thiểu.
- Mức lƣơng: là tiền lƣơng trả cho ngƣời lao động cho một đơn vị thời
gian phù hợp cho các cấp bậc. Thông thƣờng Nhà nƣớc chỉ quy định mức
lƣơng tối thiểu với hệ số lƣơng của cấp bậc tƣơng ứng.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị Định 66/2013 Nghị định Chính phủ,
mức lƣơng tối thiểu áp dụng kể từ ngày 01/07/2013 là 1.150.000 đồng/
ngƣời/tháng.
12


2.1.6.3 Các hình thức trả lương
a) Hình thức trả lƣơng theo thời gian
Là hình thức tiền lƣơng tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và
thang, bảng lƣơng của Nhà nƣớc quy định và hợp đồng lao động đối với cán
bộ công nhân viên, ngƣời làm công. Tiền lƣơng theo thời gian có thể tiến hành
trả lƣơng theo thời gian giản đơn và trả lƣơng theo thời gian có thƣởng. Các
hình thức trả lƣơng theo thời gian bao gồm:
* Lương tháng
Căn cứ vào thời gian lao động và hệ số lƣơng theo quy định của ngƣời
lao động để tính lƣơng phải trả cho các công chức, viên chức và nhân viên

trong đơn vị.
Tiền lƣơng theo ngạch bậc đƣợc tính dựa theo thời gian làm việc, cấp
bậc, ngạch lƣơng của ngƣời lao động. Thâm niên làm việc càng lâu thì lƣơng
càng cao. Lƣơng hàng tháng đƣợc tính nhƣ sau:
LT = (HSL+HSPCCV+HSVK+PCTN)×Ltt
Trong đó:

(2.3)

LT là lƣơng tháng
HSL là hệ số lƣơng
HSPCCV là hệ số phụ cấp
HSVK là hệ số vƣợt khung
PCTN là phụ cấp trách nhiệm
Ltt là lƣơng tối thiểu mà ngƣời lao động nhận đƣợc

(1.150.000 đồng)
- Khi có phát sinh nghỉ việc trong tháng thì tiền lƣơng phải trả đƣợc tính
nhƣ sau:
Số ngày
Tiền lương
làm việc
Mức lương tháng
phải trả =
(2.4)
× thực tế
Số
ngày
làm
việc

trong
tháng
theo
trong
trong tháng
quy định
tháng
của người
lao động
* Lương ngày
Trả cho ngƣời lao động căn cứ vào mức lƣơng ngày và số ngày làm thực
tế trong tháng. Lƣơng ngày thƣờng áp dụng để trả lƣơng cho lao động trực tiếp
hƣởng lƣơng trong thời gian, tính lƣơng cho ngƣời lao động trong những ngày
hội họp, học tập ho c làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BH H.
13


Số giờ làm
Tiền lương
việc
Mức lương ngày
phải trả =
× thực tế
Số
giờ
làm
việc
trong
ngày
theo

trong ngày
trong ngày
quy định
của người
lao động

(2.5)

* Lương giờ
Áp dụng để trả cho lƣơng cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc
không hƣởng lƣơng theo sản phẩm. Ƣu điểm của hình thức này là đã tận dụng
đƣợc thời gian lao động của công nhân nhƣng lại vẫn chƣa gắn liền lƣơng với
kết quả của từng ngƣời lao động theo dõi phức tạp.
Mức lương =
giờ

Mức lương ngày

(2.6)

Số giờ làm việc trong ngày theo quy định

b) Hình thức trả lƣơng theo sản phẩm
Là hình thức trả lƣơng theo số lƣợng và chất lƣợng công việc đã hoàn
thành, hình thức trả lƣơng theo sản phẩm áp dụng cho các bộ phận có công
nhân tham gia trực tiếp vào sản xuất thành phẩm, trả lƣơng theo hình thức này
khuyến khích ngƣời lao động tăng năng suất góp phần tạo ra nhiều sản phẩm
cho xã hội.
* Tiền lương theo sản phẩm không hạn chế (trực tiếp)
Với cách trả lƣơng này, tiền lƣơng phải trả cho ngƣời lao động đƣơc tính

trực tiếp theo số lƣợng sản phẩm đã quy định, không chịu sự hạn chế nào.
Số lượng sản
Tiền lương trả theo
= phẩm hoàn thành
sản phẩm trực tiếp
đúng quy định

×

Đơn giá tiền
lương một
sản phẩm

(2.7)

Hình thức này áp dụng đối với lao động trực tiếp sản xuất và đây là hình
thức đƣợc áp dụng phổ biến nhất.
* Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức trả lƣơng này áp dụng để trả lƣơng cho lao động gián tiếp ở
các bộ phận nhƣ công nghệ điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dƣỡng máy
móc, lao động làm nhiệm vụ vận chuyển…

14


×