Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại công ty cổ phần đầu tư thúy sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.01 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI PHƢƠNG THẢO

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DĂM GỖ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÚY SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số ngành: 52340121

11 – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI PHƢƠNG THẢO
MSSV: 4115669

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DĂM GỖ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÚY SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH DOANH THƢƠNG MẠI
Mã số ngành: 52340121

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN DUYỆT


11 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Cần Thơ, tôi
đã đƣợc Qúy Thầy, Cô của trƣờng nói chung và Qúy Thầy, Cô Khoa Kinh Tế &
Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và kiến
thức xã hội vô cùng quan trọng, cùng khoảng thời gian thực tập tại Công ty Cổ
Phần Đầu Tƣ Thúy Sơn, tôi đã học đƣợc những kinh nghiệm quý báo từ thực tiễn
giúp ích cho bản thân để tôi có thể hoàn thành bài Luận văn tốt nghiệp của mình:
“Phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tƣ Thúy Sơn”.
Tôi xin chân thành biết ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Qúy Thầy Cô Khoa
Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh Trƣờng Đại Học Cần Thơ và đặc biệt xin gởi
lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong
suốt thời gian làm Luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo Công ty, các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại Công
ty, đặc biệt là các anh chị Phòng Tài Chính – Kế Toán dù bận rộn với công tác cơ
quan vẫn nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi
hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng tôi xin kính chúc Qúy Thầy
Cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đầu
Tƣ Thúy Sơn, cùng các cô chú, anh chị Công ty dồi dào sức khỏe và luôn thành
công trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

i


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2014
Ngƣời thực hiện

ii


TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
----------------------------------  -------------------------------………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………


Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014

iii


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3
1.3.1 Phạm vi về không gian ....................................................................... 3
1.3.2 Phạm vi về thời gian........................................................................... 3
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................. 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 5
2.1.1 Tiêu thụ sản phẩm .............................................................................. 5
2.1.1.1 Quan điểm .................................................................................. 5
2.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm ...................................................... 6
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm ............... 6
2.1.1.4 Nội dung của phân tích tình hình tiêu thụ tại doanh nghiệp ......... 7
2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ. .................................................... 7
2.1.3 Những yêu cầu về quy cách và chất lƣợng dăm gỗ Tràm xuất sang
Nhật Bản ........................................................................................... 8
2.1.4 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm ......................... 9
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................... 10

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 10
2.2.2.1 Phƣơng pháp so sánh................................................................. 10
2.2.2.2 Phƣơng pháp thống kê mô tả ..................................................... 11
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
THÖY SƠN ...................................................................................................... 12
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .................. 12
iv


3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÖY
SƠN .................................................................................................................. 12
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2012 - 6th2014 .............................................................................. 15
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ......................... 18
3.4.1 Thuận lợi.......................................................................................... 18
3.4.2 Khó khăn.......................................................................................... 18
3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẤN ĐẦU TƢ THÖY
SƠN NĂM 2014 ............................................................................................... 19
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DĂM GỖ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÖY SƠN ..................................................................... 21
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DĂM GỖ TỪ NĂM 2012 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2014 ................................................................................ 21
4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo loại dăm gỗ .................................... 21
4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo dăm gỗ theo thị trƣờng................... 25
4.1.3 Phân tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ theo hình thức xuất khẩu ........... 28
4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ DĂM GỖ
CỦA NGÀNH DĂM GỖ NƢỚC TA, SONG SONG VỚI CÔNG TY CPĐT
THÖY SƠN ...................................................................................................... 33
4.2.1 Nhu cầu thị trƣờng ........................................................................... 33
4.2.2 Nguồn nguyên liệu ........................................................................... 36

4.2.3 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 38
4.2.4 Khách hàng ...................................................................................... 39
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ
TIÊU THỤ DĂM GỖ CHO NGÀNH DĂM GỖ NƢỚC TA VÀ CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÖY SƠN ..................................................................... 42
5.1 GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU ................................................. 42
5.2 CỦNG CỐ - MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ .................................. 42
5.3 HỢP TÁC – HỖ TRỢ LẪN NHAU GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
HIỆP HỘI ......................................................................................................... 43
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 45
6.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 45
6.2.1 Về phía công ty ................................................................................ 45
v


6.2.2 Về phía nhà nƣớc ............................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 48

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 - 6th2014
...................................................................................................................... 16
Bảng 4.1: Sản lƣợng và giá trị tiêu thụ dăm gỗ theo loại giai đoạn 2012 - 6th2014
...................................................................................................................... 22
Bảng 4.2: Đơn giá tiêu thụ dăm gỗ theo loại qua các năm (2012, 2013, 6th2014)
..................................................................................................................... 23
Bảng 4.3: Sản lƣợng và giá trị tiêu thụ dăm gỗ theo thị trƣờng giai đoạn 20126th2014 .......................................................................................................... 26

Bảng 4.4: Đơn giá tiêu thụ dăm gỗ theo từng thị trƣờng ................................ 27
Bảng 4.5: Sản lƣợng và giá trị tiêu thụ dăm gỗ theo hình thức xuất khẩu giai đoạn
2012 - 6th2014 ............................................................................................... 30

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................... 13
Hình 4.1 Dăm gỗ ................................................................................................. 21
Hình 4.2 Quy trình sản xuất dăm gỗ .................................................................... 21
Hình 4.3 Giá trị tiêu thụ dăm gỗ theo hình thức xuất khẩu từ 2012 - 6th 2014 ...... 31
Hình 4.4 Dự báo nhu cầu và sản lƣợng sản xuất giấy in của Trung Quốc giai đoạn
năm 2012 – 2022 ................................................................................................. 33
Hình 4.5 Dự báo nhập khẩu gỗ dăm, Trung Quốc và Nhật Bản ........................... 34
Hình 4.6 Nhu cầu tiêu thụ dăm gỗ theo quý tại Công ty CPĐT Thúy Sơn giai
đoạn từ năm 2012 - 2014 ..................................................................................... 35
Hình 4.7 Giấy chứng nhận ISO 9001:2008 của Công ty CPĐT Thúy Sơn ........... 37
Hình 4.8 Châu Á – Thái Bình Dƣơng nhập khẩu dăm gỗ theo nguồn, 2013 ......... 38
Hình 4.9 Các thị trƣờng tiêu thụ toàn bộ dăm gỗ của Việt Nam, 2013 ................. 39
Hình 4.10 Giấy chứng nhận quản lý rừng FSC của Công ty CPĐT Thúy Sơn...... 41
Hình 5.1 Viên gỗ nén (than sinh thái) .................................................................. 44

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VN
UBND


:
:

Việt Nam
Uỷ ban Nhân dân

PTSC
:
PetroVietnam Technical Services Coporation (Công
ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trƣớc đây) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam (PetroVietnam).
CPĐT

:

Cổ phần Đầu tƣ

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

DN

:

Doanh nghiệp

DT


:

Doanh thu

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

ISO
:
International Organization for Standardization (tên
viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá).
FSC
quốc tế).

:

Forest Stewardship Council (Hiệp Hội quản lý rừng

TQ

:

Trung Quốc

NB


:

Nhật Bản

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Năm 2011 là năm đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn, khởi đầu cho ngành xuất
khẩu dăm gỗ của Việt Nam, khi vƣợt qua Úc (nhà cung cấp dăm gỗ lớn nhất trên
thế giới trong gần 20 năm qua) và trở thành nƣớc xuất khẩu dăm gỗ hàng đầu.
Với sản lƣợng dăm gỗ xuất khẩu của năm đạt 5,4 triệu tấn khô, chiếm 20% tổng
sản lƣợng dăm gỗ giao dịch trên toàn cầu. Năm 2012 tăng 7% với 5,8 triệu tấn
khô đƣợc xuất đi so với năm 2011. Đặc biệt hơn là vào năm 2013, tổng sản lƣợng
dăm gỗ xuất khẩu đi tăng 27% đạt 7,4 triệu tấn khô, so với cùng kỳ năm 2012.
Với con số đạt đƣợc này đã góp phần giúp Việt Nam chiếm giữ 38% thị phần
cung cấp dăm gỗ tại thị trƣờng Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Hiện, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là 4 thị trƣờng tiêu thụ toàn bộ lƣợng dăm gỗ xuất
khẩu của Việt Nam.
Trong đó, Trung Quốc (hiện là thị trƣờng tiêu thụ trên 60% lƣợng dăm gỗ
xuất khẩu của cả nƣớc) chủ yếu nhập khẩu dăm gỗ để làm nguyên liệu đầu vào
cho ngành sản xuất giấy – bột giấy. Và cũng chính vì vậy, lƣợng dăm gỗ xuất
khẩu hằng năm có tăng hay không, là còn tùy thuộc vào lƣợng đơn hàng mà các
nhà sản xuất Trung Quốc đặt. Từ đó, một câu hỏi đặt ra cho các nhà cung cấp VN
rằng, liệu VN có đang rơi vào tình trạng quá bị động trong việc giao thƣơng với
nƣớc ngoài, còn yếu kém trong công tác quảng bá sản phẩm, đầu tƣ chƣa thật sự
hiệu quả, hạn chế trong việc tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trƣờng tiêu thụ
mới, mở ra cái nhìn, cũng nhƣ định hƣớng thiếu rõ ràng cho ngành nghề, sản xuất

gỗ nói chung và cho mặt hàng dăm gỗ VN nói riêng. Một ví dụ cho thấy: Theo
Ông Phạm Nhƣ Sô, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 6 tháng đầu
năm 2014 địa phƣơng này xuất khẩu dăm gỗ khoảng 100.000 tấn khô chỉ đạt 29%
kế hoạch năm. Vì các doanh nghiệp nhập khẩu dăm gỗ Trung Quốc ép giá, mà
theo ông Đào Tấn Huê, Đội trƣởng Dịch vụ cảng PTSC tại Khu kinh tế Dung
Quất cho biết, nếu mỗi tấn dăm gỗ xuất khẩu đầu năm 2013 có giá 138 USD
(tƣơng đƣơng 2,90 triệu đồng/tấn) thì hiện nay giá cao nhất cũng chỉ dừng lại 128
USD (tƣơng đƣơng 2,69 triệu đồng/tấn), có lúc rớt xuống chỉ còn 122 USD
(tƣơng đƣơng 2,57 triệu đồng/tấn).

1


Để tiếp tục đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh, biến động liên tục nhƣ
hiện nay, đòi hỏi các nhà đầu tƣ sản xuất nguyên nhiên liệu đƣợc làm từ gỗ, mà
qua đó cụ thể là nguồn nhiên liệu dăm gỗ của VN phải xây dựng cho mình một hệ
thống phát triển toàn diện, từ cách nhìn, hƣớng đi, công nghệ, đầu tƣ mới, nhận
định nhu cầu sử dụng, khả năng phát triển, mở rông thị trƣờng, chủ động trong mọi
quan hệ với đối tác, … đồng thời theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học-kỹ thuật
của thế giới.
Nhằm tạo cho mình chỗ đứng ở hiện tại và tƣơng lai, Công ty Cổ Phần Đầu
Tƣ Thúy Sơn tuy mới đƣợc thành lập vào năm 2007 nhƣng đã có trên 18 năm kinh
nghiệm về ngành gỗ. Chính vì vậy mà, Công ty phải không ngừng tiếp thu, xác
định xem định hƣớng phát triển nhƣ thế nào cho đúng đắn, phù hợp với thị trƣờng
biến động nhƣ hiện nay, hạn chế khó khăn trƣớc mắt, không ngừng phát triển thế
mạnh, đồng thời phải luôn tìm kiếm mở rộng thị trƣờng,… để Công ty có thể đứng
vững trong nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay và trong những năm sắp tới.
Vì vấn đề thiết thực và cấp thiết trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân
tích tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn” làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Và thông qua đó, đồng thời đề xuất một số

giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả tiêu thụ dăm gỗ cho ngành dăm gỗ Việt Nam
nói chung và cho Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn nói riêng, trƣớc sự biến động
thi trƣờng dăm gỗ cho hiện nay và cả trong thời gian tới.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn và
từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy thế
mạnh ngành, đồng thời tăng cƣờng hiệu quả tiêu thụ cho ngành dăm gỗ Việt Nam
nói chung và cho Công ty CPĐT Thúy Sơn nói riêng phát triển một cách bền
vững và ổn định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ dăm gỗ tại Công Ty Cổ phần Đầu tƣ
Thúy Sơn giai đoạn năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ dăm gỗ của
ngành dăm gỗ nƣớc ta, song song với Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn.

2


- Từ những phân tích, đánh giá trên. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
hiệu quả tiêu thụ dăm gỗ cho ngành dăm gỗ nƣớc ta và cho Công ty Cổ phần Đầu
tƣ Thúy Sơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian: đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ phần
Đầu tƣ Thúy Sơn. (Khu vực Phú Thắng – Phƣờng Tân Phú – Quận Cái
Răng – Thành phố Cần Thơ).
1.3.2 Phạm vi về thời gian
- Luận văn đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 08/2014 đến tháng ngày

11/2014.

- Số liệu trong luận văn là số liệu về sản lƣợng, doanh thu, giá …tiêu thụ sản
phẩm dăm gỗ của Công ty từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn là một Công ty kinh doanh nhiều lĩnh
vực khác nhau nhƣ: Cung ứng gỗ dăm (Tràm, Bạch đàn, Keo) để sản xuất nguyên
liệu bột giấy và ván MDF; Sản xuất than không khói (Viên gỗ nén); Cấy mô và
vƣờn ƣơm cây giống nhằm cung cấp những giống cây có chất lƣợng cho ĐBSCL.
Nhƣng trong đề tài của mình, tôi chỉ tập trung phân tích các vần đề có liên quan
đến tình hình tiêu thụ dăm gỗ của công ty với nội dung nhƣ: tình hình tiêu thụ
dăm gỗ giai đoạn 2012 - 6th2014, kết hợp phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến
tình hình tiêu thụ,…
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thi Mỹ Dung (2011), Luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình
tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Phú Thạnh”. Đề tài tập trung phân tích
tình hình tiêu thụ các mặt hàng: Tôm đông, Cá thát lát, Cá tra và một vài sản
phẩm khác dƣới hình thức sản lƣợng, hình thức giá trị; phân tích doanh thu tiêu
thụ theo thị trƣờng, cơ cấu doanh thu trong và ngoài nƣớc. Với thị trƣờng trong
nƣớc phân theo khu vực: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang và một
số tỉnh thành khác. Với thị trƣờng ngoài nƣớc, trong bài viết là phân tích tình hình
xuất khẩu sang thị trƣờng chính nhƣ: Pháp, Đức, Bỉ… Bên cạnh đó, đề tài còn
phân tích tình hình cung cấp sản phẩm của công ty, các nhân tố ảnh hƣởng đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, ngƣời viết đƣa ra các nhân tố chủ quan,
khách quan xoay quanh tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm từ
3


năm 2008 - 2010. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
của công ty TNHH Phú Thạnh.
Đào Huyền Trân (2012), Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng tiêu thụ sản
phẩm tại Công ty TNHH Xây dựng Thƣơng mại vận tải Phan Thành năm

2009 đến 2011”. Đề tài là sự kết hợp giữa số liệu thứ cấp và ý kiến đánh giá của
các phòng ban. Nội dung là: phân tích số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu theo
sản phẩm, thị trƣờng tiêu thụ, khách hàng (nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp
và cửa hàng xây dựng, các hộ gia đình), so sánh việc thực hiện với kế hoạch sản
lƣợng, doanh thu đã đề ra, dự trữ hàng hóa và quản lý hàng tồn kho, những yếu tố
ảnh hƣởng thực tế tiêu thụ sản phẩm của công ty nhƣ. Bên cạnh đó, ngƣời viết
còn phân tích các yêu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm bao gồm tình
hình bên ngoài công ty và yếu tố môi trƣờng bên trong công ty. Cuối cùng nêu lên
những tồn tại và nguyên nhân từ đó đƣa ra giải pháp cho bài làm.

4


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tiêu thụ sản phẩm
2.1.1.1 Quan điểm
Quan điểm về tiêu thụ sản phẩm khá đa dạng và phải xem ta nhìn nhận tiêu
thụ sản phẩm theo quan điểm nào, quan điểm từ phía các nhà phân tích kinh
doanh hay các nhà quản trị.
Theo quan điểm của các nhà phân tích kinh doanh: tiêu thụ sản phẩm là:
“Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua quá
trình tiêu thụ, sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một
vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành sản xuất và
mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn”.
Theo quan điểm của các nhà quản trị:
Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm (còn đƣợc gọi là bán hàng) là quá trình
chuyển dịch quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng

thời thu đƣợc tiền hàng hoá hoặc quyền thu tiền bán hàng. Theo đó ngƣời có cầu
về một loại hàng hoá nào đó sẽ tìm đến ngƣời có cung tƣơng ứng hoặc ngƣời có
cung hàng hoá tìm ngƣời có cầu hàng hoá, hai bên thƣơng lƣợng và thoả thuận về
nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên thống nhất, ngƣời bán trao hàng và
ngƣời mua trả tiền quá trình tiêu thụ sản phẩm đƣợc kết thúc ở đó.
Theo nghĩa rộng: tiêu thụ sản phẩm là một khâu mang tính quyết định trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong các bộ phận cấu thành nên hệ thống
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chuyên thực hiện các hoạt
động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hoá hình thái giá
trị của sản phẩm, hàng hoá từ hàng sang tiền. Tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều
khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ mà hệ
thống đảm nhiệm nhƣ nghiên cứu thị trƣờng, xác định nhu cầu của khách hàng,
thực hiện đơn hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến
bán hàng với một loạt các hỗ trợ kết hợp với thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.

5


2.1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm
Đối với doanh nghiệp
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng quyết định nên sự thành bại của
doanh nghiệp, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Nhờ tiêu thụ đƣợc sản phẩm hàng hóa nên hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thƣờng xuyên liên tục, tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp đƣợc những chi phí, mang lại
lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
 Tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt đƣợc mục
tiêu sản xuất kinh doanh đó là các mục tiêu lợi nhuận nhằm xoay vòng
và tăng trƣởng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh cả về chiều rộng và

chiều sâu tạo thế đứng vững chắc trên thƣơng trƣờng.
 Kết quả của tiêu thụ sản phẩm phản ánh chính xác nhất năng lực tổ chức
sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu tiêu thụ bị đình trệ thì
mọi hoạt động sản xuất khác cũng bị đình trệ.
 Tiêu thụ sản phẩm gắn ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng, việc tiêu thụ
giúp các nhà sản xuất, phân phối hiểu thêm về kết quả sản xuất phân
phối của mình và nhu cầu của khách hàng.
Đối với xã hội
Tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu,
vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tƣơng quan tỷ lệ
nhất định. Sản phẩm hàng hóa đƣợc tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất
kinh doanh diễn ra bình thƣờng trôi chảy tránh đƣợc sự mất cân đối, giữ đƣợc
bình ổn trong xã hội.
Trong nên kinh tế thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm là phƣơng tiện cạnh tranh
hữu hiệu nhất trên thƣơng trƣờng. Dựa trên khối lƣợng sản phẩm bán ra của
doanh nghiệp để xem tỷ lệ phần trăm thị phần mà doanh nghiệp chiếm đƣợc trên
thị trƣờng đã tăng lên hay giảm xuống.
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trƣờng, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề quan trọng
trƣớc hết không phải là sản xuất, mà là tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Bởi vì:

6


Có tiêu thụ đƣợc sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp mới thu hồi vốn, mới có
quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Và nhƣ vậy, sản xuất mới có thể ổn định
và phát triển.
Sản phẩm hàng hóa có tiêu thụ đƣợc mới xác định đƣợc kết quả tài chính
cuối cùng của doanh nghiệp là lãi hay lỗ và lãi lỗ ở mức độ nào.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, xác định đƣợc đúng đắn

những nguyên nhân, tìm ra những biện pháp tích cực, nhằm đƣa quá trình tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu là: tiêu thụ với khối
lƣợng lớn sản phẩm hàng hóa, giá bán cao, thị trƣờng ổn định và thu đƣợc lợi
nhuận cao trong kinh doanh (Nguyễn Năng Phúc, 1998).
2.1.1.4 Nội dung của phân tích tình hình tiêu thụ tại doanh nghiệp
So sánh khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ giữa thực tế với các kỳ kinh
doanh trƣớc hoặc với nhiều kỳ kinh doanh trƣớc, nhằm đánh giá tốc độ tăng
trƣởng về tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của DN qua các thời kỳ (Nguyễn Năng
Phúc, 1998).
2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiêu thụ
Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản
phẩm hàng hóa chỉ đƣợc coi là tiêu thụ, khi DN đã nhận đƣợc tiền bán hàng
(Nguyễn Năng Phúc, 1998). Các chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả tiêu thụ hàng
hóa tại DN gồm có:
Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
Trong kỳ phân tích, doanh nghiệp tiêu thụ đƣợc nhiều hay ít là biểu hiện ở
chỉ tiêu khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa
tiêu thụ đƣợc tính bằng đơn vị giá trị và đƣợc gọi là giá trị sản lƣợng hàng hóa
tiêu thụ hoặc DT bán hàng.
Chỉ tiêu này gồm các nội dung kinh tế sau:
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và đã tiêu thụ ngay trong
kỳ phân tích.
- Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trƣớc nhƣng mới tiêu thụ
đƣợc trong kỳ phân tích.
- Giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành và giao cho khách hàng
trong các kỳ trƣớc, nhƣng nhận đƣợc thanh toán trong kỳ phân tích.
7


Chỉ tiêu Doanh Thu bán hàng của doanh nghiệp

Đƣợc xác định bằng công thức:

G =  qi pi
Trong đó: qi: Khối lƣợng sản phẩm hàng hóa loại i mà DN tiêu thụ trong kỳ,
tính bằng đơn vị hiện vật.

pi: Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.
i = 1.n; n số lƣợng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà DN đã tiêu
thụ trong kỳ.
Doanh thu bán hàng của DN, có thể chia làm các mức độ sau:
Doanh thu bán hàng, trong đó kể cả giá trị hàng xuất khẩu:
Chỉ tiêu này bao gồm: giá trị bán hàng, thuế DT, thuế tiêu thụ đặc biệt, các
khoản giảm trừ, chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán…
DT bán hàng phản ánh chung tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ DN
đã bán ra trong kỳ.
Doanh thu bán hàng thuần:
DT bán hàng thuần = DT bán hàng - các khoản giảm trừ, các khoản thuế và
các khoản giảm trừ (nếu phát sinh trong kỳ báo cáo). Chỉ tiêu này phản ánh thuần
giá trị hàng bán của DN trong kỳ báo cáo.
Doanh thu thuần:
DT thuần = DT bán hàng thuần + các khoản hoàn nhập nhƣ: phải thu nợ khó
đòi (thu hàng bán) không phát sinh trong kỳ báo cáo.
2.1.3 Những yêu cầu về quy cách và chất lƣợng dăm gỗ Tràm xuất sang
Nhật Bản:
Dăm gỗ Tràm không trộn lẫn với bất kì thành phần khác nhƣ kim loại, đá,
nhựa đƣờng, nhựa và than đá
Quy cách của dăm gỗ (đơn vị đo lƣờng trực tiếp theo bề mặt của hàng hóa
đƣợc định nhƣ sau:
1. Dăm gỗ cỡ trên 45mm: <= 5%
2. Dăm gỗ cỡ từ 9.5mm ~ 45mm: >= 75%

8


3. Dăm gỗ cỡ từ 4.8mm ~ 9.5mm: <=14%
4. Dăm gỗ cỡ dƣới 4.8mm: <=4%
5. Vỏ cây và dăm gỗ mục: <=2%
Dăm gỗ vƣợt quá tiêu chuẩn ở trên thì sẽ bị khấu trừ từ khối lƣợng đƣợc
giao.
2.1.4 Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
Nhu cầu thị trường
Nhu cầu của ngƣời tiêu dùng luôn gắn chặt với chiến lƣợc tiêu thụ cũng nhƣ
chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành công
trong sản xuất kinh doanh phải xem xét một cách kỹ lƣỡng xem rằng thị trƣờng
(hay đối tƣợng khách hàng, tổ chức) mà doanh nghiệp đang nhắm đến, họ cần
những gì, sở thích, số lƣợng sản phẩm mà họ cần…, ra sao trƣớc khi bƣớc vào
sản xuất hoặc thực hiện một chiến lƣợc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty.
Công ty cần phải xem xét nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mình đang kinh doanh
ở các thị trƣờng, thị trƣờng biến động ra sao, giá cả có xu hƣớng tăng hay giảm,
việc đó có tạo ra sức ép trong trong tiêu thụ đối với công ty mình.
Nguồn nguyên liệu của công ty
Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
thì cần phải thiết lập, tạo dựng quan hệ với các nhà cung ứng. Nhà cung ứng là
những ngƣời cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty. Vì thế, họ có lợi thế trong
đàm phán thu mua nguyên liệu, đặc biệt là các nhà cung ứng chính, quan trọng.
Một vấn đề quan trọng ở đây là, đối với những công ty sản xuất, bên cạnh
việc xác định nhu cầu tiêu thụ của mình để thu mua nguồn nguyên liệu đáp ứng
kip thời cho sản xuất kinh doanh, thì công ty phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu
mới khi mà nguyên liệu cần cho sản xuất kinh doanh có nguy cơ cạn kiệt với tình
hình phát triển nóng của ngành cùng với sự phát triển ồ ạt của các công ty cùng
lĩnh vực ra đời.

Các đối thủ cạnh tranh
Họ là những nhà sản xuất đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nhƣ
doanh nghiệp. Họ là ngƣời đang chiếm giữ một phần thị trƣờng và luôn có ý định
mở rộng thị trƣờng. Và họ là đối tƣợng mà doanh nghiệp phải quan tâm nhiều
nhất.
9


Khách hàng
Khách hàng và sức ép từ phía khách hàng có tác động mạnh mẽ tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết
định nên quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trƣờng của doanh nghiệp. Đó là yếu tố
quan trọng nhất khi tiến hành kế hoạch hoạch định sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì thế, để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì doanh
nghiệp phải duy trì và phát triển các mối quan hệ với những khách hàng cũ và thu
hút tạo niềm tin từ phía các khách hàng mới. Tránh việc quá phụ thuộc vào một
khách hàng.
Quan trọng là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững đƣợc "chữ tín " với
khách hàng của mình, doanh nghiệp phải quan tâm, tìm hiểu, phân tích sự biến
động trong nhu cầu sản phẩm của khách hàng và tìm cách đáp ứng nhu cầu đó.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Các cơ sở dữ liệu và dữ liệu có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
đƣợc thu thập chủ yếu là các số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập qua mạng Internet và
từ Công Ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn. Thông qua các số liệu từ phòng tài chính
kế toán, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu… Nhận xét, đánh giá bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, bảng tình hình tiêu thụ theo loại dăm gỗ, thị trƣờng
tiêu thụ và các hình thức tiêu thụ dăm gỗ. Tìm hiểu thông tin từ các trang web,
các bài báo,..., có liên quan đến đề tài.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, qui mô của hiện
tƣợng kinh tế:
Y = Y1 – Y0
Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc
Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

10


Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm tính với số liệu của
năm trƣớc, các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân làm nên
biến động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ
phổ biến của của các chỉ tiêu kinh tế hay còn là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu
kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số
chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tăng trƣởng:
100

100%

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc
Y1: Chỉ tiêu năm sau
Y: Thể hiện tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các năm và so
sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp

khắc phục.
2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tập hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số
liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết
luận dựa trên những số liệu và thông tin đƣợc thu thập. Thống kê mô tả sử dụng
các phƣơng pháp lập bảng, biểu đồ nhằm tóm tắt dữ liệu nêu bật những thông tin
cần tìm hiểu.

11


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
THÚY SƠN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thúy Sơn là doanh nghiệp đƣợc tách ra từ Công ty
TNHH Sản xuất Chế biến gỗ Thúy Sơn, với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm
trên 18 năm trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu.
Công ty chính thức thành lập và đăng ký giấy phép hoạt đông kinh doanh
vào ngày 04 tháng 12 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 9 ngày 22 tháng 04 năm
2013 theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Thành Phố Cần Thơ cấp giấy
phép hoạt động kinh doanh số 1800685731.
Tên Công Ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÖY SƠN
Tên nước ngoài: THUY SON INVESTMENT JOINT – STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: TS COMPANY
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.
Địa điểm kinh doanh: Khu Vực Phú Thắng - Phƣờng Tân Phú - Quận Cái
Răng - Thành Phố Cần Thơ.
Người đại diện: Trần Thị Ánh Nga

Văn phòng đại diện: 97 Mậu Thân, Phƣờng Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
Mã số thuế: 1800685731
Điện thoại: 7102.223.696 - 07102.223.833
Fax: 07103.730.206
Email:
Website: thuysongroup.com.vn
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
THÚY SƠN

12


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

P. TỔNG GIÁM ĐỐC

P.TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI VĂN PHÕNG

KHỐI SẢN XUẤT

Nhà
máy
sản
xuất
dăm gỗ


Bộ phận
trồng
rừng

Phòng
công
nghệ
thông tin

Phòng kế
hoạch kinh
doanh XNK

Phòng
tài chính
kế toán

Phòng
hành
chính
nhân sự

KHỐI DỰ ÁN

Phòng
vật tƣ kỹ
thuật thu
mua

Trung

tâm ứng
dụng
KH-CN

Nguồn: Phòng hành chánh nhân sự công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

13

Dự án cồn
khƣơng.


o Phòng hành chính nhân sự: Tham mƣu, giúp việc cho tổng giám đốc về
công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ
công chúng (PR) của công ty. Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc về các
hoạt động trong nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao.
o Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Xây dựng chiến lƣợc, thực hiện các hoạt
động đối ngoại, phân tích, tìm kiếm kết hợp mở rộng thị trƣờng và giới thiệu
sản phẩm. Khai thác tiềm năng cuả các thị trƣờng gồm thị trƣờng tiêu trong
nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu. Xây dựng phƣơng án tiêu thụ và mạng lƣới
bán hàng.
o Phòng tài chính - kế toán: Quản lý, kiểm tra, hƣớng dẫn và thực hiện chế
độ kế toán - thống kê; Quản lý tài chính, tài sản theo pháp lệnh của Nhà
nƣớc, điều lệ và quy chế tài chính của công ty. Đáp ứng nhu cầu về tài
chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch.
Bảo toàn và phát triển vốn của công ty và các cổ đông.
o Phòng vật tư kỹ thuật và thu mua: Có chức năng tham mƣu trong lĩnh vực
cung cấp nguyên nhiên liệu, vật tƣ, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất

kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc quản lý trong công tác
mua sắm, lƣu trữ, phân phối, tiêu thụ và thu hồi nguồn nguyên nhiên vật
liệu đầu vào trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh.
o Phòng công nghệ thông tin: Quản lý và duy trì hoạt động, cập nhật kịp thời
thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty, thực hiện việc thu thập,
lƣu trữ, xử lý và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ.
o Nhà máy sản xuất dăm gỗ: Tổ chức, quản lý sản xuất gỗ nguyên liệu băm
thành dăm gỗ xuất khẩu theo kế hoạch tháng quý năm và kế hoạch dài hạn
của công ty, đã đƣợc phê duyệt.
o Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ: Trung tâm có chức năng,
nhiệm vụ triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, xây dựng vƣờn ƣơm và nghiêm cứu để tạo ra các giống cây mới
đạt nămg suất cao, cung cấp cây giống theo đơn hàng cho các khách hàng có
nhu cầu.
o Bộ phận trồng rừng sản xuất: Theo dõi, chăm sóc và quản lý rừng nhằm
khai thác rừng đúng độ tuổi thu hoạch theo chứng chỉ quản lý rừng FSC.
Bên cạnh đó, đảm bảo an toàn hệ thống quản lý phòng cháy rừng.
14


×