Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.76 KB, 29 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HỮU NGHỊ
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị
Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân, là một đơn vị hạch toán độc lập với hoạt động sản xuất kinh doanh chính
là chuyên sản xuất các loại bánh kẹo và tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo do
công ty sản xuất ra.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân là cơ sở sản xuất bánh kẹo ra đời trước năm 1945 tại 96 Phố
Trần Hưng Đạo do một Hoa kiều làm chủ để cung cấp bánh kẹo cho sở mật
thám Pháp. Đến tháng 9 năm 1945 cơ sở này được Nhà nước thu hồi và
chuyển thành xưởng bánh kẹo 96 Trần Hưng Đạo. Xưởng có nhiệm vụ sản xuất
các mặt hàng bánh kẹo phục vụ Trung ương Đảng và các cơ quan nhà nước
theo đơn đặt hàng với số lao động của xưởng chỉ có 35 người. Đến năm 1960
để đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển, xưởng bánh kẹo này chuyển thành
xí nghiệp bánh kẹo 96 Trần Hưng Đạo với số lượng công nhân lên đến 75
người.
Trước tình hình biến động của cơ chế quản lý cũng như có nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh, năm 1981 Bộ nội thương quyết định cấp cho xí
nghiệp 7200 m
2
đất thuộc phường Thanh Lương quận Hai Bà Trưng-Hà Nội để
xí nghiệp làm cơ sở sản xuất và chuyển xí nghiệp thành đơn vị trực thuộc công
ty Hữu Nghị (Bộ nội thương). Đến năm 1982 công ty Hữu Nghị quyết định đổi
tên xí nghiệp bánh kẹo 96 Trần Hưng Đạo thành xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị-
Hà Nội và cho ra đời thương hiệu “Hữu Nghị” cho các sản phẩm bánh kẹo của
xí nghiệp.
Đến năm 1996, xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị lại trở thành đơn vị trực
thuộc công ty thực phẩm miền Bắc (Bộ thương mại). Kể từ khi đổi mới nền
kinh tế cho đến năm 1996 xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập
nhưng đến tháng 11 năm 1996 Giám đốc công ty thực phẩm miền Bắc (đơn vị
chủ quản) đã quyết định chuyển xí nghiệp từ đơn vị hạch toán độc lập sang


đơn vị hạch toán phụ thuộc. Đây là vấn đề gây ra nhiều khó khăn và ảnh
hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Trước tình hình
đó đầu năm 1999 xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị đã xin được cổ phần hoá.
Kể từ ngày 1/1/2001 xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị đã trở thành một
doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp nhân với tên gọi mới là công ty cổ phần
bánh kẹo Hữu Nghị. Đây được coi là một sự đổi mới mạnh mẽ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp bánh kẹo Hữu Nghị, kể từ đây công ty
được tự chủ về mọi vấn đề từ tự chủ về tài chính cho hoạt động sản xuất kinh
doanh đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty bánh kẹo Hữu Nghị trước đây là một doanh nghiệp nhà nước và
hiện nay là công ty cổ phần luôn thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ
của mình. Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị có chức năng quản lý và tổ chức
các hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo các loại trên thị
trường trong khuôn khổ của luật pháp nhằm đáp ứng nhu cầu bánh kẹo của
thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi.
Là một công ty cổ phần hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì ba vấn
đề kinh tế cơ bản (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai) đều
phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Công ty phải tự hạch toán kinh doanh
nhằm bù đắp chi phí và có lãi trong hoạt động kinh doanh của mình.
Để tồn tại và phát triển trên thị trường, công ty cor phần bánh kẹo Hữu
Nghị đã thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường và khả năng tiêu dùng các sản phẩm bánh kẹo
và tổ chức sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng.
- Tổ chức các nghiệp vụ cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất bánh kẹo.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ và trang
thiết bị nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo cả về số lượng lẫn
chất lượng.
- Tổ chức bảo quản, dự trữ và tiêu thụ các sản phẩm bánh kẹo sản xuất ra nhằm
phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo một cách
có hiệu quả nhất.
- Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động với mức thu nhập ổn định và phấn
đấu thu nhập ngày càng tăng.
- Tổ chức thực hiện hạch toán kinh doanh nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của công ty và đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của ba chủ thể là nhà nước,
công ty và người lao động.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý và lao động của công ty
2.1.3.1.1. Bộ máy tổ chức quản lý
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Là một doanh nghiệp mới chuyển thành công ty Cổ phần từ một xí nghiệp.
Công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị là một doanh nghiệp hạch toán độc lập,
quản lý theo một cấp. Bộ máy được tổ chức theo trực tuyến chức năng gọn nhẹ
phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ máy lãnh đạo cao nhất của công ty là Hội đồng quản trị gồm 3 thành
viên do cổ đông bầu ra để thực hiện hoạch định chiến lược và điều hành sự
hoạt động chung của công ty.
Ban giám đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch, lãnh đạo điều
hành, chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của các phòng ban, phân xưởng sản xuất.
Hội
đồng
Ban
giám
Phòng
kế toán
Phòng
nghiệp vụ
Phòng tổ chức
h nhà chính

Phân xưởng
sản xuất
Tổ
kỹ
thu
ật
Tổ
kinh
doan
h và
bán
Tổ
phụ
c vụ
nhà
ăn
Tổ
bảo
vệ
Phân
xưở
ng
sản
xuất
Phân
xưở
ng
sản
xuất
Phân

xưởng
sản
xuất
bánh
xốp
Các phòng ban chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo
của ban giám đốc và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hoạt động của
mình.
2.1.3.1.2. Cơ cấu và đặc điểm lao động của công ty
Lực lượng lao động của công ty phần lớn trưởng thành từ hoạt động sản
xuất và có đủ kinh nghiệm để sản xuất các loại bánh kẹo. Nhìn qua bảng 2.1 về
cơ cấu lao động cho thấy tình hình lao động của công ty rất ít có sự thay đổi,
cơ cấu cán bộ quản lý không thay đổi qua các năm với số lượng là 22 người,
chỉ có tăng thêm lực lượng lao động trực tiếp. Lực lượng lao động có trình độ
cao cũng không thay đổi, lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở
lên có 25 người, công nhân kỹ thuật có 20 người và công nhân có tay nghề bậc
cao là 35 người-Họ đã gắn bó, làm việc cho công ty từ lâu và là những người
trụ cột trong công ty. Xét về trình độ tay nghề của công nhân sản xuất trực tiếp
thì lực lượng công nhân có tay nghề cao và lao động kỹ thuật chiếm gần 50 %
tổng số lao động của công ty. Số công nhân sản xuất phổ thông của công ty
ngày một tăng vì hàng năm công ty cũng tuyển thêm lao động nhằm đáp ứng
cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Còn lực lượng lao động gián tiếp, chủ yếu là
những người quản lý công ty, hầu hết đều có trình độ cao đẳng trở lên và lực
lượng này tương đối ổn định qua các năm và chiếm khoảng 1/5 tổng số lao
động trong công ty.
Ngoài ra do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tính chất thời
vụ nên ngoài lực lượng lao động thường xuyên trên, vào các dịp tết trung thu,
tết nguyên đán công ty còn phải thuê thêm một lực lượng lao động thời vụ
tương đối lớn khoảng từ 100-150 người để sản xuất và bán hàng cho công ty.
Nhưng lực lượng lao động thời vụ này thường tay nghề không cao nên công ty

luôn phải tổ chức các lớp đào tạo ngắn trước khi sử dụng.
2.1.3.2. Đặc điểm về nguồn vốn sản xuất của công ty
Đối với công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị, nguồn vốn cũng được thể hiện
qua các loại nguồn vốn hữu hình và nguồn vốn vô hình. Nguồn vốn tài sản cố
định của công ty phần lớn nằm ở máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Trong quá
trình định giá để cổ phần hoá, tổng vốn tài sản cố định mà công ty có là 5,1 tỷ
đồng, với có 2 dây chuyền sản xuất bánh, 2 dây chuyền sản xuất kẹo và một hệ
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty trong 3 năm 1999-
2001
Chỉ tiêu Nă
m
199
9

cấu
(%)
Năm
2000

cấu
(%)
Năm
2001

cấu
(%)
I. Phân theo chức năng
Tổng số lao động
115 100 123 100 125 100
1. Lao động trực

tiếp
93 80.8
7
101 82.1
1
103 82.4
0
Cán bộ kỹ thuật
3 2.61 3 2.44 3 2.4
Công nhân sản xuất
90 78.2
6
98 79.6
7
100 80.0
0
2. Lao động gián
tiếp
22 19.1
3
22 17.8
9
22 17.6
0
Ban giám đốc
2 1.74 2 1.63 2 1.60
Phòng TC-HC 9 7.83 9 7.32 9 7.20
Phòng KT-TC 4 3.48 4 3.25 4 3.20
thống nhà xưởng sản xuất, kho bãi lớn. Đây là nguồn vốn tài sản quan trọng
đối với công ty nhưng hệ thống máy móc, thiết bị của công ty được xem là lạc

hậu và mang tính thủ công hơn so với các đơn vị sản xuất khác trong ngành.
Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và
cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Nguồn vốn lưu động của công ty là 4,5 tỷ đồng, đây là nguồn vốn tự có của
công ty nhưng với nguồn vốn lưu động này chưa thể đủ để mua vật tư và tiêu
thụ sản phẩm. Vì vậy công ty thường phải vay thêm vốn của ngân hàng để thực
hiện sản xuất kinh doanh của mình.
Bên cạnh nguồn vốn hiện có trên, công ty còn có một nhãn hiệu bánh kẹo
“Hữu Nghị” đã quen thuộc với người tiêu dùng và được mọi người tin dùng.
Đây cũng nên được coi là một nguồn tài sản vô hình bởi nó cũng ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của công ty.
2.1.3.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ của công ty
Với kinh nghiệm và uy tín của mình, công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của mình ra hầu khắp các vùng, miền trong cả nước. Khách hàng đã
quen thuộc với nhãn hiệu và sản phẩm bánh kẹo của công ty, họ tin tưởng vào
chất lượng sản phẩm từ các loại bánh kẹo thông thường như bánh kem xốp,
bánh bích quy, kẹo sữa, kẹo lạc đến các loại bánh trung thu, mứt tết. Đây là yếu
tố rất quan trọng để công ty tiêu thụ được sản phẩm của mình và có cơ hội để
mở rộng sản xuất.
Thế nhưng thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các thị trường truyền
thống như thị trường khu vực phía Bắc, thị trường này thường chiếm trên
50% khối lượng sản phẩm tiêu thụ được của công ty và tập trung chủ yếu ở
một số tỉnh thành như Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh,...
Khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ chiếm khoảng 30 % khối lượng sản
phẩm tiêu thụ, phần còn lại được tiêu thụ trên thị trường các tỉnh miền Trung
và khu vực Tây Nguyên.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
bánh kẹo Hữu Nghị
2.1.4.1. Kết quả sản xuất của công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị

Là một xí nghiệp trực thuộc doanh nghiệp nhà nước mới chuyển sang cổ
phần hoá nên quy mô sản xuất còn nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong
ngành và chưa có điều kiện để thay đổi thiết bị công nghệ nhằm thích ứng với
đòi hỏi và phát triển trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Quy mô sản xuất bánh
kẹo của công ty trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau.
Qua bảng 2.2 cho thấy quy mô sản xuất của công ty có sự tăng lên qua các
năm, tổng sản lượng bánh kẹo sản xuất ra năm sau cao hơn năm trước. Với số
liệu trên cho biết tổng sản lượng sản xuất ra năm 1998 đạt 847.16 tấn; tổng
sản lượng sản xuất ra năm 1999 đạt 865.81 tấn tăng 18.65 tấn hay tăng 2,20
% so với năm 1998; tổng sản lượng sản xuất năm 2000 đạt 907.65 tấn tăng
41.84 tấn hay tăng 4,83 % so với năm 1999 và năm 2001 tổng sản lượng sản
xuất ra đạt 1068.49 tấn tăng 160.84 tấn hay tăng 17,72 % so với năm 2000.
Qua phân tích số liệu ta thấy tốc độ tăng trưởng sản xuất của công ty qua các
năm tăng thấp và không ổn định. Trong 3 năm từ 1998-2000 tốc độ tăng
trưởng bình quân chỉ đạt 2,33%/năm. Đây là giai đoạn công ty gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất và kinh doanh bởi trong giai đoạn này mọi hoạt động của
xí nghiệp (khi còn là xí nghiệp sản xuất bánh kẹo Hữu Nghị trực thuộc công ty
thực phẩm miền Bắc) đều chịu sự chi phối của công ty chủ quản từ hoạt động
sản xuất cho đến hoạt động tiêu thụ. Bắt đầu từ năm 2001, xí nghiệp trở thành
công ty cổ phần có tính độc lập, được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Công ty bước sang một giai đoạn phát triển mới, phát huy
được năng động sáng tạo và năng lực của từng cán bộ công nhân viên trong
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao trách nhiệm của mỗi người
vì quuyền lợi của họ trong công ty, từ đó đẩy mạnh được hoạt động sản xuất
kinh doanh. Vì vậy mà ngay năm đầu khi trở thành công ty cổ phần sản lượng
sản xuất ra của công ty đã tăng trưởng đạt 17,72 % so với năm trước. Đó là
một sự khởi đầu tốt đẹp cho giai đoạn phát triển mới trong quá trình phát
triển của công ty.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất của công ty trong 5 năm 1997-2001
Năm

1998 1999 2000 2001
Chỉ tiêu
Sản
lượn
g
(tấn)
Tỷ
trọn
g
(%)
Sản
lượn
g
(tấn)
Tỷ
trọn
g
(%)
Sản
lượn
g
(tấn)
Tỷ
trọn
g
(%)
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ

trọn
g
(%)
I. Tổng sản
lượng sản
xuất
847.16 100 865.81 100 907.65 100 1068.49 100
1. Bánh các
loại
- Bánh kem
xốp
- Bánh quy các
loại
- Bánh trung
thu
196.
50
89.2
7
77.5
2
29.7
1
23.1
9
45.4
3
39.4
5
15.1

2
201.
01
93.1
8
77.0
3
30.8
0
23.2
2
46.3
6
38.3
2
15.3
2
203.
32
98.1
7
73.7
5
31.7
0
22.4
0
48.2
8
36.1

0
15.6
2
248.6
3
126.5
8
85.23
36.82
23.2
7
50.9
1
34.2
8
14.8
1
Xét về cơ cấu mặt hàng sản xuất, các sản phẩm chủ yếu của công ty là
bánh, kẹo và mứt tết với khối lượng sản xuất ngày càng tăng.
Trong đó kẹo là sản phẩm chủ yếu của công ty với sản lượng sản xuất ngày
càng tăng, năm 1998 đạt 486.59 tấn, năm 1999 đạt 497.18 tấn tăng 10.59 tấn
hay tăng 2,18% so với năm 1998, năm 2000 sản lượng kẹo sản xuất ra đạt
531.95 tấn tăng 34.77 tấn hay tăng 6,99% so với năm 1999 và năm 2001 sản
lượng này đạt 637.59 tấn tăng 105.64 tấn hay tăng 19,86% so với năm 2000.
Trong các sản phẩm kẹo thì kẹo sữa và kẹo cân tổng hợp chiếm một tỷ trọng
lớn nhất trong cơ cấu sản phẩm kẹo. Xét về quy mô khối lượng sản xuất thì cả
hai mặt hàng này đều tăng lên qua từng năm nhưng xét về tỷ trọng trong sản
lượng kẹo sản xuất ra thì kẹo sữa các loại chiếm ngày càng tăng. Sản lượng
kẹo sữa sản xuất ra năm 1998 là 133.74 tấn chiếm 27,49%, năm 1999 là
138.52 tấn chiếm 27,86%, năm 2000 là 149.62 tấn chiếm 28,13% và năm 2001

con số đó tăng lên là 189.27 tấn chiếm đến 29,06% khối lượng kẹo được sản
xuất. Trong khi đó các loại kẹo khác dều tăng về khối lượng sản xuất nhưng tỷ
trọng tăng giảm thất thường còn tỷ trọng kẹo cân tổng hợp có xu hướng giảm
xuống với năm 1998 còn chiếm lớn nhất là 26,77% sản lượng kẹo sản xuất ra
thì đến năm 2001 chỉ chiếm 26,05%.
Nhóm sản phẩm có sản lượng lớn thứ hai là sản phẩm bánh các loại, trong
đó có nhiều sản phẩm được công ty sản xuất từ lâu như bánh bích quy, bánh
trung thu,..Sản lượng bánh sản xuất ra trong các năm cũng tăng lên về khối
lượng, năm 1998 đạt 196.50 tấn, năm 1999 đạt 201.01 tấn tăng 4.51 tấn hay
tăng 2,30% so với năm 1998, năm 2000 đạt 203.32 tấn tăng 2.31 tấn hay tăng
1,15% so với năm 1999 và năm 2001 khối lượng bánh sản xuất ra đạt 248.63
tấn tăng 45.31 tấn hay tăng 22,29% so với năm 2000. Qua phân tích cho thấy
tốc độ tăng trưởng của sản phẩm bánh thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của
sản phẩm kẹo và cũng không ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là do công ty tập
trung vào việc nâng cao chất lượng cho sản phẩm bánh và hạn chế sản xuất
một số loại bánh quy bình thường để chuyển sang sản xuất các loại bánh quy
xốp phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong các loại sản phẩm bánh do công ty sản xuất ra thì bánh kem xốp và
bánh quy các loại là những sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn và được sản
xuất quanh năm. Trong đó khối lượng bánh kem xốp sản xuất ra tăng lên qua
từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm bánh của công ty. Sản
lượng bánh kem xốp sản xuất ra năm 1998 đạt 89.27 tấn chiếm 45,43% khối
lượng bánh sản xuất ra trong năm, tương tự năm 1999 đạt 93.18 tấn chiếm
46,36%, năm 2000 đạt 96.17 tấn chiếm 47,30% và năm 2001 đạt 122.58 tấn
chiếm 49,30%. Trong khi đó sản phẩm bánh quy có khối lượng sản xuất tăng
lên qua từng năm nhưng tỷ trọng bánh quy chiếm trong sản lượng bánh có xu
hướng giảm dần từ 39,45% (năm 1998) xuống cồn 35,89% (năm 2001).
Còn bánh trung thu là một sản phẩm đặc thù của công ty và là sản phẩm
sản xuất có tính mùa vụ (chỉ sản xuất vào đầu tháng 8 cho đến tết trung thu).
Do đó khối lượng bánh trung thu sản xuất ra trong năm chiếm một tỷ trọng

tương đối ít trong sản lượng bánh,năm 1998 chiếm 15,12%, năm 1999 chiếm
15,32%, năm 2000 chiếm 16,08% và năm 2001 chỉ chiếm 14,81%. Có sự thay
đổi này là do sự tăng mạnh của các sản phẩm bánh kem xốp. Bánh trung thu là
sản phẩm ít được các doanh nghiệp sản xuất mà chủ yếu là tư nhân làm theo
tính chất cổ truyền và mang tính thủ công. Còn công ty là một đơn vị là bánh
trung thu chuyên nghiệp và từ lâu trên thị trường Hà Nội, vượt qua những khó
khăn, thử thách và thăng trầm đến nay bánh trung thu của công ty đã và đang
từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường và thu hút
được một lượng khách hàng lớn bằng chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và
ngày càng nâng cao.
Bên cạnh những sản phẩm bánh kẹo, công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị
còn sản xuất các sản phẩm mứt tết để phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp
tết cổ truyền của dân tộc. Đây là sản phẩm cũng ít được các doanh nghiệp sản
xuất bánh kẹo sản xuất, còn với công ty thì đây là sản phẩm có tính truyền
thống và hàng năm cứ đến những ngày gần đến tết cổ truyền là mọi người
trong công ty bận rộn để sản xuất mứt tết phục vụ nhân dân. Khối lượng mứt
tết các loại công ty sản xuất ra tăng tương đối ổn định với khối lượng năm
1998 đạt 164.07 tấn, năm 1999 đạt 167.62 tấn tăng 3.55 tấn hay tăng 2,16%
so với năm 1998, năm 2000 đạt 172.38 tấn tăng 4.76 tấn hay tăng 2,84% so
với năm 1999 và năm 2001 đạt 182.27 tấn tăng 9.89 tấn hay tăng 5,74% so với
năm 2000.
2.1.4.2. Kt qu kinh doanh ca cụng ty trong nhng nm qua
Bng 2.3: Kt qu kinh doanh ca cụng ty t 1998-2001
Ngun: Phũng nghip v-kinh doanh
Hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty hng nm u cú s phỏt trin
c quy mụ sn xut ln lng tiờu th, do ú doanh thu tng u hng nm v
nm trc luụn cao hn nm sau: nm 1998 t 13096.15 triu ng tng
6.09% so vi nm 1997, nm 1999 t 13498.00 triu ng tng 3.07% so vi
nm 1998, nm 2000 t 14205.84 triu ng tng 5.24% so vi nm 1999.
õy l nhng nm cụng ty cũn hot ng ph thuc s iu hnh ca cụng ty

thc phm min Bc nờn s tng trng ca doanh thu khụng n nh. n
nm 2001, khi cụng ty tr thnh doanh nghip c lp vi t cỏch l cụng ty c
phn thỡ hot ng sn xut kinh doanh ca cụng ty ó cú khi sc tr li vi
doanh thu t 16890.74 triu ng tng 18.9% so vi nm 2000. ú l mt s
khi u tt p cho cụng ty nhng õy l mt quy mụ sn xut cũn nh bộ so
vi cỏc cụng ty khỏc trong ngnh.
Vi s tng lờn ca doanh thu thỡ li nhun thu c v np ngõn sỏch nh
nc cng tng lờn nm sau cao hn nm trc. Th nhng tc tng ca
li nhun li gim sỳt, nm 1998 tng 2.42 % so vi nm 1997, n nm 1999
tng 1.95 % so vi nm 1998 v nm 2000 ch tng hn nm 1999 l 1.52 %.
Nguyờn nhõn ca s gim sỳt ny l do nhiu yu t tỏc ng, th nht l do
chi phớ sn xut tng lờn nh tin in, nc cho sn xut, chi phớ nguyờn
nhiờn vt liu u tng; th hai l do hng nm cụng ty u cú lng tn kho
v lng tn kho vn c tng lờn lm cho chi phớ bo qun, chi phớ cho d tr
tng lờn; th ba l do tiờu th sn phm ngy cng khú khn hn nờn cụng ty
cng tng thờm chi phớ cho vic y mnh bỏn hng.
Np ngõn sỏch nh nc nh nc cng tng lờn ng thi vi s tng lờn
ca doanh thu.
2.2. Tỡnh hỡnh tiờu th sn phm bỏnh ko ca cụng ty trong thi
gian qua
2.2.1. Cỏc yu t nh hng n hot ng tiờu th sn phm
bỏnh ko ca cụng ty c phn bỏnh ko Hu Ngh
2.2.1.1 Cỏc yu t khỏch quan
* c im ca sn phm bỏnh ko
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
1998 1999 2000 2001
Tổng doanh thu

Tr.đồng
13096.15 13498 14205.84 16890.73
Tốc độ tăng của DT
%
6.09 3.07 5.26 18.9
Lợi nhuận
Tr.đồng
301.65 307.54 312.21 361.76
Tốc độ tăng của LN
%
2.42 1.95 1.52 15.87
Nộp ngân sách Nhà nước
Tr.đồng
365.51 378.79 399.77 447.56
Bánh kẹo là sản phẩm tiêu dùng được sản xuất ra từ nhiều nguyên vật liệu
của các ngành thực phẩm khác như đường kính, bột mỳ, bơ,sữa, pho mát, dầu
ăn nhiều hương liệu và yếu tố vi lượng khác. Do đó bánh kẹo có một số đặc
điểm ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm.
Thứ nhất bánh kẹo là nhóm sản phẩm có những đặc trưng riêng trong
nhóm hàng tiêu dùng vừa được sử dụng trong gia đình hoặc làm quà biếu tặng
nhân các dịp lễ tết nên nó vừa đòi hỏi chất lượng cao, vừa đòi hỏi phải đẹp
mắt, sang trọng. Do đó để thuyết phục người tiêu dùng mua bánh kẹo thì sản
phẩm cần phải đảm bảo chất lượng, nhãn hiệu, bao gói phải đa dạng phong
phú với nhiều chủng loại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ hai bánh kẹo dễ sản xuất, vận chuyển và chịu sự ảnh hưởng nhiều của
yếu tố thiết bị công nghệ. Bánh kẹo được sản xuất ra bởi sự kết hợp của nhiều
nguyên vật liệu sẵn có trên thị trường, thời gian hoàn thành sản phẩm thường
ngắn khoảng chỉ 3-4 giờ. Bánh kẹo dễ dàng được sản xuất bởi cả tư nhân lẫn
doanh nghiệp. Tư nhân cũng sản xuất ra các loại bánh kẹo mang tính chất đặc
sản của một vùng, miền, khu vực nhất định như bánh đậu xanh, bánh cáy, bánh

cốm, kẹo cuđơ,...và các sản phẩm này được tạo ra bởi sự kết hợp của một vài
nguyên liệu bằng thủ công theo bí quyết làng nghề hay gia truyền của gia đình.
Thứ ba bánh kẹo được tiêu thụ phần nhiều trong các dịp lễ tết, hội hè còn
tiêu dùng hàng ngày không lớn lắm, do vậy quá trình sản xuất luôn mang tính
thời vụ và tập trung vào một thời gian. Mặt khác bánh kẹo được chế biến từ
các nguyên liệu thực phẩm dễ bị vi sinh vật phân huỷ nên thời hạn bảo quản và
thời hạn sử dụng không dài, thông thường chỉ khoảng từ 3 tháng đến 1 năm.
Do đó việc nghiên cứu thị trường xác định khả năng tiêu thụ và khối lượng sản
xuất ra phải được tính toán một cách có khoa học, có cơ sở tránh tình trạng ứ
đọng sản phẩm.
Thứ tư bánh kẹo là sản phẩm mà tất cả các lứa tuổi đều có thể sử dụng từ
trẻ em cho đến người già. Thế nhưng đối với từng độ tuổi nhất định sẽ có mức
độ tiêu dùng khác nhau và yêu cầu về kích thước, mùi vị và độ cứng mềm khác
nhau. Đây cũng là đặc điểm tạo nên thị trường tiêu thụ đối với mỗi loại, mỗi
sản phẩm bánh kẹo mà doanh nghiệp cần phải khai thác.
* Đối thủ cạnh tranh
Thị trường bánh kẹo Việt Nam cũng đang diễn ra sự cạnh tranh hết sức
gay gắt và khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng như các công ty
có sản xuất bánh kẹo và các sản phẩm bánh kẹo được nhập khẩu. Do đó công
ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị luôn xác định là mình đang phải hoạt động
trong môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt và có ảnh hưởng đến
khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả
những doanh nghiệp có sản xuất và kinh doanh sản phẩm bánh kẹo.
Trước hết phải kể đến các đối thủ ở ngay thị trường khu vực miền Bắc là
công ty bánh kẹo Hải Hà, Hải Châu, Tràng An,...Đây thực sự là những đối thủ
cạnh tranh mạnh về mọi mặt so với công ty, sản phẩm của họ cũng đa dạng
phong phú hơn sản phẩm của công ty. Tất cả các sản phẩm của công ty đều
chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm tương tự của các đối thủ này trên tất cả
các thị trường.
Tiếp đến là các đối thủ ở khu vực miền Trung và miền Nam. Các doanh

nghiệp này là những công ty sản xuất đường cùng tham gia vào việc sản xuất
bánh kẹo như công ty đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Biên Hoà,…Họ là những
công ty có lợi thế về nguyên vật liệu và lợi thế về khoảng cách thị trường. Đặc
biệt là công ty TNHH chế biến thực phẩm Kinh Đô- là công ty mới tham gia và
thị trường bánh kẹo Việt Nam đầu những năm 90s, song phần nào đã chứng tỏ
được sức mạnh cạnh tranh của mình với các loại sản phẩm bánh kẹo tương
đối đa dạng về chất lượng, mẫu mã chủng loại. Trong đó có loại bánh trung
thu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bánh trung thu của công ty cổ phần
bánh kẹo Hữu Nghị đã thu hút được nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội.
Quy mô thị phần trên thị trường thì công ty cổ phần bánh kẹo Hữu Nghị
chiếm một phần rất nhỏ và được xem là kém lợi thế hơn về quy mô so với các
công ty khác trong ngành. Chiếm chưa đầy 2% tổng khối lượng bánh kẹo tiêu
thụ trên thị trường và có xu hướng giảm xuống trong 3 năm 1998-2000 nhưng
năm 2001 đã bắt đầu tăng lên. Đối thủ chiếm thị phần lớn nhất là công ty bánh
kẹo Hải Hà chiếm trên 20% và cũng đang có xu hướng giảm xuống về thị phần.
Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty còn chịu sự cạnh tranh của các sản
phẩm nhập từ nước ngoài. Các sản phẩm nhập ngoại thường đa dạng, phong
phú về chủng loại, mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm, trong đó có cả các
Bảng 2.4: Quy mô tiêu thụ v thà ị phần của một số công ty trên thị
trường
Năm
1998 1999 2000 2001
Công ty
Sản
lượn
g
(tấn)
Thị
phầ
n

(%)
Sản
lượn
g
(tấn)
Thị
phầ
n
(%)
Sản
lượn
g
(tấn)
Thị
phầ
n
(%)
Sản
lượn
g
(tấn)
Thị
phầ
n
(%)
Hữu Nghị
828 1.78 852 1.68 890 1.62 1065 1.81
Hải Hà
1070
0

22.9
9
1084
0
21.4
0
1133
6
20.5
9
1150
0
19.5
5
Hải Châu
5678 12.2 5859 11.5
6
6982 12.6
8
7500 12.7
5
Tr ng Anà 2054 4.41 2307 4.55 2465 4.48 2565 4.36
Hải H -à
Kotobuki
1995 4.29 2267 4.47 2610 4.74 2718 4.62
Kinh Đô
2210 4.75 2553 5.04 2870 5.21 3012 5.12
Biên Hoà 3028 6.51 3377 6.67 3540 6.43 3869 6.58
Quảng Ngãi
3005 6.46 3024 5.97 3206 5.82 3672 6.24

Lam Sơn
1502 3.23 1741 3.44 1780 3.23 1956 3.33

×