Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) tại tỉnh hậu giang trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.08 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN LÊ NGỌC BÍCH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
(FDI) TẠI TỈNH HẬU GIANG TRONG
GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

Tháng 8 – Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN LÊ NGỌC BÍCH
MSSV: 4117241

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI
TỈNH HẬU GIANG TRONG
GIAI ĐOẠN 2011-6/2014
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ


Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐINH THỊ LỆ TRINH

Tháng 8 – Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Sau gần bốn năm học tập tại Trường Đại Học Cần Thơ được sự chỉ dạy
tận tình của Quý Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế – Quản Trị
Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu cả lý
thuyết lẫn thực tế trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang, em đã
được học hỏi thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và
quý cô, chú trong sở đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Đinh Thị Lệ Trinh, người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để em hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình thực tập, em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, quý cô, chú
trong Sở Kế hoạch và Đầu tư, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong
quãng thời gian thực tập tại sở, ln tạo điều kiện thuận lợi để em hồn thành
tốt đề tài tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức cịn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu nên đề tài này
chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, góp ý của quý thầy cô và Ban lãnh đạo sở để đề tài này được hồn thiện
hơn.
Em xin kính chúc Q Thầy Cơ Khoa Kinh Tế – Quản Trị Kinh Doanh
và Ban giám đốc, quý cô, chú Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang dồi dào sức
khỏe và công tác thật tốt.
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014

Người thực hiện

NGUYỄN LÊ NGỌC BÍCH

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là
trung thực, đề tài này không trùng bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện

NGUYỄN LÊ NGỌC BÍCH

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-------------~·~------------.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Hậu Giang, ngày... tháng ... năm 2014
Thủ trưởng đơn vị

iii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
------------.
------------Họ và tên người hướng dẫn: Đinh Thị Lệ Trinh
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ
Tên học viên: Nguyễn Lê Ngọc Bích
Mã số sinh viên: 4117241
Chuyên ngành: Kinh Doanh Quốc Tế
Tên đề tài: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn năm 2011 đến tháng
6/2014.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

.....................................................................................................................
2. Về hình thức:
.....................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
................................................................................................................... .
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.....................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được
.....................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
....................................................................................................................
7. Kết luận
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……. tháng …… năm 2014
Giáo viên hướng dẫn

ThS.ĐINH THỊ LỆ TRINH

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
-------------o0o------------.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2014
Giáo viên phản biện

v


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i
TRANG CAM KẾT ................................................................................................. ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..................................................... iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... x
CHƯƠNG 1............................................................................................................. 1

GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................... 2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 2
CHƯƠNG 2............................................................................................................. 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 6
2.1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngồi ......................................... 6
2.1.2 Vai trị và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 11
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ....... 12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .......................................... 14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 15
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 17
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG VÀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU
TƯ .......................................................................................................................... 17
3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG ................................ 17
3.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hậu Giang ...................................................... 17
3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội ........................................................................ 18
3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh qua chỉ số PCI của tỉnh Hậu Giang
...................................................................................................................... 26
3.2 GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ ............................................... 28
3.2.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 28
3.2.2 Vị trí và chức năng ................................................................................ 28
3.2.3 Phòng hợp tác kinh tế đối ngoại ............................................................ 29
3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA TỈNH ............................................................................................................. 30


vi


3.3.1 Thuận lợi .............................................................................................. 30
3.3.2 Khó khăn .............................................................................................. 31
3.3.3 Định hướng phát triển ........................................................................... 31
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI CỦA TỈNH HẬU GIANG ............... 35
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH HẬU GIANG .......................... 35
4.1.1 Khái quát tình hình thu hút FDI tại Hậu Giang trong giai đoạn 2011 –
tháng 6 2014 .................................................................................................. 35
4.1.2 Phân tích tình hình thu hút FDI theo cơ cấu ngành trong giai đoạn 20116/2014 ........................................................................................................... 38
4.1.3 Phân tích tình hình thu hút FDI theo hình thức và đối tác đầu tư tại Hậu
Giang trong giai đoạn 2011 – 6/2014 ............................................................. 40
4.1.4 So sánh với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long ............ 44
4.1.5 Các nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn vốn FDI của
tỉnh Hậu Giang .............................................................................................. 47
4.2 HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VỐN FDI TẠI HẬU GIANG ................................... 51
4.2.1 Chỉ số ICOR ......................................................................................... 51
4.2.2 Đóng góp của FDI đối với vốn đầu tư xã hội ......................................... 53
4.2.3 Giải quyết việc làm ............................................................................... 54
4.2.4 Tỷ lệ xuất khẩu khu vực FDI ................................................................. 55
4.2.5 Tỷ lệ đóng góp vào thu ngân sách tỉnh Hậu Giang của khu vực FDI ...... 56
4.3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH
HẬU GIANG ......................................................................................................... 57
CHƯƠNG 5............................................................................................................ 60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG CÓ
HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI HẬU

GIANG ................................................................................................................... 60
5.1 NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ...................... 60
5.2 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ SỬ DỤNG CÓ
HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI ............................................................................. 61
5.2.1 Về chính sách thu hút đầu tư ................................................................. 61
5.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật ............................................................... 61
5.2.3 Cơ sở hạ tầng ........................................................................................ 62
5.2.4 Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao tay nghề chất lượng lao động
...................................................................................................................... 62
5.2.5 Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ nhà đầu tư ................................. 63
CHƯƠNG 6............................................................................................................ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 65
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................. 65
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 68

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang ................... 28
Hình 3.2: Lĩnh vực kêu gọi đầu tư và số dự án dự kiến tại tỉnh Hậu Giang .... 33
Hình 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng xuất khẩu tại Hậu Giang từ năm
2011 – 2013 .................................................................................................. 55
Hình 4.2: Tỷ lệ các dự án FDI đầu tư vào Hậu Giang theo quy mô nguồn vốn
...................................................................................................................... 57

viii



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế năm 2009 – 6/2014 ................................................. 18
Bảng 3.2 Dân số và mức độ đơ thị hóa của Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013
...................................................................................................................... 20
Bảng 3.3: Tình hình lao động Hậu Giang tham gia vào các ngành Kinh tế quốc
dân giai đoạn 2009 – 2013 ............................................................................. 21
Bảng 4.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hậu Giang từ năm 2011 – tháng 6
năm 2014 ...................................................................................................... 36
Bảng 4.2: Đầu tư FDI phân theo ngành và lĩnh vực tại Hậu Giang trong giai
đoạn 2011- 6/2014......................................................................................... 39
Bảng 4.3: Tổng hợp đầu tư FDI phân theo hình thức đầu tư tại Hậu Giang .... 41
Bảng 4.4 Tổng hợp doanh nghiệp FDI theo đối tác đầu tư tại tỉnh Hậu Giang
trong giai đoạn 2011 – 6/2014 ....................................................................... 43
Bảng 4.5 Tình hình dịng vốn FDI của các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2013
...................................................................................................................... 46
Bảng 4.6: Chỉ số ICOR và chỉ số GDP/vốn đầu tư của tỉnh Hậu Giang giai
đoạn 2006 – 2010 .......................................................................................... 52
Bảng 4.7: Tình hình vốn đầu tư toàn xã hội, vốn FDI và tỷ trong vốn FDI
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tại Hậu Giang giai đoạn 2009 – 2013 ........ 53
Bảng 4.8: Số lao động trong doanh nghiệp FDI và cả tỉnh Hậu Giang trong
giai đoạn 2009 – 2013 ................................................................................... 54
Bảng 4.9: Thu ngân sách khu vực FDI và cả tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn
2009 – 2013 .................................................................................................. 56

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
CNH
CNTT
CP
ĐBSCL
HĐH
HĐND
KCN
KCX
SX
TMDV
TNHH 2TV
TNHH MTV
QT
UBND
Tiếng Anh
EU
FDI
NGO
ODA
WTO

Công nghiệp hóa
Cơng nghiệp tiểu thủ
Cổ phần
Đồng bằng sơng Cửu Long
Hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Khu cơng nghiệp
Khu chế xuất

Sản xuất
Thương mại dịch vụ
Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Quốc tế
Ủy ban nhân dân
(European Union) Liên minh Châu Âu
( Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngồi
(Non Government Organization) Viện trợ của tổ chức phi
chính phủ
(Official Development Asistant) Viện trợ phát triển chính
thức
(World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt
Nam đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - chính trị nhằm tìm kiếm
cho mình một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Đất nước ta đã đi được
một chặng đường khá dài trong cơng cuộc trở thành một nước cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Nền kinh tế đã đạt được những thành tựu khả quan trong
năm 2013 như: tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
đạt 5,4% so với năm 2012 là 5,25% , lạm phát được kiểm soát, với mức tăng
chỉ số tiêu dùng 6,04% so với cuối năm 2012, lạm phát được ghi nhận là mức
tăng thấp nhất trong suốt 10 năm qua. Không những đạt được những thành tựu
về kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa- xã hội, giáo dục, y tế cũng được

nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ
vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Để đạt được
những thành tựu đó, bên cạnh khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì
sự hỗ trợ từ bên ngồi cũng đóng một vai trị quan trọng. Trong đó, đầu tư trực
tiếp nước ngồi (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt
Nam bởi đây là hoạt động có vai trị to lớn trong sự phát triển kinh tế của đất
nước, là nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh
quốc gia. Chính vì lý do đó mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một bộ
phận trong chính sách mở cửa của Việt Nam nhằm góp phần đẩy nhanh cơng
nghiệp hóa- hiện đại hóa, từng bước xây dựng đất nước thành một quốc gia
công nghiệp.
Sự phát triển của một tỉnh thành hay khu vực chính là nhân tố để góp
phần tạo nên sự phát triển cho đất nước. Vì thế, chính phủ đã quyết định đầu
tư phát triển nhiều tỉnh trong đó có Hậu Giang. Hậu Giang là tỉnh được chia
tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) từ năm 2004, sau khi chia tách Hậu Giang là một
tỉnh nghèo của khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, phát triển nông nghiệp là
chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ gần như chưa được quan tâm. Là một tỉnh
mới nên Hậu Giang gặp nhiều khó khăn về tổ chức cũng như kinh tế xã hội.
Đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực là hết sự quan trọng để góp phần
phát triển kinh tế ở tỉnh nhất là về công nghiệp và dịch vụ.
Do là tỉnh mới thành lập nên Hậu Giang nhận được nhiều đãi ngộ của
Chính phủ nhằm khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển, Hậu Giang có vị trí trí
địa lý thuận lợi, nằm trên các tuyến đường giao thông thủy- bộ quan trọng của
vùng Tây Nam sơng Hậu, có những điểm giao lưu kinh tế lớn với các tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Thành phố Cần Thơ, đó là thuận lợi cho các

1


nhà đầu tư. Nhưng, cũng giống như các tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu

Long, Hậu Giang cũng gặp phải hạn chế về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của tỉnh còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ, nguồn lao động đơng về số nhưng
vẫn cịn thiếu về chất, phần lớn vẫn là lao động giản đơn, thủ công, cơ bắp;
hầu hết chưa qua đào tạo,.. Nhận thấy những vấn đề đó cho nên, tơi chọn đề tài
“ Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) tại tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn năm 2011 đến tháng 6/2014”.
Nhằm tìm hiểu sâu sát thực trạng, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, cơ
hội phát triển và từ đó đề ra những giải pháp thúc đẩy việc thu hút đầu tư và sử
dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Hậu Giang đồng thời đánh giá các mặt thuận lợi
và khó khăn của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-6/2014, qua đó đề xuất
các giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng tác thu hút và sử dụng FDI có hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
_ Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-6/2014.
_ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút và sử dụng FDI
tại tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-6/2014.
_ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu hút và sử dụng FDI
có hiệu quả tại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài này chỉ nghiên cứu về thực trạng hoạt
động thu hút và sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng, giải pháp để nâng cao thu hút
nguồn vốn FDI tại tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-6/2014.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hậu Giang. Số liệu trong đề tài chủ yếu được cung cấp từ Phòng Hợp
Tác Kinh Tế Đối Ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hậu Giang.

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên thông tin số
liệu thu thập trong 4 năm gần nhất 2011, 2012, 2013, đến tháng 6-2014 của
tỉnh Hậu Giang để có thể so sánh, tổng hợp đưa ra các nhận định, nhận xét.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Huỳnh Mỹ Anh (2011), “Phân tích tác động của nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Hậu Giang”. Tác giả đã đưa ra ba

2


mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng của FDI tại tỉnh Hậu Giang; phân
tích các tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Hậu Giang (tác động tích
cực, tiêu cực); Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn, tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới. Tác giả đã dùng phương
pháp thống kê, so sánh để thấy được tình hình và sự phát triển của nguồn vốn
FDI vào Hậu Giang. Ưu điểm của luận văn này là tác giả đã sử dụng phương
pháp phân tích hồi quy phân tích tác động của nguồn vốn tới sự phát triển kinh
tế xã hội Hậu Giang, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư
năng động, hấp dẫn góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội Hậu Giang, bố
cục bài luận văn hợp lý và chặt chẽ, đúng với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra từ
đầu. Tuy nhiên, các giải pháp mà tác giả để ra chưa phù hợp với thực tế và
tình hình kinh tế xã hội ở Hậu Giang, một số giải pháp chỉ là nhất thời, chưa
thật sự mang đến những tác động tích cực lâu dài.
Trần Tấn Phát (2014), “Phân tích hiện trạng và các nhân tố ảnh hưởng
đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Cần Thơ giai đoạn
2008- 2013” . Mục tiêu, nhiệm vụ của nghiên cứu của luận án: sử dụng
phương pháp thống kê mô tả kết hợp với so sánh để làm rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thành phố
Cần Thơ. Cuối cùng dùng phương pháp phân tích ma trận SWOT (điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, thách thức) để đưa ra giải pháp như: hồn thiện hệ thống

chính trị, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư,...
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: (1) Phân tích thực
trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tp. Cần Thơ giai
đoạn 2008 – 2013. (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn
vốn FDI trên địa bàn Cần Thơ và (3) Đề ra giải pháp nhằm thu hút và tận dụng
các nguồn đầu tư trực tiếp, hồn thiện mơi trường đầu tư để tăng cường phát
triển kinh tế - xã hội. Hạn chế ở đề tài này là chưa phân tích chuyên sâu các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố
Cần Thơ bởi phần lớn tác giả chỉ liệt kê và so sánh qua từng năm, chưa đi sâu
vào nghiên cứu để thể hiện được sự ảnh hưởng của nguồn vốn.
Trần Thị Thanh Hương (2000) “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng
cao khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi tại Hà Nội giai đoạn 2001-2010” được đăng tải trên trang web
123.doc.vn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh
nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về vai trò, nội dung, đặc điểm của
nguồn vốn FDI; Phân tích và đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn
FDI ở Hà Nội; Đề xuất những giải pháp chủ yếu và mang tính khả thi để khắc
phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng FDI. Tác giả đã

3


sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: phương pháp logic,
phương pháp phân tích thống kê, phương pháp nghiên cứu và khảo sát thực
địa. Ngồi ra cịn sử dụng một số phương pháp mới: phương pháp tiếp cận và
phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia. Tác giả đã phân tích rất chuyên
sâu vào cơ sở lý luận cũng như thực trạng nguồn vốn FDI tại Hà Nội, từ đó
mới đề ra được giải pháp phù hợp với môi trường đầu tư tại Hà Nội nhằm thu
hút FDI cho phát triển kinh tế - xã hội.

Lê Thị Thu Ngân (2014), “Giải pháp nâng cao thu hút nguồn vốn FDI
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” . Mục tiêu nghiên cứu mà đề tài hướng đến là
tìm hiểu thực trạng cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI
trên địa bàn tỉnh, để đề ra giải pháp tăng cường thu hút đầu tư có hiệu quả hơn
vào tình Hậu Giang. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ sách báo, các tài
liệu của cơ quan quản lý Nhà nước, niên giám thống kê, wesite của Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Cục thống kê,… sau đó tổng hợp, thống kê mơ tả, so sánh để
biết được thực trạng nguồn vốn, các nhân tố ảnh hưởng nguồn vốn qua đó đề
xuất các giải pháp như: tăng cường xúc tiến thương mại, hồn thiện cơ chế
chính sách, có những chính sách ưu đãi thích hợp để thu hút và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn trong tương lai. Tuy nhiên, hạn chế ở đề tài này là tác giả
vẫn chưa phân tích rõ về thực trạng nguồn vốn FDI tại Hậu Giang qua các
năm, thống kê chưa rõ các hoạt động của FDI trong kinh tế tại địa bàn, chưa
làm rõ vai trò FDI đối với sự phát triển kinh tế Hậu Giang, cho nên các giải
pháp đề ra thật sự chưa thiết thực và không mang tính cấp thiết.
Đặng Thanh Cương (2012), “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An” . Tác giả đã đưa ra bốn mục tiêu nghiên
cứu: (1) hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận có tính khoa học đối với
hoạt động thu hút vốn FDI vào địa phương; (2) đánh giá thực trạng vốn FDI
tại tỉnh Nghệ An; (3) xây dựng và kiểm định mơ hình phản ánh hiệu quả sử
dụng vốn FDI tại tỉnh Nghệ An; (4) đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tăng
cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An. Ưu điểm của đề tài là tác giả nghiên cứu
đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI mà một số luận án cùng đề tài ít nghiên
cứu, thông qua việc đánh giá thực trạng, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn
đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn
FDI thấp, quy mô nhỏ. Từ thực tế đó mà luận án cũng đưa ra các giải pháp có
hiệu quả và phù hợp với mơi trường đầu tư ở địa bàn như: cải cách thủ tục
hành chính; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các biện pháp
chống chuyển giá; thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI bằng các mơ
hình kinh tế lượng;...

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2008), “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Thành phố Hồ Chí Minh” . Mục

4


tiêu, nhiệm vụ của khóa luận: tác giả làm rõ vai trò của FDI đối với sự phát
triển kinh tế xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh, ý nghĩa cần thiết để thu hút FDI
vào; đưa ra những mục tiêu, định hướng, chính sách, biện pháp nhằm thu hút
FDI cũng như tình hình FDI tại địa phương và các kết quả đạt được từ đó đánh
giá những tác động tích cực và tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở địa bàn; cuối cùng là những bài học kinh nghiệm quý
báu về việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI của TPHCM dành cho
các tỉnh thành khác trong cả nước. Ưu điểm của khóa luận này là tác giả phân
tích thực trạng FDI và nêu ra những biện pháp, chính sách, định hướng thu hút
FDI mà TPHCM đã thực hiện, với sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc của
TPHCM, tác giả không nghiên cứu để đề ra giải pháp mà đưa ra những thành
tựu của TPHCM trong công tác thu hút và sử dụng FDI từ đó rút ra được bài
học kinh nghiệm dành cho các tỉnh khác trong việc thu hút và sử dụng FDI có
hiệu quả.
Qua các tài liệu trên, bản thân tác giả sẽ kế thừa các nghiên cứu của
những tác giả trên về phương pháp phân tích, xử lí số liệu cũng như các giải
pháp, kiến nghị đã được nêu ra và phát triển cũng như bổ sung những gì chưa
hồn chỉnh, từ đó vận dụng vào nghiên cứu của mình để phân tích thực trạng
thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-4/2014. Riêng
đối với đề tài này, tác giả cũng dựa trên phương pháp thống kê mơ tả, so sánh
để phân tích đánh giá. Tác giả đã kết hợp tất cả các phương pháp với nhau để
phân tích làm rõ vấn đề.

5



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1 Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngồi
a) Khái niệm về đầu tư quốc tế nói chung
Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nó là một quá trình trong đó có sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ,
kỹ năng quản lý,… từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án
đầu tư nhằm mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Đầu tư quốc tế xảy ra do
sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc
tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa
các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như do
các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác. Đầu tư quốc tế đưa đến
những tác động khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư. Là tác
động tích cực hay tiêu cực thì phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan
và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu
tư nước ngồi và trình độ tổ chức, quản lý cán bộ (Vũ Chí Lộc, 1997).
Tác giả Phùng Xuân Nhạ (2007, trang 30) cũng đã nhận định, cho đến
nay, mặc dù cũng có khơng ít khái niệm khác nhau về đầu tư quốc tế, nhưng
khái niệm được nhiều người thừa nhận đó là “Đầu tư quốc tế là sự di chuyển
tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,…từ nước này sang nước khác để
kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu”.
Từ khái niệm đó tác giả Phùng Xuân Nhạ (2007, trang 32-33) cũng nêu
ra đầu tư quốc tế cũng được biểu hiện chủ yếu qua hai hình thức cơ bản:
_ Đầu tư gián tiếp nước ngồi (Foreign Portfolio Investment – PFI) là
hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới trong đó người bỏ vốn và người sử
dụng vốn không phải là một. Người bỏ vốn khơng địi hỏi thu hồi lại vốn hoặc

không trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý, điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh. Họ được hưởng lợi tức thông qua phần vốn đầu tư. Đầu tư
gián tiếp bao gồm:
+ Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Asistant- ODA)
là việc các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và chính phủ các nước phát triển
viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vai ưu đãi đối với các nước đang phát triển.
+ Viện trợ của tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization –
NGO) tương tự như nguồn vốn ODA nhưng do các tổ chức phi chính phủ viện

6


trợ. Đó là các tổ chức như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới
(WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),…
+ Đầu tư theo hình thức vay thương mại là các khoản tiền của các ngân
hàng thương mại cho Chính phủ hoặc các cơng ty ở các nước đang phát triển
vay dài hạn theo lãi suất thương mại để thực hiện mục đích đầu tư.
_ Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI) là một
hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là
người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
b) Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn
bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư và tham
gia vào quá trình quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư đồng thời vận hành, quản
lý các hoạt động đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra (Luật Đầu tư, 2005).
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới “Trade and foreign direct
investment” (9/10/1996, World Trade Organization) đưa ra định nghĩa như sau
về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút
đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân

biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ”
và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) đầu tư
trực tiếp nước ngồi (Foreign Direct Investment - FDI) là một cơng cuộc đầu
tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor)
đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác. Quyền sở hữu
này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI.
Theo Luật đầu tư trực tiếp nước ngồi thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là
việc tổ chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc
bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh
trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này. Kể từ năm 1996 thì khái
niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản nào khác để tiến hành hoạt
động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư nước ngồi.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngồi là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn
bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào khác để sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu

7


tư và có được quyền sở hữu, quản lý hoặc quyền kiểm sốt nguồn vốn và tài
sản tại nước đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình. Như vậy đầu tư trực
tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước
ngoài : chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau.
Nhân tố nước ngồi ở đây khơng chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc
lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực

tiếp nước ngồi mà cịn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp
vượt ra khỏi biên giới một quốc gia.
2.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư FDI
Theo nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ (2009, trang 41) thì đầu tư trực
tiếp nước ngồi có những đặc điểm cơ bản sau:
_ Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và
tự chịu trách nhiệm về vấn đề lãi, lỗ, những khó khăn, ràng buộc về chính trị,
khơng để lại gánh nặng nợ nần cho nước nhận đầu tư. Nhà đầu tư nước ngồi
được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư,
quy mô đầu tư cũng như cơng nghệ cho mình.
_ FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu
tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ,
kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngoài. Đi
kèm với các dự án ngồi chuyển giao cơng nghệ cịn có hoạt động thương mại
(xuất nhập khẩu), sự di cư lao động quốc tế, chính sự di cư này đã góp phần
vào chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI.
_ Các chủ đầu tư nước ngồi phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong
vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của Luật đầu tư nước ngồi
ở từng nước, để họ có quyền trực tiếp tham gia điều hành, quản lý đối tượng
mà họ bỏ vốn đầu tư và cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro
giữa các chủ đầu tư.
_ Nguồn vốn đầu tư này ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu (được tính bằng
ngoại tệ) của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định cịn bao gồm cả vốn
vay của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như vốn đầu tư từ
nguồn lợi nhuận thu được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
_ FDI chủ yếu là các nhà đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư chủ yếu là các nước đang phát triển nên
cần lưu ý khi tiến hành nhận FDI cần thiết phải xây dựng một hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nước mình, tránh tình trạng chỉ

phục vụ cho mục đích lợi nhuận của các chủ đầu tư.

8


Từ đây, ta có thể thấy được đầu tư trực tiếp nước ngồi hiện nay có hai
đặc điểm nổi bật đó là : có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ
đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối
tượng đầu tư.
2.1.1.3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
Tác giả Vũ Chí Lộc (1997) đã nghiên cứu và nhận thấy rằng trong thực
tiễn, FDI được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đó những
hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng hợp tác kinh doanh; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Ngồi những hình thức đầu tư trên , cịn một vài hình thức đầu tư
100% vốn nước ngồi khác như BOT( xây dựng – kinh doanh – chuyển giao),
BTO (xây dựng – chuyển giao – kinh doanh).
a. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên
quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên để tiến hành đầu tư
kinh doanh vào Việt Nam mà không thành lập pháp nhân mới.
Đặc điểm:
_ Chủ thể của hợp đồng: gồm hai bên hoặc nhiều bên trong đó bên Việt
Nam có thể là một hoặc nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc nhiều thành
phần kinh tế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
_ Nội dung hợp đồng:
+ Chứa đựng sự hợp tác kinh doanh tại Việt Nam
+ Chứa đựng sự phân chia trách nhiệm và lợi nhuận
+ Vốn kinh doanh có thể đề cập hoặc khơng đề cập đến trong hợp đồng.
Hình thức này chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực nhất định: thăm dò,

khai thác dầu khí, khai thác khống sản, dịch vụ du lịch, bưu chính viễn thơng.
b. Doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hau hay nhiều bên
nước ngồi hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, kinh doanh, hưởng lợi
nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn.
Đặc điểm:
_ Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức cơng ty trách
nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn
cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
_ Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp
luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấp phép
đầu tư.

9


_ Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không được thấp hơn 30%
vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu
tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mơ
lớn,…tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng khơng được dưới 20% vốn đầu tư và
phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
_ Vốn góp của bên nước ngồi khơng được thấp hơn 30% vốn pháp định
của doanh nghiệp liên doanh, tuy nhiên khơng hạn chức mức vốn góp tối đa.
_ Theo Luật đầu tư nước ngồi thì doanh nghiệp liên doanh được tổ
chức dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển hóa thành cơng ty cổ phần. Thời
gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không quá 50 năm, trong trường
hợp đặc biệt khơng q 70 năm.
Đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất vì nó đem lại lợi ích cho tất cả các
bên tham gia.
c. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
các nhà đầu tư nước ngoài do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Đặc điểm:
_ Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, thành lập và hoạt động theo hình
thức cơng ty TNHH, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn kinh doanh và
tuân theo pháp luật Việt Nam. Được thành lập và hoạt động từ ngày được cấp
giấy phép đầu tư.
_ Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi ít nhất phải
bằng 30% vốn đầu tư.
_ Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư
vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mơ lớn,…tỷ
lệ này có thể thấp hơn nhưng không được dưới 20% vốn đầu tư và phải được
cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
_ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do tổ chức, cá nhân nước ngoài tự
quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh (Nhà nước
Việt Nam chỉ quản lý thông qua việc cấp giấy phép đầu tư và kiểm tra họ có
thực hiện đúng pháp luật hay không. Nhà nước Việt Nam không can thiệp vào
tổ chức quản lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi).
d. Hình thức đầu tư mua lại và sát nhập M&A
Mua lại và sát nhập là hình thức đầu tư FDI trong đó hai hay nhiều doanh
nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sát nhập vào nhau hoặc có một doanh
nghiệp này ( có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua

10


lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này khơng
nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Với hình thức này có thể tận

dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư như tận dụng thị trường, tiết
kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro.
e. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi khác
_ Đầu tư theo hình thức xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT): là mơ
hình liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền nước
chủ nhà để đầu tư xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng ( kể cả mở rộng, nâng
cấp, hiện đại hóa cơng trình) trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và
có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao khơng bồi hồn tồn bộ cơng trình
cho nước chủ nhà.
_ Đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO):
Hợp đồng BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Việt
Nam với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi
xây dựng xong nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng trình đó cho nhà nước
Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một
thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
_ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là hình thức hợp đồng ký kết
giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài
để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngồi chuyển
giao cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư
và lợi nhuận hợp lý.
2.1.2 Vai trò và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngồi
Trong Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tác giả Phùng Xuân Nhạ đã chỉ ra
những hạn chế và lợi ích của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với nước đi đầu
tư và nước nhận đầu tư trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
2.1.2.1 Đối với nước đi đầu tư
_ Tác động tích cực: Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và công
nghệ; Giúp phân tán rủi ro do tình hình kinh tế chính trị bất ổn; Bành trướng
sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường thế giới; Giúp thay đổi cơ
cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả hơn; Có cơ hội để quảng bá

thương hiệu cũng như sản phẩm của nước mình tại nước nhận đầu tư; Xây
dựng được một thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định.
_ Tác động tiêu cực: Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ
về môi trường đầu tư do hệ thống pháp luật chính sách khác nhau và các rủi ro
về đạo đức; Đầu tư ra nước ngoài làm giảm vốn đầu tư trong nước, tăng tỷ lệ

11


thất nghiệp nội địa, khơng đạt mục đích hiệu quả xã hội; Có thể xảy ra hiện
tượng chảy máu chất xám trong q trình chuyển giao cơng nghệ.
2.1.2.2 Đối với nước nhận đầu tư
_ Tác động tích cực: Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế;
Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao mức
sống của người dân; Tiếp thu được nguồn vốn, khoa học công nghệ và kỹ
thuật từ nước ngồi góp phần nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng sản
phẩm, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư; Nâng cao khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Bên cạnh đó
cịn giải quyết những khó khăn do bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thanh
toán; Tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách chính phủ đặc biệt là từ thuế.
_ Tác động tiêu cực: Có thể dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách thái quá, gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm
trọng; Các nhà đầu tư trong nước phải chịu thua thiệt về cả quyền lợi do hạn
chế về cả chuyên môn và vốn lẫn khả năng quản lý; Gây ra sự phân hóa, tăng
khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau;
Hoạt động FDI cịn có thể tạo ra sự chi phối ảnh hưởng đến nền kinh tế, tạo ra
môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, ngoài ra một mặt trái thường thấy của
FDI là hoạt động chuyển giá.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước
ngoài

Theo tác giả Phùng Xuân Nhạ (2007) đã nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố
sau đây ảnh hưởng đến q trình đầu tư trực tiếp nước ngồi.
2.1.3.1 Tình hình chính trị
Ổn định chính trị là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Yếu
tố này lại càng đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
bởi khi bỏ vốn đầu tư vì rủ ro chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu
tư nước ngoài. Bởi vì, tình hình chính trị ổn định là điểu kiện tiên quyết để
đảm bảo các cam kết của Chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu
tư, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu
tư.
Tình hình chính trị có liên quan chặt chẽ với sự ổn định kinh tế- xã hội.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp và có tính tồn diện làm tăng hoặc giảm khả
năng rủi ro trong đầu tư. An toàn vốn đầu tư là nguyên tắc hàng đầu của các
nhà đầu tư nói chung và đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Vì hoạt
động trong mơi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các
nhà đầu tư rất lo sợ rủi ro xảy ra khi có bất ổn về chính trị.

12


Như vậy, sự ổn định về chính trị ở nước chủ nhà đối với các nhà đầu tư
nước ngoài rất quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu khi các nhà đầu tư nước
ngoài quyết định bỏ vốn hay tài sản để đầu tư ở nước khác.
2.1.3.2 Chính sách- pháp luật
Vì q trình đầu tư trực tiếp nước ngồi có liên quan đến rất nhiều hoạt
động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong khoảng thời gian dài, ở
một quốc gia khác nên các nhà đầu tư nước ngồi rất cần mơi trường pháp lý
vững chắc, có hiệu lực. Môi trường này bao gồm một hệ thống đầy đủ các
chính sách, quy định cần thiết, đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn chồng
chéo với nhau và có hiệu lực trong thực hiện. Các nhà đầu tư nước ngồi ln

tơn trọng các qui định về chính sách- pháp luật của nước nhận đầu tư.
Các hoạt động đầu tư nước ngồi chịu tác động bởi nhiều chính sách của
nước chủ nhà, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như quy định về
lĩnh vực đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định
về xuất- nhập khẩu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,…và các chính sách có ảnh
hưởng gián tiếp như các chính sách về tài chính tiền tệ, thương mại, văn hóa
xã hội, an ninh, đối ngoại,... Mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách này
có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà.
2.1.3.3 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Bao gồm các yếu tố và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng
cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và dân số. Đây là những yếu tố
tác động quan trọng đến tính sinh lãi hoặc rủi ro của các hoạt động đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngồi đều phải chun chở hàng hóa và dịch vụ
giữa các địa điểm sản xuất và tiêu thụ nên nếu vị trí thuận lợi, khơng cách trở
thì chi phí vận chuyển thấp, giảm được giá thành và hạn chế rủi ro.
Một nước sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi nếu có nguồn khống
sản dồi dào với trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và dân số đông.
Quy mô dân số đông không chỉ có lợi thế về cung cấp nguồn lao động mà có
khả năng tiêu thụ lớn.
Khí hậu ở nước nhận đầu tư cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố này bao gồm các đặc
điểm về thời tiết, độ ẩm, bão lũ… Chẳng hạn, ở những nước có khí hậu nhiệt
đới gió mùa thường phù hợp với các dự án nông nghiệp hơn là các dự án cơng
nghiệp vì khí hậu này thường có độ ẩm cao nên tác động xấu đến độ bền công
nghệ và điều kiện sống của các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.3.4 Trình độ phát triển của nền kinh tế
Là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất
lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước

13



×