Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas của hộ chăn nuôi heo ở xã phong thạnh, huyện cầu kè, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 104 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

TRẦN THỊ DIỄM PHÚC

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘ
CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ PHONG THẠNH,
HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trƣờng
Mã số ngành: 52850102

08 - 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QTKD

TRẦN THỊ DIỄM PHÚC
MSSV/HV: 4115243

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘ
CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ PHONG THẠNH,
HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƢỜNG
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGÔ THỊ THANH TRÚC

08 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát đã gần 4 năm từ khi em bƣớc vào ngôi trƣờng Đại học Cần
Thơ, có đƣợc nhƣ ngày hôm nay là nhờ công ơn sinh thành và nuôi dƣỡng của
cha mẹ, sự tận tình dạy bảo của quý thầy cô giáo. Công lao to lớn ấy em sẽ
không bao giờ quên đƣợc.
Trƣớc hết, con xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã sinh ra con và tạo điều
kiện cho con đến trƣờng, là động lực tinh thần giúp con vƣợt qua mọi khó
khăn để con có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần
Thơ. Đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã nhiệt
tình chỉ dạy, truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báo để
em có đƣợc hành trang khi bƣớc vào đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ngô Thị Thanh Trúc đã giúp
em tiếp cận với đề tài và tận tình hƣớng dẫn động viên em trong suốt thời gian
em thực hiện luận văn tốt nghiệp .
Trong quá trình thu thập số liệu em cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình
từ chính quyền địa phƣơng. Chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Phong
Thạnh và các cán bộ ở xã đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu
và hỗ trợ tài liệu nghiên cứu để em hoàn thành đƣợc đề tài.
Cám ơn các bạn trong nhóm luận văn và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những
sai sót. Mong đƣợc sự góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn để luận văn của

em đƣợc hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời chúc đến quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ,
cô Ngô Thị Thanh Trúc và các cán bộ xã Phong Thạnh lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Ngƣời thực hiện

Trần Thị Diễm Phúc

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Ngƣời thực hiện

Trần Thị Diễm Phúc

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i
TRANG CAM KẾT ....................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................x
CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2

1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................2
1.4.1 Phạm vi về không gian ...........................................................................2
1.4.2 Phạm vi thời gian ....................................................................................2
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................4
2.1.1 Tổng quan về biogas (hay còn gọi là khí sinh học)..................................4
2.1.2 Sơ lƣợc về thành phần chất thải, nƣớc thải của khí sinh học biogas ..... 16
2.1.3 Các khái niệm khác............................................................................... 17
2.1.4 Xác định các yếu tố sử dụng trong mô hình logistic có ảnh hƣởng đến
việc chấp nhận sử dụng biogas trong chăn nuôi heo của hộ chăn nuôi heo
nhƣng chƣa sử dụng biogas ........................................................................... 19
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 22
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 22
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 24
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG
NGHIÊN CỨU Ở XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................ 33
3.1 TỔNG QUAN VỀ XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ
VINH ............................................................................................................ 33
3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 33
3.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................... 34
3.1.3 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 35
iv



3.1.4 Đặc điểm kinh tế và văn hóa – xã hội ................................................... 36
3.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO VÀ VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS CỦA
CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH. ........................................................................................ 37
3.2.1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại tỉnh Trà Vinh........................ 37
3.2.2 Tổng quan về tình hình chăn nuôi heo tại huyện Cầu Kè ...................... 38
3.2.3 Tình hình triển khai các hoạt động nhằm tăng cƣờng ứng dụng công
nghệ biogas tại huyện Cầu Kè ....................................................................... 39
3.2.4 Tình hình chăn nuôi heo và áp dụng biogas của ngƣời dân xã Phong
Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................................ 39
3.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi
trên địa bàn xã Phong Thạnh. ........................................................................ 40
3.2.6 Ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến năng suất chăn nuôi ............... 41
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ................ 43
VIỆC ÁP DỤNG BIOGAS CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO ............................ 43
Ở XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH .................. 43
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƢỢNG PHỎNG VẤN ..................................................... 43
4.1.1 Thông tin về đáp viên ........................................................................... 43
4.1.2 Thông tin về hộ gia đình ....................................................................... 45
4.1.3 Đặc điểm chăn nuôi của hộ gia đình ..................................................... 46
4.1.4 Các khoản mục chi phí trong chăn nuôi heo .......................................... 49
4.2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI CỦA CÁC HỘ
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN Ở XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ,
TỈNH TRÀ VINH ......................................................................................... 53
4.2.1 Thành phần của chất thải chăn nuôi ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh. ................................................................................................ 53
4.2.2 Xử lý chất thải chăn nuôi ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh. ............................................................................................................. 54
4.3 NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN
NUÔI HEO CHƢA CÓ BIOGAS Ở ĐỊA BÀN XÃ PHONG THẠNH,

HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH........................................................... 55
4.3.1 Nhận thức về môi trƣờng ...................................................................... 55
4.3.2 Nhận thức về biogas của các hộ chăn nuôi heo chƣa có biogas ở xã
Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ................................................. 56
4.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN SỬ DỤNG BIOGAS CỦA CÁC
HỘ CHĂN NUÔI HEO CHƢA CÓ BIOGAS Ở ĐỊA BÀN XÃ PHONG
THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH. .......................................... 58
4.4.1 Tỷ lệ các hộ chăn nuôi heo chƣa có biogas chấp nhận sử dụng biogas ở
xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................ 58
v


4.5 YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHẤP NHẬN SỬ DỤNG
BIOGAS CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI HEO CHƢA CÓ BIOGAS Ở ĐỊA
BÀN XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH. ............ 60
4.5.1 Các biến trong mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận
sử dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh. ................................................................................................ 61
4.5.2 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận sử
dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh bằng mô hình
logistic .......................................................................................................... 65
4.5.3 Giải thích các kết quả mô hình logistic ................................................. 65
4.5.3.1 Các biến có ý nghĩa thống kê ............................................................. 65
4.5.3.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê .................................................. 67
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG PHẠM VI ÁP DỤNG MÔ
HÌNH BIOAGS CỦA HỘ CHĂN NUÔI HEO .............................................. 69
Ở XÃ PHONG THẠNH, HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH .................. 69
5.1 GIẢI PHÁP CHUNG .............................................................................. 69
5.2 GIẢI PHÁP CỤ THỂ .............................................................................. 69
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ......................................................... 75

6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 75
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 75

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần các khí trong khí sinh học ............................................5
Bảng 2.2: Khoảng nhiệt trị của một số loại nguyên liệu .................................15
Bảng 2.3: Lƣợng phân thải trung bình của heo trong 24h .............................. 17
Bảng 2.4: Thành phần dƣỡng chất của phân và nƣớc tiểu heo (đơn vị %) ...... 17
Bảng 2.5: Thông tin về mẫu điều tra tại xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh
Trà Vinh. ....................................................................................................... 23
Bảng 2.6: Các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 28
Bảng 2.7: Đặc điểm của các biến độc lập đƣa vào mô hình logistic ............... 31
Bảng 3.8: Số lƣợng chăn nuôi heo ở các tỉnh ĐBSCL ................................... 37
Bảng 3.9: Số lƣợng và sản lƣợng heo nuôi ở huyện Cầu Kè .......................... 38
Bảng 3.10: Tình hình chăn nuôi heo và sử dụng biogas của ngƣời dân ở xã
Phong Thạnh. ................................................................................................ 40
Bảng 3.11: Các bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi ................. 41
Bảng 4.12: Thông tin về tuổi và trình độ học vấn của về đáp viên. ................ 43
Bảng 4.13: Thông tin về số thành viên gia đình và thu nhập của hộ gia đình. 45
Bảng 4.14: Số năm chăn nuôi và diện tích chuồng trại................................... 46
Bảng 4.15: Số lƣợng heo nuôi của hộ ........................................................... 47
Bảng 4.16: Số lƣợng heo thịt của các lứa nuôi .............................................. 47
Bảng 4.17: Giá bán của heo thịt và heo con khi xuất chuồng ........................ 48
Bảng 4.18: Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi heo thịt của các hộ chăn
nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ........................... 51
Bảng 4.19: Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả chăn nuôi heo nái của các hộ chăn

nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ........................... 52
Bảng 4.20: Lƣợng phân heo và nƣớc tiểu heo trong chăn nuôi của ngƣời dân ở
xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................ 54
Bảng 4.21: Nhận thức về môi trƣờng của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong
Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................................ 55
Bảng 4.22: Nhận thức về biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh,
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ........................................................................ 56
Bảng 4.23: Hiểu biết về lợi ích biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong
Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................................ 57
Bảng 4.24: Lý do không chấp nhận áp dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở
xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................ 58
Bảng 4.25: Chi phí cho nguồn năng lƣợng đun nấu của các hộ chăn nuôi heo
chƣa có biogas ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ................. 59
Bảng 4.26: Lý do chấp nhận áp dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã
Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ................................................. 60
vii


Bảng 4.27: Các biến định tính và mối quan hệ giữa biến định tính với việc áp
dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh
Trà Vinh. ....................................................................................................... 61
Bảng 4.28: Các biến định lƣợng và sự khác biệt giữa hai nhóm biểu hiện định
tính trong mô hình hồi quy logistic. ............................................................... 63
Bảng 4.29: Tổng hợp kết quả mô hình logistic về các nhân tố ảnh hƣởng đến
quyết định chấp nhận sử dụng biogas của các hộ chăn nuôi heo ở xã Phong
Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ............................................................ 65
Bảng 5.30 Những vấn đề và giải pháp trong việc chấp nhận sử dụng biogas
trong chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn xã Phong Thạnh,
huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. ........................................................................ 71


viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình biogas .................................................................................4
Hình 2.2 Hầm sinh khối có lắp trôi nổi ............................................................6
Hình 2.3 Thiết bị sản xuất khí sinh học túi chất dẻo.........................................6
Hình 2.4 Hầm sinh khối lắp cố định ................................................................7
Hình 2.5 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1......................................8
Hình 2.6 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2......................................8
Hình 3.7 Bản đồ vị trí địa lý của xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh .............................................................................................................. 35
Hình 4.8 Tỷ lệ trình độ học vấn của đáp viên (n = 60) ................................... 44
Hình 4.9 Giới tính của đối tƣợng phỏng vấn (n = 60) .................................... 45
Hình 4.10 Chi phí chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi xã Phong Thạnh, huyện
Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (n = 60)...................................................................... 49
Hình 4.11 Xử lý chất thải chăn nuôi heo của xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè,
tỉnh Trà Vinh .................................................................................................54
Hình 4.12 Tỷ lệ các hộ chấp nhận sử dụng biogas trong chăn nuôi heo của các
hộ chăn nuôi ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh ..................... 58

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT
KST
NDTP
NN&PTNT

TP
UBND
USDA
VSV

Đơn vị tính
Ký sinh trùng
Ngộ độc thực phẩm
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Thành phố
Uỷ ban nhân dân
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
Vi sinh vật

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam với trên 80% dân
số cả nƣớc làm nghề nông. Trong đó chăn nuôi là một ngành chiếm tỷ lệ khá
lớn trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh
tế của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Nhiều gia đình đã tăng dần quy mô chăn
nuôi và một bộ phận đang phát triển theo hƣớng quy mô trang trại. Do đó nhà
nƣớc đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng chính sách hỗ trợ, đầu tƣ nhằm đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi, coi đây là mũi nhọn, là khâu đột phá nhằm đƣa chăn nuôi
trở thành ngành sản xuất chính theo hƣớng sản xuất hàng hoá và bền vững. Vì
vậy mà số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả kinh tế của đàn vật nuôi đã có
những cải thiện đáng kể.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (2013), hiện cả nƣớc có khoảng 220
triệu con gia cầm, 8,5 triệu con bò và 27 triệu con heo. Mỗi năm, ngành chăn
nuôi thải ra môi trƣờng trên 73 triệu tấn chất thải rắn và 30 triệu khối chất thải
lỏng, trong đó có khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng đƣợc xả
thẳng ra tự nhiên hoặc không thông qua xử lý, từ đó đã gây ô nhiễm môi
trƣờng nghiêm trọng. Để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trƣờng trong chăn
nuôi nói chung và nuôi heo nói riêng, các nhà chuyên môn đã chú trọng đến
vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi. Các biện pháp kỹ thuật phổ biến để xử lý bao
gồm hệ thống biogas, bể chứa phân, bón phân đã xử lý vào đất và sử dụng cây
xanh để hấp thụ chất thải. Trong đó giải pháp lắp đặt hệ thống biogas đƣợc
xem là thiết thực và hiệu quả để phát triển chăn nuôi bền vững.
Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt và phát triển, hệ thống biogas đã gặp
phải không ít khó khăn nên tốc độ mở rộng quy mô còn chậm. Đặc biệt đối với
những địa phƣơng có nền kinh tế chậm phát triển. Tiêu biểu là huyện Cầu Kè huyện có nền kinh tế nông nghiệp tập trung vào 2 ngành lớn: trồng trọt và
chăn nuôi gia súc và là một trong những huyện chăn nuôi heo lớn nhất tỉnh Trà
Vinh. Theo Chi cục Thống Kê huyện Cầu Kè (2013), đàn heo trong toàn
huyện là 87.108 con, chiếm 17,5 % số lƣợng heo của toàn tỉnh. Tuy nhiên, các
hộ chăn nuôi tại đây hầu hết chƣa áp dụng biogas trong chăn nuôi. Trong đó,
xã Phong Thạnh đƣợc đánh giá là xã có đàn heo lớn nhất huyện. Vì vậy, việc
quản lí chất thải từ chăn nuôi heo ở đây là rất khó khăn. Để mở rộng phạm vi
áp dụng biogas trong chăn nuôi heo có hiệu quả và nhằm giúp cho ngƣời chăn
nuôi có thể giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng thì đề tài luận văn
“phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng biogas của hộ chăn

1


nuôi heo ở xã Phong Phạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” cần đƣợc thực
hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng biogas của hộ chăn
nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh từ đó đề ra các giải
pháp nhằm mở rộng phạm vi áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo trên
địa bàn xã Phong Thạnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng chăn nuôi heo và việc áp dụng biogas ở địa bàn xã
Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng biogas của các hộ
chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh.
Đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng phạm vi áp dụng mô hình biogas
trong chăn nuôi heo trên địa bàn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình chăn nuôi heo ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh nhƣ thế nào?
Những hộ chăn nuôi heo có biết đến biogas và lợi ích của việc áp dụng
biogas hay không?
Tình hình sử dụng biogas của những hộ chăn nuôi heo ở xã Phong
Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nhƣ thế nào?
Mức chấp nhận áp dụng biogas của những hộ chăn nuôi heo chƣa có
biogas là bao nhiêu?
Tại sao những hộ chăn nuôi heo chấp nhận áp dụng biogas hoặc không
chấp nhận áp dụng biogas?
Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc áp dụng biogas trong chăn nuôi
heo của ngƣời dân ở xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Những giải pháp nhƣ thế nào đƣợc đƣa ra để giúp mở rộng phạm vi áp
dụng mô hình biogas trong chăn nuôi
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thuộc xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè,

tỉnh Trà Vinh.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng 08 năm 2014 đến tháng 12
năm 2014.
2


Số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ
tháng 09 năm 2014 đến tháng 10 năm 2014.
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp là số liệu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng
biogas của những hộ chăn nuôi heo nhƣng chƣa sử dụng mô hình biogas trên
địa bàn nghiên cứu.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những hộ gia đình tại địa bàn xã
Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh thỏa mãn đồng thời những đặc
điểm sau:
- Tại thời điểm nghiên cứu hộ gia đình có chăn nuôi heo.
- Chƣa sử dụng mô hình biogas trong chăn nuôi heo.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về biogas (hay còn gọi là khí sinh học)
Đầu vào


Chuyển đổi năng lƣợng

Đầu ra
Điện

Chất thải
nông nghiệp

Khí biogas

Chất thải rắn
đô thị
Phân

Nhiên liệu
chạy động cơ
Đun nấu

BIOGAS

Thắp sáng
Phân bón

Chất thải
trong gia
đình

Mùn sinh
học


…………….

Thuốc trừ
sâu
Thức ăn
chăn nuôi

Nguồn: Chungsheng Yao, 2010

Hình 2.1 Mô hình biogas
2.1.1.1 Khái niệm về biogas
Theo tác giả Ngô Kế Sƣơng và Nguyễn Lân Dũng (1997) khí sinh học
hay còn gọi là biogas, là sản phẩm bay hơi của quá trình lên men kỵ khí phân
giải các hợp chất hữu cơ phức tạp. Do mê - tan (CH4) là thành phần chủ yếu
nên khí sinh học là loại khí cháy đƣợc.
Theo tác giả Lê Hoàng Việt (1998) thì nguyên liệu cho quá trình ủ khí
sinh học thƣờng là phân ngƣời, phân gia súc, phế phẩm nông nghiệp…. Ở
ĐBSCL, nguyên liệu cho quá trình ủ khí sinh học thƣờng là phân heo.

4


2.1.1.2 Thành phần của khí sinh học (biogas)
Khí sinh học là một hỗn hợp khí đƣợc sản sinh trong quá trình phân hủy
các chất hữu cơ trong môi trƣờng yếm khí. Thành phần % các khí đƣợc thể
hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Thành phần các khí trong khí sinh học
Loại khí
Thành phần (%)
Methane (CH4)


55 - 70 %

Cacbonic (CO2)

30 - 45 %

Nitrogen (N2)

0-3%

Hydrogen (H2)

0-1%

Hydro sunfua (H2S)

0-1%
20 - 25 MJ/m3

Năng lƣợng

Nguồn: RISE-AT, 1998; Trích bởi Lê Hoàng Việt

Trong khí sinh học thành phần chủ yếu là khí metan. Sự đốt cháy khí
sinh học với đầy đủ oxy, sinh ra cacbonic, nƣớc và một lƣợng nhiệt. Đƣợc
minh họa bằng phƣơng trình sau:
CH4 + 2O2

CO2 + H2O + Nhiệt


Do đó có thể sử dụng khí sinh học thay thế các chất đốt truyền thống
nhƣ: củi, than, dầu,… Ứng dụng công nghệ sản xuất khí sinh học trong việc
nấu ăn, thắp sáng và sấy khô nông sản, ở những nơi có điều kiện hơn có thể
chạy máy, bơm nƣớc và phát điện.
2.1.1.3 Giới thiệu các dạng mô hình biogas ở Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đang sử dụng các loại hầm
khí sinh học hầm có nắp trôi nổi, hầm có nắp cố định và hầm làm bằng chất
dẻo đều có cấu tạo gồm các thành phần chính là:
- Cửa nạp nhiên liệu.
- Buồng lên men, phân hủy và tạo khí.
- Buồng chứa khí (Hệ thu khí gồm: van, đƣờng ống, các thiết bị đo
lƣờng)
- Ngăn tháo cặn bùn đã lên men.

5


* Hầm sinh khối có nắp trôi nổi
Xuất xứ: Ấn Độ

Hình 2.2 Hầm sinh khối có nắp trôi nổi
Ƣu điểm:
- Áp xuất khí ổn định
- Phù hợp hầm lớn
- Dễ sử dụng
Nhƣợc điểm:
- Chi phí cao
- Không làm ở vùng xa xôi hẻo lánh, do không có nắp hầm bằng kim loại
- Đòi hỏi bảo dƣỡng thƣờng xuyên

- Tƣơng đối nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ, không phù hợp cho vùng
núi.

* Thiết bị sản xuất khí sinh học túi chất dẻo
Xuất xứ: Colombia

Hình 2.3 Thiết bị sản xuất khí sinh học túi chất dẻo
6


Ƣu điểm:
- Chi phí đầu tƣ thấp
- Đào vị trí nông, thích hợp với vùng có nƣớc ngầm cao
Nhƣợc điểm:
- Dễ hỏng
- Cần bảo dƣỡng thƣờng xuyên
- Áp xuất khí thấp
- Tuổi thọ thấp (dƣới 2 năm)
- Nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ môi trƣờng
- Đòi hỏi diện tích bề mặt lớn

* Hầm sinh khối nắp cố định
Xuất xứ: Trung Quốc

Hình 2.4 Hầm sinh khối nắp cố định
Ƣu điểm:
- Kết cấu dƣới mặt đất, nhiệt độ ổn định
- Lắp đặt tại chổ với vật liệu có sẵn ở địa phƣơng
- Bền, các bộ phận cố định, đòi hỏi ít bảo dƣỡng
Nhƣợc điểm:

- Áp xuất khí thay đổi
- Chi phí cao
- Đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt cao
Công nghệ Biogas theo hai mô hình KT1 và KT2 đang đƣợc sử dụng khá
phổ biến bên cạnh đó một số đơn vị có cải tiến các mô hình này nhƣ Viện
Khoa học năng lƣợng,… nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng năng
lƣợng biogas.

7


Hình 2.5 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.1
Kiểu KT1 đƣợc ứng dụng tại những vùng có nền đất tốt, mực nƣớc ngầm
thấp, có thể đào sâu và diện tích mặt bằng hẹp.

Hình 2.6 Thiết bị khí sinh học nắp cố định kiểu KT.2
Kiểu KT2 phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nƣớc ngầm cao,
khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng.
2.1.1.4 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng hầm khí sinh học
biogas.
Việc ứng dụng hầm khí sinh học biogas trong chăn nuôi có hiệu quả hay
không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Phải xem xét tới lợi ích trƣớc mắt và lâu dài.
Phải xem xét cả lợi ích riêng của ngƣời sử dụng và lợi ích chung của cả
cộng đồng.
Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng công nghệ biogas và hiệu quả sử
dụng các nguồn lực khác.
Khi đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ hầm biogas ngƣời ta thƣờng
đánh giá trên 3 khía cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả về mặt xã hội và hiệu quả
về mặt môi trƣờng.

8


Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng biogas là thay vì
sử dụng các loại phân hữu cơ gây ô nhiễm môi trƣờng thì với một công nghệ
tiên tiến ngƣời chăn nuôi có thể tận dụng những loại phân đó tạo ra nguồn
năng lƣợng an toàn cho ngƣời chăn nuôi nhƣ: thắp sáng, khí đốt,.. nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội
Hiệu quả môi trƣờng: Môi trƣờng là vấn đề mang tính toàn cầu. Một
hoạt động sản xuất đƣợc coi là có hiệu quả khi hoạt động đó không gây tổn hại
hay có những tác động xấu đến môi trƣờng nhƣ: đất, nƣớc, không khí,… hiệu
quả môi trƣờng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào hiệu quả ứng
dụng công nghệ biogas làm cho chất thải chăn nuôi phân hủy nhanh, không
gây mùi hôi thối, hạn chế ô nhiễm nguồn nƣớc sạch cho ngƣời và gia súc. Hạn
chế tình hình dịch bệnh lây lan,…
Hiệu quả xã hội: Trong ứng dụng công nghệ biogas, hiệu quả về mặt xã
hội chủ yếu đƣợc xác định bằng khả năng giảm bớt thời gian đun nấu trong
sinh hoạt, dành nhiều thời gian cho gia đình, đặc biệt là giải phóng đƣợc sức
lao động cho ngƣời phụ nữ. Hiện nay việc đánh giá hiệu quả xã hội của việc
ứng dụng công nghệ biogas là vấn đề quan tâm khi áp dụng công nghệ khí đốt
tiên tiến này vào chăn nuôi ở Việt Nam.
Sử dụng công nghệ khí biogas hợp lý, hiệu quả cao và bền vững phải
quan tâm đến ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không
có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực hiện hiệu quả xã
hội và môi trƣờng. Ngƣợc lại không có hiệu quả về xã hội, môi trƣờng thì hiệu
quả kinh tế cũng không bền vững.
2.1.1.5 Công nghệ biogas trên thế giới
Với nhận thức công nghệ khí sinh học là công ngệ khí tiến hành đa mục
tiêu, đa mục đích nên chính phủ của nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang quan
tâm.

- Trung Quốc
Trung Quốc đã có một lịch sử ấn tƣợng về sử dụng năng lƣợng tái tạo
cho việc phát triển nông thôn với một số chƣơng trình có tầm cỡ lớn nhất thế
giới về khí sinh học. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Trung Quốc
riêng trong lĩnh vực chăn nuôi năm 2006 có 460 công trình khí sinh học cung
cấp cho 5,59 triệu gia đình sử dụng, phát triển với công suất 866 KW, sản xuất
thƣơng mại 24.900 tấn phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Tới cuối năm
2008 số công trình lớn đã tăng lên đến 573 và đến năm 2010 có 2000 bể cỡ
lớn và 8,5 triệu hầm.
Trong các năm gần đây, các mô hình nhà kính sử dụng năng lƣợng đa
dạng đƣợc phát triển rất mạnh ở Trung Quốc, đặc biệt là những bể tạo khí
9


biogas nhỏ đƣợc xây dựng mỗi năm tới 160.000 chiếc. Đến nay toàn quốc gia
Trung Quốc đã có 7.630.000 bể tạo khí biogas nhỏ.
- Đức
Việc xây dựng công trình khí sinh học tăng từ 100 thiết bị/năm lên 200
thiết bị vào năm 2000 các công trình có thể phân hủy từ 1000 tới 1500m3,
công suất khí 100 tới 150m3. Có trên 30 công trình quy mô lớn với thể tích
phân hủy 4000 tới 8000m3. Khí sinh học sản xuất ra đƣợc sử dụng để cung cấp
cho các tổ máy đồng phát nhiệt và phát điện có công suất là 20, 250, 100 và
500 Kw.
- Nepal
Sức tiêu thụ các năng lƣợng truyền thống tại các hộ gia đình ở vùng nông
thôn : 85% (75% từ củi đun, chất đốt từ nông nghiệp).
Tổng số mô hình biogas đã lắp đặt 104.080.
Số huyện đã xây dựng các mô hình biogas: 65 huyện.
Lịch sử của biogas bắt đầu từ năm 1965, nền tảng là sự hƣớng dẫn chỉ
đạo của Late Father B.R Saubolle trƣờng Xavier’s tại Godavari ở Kathmandu,

Nepal. Tuy nhiên trên thực tế biogas chỉ đƣợc quan tâm đến khi giá nhiên liệu
đột ngột tăng cao. Nó đƣợc bắt đầu từ năm 1975 với tên gọi là “Năm nông
nghiệp”. trong thời gian này có tổng số 200 gia đình lắp đặt với quy mô là loại
hình nổi vòm cầu. Năm 1977, cùng với sự đƣa vào của công ty Gobar, biogas
sinh học đƣợc phổ biến. Tuy nhiên, kết thúc năm 1978, xây dựng đƣợc đƣợc
708 hầm biogas loại hầm nổi hình vòm cầu. Thấy đƣợc tầm quan trọng của
biogas sinh học và sự quan tâm chú ý của ngƣời dân, chính phủ đã đƣa ra
nhiệm vụ lắp đặt 4000 hầm phân hủy loại kế hoạch thứ 7 trong tổng trong gia
đoạn bắt đầu năm 1985. Với sự giới thiệu của chƣơng trình hỗ trợ biogas, dƣới
sự hỗ trợ của tổ chức phát triển Hà Lan, nhịp độ bắt đầu đạt đƣợc về sự tăng
tiến của biogas. Trong suốt giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 chƣơng trình hỗ
trợ biogas có 31.000 hầm. Dƣới giai đoạn đã xây dựng đƣợc 100.000.000 hầm
biogas cố định.
- Đan Mạch
Việc xây dựng các nhà máy kị khí tập trung đang trở thành một lựa chọn
phổ biến để quản lý chất thải ở những nơi chất thải từ vài nguồn có thể đƣợc
xử lý phân động vật, phụ phẩm cây trồng, chất thải hữu cơ từ các gia đình.
- Tại Indonesia, ngƣời dân có thể tiết kiệm đƣợc khoảng 30USD/ tháng
nhờ vào sử dụng biogas. Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc sử dụng
biogas nhƣ là giải pháp bảo vệ môi trƣờng.

10


2.1.1.6 Lịch sử hình thành và phát triển biogas ở Việt Nam
Công nghệ khí sinh học đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ
những năm 1960. Lịch sử phát triển công nghệ biogas ở Việt Nam chia làm 4
thời kỳ:
- Thời kỳ 1960 – 1975
Đã tiến hành thí nghiệm biện pháp sản xuất khí Mêtan từ phân động vật

nhƣng cuối cùng cũng không thành công. Nguyên nhân là do nhập cảnh ồ ạt
các loại khí đốt Butan, Propan và phân hóa học.
- Thời kỳ 1976 – 1980
Chế tạo thiết bị sản xuất khí sinh học loại nắp nồi bằng tôn, bể phân hủy
xây dựng bằng gạch và cổ bể có gioăng nƣớc để giữ kín khí đƣợc tích trong
nắp chứa khí. Tuy nhiên việc thử nghiệm trên bị thất bại do kỹ thuật và quản
lý.
- Thời kỳ 1981 – 1990
Trong hai kế hoạch 5 năm (1981 – 1985 và 1986 – 1990), công nghệ khí
sinh học đã trở thành một trong những lĩnh vực đƣợc ƣu tiên.
Năm 1990, toàn quốc có khoảng 2000 công trình. Đa số các công trình
đều hoạt động tốt. Với thể tích khoảng 2  200 m3. Tiêu biểu nhƣ: TP Hồ Chí
Minh có trên 700 công trình, Đồng Nai có 468 công trình, Hậu Giang có 240
công trình, Hà Bắc có 50, Lai Châu có 40, Quảng Ngãi có 43 công trình,…
- Thời kỳ 1991 tới nay
Những năm 1991 trở lại đây nhiều nhà khoa học trong nƣớc đã nghiên
cứu, triển khai nhiều chƣơng trình xử lý chất thải bằng hệ thống khí sinh học
biogas (mô hình hình cầu của Viện năng lƣợng với thể tích 5m3, 7m3, 8m3,
10m3, 15m3) đã tạo ra một nguồn phân bón đáng kể, khả năng giải quyết
nguồn năng lƣợng sạch tại chổ và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Ở miền
Trung, Tây Nguyên, hàng loạt các mô hình biogas cũng đƣợc áp dụng cho các
hộ chăn nuôi gia súc, các nông trƣờng chăn nuôi trên địa bàn nhƣ mô hình của
Trung tâm Năng lƣợng mới (sở khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng),
mô hình bể biogas phá van tự động của phân Viện bảo hộ lao động và Bảo vệ
Môi trƣờng miền Trung, Tây Nguyên. Nhiều tổ chức thế giới đang quan tâm
phát triển công nghệ ở Việt Nam. Họ tổ chức nhiều hội thảo, tài trợ nhiều dự
án phát triển năng lƣợng sinh khối ở nƣớc ta. Các dự án năng lƣợng sinh khối
có cơ hội tận dụng cơ chế phát triển sạch (CDM) để thu hút vốn đầu tƣ. Nhiều
công nghệ đã đƣợc hoàn thiện, ứng dụng thƣơng mại nên Việt Nam có thể
nhập và ứng dụng, tránh đƣợc rủi ro về công nghệ.

Hiện nay mô hình xử lý phân gia súc, gia cầm bằng hệ thống biogas đang
ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
11


Nghiên cứu và tìm hiểu ứng dụng của khí sinh học biogas cho động cơ
đốt trong. Đối với các cơ sở chăn nuôi lớn, đƣợc xây dựng với quy mô lớn,
trình độ kỹ thuật cao, điều kiện giám sát chặt chẽ. Các hệ thống này đem lại
tác dụng rất lớn trong việc xử lý phân và nƣớc thải và nƣớc thải khổng lồ ra
mỗi ngày, loại bỏ đƣợc nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng, lây lan dịch bệnh
cho cộng đồng và sản xuất gas cho các hệ thống phát điện nội bộ. Ngoài ra khi
xây dựng hệ thống biogas, ngƣời ta thƣờng kết hợp với dây chuyền sản xuất
phân hữu cơ, đem lại một nguồn lợi kinh tế đáng kể.
Đối với quy mô chăn nuôi hộ gia đình, mô hình xử lý bằng plastic đang
phát triển rộng rãi do đặc điểm giá rẻ, dễ lắp đặt và phù hợp với mô hình nông
trại kết hợp. Các mô hình nhỏ này giúp các hộ nông dân xử lý đƣợc phân và
chất thải gia súc, tránh ô nhiễm môi trƣờng, nhất là các khu vực có hộ chăn
nuôi heo tập trung ở miền Bắc cung cấp gas làm giảm chi phí hoạt động cho
gia đình và nƣớc thải ra sau khi xử lý đem bón cho cây trồng rất tốt.
2.1.1.7 Tình hình triển khai các dự án biogas ở Việt Nam
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn kết hợp với bảo vệ môi trƣờng
cho năng suất cao”
Năm 2006, Viện chăn nuôi thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chăn
nuôi lợn kết hợp với bảo vệ môi trƣờng cho năng suất cao” đã đạt kết quả tốt
trong việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp vào xây dựng mô hình
chăn nuôi nông hộ, kết quả đã giảm thiểu hàm lƣợng một số chỉ tiêu đặc trƣng
cho ô nhiễm môi trƣờng từ 27,0 - 63,45%, giảm tỷ lệ viêm phổi và tiêu chảy ở
heo con, viêm tử cung ở heo nái, góp phần năng cao năng suất chăn nuôi và
giảm giá thành/1kg lợn con 2 tháng tuổi từ 5,83 – 6,34%, mức giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng trong khu vực chăn nuôi và cải thiện năng suất chăn nuôi,

nâng cao thu nhập cho ngƣời chăn nuôi.
Dự án “Chƣơng trình Khí sinh học cho Ngành chăn nuôi Việt Nam
2007 – 2011”
Cục chăn nuôi, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ
chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện dự án “Chƣơng trình Khí sinh học
cho Ngành chăn nuôi Việt Nam 2007 – 2011”. Mục tiêu tổng thể của dự án là
góp phần phát triển nông thôn qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý
chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lƣợng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân,
góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn
và giảm thiểu sử dụng năng lƣợng hóa thạch, giảm hiện tƣợng phá rừng và
giảm phát thải khí nhà kính.
Dự án góp phần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia
đình phát triển kinh tế trang trại, mở rộng chăn nuôi ở nhiều loại hình và quy
12


mô, trong đó công nghệ khí sinh học có thể giúp xử lý phân chuồng, chất thải,
đồng thời sản xuất ra nguồn năng lƣợng tái tạo từ quá trình xử lý chất thải.
Ngoài ra, bã thải khí sinh học khi sử dụng đúng cách sẽ loại “phân hữu cơ”
sạch và giàu dinh dƣỡng giúp nâng cao năng suất , chất lƣợng rau quả và cải
tạo đất, kiểm soát sâu bệnh. Dự án gián tiếp góp phần vào xóa đói giảm chi phí
lao động nội trợ và việc làm hữu ích cho lao động nông thôn nhƣ thợ xây
dựng, bảo hành, lắp đặt công trình, chăn nuôi và làm vƣờn.
Đến cuối năm 2007, dự án hỗ trợ xây dựng trên 37.000 công trình khí
sinh học, đào tạo hơn 300 kỹ thuật viên tỉnh và huyện, 600 đội thợ xây khí
sinh học và tổ chức hàng ngàn hội thảo tuyên truyền và tập huấn ngƣời sử
dụng khí sinh học.
2.1.1.8 Những bài học kinh nghiệm trong phát triển hầm biogas trong
một số tỉnh thành trong cả nước
Phát triển biogas ở tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định nếu không có hầm khí sinh học
thì không đƣợc phát triển chăn nuôi. Hiện nay ở Đồng Nai mỗi năm lắp đặt
500 túi biogas do chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn
thực hiện, một số đơn vị khác xây dựng bể, tổng số các hầm và bể khí sinh học
vào khoảng 3.500 chiếc.
Phát triển hầm biogas ở tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu về công
nghệ phát triển hầm khí sinh học vào cuộc sông dân sinh , đặc biệt đối với khu
vực nông thôn. Từ năm 1998 đến nay bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thông
tin, giáo dục, truyền thông, vì việc sử dụng khí sinh học đã đầu tƣ xây dựng
trên 500 hầm thí điểm cho các hộ dân bằng sự tài trợ một phần từ ngân sách sự
nghiệp khoa học của tỉnh. Sự thành công của mô hình đã thúc đẩy nhanh việc
mở rộng xây dựng các loại hầm khí sinh học trong dân cƣ, theo ƣớc tính đến
nay gần 2000 hầm đang hoạt động trong các hộ gia đình.
Phát triển biogas ở tình Hà Tây
Qua thời gian ngắn triển khai từ năm 1998 đến nay, toàn tỉnh đã có
7.250 hầm biogas các loại, hầm lớn có thể tích từ 10 – 12m3, nhỏ nhất là 4m3,
tƣơng ứng với vốn đầu tƣ 25.375 triệu đồng, trong đó vốn của nhà nƣớc bỏ ra
từ 85 – 100%. Nơi có hầm biogas nhiều nhất là tỉnh Đan Phƣợng với 2.240
hầm, tiếp theo là các tỉnh Ứng Hòa, Hoài Đức trên dƣới 1.000 hầm.
Mục tiêu của tỉnh từ nay đến năm 2015 toàn tỉnh phải đạt đƣợc 22.948
hầm biogas các loại.

13


×