Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Báo cáo thực tập tại giàn khoan tam đảo 03 về Top Drive PS2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 83 trang )

MỤC LỤC


Nhận xét của đơn vị thực tập
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................

........, ngày....... tháng....... năm......
Xác nhận của đơn vị
(ký tên, đóng dấu)


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, để hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
Đốc C.ty dịch vụ Schlumberger cùng Ban Quản Lý giàn khoan Cửu Long đã tạo
điều kiện cho em được hoàn thành khóa thực tập này. Cảm ơn các anh chị em đã
giúp đỡ và tận tình hướng dẫn trong quá trình em thực tập. Đồng thời xin chân
thành cảm ơn sự giảng dạy của thầy cô trong khoa đã chỉ dạy và trang bị cho em
những kiến thức trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, bản thân em không tránh khỏi những
sai sót. Mong được sự góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn.


Lời cuối em xin gửi đến Ban Giám Đốc, Ban Quản Lý, cùng các anh chị em
trong nhà máy và quý thầy cô lời chúc sức khỏe, thành công trong cuộc sống cũng
như trong công việc.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Giới thiệu về công ty
CÔNG TY DỊCH VỤ SCHLUMBERGER VIỆT NAM
(SCHLUMBERGER VIETNAM SERVICES)
Địa chỉ: Số 65A đường 30/4, cảng hạ lưu PTSC, Phường Thắng Nhất, Thành
Phố Vũng Tàu, Bà Rịa, Vũng Tàu
Mã số thuế: 3500103418 (16-02-1994)
Điện thoại: 064 838506
Người ĐDPL: Gregory Gene Harvey
Ngày hoạt động: 16-02-1994
Giấy phép kinh doanh: ()
Lĩnh vực: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên
Nguồn nhân lực
Nhân viên của công ty là gần 126.000 người, đến từ hơn 140 quốc gia, và hoạt
động tại hơn 80 nước trên thế giới. Trong đó tại Vũng Tàu là hơn 2000 nhân viên
bao gồm kĩ sư, thợ và chuyên gia đến từ các quốc gia ĐNA, đa văn hóa và đa tôn
giáo.

4
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu


Chương 1. MỤC ĐÍCH
Hướng dẫn nguyên lý và cách thức vận hành và bảo dưỡng top drive, phù hợp
với yêu cầu của nhà sản xuất và thực tế vận hành, đảm bảo cho hệ thống luôn ở
tình trạng được vận hành đúng cách theo thiết kế của hãng, nâng cao độ tin cậy và
kéo dài tuổi thọ hoạt động.

5
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Chương 2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Chánh năng lượng, các chuyên viên điện – tự động hóa, kỹ sư điện – tự động
hóa, thợ điện trên các công trình biển.

6
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Chương 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
SE 19-116-FD50-A-XE-101 rev. 00 – top drive user manual.

7
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu


Chương 4. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TO

: Xem xét kỹ thuật định kỳ

TP

: Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

TI

: Trung tu

KP

: Đại tu

8
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Chương 5. SƠ ĐỒ 1 DÂY CỦA GIÀN

9
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ



Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Chương 6. NỘI DUNG HƯỚNG DẪN
6.1 Các biện pháp an toàn
Khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, người thợ vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị điện (nay gọi là nhân viên) phải tuân thủ các quy định về
an toàn và bảo vệ môi trường chung theo luật pháp Việt Nam và Liên Doanh Việt
Nga Vietsovpetro, ngoài ra đối với mỗi thiết bị còn có những quy định riêng mà
nhân viên phải tuân thủ.
Chỉ những người đã qua hướng dẫn, đủ điều kiện mới được phép vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Nhân viên cần phải làm quen với tất cả bảng điều khiển, chức năng, thấu hiểu
chỉ dẫn vận hành thiết bị.
Không tiến hành các công việc bảo dưỡng, sửa chữa khi chiếu sáng không đầy
đủ.
Nhân viên cần phải được trang bị quần áo, trang bị bảo hộ lao động và dụng cụ
thích hợp đối với công việc thực hiện.
6.1.1Thông số kỹ thuật của top drive
Dữ liệu thiết kế
Mục đích sử dụng

Khoan

Luật/ tiêu chuẩn thiết kế

API 8C, PSL1, lần xuất bản mới nhất

Phân loại vùng làm việc

Theo ATEX: zone 1, IIB, T3


Nhiệt độ thiết kế

-100C

Nhiệt độ làm việc

10C ÷ 400C

Khả năng làm việc
Tải trọng an toàn (SWL) tĩnh

500 tấn ngắn (tĩnh)

Tải trọng an toàn (SWL) động

500 tấn ngắn

Dẫn động

Động cơ xoay chiều
10

GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Công suất động cơ điện


1150 hp [858 kW]

Tốc độ tối đa

274 v/p

Tốc độ ở mô men tối đa

0 – 91 v/p

Mô men tối đa (lien tục)

66.000 ft-lbs (89.500 kNm)

Mô men tối đa (gián đoạn)

90.000 ft-lbs (122 kNm) ở chu trình:
làm việc 90 giây – nghỉ 120 giây.

Mô men tháo lắp cần tối đa

115.000 ft-lbs (155.000 kNm)

Cỡ chấu kẹp của cờ lê lực

Đường kính ngoài nhỏ nhất/ lớn nhất
4”/10” (tương ứng với đầu nối cần tối
thiểu là 3 ½”)

Áp suất làm việc tối đa của đường dung 517 bar (7.500 psi)

dịch
Áp suất làm việc tối đa của van bi

690 bar (10.000 psi)

Van bi (IBOP- Internal Blow Out Preventer – van chống phun nội bộ, còn gọi tắt
là van bi)
Số lượng

2

Áp suất làm việc định mức (tối thiểu)

10.000 psi (690 bar)

Áp suất thử

1,5 lần áp suất làm việc

Cỡ

Đường kính trong: 3 1/16”, đường kính
ngoài: 8 5/8”, chiều dài từ bên nọ sang
bên kia: 15”

Đầu nối

Đầu cái hướng lên API 7 5/8 Reg + Đầu
đực hướng xuống 7 5/8”


Các đầu nối làm việc
2 cái cho ống khoan 3 ½”

Đầu cái hướng lên 7 5/8” x Đầu đực

11
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

hướng xuống NC38
2 cái cho ống khoan 4”

Đầu cái hướng lên 7 5/8” x Đầu đực
hướng xuống 4” FH

2 cái cho ống khoan 5”

Đầu cái hướng lên 7 5/8” x Đầu đực
hướng xuống NC50

2 cái cho ống khoan 5 1/2”

Đầu cái hướng lên 7 5/8” x Đầu đực
hướng xuống 5 1/2” FH

2 cái cho ống khoan 6 5/8”

Đầu cái hướng lên 7 5/8” x Đầu đực

hướng xuống 6 5/8” FH

1 đầu nối làm việc, dài 8”, kèm đủ bộ Đầu cái hướng lên NC x Đầu đực
kẹp

hướng xuống NC50

Ống dung dịch
Số lượng

1

Thiết kế

API 7K FSL

Áp suất làm việc định mức

5000 psi

Cỡ

Đường kính trong 5”, dài 87 ft.

Nối đầu ống

6” Fig 1002, đực và cái

Ống xi măng
Số lượng


1

Thiết kế

API 7K FSL

Áp suất làm việc định mức

10000 psi

Áp suất thử

15000 psi

Cỡ

Đường kính trong 5”, dài 87 ft.

Nối đầu ống

4” Fig 1502, đực (cả 2 đầu)

Các kết nối
Ròng rọc động

Móc hình chữ U 500 tấn, thiết kế theo
12

GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ



Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

API
Dolly

TTS Energy thiết kế

Các quang treo gấp khúc

Quang treo elevator 300 hoặc 500 tấn

Ống dung dịch chữ S

Vấu đóng búa, cỡ 6”, fig 1002

Thủy lực

Xem bản vẽ SE 19-116-FD50-A-XM001

Khí nén

Xem bản vẽ SE 19-116-FD50-A-XM001

Điện/ đo lường điều khiển

Xem các bản vẽ các hệ thống phụ SE
19-116-FD50-A-XP-101 đến 108


6.1.2Thuyết minh kỹ thuật top drive và công nghệ cảm biến được sử dụng
6.1.1.1 Mô tả chung
Tài liệu này mô tả top drive kiểu STD-500-AC-1M của TTS Sense. Mục tiêu
trước hết là cho người đọc những hiểu biết chung về các chức năng chính của hệ
thống top drive, cơ sở thiết kế, cấu tạo, các kết nối với các hệ thống xung quanh,
nguyên tắc an toàn, các chức năng vận hành và lôgic dừng, các hạng mục miễn
phí, tình trạng của top drive lúc giao hang.
Top drive STD-500-AC-1M gồm những phần chính sau đây:
-

Elevator với công suất đầy tải là 500 tấn.
Bộ đầu xoay động lực, gồm hộp số với vòng bi treo tải công suất cao,
động cơ khoan xoay chiều, hệ thống làm mát, bộ đầu nối với bộ khoan

-

cụ, hệ thống treo và hệ thống bù trọng lượng.
Động cơ khoan xoay chiều kiểu GEB 20B được che hoàn toàn chống
nước bắn tóe (IP44), là động cơ khoan xoay chiều có uy tín nhất trên thị
trường. Động cơ với hệ thống quạt làm mát được chứng nhận ATEX đạt

-

Ex e II T.
Cơ cấu điều khiển ống (viết tắt là PH, tức Pipe Handler), gồm đầu quay,
vai treo (để treo các quang treo) kèm hệ thống đá quang treo, cờ lê lực
(viết tắt là TW, tức Torque Wrench) và van chống phun nội bộ (viết tắt là
13

GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ



Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

IBOP, tức Internal Blow Out Preventer, còn gọi là van bi, do có chi tiết
-

đóng mở là viên bi).
Hệ thống điều khiển gồm PLC, các dây rốn và các hộp nối trên tháp

-

khoan.
Hệ thống dolly co duỗi.
Các thiết bị phụ như khung bao vận chuyển, các dụng cụ chuyên dụng.

Hệ thống top drive được thiết kế để cung cấp một cỗ máy khoan được lien kết
chặt chẽ với một sàn khoan hiện đại, tự động cao. Thiết kế của top drive cung cấp
sự điều khiển đơn giản và hết sức chính xác trong tất cả các công việc khoan, nới
rộng giếng, kéo thả, thả ống đứng (running riser), và tất cả các công việc khác lien
quan đến một con tàu nổi.

An toàn
-

Thiết kế của cờ lê lực loại trừ nguy cơ tháo nhầm bộ đầu nối chính.
Tất cả các chi tiết kẹp giữ, khóa, móc đều có 2 dây giữ chống rơi.
Các vị trí dừng tùy ý của chức năng quay cơ cấu điều khiển ống là có thể
lập trình (cho phép kíp trưởng đặt các vị trí mở elevator khác nhau).


Các bộ phận chính

14
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

6.1.2 Bộ đầu xoay động lực
6.1.2.1 Hộp số

15
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Phần chính của bộ đầu xoay động lực là hộp số. Vỏ làm bằng thép đúc độ bền
cao. Tất cả bánh răng là kiểu cắt xoắn ốc. Ổ bi côn treo tải có thể chịu tải nặng,
đáp ứng yêu cầu làm việc với các tải trọng lớn. Tất cả các ổ bi hướng dọc và
ngang trục dùng cho quill (là một đoạn ống ngắn được bắt vít vào van bi) và các
trục bánh răng đều được chọn lựa cẩn thận cùng với các nhà cung cấp ổ bi của
chúng tôi.
Các vòng đệm kín bộ 3 được lắp đặt ở nắp trên để ngăn ngừa dung dịch rò rỉ
vào hộp số. Tất cả các đầu trục khác có vòng đệm kép.
Hộp số được trang bị một bơm điện tuần hoàn để tuần hoàn dầu hộp số qua bộ
lọc và bộ làm mát dầu. Hệ thống đảm bảo tình trạng hoàn hảo của các bánh răng
và ổ bi trong mọi điều kiện khoan và điêu kiện môi trường.
Thùng dầu hộp số chứa khoảng 180 lít dầu tổng hợp, cấp ISO VG 220.


Hộp các te hình chuông giữa động cơ xoay chiều và hộp số đảm bảo sự thẳng
hàng hoàn hảo cũng như bảo vệ khớp nối mềm giữa đầu trục ra của động cơ và
16
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

trục bánh răng hộp số. Hơn nữa, các te này còn được trang bị phanh kẹp thủy lực,
khi làm việc nó sẽ kẹp chặt vào đĩa của khớp nối dưới. Các phanh thủy lực là
phanh tĩnh và không thể đóng nếu động cơ quay.
6.1.2.3 Hệ thống treo
Hệ thống treo gồm có một
quai treo làm bằng thép đúc
cường độ cao và các chốt
kiêm cảm biến tải trọng, có
nhiệm vụ cố định quai vào
hộp số. Các chốt này cung
cấp đầu vào cho chỉ báo
WOB (weight on bit – trọng
lượng trên choòng) bằng tín
hiệu “gần nguồn nhất có thể”.
6.1.2.4 Hệ thống bù ren (Thread Compensating, viết tắt là TC)
Hệ thống bù ren có 2 xy lanh thủy
lực và 1 bộ van điều khiển thủy lực.
Các xy lanh này được treo giữa ròng
rọc động và quai treo. Để đạt hiệu suất
tối ưu, 1 trong các xy lanh được trang
bị cảm biến tương tự kiểu pít-tông. Kết
hợp với van điều khiển và phần mềm

chuyên dụng, hệ thống sẽ tự động hiệu
chuẩn chính nó độc lập với vị trí của
block và tự trọng của elevator v.v…

17
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

6.1.2.5 Hệ thống ống chữ S
Ống bùn được giao với top drive là loại PQuip. Các ống này được thiết kế đặc biệt để dễ
thay thế, không cần dùng đến búa hay búa tạ.
Ống chữ S được hàn vào cổ ngỗng và là một
phần cứng từ mặt bích cổ ngỗng đến đầu được
trang bị vấu búa cỡ 6”, fig 1002 ở đầu kia.

6.1.2.6 Động cơ khoan xoay chiều và quạt làm mát

18
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Động cơ khoan là của hang General Electric (GEB 20B) – động cơ khoan
xoay chiều uy tín nhất trên thị trường. Động cơ được nối vào hộp số qua khớp nối
mềm. Nó có hộp nối cáp tách biệt, gắn trên khung đỡ động cơ. Trên động cơ có
một cảm biến tốc độ xung để tính toán vị trí trục.
Quạt của động cơ đảm bảo làm mát động cơ trong mọi chế độ làm việc. Nó

được trang bị bộ lọc ở đầu gió vào, bộ tách hơi ẩm, có độ ồn thấp, lọc gió tốt, ngăn
được nước mưa vào trong động cơ.
6.1.2.7 Bộ đầu nối (để nối với bộ khoan cụ)
Bộ đầu nối gồm có quill, hai van bi và 1 đầu nối làm việc. Tất cả các ren nối
của nó đều là ren API 7 5/8” Reg.
19
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Ren đực của đầu nối làm việc là XT57 (những kiểu ren ông khoan khác cũng
có nếu có yêu cầu).
Cả 2 van bi được tính toán cho áp suất làm việc 10.000 psi và được thiết kế
theo API 7 cấp 2. Van trên được điều khiển từ xa trong khi van dưới được vận
hành bằng tay. Các van bi là giống nhau, do hang ITAG sản xuất.

6.1.2.8 Cơ cấu điều khiển ống

20
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

6.1.2.9 Đầu quay

Đầu quay gồm có phần quay của cơ cấu điều khiển ống và ổ xoay thủy lực, cho
phép dầu thủy lực đi từ phần tĩnh sang phần quay.
Phần quay của cơ cấu điều khiển ống (vành răng quay) được gắn cố định giữa

phần tĩnh và phần quay của ổ xoay thủy lực. Việc quay được thực hiện bằng một
động cơ thủy lực, dẫn động một bánh răng khớp trực tiếp với răng của vành quay.
Một cảm biến tốc độ xung kết hợp với 1 công tắc tiệm cận được sử dụng để cung

21
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

cấp tín hiệu mà nhờ đó kíp trưởng có thể đặt trước mọi vị trí mình cần trong khi
vận hành quang treo và elevator.
Ổ xoay thủy lực có 18 đường để truyền dầu từ phần tĩnh sang phần quay của cơ
cấu điều khiển ống. Thiết kế này cho phép tách riêng các đường cung cấp dầu cho
dụng cụ chạy ống đứng (riser running tool, dùng khi cần làm việc này) và hệ
thống nghiêng dụng cụ này. Để đầu xoay đạt được tuổi thọ tối đa, ống bọc ngoài
của nó được xử lý bằng các-bua vonfram trước khi được mài hoàn thiện. Tất cả
các vòng đệm kín đều làm bằng vật liệu chịu mòn cực tốt có tên là V6.
6.1.2.10Vai treo và cơ cấu đá quang treo
Vai treo dùng để treo quang treo, được làm bằng thép đúc độ bền cao và được
thiết kế với bán kính tai treo theo API 8C dùng cho các quang treo 500 tấn. Các bộ
lò xo được sử dụng để ngăn ngừa nó tì lên bích tải (load collar) trong khi khoan
(để tạo khe hở 5-10mm giữa phần quay là bích tải và phần đứng yên là vai treo).
Trong khi kéo thả (kéo lên bằng elevator), các bộ lò xo này được nén lên đường tải
trọng đi từ vai treo vào quill.
Cơ cấu điều khiển ống là kiểu “quang treo gấp khúc” (quang treo gồm 2 đoạn:
đoạn trên hình cái thìa được treo vào vai treo, đoạn dưới treo elevator). Elevator
có thể được đẩy tới và ra ngoài với quang treo dưới thẳng cứng với quang treo
trên. Góc đá ra tối đa là khoảng 450. Trong chế độ khoan, quang treo dưới sẽ “gập
cùi chỏ” với quang treo trên (quang treo trên được đẩy nghiêng ra sau, còn quang

treo dưới thõng xuống thẳng đứng vì trọng lực). Điều này nghĩa là elevator +
quang treo elevator sẽ được dịch chuyển ra sau và lên cao, tức đưa elevator tránh
xa ra được khoảng 3,5 ft.
Như thường lệ, các quang treo gấp khúc có thể dùng với các quang treo
elevator 350 hoặc 500 tấn.
Cơ cấu đá quang treo gồm các tay cong để kéo đẩy làm đá quang treo, mỗi tay
cũng gồm 2 đoạn. Các tay kéo đẩy này được dẫn động bằng các xy lanh thủy lực
gắn trên vai treo, ở 2 bên. Cơ cấu đá quang treo cũng được trang bị một bộ cảm
biến tốc độ xung không dây, kiểu pít-tông, nhờ đó kíp trưởng có thể đặt trước vị trí
22
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

dừng đá quang treo và elevator như mong muốn. Bộ cảm biến này gồm một cảm
biến pit-tông kèm bộ phát tín hiệu và một bộ nhận tín hiệu lắp trên sàn khỉ. Khi
pin trong bộ phát hết điện thì phải thay thế nó.

6.1.2.11 Cơ cấu đóng mở van bi

23
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Đóng mở van bi được thực hiện
bằng một xy lanh mà sẽ nâng lên hoặc
hạ xuống một cái càng gắn với một ống

cam măng sông. Ống này có một chốt
gắn với van bi. Khi xy lanh đẩy ra/rút
vào, cơ cấu càng và ống măng sông
này sẽ xoay chốt để làm cho van bi
đóng hoặc mở hoàn toàn. Khi mở
(chẳng hạn như lúc khoan), lò xo sẽ
buộc càng tách rời ống cam, ngăn ngừa
tiếp xúc giữa phần tĩnh và phần quay,
tránh bị mài mòn không mong muốn.

Cờ lê lực
Cờ lê lực gồm một kẹp dự phòng ở dưới và một kẹp ở trên, được gắn vào một
bộ xy lanh thủy lực. Các xy lanh này sẽ tạo ra các mô men tháo lắp cần như đã
nêu ở phần thông số kỹ thuật.
Suốt quá trình khoan, kẹp trên luôn làm việc trên đầu nối làm việc. Kẹp dưới
với 2 xy lanh sẽ kẹp vào đầu nối cần khoan. Thiết kế này cho phép cờ lê lực làm
việc với các đầu nối cần có đường kính ngoài từ 4” đến 10” mà không cần phải
thay chấu kẹp cho các cỡ ống khác nhau. Hệ thống điều khiển cờ lê lực cho phép
mô men lắp được điều chỉnh từ 10 k.ft.lbs đến 115 k.ft.lbs. Khi tháo cần, cờ lê lực
sẽ luôn cho đủ mô men cần thiết để đảm bảo tháo đúng.
Chức năng lắp được lập trình để tự động lặp lại quy trình của nó cho đến khi
đạt tới mô men đã cài đặt.
Trong chế độ tháo, cờ lê lực sẽ thực hiện 1 quy trình đầy đủ và sau đó chuyển
sang chế độ trung lập. Nếu vẫn chưa tháo xong thì chu trình tháo phải được lặp lại
cho đến khi tháo xong.

24
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ



Báo cáo thực tập tốt nghiệp – Lớp TĐH K56 Vũng Tàu

Ở đáy của cờ lê lực có 1 phễu dẫn hướng để dễ dàng đâm vào và đảm bảo sự
thẳng hang chính xác giữa đầu nối làm việc và đầu nối cần khoan.
6.1.2.12 Cơ cấu ống lồng nâng cờ lê lực
Cờ lê lực được đỡ bằng một
khung kiểu ống lồng lắp cố định
giữa nó và đầu quay. Khung trong
được dẫn hướng chính xác bên trong
khung ngoài. Chuyển động lên
xuống được thực hiện bằng một xy
lanh thủy lực gắn giữa khung trong
và khung ngoài.
Khung này có thể được dùng để
nâng cờ lê lực đến mức cần thiết để
tháo van bi hoặc đầu nối làm việc.
6.1.3 Hệ thống điều khiển
6.1.3.1 Tủ điều khiển
Tủ hệ thống điều khiển chứa một PLC kiểu Siemens S7, với tất cả các chi tiết
lien quan, được đặt trong vùng an toàn. Phần mềm PLC được viết sao cho tối ưu
hóa sự an toàn và tin cậy của top drive trong mọi chế độ làm việc.
6.1.3.2 Cụm van điều khiển trên top drive
Cụm van điều khiển trên top drive gồm tất cả các van thủy lực và khí nén và
các cảm biến cần thiết để điều khiển từ xa cũng như để theo dõi tình trạng máy
móc khi làm việc. Cụm van được làm thiết thực nhất có thể để có thể dễ dàng sửa
chữa bất cứ khi nào. Các ống, ống mềm thủy lực được làm sao cho dễ tìm đồ thay
thế.

25
GVHD: T.S Đặng Văn Chí – Khoa Cơ Điện – ĐH Mỏ



×