Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TRẢ lời PHẦN ĐỌC TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.13 KB, 3 trang )

TRẢ LỜI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA
CÂU 1. Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du có ảnh
hưởng đến sáng tác Truyện Kiều :
- Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có
truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể
tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê –
Trịnh.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội. Những
thay đổi lớn lao của lịch sử đã tác động sâu sắc đến tình cảm và nhận thức của
Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
- Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân tộc và văn chương
Trung Quốc.
- Sự từng trải trong cuộc đời đã tạo cho Nguyễn Du có một vốn sống phong phú và
một trái tim đầy yêu thương, thông cảm với những đau khổ của nhân dân.
CÂU 2. Nêu tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của tác phẩm.
Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia
đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết
Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.
1


Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này,
Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận
của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho
những dông bão đời mình.
Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi
dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều
sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu
vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.


Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều
bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra
khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã
nhờ Thuý Vân mối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch
chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt
bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp
tục bị Sở-Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại
đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn
Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt
cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình
trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến
nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh - một kẻ
cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gập
Từ Hải - một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đât. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu
xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sảy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một
mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị
Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường
2


ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được
vãi Giác Duyên cứu vớt.
Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công
đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được
đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai
cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì”.

3




×