Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ngan hang cau hoi sư kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.91 KB, 7 trang )

NGÂN HÀNG CÂU HỎI
Năm 2010-2011
Môn:Lịch sử 7
Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý trả lời mà em cho là đúng nhất
( Đối với dạng câu hỏi khoanh tròn ý viết bằng chữ màu xanh gạch chân là ý đúng )
Câu 1: Qu©n Minh x©m lîc níc ta vµo n¨m
A. 1406

C. 1460

B. 1400

D. 1416

Câu 2: Ý kiến thể hiện được tính chất quân chủ trung ương tập quyền của nhà nước thời
Lê Sơ là:
A. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
B.Quân đội được tổ chức chặt chẽ.
C. Cả nước được cia thành 13 đạo thừa tuyên.
D.Triều đình có 6 bộ và cơ quan chuyên trách.
Câu 3:. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, thời Lê sơ đã có những
chính sách gì?
A. cho 25vạn( trong tổng Số 35 vạn) lính về quê làm nông nghiệp.
B. cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
C. cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
D. cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.
Câu 4: Gọi nghĩa quân của Trần Cảo là “quân ba chỏm” vì:
A. nghĩa quân đã ba lần tấn công Thăng Long.
B. nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc.
C. nghĩa quân ba lần bị thất bại.
D. nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn công nhà Lê.


Câu 5: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền vào thời gian :
A. Sau khi đánh bại triều Tây Sơn 1802.
B. Nguyễn Ánh được nhà Thanh công nhận là An Nam quốc vương ( 1806 )
C. Nhà Nguyễn cải cách hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực
thuộc.
D. Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long ( 1815 ).
Câu 6:. Luật Hồng Đức có những nét tiến bộ vì:
A. bảo vệ chủ quyền quốc gia
B. gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
C. bảo vệ quyền lợi của triều đình, quan lại, địa chủ phong kiến
D. khuyến khích phát triển kinh tế , bảo vệ một số quyền của phụ nữ.


Câu 7: Những thế lực nào đe dọa nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ khi Quang Trung lên
nắm chính quyền?
A.Lê Chiêu Thống-Nguyễn Phúc Thuần
C.Trịnh
Bồng-Nguyễn
Phúc
B.Lê Duy Chỉ-Nguyễn Anh
Dương
D.Trịnh Sâm-Nguyễn Hoàng
Câu 8: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế vào năm nào?Lấy niên hiệu là gì?
A. 1788 – Quang Trung
B. 1777 - Cảnh Thịnh
C. 1789 – Minh Mạng
D. 1790 - Hồng Đức
Câu 9: Thời Nguyễn nước ta được chia làm bao nhiêu tỉnh?
A. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc
B. 3 tỉnh và 3 phủ trực thuộc

C. 33 tỉnh
D. 13 tỉnh và 1 phủ trực thuộc Trả lời :A
Câu 10: Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu?
A. Muốn tạo cho địch bất ngờ.
B. Quân Thanh chủ quan không
phòng bị.
C. Thời cơ đến.

D. Vì quân Thanh đang thất thế.
Câu 11: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là :
A. Gia Long
B. Thiệu Trị
C. Hàm Nghi
D. Tự Đức.
Câu 12: Năm 1815, nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật nào?
A. Luật Hồng Đức
B. Luật Gia Long
C. Bộ Hình luật
D. Luật Hình thư
Câu 13: Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam thế kỉ XVIII là :
A. Lê Hữu Trác
B. Phan Huy Chú
C. Trịnh Hoài Đức
D. Lê Quý Đôn


Câu 14 : Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của danh y :
A. Nguyễn Bá Tĩnh
B. Lê Hữu Trác
C. Nguyễn Đình Chiểu

D. Chu Văn An

Nối cột:
Câu 15: Hãy nối các sự kiện lịch sử ( cột B) cho phù hợp với thời gian ở cột A.
A

B

Trả lời

1. Năm 1009

1. . . . . . .

2. Năm 1010

a. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng
Long.

3. Năm 1042

b. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

3. . . . . . .

4. Năm 1054

c. Lê Long Đĩnh qua đời

4. . . . . . .


2. . . . . . .

d. Nhà Lý ban hành bộ “ Hình thư”
Trả lời: 1 - c; 2 - a; 3 - d; 4 - b
Câu 16: Nối các sự kiện ở cột B cho phù hợp với thời gian ở cột A cho phù hợp.
A
B
Trả lời.
1. Năm 1773
a. Tây Sơn bắt chúa Nguyễn, lật đổ chính 1 . . . . . .
quyền Đàng Trong.
2......
2. Năm 1774
b. Tây Sơn kiểm soát phần lớn phủ Quy 3 . . . . . .
3. Năm 1776 – Nhơn.
4......
1783
c. Tây Sơn kiểm soát một vùng rộng lớn từ
4. Năm 1777
Quảng Nam đến Bình Thuận.
d. Tây Sơn bốn lần đánh vào Gia Định.
Trả lời: 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a
Câu 17: Nối các thông tin chính xác ở cột A với các sự kiện ở cột B
Thời gian ( Cột
Nối ( Đáp án )
Sự kiện ( Cột B )
A)
1 . 1418
a . Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn

2 . 1424
b . Lê Lợi lên ngôi hoàng đế
3 . 1426
c . Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
4 . 1427
d . Chiến thắng Nghệ An
e . Chiến Thắng Chi Lăng – Xương Giang
Trả lời: 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – e
Điền vào chỗ trống:
Câu 18: Hãy điền những cụm từ dưới đây vào chỗ trống để được câu hoàn
chỉnh:


( giai cấp địa chủ; giai cấp nông dân; giai cấp bị bóc lột; tô thuế; một phần hoa
lợi; không có ruộng đất)
“ Trong xã hội,(1) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . chiếm tuyệt đại đa số dân
cư, sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít ruộng đất hoặc(2) . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . , phải cày ruộng đất công, nộp tô, thuế, đi phục dịch cho nhà nước hoặc
phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và phải
nộp(3). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .cho chủ ruộng. nông dân là
(4). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , nghèo khổ trong xã hội”
Trả lời:
1. Giai cấp nông dân
2. Không có ruộng đất
3. Một phần hoa lợi
4. Giai cấp bị bóc lột
Câu 19: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ (…) sao cho đúng:
Năm………(1), Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là ………(2), chọn………
(3)làm kinh đô, lập ra ………(4); năm 1806, lên ngôi hoàng đế.
Trả lời:

1.1802
2. Gia Long
3. Phú Xuân
4. nhà Nguyễn
TỰ LUẬN.
Câu 20: Hãy nêu nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều ?
Trả lời:
Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều:
- Lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi
quyền hành, cương vị như một tể tướng.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc
triều).
- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, đưa một người thuộc dòng
dõi nhà Lê lên làm vua (Nam triều).
Câu 21: Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ
XVIII ?
Trả lời:
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII:
- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.
- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751), ở Tam Đảo, Sơn Tây,
Tuyên Quang.
- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở Thanh Hóa, Nghệ An.
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) diễn ra ở Đồ Sơn (Hải
Phòng), Kinh Bắc, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Nghĩa quân nêu cao khẩu
hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769) hoạt động ở Sơn Nam, sau
đó chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính là vùng Điện Biên (Lai Châu).


- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại.

- Ý nghĩa: Làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Câu 22: Hãy nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của trận Rạch Gầm-Xoài Mút ?
Trả lời:
a. Diễn biến:
- Đầu 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định theo đường thủy, bộ.
- Cuối 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 01-1785, Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa
quyết chiến.
b. Kết quả:
Thuyền Xiêm tan tác, binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết.
c. Ý nghĩa:
- Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử.
- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
- Khẳng định sức mạnh đoàn kết của quân dân ta..
Câu 23: Trình bày cuộc tiến quân của vua Quang Trung đại phá quân Thanh
(1789) ?
Trả lời:
Quang Trung đại phá quân Thanh (1789):
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang
Trung, lập tức tiến quân ra Bắc.
- Đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân và mở cuộc duyệt binh lớn.
- Đến Thanh Hóa, Quang Trung tiếp tục tuyển quân và làm lễ tuyên thệ.
- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến quân ra Bắc.
- Đêm 30 Tết, quân ta tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Đêm mùng 3 Tết, quân ta tấn công đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới.
- Mờ sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.
Cùng lúc đó đô đốc Long tấn công Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống tự tử.
- Nghe tin, Tôn Sĩ Nghị vượt sông Nhị (sông Hồng) sang Gia Lâm.
- Trưa mùng 5 Tết, vua Quang Trung tiến vào Thăng Long.
Câu 24: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây

Sơn ?
Trả lời:
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Do ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân.
- Do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa
quân.
b. Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, lập lại thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh.
Câu 25: Trình bày chính sách quốc phòng, ngoại giao của Quang Trung ?
Trả lời:


a. Âm mưu của kẻ thù:
- Phía Bắc: Lê Duy Chỉ lén lút hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp chiếm lại Gia Định.
b. Chủ trương của Quang Trung:
- Quân sự: Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch.
- Ngoại giao: Đối với nhà Thanh, Quang Trung mềm dẻo nhưng kiên
quyết.
- Quyết định mở cuộc tấn công lớn tiêu diệt Nguyễn Ánh ở Gia Định.
- Ngày 16/9/1792, Quang Trung đột ngột từ trần, Quang Toản lên ngôi vua
nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia dẫn đến nội bộ
triều đình mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng.
Câu 26: Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?
Trả lời:
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm

kinh đô.
- Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
- Năm 1815, Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
- Năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước ta làm 30 tỉnh và một phủ trực
thuộc.
- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc, lập hệ thống trạm ngựa từ
Nam Quan đến Cà Mau để củng cố quân đội.
- Ngoại giao: Nhà Nguyễn thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc
của các nước phương Tây.
Câu 27: Hãy kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ
XIX ?
Trả lời
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX:
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827).
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835).
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835).
- Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856).
Câu 28: Sự phát triển văn học nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX
như thế nào?
Trả lời:
Văn học nước ta cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX:
- Văn học dân gian bao gồm: tục ngữ, ca dao, truyện Nôm dài, truyện tiếu
lâm…
- Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là truyện Kiều của
Nguyễn Du.
- Văn học bấy giờ phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương
thời, cùng những thay đổi trong tâm tư tình cảm và nguyện vọng của con người
Việt Nam.



Câu 29: Hãy nêu những thành tựu về sử học, địa lí học và y học ở nước ta
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX ?
Trả lời:
Sử học, địa lí học, y học:
a. Sử học:
- Triều Nguyễn có bộ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện …
- Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là hai tác giả tiêu biểu.
b. Địa lí học:
- Một số công trình như: Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức,
Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định.
- Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở
Gia Định (Gia Định tam gia).
c. Y học:
- Lê Hữu Trác có biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông là người thầy thuốc
giỏi có uy tín ở thế kỉ XVIII.
- Ông đã phát hiện thêm 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương
thuốc trị bệnh trong dân gian.
- Ông đã sáng tác bộ sách: Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×