Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp sông đà 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.26 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN TUẤN CƯỜNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN TUẤN CƯỜNG

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN


XÁC NHẬN CỦA GVHD

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

TS. Nguyễn Trúc Lê
HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ
phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7”, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý
Đào tạo sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN .
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn ban
lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7, các
bạn bè, đồng nghiệp, và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Tác giả

Nguyễn Tuấn Cường


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa
được dùng để bảo vệ một học vị nào và nó xuất phát từ tình hình thực tế đòi
hỏi cấp bách củaCông ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
7. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đề đã được cảm ơn. Các
thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Tuấn Cường


TÓM TẮT LUẬN VĂN

1.

Tên luận văn: “Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu tư đô thị

và khu công nghiệp Sông Đà 7”
2.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Cường


3.

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

4.

Bảo vệ năm: 2015

5.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân

6.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công

tác Quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp
Sông Đà 7, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công Quản lý dự án
đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7.
7.

Những đóng góp mới của luận văn: Các giải pháp nhằm tăng cường

công tác Quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công
nghiệp Sông Đà 7.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................................................... 5
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ....................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................... 9
1.2.1. Dự án đầu tư xây dựng ......................................................................... 9
1.2.2. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................................... 21
1.2.3. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng ..................................... 24
1.3.Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .................................. 27
1.3.1. Quản lý kế hoạch tổng thể .................................................................. 28
1.3.2. Quản lý tiến độ ................................................................................... 29
1.3.3. Quản lý chi phí ................................................................................... 33
1.3.4. Quản lý chất lượng ............................................................................. 36
1.4. Những nhân tốảnh hưởng đến quản lý dự án ......................................... 38
1.4.1. Các nhân tốbên trong .......................................................................... 38
1.4.2. Nhân tốbên ngoài................................................................................ 39
1.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án ...................................................... 39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 41
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn ................................................ 41
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu từ nguồn thứ cấp .................... 41
2.3. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................. 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp ......................................... 44


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 GIAI
ĐOẠN 2011-2014 ........................................................................................ 46

3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
7 ................................................................................................................... 46
3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ............................................................... 46
3.1.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty ......................................................... 46
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ................................................................ 46
3.1.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh................................................ 47
3.2. Phân tích thực trạng công tác Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Công
ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 ............................... 49
3.2.1.Thực trạng về quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng ....................... 49
3.2.2.Thực trạng về dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và khu công
nghiệp Sông Đà 7 ......................................................................................... 50
3.2.3. Thực trạng về quản lý kế hoạch tổng thểcủa Công ty.......................... 52
3.2.4. Thực trạng về công tác quản lý tiến độ của Công ty ........................... 57
3.2.5. Thực trạng về công tác quản lý chi phí của Công ty ........................... 61
3.2.6. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng của Công ty...................... 67
3.3.Đánh giá công tác quản lý dự án tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu
công nghiệp Sông Đà 7 ................................................................................ 70
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................. 70
3.3.2. Các hạn chế ........................................................................................ 71
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 74
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN ................. 76
CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG ĐÀ 7 ................................. 76
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 76
4.1. Định hướng và kế hoạch phát triển của Công ty trong giai đoạn 20152020, tầm nhìn đến 2025 .............................................................................. 76


4.1.1. Định hướng ........................................................................................ 76
4.1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 và các năm tiếp theo ........... 76
4.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công

ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7trong các năm tiếp
theo .............................................................................................................. 78
4.2.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá trình quản lý thực hiện các dự án
đầu tư ........................................................................................................... 78
4.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các Dự
án đầu tư....................................................................................................... 80
4.2.3.Hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án đầu tư ................................ 80
4.2.4. Giải pháp cho quản lý chất lượng dự án.............................................. 82
4.2.5. Đổi mới khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư ................................. 82
4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn của các cán bộ làm
các dự án ...................................................................................................... 83
4.2.7. Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ thống nhất trong việc lập, tổ chức
thực hiện và điều hành dự án ........................................................................ 84
4.2.8. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch dự án .............................................. 85
KẾT LUẬN.................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

BQL


Ban quản lý

2

BQLDA

Ban Quản lý dự án

3

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

4

CĐT

Chủ đầu tư

5

CP

Chính phủ

6

DADT


Dự án đầu tư

7



Giám đốc

8

HĐCĐ

Hội đồng cổ đông

9

KCN

Khu công nghiệp

10

NSNN

Ngân sách nhà nước

11




Quyết định

12

QH

Quốc hội

13

TKKT-TDT

Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán

14

XDCB

Xây dựng cơ bản

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2. Phân loại dự án đầu xây dựng công trình ...................................... 12
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010-2014 . 48
Bảng 3.2.Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh ...................................... 48
Bảng 3.3. Các dự án của Công ty trong giai đoạn 2010-2014 ....................... 51
Bảng 3.4. Kết qua kinh doanh trong các năm 2011 -2014 của Công ty ......... 52

Bảng 3.5. Tiến độ thực hiện một số dự án .................................................... 58
Bảng 3.6. Chi phí cho thực hiện các dự án của Công ty cổ phần đầu tư đô thị
và khu công nghiệp Sông Đà 7 ..................................................................... 61
Bảng 3.7. Kế hoạch cho chi phí Xây lắp + thiết bị ........................................ 62
Bảng 3.8. Kế hoạch cho chi phí khác............................................................ 63
Bảng 3.9: Tổng hợp tổng mức đầu tư ........................................................... 65
Bảng3.10: Phân bổ chi phí cho từng hạng mục công trình ............................ 65

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.................................. 15
Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.................................. 19
Sơ đồ1.3. Chu trình quản lý dự án ................................................................ 22
Sơ đồ 1.4. Hình thức CĐT trực tiếp quản lý thực hiện dự án ........................ 26
Sơ đồ 1.5. Sơ đồ chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án .... 26
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp
Sông Đà 7..................................................................................................... 47
Sơ đồ 3.2.Quy trình quản lý dự án tại Công ty.............................................. 50

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1.Quan hệ chi phí trong các giai đoạn quản lý dự án đầu tư.......... 20
Biểu đồ 3.1. Doanh thu của công ty so với kế hoạch đặt ra từ năm 2011 -2014
..................................................................................................................... 55

Biểu đồ 3.2. Giá trị đầu tư của Công ty so với kế hoạch đặt ra từ năm 2011 2014 ............................................................................................................. 55
Biểu đồ 3.3. Giá trị sản xuất kinh doanh của Công ty so với kế hoạch đặt ra từ
năm 2011 -2014 ........................................................................................... 56
Biểu đồ 3.4 Lợi nhuận kinh doanh của Công ty so với kế hoạch đặt ra từ năm
2011 - 2014 .................................................................................................. 56
Biểu đồ 3.5.Thu nhập bình quân của người lao độngtại Công ty so với kế
hoạch đặt ra từ năm 2011 - 2014 .................................................................. 57

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả. ........ 24
Hình 1.2. Các nội dung công tác quản lý dự án ............................................ 27
Hình 1.3: Trình bày đường chi phí tích lũy theo vòng đời dự án và đường
cong ảnh hưởng của quyết định quản lý ....................................................... 34

v


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, nhu cầu
về đầu tư và xây dựng là rất lớn. Như vậy, đầu tư xây dựng là một trong
những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển xã hội. Trong bối cảnh
nền kinh tế chuyển đổi và đang trong quá trình thực hiện lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề này càng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao
giờ hết.
Xây dựng các công trình dân dụng đã có từ lâu, nhưng chỉ phát triển

mạnh trong thời gian gần đây, khi cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đổi mới và
có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Hiện nay nhu cầu đầu tư xây dựng là rất
lớn, nhưng trên thực tế, quá trình quản lý, chất lượng và hiệu quả quản lý các
dự án đầu tư xây dựng là rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Tình trạng đó có
thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sự chưa
hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý chưa chặt chẽ, tính
chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ trong công tác
quản lý các dự án xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Đặc biệt, trong thời gian quá, trước bối cảnh khó khăn chung của cả
nước, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp đầu tư xây dựng
nói riêng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, với nhiều diễn biến phức
tạp của nền kinh tế, cũng như sự thay đổi liên tục của chính sách quản lý xây
dựng cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động quản lý dự án đầu tư.
Trong bối cảnh đó, hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công
ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 cũng gặp nhiều khó
khăn bất cập, làm cho hiệu quả đầu tư của các dự án tại công ty chưa cao.
Từ các lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ
phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7”, thông quá đề tài tác giả sẽ

1


đánh giá hiện trạng quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại công ty, đối chiếu
với cơ sở lý luận đã được đúc rút để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc
phục những hạn chế nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7.
Câu hỏi nghiên cứu: Giải pháp nào để hoàn thiện công tác Quản lý dự
án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7
trong giai đoạn hiện nay?
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác Quản lý dự án đầu tư tại công
ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư tại công ty cổ phần đầu
tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện
đại hóa hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ
như sau:
- Nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu về Quản lý dự án đầu tư
trong và ngoài nước trong thời gian vừa quá.
- Hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý dự án đầu tư.
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dự án đầu tư tại
Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7.
- Để xuất mốt số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu
tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 trong giai
đoạn hiện nay.

2


3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và
khu công nghiệp Sông Đà 7.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng công tácQuản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ
phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 trong những năm vừa qua.
Tập trung vào bốn nội dung chính của công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng, bao gồm: quản lý kế hoạch tổng thể, quản lý tiến độ, quản lý chi phí,

quản lý chất lượng.
- Thời gian: từ năm 2010 -2014.
- Không gian: tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp
Sông Đà 7.
4. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dự án đầu tư tại
Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7.
- Để xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dự án
đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7.
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phục lục đính kèm, nội dung của
luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản
lý dự án đầu tư
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư
đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 giai đoạn 2010-2014

3


Chương 4. Một số định hướng nhằmhoàn thiện công tác quản lý dự án
đầu tư tại Công ty cổ phần đầu tư đô thị và khu công nghiệp Sông Đà 7 trong
thời gian tới.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu
Quản lý dự án đầu tư là một lĩnh vực đã có nhiều công trình nghiên cứu
và đã được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách chuyên khảo,
luận án thạc sĩ, tiến sĩ, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
khác nhau. Tổng hợp lại, có hai nhóm nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề
tàiluận văn, gồm: (i) nhóm các nghiên cứu về quản lý dự án; (ii) nhóm các
nghiên cứu về quản lý vốn và quản lý sử dụng NSNN.
* Các nghiên cứu về quản lý dự án
Các nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú, bao gồm quản lý dự
án nói chung, quản lý dự án trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
Eric Verzuh – dịch giả Trần Huỳnh Minh Triết, 2008. MBA trong tầm
tay - Chủ đề Quản lý dự án. Với mục tiêu trở thành nguồn tài liệu cho các nhà
lãnh đạo của tổ chức hoạt động dựa trên các dự án, cuốn sách này phải thể
hiện các vấn đề về kiến thức quản lý một tổ chức đa dự án trên. Một CIO hay
giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc phát triển sản phẩm mới, một chủ sở hữu
của một công ty xây dựng hay tư vấn không thể tối ưu hoá hoạt động của dự
án tại tổ chức của mình nếu như không thể nói được thứ ngôn ngữ về quản lý
dự án. Ngoài ra nguyên tắc về quản lý dự án là không đủ cho việc quản lý
toàn bộ công ty. Vì vậy, mục tiêu chiến lược của cuốn sách này là cung cấp
một cách cô đọng về các chủ đề quản lý dự án truyền thống và đưa ra những
hướng dẫn cho việc quản lý tổ chức.
Joshep Heagney, dịch giả Minh Tú, 2014. Quản trị dự án - Những
nguyên tắc cơ bản.Cuốn sách đề cập đến việc áp dụng các kiến thức, các kỹ
năng, các công cụ và kỹ thuật để lên kế hoạch hành động nhằm đạt được các

5



yêu cầu của dự án. Trong đó đề xuất phối hợp áp dụng 42 biện pháp quản lý
dự án được phân thành 5 Nhóm Phương pháp: Khởi xướng, Lập kế hoạch,
Triển khai thực hiện, Giám sát và kiểm soát, Kết thúc. Cuốn sách này cung
cấp kiến thức về cách xây dựng báo cáo chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, đối
tượng, lập kế hoạch dự án, lập thời khóa biểu công việc, nắm được cách phân
tích doanh thu, quản lý đội dự án, điều khiển và đánh giá tiến độ ở từng giai
đoạn. Đồng thời, cuốn sách còn là cung cấp các lời khuyên và kĩ thuật lập kế
hoạch cũng như tiến hành các dự án về thời gian, ngân sách, và đạt được hiệu
quả cao nhất.
TS. Trịnh Quốc Thắng, 2006. Quản trị dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất
bản Khoa học và kĩ thuật.Cuốn sách giới thiệu những vấn đề cơ bản của lý
thuyết dự án, cũng như công việc cụ thể phải làm khi quản lý dự án xây dựng
ở Việt Nam. Trong đó đặt ngang tầm giữa khoa học quản lý và nghệ thuật
quản lý.Cuốn sách nêu những lý thuyết mới, tư tưởng mới của lý thuyết quản
lý hiện đại nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách những
công cụ để tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế khu vực và hoàn cầu.
Năm 2013, cuốn sách: Cẩm nang Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nhà
xuất bản Lao động.Cuốn sách nêu lên sự kết hợp giữa các nguyên tắc nền tảng
cơ bản của phương pháp CPM với trọng tâm hướng đến quy trình lập kế
hoạch dự án được thể hiện thông qua một dự án mẫu. Phiên bản này đã được
bổ sung nhiều kiến thức mới với các công cụ hướng dẫn cập nhật. Thông tin
mới nhất về giá nhân công, vật liệu và trang thiết bị sẽ được cung cấp cùng
với nội dung thảo luận nâng cao về các phương pháp quy hoạch và quản lý
hiện đại như Cấu trúc phân chia công việc (WBS) và Hệ thống quản lý giá trị
thu được (EVMS).
Năm 2008 Nguyễn Văn Phúc viết cuốn sách Quản lý dự án - cơ sở lý
thuyết và thực hành. Công trình được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo,
đã làm rõ những vấn đề cơ bảnvề dự án và quản lý dự án, phân tích nội dung

6



các khâu của chu trình dự án, từ chuẩn bị và lập kế hoạch dự án đến quản lý
quá trình thực hiện dự án, kết thúc dự án. Nghiên cứu quản trị dự án là mục
tiêu của công trình này.
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 5” của tác giả Phạm Hữu Vinh (Đại
học Đà Nẵng, 2011) đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ
bản về quản lý dự án đầu tư ở doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trên cơ
sở đó đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty
xây dựng công trình giao thông 5, rút ra những tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân. Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý dự án đầu tưquá đó nâng cao hiệu
quả đầu tư.
- Đềtài “Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam” (2008), luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị của
Nguyễn Thanh Bình. Đề tài đã phân tích một số nội dung quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản thông quá việc đổi mới cơ chế chính sách, quy hoạch, tổ
chức bộ máy quản lý, con người thực hiện, giám sát thực hiện đầu tư xây
dựng . Về cơ bản, những nội dung, giải pháp đổi mới mà đề tài đã nêu từ năm
2008 đến nay không còn phù hợp vơi thực tiễn hoặc đã được sửa đổi, bổ
sung.
- Đề tài: “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây
dựng công trình từ ngân sách thành phố Hà Nội” (2008), Luận văn thạc sĩ
kinh tế chính trị của Nguyễn Thị Thanh.
Đề tài đã phân tích một số nội dung quản lý Nhà nước đối với các dự
án đầu tư XDCB thông quá các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách, tổ chức
thực hiện, giám sát công tác QLDA đầu tư xây dưng công trình từngân sách.

7



- Đề tài: “Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp” (2014), Luận
văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của Nguyễn Thế Trung. Đề tài đã đề cập đến
những vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Đề tài đã nêu ra được thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị nhằm đem lại
hiệu quả đầu tư.
- Đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư công trình điện
trong Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội” (2014), Luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế của Nguyễn Văn Công.
Đềtài đã đề câp đến những vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản
lý các dự án đầu tư xây dựng công trình; phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý các dự án đầu tư xây dựng công trình, dự báo phương hướng và giải pháp
chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư công trình
điện.Đề tài đã phân tích một số nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng thông
quá các công cụ pháp luật, cơ chế chính sách, quy hoạch tổ chức thực hiện
nhằm xây dựng các dự án công trình mang lại hiệu quả cao nhất.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Giải phápnâng cao chấtlượng quản lý tài
chính dự án đầu tư tại hệ thống Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam” của tác giảLê
Hùng Sơn (Đại học Kinh tế quốc dân, 2003). Công trình chú trọng khía cạnh
quản lý tài chính đối với dự án đầu tư tại hệ thống Kho bạc Nhà nước mà
nguồn vốn cho các dự án chủ yếu từ NSNN, trong đó chú trọng chất lượng
quản lý tài chính đối với các dự án này.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư
xây dựng cơ bản của Nhà nước” của tác giả Trần Văn Hồng (Đại học Kinh tế
quốc dân, 2002). Công trình này đã làm rõ những nội dung cơ bản về vốn đầu
tư xây dựng cơ bản và quản lý sử dung vốn đầu tư xây dựng từ các nguồn
khác nhau của nhà nước, đặc biệt làm rõ cơ chế quản lý nguồn vốn này trong


8


tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng từ khâu lập kế hoạch đến thẩm
định, thực hiện,nghiệm thu và quyết toán vốn.
Nhìn chung, các đề tài đều đã đề cập đến một số nội dung về công tác
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, các đề tài nói trên chưa
đề cập đến phạm vi quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ các nguồn
vốn khác nhau của doanh nghiệp; bên cạnh đó, chưa nghiên cứu sâu về các
nôi dung của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, đăc biêṭ là chưa phân
tích được cụ thể tầm quan trọng của quy trình quản lý đầu tư xuyên suốt quá
trình đầu tư từkhâu chuẩn bi đ̣ ầu tư, thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư theo
các văn bản quy pham pháp luâṭ hiện hành; một công cụquan trọng trong công
tác quản lý đầu tư xây dụng là hồ sơ khảo sát, thiết kế kỹ thuât thi công của
công trình, dự án cũng chưa đươc đề cập đến; phân tích, đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng chưa đượcquan tâm đúng mức. Vì vậy đề tài vẫn có tính cấp thiết cả
về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng
công trình.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1. Dự án đầu tư xây dựng
* Khái niệm:
Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủđầu tư xây dựng công trình phải
lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật) để xem
xét, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
Dự án là việc thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó
dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn vật chất đã định. Thông quá việc thực
hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã đề ra và kết quả của
nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ.
Theo Luật xây dựng thì dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp

các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới, sủa chữa, cải

9


tạo mở công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn và chi phí xác
định.
Dự án đầu tư xây dựng là một loại công việc mang tính chất một lần,
có những đặc điểm riêng biệt: cần có một lượng vốn đầu tư nhất định, trải quá
những giai đoạn theo một trình tự nhất định và phải đáp ứng những yêu cầu
nhất định;
* Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng.
* Dự án có tính thay đổi: Dự án xây dựng không tồn tại một cách ổn
định cứng, hàng loạt phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực
thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn
nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất… và bên ngoài như môi trường
chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật … và thậm chí cả điều kiện kinh tế xã
hội.
* Dự án có tính duy nhất: Mỗi dự án đều có đặc trưng riêng biệt lại
được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không
gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi.
* Dự án có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đều có điểm
khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có một số kỳ hạn có liên quan. Có thể
ngày hoàn thành được ấn định một cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm
trọng tâm của dự án, điểm trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu
của người đầu tư. Mỗi dự án đều được khống chế bởi một khoảng thời gian
nhất định, trên cơ sở đó trong quá trình triển khai thực hiện, nó là cơ sở để
phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Sự thành công của
Quản lý dự án thường được đánh giá bằng khả năng có đạt được đúng thời

điểm kết thúc đã được định trước hay không?

10


Quy mô của mỗi dự án là khác nhau và được thể hiện một cách rõ ràng
trong mỗi dự án vì điều đó quyết định đến việc phân loại dự án và xác định
chi phí của dự án.
* Dự án có liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau: Triển khai dự án
là một quá trình thực hiện một chuỗi các đề xuất để thực hiện các mục đích cụ
thể nhất định, chính vì vậy để thực hiện được nó chúng ta phải huy động
nhiều nguồn lực khác nhau, việc kết hợp hài hoà các nguồn lực đó trong quá
trình triển khai là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả dự án.
* Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, sau đây là cách
phân loại dự án thông thường thông quá một số tiêu chí:
Bảng 1.1. Phân loại dự án
STT

Tiêu chí phân
Các loại dự án
loại

1

Theo cấp độ dự
Dự án thông thường, chương trình, hệ thống
án

2


Theo qui mô dự Nhóm các dự án quan trọng quốc gia; nhóm A; nhóm B;
án
nhóm C

3

Theo lĩnh vực

Dự án xã hội, kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, hỗn hợp

4

Theo loại hình

Dự án giáo dục, nghiên cứu và phát triển, đổi mới, đầu
tư, tổng hợp

5

Theo thời hạn

Dự án ngắn hạn (1-2 năm); trung hạn (3-5 năm); dài hạn
(trên 5 năm)

6

Theo khu vực

Dự án quốc tế, quốc gia, miền, vùng, liên ngành, địa

phương

7

Theo chủ đầu tư

Là Nhà nước, là doanh nghiệp, là cá thể riêng lẻ

8

Theo đối tượng Dự án đầu tư tài chính, dự án đầu tư vào đối tượng vật
đầu tư
chất cụ thể

9

Vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng,
vốn tự huy động của doanh nghiệp nhà nước, vốn liên
danh với nước ngoài, vốn góp của dân, vốn của các tổ
chức ngoài quốc doanh, vốn FDI……

Theo nguồn vốn

(Nguồn: Quản lý dự án đầu tư, Trịnh Quốc Thắng, NXB Xây dựng 2013)

11


Trên cơ sở phân loại dựa trên tiêu chí chính là quy mô dự án kết hợp
với việc xem xét đặc điểm riêng của từng ngành và các kết quả của dự án

cùng với tầm quan trọng của chúng. Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thay thế
nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 và nghị định số 112/2006/NĐCP ngày 29/9/2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
16/2005/NĐ-CP quy định cụ thể phân loại dự án xây dựng công trình như
sau:
Theo quy mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội
xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư, các dự án còn lại được phân thành
3 nhóm A, B, C
Bảng 1.2. Phân loại dự án đầu xây dựng công trình
STT

LOẠIDỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Dự án quan trọng quốc gia

Theo
Nghị
quyết
số
66/2006/QH11 của Quốc hội

I

Nhóm A

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực

bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc Không kể mức vốn
gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc
Không kể mức vốn
hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự Trên 1.500 tỷ đồng
án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường
sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình
hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông Trên 1.000 tỷ đồng
tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ
khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

12


×