Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho công ty cổ phần giấy an hòa, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.32 KB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

ðỖ HẢI YẾN

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
GỖ NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY AN HÒA, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

ðỖ HẢI YẾN

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÙNG
GỖ NGUYÊN LIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
GIẤY AN HÒA, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế nông nghiệp
: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, ñến nay Luận văn tốt nghiệp thạc
sỹ “ðánh giá thực trạng phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho Công ty cổ phần giấy
An Hòa – tỉnh Tuyên Quang” ñã ñược hoàn thành.
Trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ

nhiệt tình và ñóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Vũ Thị Phương Thụy ñã
trực tiếp hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu ñề tài và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện ñào tạo Sau ñại học, quý thầy cô thuộc
Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, bộ môn Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường ñã
giúp tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh ñạo các phòng ban của Công ty cổ phần
giấy An Hòa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Sở Lâm
nghiệp, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, các ñồng chí lãnh ñạo, cán bộ thôn, xã và
những hộ gia ñình trên ñịa bàn nghiên cứu... ñã giúp ñỡ mọi mặt, tạo ñiều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho
việc nghiên cứu ñề tài.
Xin cám ơn gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên và giúp ñỡ tôi hoàn thành chương
trình học tập và thực hiện luận văn này.

Tác giả luận văn

ðỗ Hải Yến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

Mục lục...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................ vii
Danh mục sơ ñồ......................................................................................................... ix
1.

MỞ ðẦU ........................................................................................................1

1.1

Tình cấp thiết của ñề tài ...................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2

1.2.1

Mục tiêu chung................................................................................................2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể................................................................................................3

1.3

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................3

2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI....................................5

2.1

Cơ sở lý luận ....................................................................................................5

2.1.1 Một số khái niệm về phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy..............................5
2.1.2 Những vấn ñề kinh tế - kỹ thuật của trồng gỗ nguyên liệu giấy......................8
2.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển vùng gỗ nguyên liệu...................14
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển vùng gỗ nguyên liệu ...........................18
2.1.5 Các hình thức tổ chức vùng gỗ nguyên liệu...................................................24
2.2

Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................30

2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất gỗ nguyên liệu giấy trên thế giới trong những
năm qua ..........................................................................................................30
2.2.2 Tình hình phát triển vùng nguyên liệu giấy tại Việt Nam .............................32
2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ một số ñịa phương về phát triển vùng nguyên liệu .34
2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan ñến ñề tài ........................................37

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iii


3.


ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............38

3.1

ðặc ñiểm vùng nguyên liệu giấy của công ty cổ phần giấy An Hòa .............38

3.1.1 ðiều kiện tự nhiên..........................................................................................38
3.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu ..................................................40
3.2

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................44

3.2.1 Khung tiếp cận ñề tài .....................................................................................44
3.2.2 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu..............................................................44
3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu...........................................................45
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................47
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................50
4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................52

4.1

Quá trình hình thành và phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho công ty cổ phần
giấy An Hòa ...................................................................................................52

4.1.1 Cơ sở hình thành vùng gỗ nguyên liệu ..........................................................52
4.1.2 Công tác quy hoạch vùng gỗ nguyên liệu ......................................................53
4.1.3 Cơ chế liên doanh, liên kết kinh tế giữa công ty với người sản xuất gỗ
nguyên liệu .....................................................................................................56

4.2

Thực trạng phát triển sản xuất và cung ứng gỗ trong vùng nguyên liệu .......60

4.2.1 Thực trạng phát triển rừng sản xuất gỗ nguyên liệu ......................................60
4.2.2 Hình thức tổ chức quản lý rừng và ñất rừng ..................................................66
4.2.3 Tình hình ñầu tư vốn và lao ñộng vào sản xuất gỗ nguyên liệu ....................71
4.2.4 Thực trạng cung ứng gỗ trong vùng nguyên liệu cho công ty cổ phần giấy An
Hòa .................................................................................................................74
4.2.5 Hiệu quả sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu ...............................................80
4.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng; ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức ñối
với sự phát triển vùng gỗ nguyên liệu của công ty cổ phần giấy An Hòa............. 93

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển vùng gỗ nguyên liệu của công ty ........93
4.3.2 Phân tích những ñiểm mạnh, ñiểm yếu, cơ hội và thách thức cho vùng gỗ
nguyên liệu .....................................................................................................98
4.3.3 ðánh giá chung về sự phát triển vùng gỗ nguyên liệu.................................100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

iv


4.4

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy cho công ty cổ
phần giấy An Hòa ........................................................................................104


4.4.1 Quan ñiểm và mục tiêu phát triển vùng gỗ nguyên liệu ..............................104
4.4.2 ðịnh hướng phát triển vùng gỗ nguyên liệu ................................................105
4.4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho công ty cổ
phần giấy An Hòa ........................................................................................106
5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................113

5.1

Kết luận ........................................................................................................113

5.2

Kiến nghị......................................................................................................115

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................117
PHỤ LỤC ...............................................................................................................119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TðPTBQ

Tốc ñộ phát triển bình quân

CTCP


Công ty cổ phần

DT

Diện tích

DNLN

Doanh nghiệp lâm nghiệp

DTQH

Diện tích quy hoạch

DTPT

Diện tích phát triển

ðVT

ðơn vị tính

GNL

Gỗ nguyên liệu

HGð

Hộ gia ñình


KT&PTNT

Kinh tế và Phát triển nông thôn

LTQD

Lâm trường quốc doanh

NLG

Nguyên liệu giấy

NN & PTNN

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NXB

Nhà xuất bản

SL

Sản lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

STT


Số thứ tự

TðPT

Tốc ñộ phát triển

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vi


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

2.1

Phân cấp chiều dài sợi gỗ

2.2

Phân chia nhóm dạng lập ñịa và hướng sử dụng trồng rừng gỗ nguyên
liệu giấy

5

9

2.3

ðiều kiện lập ñịa gây trồng các loại cây gỗ nguyên liệu

10

2.4

Tiêu chuẩn phân loại kích thước gỗ nguyên liệu giấy

13

2.5

Sản xuất, thương mại và tiêu thụ bột giấy của các nước ASEAN và

một số khu vực trên thế giới năm 2010

31

3.1

Giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản

40

3.2

Diễn biến sản xuất một số cây trồng chính

41

3.3

Dân số và lao ñộng của tỉnh Tuyên Quang

43

4.1

Diễn biến diện tích ñất rừng trên ñịa bàn tỉnh Tuyên Quang

53

4.2


Quy hoạch vùng gỗ nguyên liệu theo ñơn vị hành chính trên ñịa bàn
tỉnh Tuyên Quang ñến 2010

4.3

Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu của các lâm trường quốc doanh
qua các năm

4.4

54

60

Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu của các LTQD phân theo ñộ tuổi
và loại cây (tính ñến năm 2010)

62

4.5

Năng suất rừng trồng gỗ nguyên liệu của các LTQD

63

4.6

Diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy khu vực kinh tế dân doanh

65


4.7

Thực trạng vốn trong các LTQD kinh doanh gỗ nguyên liệu năm 2010

72

4.8

Lao ñộng trong danh sách các LTQD kinh doanh gỗ nguyên liệu

73

4.9

Tình hình cung ứng gỗ nguyên liệu cho công ty năm 2011

75

4.10

Giá mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Giấy An Hòa năm 2011

78

4.11

So sánh giá bán GNL tại Công ty và giá bán GNL tại cửa rừng

79


4.12

Giá cây ñứng gỗ nguyên liệu

79

4.13

Tình hình ñầu tư chi phí cho 1ha

82

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

vii


4.14

Lợi ích thu ñược từ 1m3 gỗ nguyên liệu

4.15

Phân tích tài chính trong ñầu tư sản xuất một số loại cây trồng GNL
năm 2011

4.16

84


85

Phân tích tài chính trong ñầu tư sản xuất một số loại cây trồng GNL
năm 2011

86

4.17

Mối quan hệ giữa lãi suất với thu nhập từ trồng rừng GNL

88

4.18

Kết quả sản xuất gỗ nguyên liệu so với sản xuất chè

89

4.19

Diện tích ñất quy hoạch cho vùng gỗ nguyên liệu ñến năm 2015

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

106

viii



DANH MỤC SƠ ðỒ

STT
4.1

Tên sơ ñồ

Trang

Mô tả hình thức liên kết giữa Công ty cổ phần Giấy An Hòa và các
LTQD, Hộ gia ñình

4.2

Một số hình thức tổ chức quản lý rừng và ñất rừng trong trong sản
xuất kinh doanh GNL trong vùng nguyên liệu

4.3

4.4

57

67

Các kênh cung ứng gỗ nguyên liệu giấy của công ty cổ phần giấy An
Hòa

76


Các yếu tố cấu thành giá nguyên liệu giấy

77

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

ix


1. MỞ ðẦU
1.1 Tình cấp thiết của ñề tài
Phát triển vùng gỗ nguyên liệu gắn liền với việc phát triển công nghiệp chế
biến giấy là mô hình tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi
trường cao ñã tồn tại và ñang phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt ở các
nước ðông Nam Á.
Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, nước ta ñang phải ñối mặt
với sự gia tăng nhanh về nhu cầu giấy. Trong khi ñó, ngành công nghiệp giấy của
nước ta còn nhỏ bé, lạc hậu, sản lượng thấp, phần lớn giấy và bột giấy vẫn phải
nhập khẩu từ nước ngoài. ðây là một thách thức lớn ñối với ngành công nghiệp giấy
nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, ñầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất
giấy và bột giấy gắn với phát triển vùng nguyên ñể ñáp ứng nhu cầu ngày một gia
tăng của người tiêu dùng. Nhiều năm qua, ngành công nghiệp chế biến giấy và bột
giấy ñã có những bước phát triển nhất ñịnh, tuy nhiên ngành công nghiệp này ñang
ñứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức ñó là do sự mất cân ñối nghiêm trọng
giữa khâu sản xuất giấy và bột giấy mà nguyên nhân chính là do không ñủ nguyên
liệu ñầu vào ñể sản xuất bột giấy. Theo báo cáo của Tổng công ty giấy Việt nam,
hiện nay công suất về giấy của cả nước ñạt khoảng trên 800.000 tấn/năm, nhưng
công suất về bột giấy chỉ ñạt khoảng gần 360.000 tấn/năm. Mục tiêu ñến năm 2015

sản xuất lượng giấy ñạt 1.050.000 tấn/năm, ñể ñạt mục tiêu này cần phải có
1.300.000 tấn bột giấy/năm. ðiều này ñặt ra cho ngành giấy nước ta một nhiệm vụ
rất khó khăn vì hiện nay nước ta mới chỉ sản xuất ñược khoảng 600.000 tấn bột/năm,
số còn lại là phải nhập khẩu từ nước ngoài về, giá trị nhập khẩu hàng năm là rất lớn.
ðể hạn chế sự mất cân ñối ñó, Tổng công ty giấy Việt Nam ñã cho xây dựng
nhiều nhà máy sản xuất bột giấy và giấy với công suất khác nhau. Trong ñó có công
ty cổ phần giấy An Hòa trên ñịa bàn tỉnh Tuyên Quang. ðược khởi công xây dựng
từ năm 2006, ñến nay công ty ñã bước ñầu ñi vào sản xuất với dự kiến công suất là
130.000 tấn/năm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

1


Một trong những yếu tố sống còn cho các nhà máy là nguyên liệu ñầu vào.
ðối với Công ty cổ phần giấy An Hòa cũng vậy, ñể ñáp ứng nguyên liệu ñầu vào,
UBND tỉnh ñã phê duyệt quy hoạch 163.358 ha ñất lâm nghiệp làm vùng nguyên
liệu cho công ty, trong ñó có 91.000 ha có rừng. ðồng thời, cũng triển khai các
chương trình trồng rừng của Chính phủ ñủ ñể bảo ñảm việc cung cấp nguyên liệu
ñầu vào cho giai ñoạn I của dự án bột giấy.
Tuy nhiên việc phát triển vùng nguyên liệu cho công ty ñang ñứng trước rất
nhiều thách thức như: Hệ thống tổ chức sản xuất và cung ứng gỗ nguyên liệu giấy
trong vùng chưa ñược tổ chức hợp lý, gây khó khăn cho việc lập kế hoạch, quản lý
vốn và cung cấp gỗ nguyên liệu cho công ty, ñồng thời chưa tạo ra ñược sự liên kết
chặt chẽ giữa người trồng rừng nguyên liệu với công ty; Giá gỗ nguyên liệu giấy
trên thị trường thấp, không hấp dẫn người dân và các tổ chức trồng rừng nguyên
liệu. Vì vậy, ñang có nguy cơ làm chậm quá trình tạo vùng nguyên liệu. Bên cạnh
ñó, nền kinh tế toàn vùng còn mang nặng dấu ấn của nền sản xuất nhỏ, tự túc, tự
cấp. Cơ sở hạ tầng thấp kém, những nguồn lực ñể phát triển kinh tế - xã hội chưa
ñược sử dụng hợp lý. Trong ñó nhiều diện tích ñất trồng ñồi trọc quy hoạch ñể gây

trồng rừng nằm phân tán, ñất ñai ñã bắt ñầu thoái hóa, năng suất rừng trồng thấp.
Do ñó, hàng loạt câu hỏi ñang ñược ñặt ra:
- Thực trạng phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho công ty hiện nay ra sao?
- Nhưng yếu tố nào có ảnh hưởng ñến quá trình phát triển vùng gỗ nguyên liệu?
- Trong những năm tới, khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu có ñủ ñáp ứng cho
nhu cầu của công ty hay không?
- Giải pháp nào cần thực hiện ñể phát triển vùng gỗ nguyên liệu ổn ñịnh và
lâu dài ?
ðề tài “ðánh giá thực trạng phát triển vùng gỗ nguyên liệu cho Công ty
cổ phần giấy An Hòa - tỉnh Tuyên Quang” sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn ñề trên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng và khả năng phát triển vùng gỗ nguyên liệu
giấy. Từ ñó ñề xuất các giải pháp nhằm phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy ổn ñịnh,
lâu dài, ñáp ứng nhu cầu về nguyên liệu ñầu vào cho công ty cố phần giấy An Hòa.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy.
- ðánh giá thực trạng phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy cho công ty cổ
phần giấy An Hòa - tỉnh Tuyên Quang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến phát triển vùng gỗ nguyên liệu của
công ty.
- ðề xuất ñịnh hướng và giải pháp nhằm phát triển vùng nguyên liệu ổn ñịnh
lâu dài, ñáp ứng tốt nhu cầu về nguyên liệu giấy của công ty trong những năm tới.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
* Chủ thể nghiên cứu:
- Các tác nhân tham gia và tác ñộng vào quá trình phát triển vùng nguyên
liệu giấy bao gồm: các hộ nông dân, các lâm trường, ñơn vị tiêu thụ, chính quyền
ñịa phương.
* Khách thể nghiên cứu:
- Các vấn ñề kinh tế, cơ chế quản lý, các cơ chế chính sách như : công tác
quy hoạch, phân vùng sản xuất, hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất. Một số vấn
ñề xã hội liên quan ñến phát triển vùng nguyên liệu giấy.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
ðề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất và cung ứng gỗ nguyên liệu
giấy từ rừng trồng là rừng sản xuất. Với giả ñịnh rừng thuần loài, ñều tuổi, khai thác
trắng ở cuối chu kỳ kinh doanh. Tìm các yếu tố ảnh hưởng, từ ñó ñề xuất ñịnh
hướng các giải pháp về kinh tế, kỹ thuật nhằm phát triển vùng nguyên liệu ổn ñịnh,
bền vững lâu dài ñáp ứng nhu cầu về nguyên liệu ñầu vào cho công ty.
* Phạm vi về không gian
ðề tài tập trung nghiên cứu vùng gỗ nguyên liệu giấy chính của công ty tại
ñịa bàn tỉnh Tuyên Quang là ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm
Hóa và thành phố Tuyên Quang.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

3


* Phạm vi về thời gian
- Các dữ liệu phản ánh thực trạng vùng gỗ nguyên liệu giấy của công ty ñược
thu thập từ năm 2008 – 2010.
- Các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu giấy có thể áp dụng cho giai

ñoạn 2011- 2020.
- Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 4/2011 ñến tháng 4/2012

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm về phát triển vùng gỗ nguyên liệu giấy
* Gỗ nguyên liệu giấy
Thuật ngữ “gỗ nguyên liệu giấy” ở ñây dùng ñể chỉ gỗ rừng trồng ñược sử
dụng làm nguyên liệu ñầu vào cho ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy.
Gỗ là một vật liệu có thành phần nguyên tố biến ñổi rất ít theo loài, giống.
Về mặt cấu tạo hóa học, gỗ có thành phần các chất như xenluloza, lignin,
hemixenluloza (tham gia cấu tạo vách tế bào thực vật), các chất tanin. Trong ñó,
xenluloza là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất: 48÷56% ñối với gỗ lá kim và
46÷48% ñối với gỗ lá rộng, ñây chính là thành phần chủ yếu dùng ñể sản xuất giấy
và bột giấy.(Hoàng Thúc ðệ, 1999)
Xenluloza là cao phân tử có nhiều trong gỗ và thực vật nói chung. Phân tử
xenluloza là một cao phân tử glucopyranoza, mỗi chuỗi cơ bản của cao phân tử
chưa 200 phân tẻ monimer liên kết với nhau theo trình tự nhất ñịnh, các chuỗi hợp
thành sợi hay còn gọi là sợi cơ bản. ðộ cao phân tử của xenluloza có thể từ 1.000
ñến 3.000 ñơn vị glucoza (Lê Xuân Tình, 1998).
Tùy theo chiều dài sợi gỗ mà người ta phân chia sợi gỗ thành các cấp sau:
Bảng 2.1: Phân cấp chiều dài sợi gỗ
(Theo quy ñịnh của Hội nghị quốc tế về giải phẫu gỗ)
Tiêu thức


Rất
ngắn

Ngắn
Khá
Tương
ngắn
ñối ngắn

Trung
bình

Dài
Tương ñối
dài

Khá dài

Rất dài

Kích thước
<500 500÷700 700÷900 900÷1600 1600÷2200 2200÷3000 >3000
(µ)
(Nguồn: Lê Xuân Tình (1998),Việt Nam khoa học gỗ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội )
Yêu cầu quan trọng nhất ñối với gỗ làm nguyên liệu cho sản xuất giấy là
nguyên liệu phải có hàm lượng xenluloza cao, sợi xenluloza dài (ñạt cấp ñộ từ
dài ñến rất dài), gỗ mềm, dễ nghiền, dễ phân ly bằng các hóa chất, không có
hoặc có ít nhựa. (Hoàng Thúc ðệ, 1999)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..


5


Ở các loài thực vật bậc cao, tế bào ñều chứa xenluloza, song ñể một loài cây
có thể trở thàng nguyên liệu cho công nghiêp sản xuất giấy thì phải ñạt một số tiêu
chuẩn tối thiểu như sau: Phải có một trữ lượng ñủ lớn, mọc nhanh, tập trung, dễ
khai thác, có tình chất cơ - vật lý – hóa học phù hợp với sản xuất xenluloza và có
hiệu quả kinh tế.
ðối với gỗ nguyên liệu, có nhiều loài cây gỗ thỏa mãn ñược các yêu cầu kỹ
thuật ñể sản xuất giấy, song các loại gỗ mềm, nhẹ thích hợp với công nghiệp hơn
cả. Trong các loài phổ biến, khối lượng thể tích của các loại lá kim trung bình vào
khoảng 0,4-0,5 g/cm3, các loài cây lá rộng 0,5 g/cm3 (Hoàng Thúc ðệ, Trung tâm
nghiên cứu cây NLG của Tổng công ty Giấy Việt Nam, 1999). Ở các nước Châu
Âu, những loài ñược sử dụng phổ biến là Vân sam, Thông các loại, các loài cây lá
rộng như : giẻ, bạch dương, dương, liễu, phong, sồi… Ở các nước Châu Phi nhiệt
ñới ngoài các loại thông, còn dùng phổ biến cây Lõi thọ (một loài cây lá rộng mọc
nhanh)… Ở Việt Nam, những loài cây ñược trồng làm gỗ nguyên liệu giấy ñang
ñược nghiên cứu. Một số loài cây ñã ñược trồng trên quy mô lớn và ñược dùng
trong công nghiệp như: Bồ ñề, Bạch ñàn, Keo, cùng một số loài thông nhập nội (Hoàng
Thúc ðệ, 1999, Trần Văn Thông, 1998, Tổng công ty Giấy Việt Nam, 2003).
* Vùng gỗ nguyên liệu: là vùng sản xuất lâm nghiệp chuyên môn hóa,
chuyên trồng các loại cây nguyên liệu như gỗ, luồng tập trung nhằm cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến giấy. ðể phát triển ñược nghành
công nghiệp giấy thì việc ñầu tiên và quan trọng nhất là tạo ra các vùng nguyên liệu
tập trung nhằm cung cấp ñủ, kịp thời, bảo ñảm chất lượng và ổn ñịnh lâu dài cho
các công ty hoạt ñộng sản xuất. Nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy phần lớn
là những cây dài ngày, do ñó ñòi hỏi phải ñầu tư, xây dựng trước một bước và phải
ñược quản lý, khai thác theo kiểu công nghiệp gắn liền với tiến ñộ sản xuất, chế
biến của công ty. Việc ñầu tư xây dựng công ty, ñầu tư dây chuyền sản xuất phải

gắn liền với tiềm năng nguyên liệu của vùng. Phải ñảm bảo ñược lợi ích của người
trồng nguyên liệu, lợi ích của doanh nghiệp, ñồng thời bảo ñảm sự quản lý, sử dụng
hợp lý quỹ ñất và vốn rừng hiện có.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

6


* Phát triển:
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Tác giả Raaman
Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay ñổi liên tục làm tăng trưởng mức
sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã
hội”. Ngân hàng Thế giới ñã ñưa ra khái niệm phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao
gồm cả những thuộc tính quan trọng có liên quan ñến hệ thống giá trị của con
người, ñó là “Sự bình ñẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do
công dân ñể củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mỗi quan hệ
với Nhà nước, với cộng ñồng”. (Vũ Thị Ngọc Phùng, 1997)
Tuy có quan niệm khác nhau về phát triển nhưng nhìn chung, các ý kiến ñều
cho rằng, mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân. (Vũ Thị Ngọc
Phùng, 1997)
Tăng trưởng và phát triển ñôi khi ñược coi là ñồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung
nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển là những nhiều sản phẩm
hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và
phân bố của cải.
* Phát triển vùng gỗ nguyên liệu:
Từ các khái niệm trên, chúng tôi ñưa ra phát triên vùng gỗ nguyên liệu là mở
rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Mở rộng vùng gỗ nguyên liệu theo chiều rộng

tức là tăng số lượng vùng gỗ nguyên liệu, tăng diện tích. Còn mở rộng theo chiều
sâu tức là nâng cao chất lượng, số lượng lâm sản vùng nguyên liệu trong một chu kỳ
sản xuất. Hay nói cách khác, phát triển vùng gỗ nguyên liệu là sự gia tăng về quy
mô, số lượng diện tích của vùng và sự tiến bộ về cơ cấu, chủng loại, kỹ thuật thâm
canh…và chất lượng sản phẩm ñược sản xuất ra.
Hiện nay, chưa có tài liệu chính thức nào nêu khái niệm về phát triển bền
vững vùng gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, căn cứ vào khái niệm phát triển lâm nghiệp
bền vững, có thể hiểu phát triển bền vững vùng GNL là phát triển sản xuất – tiêu
thụ GNL nhằm ñạt các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về kinh tế: ðạt ñược sự tăng trưởng ổn ñịnh về diện tích, sản lượng và chất
lượng GNL; ñáp ứng yêu cầu về GNL cho công nghiệp chế biến giấy; ñảm bảo hiệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

7


quả kinh tế của người sản xuất GNL và lợi ích kinh tế của những tác nhân tham gia
vào sản xuất GNL.
- Về xã hội: Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao ñời
sống người sản xuất. Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với công ty, từ
ñó ñáp ứng nhu cầu ñầu vào về nguyên liệu cho công ty và ñảm bảo tốt khâu tiêu
thụ GNL ñối với người sản xuất.
- Về môi trường: Góp phần giảm thiểu tác ñộng gây ô nhiễm môi trường,
chống biến ñổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2 Những vấn ñề kinh tế - kỹ thuật của trồng gỗ nguyên liệu giấy
2.1.2.1 ðặc ñiểm kinh tế - kỹ thuật của trồng gỗ nguyên liệu giấy
* Về ñất trồng rừng
Theo một số nhà nghiên cứu thì có 4 yếu tố quan trọng ñược lựa chon ñể làm
tiêu chuẩn phân chia dạng lập ñịa trong trồng rừng nguyên liệu giấy ñó là: ñá mẹ và

loại ñất, ñộ dốc, ñộ dày tầng ñất, thảm thực bì chỉ thị cho sự thoái hóa của ñất.
(Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2001)
- ðá mẹ và loại ñất: Có các loại ñất phát triển trên ñá mẹ như sau: ñất Feralit
ñỏ vàng phát triển trên ñá sét và ñá biến chất (Fs); ñất Feralit ñỏ vàng phát trieen
trên ñá vôi (Fv); ñất Feralit vàng ñỏ phát triển trên ñá Macma axit (Fa); ñất Feralit
vàng nhạt phát triển trên ñá cát (Fq); ñất Feralit vàng nâu phát triển trên phù sa cổ (Fp).
- ðộ dốc: Cấp ñộ dốc trong trồng rừng nguyên liệu ñược chia 3 cấp ñất: ñất ít
dốc <150 (I), ñất có ñộ dốc 15-200 (II), ñất dốc 25-350 (III).
- ðộ dày tầng ñất (tầng A+B): ðược xác ñịnh khi ñào tới tầng ñất ở ñó có tỷ
lệ ñá mẹ hoặc kết von cao hơn 70% thì ñộ dày của tầng ñất ñược xác ñịnh từ ñó ñến
mặt ñất. ðộ dày tầng ñất phản ánh ñộ phì tiềm tàng trong ñất liên quan ñến khả
năng phát triển và năng suất cây trồng. Về cơ bản có thể chia ra 3 cấp: Cấp I: ðất có
ñộ dày >100 cm, kết von ñá lẫn <20% (1); Cấp II: ðất có ñộ dày 50-100cm, kết von
ñã lẫn 20-40% (2); Cấp III: ðất có ñộ dày <50cm, kết von ñá lẫn >40% (3).
- Thảm thực bì chỉ thị: Thảm thực bì tự nhiên có vai trò rất lớn trong việc
ñánh giá ñất về nhiều mặt. Thảm thực bì là yếu tố tổng hợp và ñơn giản có thể phản
ánh ñúng quan hệ ảnh hưởng của ñất với cây trồng. Về cơ bản có thể chia ra 3 cấp
chỉ thị như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

8


+ Nhóm thực bì a: rừng thứ sinh nghèo kiệt có một số cây gỗ tái sinh như hu,
vạng, trám… Số lượng cây tái sinh có mục ñích dưới 500 cây/ha. Rừng dây leo, cây
nhỡ kín, rậm. ðộ che phủ từ 50-60%; h > 3m.
+ Nhóm thực bì b: trảng nứa tép có d = 2-3 cm sinh trưởng kém hoặc nứa tép
xen lau chít, chè vè, cỏ tranh hoặc trảng cây bụi cao, kín rậm và cỏ tranh, chít, chè
vè. ðộ che phủ 30-50%; h = 1-3m.

+ Nhóm thực bì c: trảng chit, chè vè, cỏ tranh hoặc trảng cây bụi thấp, chè
vè, cỏ tranh xấu. Có cây bụi hạn sinh như lành ngạnh, sim, mua, ràng ràng. ðộ che
phủ dưới 30%; h < 1m.
Trên cơ sở phân tích kết quả của các tài liệu và kết quả trồng rừng của các cơ
quan nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong vùng, ñặc ñiêm sinh thái của các loài cây,
có thể ñưa ra hướng sử dụng các dạng lập ñịa như trên bảng 2.2. Nhìn chung, cây gỗ
nguyên liệu giấy thường ñược trồng trên diện tích ñất trồng ñồi núi trọc và diện tích
sau khai thác.
Bảng 2.2: Phân chia nhóm dạng lập ñịa và hướng sử dụng trồng rừng gỗ
nguyên liệu giấy
Nhóm
DLð
A

B

Dạng lập ñịa
Fs, Fq, Fa, Fp (I1a,
I1b, I2a, I2b)
Fv (I1a, I1b, I2a, I2b)
Fs, Fq, Fa, Fp (I1c, I2c)
1
Fv (I1c, I2c)
2

C

D

Fs, Fq, Fa, Fp (II1a, II2a

II1b

Hướng sử dụng

Loài cây trồng

Trồng rừng công nghiệp
thâm canh (cày toàn diện,
bón phân
Trồng rừng công nghiệp
thâm canh (cày toàn diện,
bón phân
Trồng rừng công nghiệp
thâm canh (cày cuốc theo
băng)

Bồ ñề, Mỡ,
Bạch ñàn, Keo
Bồ ñề, Keo
Bạch ñàn, Keo
Keo
Bồ ñề,
Keo

Mỡ,

Keo, Thông 3
Fs, Fq, Fa, Fp (II1c, II2c, Trồng rừng công nghiệp

II2b

thâm canh (cày cuốc theo
Fv (II1c, II2c, II2b)
băng)
Keo
2
Fs, Fq, Fa, Fp (III1a, Trồng rừng thủ công
Bồ ñề, Mỡ,
III2a, III1b, III2b, III1c)
Keo
Fs, Fq, Fp, Fa (I3b, I3c, I3b
Keo, Thông 3
Trồng rừng phòng hộ
I2b, II3c, III2c, III3b, III3c)

Fv (I3b, I3c, II3b, II3c, III2c
III3b, III3c
Keo
1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

9


(Ghi chú: Các dạng lập ñịa Fs, Fv, Fa, Fq, Fp, (I3a, II3a, III3a) ñể khoanh nuôi
hoặc trồng cây dược liệu dưới tán – không trồng rừng)
Nguồn: Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, 2001
* Về giống cây trồng
Căn cứ vào ñiều kiện lập ñịa, khu vực và ñặc tính sinh thái của mỗi loài cây
thì từ trước tới nay vẫn tồn tại 2 nhóm cây trồng với mục tiêu cung cấp nguyên liệu

giấy, ñó là nhóm cây bản ñịa và nhóm cây nhập nội (Tổng công ty Giấy Việt Nam,
2005).
Bảng 2.3: ðiều kiện lập ñịa gây trồng các loại cây gỗ nguyên liệu
STT

Loại cây

ðộ dốc

Tầng ñất dày

Các ñiều kiện khác

1

Bạch ñàn

<200

2

Mỡ

<200

> 100cm

3

Thông


>250

< 50cm

4

Keo lai

Có thể trồng nơi ñất xấu

5

Keo tai tượng

Có thể trồng nơi ñất xấu

40cm – 100cm ðộ ẩm cao
Nơi có tính chất rừng

(Nguồn: Lê Xuân Tình (1998), Việt Nam khoa học gỗ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội )
Phương thức trồng rừng chủ yếu trồng rừng nguyên liệu là trồng rừng thâm
canh. ðối với vùng kinh doanh gỗ nguyên liệu, việc áp dụng những tiến bộ khoa
học và công nghệ có ý nghĩa quan trọng, ñặc biệt là thâm canh cây rừng lâu dài trên
ñất dốc. Theo kết quả nghiên cứu, tuổi thành thục công nghệ ñối với loài cây trong
vùng nguyên liệu: Bạch ñàn từ 8 – 9 năm, thông 10 – 12 năm, mỡ 9 – 10 năm, keo
lai 7 – 8 năm, keo tai tượng 7 – 8 năm (Hoàng Thúc ðệ, 1999).
+ Nhóm cây bản ñịa: bao gồm các loài cây như mỡ và bồ ñề. ðây là nhóm
cây tại chỗ, ñược trồng gần như khắp vùng nguyên liệu (trừ một số nới ñất quá xấu).
- Bồ ñề (styrax tonkinensis) là cây ưa sáng, ưa ñất Feralit ñỏ vàng, nhiệt ñộ

trung bình hàng năm 19-230C, lượng mưa trung bình 1.500 – 2.500mm. Bồ ñề có
chu kỳ 8-10 năm, dễ trồng, ñầu tư không cao. Gỗ Bồ ñề trắng, mềm, nhẹ dùng làm
giấy, diêm, ñũa… Cây bồ ñề chỉ phát triển tôt, cho sản lượng cao trên ñất còn tính
chất rừng, có thực bì che phủ, Hiện trường trồng Bồ ñề phải ñược phải ñược phát,
ñốt dọn sạch trước khi cuốc hố trồng (tra hạt). Năng suất rừng bồ ñề bình quân 7080 m3/ha/chu kỳ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

10


- Cây Mỡ (Mangletia glauca): Mỡ cũng là cây bản ñịa, gỗ phù hợp với yêu
cầu nguyên liệu giấy, ngoài ra còn dùng phổ biến trong xây dựng cơ bản. Cây mỡ
có chu kỳ khá dài 13-15 năm, năng suất lại không cao (mức tăng trường 78m3/ha/năm. Cây Mỡ ưa ñất tốt, ẩm, ñất ít dốc. Cây mỡ hay bị ong phá hoại. Từ
năm 1997, cây mỡ ñã không ñược ñưa vào trồng làm gỗ nguyên liệu giấy.
+ Nhóm cây nhập nội: gồm các loại keo, bạch ñàn, thông.
- Cây thông (Pinus caribea và Pinus khava): Thông chính thức ñược ñưa vào
trồng làm gỗ nguyên liệu giấy từ năm 1980. Cây thông có ưu ñiểm là cho nguyên
liệu sợi dài, chất lượng tốt, dùng ñể pha trộn hay sản xuất các loại bột cao cấp, giấy
in báo. Ngoài ra nó còn phục vụ cho các mục ñích làm ñồ gia dụng, xây dựng và
ñặc biết nó còn có tác dụng làm ñẹp cảnh quan môi trường, bảo về ñất. Cây thông
có chu kỳ kinh doanh dài từ 20-30 năm. Qua thực tế trồng làm nguyên liệu giấy ở
vùng trung tâm Bắc Bộ và theo ñánh giá của các nhà chuyên môn thì cây thông
thích nghi kém với ñiều kiện tự nhiên của khu vực, hay bị sâu bệnh hại, hiệu quả
kinh tế thấp, chính vì vậy cây thông chỉ ñược trồng ñến hết năm 1985. (Trung tâm
nghiên cứu cây GNL của Tổng công ty Giấy Việt Nam, 1999).
- Cây keo: là giống cây nhập nội có nguồn gốc từ Australia, có ưu ñiểm là dễ
trồng, dễ sống, dễ thích nghi với ñiều kiện sống và nhìn chung cây keo có tính
hướng ẩm, trung tính, ñất còn tốt sẽ cho năng suất cao. Cây keo ñược ñánh giá là
cây ña mục ñích, ñang ñược khuyến khích phát triển. Gỗ keo vừa làm nguyên liệu

gỗ, vừa làm ñồ gỗ gia dụng, xây dựng, ñồng thời cây keo là cây họ ñậu có tính năng
cải tạo ñất, ñiều hòa khí hậu. Cây keo có chu kỳ 7-8 năm, ñến cuối kỳ sản lượng gỗ
khai thác bình quân có thể ñạt 70-80 m3/ha/chu kỳ ñối với keo tai tượng (Acacia
Magium) và 100-200 m3/ha/chu kỳ ñói với rừng keo lai (Acacia Hybrid).
- Cây bạch ñàn: ðã có 2 giống cây Bạch ñàn ñược ñưa vào trồng làm nguyên
liệu gỗ ñó là: bạch ñàn trắng (Ecalyptus camaldulensis) và bạch ñàn Urô (Ecalyptus
urophilla).
Bạch ñàn trắng ñược ñưa vào trồng từ năm 1986 qua chương trình hợp tác
Việt Nam - Thụy ðiển, nguồn giống nhập từ Australia xuất xứ Petford. Chu kỳ kinh
doanh 7-8 năm. Qua thực tế trồng cho thấy cây thích nghi kém với ñiều kiện lập ñịa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

11


khu vực, sản lượng gỗ thương phẩm ñạt thấp, bình quân khoảng 20 m3/ha/chu kỳ.
Diện tích trồng loài cây này ñã bị giảm ñi nhiều từ năm 1989 và ñến năm 1993 thì
ñã không còn ñược trồng trong vùng nguyên liệu gỗ.
Do loại bạch ñàn trằng không ñược trồng tiếp nên từ năm 1989 bạch ñàn Urô
ñã ñược ñưa vào trồng thay thế. Qua khảo nghiệm về loài, xuất xứ ñã khẳng ñịnh
loài cây này tỏ ra phù hợp với ñiều kiện gây trồng trong vùng nguyên liệu giấy, nó
có thể trồng ở ñất có ñộ dốc <300, ñất còn ẩm và không quá xấu. Chu kỳ kinh doanh
7-8 năm, sản lượng gỗ thương phẩm bình quân có thể ñạt 80-90 m3/ha/chu kỳ. Với
việc ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống và áp dụng thâm canh cao ñã
nâng cao năng suất và sản lượng rừng trồng nguyên liệu gỗ, sản lượng gỗ thương
phẩm của rừng bạch ñàn mô có thể ñạt bình quân 120 m3/ha/chu kỳ.
* Về kỹ thuật thâm canh
Phương thức chủ yếu trồng rừng nguyên liệu gỗ là trồng rừng thâm canh và
trồng rừng chuyên canh. ðối với vùng kinh doanh gỗ nguyên liệu thì việc áp dụng

những tiến bộ khoa học và công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng, ñặc biệt là trồng
rừng thâm canh trên ñất dốc (Viện chiến lược phát triển, 2001, Vụ Khoa học Công
nghệ - Bộ NN&PTNT, 1994). Hiện nay, trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu gỗ
(trực thuộc tổng công ty giấy Việt Nam) ñang ñóng vai trò quan trọng trong việc
nghiên cứu, chuyên giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng nguyên liệu gỗ.
* Về khai thác và vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy
Khi rừng ñến tuổi thành thục công nghệ, tức là tuổi mà cây rừng ñạt tới kích
thước hoặc chất lượng ñáp ứng yêu cầu gỗ nguyên liệu giấy thì tiến hành khai thác.
Do phần lớn rừng nguyên liệu ñược trồng trên ñất dốc nên việc khai thác, vận xuất
từ nơi chặt hạ ñến ñất của rừng rất nặng nhọc và nguy hiểm. Mặt khác, cơ sở hạ
tầng nông thôn miền núi phần lớn kém phát triển, cự ly vận chuyển xa, sản phẩm
cổng kềnh nên việc vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển chiếm tỷ
trọng lớn trong kết cấu giá thành gỗ nguyên liệu giấy.
* Yêu cầu về chất lượng sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy
Chủng loại gỗ nguyên liệu chủ yếu là: gỗ bồ ñề, gỗ mỡ, gỗ keo, gỗ bạch ñàn.
Tuổi khai thác từ 7 – 12 năm tuổi. Kích thước gỗ nguyên liệu quy ñịnh ñược thể
hiện trên bảng 2.4 :

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

12


Bảng 2.4: Tiêu chuẩn phân loại kích thước gỗ nguyên liệu giấy
Gỗ loại A
Tên gỗ

Chiều dài

Gỗ loại B


ðường kính cây (mm)

Chiều dài

ðường kính cây (mm)

(m)

Gốc

Ngọn

(m)

Gốc

Ngọn

Bồ ñề

4 ± 0,1

≤ 350

≥ 80

2÷4

> 60


60 ÷ 80

Mỡ

4 ± 0,1

≤ 350

≥ 80

2÷4

> 60

60 ÷ 80

Bạch ñàn

4 ± 0,1

≤ 250

≥ 60

2÷4

> 60

40 ÷ 60


Keo

4 ± 0,1

≤ 250

≥ 80

2÷4

> 60

60 ÷ 80

Nguồn: Phòng khoa học công nghệ và phát triển rừng-Công ty CP giấy An Hòa
Ngoài ra, còn một số yêu cầu khác ñối với GNL như: cây gỗ phải ñược bóc
vỏ khi giao nhận, sạch, không bị bẩn dính bùn ñất, không sâu thối, ải mục, không ñể
lẫn lộn các loại gỗ với nhau (trừ gỗ bồ ñề và gỗ mỡ), không lấy phần cong queo quá
2 lần ñường kính, không lấy phần gốc, rễ. không ñể lẫn lộn loại A và loại B. Yêu
cầu quan trọng nhất ñối với gỗ làm nguyên liệu ñó là gỗ phải có hàm lượng
Xenluloza dài, gỗ mềm, dễ nghiền, dễ phân ly bằng hóa chất, không hoặc ít nhựa.
2.1.2.2 ðặc ñiểm sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu giấy
GNL là loại cây trồng lâu năm do ñó trồng GNL ñòi hỏi một thời gian dài
thưởng ít nhất là sau khoảng 5 tới 6 năm mới cho thu hoạch các sản phẩm. Hơn nữa,
không như những cây trồng hàng năm trong việc quyết ñịnh thu hoạch và trồng bởi
những cây này có tính thời vụ của nó, việc quyết ñịnh khi nào khai thác, khi nào
trồng lại là vấn ñề rất phức tạp. Do ñó, gây ra hiện tượng có ñộ trễ giữa cầu và cung
GNL, vốn sẽ bị ứ ñọng nhiều năm cùng với sự tồn tại của cây rừng chưa ñược khai
thác. Bởi vậy, việc quản lý rừng bằng cách áp dụng các biện pháp kinh tế và các

kiến thức sinh thái học giúp cho việc ñưa ra các quyết ñịnh quản lý hiệu quả nhất.
Bên cạnh ñó cần quy hoạch vùng nguyên liệu về quy mô cũng như cơ cấu về ñộ tuổi
sao cho hợp lý từ ñó ñảm bảo nguồn cung ổn ñịnh có hiệu quả cao cho cả người
trồng rừng và bên tiệu thụ GNL.
Tái sản xuất tài nguyên rừng vùng nguyên liệu bao gồm 2 giai ñoạn: xây
dựng rừng và sử dụng rừng. Sử dụng rừng là sản xuất ra sản phẩm cho tiêu dùng
hiện tại, còn xây dựng rừng là tạo ra trữ lượng cây ñứng ñể có thể khai thác nó trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

13


tương lai. Khai thác và tái sinh rừng ñược coi là hai giai ñoạn, hai mặt ñối lập biện
chứng của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng vùng nguyên liệu. ðặc ñiểm này
liên quan ñến việc tổ chức sản xuất nhằm tạo ñiều kiện cho rừng luôn phát triển.
Chuyên môn hóa sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp vùng nguyên liệu
thể hiện ở 3 ñiểm chính sau:
Thứ nhất, bên cạnh gỗ nguyên liệu là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng,
có thể phát triển một số sản phẩm khác ñể tận dụng hợp lý mọi nguồn lực mà việc
sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa chưa sử dụng hết thông qua trồng xen những
loại cây khác. Tuy nhiên, trồng xen này phải tuân thủ nguyên tắc cây trồng xen
không ñược cản trở, cạnh tranh về dinh dưỡng với cây trồng chính.
Thứ hai, mở rộng hoạt ñộng chế biến lâm sản ñể nâng cao giá trị kinh tế của
rừng nguyên liệu.
Thứ ba, tham gia các hoạt ñộng mang tính công ích như: quản lý bảo vệ rừng
phòng hộ, rừng ñặc dụng, xây dựng ñường trục trong vùng nguyên liệu.
2.1.3 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc phát triển vùng gỗ nguyên liệu
2.1.3.1 Sự cần thiết của phát triển vùng gỗ nguyên liệu
Xét về quy mô diện tích, ngành lâm nghiệp ñang quản lý và sử dụng trên

diện tích ñất ñai lớn nhất; xét về giá trị tài nguyên rừng (trong ñó có rừng sản xuất)
là nguồn cung cấp các sản phẩm lâm sản hàng hóa, dịch vụ ña dạng cho phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường và ña dạng sinh học.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong những năm qua, rừng không những
không ñược khai thác, sử dụng có hiệu quả mà ngược lại còn tạo ra gánh nặng cho
ngân sách. Mặc dù Nhà nước ñã ñầu tư nhiều tiền của vào lâm nghiệp, nhưng tốc ñộ
phát triển rừng tăng không ñáng kể; công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
trì trệ; nạn phá rừng, lấn chiếm ñất rừng và khai thác gỗ trái phép ngày càng gia
tăng. Rừng và ñất rừng ñang bị thu hẹp ñể lấy ñất sản xuất lương thực và cây trồng
công nghiệp phục vụ cho nhu cầu cuộc sống khi mà tốc ñộ dân số ñang ngày một
gia tăng. Tốc ñộ tái sinh rừng tự nhiên cũng như trồng rừng nhân tạo không theo kịp
với sự suy giảm rừng không ñủ sức ngăn ngừa những tai biến môi trường do biến
ñổi khí hậu, thời tiết bất thường gây ra.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………..

14


×