Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích vai trò của báo chí trong xã hội hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.91 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ở thời đại chúng ta ai cũng phải khẳng định rằng báo chí là một phần của
cuộc sống, là cơm ăn, thức uống, môi trường trí thức của con người. Nhìn
vào đời sống của báo chí, người ta có thể đoán được mức sống của người
dân và sự tiến bộ của xã hội. Báo chí thực sự là sức mạnh trí thức, thông
tin muôn mặt đời sống đến mọi người dân. Báo chí phản ánh mọi hoạt
động của xã hội ngày càng đầy đủ, cập nhật toàn diện, phong phú, đa
dạng, nhiều chiều. Báo chí trở thành cầu nối giữa Chính phủ, doanh
nghiệp và người dân, kết nối Trung ương và địa phương, giữa trong nước
và quốc tế.
Những năm vừa qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên
truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, phát hiện và phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng,
những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, tích cực tham gia và kiên
quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và sự suy
thoái đạo đức, lối sống... góp phần và việc bổ sung, hoàn thiện đường lối,
chủ trương, chính sách, pháp luật; nâng cao vai trò của Đảng, hiệu lực
quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội, giữ vững
ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Thông tin trên báo chí
nước ta đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội.Trong
khuôn khổ bài tiểu luận, em xin phân tích vai trò chính của báo chí trong
xã hội hiện đại trong các lĩnh vực:
• Về chính trị
• Về kinh tế
• Về văn hóa

1


NỘI DUNG
I.



Vai trò của báo chí trong lĩnh vực chính trị

1. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, và
là diễn đàn của nhân dân
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm
đến hoạt động báo chí, coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, vận
động nhân dân, là vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù. Chính nền báo chí cách
mạng đã làm tròn sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó. Báo chí đã
đưa những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với các giai
tầng xã hội, cổ vũ, động viên, góp phần làm cho chủ trương, chính sách đi
vào cuộc sống, thành những phong trào hành động cách mạng sôi động.
Đồng thời, chính từ thực tiễn cuộc sống, báo chí đã kịp thời chỉ ra những
khiếm khuyết, tồn tại của các quyết sách đã ban hành; đề xuất, kiến nghị
với Đảng và Nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu
cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân, góp phần làm cho “ý Đảng, lòng
dân” hòa làm một. Báo chí cũng thật sự là diễn đàn tiếng nói của mọi
tầng lớp nhân dân, là “tai mắt” của Đảng, Nhà nước trong quá trình lãnh
đạo, điều hành đất nước. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng, vai trò phản
biện xã hội mà báo chí phải đảm đương, thể hiện sự dân chủ hóa trong
đời sống xã hội, tính ưu việt của chế độ ta.1
Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; sự nghiệp cải cách
đang đến hồi tăng tốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng với quyết tâm đến 2020 nước ta trở nước có nền công
nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh đang đòi hỏi phải nâng cao vai trò phản
biện xã hội đối với hoạt động báo chí. Báo chí là kênh thông tin quan
trọng, là tiếng nói đại diện cho cho tâm tư, nguyện vọng chính đáng của
1


Theo Baomoi.com- báo chí cách mạng là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà Nước

2


các giai tầng xã hội; là phương tiện cổ vũ tập thể, tuyên truyền tập thể.
Nhà báo không làm chính trị nhưng góp phần làm cho tư tưởng chính trị
“đơm hoa, kết trái” trong đời sống xã hội. Mọi thông tin chính xác, lý lẽ
sắc bén để cổ vũ các phong trào hành động cách mạng, đấu tranh với cái
xấu, cái ác, bênh vực công bằng, lẽ phải sẽ tạo nên những “hiệu ứng xã
hội” tốt đẹp, góp phần định hướng dư luận xã hội.
Báo chí cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch và
trách nhiệm giải trình. Dù là theo dõi hoạt động của chính phủ, phát hiện
tham nhũng hay đưa tin về tội phạm, báo chí phải có khả năng đưa tin
một cách cởi mở và công bằng.
Vinashin là một ví dụ về việc báo chí đã giúp nhân dân hiểu hơn về hoạt
động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước và kêu gọi chính phủ
phải hành động để cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
này.
2

.Báo chí giáo dục định hướng tư tưởng chính trị vững vàng cho
quần chúng nhân dân để ủng hộ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng thực chất là tuyên truyền và
bảo vệ hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Báo chí nước ta là công cụ
tuyên truyền của Đảng, vì vậy, trước hết, cần tuyên truyền, phổ biến
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân
dân để tạo nên các phong trào, các hành động cách mạng mạnh mẽ.

3. Báo chí định hướng và tạo lập dư luận xã hội
Báo chí cũng là diễn đàn của nhân dân. Báo chí phản ánh một cách
trung thực tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước. Chức năng định hướng của báo chí chính là không
3


ngừng nâng cao nhận thức chính trị, tính tự giác của quần chúng nhân
dân; đồng thời, tạo lập dư luận xã hội theo đúng định hướng tuyên
truyền của Đảng.
Dư luận xã hội là đối tượng phản ánh báo chí, vì mọi thông tin trong xã
hội đêù là đối tượng của báo chí.
Báo chí tác động bằng việc cung cấp thông tin, kiến thức thông qua các
kênh hay một con đường nào đó đến với dư luận xã hội, đối tượng chấp
nhận có khả năng làm theo chỉ dẫn thông tin đã tạo nên những hành động
của cá nhân và các tập thể đoàn người.
Báo chí truyền thông định hướng cho dư luận xã hội: thể hiện trách
nhiệm xã hội của nhà báo. Bên cạnh việc phản ánh dư luận xã hội, truyền
thông còn có một nhiệm vụ quan trọng là định hướng đúng đắn dư luận
xã hội, cho thông tin đi vào đúng luồng, phân biệt cái đúng cái sai, góp
phần vào định hướng hành vi của cá nhân trong xã hội, vì lợi ích của
cộng đồng
Sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, với lợi ích của các tầng
lớp dân cư, các tổ chức chính trị mà nó là đại diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Định hướng dư luận xã hội có nghĩa là làm
cho dân hiểu và quyết tâm làm cách mạng và giữ độc lập tự do cho dân
tộc. Định hướng dư luận xã hội là tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu, do
đó cán bộ phải ‘tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu” và không làm theo
cách ‘hạ lệnh, cách cưỡng bức’.Từ đó cho thấy cách giải thích hiệu quả
nhất cho số đông là giải thích định hướng trên báo chí2

II.

Vai trò của báo chí trong việc phát triển kinh tế

1. Báo chí góp phần thúc đầy kinh tế phát triển

2

Xã hội học về dư luận xã hội- Nguyễn Quý Thanh- NXB

4


Trong nền kinh tế thị trường, thông tin chính xác, kịp thời là sức mạnh
tạo nên thắng lợi cạnh tranh. Các phương tiện thông tin đại chúng có vai
trò to lớn trong việc cung cấp những thông tin có giá trị đó. Các lĩnh vực
thông tin kinh tế cần như: Thông tin thị trường, hàng hóa (bao gồm thông
tin giá cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị hiếu tiêu dùng)
…; Thông tin thị trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận
động của các dòng tài chính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt
là thị trường công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao công nghệ).
Báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuần túy mà
còn có thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến
trong sản xuất và kinh doanh. Với việc phổ biến các kinh nghiệm thành
công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới,
tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chí góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế
lớn cho xã hội.
Báo chí được xem là kênh chính quảng bá thương hiệu, sản phẩm của
doanh nghiệp bởi báo chí là phương tiện chính thống, phổ biến được cộng

đồng dân cư chú ý nhất.
2. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doang nghiệp với Đảng- Nhà
nước- doang nghiệp- người tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa báo chí với kinh tế không phải là mối quan hệ một
chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ: Ở vụ Vedan, báo chí
không chỉ nhấn mạnh vụ việc, mà còn yêu cầu nhà sản xuất dừng xả thải
ô nhiễm ra sông Thị Vải và trả tiền đền bù cho người dân và doanh
nghiệp tại địa phương.
Báo chí còn là “cánh chim báo bão”, là người cảnh báo, phản biện với
nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
5


doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp cụ thể, báo chí giúp doanh nghiệp
nhận ra những non kém, thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, tiếp tục vươn
lên trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt mà điển hình là những
thương hiệu doanh nghiệp có uy tín như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
(VNPT), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Cà phê Trung
Nguyên, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)... Hoạt động của
doanh nghiệp và báo chí gặp nhau ở mục tiêu cao cả là làm cho mục tiêu
phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp sớm trở
thành hiện thực.
III.

Vai trò của báo chí trong đời sống văn hóa xã hội

Vai trò của báo chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên nhiều mặt. Thứ
nhất, báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngôn
ngữ, báo chí là nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới
cả trong cách viết và cách thể hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và

viết.
Thứ hai, báo chí đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, âm
nhạc và các lĩnh vực khác.
Thứ ba, qua các phương tiện thông tin đại chúng, công chúng có thể tiếp
nhận nhiều tri thức văn hóa của các tri thức dân tộc trên thế giới.
Thứ tư, báo chí góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho mọi người
ngày càng hiểu nhau, xích lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm,
đồng thời cùng học tập, tiếp thu được nền văn hóa đa dạng, phong phú
của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. báo chí nước
ta trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng
thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hóa con
người Việt Nam với bạn bè quốc tế; hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự

6


chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta;
góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong xã hội hiện đại, báo chí cũng có vai trò thiết yếu trong giai đoạn
khủng hoảng, như trong thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3 vừa
qua ở Nhật Bản, nơi mà người dân đã có thể tìm được thân nhân và giữ
liên lạc nhờ Facebook và Twitter. Và rất nhiều thảm cảnh mà chúng ta
chứng kiến được ghi lại bằng điện thoại di động rồi được tải lên internet.
3

Vì thế mà người dân Nhật Bản nhanh chóng nhận được sự sẻ chia của

mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
Báo chí trong việc nâng cao vai trò tuyên truyền về người tốt việc tốt.
Khi xây dựng một hình ảnh con người tôt, một việc làm tốt là những

tấm gương để các cá nhân trong xã hội học tập và noi theo. Khi trong xã
hội đang xảy ra những tệ nạn và suy đồi về đạo được thì việc đưa ra các
gương người tốt việc tốt hợp lý. Hiện nay, số lượng các báo nói về vấn
đề ngày càng được đề cập nhiều. Ví dụ: chuyên mục Người xây tổ ấm,
người đương thời, báo phụ nữ..

3

Vai trò của báo chí với xã hội-Thứ trường ngoại giao Anh Jeremy Browne trong chuyến thăm chính
thức Việt Nam ngày 6/4/2011

7


KẾT LUẬN
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thong ngày càng được ưa
chuộng trong nhịp sống hiện đại của chúng ta hiện nay, không chỉ bởi sự
đa dạng về hình thức, chức năng, mà còn bỏi báo chí tự thân nó đã là một
phương tiện truyền thong đa tiện ích
Dù là các loại hình báo nào đi chăng nữa thì tất cả đều nhằm mục đích
chuyển tải những thông tin hữu ích nhất đên độc giả, thính giả hay khan
thính giả của mình. Trong giai đoạn mới, để thực hiện tốt vai trò của
mình, các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta phải thực hiện tốt
hơn nữa nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội; tăng cường truyền bá văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại;
xây dựng nền đạo đức mới trên nền tảng đạo lý dân tộc; vun đắp, hoàn
thiện hình mẫu con người Việt Nam hiện đại, kế thừa nét đẹp truyền
thống của cha ông; nâng tầm trí tuệ, tri thức khoa học, công nghệ của mỗi
công dân.


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vai trò của truyền thông đại chúng trong Giáo dục thẩm mỹ ở nước
ta hiện nay- Trần Ngọc Tăng, NXB chính trị QG 2001
2. Xã hội học về dư luận xã hội- Nguyễn Quý Thanh- NXB Đại học
QGHN
3. Trang Web Tin kinh tế :
/>
4. Baomoi.com

9



×