Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TUYỂN CHỌN BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN HỌC SINH NĂNG KHIẾU TRONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.55 KB, 16 trang )

TUYỂN CHỌN BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỌC SINH NĂNG KHIẾU TRONG TRƯỜNG THPT CHUYÊN
Nguyễn Hải Châu
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung
học
Giám đốc Chương trình phát triển giáo dục
trung học
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. Mục tiêu
1. Đối với học sinh năng khiếu: Phát hiện những học sinh
có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát
triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo
giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng
yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng
tự học, nghiên cứu khoa học và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp
tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
2. Đối với hệ thống các trường THPT chuyên
Xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông
chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng
giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng
bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh
có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi
dưỡng thành những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào,
tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng;


có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt
để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội
nhập quốc tế.
Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các


trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và
tổ chức các hoạt động giáo dục.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Củng cố, xây dựng và phát triển các trường trung học phổ
thông chuyên hiện tại đồng thời với tăng dần quy mô; bảo đảm mỗi
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường trung
học phổ thông chuyên với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng
2% số học sinh trung học phổ thông của từng tỉnh, thành phố;
2. Tập trung đầu tư nâng cấp các trường trung học phổ thông
chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo
dục cao. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật
chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại.
Đến năm 2015, có 100% trường trung học phổ thông chuyên đạt
chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng
giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực
và quốc tế;
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ về
số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp;
nâng tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng


thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ,
tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp
ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả
giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên. Đến 2015,
có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ,
sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán
bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy,
giao tiếp;
4. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các

trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình
độ tiên tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất 50% học sinh
được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30%
học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ
chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít
nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 90% học sinh giỏi,
khá về tin học; 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí
do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành;
5. Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh
năng khiếu ở trường trung học phổ thông chuyên với việc đào tạo ở
đại học; lựa chọn những học sinh có năng khiếu nổi bật vào học tại
các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại
học chất lượng cao trong nước và các trường đại học có uy tín ở
nước ngoài để tiếp tục đào tạo, phát triển năng khiếu. Đến năm
2015, có khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp trung
học phổ thông được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư


chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường
đại học có uy tín ở nước ngoài và đạt 50% vào năm 2020.
6. Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường trung học
phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài
nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển
năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút nguồn lực vào phát triển hệ
thống các trường trung học phổ thông chuyên. Đến năm 2020, mỗi
trường trung học phổ thông chuyên hợp tác được với ít nhất một cơ
sở giáo dục có uy tín trong khu vực, quốc tế.
B. GIỚI THIỆU VỀ TUYỂN CHỌN, BỒI DƯỠNG VÀ
PHÁT


TRIỂN

HỌC

SINH

NĂNG

KHIẾU

TRONG

CÁC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
I. Tuyển sinh trong các trường THPT chuyên
1. Về điều kiện dự tuyển: Học sinh xếp loại hạnh kiểm, học
lực cả năm học của các lớp THCS từ khá trở lên, xếp loại tốt
nghiệp THCS từ loại khá trở lên.
2. Về phương thức tuyển sinh: Quy định hai vòng, vòng một
là sơ tuyển và vòng hai là thi tuyển. Sơ tuyển căn cứ vào các tiêu
chí: kết quả dự thi chọn học sinh giỏi, thi tài năng trong phạm vi
tổ chức của địa phương, toàn quốc, khu vực và quốc tế; kết quả
xếp loại học lực và kết quả tốt nghiệp THCS; kết quả đánh giá các
chỉ số thông minh (IQ), chỉ số xúc cảm (EQ) và chỉ số vượt khó
(AQ).


3. Về môn thi: Các môn điều kiện là Toán, Ngữ văn và Ngoại
ngữ. Như vậy, học sinh sẽ phải làm bốn bài thi gồm ba bài thi môn

điều kiện và một bài thi môn chuyên.
II. Chương trình dạy học và tài liệu
Các trường trung học phổ thông chuyên đều thực hiện đúng
chương trình, kế hoạch giáo dục chung cho các trường trung học
phổ thông và dạy học môn chuyên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
Tài liệu giảng dạy thường là các sách tham khảo dùng cho
học sinh chuyên; tài liệu được cung cấp qua các đợt tập huấn cho
giáo viên dạy chuyên; khai thác qua mạng internet; trao đổi hợp
tác với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.
III. Đánh giá học sinh trong các trường THPT chuyên
1. Mục đích, yêu cầu đánh giá học sinh THPT chuyên
Đánh giá chất lượng giáo dục đối với học sinh là nhằm khẳng
định đúng kết quả học tập và năng lực của học sinh ở từng thời kỳ,
mỗi học kỳ và từng năm học. Song đối với học sinh chuyên, còn
phải tập trung theo dõi phát hiện, đánh giá năng lực học tập môn
chuyên, môn gần với môn chuyên (năng khiếu bẩm sinh và năng
khiếu bộc lộ trong quá trình học tập).
Yêu cầu đánh giá phải là một quá trình, từ đánh giá thường
xuyên, định kỳ theo yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đến việc
đánh giá được mức độ, khả năng của học sinh đặc biệt đối với môn
chuyên.
2. Đánh giá thường xuyên và định kỳ


Việc đánh giá thường xuyên và định kỳ theo các quy định
của Bộ, về cơ bản, chỉ đánh giá như học sinh THPT không chuyên.
Đánh giá học sinh THPT chuyên khác với việc đánh giá học sinh
THPT về số lần kiểm tra đối với môn chuyên: Ngoài số lần kiểm
tra được quy định cho học sinh trung học thì hiệu trưởng trường

THPT chuyên có thể quy định một số bài kiểm tra đối với môn
chuyên.
Việc đánh giá năng khiếu, sáng tạo của học sinh chuyên được
các trường chuyên thực hiện bằng nhiều cách khác nhau (kết quả
không tham gia xếp loại học lực học lực học sinh).
Kết quả xếp loại hai mặt giáo dục
Năm
học
2009-

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB


Yếu

%

%

%

%

%

%

%

%

%

50,1

45,7

4,7

96,6

3,6


0,2

52,9

44,1

2,9

95,5

4,3

0,2

2010
20102011
3. Đánh giá qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào
đại học
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của các trường THPT chuyên rất cao,
hầu hết các trường đạt 100% học sinh tốt nghiệp và có nhiều học
sinh là thủ khoa.


Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên thi đỗ vào các
trường đại học cũng rất cao, trung bình hàng năm là trên 90%; một
số trường có tỷ lệ đỗ đại học 100%; nhiều học sinh đã và đang học
tại các lớp tài năng của các trường đại học. Hầu hết các trường
trung học phổ thông chuyên đều nằm trong tốp 100 trường có tỷ lệ
đỗ đại học cao nhất cả nước.
Kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học

Năm học

Giỏi

Khá

(%)

(%)

Trung bình Đỗ ĐH Số thủ Số trường
(%)

%

khoa

trong top
200

2009-

15,7

35,5

47,3

86,6


116

70/75

18,7

39,7

41,6

89,2

100

70/75

2010
20102011
4. Đánh giá qua kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.
Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện hai kỳ thi từ
khâu ra đề, coi thi, chấm thi và xét giải:
Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh vòng 1 nhằm đánh giá kết quả phát
hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT nên mức độ đề
thi trên cơ sở chương trình học sinh THPT và có phần đòi hỏi năng
lực, sáng tạo của học sinh
Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh vòng 2 nhằm mục đích chọn đội
tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đây là
kỳ thi có mức độ khó hơn đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức
kỹ năng một cách sáng tạo, chuyên sâu. Đây cũng là vòng thi để



học sinh THPT chuyên thực sự được trải nghiệm, cọ sát, bộc lộ
năng lực, năng khiếu.
5. Đánh giá qua kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đòa tạo tổ
chức nhằm đánh giá năng lực xuất sắc của học sinh, với quy mô
toàn quốc và chất lượng cao.
Kết qủa kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Năm học

Số HS đoạt giải
Nhất

Nhì

Ba

Tỷ lệ đoạt giải
Khuyến
khích

2009-

76

400

827

598


54%

51

405

804

735

58,3%

2010
20102011
6. Đánh giá qua kỳ thi Olympic khu vực và thi quốc tế
Trong các kỳ thi olympic quốc tế (nước ta bắt đầu dự thi môn
Toán năm 1974; môn Vật lý, Tiếng Nga năm 1981; môn Tin học
năm 1989; môn Hóa học, Sinh học năm 1996) tính đến tháng
9/2012, đã có 563/645 dự thi học sinh đạt giải (đạt tỉ lệ 86,82%)
với 124 huy chương vàng, 195 huy chương bạc, 218 huy chương
đồng, 26 bằng khen và là một trong những nước có thành tích cao
trong các kỳ thi olympic quốc tế.
Đặc biệt, sau thành công của việc đăng cai tổ chức Kỳ thi
Olympic Toán học lần thứ 38, năm 2007, Việt Nam đã đăng cai tổ


chức thành công Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39, năm
2008 tạo động lực cho phong trào tham gia các kỳ thi Olympic
quốc tế của học sinh nước ta.

(Toán được đánh giá xếp thứ 3 trong 93 quốc gia và các vùng
lãnh thổ; Vật lý thứ 5 trong các quốc gia và các vùng lãnh thổ)
Năm 2014 Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức Kỳ thi
Olympic Hóa học và năm 2016 đăng cai tổ chức Kỳ thi Olympic
Sinh học.
Kết quả thi Olympic quốc tế năm 2012
STT
1

Huy chương
Huy chương

Toán

Tin

Vật lí Hóa học Sinh học Cộng

1

0

2

1

0

4


3

3

1

2

1

10

2

1

2

1

3

9

6/6

4/4

5/5


4/4

4/4

23/23

Vàng
2

Huy chương
Bạc

3

Huy chương
Đồng

4

Tổng số giải

7. Đánh giá học sinh qua các hình thức khác
7.1. Đánh giá năng khiếu học sinh qua thi môn chuyên
Nhìn chung các trường THPT chuyên đều tổ chức thi môn
chuyên hàng tháng để xếp loại năng khiếu học sinh chuyên. Nội
dung là chương trình nâng cao, các chuyên đề chuyên sâu có chú ý
năng khiếu sáng tạo. Đây là cách đánh giá được khả năng học tập
môn chuyên giúp giáo viên nắm được năng lực thực sự của học
sinh và khả năng sáng tạo, tạo động lực cho học sinh phát triển



năng khiếu, đồng thời cũng giúp học sinh điều chỉnh phương pháp
học tập, ý thức vươn tới những đỉnh cao mới.
7.2. Thi học sinh giỏi khu vực (gồm một số tỉnh liên kết tổ
chức).
a) Thi Olympic một số môn chuyên lớp 10 của Trại hè Hùng
Vương
b) Thi Olympic Toán học Hà Nội mở rộng (HOMO).
Chương trình hợp tác giữa các trường THPT chuyên, các Sở
GDĐT với Hội Toán học Hà Nội (được 9 năm); thi giải Toán bằng
tiếng Anh, những năm tới sẽ tiến tới Olympic cho thủ đô các nước
Châu Á-TBD
c) Thi Olympic khu vực các tỉnh Duyên hải và Đồng bằng
Bắc bộ;
d) Thi Olympic 30/4 của các tỉnh phía Nam.
7.3. Hoạt động câu lạc bộ các môn chuyên.
a) Tất cả các trường THPT chuyên đều có tổ chức hoạt
động câu lạc bộ gắn liền với từng môn chuyên, tạo cho học sinh
sân chơi có màu sắc chuyên sâu qua đó đánh giá được năng khiếu
của học sinh chuyên khi sử dụng kiến thức kỹ năng qua khả năng
thông minh sáng tạo của bản thân để để xử lý giải quyết các tình
huống thực tiễn, ngoài những nội dung của môn chuyên còn có
nhiều nội dung gắn liền với các hoạt động kinh tế, xã hội ở địa
phương, đó cũng là một trong những kênh thông tin để đánh giá
năng khiếu học sinh chuyên.
b) Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí
Minh.


- Câu lạc bộ Khoa học Sáng tạo

- Câu lạc bộ Kĩ Năng
- Các Câu lạc bộ - Đội - Nhóm
c) Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ
Phong trào sáng tạo Robocon chuyên Hùng Vương ra đời từ
rất sớm. Cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2003. Hiện
tại, là trường THPT duy nhất trong cả nước tổ chức thành công
cuộc thi sáng tạo Robot dành cho học sinh phổ thông.
Trường tham gia thi Olympic Hoá học khu vực do Hoàng gia
Úc tổ chức.
7.4. Chương trình đánh giá quốc gia và quốc tế
a). Đánh giá học sinh lớp 11 năm 2011
b) Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012.
7.5. Một số hoạt động đánh giá khác
a) Các hoạt động văn nghệ , trò chơi dân gian và các hội thi
năng khiếu văn nghệ, thể dục – thể thao, tin học, ngoại ngữ...; các
cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay, Giải toán trên Internet,
Olympic Tiếng Anh trên Internet, “Ngày hội đọc”... theo hướng
phát huy sự chủ động và sáng tạo của các đơn vị; tăng cường tính
giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn
luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền
thống và tinh hoa văn hóa thế giới;
b) Qua Hội thi Tin học trẻ hàng năm do Đoàn thanh niên
phối hợp với ngành giáo dục tổ chức giúp học sinh chuyên Tin có
cơ hội rèn luyện thử sức để tự đánh giá khả năng của bản thân.
c) Qua Hội thi học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học .


Hoạt động này thực hiện qua các bài viết chuyên đề, các bài
tập nghiên cứu khoa học, gúp cho học sinh làm quen với phương
pháp tự học, tự nghiên cứu, độc lập sáng tạo và biết ứng dụng kiến

thức vào thực tiễn các sản phẩm khoa học kỹ thuật từ nghiên cứu
của học sinh.
d) Qua Hội thi khoa học và kỹ thuật Intel ISEF.
Đây là Hội thi giúp học sinh làm quen với nghiên cứu khoa
học. Việc hướng dẫn HS NCKH mới chỉ dưới hình thức giao cho
HS nghiên cứu chuyên đề phục vụ cho học tập đối với HS được
chọn bồi dưỡng tham gia đội tuyển thi HS giỏi các cấp.
Trường chuyên KHTN thuộc Trường Đại học KHTN-ĐHQG
Hà Nội tổ chức cho HS nghiên cứu và báo cáo đề tài bằng tiếng
Anh.
Các trường chuyên thuộc các tỉnh Lâm Đồng, TP. Hồ Chí
Minh, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Hà Nội có tham gia
Hội thi Intel ISEF đã bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học
áp dụng vào thực tế. Chúng ta đã tổ chức và tham gia các Hội thi
Intel ISEF
Từ ngày 13-18/5/2012 Đoàn Việt Nam tham gia Intel ISEF
lần thứ 63 tại Pittsburgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ, cùng với hơn
1549 học sinh đến từ hơn 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia
dự thi với 17 lĩnh vực khoa học.
Ba học sinh trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam là
Trần Bách Trung, Vũ Anh Vinh và Bùi Thị Quỳnh Trang tham gia
dự thi với đề tài khoa học "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng
kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh


hoạt" đã đoạt giải nhất trong lĩnh vực Điện và Cơ khí. Đây cũng là
giải đầu tiên của Việt Nam tại Hội thi Intel ISEF qua 4 lần tham
gia.
Các kỳ thi nêu trên và nhiều cuộc thi khác của từng địa
phương đã bổ sung thêm những điều kiện để đánh giá học sinh

THPT, giúp học sinh năng khiếu tự tin trong học tập, lao động
sáng tạo ngay từ khi còn là học sinh THPT, để giúp các em ngày
càng phát triển năng khiếu và sự thông minh vốn có.
IV. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên và học sinh
1. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên
a) Các trường THPT chuyên trung phát triển đội ngũ CBQL,
GV của trường. CBQL, GV các trường chuyên đều đạt chuẩn theo
quy định.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên
c) Bồi dưỡng nâng trình độ Tiếng Anh cho GV
Việc chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ Tiếng Anh cho
GV HS đã được nhiều trường chuyên chú trọng.
- Một số trường tổ chức cho GV học thêm về ngoại ngữ
- Trường chuyên KHTN-ĐHQG Hà Nội hàng tuần GV tham gia
học lớp tiếng Anh vào sáng thứ 5 để nâng cao trình độ tiếng Anh,
nhiều buổi seminar của các bộ môn được các báo cáo viên trình
bày bằng tiếng Anh.
- Một số tỉnh đã cử giáo viên tiếng Anh đi tập huấn tại nước
ngoài như trường chuyên các tỉnh: Hải Dương, Điện Biên, Bắc


Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú
Yên, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang.
- Việc thí điểm dạy một số môn khoa học bằng Tiếng Anh đã
được các trường chuyên tích cực chuẩn bị về đội ngũ giáo viên.
2. Bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh
a) Có chương trình bồi dưỡng và phát triển học sinh tham gia
các kỳ thi quốc gia, khu vực và quốc tế; học sinh tham gia nghiên
cứu khoa học.
b) Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng HS năng

khiếu ở trường chuyên với việc đào tạo ở đại học. Hầu hết HS tại
lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học
là HS trường chuyên. Những HS đạt giải trong các kỳ thi Olimpic
quốc tế được ưu tiên xét tuyển đi học tại các trường đại học có uy
tín nước ngoài bằng ngân sách nhà nước.
c) Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường chuyên với
các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh
nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu HS
d) Các trường THPT chuyên tăng cường đầu tư nâng cao
trình độ tiếng Anh cho HS.
e) Một số trường đã thực hiện dạy một số môn khoa học tự
nhiên bằng Tiếng Anh
3. Chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh
a) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với
nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường trung
học phổ thông chuyên


- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường
định mức đầu tư hàng năm về nhân lực và tài chính cho các trường
trung học phổ thông chuyên;
- Xây dựng chính sách ưu tiên đối với giáo viên trực tiếp
giảng dạy các môn chuyên, giáo viên có học sinh đoạt giải trong
các kỳ thi quốc gia, quốc tế và tỷ lệ đỗ đại học cao; chính sách thu
hút giáo viên chất lượng cao tham gia giảng dạy trong các trường
trung học phổ thông chuyên, đặc biệt là giáo viên nước ngoài tham
gia dạy ngoại ngữ;
- Xây dựng chính sách phù hợp đối với học sinh có năng
khiếu nổi bật, đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế như: chế
độ học bổng, học vượt lớp, cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại

học có uy tín ở nước ngoài;
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi về hợp tác quốc tế giữa các trường trung học phổ thông
chuyên với các cơ sở giáo dục nước ngoài;
- Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu đãi, tôn
vinh đối với giáo viên, cán bộ quản lý có thành tích xuất sắc trong
công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu;
- Khuyến kích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường
trung học phổ thông chuyên.
b) Ngoài chính sách của Nhà nước, các địa phương đã có
chính sách riêng đối với cán bộ giáo viên trường trung học phổ
thông chuyên, có mức thưởng cao cho giáo viên trực tiếp giảng


dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, có học sinh đoạt giải quốc gia, quốc
tế. Các địa phương có chế độ học bổng cho học sinh đạt kết quả
cao trong quá trình học tập và khen thưởng đối với học sinh có
thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
------------------------------------------------------



×