Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.44 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2015 -2016

Hương Sơn, tháng 8 năm 2015

1


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2014-2015
1 - Quy mô; đội ngũ;thiết bị; thư viện
- Số lớp 24, số học sinh cuối năm 971 em, giảm 60 học sinh so với năm học
2015-2016. Chỉ tiêu tuyển sinh đạt số lượng.
- Tổng số CB,GV, NV 70 người, trong đó trực tiếp đứng lớp 62 GV, thừa so
với định biên đến 8 GV, nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu. Về trình độ 100% đạt
chuẩn đào tạo, trên chuẩn 10, tỷ lệ gần 15%. Tổng số đảng viên 48, tỷ lệ gần 70%.
Thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Sở công tác nâng cao chất lượng
đội ngũ, đổi mới công tác quản lý đã đạt được những kết quả bước đầu:
- Nhà trường đã triển khai nghiêm túc việc học chính trị đầu năm cho cán bộ quản
lý, giáo viên GDCD cùng toàn thể GV,NV với hình thức tập trung, có kiểm tra viết
thu hoach.
- Tổ chức quán triệt học tập Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc, có đầy đủ các tài liệu..
- Nhờ chuẩn bị tốt nên kết quả khảo sát giáo viên đạt kết quả cao; các CBQL đã
có điểm số cao trong thi lý thuyết và bảo vệ thành công Đề án phát triển nhà trường.
- Các giáo viên đã tham gia đầy đủ, nghiêm túc các đợt tập huấn, triển khai chuyên
đề do Sở, nhà trường tổ chức.


- Sinh hoạt tổ chuyên môn có những chuyển biến tích cực, thời lượng sinh hoạt có
tăng lên so với năm học trước.
- Việc sử dụng và khai thác các phòng học bộ môn còn hạn chế, thiết bị thí
nghiệm còn thiếu và tần suất sử dụng chưa cao.
- Thư viện được bổ sung hơn 100 đầu sách về pháp luật, một số sách tham
khảo, học sinh cũ tặng một số sách tham khảo tổng hợp; song chưa xây dựng được
phong trào đọc sách, số lượng người mượn còn ít; nghiệp vụ của cán bộ thủ thư còn
hạn chế.
2. Thực hiện kế hoạch giáo dục
- Nhà trường đã triển khai đầy đủ các hoạt động giáo dục theo quy định. Thực
hiện nghiêm túc kế hoạch giáo dục, hoàn thành chương trình do các bộ môn xây
dựng đúng thời gian qui định.
- Các tổ chuyên môn đã có những chỉ đạo để đổi mới phương thức giáo dục
đạo đức, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, nhất là về giao tiếp, ứng xử, ý thức chấp hành luật pháp như
ở các môn dạy GDCD, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử.
- Năm học 2016-2015 nhà trường phối hợp với đoàn TN tổ chức được 1 số hoạt
động ngoại khóa cho học sinh và đã thu được những kết quả tích cực như “Thanh
niên với trang mạng xã hội”, “Lớp học thân thiện”, “Cặp đôi hoàn hảo”.Qua đó đã có
những tác động tích cực đến hành vi trong học sinh.
2


- Tiếp tục thực hiện tích hợp ở một số nội dung môn học và các hoạt động giáo
dục: tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
giáo dục phòng chống tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ
môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và của Sở biểu hiện qua các môn
dạy Sinh học, Lịch sử, Vật lý...

Việc dạy thêm, học thêm:
Cơ bản đúng hướng dẫn, đúng kế hoạch đã cấp phép. Quản lý tài chính về học
thêm rõ ràng, đúng qui định và phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán.
3. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
* Đổi mới phương pháp dạy học
- Nhà trường tiếp tục chỉ đạo phải đổi mới hơn nữa phương pháp dạy học,
phương pháp giáo dục thông qua công tác bồi dưỡng , dự giờ thăm lớp của giáo viên;
tổ chức hội thảo; nâng cao hiệu quả trong sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng tăng
cường hội thảo, phản biện về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy; chú trọng tổ chức cho giáo
viên nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, hướng dẫn học sinh cách học, tự học.
Diễn đàn “Trường học kết nối” được triển khai khá tốt nhất là các môn Sinh học, Lịch
sử, Ngữ văn. Các nhóm chuyên môn đã có nhiều đổi mới trong sinh hoạt và đạt kết quả
khá là Sinh, Toán , Ngữ văn…
- Năm học 2016-2015 tổ Văn cùng với các trường trên địa bàn Hương Sơn đã tổ
chức thành công Hội thảo giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Nhân các ngày lễ 20/11; 8/3 công đoàn đã phát động phong trào thao giảng để
rút kinh nghiệm về phong cách lên lớp và đã thu được những kết quả nhất định.
- Các tổ chuyên môn đã có ý thức hơn trong việc tổ chức dạy học phân hoá theo
năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục.
Chú ý các lớp đầu vào thấp, thực hiện chương trình tự chọn theo chủ đề bám sát; các
lớp khá theo chủ đề nâng cao.
- Việc kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa dạy học lí thuyết và dạy học thực hành
trong giờ chính khoá; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ
năng cho học sinh đã được chú trọng hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
một số giáo viên đã quan tâm hơn. Các bộ môn Lý; Hóa; Sinh đảm bảo số tiết thực
hành theo qui định, tần suất khai thác các phòng học bộ môn khá.
- Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường được đông đảo GV đăng ký tham gia,
các GV đã chú ý hơn trong đổi mới phương pháp, phong cách lên lớp.
* Về kiểm tra đánh giá

Tiếp tục được quan tâm, các tổ chuyên môn, các giáo viên đã chú ý hơn trong
việc ra đề kiểm tra theo hướng mở như Văn, Sử, Địa. Việc đánh giá kết quả học tập
của học sinh đã có kết hợp giữa kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra, công tác thi đua, thông tin, báo cáo, lưu trữ hồ
sơ các hoạt động.
3


- Về thanh tra: Thanh tra toàn diện gần đủ qui định (30% GV), kiểm tra theo chuyên
đề 100% GV. Nhà trường, các tổ đã thông báo kịp thời kết quả thanh tra, kiểm tra. Kết
quả xếp loại kiểm tra toàn diện tốt 50%, khá 50%.Kiểm tra chuyên đề tốt 45%, khá
50%, TB 5%.
- Công tác thi đua- Khen thưởng:
+ Nhà trường đã thực hiện đúng qui trình hướng dẫn, đúng tiêu chuẩn và công khai dân
chủ về đề xuất các danh hiệu thi đua trong năm học . Hồ sơ được lưu trữ khá đầy đủ
theo quy định.
+ Việc khen thưởng thực hiện đúng theo Quy chế chi tiêu nội bộ và có vận dụng cho
các HS đạt thành tích nổi bật.
Kết quả : Đề xuất 11 CSTĐCS, LĐTT: 47, hiện chưa có QĐ của Sở.
- Việc xếp loại viên chức, xếp loại giáo viên, QL theo Chuẩn nghề nghiệp thực hiện cơ
bản đúng qui trình, dân chủ.
+ Kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp: Xuất sắc 0, khá: 58 ( 93,5%), TB: 4
(6,5%)
+ Xếp loại viên chức năm học 2016-2015: Hoàn thành XS nhiệm vụ:10 ( 15%),
Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 55(77%), Hoàn thành nhiệm vụ 5(7,5%), không hoàn
thành nhiệm vụ 1 (1,5%)
- Công tác báo cáo, lưu giữ văn bản đi đến, thể thức văn bản có tiến bộ hơn so với
năm học trước.
5. Tổ chức và kết quả các cuộc thi
Năm học 2016-2015 nhà trường đã tham gia đầy đủ các cuộc thi do Sở, các

ban ngành tổ chức có tính bắt buộc và kết quả cao hơn so với năm học trước:
+ Thi HSG các môn văn hóa chất lượng giải có tăng lên, có 23 em đạt giải (6
giải nhì, 4 giải 3, 13 giải KK), 1 HS đạt giải 3 tin học trẻ. Các đội tuyển kết quả cao
là Sinh 12, Sử 12, Toán 11, Sử 11;
+ Cuộc thi sáng tạo KHKT cấp trung học có 01 giải nhì cấp tỉnh do thầy
Trọng hướng dẫn;
+ Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn có 2 sản
phẩm đạt giải do nhóm Văn và Sử hướng dẫn;
+ Đặc biết thi giải toán trên máy tính cầm tay có học sinh Võ Thịnh Sơn 12A1
đạt giải nhất cấp tỉnh và Huy chương vàng cấp quôc gia và cuộc thi dành cho GV
“Dạy học theo chủ đề tích hợp” sản phẩm của nhóm tác giả Trần Trọng Bằng
GDCD, Võ Thị Hồng Nhi đã đạt giải nhất cấp tỉnh và giải nhất Quốc gia.
+ Đội tuyển Điền kinh, thể thao học sinh đã đạt 08 giải, trong đó có 2 giải nhất
cấp tỉnh; Đội tuyển bóng đá nam GV giành giải Nhất huyện và giải 3 toàn tỉnh.
+ Kết quả kỳ thi THPTQG đạt yêu cầu đề ra có 98,6% đỗ tốt nghiệp cao ( toàn
tỉnh là 97, 5%). Thủ khoa vào ĐH theo tổ hợp khối thuộc về khối B 28,5 điểm (toàn
tỉnh có 39 em từ 28 điểm trở lên, thủ khoa Hà Tĩnh cũng chỉ 28, 5 điểm); có 9 em đạt
25 điểm trở lên.
Các cuộc thi khác cũng có tham gia như Tìm hiểu Hiến pháp, Em yêu biển đảo


4


6. Kết quả đánh giá toàn dịên học sinh:
* Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
+ Hạnh kiểm Tốt: 76,11%
+ Hạnh kiểm Khá: chiếm 20,19%.
+ TB: 3,3%
+ Yếu: 0,41 %.

* Học lực: Đạt và vượt chỉ tiêu đề ra đầu năm
+ Loại giỏi: 5,36%
+ Loại Khá: 54,48%
+ TB: 39,44%
+ Loại Yếu : 0,62%
NHỮNG HẠN CHẾ, NHỮNG CHỈ TIÊU CHƯA ĐẠT.
- Những chuyển biến trong nhận thức về giáo dục còn chậm, việc đổi mới
phương pháp giáo dục, phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá không rõ
nét mặc dù đã được triển khai từ khá lâu. Cách dạy, cách học, các biện pháp giáo dục
học sinh hầu như ít thay đổi. Kết quả thực tế còn thấp nhất là các môn học Toán,
Tiếng Anh.
- Công tác quản lý, chỉ đạo của BGH, các tổ trưởng, tổ phó chưa có nhiều giải
pháp đột phá mang lại hiệu quả cao.
- Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn thấp, chưa đảm bảo về thời
gian, nội dung chưa phong phú, chưa mang lại nhiều tác dụng với các thành viên
trong tổ về nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Hồ sơ sổ sách vẫn còn nhiều sai sót như sổ điểm vào điểm chưa kịp thời; sổ
đầu bài còn thiếu sót; hồ sơ tổ Lí- Hóa còn sơ sài…
- Kết quả thi HSG tỉnh các môn văn hóa tỷ lệ còn thấp, chưa có giải nhất,
nhóm Ly, Sinh chưa có sản phẩm tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, nhất là trong việc cập nhật
các kiến thức, kỹ năng mới nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực, nghiệp vụ
về chuyên môn. Ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường, quản lý thiết bị, thư
viện, lưu trữ hồ sơ chưa đáo ứng yêu cầu. Nhiều GV, CBQL chưa coi trọng “trường
học kết nối”, SMAS hay vai trò của công nghệ thông tin đối với giáo dục.
- Ở một số giờ dạy chưa quan tâm đến tính phù hợp với đối tượng và dạy học
theo hướng phân hoá. Kết quả xếp loại giờ dạy chưa phản ánh đúng thực tế.
-Một số GV còn vi phạm kỷ luật lao động, thực hiện chưa đúng các quy định
về chuyên môn. Có GV còn vi phạm về chính sách dân số, xếp loại VC không hoàn
thành nhiệm vụ.

- Kỹ năng sống, giá trị sống trong một bộ phận khá lớn học sinh còn hạn chế.
Việc bảo vệ tài sản nhà trường, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa đạt yêu cầu.
Còn nhiều học sinh bỏ giờ trốn học, có 6 học sinh bỏ học. Việc chấp hành luật lệ
giao thông còn nhiều HS vi phạm mặc dù được nhà trường, các tổ chức nhắc nhở
thường xuyên và xử lý kỷ luật cảnh cáo 2 em.
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Đã có nhiều tiến bộ so với trước
song chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa tập hợp đầy đủ các minh chứng; bản tự đánh giá
chưa hoàn thiện.
5


NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI.
1/ Nguyên nhân của những kết quả đạt được.
- Việc triển khai nhiệm vụ năm học bài bản hơn, các hoạt động đều có kế
hoach, có đầy đủ các văn bản chỉ đạo.
- Đa số giáo viên đáp ứng yêu cầu công việc, có trách nhiệm, nhận thức và đổi
mới cách làm việc có những tiến bộ nhất định. Nội bộ đoàn kết. Các tổ chức hoạt
động khá tốt và đồng bộ.
- Công tác quản lý có những cải tiến nhất định theo hướng chuyên nghiệp hơn,
quyết liệt hơn trong chỉ đạo, việc phân công phân nhiệm tương đối rõ ràng. Việc
kiểm tra nhắc nhở của BGH, các tổ trưởng, tổ phó nhiều hơn năm học trước.
- Điều kiện dạy và học cơ bản đáp ứng yêu cầu .
2/ Nguyên nhân của những tồn tại.
* Khách quan:
- Tác động tiêu cực của môi trường xã hội, gia đình.
- Động lực học tập, phấn đấu của HS có giảm sút, thiếu mục tiêu.
* Nguyên nhân chủ quan:
- Công tác tuyên truyền, các biện pháp giáo dục chưa tốt, hiệu quả chưa cao.
Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động chưa nhiều, chưa đi vào chiều
sâu.

- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới phương pháp giáo dục và
kiểm tra đánh giá còn chậm hiệu quả mang lại còn thấp.
- Một số tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đầu tư chưa nhiều cho buổi sinh hoạt
tổ, các GV tính cộng tác chưa cao, hoạt động còn mang tính cá nhân.
- Công tác thanh, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, công tác thi đua- khen
thưởng chưa phản ánh đúng thực tế, còn nể nang né tránh nên chưa có nhiều tác
dụng.
- Nhiều giáo viên, nhân viên chưa thật tự giác trong công việc, còn đối phó, ý
thức trách nhiệm chưa cao.
- Công tác quản lí chưa có nhiều cải tiến, chưa thật quyết liệt trong chỉ đạo,
việc kiểm tra, nhắc nhở chưa thật thường xuyên, biểu dương, khen thưởng chưa kịp
thời.
- Một số hoạt động của nhà trường, của các tổ CM đã có kế hoạch nhưng chưa
tập trung chỉ đạo. Chưa kiểm tra, đôn đốc thường xuyên nên hiệu quả quả thấp.
PHẦN THỨ HAI
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015 - 2016
I/ NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nhiệm vụ trọng tâm năm học 20152016;
6


- Báo cáo tổng kết năm học 2016-2015, các nhiệm vụ trọng tâm năm học 20152016 của Sở GDĐT;, các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể cấp trung học
phổ thông năm học 2015-2016.
- Đề án phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2019; Kế hoạch nhà trường năm
học 2015-2016
- Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong năm
học 2016 - 2015.
- Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học và căn cứ vào
tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 2015-2016.
Chủ đề năm học: đối với cấp THPT Tỉnh Hà Tĩnh

Năm học đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá; Phát
triển Chương trình giáo dục nhà trường phổ thông; Xây dựng trường học Thân
thiện, Xanh, Sạch, Đẹp.
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn:
1.Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp của Sở.
- Ổn định về đội ngũ, hầu hết yên tâm công tác, có ý thức nghề nghiệp.
- Cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học cơ bản đạt chuẩn.
2. Khó khăn:
- Nhận thức về đổi mới giáo dục còn hạn chế, chưa đồng bộ nên định hướng
hành động còn lúng túng.
- Số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên khó khăn trong bồi
dưỡng đội ngũ, đến chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Nghiệp vụ của một số giáo viên, nhân viên còn hạn chế.
- Đời sống của một số viên chức còn nhiều khó khăn.
II/ MỤC TIÊU
- Hoàn thành nhiệm vụ năm học, chương trình giáo dục, các hoạt động giáo
dục đúng thời gian, đạt hiệu quả cao hơn;
- Hạn chế được các yếu kém của năm học 2016-2015;
III/ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo
dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.
- Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của cấp học trong
chương trình giáo dục phổ thông, các tổ nhóm chuyên môn chủ động xây dựng và
thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh theo khung thời
gian 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần), đảm bảo có đủ thời
lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.
- Các tổ/nhóm chuyên môn,( cụ thể từng giáo viên) chủ động lựa chọn nội
dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên

7


môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình
thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá
trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường
các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được
BGH nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.
- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo
viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường qua mạng cho
mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2016
của Bộ GDĐT về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường qua
mạng mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa.
- Đối với môn tiếng Anh: tổ chức tốt dạy học theo chương trình thí điểm của
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 20082020” đối với lớp 10A2; tích cực chuẩn bị điều kiện để có thể sớm chuyển sang dạy
theo chương trình mới.
- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú
trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn
thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông; hướng
dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất,…
- Tổ chức tốt hoạt động “Tuần sinh hoạt tập thể” đầu năm học mới, đặc biệt
quan tâm đối với các lớp đầu cấp nhằm giúp học sinh làm quen với điều kiện học tập,
sinh hoạt và tiếp cận phương pháp dạy học và giáo dục trong nhà trường. Tổ chức tập
luyện và duy trì nền nếp tập thể dục vệ sinh buổi sáng, thể dục giữa giờ để tạo môi

trường học tập gần gũi, thân thiện đối với học sinh.
- Ngoài hoạt động chính khóa cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, hạn
chế tác động tiêu cực, tạo môi trường thân thiện trong nhà trường. Trong năm học tổ
chức được ít nhất 4 hoạt động ngoại khóa giao cho nhóm Văn, GDCD, Đoàn
trường. Đa dạng các hình thức dạy học theo hướng tiếp cận Đề án đổi mới chương
trình GDPT sắp tới.
2. Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
kết quả giáo dục theo hướng khoa học, hiện đại nhằm phát triển năng lực và
phẩm chất học sinh
- Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo,rèn luyện phương pháp tự học và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2015 về áp
dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác;
Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2016 của Bộ GDĐT; đẩy mạnh việc
vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án
8


trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, phương pháp tự học; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn
luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy
học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của
Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học : Đa dạng hóa các hình thức học tập,
chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử
dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối... Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực
hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học

sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.
- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu
khoa học kỹ thuật học sinh trung học theo Công văn số 3162/BGDĐT-GDTrH ngày
24/6/2015 của Bộ GDĐT và Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Các nhóm chuyên môn Lí- HóaSinh sớm tìm ý tưởng và hướng dẫn HS sáng tạo sản phẩm dự thi KHKT; Tổ Văn và
Tổ Sử- Địa- GDCD sớm chọn đội tuyển thi Vận dụng KTLM và giao nhiệm vụ cho
GV tham gia cuộc thi Dạy học theo chủ đề. Tăng cường tổ chức các hoạt động như:
Hội thi thí nghiệm - thực hành của học sinh, Ngày hội sử dụng ngoại ngữ, Ngày hội
đọc,…
- Đổi mới kiểm tra và đánh giá: Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng
quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc
thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá
đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo
định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Chú trọng đánh giá trong
quá trình dạy học: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét;
tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp
kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm
học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học
sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự
cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh
giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học
sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.
- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi
trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả
hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả
hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
- Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự
luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong
các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực

tiễn, đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở;
gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về
9


các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét,
động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh
giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn
học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo
việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu
hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm
tra viết môn ngoại ngữ. Tiếp tục nâng cao chất lượng việc cả bốn kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết đối với môn ngoại ngữ; thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học
3. Nâng cao năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL
và GV, nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
- Nâng cao chất lượng hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, chuẩn bị tốt cho
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (tổ chức vào tháng 2-3/2016)
- Thực hiện công tác trực giám thị nghiêm túc, chất lượng.
- Thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng, đúng thực chất việc đánh giá
xếp loại cán bộ quản, giáo viên theo Chuẩn, cụ thể hoá các tiêu chí, tiêu chuẩn của
Bộ phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; sớm ban hành bản đánh giá xếp loại
GV theo hình thức lượng hóa, chấm điểm.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
4. Công tác dạy thêm, học thêm; bồi dưỡng học sinh giỏi; phụ đạo HS yếu kém;
thao giảng.
Dạy thêm học thêm: Thực hiện theo Quy định 2942/QĐ-UBND ngày
10/10/2012 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh. Tổ chức, quản lý dạy thêm, học thêm theo
đúng quy định và thống nhất tổ chức trong nhà trường. Tăng cường quản lí chặt chẽ

nề nếp.
Bồi dưỡng học sinh giỏi - Thực hiện theo TKB
- Tổ chức bồi dưỡng và chọn đội tuyển HSG dự thi HSG tỉnh sớm.
Lớp 12 nửa cuối tháng 9; 10 và 11 đầu tháng 1.
- Tham gia thi chọn HSG cấp tỉnh theo lịch của Sở.
Bồi dưỡng học sinh yếu, kém:
- Mỗi giáo viên phải tập hợp số học sinh yếu, kém ở các lớp dạy; lên kế hoạch bồi
dưỡng học sinh yếu, kém, hàng tháng có kiểm tra đánh giá các học sinh đó.
- Giáo viên chủ nhiệm phân công học sinh giỏi trong lớp kèm học sinh yếu, kém.
Công tác thao giảng; hội giảng
- Đảm bảo một GV phải có ít nhất 1 giờ dạy thao giảng trong một năm.
- Thao giảng: Tổ chức mỗi HK có 1 buổi thao giảng tập trung ; số còn lại theo
kế hoạch của tổ chuyên môn. - Trong quá trình đánh giá, rút kinh nghiệm giờ thao
giảng, cần chú trọng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG học sinh. Yêu cầu đánh giá
đúng thực chất, không nên có tư tưởng cào bằng hoặc còn né tránh những thiếu sót
của đồng nghiệp. Kết quả thao giảng sẽ là một căn cứ để đánh giá xếp loại giáo viên
trong kì. Khuyến khích ứng dụng CNTT và sử dụng đồ dùng dạy học tự làm trong
10


các gìơ thao giảng, các môn có thiết bị dạy học nhất thiết phải sử dụng . Nếu có thiết
bị mà không sử dụng thì giờ dạy không đạt yêu cầu.
- Hội thi GVG: Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và lập danh sách giáo
viên đăng ký thi giáo viên dạy giỏi; nhà trường lựa chọn giáo viên tham gia thi cấp
trường, cấp tỉnh (theo số lượng, cơ cấu phân bổ thực tế).

5. Công tác kiểm tra đôn đốc
- Tăng cường công tác kiểm tra của BGH đối với các tổ chuyên môn và hoạt
động dạy học của giáo viên, kiểm tra định kỳ 2 lần/học kỳ và kiểm tra đột xuất
không báo trước.

Công tác giám thị:
- Các tổ chuyên môn kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV: 1 lần/HK
- Nội dung kiểm tra: nền nếp chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn, hồ
sơ sổ sách chuyên môn, dự giờ dạy, các hoạt động về chuyên môn.
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình và qui định về đánh giá, xếp loại học
sinh vào cuối học kỳ I và cuối năm học.
+ Hàng tháng, lãnh đạo kiểm tra sổ điểm, sổ đầu bài của tất cả các lớp, theo
dõi tiến độ cho điểm của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý đạt hiệu
quả cao:
- Đối với Quản trị website: Cập nhật kịp thời, chính xác các thông tin, danh
sách HS các lớp, văn bản, tài liệu , biểu mẫu…để GV và HS tra cứu.
- Đối với tổ, nhóm trưởng CM: Sử dụng thành thạo email và kĩ năng soạn
thảo văn bản.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

+ Một tổ đạt danh hiệu "Tập thể Lao động tiên tiến”. Có GV đạt danh hiệu
GVG tỉnh.
+ Học sinh giỏi tỉnh có giải nhất, nhì; các nhóm Lí; Hóa; Sinh đều có sản
phẩm dự thi STKHKT và có 1 sản phẩm đạt giải; Tổ Văn và Sử- Địa- GDCD có 2
giải trong cuộc thi VDKTLM và Dạy học theo CĐ.
+ Xếp loại HS giỏi trên 5%; Yếu kém dưới 5%; Tỉ lệ bỏ học dưới 1%.; không
có HS bị điểm liệt và có 5 HS đạt 27 điểm trở lên trong kì thi THPT Quốc gia,
+ Có 5 SKKN được Sở công nhận.
LỊCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2015 – 2016

11


12



Tháng

08/2015

09/2015

10/2015

11/2015

Nội dung hoạt động
- Xây dựng kế hoạch năm học.
- Ngày tựu trường: 24/08/2015.
- Họp phân công chuyên môn và công tác ( 25/8/2015), hội nghị
CBVC( 29/8/2015); sắp xếp thời khóa biểu
- Tổ chức cho GV học nghị quyết của Đảng; nghiên cứu các văn bản
hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở…

- Thi lại, xét lên lớp cho HS 11; 12; Chốt danh sách lớp, hoàn thành
sổ điểm cá nhân và sổ điểm lớn; cập nhật thông tin trên SMAS.
- Xây dựng và nộp các kế hoạch : kế hoạch hoạt động của tổ; nhóm
trong năm, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch dạy tự chọn, kế hoạch kiểm
tra thanh tra, kế hoạch bồi dưỡng và tham gia các cuộc thi; kế hoạch
hoạt động từng tháng( chậm nhất là 15/9/2015)
- Xây dựng và đưa ra dự thảo đánh giá xếp loại Gv theo lượng hóa.
- Tổ chức Lễ khai giảng: 05/09/2015.
- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo TKB. Triển khai dạy
nghề phổ thông khối 11; bồi dưỡng HSG lớp 12

.- Tổ chức phát động hưởng ứng tháng ATGT.
- Báo cáo về Sở số liệu đầu năm ( từ 20 đến 25/9)
- Kiểm tra hoàn thành thủ tục, trình Sở GDĐT cấp giấy phép dạy
thêm.
- Tổ chức các hoạt động dạy học theo TKB.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn tất cả các tổ nhóm
- Thanh tra toàn diện theo KH thanh tra.
- Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học và đăng kí đề tài
SKKN; triển khai kế hoạch các cuộc thi sẽ tham gia ở tỉnh.
- Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng; lựa chọn đội tuyển thi đấu ở Sở vào
tháng 12 ( nhóm thể dục)
- Tổ chức các ngoại khóa về Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều
( Tổ Văn chủ trì)
- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh
- Tổ chức các hoạt động DH-GD theo thời khóa biểu.
- Hội thi GV giỏi cấp trường lần 1( 10/11/2015)
- Sinh hoạt mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tổ chức các hoạt
động ngoại khóa.
- Kiểm tra hồ sơ CM; kiểm tra Smas và kiểm tra thực hiện Trường
học kết nối;
- Thanh tra toàn diện theo KH thanh tra.
13
- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh
- Xếp lại thời khóa biểu sau khi dạy xong môn GD Quốc phòng


DUYỆT HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Phụ trách chuyên môn)

Trịnh Văn Huệ

Phan Hữu Quyền

14



×