Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CẤP THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.52 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN TÂN PHÚ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Số: 40 /PGD&ĐT-KH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 11 tháng 9 năm 2009
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CẤP THCS NĂM HỌC 2009 - 2010
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2010 theo công văn số: 167/PGD&ĐT-
THCS ngày 10 tháng 9 năm 2009; năm học này phòng Giáo dục và Đào tạo đề ra
kế hoạch hoạt động chuyên môn cho năm học như sau:
1. Sinh hoạt chuyên môn:
- Hiệu trưởng chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch năm, tháng,
tuần, nội dung sinh hoạt chuyên môn cụ thể (kế hoạch chuyên môn phải tương ứng
với kế hoạch chung của nhà trường); định hướng trước các nội dung sinh hoạt sắp
tới để giáo viên có thời gian chuẩn bị, có thể thảo luận tích cực, hiệu quả và đưa ra
được những giải pháp đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.
- Ưu tiên tập trung vào việc giải quyết các nội dung phục vụ cho việc dạy
và học, giáo dục đạo đức học sinh.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tổ chức các hoạt
động chuyên môn nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh; ôn tập kiến thức
trước các kỳ thi dưới nhiều hình thức như: “Vui để học”, câu lạc bộ môn học yêu
thích …
- Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong
sổ biên bản của tổ; tránh ghi sơ sài, không đúng hình thức văn bản và không
chuyển tải được tiến trình, nội dung buổi sinh hoạt đối với người xem, người kiểm
tra.
2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Thực hiện đúng yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh; đối với các điểm kiểm tra thường xuyên giáo viên nên dùng nhiều


hình thức kiểm tra để tạo cơ hội cho học sinh tích cực học tập và ghi điểm (không
nhất thiết cứ phải kiểm tra vào đầu giờ học); đối với các bài kiểm tra học kỳ: trong
tổ, nhóm bộ môn phải thống nhất lập đề cương ôn tập cho học sinh.
- Phối hợp có hiệu quả các hình thức kiểm tra vấn đáp, tự luận, trắc
nghiệm khách quan. Thống nhất không ghi điểm lẻ đối với các cột điểm hệ số 1.
Đề ra phải đáp ứng đúng chuẩn kiến thức kỹ năng quy định và phân loại được học
sinh.
3. Thực hiện chuyên đề:
Để nâng cao chất luợng và hiệu quả của việc nghiên cứu các chuyên đề, phục
vụ công tác đổi mới giáo dục phổ thông, nâng cao trình độ kiến thức và chuyên
môn nghiệp vụ cuả đội ngũ giáo viên; năm học này Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ
đạo tiếp tục thực hiện hình thức sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường, tập trung vào
2 mảng đề tài trọng tâm: Sử dụng thiết bị dạy học trong thực hành thí nghiệm và
nâng cao chất lượng dạy – học theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi
mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Đồng thời, chú trọng việc triển khai ứng dụng các
chuyên đề đã được Sở, Phòng nghiệm thu trước đó.
a) Đối với cụm trường:
Mỗi cụm trường thực hiện 01 đề tài cấp huyện theo định hướng của Phòng.
Cụm trưởng quyết định việc lựa chọn đơn vị thực hiện, tên - nội dung đề tài, địa
điểm tổ chức nghiệm thu,... Phòng GD&ĐT chịu trách nhiệm về việc thành lập hội
đồng và kinh phí tổ chức nghiệm thu.
Năm học 2009 – 2010 các trường THCS được chia thành 3 cụm trường, cụ
thể:
- Cụm 1: DakLua, Phú Sơn, Phú An, Trường Sơn, Phú Bình, Phú Lâm, Lê
Quý Đôn, Cụm trưởng: Ông Lê Quang Tiên, Hiệu trưởng trường THCS Phú Lâm;
- Cụm 2: Phương Lâm, Phú Xuân, Trường Chinh, Quang Trung, Dân tộc nội
trú, Trà Cổ, Đồng Hiệp. Cụm trưởng: Ông Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng THCS
Phương Lâm;
- Cụm 3: Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Hoà Bình, Tà Lài, Phú Thịnh, Nguyễn
Chí Thanh. Cụm trưởng: Ông Trần Đình Chi, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn

Chí Thanh.
- Phòng Giáo dụcvà Đào tạo phân công nghiện cứu thực hiện 03 chuyên đề
cấp huyện:
Cụm 1: môn Ngữ văn; Cụm 2: môn GDCD; Cụm 3: môn Vật lý.
- Thời gian tiến hành nghiệm thu: vào tuần thứ 2 của tháng 3 (môn Ngữ văn
– cụm 1), tuần thứ 4 của tháng 3 (môn GDCD – cụm 2), tuần thứ 2 của tháng 4
(môn Vật lý - cụm 3); các cụm trưởng cần làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo
trước 15 ngày so với thời gian dự kiến nghiệm thu để làm tốt công tác chuẩn bị.
- Phương thức nghiệm thu: cần đảm bảo tối thiểu có đủ tài liệu cho Hội đồng
nghiệm thu, số liệu chứng minh, nguồn dữ liệu cơ sở, thiết kế bài dạy, dạy minh
hoạ,…
b/ Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cụm trường:
- Cụm trưởng căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo để dự thảo kế
hoạch của cụm, sau đó trao đổi thống nhất trong cụm về địa điểm, thời gian sinh
hoạt cụ thể. Riêng thành phần tham dự, cần thiết phải đảm bảo có đại diện BGH, tất
cả tổ trưởng và giáo viên thuộc môn học của chuyên đề sẽ nghiệm thu.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập hội đồng nghiệm thu gồm có một
số thành viên thuộc hội đồng bộ môn; hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu, chất
vấn và đánh giá, xếp loại các đề tài cùng các khuyến nghị trước khi thống nhất triển
khai, ứng dụng trong ngành.
- Đơn vị được phân công thực hiện: xây dựng chuyên đề, báo cáo - minh hoạ
và trả lời chất vấn trước hội đồng nghiệm thu; sau khi có khuyến nghị, kết luận cần
có bổ sung và hoàn chỉnh đề tài trước khi thống nhất việc triển khai và thực hiện
trong toàn ngành.
c) Đối với cấp trường:
- Thực hiện như năm học trước, Hiệu trưởng lập kế hoạch và giao cho mỗi tổ
chuyên môn: nghiên cứu 01 chuyên đề (tự chọn, phù hợp với định hướng của
Phòng Giáo dục và Đào tạo; với tổ bộ môn Sinh: khuyến khích thực hiện những đề
tài về giáo dục môi trường) và lựa chọn để tổ chức ứng dụng 01 chuyên đề cấp
huyện, tỉnh đã được nghiệm thu.

- Quy định về thời gian, phương thức nghiệm thu: thời điểm cụ thể do Hiệu
trưởng quyết định nhưng phải hoàn thành xong trước tháng 4/2010. Khi tổ chức
nghiệm thu có thể mời thành viên của hội đồng bộ môn cấp Huyện tham gia Hội
đồng nghiệm thu của trường và phải được tiến hành đúng quy trình nghiệm thu.
Đồng thời, cần đảm bảo đủ hồ sơ khoa học (Quyết định thành lập HĐ nghiệm thu,
đề tài, biên bản, phiếu thẩm định, phiếu khảo sát học sinh,…) và được lưu trữ tại
trường. Cần lưu ý ở năm học trước hầu hết các đơn vị chưa thực hiện tốt việc
này.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chuyên đề đã được nghiệm thu cấp huyện
trong năm học 2008 – 2009 theo định hướng của Phòng Giáo dục. Đưa nội dung
này vào sinh hoạt tổ chuyên môn, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện và rút ra
những ưu, khuyết điểm khi triển khai thực hiện.
Ghi chú: các trường có thể kết hợp việc tổ chức nghiệm thu các đề tài của các
tổ chuyên môn cùng với việc tổ chức nghiệm thu chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm
của giáo viên đã đăng kí trong năm học để có đủ cơ sở đề nghị công nhận danh hiệu
Chiến sĩ thi đua cơ sở vào cuối năm, tránh lãng phí, ảnh hưởng đến các hoạt động
giáo dục khác.
4. Việc triển khai thực hiện nội dung tập huấn tại các lớp bồi dưỡng hè
2009
Đối với các nội dung đã được bồi dưỡng trong tháng 8/2009 bao gồm các
môn: Hoạt động GDNGLL, GDCD, Địa lý, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ
văn, Lịch sử, Tiếng Anh, Mỹ thuật, Tin học; PGD yêu cầu các trường triển khai
trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tại đơn vị ngay từ đầu năm học để thực hiện
và đánh giá kết quả thực hiện cuối mỗi học kỳ.
4. Hội giảng
a) Cấp trường: Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về việc lập kế
hoạch, tổ chức hội giảng tại đơn vị, đảm bảo trong năm học tất cả giáo viên trực
tiếp đứng lớp đều phải tham gia hội giảng cấp trường. Đồng thời, căn cứ đăng kí
cuả GV, kết quả hội giảng tại đơn vị để chọn cử giáo viên dự thi cấp huyện theo
điều kiện, tiêu chuẩn tham gia hội thi cấp huyện.

Lưu ý: khi tổ chức hội giảng cấp trường, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Các thành viên trong tổ chuyên môn có trách nhiệm dự giờ và chấm điểm
tiết dạy theo phiếu dự giờ; tích cực tham gia thảo luận, đóng góp về tiết dạy của
đồng nghiệp để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề.
- Sổ dự giờ phải được ghi nhận xét, đánh giá cụ thể, hợp lý, khách quan.
b) Cấp huyện: năm học 2009 – 2010 Phòng Giáo dục tổ chức Hội giảng cấp
huyện đối với tất cả các môn học; thực hiện chương trình theo đúng qui định cuả
Bộ Giáo dục và Đào tạo tại mỗi thời điểm hội giảng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục một cách thiết thực, phù hợp với thực tiễn giáo dục, Phòng
giáo dục khuyến khích các giáo viên tham dự hội giảng cấp huyện với những trọng
tâm sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin như một phương tiện giảng dạy nhằm nâng
cao hiệu quả giảng dạy.
- Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học đảm bảo phát huy tính tích cực
học tập của học sinh, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học cho các tiết thực hành -
thí nghiệm.
Về thời gian, hình thức tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện tham dự Hội giảng
cấp huyện sẽ có công văn chỉ đạo riêng.
c) Cấp tỉnh: năm học 2009 – 2010 nhằm thực hiện đề án giáo dục pháp luật
trong trường học , Sở sẽ tổ chức Hội giảng cấp tỉnh môn Giáo dục công dân.( sẽ có
công văn hướng dẫn riêng )
5. Thi học sinh giỏi cấp huyện:
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch tuyển chọn và bồi
dưỡng học sinh giỏi khối lớp 9 tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp năm
học 2009 – 2010; tổ chức luyện tập và thi học sinh giỏi thí nghiệm, thực hành với
các môn: Vật lý, Hoá học, Sinh học ở cấp trường.
- Đối với các kỳ thi học sinh giỏi bao gồm: học sinh giỏi giải toán trên máy
tính cầm tay, học sinh giỏi 7 môn (Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch
sử, Tiếng Anh), học sinh giỏi tin học, học sinh giỏi thực hành thí nghiệm, học sinh

giỏi giải toán trên internet; Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ có công văn hướng dẫn
cụ thể sau. Đối với việc thi giải toán trên internet Hiệu truởng cần tham khảo thêm
ở trang web www.violympic.vn để có sự chỉ đạo hiệu quả.
Nhận được kế hoạch, đề nghị Hiệu trưởng các trường THCS, các cụm trưởng
triển khai đầy đủ đến toàn thể giáo viên và nghiêm túc thực hiện. Nếu có trở ngại,
cần liên hệ trực tiếp tổ NVGD để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:
- Như trên (thực hiện);
- Lãnh đạo PGD&ĐT (chỉ đạo);
- Các tổ công tác PGD&ĐT (phối hợp);
- Lưu : VT, NVGD.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Huỳnh Ngọc Trạng

×