Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ng dụng chế phẩm vi sinh để thay thế một số phần phân bón hóa học và phòng chống một số bệnh cho cây họ đậu tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------*-------------NGUYỄN THỊ THU HẰNG

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH ĐỂ THAY
THẾ MỘT PHẦN PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ
PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ BỆNH CHO CÂY HỌ
ĐẬU TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Như Kiểu
HÀ NỘI, 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS.
Lê Như Kiểu cùng nghiên cứu viên Lê Thị Thanh Thủy, người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa,
lãnh đạo Bộ môn Vi sinh vật cùng toàn thể cán bộ trong bộ môn đã tạo
mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân và bạn bè của
tôi đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguuyễn Thị Thu Hằng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

i


Lời cảm ơn

ii

Lời cam đoan

iii

Mục lục

iv

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

viii

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

vii

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài:


1

2. Mục tiêu của đề tài

2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4.1. Đối tượng nghiên cứu

3

4.2. Phạm vi nghiên cứu

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam

4


1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

4

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

9

1.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và
phát triển của cây đậu tương.
1.2.1 Đạm

13

1.2.2. Lân

14

1.2.3. Kali

14

1.2.4. Nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng khác

15


1.2.5. Chất hữu cơ

15

1.3.Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam

16

1.3.1. Sản xuất lạc trên thế giới

16

1.3.2 Tình hình sản xuất lạc trong nước

19

1.4 Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát
triên của cây lạc
1.4.1 Vai trò của đạm

20

1.4.2 Vai trò của lân

21

1.4.3 Vai trò của kali

21


1.5 Những nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm vi sinh

22

1.5.1. Giới thiệu chung về chế phẩm vi sinh vật cố định nitơ cộng

22

13

20

sinh cây họ đậu
1.5.2. Vai trò của cây lạc trong vòng tuần hoàn của nitơ

23

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


1.5.3. Vi khuẩn Rhizobium và quá trình hình thành nốt sần (nốt 25
rễ) trên cây lạc
1.5.3.1. Một số đặc điểm

25

1.5.3.2. Quá trình hình thành nốt sần và các loại nốt sần của cây

lạc

26

1.5.4. Hiệu lực của phân vi khuẩn nốt sần trên cây lạc và các yếu
tố ảnh hưởng

27

1.5.4.1. Hiệu lực

27

1.5.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng

31

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu nghiên cứu

36

2.2 Nội dung nghiên cứu

36

2.2.1. Đánh giá hiệu quả hạn chế bệnh chết héo cây lạc và đậu
tương do vi khuẩn R.solanacearum và nấm F. oxysporum và khả
năng thay thế phân bón hóa học của chế phẩm vi sinh vật (bao

gồm các thí nghiệm nhà lưới, đồng ruộng diện hẹp)

36

2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm ( Mô hình
thử nghiệm)
2.3 Phương pháp nghiên cứu.

36

2.3.1 Đánh giá hiệu quả hạn chế bệnh chết héo và xác định tỷ lệ
thay thế phân bón hóa học

36

36

36

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


2.3.1.1 Thí nghiệm nhà lưới

36

2.3.1.2 Thí nghiệm đồng ruộng


38

2.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế

40

2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu

41

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

42

3.1. Đánh giá tác động của tổ hợp vi sinh vật lựa chọn đến sinh
trưởng, phát triển và khả năng hạn chế bệnh héo xanh cây lạc và
đậu tương trong nhà lưới

42

3.1.1 Trên cây lạc

42

3.1.2. Trên cây đậu tương

46

49
3.2. Thử nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng của chế phẩm vi

sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng thay thế phân
bón hóa học và hạn chế bệnh cây lạc và đậu tương
50
3.2.1. Thử nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng của chế phẩm vi
sinh CP1 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng thay thế
phân bón hóa học và hạn chế bệnh cây lạc
57
3.2.2 Thử nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng của chế phẩm vi
sinh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, khả năng thay thế phân
bón hóa học và hạn chế bệnh cây đậu tương
3.3.Xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng chế phẩm vi sinh trong 64
sản xuất cây lạc và đậu tương
3.3.1. Mô hình trình diễn quy mô 1 ha tại Ứng Hòa, Hà Nội

64

3.3.2. Mô hình trình diễn quy mô 1 ha tại Chương Mỹ, Hà Nội

70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

75

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


4.1 Kết luận


75

4.2. Đề nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

80

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

VKNS


Vi khuẩn nốt sần

CTV

Cộng tác viên

CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

R. solanacearum

Ralstonia solanacearum

F.oxysporum

Fusarium oxysporum

VSV

Vi sinh vật

N

Đạm


P

Lân

K

Kali

HRGMT

Héo rũ gốc mốc trắng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của hỗn hợp chủng vi sinh vật tới sự phát
triển của giống lạc L02 (thí nghiệm nhà lưới)

42

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của hỗn hợp vi sinh vật đến khả năng phòng
chống bệnh héo xanh do R. solanacearum và héo vàng do F.
oxysporum ở cây lạc L02 (thí nghiệm nhà lưới)

43


Bảng 3.3: Ảnh hưởng của hỗn hợp chủng vi sinh vật tới sự phát
triển của giống lạc MD7( thí nghiệm nhà lưới)

44

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của hỗn hợp vi sinh vật đến khả năng phòng
chống bệnh héo xanh do R.solanacearum và héo vàng do
F.oxysporum ở cây lạc MD7 (thí nghiệm nhà lưới)

45

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của hỗn hợp VSV đến số lượng và khối
lượng nốt sần đậu tương (giống DT84).

46

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của hỗn hợp VSV đến sự phát triển chiều cao
cây và tích lũy sinh khối tươi, khô giai đoạn ra hoa của giống đậu
tương DT84

47

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của hỗn hợp vi sinh vật đến khả năng phòng
chống bệnh héo xanh do R. solanacearum và héo vàng do F.
oxysporum ở đậu tương DT84

48

Bảng 3.8: Tính chất hóa học đất trước thí nghiệm


49

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP1 đến sinh trưởng,
phát triển cây lạc ở Chương Mỹ, Hà Nội ( vụ hè thu, 2009)

50

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP1 đến sinh trưởng,
phát triển cây lạc ở Sóc Sơn, Hà Nội (vụ hè thu, 2009)

51

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP1 đến năng suất
cây lạc ở Chương Mỹ, Hà Nội (vụ hè thu, 2009)

54

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP1 đến năng suất
cây lạc ở Sóc Sơn, Hà Nội (vụ hè thu, 2009)

55

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

ix


Bảng 3.13: Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP1 tới bệnh hại lạc
(%) (thí nghiệm tại xã Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội)


56

Bảng 3.14: Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP1 tới bệnh hại lạc
(%) (thí nghiệm tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội)

57

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP2 đến sinh
trưởng, phát triển đậu tương DT84 ở Chương Mỹ, Hà Nội ( vụ hè
thu, 2009)

58

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP2 đến sinh
trưởng, phát triển đậu tương DT84 ở Sóc Sơn, Hà Nội ( vụ hè thu,
2009)

59

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP2 đến năng suất
cây đậu tương DT84 ở Chương Mỹ, Hà Nội (vụ hè thu, 2009)

61

Bảng 3.18: : Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh CP2 đến năng suất
cây đậu tương DT84 ở Sóc Sơn, Hà Nội (vụ hè thu, 2009)

62

Bảng 3.19 : Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP2 tới bệnh hại đậu

tương (%) (thí nghiệm tại xã Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội)

63

Bảng 3.20: Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP2 tới bệnh hại đậu
tương (%) (thí nghiệm tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội)

64

Bảng 3.21: Tính chất lý, hóa đất trước thí nghiệm

65

Bảng 3.22: Chế phẩm vi sinh ảnh hưởng đến năng suất của cây lạc
tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ đông xuân 2010)

67

Bảng 3.23: Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh tới tỷ lệ bệnh hại lạc
(%) tại Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ đông xuân 2010)

68

Bảng 3.24: Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm trên cây lạc tại
Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội (Vụ đông xuân 2010)

69

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


x


Bảng 3.25: Kết quả thử nghiệm chế phẩm vi sinh trên mô hình đậu
tương vụ hè thu 2010 tại Thụy Hương- Chương Mỹ- Hà Nội

72

Bảng 3.26 : Ảnh hưởng bón chế phẩm vi sinh CP2 tới bệnh hại đậu
tương (thí nghiệm tại xã Thụy Hương, Chương Mỹ, Hà Nội)(vụ hè
thu 2010)

72

Bảng 3.27: Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm trên cây đậu
tương

72

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

xi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây đậu đỗ là cây trồng truyền thống, có vai trò quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một
số cây đậu đỗ quan trọng có thể kể đến là lạc, đậu tương, đậu xanh, đậu đen,
đậu đỏ, đậu trắng, đậu rau... Lạc và đậu tương là hai cây đậu đỗ chính ở Việt

Nam với sự tăng trưởng liên tục về sản lượng và diện tích từ năm 2001 đến
2007. Năm 2001 đậu tương được gieo trồng với diện tích 140,3 nghìn ha và
đạt sản lượng tương ứng 173,7 nghìn tấn /năm, lạc với diện tích 244,6 nghìn
ha và đạt sản lượng tương ứng 363,1 nghìn tấn/năm, nhưng đến năm 2008
diện tích đậu tương đã chiếm 191,5 nghìn ha và sản lượng đạt 268,6 nghìn
tấn/năm, lạc chiếm 256 nghìn ha và sản lượng đạt 533,8 nghìn tấn/năm (theo
số liệu của tổng cục Thống kê năm 2008).
Hà Nội là một trong nhiều địa phương trong cả nước có diện tích sản
xuất đậu tương và lạc tương đối lớn, năng suất đạt khá cao do điều kiện khí
hậu phù hợp cho cây đậu đỗ sinh trưởng và phát triển, song trong thực tế sản
xuất năng suất đậu tương và lạc đã bị giảm đi nhiều so với tiềm năng. Một
trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lạc và đậu
tương là tình trạng bệnh chết héo cây do vi khuẩn R.solanacearum và héo do
nấm F. oxysporum gây ra trong khi hiện nay thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ
loại bệnh này rất khó thành công.
Mặt khác trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc quá lạm dụng phân
bón hoá học đã làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng xấu đi, đất
đai ngày càng bị chai cứng, thoái hóa.
Trong những năm gần đây, việc áp dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản
xuất nông nghiệp đã được phổ biến rộng rãi. Thành quả khoa học này không
phải là điều mới mẻ ở nước ta nữa. Sự có mặt của chế phẩm vi sinh vật cố
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


định đạm cộng sinh cây họ đậu, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, kháng
bệnh ... có tác dụng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, thay thế
một phần phân bón hóa học, nâng cao độ phì của đất, phòng chống bệnh cho
cây trồng mà còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển một

nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh và phát huy tác
dụng của các chủng vi sinh vật trong chế phẩm đối với hệ vi sinh vật vùng rễ
cây trồng tại địa bàn ứng dụng khác nhau dẫn đến hiệu quả sử dụng chế phẩm
tại nhiều vùng sinh thái không giống nhau.
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng chế phẩm vi
sinh để thay thể một phần phân bón hoá học và phòng chống một số bệnh
cho cây họ đậu tại Hà Nội” nhằm khẳng định hiệu quả ứng dụng chế phẩm vi
sinh đối với cây họ đậu tại địa bàn Hà Nội.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được khả năng hạn chế bệnh héo cây lạc và đậu tương do vi
khuẩn R.solanacearum và héo do nấm F. oxysporum của chế phẩm vi sinh.
- Xác định được tỷ lệ (%) thay thế phân bón hóa học N và P của chế
phẩm vi sinh đối với cây lạc và đậu tương.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả của đề tài góp phần bổ sung số liệu đánh giá hiệu quả của chế
phẩm vi sinh đối với cây họ đậu (lạc và đậu tương).
- Bổ sung thông tin về ứng dụng chế phẩm vi sinh trong sản xuất cây
lạc, đậu tương, góp phần đưa chế phẩm vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong
sản xuất nông nghiệp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.
- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh héo cây lạc, đậu tương và giảm
thiểu phân bón hóa học N và P bằng chế phẩm vi sinh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh chết héo cây họ đậu do R.solanacearum và F.oxysporum.

- Khả năng cố định đạm của cây họ đậu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thí nghiệm được thực hiện trong phòng và ngoài nhà lưới của Viện
Thổ nhưỡng Nông hoá.
- Thí nghiệm đồng ruộng diện hẹp được bố trí tại huyện Sóc Sơn và
huyện Chương Mỹ - Hà Nội.
- Mô hình thử nghiệm diện rộng được bố trí tại huyện Ứng Hoà và
huyện Chương Mỹ - Hà Nội.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy
dầu của thế giới: đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ
dầu. Do vậy đậu tương được trồng phổ biến hầu hết các nước trên thế giới,
nhưng tập trung nhiều nhất ở các nước châu Mỹ, chiếm tới 73,0%, tiếp đó là
ở các nước thuộc khu vực châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ), chiếm 23,15% (Lê
Hoàng Độ và ctv, 1997).
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất sản lượng đậu tương trên thế giới
(1996 - 2006)
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

1995

61,96

20,26

125,53

1996

63,18

20,84

131,67

1997

69,39

21,99


152,59

1998

71,66

22,30

159,8

1999

72,19

21,80

157,37

2000

75,05

22,30

167,36

2001

75,05


23,21

176,70

2002

77,35

23,34

180,53

2003

83,61

22,67

189,52

2004

91,61

22,64

206,46

2005


91,42

23,45

214,35

Năm

(Nguồn: FAO STAT 2005 và food Outlook, FAO, No -1, June 2006)
Theo FAO (2005) diện tích đậu tương toàn thế giới đến năm 2005 là
91,42 triệu ha, tăng 29.46 triệu ha so với năm 1995. Cùng với việc mở rộng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


diện tích, năng suất đậu tương cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 1995
năng suất đậu tương chỉ đạt 20,26 tạ/ha tăng nhưng đến 2005 năng suất đậu
tương đã đạt 23,45 tạ/ha tăng 3,19 tạ/ha .
Trong 10 năm diện tích và năng suất đậu tương tăng, nhờ đó sản lượng
đậu tương tăng từ 125,53 triệu tấn năm 1995 lên 214,35 triệu tấn năm 2005;
điều này đã khẳng định vai trò và hiệu quả của cây đậu tương trong nền nông
nghiệp thế giới.
Một số nước đang mở rộng diện tích trồng đậu tương, đầu tư thâm canh
và tập trung nghiên cứu đó là: Braxin, Achentina, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ
(chiếm khoảng 89,6% về diện tích và 91,6% về sản lượng của cả thế giới). Mỹ
là nước luôn đứng đầu thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương chính là
nhờ các phương pháp chọn lọc, nhập nội, gây đột biến và lai tạo. Họ đã tạo
được những giống đậu tương mới (Nguyễn Trọng Trang, 2005). Sản lượng đậu
tương ngày càng tăng, cụ thể:

- Năm 2000, Mỹ sản xuất được 75 triệu tấn đậu tương, trong đó có hơn
1/3 được xuất khẩu.
- Năm 2001 sản xuất được 78,67 triệu tấn đậu tương và đến năm 2005
tăng lên 82,82 triệu tấn, tăng 4,15 triệu tấn so với năm 2001.
Phần lớn sản lượng đậu tương của Mỹ để nuôi gia súc hoặc để xuất
khẩu mặc dù nhu cầu tiêu thụ của người dân Mỹ ngày càng tăng; trong đó đậu
tương chiếm tới 80% lượng đậu tương được tiêu thụ ở Mỹ. Sau Mỹ phải kể
đến Braxin, là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 trên thế giới, cũng như ở
châu Mỹ. Năng suất của nước này ít thay đổi trong 20 năm qua. Tuy nhiên
cho đến năm 2003 năng suất đậu tương đạt kỉ lục 28,08 tạ / ha, vượt trội lên
so với năng suất trung bình của thế giới (23,79 tạ / ha) là 4,29 tạ/ha. Hiện nay
Braxin cũng là nước cung cấp và sản xuất đậu tương lớn trên thế giới, đậu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


tương của Braxin cũng được các nước nhập khẩu rất ưa chuộng (Phạm Văn
Biên và cs, 1976).
Ở Achentina đậu tương thường được luân canh với lúa mì. Năng suất
bình quân của đậu tương khoảng 1,1 tấn / ha vào những năm 60. Vào đầu
những năm 70 năng suất đạt kỉ lục là 2,3 tấn / ha (Ngô Thế Dân và cs, 1982).
Từ năm 2001 - 2005, diện tích và năng suất đậu tương ở nước này đã tăng lên
rất nhiều: Năng suất đậu tương năm 2003 đạt 28,01 tạ / ha, cao hơn so với năng
suất trung bình của thế giới (23,79 tạ / ha) là 4,22 tạ / ha. Hiện nay Achentina
phát triển mạnh cây đậu tương, nên đã trở thành nước sản xuất đậu tương đứng
thứ 3 trên thế giới (Hymowitz and Nelwell, 1981).
Trung Quốc là nước sản xuất đậu tương đứng đầu châu Á và đứng thứ tư
trên thế giới. Trước chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc là nước đứng đầu

thế giới về diện tích và sản lượng đậu tương. Từ năm 2001 - 2005 năng suất
và sản lượng đậu tương tăng liên tục; tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc,
chiếm gần 59% sản lượng đậu tương của cả nước và vùng đồng bằng sông
Hoàng Hà; vùng đồng bằng sông Hoàng Hà chiếm 45% sản lượng đậu tương
của cả nước (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996). Mặc dù Trung Quốc đứng
hàng thứ 4, song hiện nay Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu châu Á về diện
tích, năng suất và sản lượng đậu tương. Do dân số đông cùng với nhu cầu tiêu
dùng trong nước tăng, nên Trung Quốc từ một nước xuất khẩu trở thành một
nước nhập khẩu đậu tương (Nguyễn Thu Huyền, 2004).
Ở Ấn Độ, đậu tương cũng là cây trồng được phát triển; diện tích của
đậu tương cũng được tăng nhanh từ năm 1979 đến nay, như:
- Năm 1979 diện tích đậu tương là 500 nghìn ha, sản lượng đạt 280
nghìn tấn.
- Năm 2001 diện tích đậu tương đạt khoảng 6 triệu ha, sản lượng đạt

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


5300 nghìn tấn, chiếm khoảng 7,94% sản lượng đậu tương trên thế giới
(Bhanagarps, 1995). Thành công đáng kể trong những năm gần đây của Ấn
Độ là áp dụng giống đậu tương mới và kĩ thuật thâm canh nên năng suất bình
quân đã tăng gấp 2,5 lần và đạt 26,7 tạ/ha. Chủ yếu là do những điều kiện khí
hậu với những truyền thống về kinh tế - xã hội ở nước này nên đã đưa Ấn Độ
trở thành nước sản xuất đậu tương lớn thứ 5 trên thế giới.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương ở trong nước. Phần
lớn các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Nhìn chung châu Á mới chỉ đáp
ứng được một nửa nhu cầu đậu tương, còn lại phải nhập khẩu. Hàng năm,

châu Á phải nhập khẩu 8 triệu tấn hạt đậu tương, 1,5 triệu tấn dầu, 1,8 triệu
tấn sữa đậu nành (Nguyễn Thu Huyền, 2004). Các nước nhập khẩu nhiều đậu
tương phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Inđonexia, Philippin...
Một số nước Đông Âu cũng có nhu cầu nhập đậu tương lớn, chủ yếu từ
Mỹ và Braxin như Hà Lan: 5,06 triệu tấn; Đức 3,9 triệu tấn; Tây Ban Nha:
trên 3 triệu tấn (Ngô Thế Dân, 1982).
Tổng sản lượng đậu tương trên thế giới năm 2005 đạt 214,35 triệu tấn,
trong đó, lượng đem ép dầu đạt 182,65 triệu tấn. Tổng sản lượng dầu đậu
tương năm 2005 đạt 33,8 triệu tấn và tổng sản lượng bột đậu tương 143,14
triệu tấn.
Xuất khẩu đậu tương trên thế giới năm 2005 đạt 65,47 triệu tấn, xuất
khẩu dầu đậu tương 9,2 triệu tấn, bột đậu tương 143,14 triệu tấn. Trung Quốc
sẽ là nước tiêu dùng đậu tương lớn nhất thế giới, như:
- Năm 1984 tiêu thụ dầu ăn không tới 30 vạn tấn, năm 2003 đã tiêu thụ
dầu ăn đã tới 7 triệu tấn, bã đậu 23,3 triệu tấn. Trước đây, Trung Quốc là
nước xuất khẩu đậu tương, nay là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế
giới.
- Năm 2003 Trung Quốc phải nhập 20,4 triệu tấn đậu tương, 1,7 triệu tấn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


dầu đậu tương, cao hơn mức sản xuất trong nước.
- Năm 2004 vẫn nhập 20,76 triệu tấn, tốn 6,98 tỉ USD. Trung Quốc có
nhu cầu đậu tương 25 - 30 triệu tấn/năm, trong nước mới chỉ sản xuất được 15
triệu tấn/ năm, còn thiếu hụt khoảng 10-15 triệu tấn/ năm.
Châu Á sản xuất đậu tương cũng được thúc đẩy mạnh là do nhu cầu
thức ăn và dinh dưỡng của con người cũng như gia súc cần rất lớn. Tuy nhiên
năng suất đậu tương ở châu Á vẫn còn thấp hơn nhiều so với năng suất bình

quân của thế giới mặc dù diện tích trồng đậu tương ở châu Á đứng thứ 2 trên
thế giới. Sở dĩ như vậy là do đậu tương ở châu Á được trồng ở nhiều nơi đất
xấu, không đầu tư về phân bón, chỉ với mục đích cải tạo đất.
Hơn 10 năm nay, kể từ năm 1994, giống đậu tương chuyển gien kháng
Glyphosat (thuốc trừ cỏ) được ứng dụng, diện tích trồng đậu tương chuyển
gien tăng rất nhanh, trong năm 2003, đạt 41,4 triệu ha, chiếm 55% diện tích
đậu tương toàn cầu và chiếm 61% diện tích các cây chuyển gien vào năm đó,
chủ yếu là được trồng ở 8 nước: Mỹ, Achentina, Braxin, Canada, Urugoay,
Nam phi, Rumani. Diện tích đậu tương chuyển gien ở Mỹ lớn nhất, đạt 24
triệu ha, chiếm 81% diện tích đậu tương toàn nước Mỹ, trong đó có 22 triệu
ha trồng đậu tương chuyển gien Gliphosat. Hầu như 100% diện tích đậu
tương ở Achentina là đậu tương đã được chuyển gien. Tháng 9/2003, Chính
phủ Braxin đã bãi bỏ lệnh cấm sử dụng và tiêu thụ đậu tương chuyển gien
được ban hành vào năm 2003 -2004, sau đó lại hợp thức hoá việc trồng cây
đậu tương chuyển gien. Đến nay diện tích trồng đậu tương chuyển gien ở
nước này đã lên 10% tổng diện tích đậu tương. Trồng giống đậu tương có
chuyển gien kháng glyphosat thì phun glyphosat, diệt được sạch cỏ dại mà
đậu tương không chịu ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển cây đậu
tương. Từ đó, có thể sử dụng thuốc diệt cỏ mà không gây hại cho đậu tương
chuyển gien, giảm phí tổn về nguyên liệu, nhân công, có thể ứng dụng được
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


công nghệ trồng dày, không làm đất mà hiệu quả sản xuất cây đậu tương đã
tăng lên rõ rệt. Trong nhiều năm qua, việc mở rộng diện tích đậu tương có
chuyển gen kháng thuốc trừ cỏ chưa thấy gây hại cho sức khoẻ con người và
động vật, chưa phát hiện bất kì sự ngộ độc nào đối với người và gia súc
(Nguyễn Công Tạn, 2006).

1.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Diện tích trồng đậu tương bình quân thời kì 1985-1993 đạt 106.000 ha
tăng gấp 2 lần so với thời kì năm 1975 -1980, năng suất bình quân tăng từ 5,0
tạ/ha -7,8 tạ/ ha – 9,0 tạ/ha. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu gần đây, trên thế
giới đều chứng minh rằng cây đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện
sinh thái nông nghiệp nhiệt đới và ở nước ta cũng là nước thích hợp cho sản
xuất cây đậu tương. Tuy nhiên kết quả thực tiễn sản xuất của các năm qua cho
thấy, chúng ta gặp nhiều khó khăn về thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến sản
xuất đậu tương trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Cụ thể sự biến động thất thường
về thời tiết cộng với nhiệt độ và ẩm độ cao dẫn đến sâu bệnh nhiều, nhất là
đậu tương vụ xuân, làm cho năng suất đậu tương không ổn định, năng suất
thấp có khi thất thu. Ngoài ra những điều kiện khác như điều kiện kinh tế - xã
hội còn hạn chế, sản xuất đậu tương còn gặp khó khăn, như: kho bảo quản, cơ
sở chế biến, chất lượng giống kém, kinh tế cho nghiên cứu đậu tương còn ít...
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cây đậu tương đã và đang được chú ý
nghiên cứu, có những diện tích đậu tương để nhân giống mới, được hỗ trợ về
giống và các vật tư phân bón khác cho nông dân nên đã có giống tốt cung cấp
cho sản xuất đặc biệt là vụ đậu tương đông ở miền Bắc. Miền Bắc tuy là vùng
có truyền thống sản xuất đậu tương, nhưng việc mở rộng diện tích vẫn còn
nhiều hạn chế, như: thời vụ, giá cả thị trường.., mặc dù tiềm năng vẫn còn khá
nhiều. Theo ý kiến của các nhà hoạch định, nếu có chính sách đầu tư phát
triển khoa học, phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


cho nông dân sản xuất thì có thể mở rộng thêm hàng chục vạn ha theo hướng
tăng vụ ở vùng đồng bằng, thay đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích ở
vùng đồi.

Ở miền Nam trước ngày giải phóng cây đậu tương được trồng ở một số
nơi như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định,
Quảng Ngãi. Tính đến năm 1993, diện tích đạt 56.000 ha và đã có những điển
hình năng suất cao như: Đồng Tháp, An Giang đạt (16 tạ -18 tạ/ ha). Nhìn
chung năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 4 - 5 tạ/ ha.
Nguyên nhân năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp do nhiều yếu tố có thể
là do chưa có giống tốt, chưa đầu tư đầy đủ phân bón, gieo trồng chưa kịp thời
vụ... Do vậy để đưa cây đậu tương trở thành một cây trồng chính, tương xứng
với giá trị chiến lược của nó trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta cần giải
quyết toàn diện các vấn đề kinh tế xã hội cũng như khoa học kỹ thuật (Đỗ Thị
Báu, 2000).
-Về năng suất: Năng suất đậu tương bình quân của nước ta còn rất thấp,
chỉ ở mức từ 9,5 - 11 tạ/ha. Nếu lấy năng suất của năm 1992 để so sánh thì
năng suất của ta mới chỉ đạt 820 kg/ ha so với 2088 kg/ha năng suất bình quân
của thế giới. Nếu so với nước có năng suất cao nhất thế giới thì năng suất của
ta chỉ mới bằng 22,87%. Tuy vậy, năng suất có tốc độ lại tăng trưởng khá
nhanh. Ví dụ:
- Năm 1976 năng suất bình quân của cả nước chỉ đạt 5,25 tạ/ha.
- Năm 1995 đạt 9,6 tạ/ha. Song tốc độ tăng năng suất đậu tương của
những thập kỉ gần đây ở miền Bắc nhanh hơn ở miền Nam.
+Sản lượng trong vòng 20 năm từ 1976 -1995 tăng 6 lần. Tuy vậy nếu
so với yêu cầu thì còn thiếu rất nhiều, vì hiện tại sản lượng đậu tương của
chúng ta tính theo đầu người chỉ mới 1,1 kg/ năm. Mức tiêu thụ dầu thực vật
ở nước ta rất thấp, mới bình quân đầu người 2,2 kg/năm. Nếu nhân dân ta
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


quen dùng dầu thực thì chính thị trường nội địa cũng khá lớn. Trong thời gian

tới đây, cùng với nhịp độ tăng dân số và mức tăng thu nhập cùng với việc
thay đổi tập quán tiêu dùng dầu thực vật các loại và dầu đậu tương nói riêng
sẽ tăng lên. Hiện nay chúng ta còn phải nhập đậu tương từ Thái Lan và
Campuchia để đáp ứng nhu cầu cho người và làm thức ăn gia súc, gia cầm.
Sản lượng đậu tương thế giới 2004 là 2006 triệu tấn, bình quân trên 30
kg/ người năm. Nhu cầu protein, dầu ăn cho người và chăn nuôi rất lớn. Nước
ta với trên 88 triệu người, hàng năm cần hàng triệu tấn đậu tương để sản xuất
các loại thực phẩm cho người, dầu ăn nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi và
nhiều ngành công nghiệp khác. Hiện nay sản xuất đậu tương của nước ta có
quy mô còn rất nhỏ bé, như:
Năm 1995 đạt 121.000 ha, năm 2000 có 124.000 ha, năm 2001 có
140.000 ha, năm 2002 có 160.000 ha và năm 2003 có 170.000 ha (trong đó
có trên 100.000 ha ở các tỉnh phía Bắc năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng
225.000 tấn, bình quân đầu người mới đạt gần 3 kg/năm, chưa bằng 10% mức
thế giới). Vì vậy, thị trường tiêu thụ nội địa được coi như vô hạn, nếu có dư
đậu tương thì xuất khẩu tương cũng thuận lợi, vì thế cần rất nhiều đậu tương
và chế phẩm đậu tương mà hiện nay cung không đủ cầu.
Ở nước ta, đậu tương được trồng ở hơn 30 tỉnh, trong đó có khoảng
60% diện tích trồng đậu tương ở các tỉnh phía Bắc, còn lại được trồng ở Tay
Nguyên, đất nghèo dinh dưỡng và có độ màu mỡ thấp (Phạm Văn Thiều,
1988).
Hiện nay, cả nước ta đã hình thành 4 vùng chính sản xuất cây đậu
tương là: Vùng đông Nam bộ có diện tích lớn nhất chiếm 26,2%, miền núi và
trung du Bắc bộ chiếm 24,7%, vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 17,5%,
vùng đồng bằng sông Cửu long có diện tích nhỏ nhất chiếm 12,4%. Tổng diện
tích của 4 vùng này chiếm tới 60% diện tích trồng đậu tương của cả nước
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11



(Ngô Thế Dân và cs,1982). Trong 4 vùng trồng đậu tương trên, vùng đồng
bằng sông Cửu Long có diện tích nhỏ nhất nhưng lại là vùng có năng suất cao
nhất trong cả nước (năng suất bình quân là 18,8 tạ/ ha), cá biệt có những nơi
đạt 30 tạ / ha). Ở miền đông Nam bộ, đậu tương tập trung chủ yếu trên vùng
đất đỏ thuộc tỉnh Đồng Nai. Tuy có diện tích gieo trồng không được lớn,
nhưng đã chiếm 1/3 sản lượng đậu tương của cả nước. (Phạm Văn Thiều và
cs, 1988). Về sản lượng, riêng 3 vùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ,
đồng bằng sông Cửu Long chiếm 63,8% sản lượng đậu tương của cả nước
(Nguyễn Trọng Trang, 2005).
Tuy nhiên, năng suất đậu tương ở nước ta còn rất thấp so với các nước
trong khu vực châu Á và chỉ bằng 43% so với năng suất bình quân của cả thế
giới. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước cũng như xuất
khẩu, theo kế hoạch dự báo quốc gia thì đậu tương cần đạt 770.442 tấn vào
năm 2010 với diện tích là 404.500 ha. Nhưng đến năm 2005 sản lượng đậu
tương trong nước mới chỉ đạt 245 nghìn tấn, năng suất mới chỉ đạt 13,24 tạ/
ha với diện tích trồng mới chỉ có 185 nghìn ha. Vì thế để phát triển sản xuất
đậu tương ngoài công tác chọn giống phải có các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ
đặc biệt là phân bón cho cây, trong đó không thể không kể đến các loại phân
vi sinh giúp hỗ trợ sử dụng tối đa phân bón hóa học.
1.2. Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng đối với sự sinh trưởng và phát
triển của cây đậu tương
1.2.1 Đạm
Đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất và hút được nhiều nhất
của cây đậu tương do hạt đậu tương có hàm lượng protein cao. Để đạt năng
suất 3 tấn/ ha thì cây đậu tương cần 285 kg N/ha. Mặc dù cây đậu tương có khả
năng tự túc phần lớn N nhưng việc cung cấp N hợp lí cho đậu tương có tác
dụng làm cây mọc nhanh, phát triển hệ rễ, tạo cơ sở cho việc hình thành nốt
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


12


sần. Đồng thời phát triển thân, lá và cành; tăng tỉ lệ đậu quả và tỉ lệ quả chắc,
tăng khối lượng hạt và hàm lượng protein trong hạt (Nguyễn Như Hà, 2006).
Trong cây đậu tương, đạm được tích luỹ khá nhiều ở thời kì đầu và
nhiều nhất ở thời kì ra hoa kết quả, đặc biệt là từ khi hoa nở rộ cho đến khi hạt
mẩy. Cây đậu tương thiếu đạm, lá chuyển thành màu xanh vàng và bị rụng khi
có gió, phiến lá hẹp và diện tích lá nhỏ, cằn cỗi, lá kép sau nhỏ hơn hay bằng
lá kép trước, hoa và quả rụng nhiều hoặc lép, khối lượng hạt giảm (Đỗ Thị
Báu, 2000). Nhưng thừa đạm lại cản trở sự xâm nhập của vi khuẩn vào nốt
sần và việc cố định N của cây đậu tương. Thừa đạm còn có khả năng làm cây
phát triển quá mạnh, ức chế ra hoa và quả làm ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng hạt (Nguyễn Như Hà, 2006).
Thời kì ra hoa, đậu quả nếu không cung cấp đủ đạm thì số hoa, quả rụng
nhiều hoặc lép, khối lượng hạt thấp. Do rễ của cây đậu tương có khả năng sống
cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm và nguồn đạm này có thể đáp ứng 60%
lượng đạm mà cây cần, cho nên việc cung cấp đạm cho cây ngay từ ban đầu
của con người là không nhiều nhưng lại rất quan trọng để nó thúc đẩy cho quá
trình cố định nitơ của vi khuẩn (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996).
1.2.2. Lân
Lân có tác dụng xúc tiến cho sự phát triển của bộ rễ và sự hình thành
nốt sần, các cơ quan sinh sản. Đủ lân số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên
rõ rệt, số quả và hạt chắc tăng lên, tăng khối lượng hạt... Đồng thời lân cũng
tham gia vào thành phần nucleotit, axít nucleic, nucleotit, photpholipit. Lân có
mặt trong thành phần hệ thống men, có ý giữa trao đổi gluxít, sự cố định đạm,
tổng hợp protit, lipit và sự chuyển hoá năng lượng trong quá trình quang hợp
và hô hấp (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 1996). Cây đậu tương thiếu lân ảnh
hưởng xấu đến việc hình thành rễ, nốt sần và khả năng cố định đạm.
1.2.3. Kali

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


×