Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh vải của huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

TRẦN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH VẢI CỦA
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI – 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ


nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Yến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LI CM N

Trong suốt quá trình thực tập , tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S
Cao Việt Hà, đã định hớng và hớng dẫn tôi hoàn thành luận vặn này.
Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Tài nguyên và Môi
trờng, viện đào tạo Sau Đại học - Trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị, cán bộ công nhân viên của
Phòng Tài nguyên & Môi trờng huyện Lục Ngạn, Trạm Khuyến nông
huyện Lục Ngạn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian khảo sát
thực địa tại huyện để phục vụ cho việc thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
ngời thân đã luôn giành cho tôi những lời động viên trong suốt quá trình
thực tập.
Hà Nội, ngày 6 tháng 4 nă
năm 2012
Tác giả

Trần Thị Yến


Trng i hc Nụng Nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip..

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt...............................................................................vii
Danh mục bảng...............................................................................................viii
Danh mục hình .................................................................................................. x
Danh mục sơ đồ................................................................................................ xi
1

MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1

1.2

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu .......................................................... 2

1.2.1

Mục đích.............................................................................................................2


1.2.3

Yêu cầu...............................................................................................................2

2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3

2.1

Những nghiên cứu về phân loại, sử dụng và đánh giá đất đai trên
thế giới. ................................................................................................. 3

2.1.1

Những trường phái phân loại đất trên thế giới................................................3

2.1.1.1 Phân loại dựa theo nguồn gốc phát sinh ............................................... 3
2.1.1.2 Hệ thống phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (Soil
Taxonomy):........................................................................................... 3
2.1.1.3 Cơ sở lý luận đánh giá đất theo FAO.................................................... 4
2.1.2

Tình hình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai. ...................................5

2.1.3

Một số nội dung chính đánh giá đất theo FAO...............................................9

2.1.4


Những nội dung đánh giá thích hợp đất đai cho một cây trồng cụ thể...... 11

2.1.4.1 Khái niệm chung về xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. ........................ 11

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii


2.1.4.2 Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất
đai........................................................................................................ 12
2.1.4.3 Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của các loại hình sử dụng đất ....... 12
2.1.4.4 Đánh giá mức độ thích nghi đất đai .................................................... 13
2.2

Những ứng dụng đánh giá thích hợp đất đai theo FAO ở thế giới
và Việt Nam. ....................................................................................... 16

2.2.1 Những ứng dụng đánh giá thích hợp đất đai trên thế giới. ............................ 16
2.2.2 Những ứng dụng đánh giá thích hợp đất đai tại Việt Nam............................ 18
2.3

Nghiên cứu tổng quan về cây vải ở Việt Nam.................................... 22

2.3.1

Tình hình phát triển cây vải ở Việt Nam...................................................... 22

b


Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước ............................................. 23

2.3.2

Những nhu cầu sinh thái của cây vải............................................................ 25

a

Nhu cầu về nhiệt độ ............................................................................ 25

b

Nhu cầu về ánh sáng ........................................................................... 26

c

Nhu cầu về nước ................................................................................. 26

d

Yêu cầu về đất đai............................................................................... 27

e

Nhu cầu dinh dưỡng các chất khoáng................................................. 28

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 29


3.1

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 29

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 29
3.1.2

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 29

3.2

Nội dung nghiên cứu........................................................................... 29

3.3

Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 29

3.3.1

Phương pháp kế thừa...................................................................................... 29

3.3.2

Phương pháp khảo sát thực địa: .................................................................... 30

3.3.3

Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp nông
dân về hiệu quả và tình hình canh tác trên đất trồng vải theo phương


Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA - Participatory Rural
Appraisal). ....................................................................................................... 30
3.3.4

Điều tra thu thập số liệu thứ cấp.................................................................... 30

3.3.5

Đánh giá thích hợp đất đai theo FAO........................................................... 30

3.3.6

Sử dụng phần mềm GIS và Mapinfor .......................................................... 30

3.3.7

Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp chuyên
gia để đề xuất sử dụng đất hợp lý đất trồng vải. .......................................... 31

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 32

4.1


Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa bàn
nghiên cứu........................................................................................... 32

4.1.1

Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 32

4.1.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 32
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo ................................................................................ 32
4.1.1.3 Địa chất ............................................................................................... 35
4.1.1.4 Sông ngòi - Thủy văn.......................................................................... 36
4.1.1.5 Khí hậu................................................................................................ 37
4.1.1.6 Đặc điểm tài nguyên đất ..................................................................... 44
4.1.1.7 Đặc điểm đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật............................. 48
4.1.2

Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................................... 49

4.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế............................................................... 49
4.1.2.2.Dân số, lao động.................................................................................. 52
4.2.1.3 Cơ sở hạ tầng....................................................................................... 53
4.1.3

Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên địa bàn nghiên cứu........................ 57

4.1.4

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lục Ngạn............................................... 61


4.2

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang................................................................................................... 62

4.2.1

Tiêu chí phân cấp bản đồ đơn vị đất đai....................................................... 62

4.2.1

Kết quả lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu. .................................................. 62

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v


4.2.2

Kết quả xây dựng bản đồ đơn tính................................................................ 64

4.2.3

Xác định và mô tả các đơn vị đất đai............................................................ 67

4.2.4

Hiệu quả kinh tế của cây vải với các cây trồng khác trên cùng một
loại đất, ............................................................................................................ 69


4.3

Đánh giá thích hợp đất đai .................................................................. 72

4.3.1

Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn
của huyện Lục Ngạn....................................................................................... 72

4.3.2

Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất được chọn ................. 72

4.3.3

Kết quả phân hạng thích nghi đất đai huyện Lục Ngạn.............................. 74

4.3.3

Mô tả mức độ thích nghi đất đai với các loại hình sử dụng đất ................. 76

4.4

Đề xuất phát triển vùng trồng vải chuyên canh. ................................. 77

4.5

Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp. ...................................................... 80


4.5.1

Những quan điểm đề xuất sử dụng đất nông nghiệp................................... 80

4.5.2.2 Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 81
4.5.3

Giải pháp phát triển vùng chuyên canh vải.................................................. 83

4.5.3.1 Đề xuất sử dụng đất cho cây vải. ........................................................ 83
4.5.3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế của cây
vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang......................................................... 84
4.5.3.3 Đề xuất sử dụng đất cho các loại hình sử dụng đất khác.................... 85
5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 86

5.1

Kết luận ............................................................................................... 86

5.2

Kiến nghị............................................................................................. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 88

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Giải nghĩa

DTTN

Diện tích tự nhiên.

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai.

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ
chức Nông lương của Liên hợp quốc).

Fl

Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.

Fp

Đất nâu vàng trên phù sa cổ.

Fq


Đất vàng nhạt trên đá cát.

Fs

Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất.

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý).

KTXH

Kinh tế xã hội

LHSDĐ

Loại hình sử dụng đất.

LMU

Land Mapping Unit (Đơn vị bản đồ đất đai, gọi tắt là đơn vị đất đai).

LUT

Land use type (Loại hình sử dụng đất).

PRA

Participatory Rural Appraisal (phương pháp điều tra nhanh nông

thôn).

TCN

Tiêu chuẩn ngành.

SDĐ

Sử dụng đất

SPSS

Statistical Package for Social Sciences (phần mềm xử lý thống kê).

S1

Rất thích hợp

S2

Thích hợp

S3

Ít thích hợp

N

Không thích hợp


UNEP

United Nations Enviroment Programme (Chương trình môi
trường Liên hiệp quốc).

UNESCO United National Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc).
USDA

United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Bảng tiêu chuẩn xác định mức độ thích nghi đất đai

2.2

Thống kê diện tích các mức thích nghi của các loại hình sử dụng


15

đất huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận

20

2.3

Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh của Việt Nam

24

4.1

Phân loại đất huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang

45

4.2

Hiện trạng đất rừng của huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.

48

4.3

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2001 – 2011
(Giá cố định)


50

4.4

Biến động dân số của huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang

52

4.5

Tình hình sản xuất vải huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.

58

4.6

Diện tích, sản lượng vải một số xã huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc
Giang

59

4.7

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2011 huyện Lục Ngạn

61

4.8

Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

cho cây vải ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

63

4.9

Diện tích và tỷ lệ các loại đất theo kết quả bản đồ loại đất

64

4.10

Kết quả diện tích và tỷ lệ thành phần cơ giới theo bản đồ thành
phần cơ giới

65

4.11

Kết quả diện tích và tỷ lệ độ dốc theo bản đồ bản đồ độ dốc

65

4.12

Kết quả diện tích và tỷ lệ độ dày tầng đất theo bản đồ độ dày tầng đất.

66

4.13


Kết quả diện tích và tỷ lệ chế độ tưới bản đồ chế độ tưới.

66

4.14

Đơn vị đất đai cho cây vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

67

4.15

Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất huyện Lục Ngạn

70

4.16

Yêu cầu sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất trên nhóm đất đỏ
vàng của huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

73
viii


4.17


Tổng hợp mức độ thích nghi của các LMU với các LUT trên
nhóm đất đỏ vàng của huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang

4.18

74

Mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất trên nhóm đất
đỏ vàng của huyện Lục Ngạn

76

4.19

Hiện trạng SDĐ theo mức độ thích nghi của các LUT

79

4.20

Đề xuất sử dụng đất trên nhóm đất đỏ vàng của huyện Lục Ngạn
- tỉnh Bắc Giang

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

85

ix



DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

4.1

Mô hình số độ cao huyện Lục Ngạn

4.2

Biểu đồ lượng mưa theo tháng tại một số trạm khí tượng trong
tỉnh Bắc Giang

4.3

34
38

Biểu đồ nhiệt độ theo tháng tại một số trạm khí tượng trong tỉnh
Bắc Giang

40

4.1

Cơ cấu giá trị sản xuất các nhóm ngành


51

4.3

Cơ cấu lao động của huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.

53

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Công đoạn nghiên cứu về đất và sử dụng đất

2.2

Quy trình Đánh giá thích hợp đất đai theo FAO

10


2.3

Quy trình đất giá thích hợp đất đai cho một cây trồng cụ thể

11

4.1

Sơ đồ chu chuyển đất huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

80

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8

xi


1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có
khả năng tái tạo. Đất đai có đặc điểm là vị trí địa lý và diện tích không thay
đổi, nhưng chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình
sử dụng của con người. Vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý trên cơ sở có quy
hoạch sử dụng đất là chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.
Hiện nay, trên thế giới cũng như trong nước, nghiên cứu mức độ thích
hợp đất đai cho cây trồng là một bước không thể thiếu trước khi tiến hành
định hướng quy hoạch, bố trí phát triển vùng sản xuất. Ở Việt Nam, đánh giá

đất đai được tiến hành ở nhiều tỉnh trong toàn quốc như: Bắc Ninh, Hà Giang,
Quảng Trị, Đồng Nai…, nhằm phục vụ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, nhờ đó đã tạo ra nhiều vùng chuyên canh cây trồng có hiệu quả cao.
Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi bao gồm 9 huyện và 1 thành phố,
tuy nhiên diện tích đồi núi chiếm 50% diện tích cả tỉnh và tập trung chủ yếu ở
4 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế). Địa hình đồi núi tỉnh
Bắc Giang đa dạng, đất bao gồm các loại đất đồi núi, đất vàn, trũng. Tài
nguyên sinh thái cho phép phát triển một hệ thống cây trồng khá phong phú
và đa dạng.
Lục Ngạn là một huyện miền núi, nằm phia Đông Bắc của tỉnh Bắc
Giang, đất đai của huyện phần lớn là đồi núi, nếu biết phát huy thế mạnh của
vùng đất này sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay việc sử dụng đất nông, lâm nghiệp của vùng còn nhiều bất
cập. Việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu chưa hợp lý.
Tập quán canh tác và trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của
sản xuất thị trường, thu nhập của người dân còn thấp, chưa tương xứng với
tiềm năng của vùng. Huyện có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với cây vải,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1


một trong những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Cây vải được xác định là
cây kinh tế mũi nhọn chủ yếu của huyện, nhiều năm qua diện tích trồng vải
không ngừng tăng nhanh. Chỉ trong 5 năm (2005 – 2010), diện tích vải thiều
Lục Ngạn đã tăng tới 27,9% hiện đạt trên 19.192 ha trong tổng số 21.976 ha
cây ăn quả toàn huyện (gồm vải, hồng, nhãn và một số cây ăn quả khác),
trung bình hàng năm cho sản lượng 50.000 – 70.000 tấn quả tươi và thường
chiếm gần 30% giá trị toàn ngành nông nghiệp hàng năm của Lục Ngạn.
Trong bối cảnh hiện nay, cây vải trong huyện được chuyển đổi nhiều về

diện tích là theo tính chủ quan, do áp lực của nhu cầu thị trường chứ không
dựa trên những cơ sở về đất và cây trồng. Xuất phát từ những vấn đề trên
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ
phát triển vùng chuyên canh vải của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Đánh giá tiềm năng đất đai, mức độ thích hợp với cây vải đề xuất vùng
chuyên canh vải cho phù hợp nhằm phát triển diện tích chuyên canh theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
1.2.3. Yêu cầu
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai làm cơ sở đề xuất định hướng phát
triển vùng chuyên canh vải của huyện Lục Ngạn.
Đánh giá mức độ thích hợp của cây vải với điều kiện tự nhiên của
huyện.
Đề xuất phát triển vùng chuyên canh vải bền vững.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Những nghiên cứu về phân loại, sử dụng và đánh giá đất đai trên thế
giới.
2.1.1. Những trường phái phân loại đất trên thế giới
2.1.1.1. Phân loại dựa theo nguồn gốc phát sinh
Vào những năm 50 của thế kỷ này, các đại diện Liên Xô cũ, các nước
Đông Âu là trường phái chiếm ưu thế với các tác giả như: Docuchaev (18981899), B.B. Polunov (1926,1934,1944), Gơlinka (1927), Ivanov (1941, 1947,
1957, 1958), J.P. Gerasimov (1957, 1958, 1959, 1961), C.V. John (1958,
1959, 1962), V. Kovda (1956, 1959), V.M. Fridland (1955, 1958, 1959,1964).

Các ông cho rằng phân loại đất phải dựa vào hình thái đất và nhấn mạnh vào
các tính chất của đất như: màu sắc, cấu trúc, thành phần cơ giới, độ dày mỏng
của tầng đất, điều kiện thoát nước, hàm lượng canxi, muối và chất hữu cơ.
Các nhà khoa học đất theo trường phái này đã vận dụng 3 nhóm chỉ tiêu
(yếu tố phát sinh, quá trình phát sinh và tính chất của đất) để phân loại. Hệ
thống phân vị bao gồm 8 cấp: (1) lớp; (2) lớp phụ; (3) loại; (4) loại phụ; (5)
thuộc; (6) chủng; (7) biến chủng; (8) bậc. Với các loại đất tự nhiên còn giữ
được thảm thực vật nguyên sinh che phủ, chưa có sự tác động của con người
thì phân loại phát sinh học là hoàn toàn chính xác, nó được đánh giá một cách
đúng đắn các đặc tính, tính chất vật lý và hoá học của đất. Ở các loại đất đã bị
thoái hoá, chịu ảnh hưởng của tác động con người qua một thời gian dài thì
phân loại theo phát sinh học đã bắt đầu xuất hiện một số nhược điểm như
chưa phản ánh một cách đầy đủ và chính xác những tính chất của đất và các
quá trình đang diễn ra trong đất.
2.1.1.2. Hệ thống phân loại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (Soil Taxonomy):
Được hình thành ở Mỹ vào những năm 50-60 của thế kỷ này, đây là hệ
thống phân loại định lượng, dựa vào việc nghiên cứu tầng chuẩn đoán và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


những đặc tính chuẩn đoán. Hệ thống Soil Taxonomy bao gồm 7 cấp: (1) lớp;
(2) lớp phụ; (3) nhóm lớn; (4) nhóm phụ; (5) họ; (6) biểu; (7) loại. Phân loại
đất theo hệ thống của Soil Taxonomy là một hệ thống phân loại đất rất có giá
trị vì nó đi đầu trong việc định lượng các tính chất của đất. Hệ thống phân loại
này được áp dụng rất rộng rãi ở các nước như Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ và rất
nhiều nước ở Châu Phi. Tuy nhiên vì tính phức tạp của nó nên việc áp dụng
rộng rãi của hệ thống Soil Taxonomy vẫn còn có hạn chế nhất định [22].
2.1.1.3. Cơ sở lý luận đánh giá đất theo FAO.

Theo Docuchaev đất hay thổ nhưỡng “Soil” là “lớp phủ thổ nhưỡng”
nằm ở phần trên cùng của vỏ trái đất, đất là thể tự nhiên đặc biệt được hình
thành do tác động tổng hợp của năm yếu tố: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình
và thời gian. Nếu đất đã sử dụng thì chịu tác động của yếu tố con người là yếu
tố hình thành đất thứ 6. Giống như vật thể sống khác, đất cũng có quá trình
phát sinh, phát triển và thoái hóa vì các hoạt động về vật lý, hóa học và sinh
học luôn xảy ra trong nó.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landcape ecology), đất đai
“land” được định nghĩa đầy đủ như sau: “là vùng hay vạt đất được xác định
về mặt địa lý của bề mặt trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định
hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên
trên, bên trong và bên dưới nó như: không khí, đất (soil), điều kiện địa
chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và
những hoạt động trước đây của con người ảnh hưởng tới việc sử dụng của
vùng hay vạt đất đó trong hiện tại và tương lai”. (Christian và Stewart - 1986
và Smyth - 1973) [16].
Từ định nghĩa trên có thể hiểu: Đất đai là một vùng đất có ranh giới vị
trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã
hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật,
động vật và hoạt động sản xuất của con người… và khái niệm đất đai rộng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


hơn bởi chúng bao trùm cả về ý nghĩa thổ nhưỡng (đất) và các yếu tố khác
của vùng lãnh thổ có chi phối tới sử dụng đất và cũng chính bởi vậy đánh
giá đất không chỉ dừng lại ở phạm vi của thổ nhưỡng (đất) và các yếu tố
khác của vùng lãnh thổ mà phải cả các yếu tố tương tác khác chi phối tới
việc sử dụng đất.

Đánh giá đất đai đã được FAO đề xuất định nghĩa năm 1976: “ Đánh giá
đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của một vạt đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng yêu cầu cần phải có”[16].
Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng đất
đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn [39].
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai.
Trong đánh giá đất đai phải được đưa ra xem xét trên phạm vi rộng,
bao gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội. Đặc điểm của
đất đai được sử dụng trong phân hạng là những tính chất của đất đai ta có thể
đo lường hoặc ước lượng được. Những tính chất đó được đối chiếu với yêu
cầu sinh lý và các điều kiện sinh thái tối thích của cây trồng cụ thể. Có rất
nhiều yêu cầu về đặc tính nhưng đôi khi chỉ cần lựa chọn ra những đặc tính
chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên
cứu. Trong đánh giá, thổ nhưỡng là thành phần đặc biệt quan trọng, nhưng
ngoài ra còn cả lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội khác. Đánh giá phân hạng
đất đai không chỉ dựa chất lượng đất mà còn dựa vào điều kiện kinh tế - xã
hội và môi trường. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp mang tính liên ngành.
Theo Stewart đã định nghĩa đánh giá đất đai “Là đánh giá khả năng
thích hợp đất đai đối với mục tiêu sử dụng đất của con người trong sản xuất
nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, quy hoạch vùng bảo tồn thiên nhiên… Đánh giá
đất đai là nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về những thuận lợi và khó khăn
trong việc sử dụng đất và làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định sử dụng và
quản lý đất đai”.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


Việc nghiên cứu đất (Soil) mới chỉ đơn thuần cung cấp thông tin về
tiềm năng sử dụng đất dựa trên các tính chất thổ nhưỡng. Trong khi ý nghĩa

đất đai (Land) và sử dụng đất đai lại rộng hơn nhiều những gì mà đất (hay thổ
nhưỡng) thể hiện, bởi đất đai được xác định từ sự tổ hợp các thuộc tính “khí
hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa chất, thuỷ văn, các sinh vật sống (động vật,
thực vật), và những tác động của con người đến đất trong quá khứ cũng như ở
hiện tại “(Brinkman và Smyth, 1973) [16]. dẫn theo Den F.J(1992) và tuỳ
theo các đặc tính tự nhiên của đất đai mà con người sẽ quyết định khả năng và
mức độ khai thác đất.
Việc đánh giá đất được xem xét trên phạm vi rộng, bao gồm cả không
gian và thời gian với các yêú tố tự nhiên và xã hội vì thế nó bao gồm cả lĩnh
vực tự nhiên, kinh tế và kỹ thuật. Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông
tin, xem xét toàn diện và phân hạng là việc làm cụ thể để phân định ra mức độ
thích hợp cao hay thấp.
Từ những năm 1970, Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) đã tập hợp
các nhà khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu đất trên Thế giới
để xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá đất đai”. Qua những cuộc hội
thảo quốc tế người ta đã nhận thức được tầm quan trọng xuất phát từ yêu cầu
cấp thiết của thực tiễn sản xuất đặt ra đó là phải cần có những giải pháp hợp
lý trong việc sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với
tài nguyên đất đai. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất được
thành lập tại Rome (Italia) của tổ chức FAO đã ra đời bản dự thảo đánh giá
đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó chúng được Blikman và Smyth biên
soạn cho in ấn chính thức vào năm 1973. Năm 1975 bản dự thảo được các
chuyên gia về đánh giá đất hàng đầu của FAO tham gia đóng góp, đến năm
1976 đề cương đánh giá đất (Aframeword for land Evaluation, 1976) đã biên
soạn phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên đất (Soil) và khả năng sử dụng
đất đai (Land) toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng cho các khu vực, các nước.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6



FAO đã đưa ra các tài liệu hướng dẫn về phân loại đất và đánh giá đất đai v.v.
Các tài liệu hướng dẫn của FAO được các nước quan tâm thử nghiệm, vận dụng
và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở
cho quy hoạch sử dụng đất. Theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, các
yếu tố tự nhiên (địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, thảm thực vật, v.v.), kinh tế
- xã hội, nhu cầu dinh dưỡng cây trồng, khả năng đầu tư thâm canh, hiệu quả
kinh tế các loại hình sử dụng đất, mức độ ảnh hưởng của môi trường, được xem
xét dựa trên những luận cứ khoa học và được tiến hành theo từng bước. Với kỹ
thuật tin học tiên tiến, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng trong
đánh giá đất đai để xử lý thông tin, đưa ra được các thông số cần thiết và chính
xác nhằm xây dựng các loại bản đồ về đất. Qua những thử nghiệm ban đầu các
nước đang phát triển bản đề cương tiếp tục bổ sung và hoàn thiện vào các năm
sau đó để áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời [43].
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước tưới [44].
- Đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh [50].
- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp [48].
- Đánh giá đất cho phát triển nông thôn [45].
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dung
đất [46].
Thực chất, đây là một tập hợp các hướng dẫn về phương pháp luận, có
thể ứng dụng trong bất kỳ dự án nào và ở bất kỳ tỷ lệ nào. Bên cạnh việc đánh
giá tiềm năng đất đai, đánh giá thích hợp đất đai còn đề cập đến nhiều thông
tin như kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác của từng loại sử dụng cụ thể,
cung cấp thông tin cho nhà quy hoạch lựa chọn phương án sử dụng đất hợp lý.
Ngay từ khi mới được công bố, hướng dẫn của FAO đã được áp dụng
trong một số dự án phát triển. Hầu hết các nhà đánh giá đều công nhận tầm
quan trọng của nó đối với sự phát triển của chuyên ngành đánh giá đất đai
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


7


c thc hin nhiu quc gia v tr thnh mt khõu quan trng trong cụng
tỏc lp quy hoch s dng t vựng lónh th.
Xõy dng bn t nhm xỏc nh s lng v cht lng ti nguyờn
t (cũn c gi l qu t). s dng t bn vng mang li hiu qu
kinh t, cụng on tip theo l "Phõn hng thớch nghi t ai".Ton b cụng
on nghiờn cu v t v s dng t:
Cụng on I

Cụng on II

Cụng on III

Điều tra cơ bản xác

Phân hạng

Quy hoạch

Thực hiện

định số lợng, chất

thích nghi

sử dụng đất


quy hoạch

lợng đất (quỹ đất)

đất đai

sử dụng

S 2.1: Cụng on nghiờn cu v t v s dng t
iu tra xõy dng bn t thuc cụng on I, tin hnh Phõn hng
thớch nghi t ai v xut c cu cõy trng thuc cụng on II. Trong quỏ
trỡnh trin khai thc hin quy hoch s dng t (cụng on III), ch cn xột
cụng on III (phn quy hoch s dng t) hoc t mt phn cụng on II.
Vit Nam, khỏi nim ỏnh giỏ t ai ó cú t lõu qua vic phõn chia
t hng in, lc hng th thu thu. Cụng tỏc ỏnh giỏ phõn hng t ai
c nhiu c quan khoa hc nghiờn cu v thc hin nh: Vin Quy hoch
v Thit k Nụng nghip, Vin Th nhng - Nụng hoỏ, Tng cc Qun lý
rung t (nay l Tng cc Qun lý t ai).
Nhiu cụng trỡnh, ti nghiờn cu v ỏnh giỏ, phõn hng t ai ó
c trin khai rng rói trờn ton quc n cỏc tnh v cỏc a phng, vi
nhiu i tng cõy trng, nhiu vựng chuyờn canh v cỏc d ỏn u t ca
c trong nc v nc ngoi. ỏnh giỏ phõn hng thớch hp t ai ca FAO
ln u tiờn c ng dng Vit Nam trong nghiờn cu ỏnh giỏ v quy
hoch t hoang [22]. V Cao Thỏi ( Vin th nhng Nụng hoỏ) vn dng
phng phỏp ỏnh giỏ kh nng thớch hp t ai ca FAO nghiờn cu
Trng i hc Nụng Nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc nụng nghip..

8



phân hạng đất đai cho cao su, chè, cà phê của Tây Nguyên, năm 1990 Võ Văn
An (Viện kinh tế kỹ thuật cao su) ứng dụng nguyên tắc phân hạng của FAO
để đánh giá và phân loại đất trồng cao su ở khu vực Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ.v.v. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu
chuẩn ngành 10TCN 343-98 [36], quy trình được xây dựng trên cơ sở vận
dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất đai của FAO theo điều kiện và tiêu
chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này cũng đã đưa ra các hướng dẫn cụ
thể về nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá cho các tỷ
lệ bản đồ khác nhau.
2.1.3. Một số nội dung chính đánh giá đất theo FAO.
Phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự kế thừa, sự kết hợp được những
điểm tương đồng của hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ,
đồng thời bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá mang tính quốc tế đã giúp
các nhà khoa học có tiếng nói chung. Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất
của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài
nguyên đất đai, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn
thế giới cũng như trong từng quốc gia riêng rẽ.
Xác định tiến trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp gồm 7 bước: Đánh
giá hiện trạng sử dụng đất; Lựa chọn các loại sử dụng đất tối ưu; Xây dựng
yêu cầu sử dụng đất; Xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai; Đánh giá phân hạng
đất đai; Đề xuất sử dụng đất và quy hoạch, bố trí sử dụng đất. Trong 7 bước
này, nội dung quan trọng nhất là: Đánh giá phân hạng đất đai và Quy hoạch,
bố trí sử dụng đất. Việc đánh giá phân hạng đánh giá đất đai của tổ chức FAO
được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng và ở nước ta nó được cụ thể hoá
bằng "Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp"-10 TCN 343-98
Nội dung phương pháp đánh giá đất theo FAO gồm 3 vấn đề [36]:
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất để lựa chọn các loại hình sử dụng
đất phục vụ đánh giá đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


9


- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Phân hạng thích hợp đất đai.
Theo FAO (1990) [41] đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá
đất đai:
1. Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát
triển vùng hay quốc gia, cũng như phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự
nhiên/kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
2. Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ
thuật và kinh tế - xã hội.
3. Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại sử
dụng đất.
4. Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
5. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai gồm cả sự so sánh về năng suất
lợi ích thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
6. Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.
Theo tài liệu: “Đánh giá đất vì sự nghiệp phát triển”, FAO đã đề ra các
bước đánh giá đất như sau [48]:
Thu

Xác định

thập tài

mục tiêu

liêu


đất đai

Xác

Xác định
các loại
hình sử
dụng đất

định
đơn vị
đất đai

Đánh
giá khả
năng
thích

Áp dụng

Quy

Xác định

Xác định

của việc

hoạch sử


LUT

hiện trạng

đánh giá

dụng đất

thích hợp

KT-XH

đất

và MT

Sơ đồ 2.2: Quy trình Đánh giá thích hợp đất đai theo FAO
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


2.1.4. Những nội dung đánh giá thích hợp đất đai cho một cây trồng cụ thể
Đánh giá, phân hạng đất được tiến hành theo sơ đồ sau:

Xác định

Thu thập

Xác định


Xác định

mục tiêu

tài liệu

loại sử

ĐVĐĐ

dụng đất
Đề xuất

Xác định

Phân tích

Đánh giá

sử dụng

phương

hiệu quả

khả năng

đất


án SDĐ

KTXH,

thích nghi

Sơ đồ 2.3 : Quy trình đất giá thích hợp đất đai cho một cây trồng cụ thể
2.1.4.1. Khái niệm chung về xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
Đất đai (Land) theo định nghĩa của FAO là bao gồm tất cả những yếu tố
của môi trường tự nhiên (địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh
vật...). Những yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng sử dụng đất.
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) thường được gọi tắt
là đơn vị đất đai (ĐVĐĐ). Đơn vị đất đai được hiểu là: những vùng đất trên
thực tế, tương ứng với các khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tương đối về
tất cả các chỉ tiêu. Đó là các tính chất, đặc điểm đất đai cơ bản thuộc cả về tự
nhiên (đất, nước, khí hậu...), kinh tế xã hội. Đơn vị đất khác nhau được phân
biệt bởi sự sai khác của 1 hoặc nhiều yếu tố, chỉ tiêu đã được phân cấp. Được
xác định là 1 đơn vị đất đai có nghĩa là sẽ có cùng khả năng sử dụng, với cùng
1 mức độ thích hợp cho một loại sử dụng đất đai nào đó. Mỗi một ĐVĐĐ có
chất lượng riêng và nó thích hợp với một số loại hình sử dụng đất đai
(LHSDĐ) nhất định. ĐVĐĐ là cơ sở cho việc tính toán sau này trong việc đánh
giá đất đai phục vụ cho việc quy hoạch sử dụng đất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


2.1.4.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
a. Những căn cứ lựa chọn.

- Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của vùng nghiên cứu.
- Các loại hình sử dụng đất và kết quả phân tích tài chính của các loại
hình sử dụng đất.
- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến năng suất cây trồng và các yêu
cầu sử dụng đất cho mục tiêu phát triển.
- Căn cứ nguồn tài liệu hiện có.
b. Yêu cầu về phân cấp các chỉ tiêu.
- Các đơn vị đất đai càng đồng nhất càng tốt.
- Việc tập hợp thành nhóm phải có ý nghĩa thực tế quan hệ với sử dụng
đất dự kiến.
- Thể hiện các đơn vị đất đai một cách nhất quán trên bản đồ.
- Các đơn vị đất đai được xác định thông qua thuộc tính đơn giản của
đất có thể đo được hay ước lượng được.
- Các đơn vị đất đai cần xác định theo tính chất bền vững tương dối của
bề mặt đất, chúng không có triển vọng thay đổi nhanh chóng theo các biện
pháp quản lý.
2.1.4.3. Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của các loại hình sử dụng đất
Mỗi loại cây trồng đòi hỏi một điều kiện về đất, các yếu tố khí tượng
thủy văn..., hay nói tóm lại là yêu cầu sinh lý sinh thái của cây trồng. Yêu cầu
sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo
cho mỗi loại sử dụng đất dự kiến phát triển bền vững. Mỗi loại sử dụng đất
đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau. Việc xác định yêu cầu sử dụng đất
đai được dựa trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu là:
- Đặc điểm, tính chất đất đai.
- Vấn đề chăm sóc, quản lý và điều kiện kinh tế.
- Bảo vệ đất và môi trường.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12



Loại hình sử dụng đất đai (Land use type – LUT) là kiểu bố trí cơ cấu
mùa vụ trong năm đối với cây trồng hàng năm (như LUT 1: Lúa ĐX + Lúa
mùa, LUT 2: Lúa + Màu...) và là loại cây trồng đối với cây lâu năm như LUT
cây cà phê... Như vậy loại hình sử dụng đất đai được xác định nhất định trong
thời gian một năm hoặc nhiều năm. Một hệ thống sử dụng đất đai (Land use
system - LUS) được hình thành nếu một loại hình sử dụng đất (LUT) nào đó có
thể hiện được trong một điều kiện đất đai cụ thể. Một hệ thống sử dụng đất đai
(LUS) trong phạm vi nghiên cứu là sự xuất hiện của loại hình sử dụng đất đai
(LUT) trên một loại đất hay một đơn vị đất đai nhất định. Thực tế cho thấy một
LUT có thể xuất hiện ở điều kiện đất đai này nhưng không thể xuất hiện ở một
điều kiện đất đai khác hoặc đôi khi có thể xuất hiện nhưng không phổ biến vì các
đòi hỏi về đầu tư (input) hoặc giá trị sản lượng (output) không hợp lý và khó
được chấp nhận về mặt xã hội. Như vậy, phân tích và đánh giá một hệ thống sử
dụng đất sẽ cho phép xác định khả năng và mức độ thích ứng của loại hình sử
dụng đất với điều kiện đất đai ở cả khía cạnh tự nhiên lẫn kinh tế xã hội. Sự hình
thành và phân bố của các hệ thống sử dụng đất một mặt xuất phát từ tập quán
sản xuất của người dân địa phương, từ yêu cầu tiêu thụ sản phẩm trong khu vực;
mặt khác căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của vùng.
2.1.4.4. Đánh giá mức độ thích nghi đất đai
Phân hạng, đánh giá thích nghi là công việc đối chiếu, so sánh giữa các
yêu cầu về sử dụng của từng loại hình sử dụng đất đai (LUT) với các đặc
điểm, tính chất của từng đơn vị đất đai (LMU).
Theo phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976,1983),
phân loại khả năng thích nghi đất đai được phân thành 4 bậc: bộ (order), loại
(class), loại phụ (sub-class) và đơn vị (unit). Bộ (order) gồm có: thích nghi (S) và
không thích nghi (N); loại (class) gồm có: thích nghi cao (S1), thích nghi trung
bình (S2), ít thích nghi (S3) và không thích nghi (N); loại phụ (sub-class) bao
gồm các mức độ thích nghi (trừ thích nghi cao S1) được phân chia chi tiết theo
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


13


×