Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại thị xã chí linh, tỉnh hải dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.68 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------

NGUYỄN XUÂN HÒA

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số

: 60.85.02

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH QUANG HUY

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Nguyễn Xuân Hòa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên
và Môi trường, Viện đào tạo sau đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà nội
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Trịnh Quang Huy
đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn UBND Thị xã Chí Linh, cán bộ Phòng Thống kê,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng kinh tế và nhân dân thuộc các xã
thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
tiếp cận và thu thập những thông tin, lấy mẫu phân tích cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã
động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012
Học viên

Nguyễn Xuân Hòa

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

ix

1


ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục đích, yêu cầu

2

2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4

2.1

Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

4

2.2


Quy trình nuôi cá thương phẩm bằng phương pháp công nghiệp

9

2.3

Các vấn đề môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt

18

2.4

Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản

22

3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

3.1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

29

3.2


Nội dung nghiên cứu

29

3.3

Phương pháp nghiên cứu

29

4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

33

4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Chí Linh

33

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

33

4.1.2


Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

43

4.2

Tình hình hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

53

Diện tích nuôi trồng thủy sản thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương

53

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iii

4.2.1


4.2.2

Chuẩn bị ao nuôi và quy trình nuôi cá nước ngọt ở thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

4.2.3

Diện tích và hình thức nuôi trồng thủy sản thị xã Chí Linh tỉnh

Hải Dương

4.2.4

71

Kết quả quan trắc chất lượng nước ao nuôi cá trắm tại một số xã
trên địa bàn thị xã Chí Linh - Hải Dương

4.4

69

Kết quả quan trắc chất lượng nước ao nuôi cá chép tại ở một số
xã trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.3.4

67

Kết quả quan trắc chất lượng nước ao nuôi cá theo hình thức bán
thâm canh tại một số xã trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.3.3

67

Kết quả quan trắc chất lượng nước ao nuôi cá theo hình thức
thâm canh và bán thâm canh tại xã Tân Dân- Chí Linh


4.3.2

64

Hiện trạng chất lượng môi trường trồng thủy sản trên địa bàn thị
xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.3.1

62

Tổng hợp diện tích và các loại cá chính thâm canh trên địa bàn
các xã thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2011

4.3

61

Một số loại bệnh dịch thường gặp trong nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương năm 2006 - 2011

4.2.6

58

Năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí
Linh - tỉnh Hải Dương năm 2011

4.2.5


54

74

Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

77

4.4.1

Nhóm hóa chất xử lý đất và nước

77

4.4.2

Hóa chất gây màu nước

78

4.4.4

Kháng sinh

80

4.4.5

Chế phẩm sinh học


81

4.4.6

Vitamin

81

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

iv


4.5

Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa
bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

82

4.5.1

Giải pháp trọng tâm trong công tác bảo vệ môi trường NTTS

82

4.5.2

Giải pháp thực hiện


82

5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

86

5.1

Kết luận

86

5.2

Đề nghị

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

88

PHỤ LỤC

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

v



DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CoC

Quy tắc nuôi

cs

Cộng sự

ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức Nông lương thực Liên Hợp quốc

GAP

Quy tắc thực hành nuôi tốt


GTSX

Giá trị sản xuất

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT


Tài nguyên và Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn - Ao - Chuồng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

vi


DANH MỤC BẢNG
STT
2.1

Tên bảng

Trang

Chế độ cho ăn và chăm sóc theo kích cỡ cá sử dụng thức ăn
công nghiệp

2.2

Một số loại thức ăn tự chế biến cho cá rô phi với tỷ lệ phối trộn

khác nhau tuỳ theo kích cỡ cá nuôi

3.1

11
12

Vị trí các điểm lấy mẫu đánh giá chất lượng nước ao nuôi trồng
thủy sản

30

4.1

Khí tượng thủy văn Hải Dương

36

4.2

Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Chí Linh năm 2010

39

4.3

Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Chí Linh

43


4.4

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2010

45

4.5

Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của Chí Linh năm 2010

45

4.6

Biến động diện tích đất nuôi trồng thủy sản trện địa bàn thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.7

Diện tích và hình thức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương năm 2011

4.8

61

Một số loại bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương

4.11


59

Năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương năm 2011

4.10

58

Thức ăn và liều lượng sử dụng trong thâm canh cá nước ngọt trên
địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương năm 2011

4.9

53

63

Diện tích và chủng loại cá nuôi trên địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh
Hải Dương năm 2011

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

65
vii


4.12


Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi cá tại
xã Tân Dân, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.13

Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi cá bán
thâm canh tại một số xã trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.14

69

Bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước ao nuôi cá chép
ở một số xã trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

4.15

67

72

Tổng hợp kết quả phân tích nước ao nuôi cá trắm ở một số xã
trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

74

viii



DANH MỤC BIỂU ĐỐ
STT
2.1

Tên biểu đồ

Trang

Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở
Việt Nam

6

2.2

Sản lượng nuôi trồng theo đối tượng ở Việt Nam

6

4.1

Một số thông số khí tượng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

36

ix



1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có thế mạnh để phát triển ngành nuôi trồng, chế biến và xuất
khẩu thủy sản. Trong đó, nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã phát triển
rộng khắp trong cả nước, không chỉ ở đồng bằng, ven biển mà còn ở các vùng
miền núi, đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và
xuất khẩu.
Để có được năng suất nuôi trồng thủy sản và lợi nhuận cao, hướng nuôi
trồng thâm canh là xu hướng đang thịnh hành. Nuôi thâm canh cần phải đầu
tư lớn về thức ăn trực tiếp (thức ăn tổng hợp) hoặc gián tiếp (bón phân vô cơ,
hữu cơ) sử dụng một số hóa chất để duy trì sự phát triển ổn định của vật nuôi.
Điều này cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm cho nguồn nước do lượng thức ăn
dư thừa ngày càng nhiều trong ao hồ nuôi trồng, vượt quá khả năng tự làm
sạch tự nhiên[9].
Sự gia tăng diện tích nuôi trồng thiếu định hướng và chưa phù hợp với
quy hoạch sử dụng nguồn nước hiện nay đang là một nguy cơ gây suy thoái
chất lượng nước. Ước tính mỗi năm, việc nuôi trồng thủy sản đã thải ra môi
trường nước xấp xỉ 3 triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ gần như chưa được
xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi cũng đã đi theo nguồn thải này ra hệ thống
sông rạch làm chất lượng nhiều vùng nước suy giảm nặng nề[32].
Một số kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn nghiên cứu cho
thấy, đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa đến trên
45% Nitrogen và 22% là các hợp chất hữa cơ khác. Các hợp chất chứa Nitơ
với hàm lượng cao đã gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, phát sinh tảo
độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt các chất thải này lan
truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông và nuôi cá trong
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

1



mương ao. Đối với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi
thâm canh, nuôi công nghiệp…thì chất thải càng lớn và gây ô nhiễm môi
trường càng cao. Do lượng thức ăn dư thừa không tiêu thụ hết, chúng lắng
xuống đáy ao, đây là một nguồn chất thải rất lớn gây ô nhiễm môi trường[32].
Thị xã Chí Linh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, có tổng diện
tích tự nhiên là 28.202,78 ha, trong đó đất nông nghiệp là 21.253,94 ha.
Trong thời gian dài nền kinh tế – xã hội chậm phát triển, tỉ lệ hộ nghèo cao,
thu nhập bình quân chỉ đạt 3,6 triệu đồng/năm/người, hệ số quay vòng ruộng
đất rất thấp do đặc điểm địa hình lòng chảo, việc quy hoạch bố trí công trình
thủy lợi để tưới tiêu chủ động rất khó khăn và tốn kém. Những chân ruộng
thấp trũng chỉ cấy được một vụ, năng suất thấp. Những năm gần đây, dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Thị Ủy, UBND nhiều vùng đất thấp trũng, hoang hóa,
sản xuất trồng trọt cho hiệu quả thấp đã được chuyển sang loại hình nuôi
trồng thủy sản (nuôi cá nước ngọt), nâng giá trị kinh tế của một héc ta lên gấp
nhiều lần so với trước đây [13]. Tuy nhiên sự phát triển nghề nuôi trồng thủy
sản này đã tác động đến môi trường với quy mô ngày càng lớn. Vì vậy, bảo
vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản đang trở thành vấn đề cấp bách hiện
nay.
Được sự phân công của khoa Tài nguyên & Môi trường, chúng tôi đi
nghiên cứu đề tài:"Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thủy sản tại
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường".
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng môi trường nuôi trồng thủy sản tại thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương.
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu từ nuôi trồng
thủy sản đến môi trường tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..


2


1.2.2. Yêu cầu
- Các thông tin, số liệu, tài liệu trung thực, chính xác, đảm bảo độ tin
cậy và đúng thực tiễn của địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tại khu vực nghiên cứu theo
các số liệu đã điều tra. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các
tác động xấu tới môi trường khu vực.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

3


2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hoá
chủ lực phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng đối với ngành và kinh
tế quốc gia. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2010 đạt 2,1 triệu tấn thuỷ sản
các loại, chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản, trong đó riêng cá tra ba sa
đạt trên dưới 1 triệu tấn và tôm sú đạt 0,37 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu các sản
phẩm từ nuôi trồng luôn chiếm trên 60% (toàn ngành thuỷ sản đạt gần 5 tỷ
USD năm 2010). Nếu so với toàn cầu, đến nay Việt Nam có sản lượng thuỷ
sản lớn thứ 3 toàn cầu (sau Trung Quốc, Ấn Độ) và là một trong những quốc
gia có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng thuỷ sản nuôi trên thế giới
(đứng thứ 2 sau Myanmar)[9].
Năng lực khoa học công nghệ, vốn và sáng tạo trong tổ chức sản xuất
đã góp phần làm tăng vị thế của nuôi trồng. Nước ta hiện đã chủ động con

giống phục vụ phát triển nuôi; sản xuất tôm giống đã trở thành một ngành sản
xuất hàng hoá với sản lượng khoảng 30 tỷ con giống hàng năm, nhiều đối
tượng khác đã thành công trong sản xuất nhân tạo[5].
Đối tượng nuôi cũng đa dạng, nhưng tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ
đạo đối với các loài nuôi mặn, lợ; cá tra là đối tượng xuất khẩu chính đối với
nhóm loài thủy sản nước ngọt. Công tác quản lý môi trường và phòng ngừa
dịch bệnh đã có chuyển biến ở các vùng nuôi. Các Trung tâm môi trường đã
thực hiện khảo sát, phân tích dự báo và cảnh báo môi trường ở các vùng nuôi
trọng điểm, đã giúp ngư dân và người nuôi chọn thời điểm thả giống tốt, kịp
thời xử lý môi trường nước, hạn chế dịch bệnh phát sinh.
Theo Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến năm 2020, nuôi trồng thủy sản sẽ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

4


trở thành ngành sản suất hàng hóa lớn, có năng suất và chất lượng đảm bảo
tính cạnh tranh cao. Và nuôi trồng sẽ là lĩnh vực chủ lực cung cấp nguyên liệu
cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước[34].
2.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng
Vào những năm 1990-2010 luôn có sự tăng trưởng cả về diện tích, sản
lượng nuôi trồng thuỷ sản. Trong giai đoạn 1990-1994 diện tích nuôi trồng luôn
cao hơn so với sản lượng nuôi. Nhưng giai đoạn 1995-2001 giữa diện tích và
sản lượng không có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay sản
lượng nuôi trồng đã vượt quá diện tích nuôi. Trong khi đó năng suất nuôi có
chiều hướng giảm từ năm 1990-1994; giai đoạn 1995-2001 năng xuất nuôi
không tăng; giai đoạn từ 2002 đến nay năng suất nuôi luôn tăng cao.
a) Diện tích có khả năng
Nước ta có một lợi thế rất lớn về điều kiện tự nhiên, môi trường và vị trí

địa lý thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản; được xem là vùng có lợi
thế cạnh tránh lớn trong khu vực và thế giới. Tổng diện tích có khả năng phát
triển NTTS của toàn quốc là 2.057.250 ha, trong đó nước mặn, lợ khoảng
1.000.000 ha và nước ngọt 1.057.250 ha.
b) Về diện tích nuôi
Nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta ngày càng được phát triển mạnh theo
hướng sản xuất hàng hoá và hướng tới xuất khẩu là mục tiêu để phát triển.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 tăng thêm gấp hơn 2 lần so với
năm 1990 và đạt tốc độ tăng bình quân năm 4,07%/năm (toàn giai đoạn 19902010), đưa tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước đạt khoảng 1.008
nghìn ha (kể cả diện tích nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa hơn 66.000 ha),
trong đó loại hình thủy vực nước ngọt chiếm 40% và nước mặn lợ chiếm 60%
và chiếm 49% tổng diện tích có khả năng. Khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) luôn chiếm 62% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản (NTTS)
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

5


của toàn quốc, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) chiếm 10,1%, Miền
Núi phía Bắc 9,1%, Bắc Trung Bộ 5,9%, Nam Trung Bộ 2,9%, Tây
Nguyên 1,4% và Đông Nam Bộ 8,6%[5].

Nguồn: FAO. 2009 [36]

Biểu đồ 2.1: Diễn biến diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản
ở Việt Nam

Nguồn: FAO. 2009 [36]

Biểu đồ 2.2: Sản lượng nuôi trồng theo đối tượng ở Việt Nam


c) Về nuôi lồng
Hiện nay chủ yếu được nuôi theo 3 kiểu lồng chính đang được sử dụng
nuôi phổ biến ở nước ta gồm lồng nuôi trên biển và nuôi lồng trên các hồ chứa
và lồng trên sông. Đến năm 2010, trên toàn quốc có khoảng 83.446 lồng
nuôi các loại, trong đó lồng nuôi biển khoảng 55.972 lồng và 27.474 lồng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

6


nuôi nước ngọt. Đối với lồng nuôi biển chủ yếu ở Phú Yên, Quảng Ninh, Hải
Phòng, Khánh Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu; đối với nuôi lồng trên sông chủ yếu
tập trung ở vùng ĐBSCL và nuôi trên các hồ chứa rải rác ở các tỉnh miền núi.
d) Về sản lượng nuôi
Sản lượng thuỷ sản nuôi ở nước ta ngày càng tăng từ 0,723 triệu tấn năm
2000 lên đến 2,1 triệu tấn năm 2010, tăng gấp 3,4 lần và đưa tốc độ tăng trưởng
về sản lượng bình quân năm 14,3%/năm. Trong đó tôm mặn lợ (chủ yếu tôm sú)
0,37 triệu tấn, cá tra 1,1 triệu tấn. Vùng ĐBSCL luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong
cơ cấu sản lượng nuôi của toàn quốc (chiếm 68%).
e) Năng suất nuôi trồng thuỷ sản
Mức độ tăng năng suất nuôi từ năm 1990-2010 là 3,3 lần và đưa tốc độ
tăng bình quân năm 6,82%/năm, trong đó năng suất nuôi cao ở những năm
2002 đến nay. Trong đó năng suất nuôi bình quân năm 1990 chỉ đạt 630
kg/ha/năm và đến năm 2010 đạt 2.069 kg/ha, trong đó nuôi nước ngọt khoảng
2,84 tấn/ha, nuôi mặn lợ khoảng 0,96 tấn/ha. Nguyên nhân sự tăng trưởng
mạnh về năng suất nuôi ở những năm 2002 đến nay là do đẩy mạnh phong
trào nuôi cá tra ao ở Đồng bằng sông Cửu Long; phương thức nuôi tôm sú,
tôm thẻ chân trắng, cá rô phi cũng chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang
nuôi bán thâm canh, thâm canh; nuôi nhuyễn thể từ nuôi quảng canh tự nhiên

sang nuôi quảng canh cải tiến có bổ sung con giống và quảng lý chăm sóc.
Vùng có năng suất nuôi trung bình cao nhất vẫn là ĐBSCL đạt bình
quân 5,7 tấn/ha. Việc tăng năng suất nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu do tăng đầu
từ khoa học công nghệ và đầu tư tài chính; từ nuôi quảng canh cải tiến, sang
nuôi bán thâm canh, thâm canh; ngoài ra do có sự thay đổi về cơ cấu đối tượng
nuôi, từ các loài cá truyền thống sang nuôi các đối tượng có năng suất nuôi
cao như cá tra, nghêu, tôm he chân trắng; và có sự tăng mạnh về diện tích ở
những vùng có lợi thế về điều kiện như đất ruộng trũng ở ĐBSCL, đất bãi
triều[5].
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

7


2.1.2. Giá trị, giá bán và giá thành sản phẩm nuôi trồng
a) Giá trị thuỷ sản nuôi trồng
Giá trị sản phẩm từ năm 1990-2010 của nuôi trồng theo giá cố định (năm
1994) đạt tốc độ tăng trưởng 14,7%/năm và tăng gấp 11,7 lần; từ 2.576 tỷ đồng
(năm 1990) lên 30.181 tỷ đồng (năm 2010), trong đó tôm biển 21.122 tỷ đồng.
Nếu tính theo giá trị hiện hành trong giai đoạn 2000-2010 luôn đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân năm 4,39%/năm, tăng gấp 1,4 lần, trong đó năm
2000 đạt 19.948 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 28.130 tỷ đồng năm 2010. Giá trị
sản lượng nuôi cá tra, ba sa đạt từ 220.875 triệu đồng năm 1997 tăng lên
10.257.855 triệu đồng năm 2010 (tăng gấp 46,5 lần).
b) Giá thành sản phẩm
Nhìn chung giá thành sản phẩm nuôi luôn thấp hơn giá bán (trừ cá tra
những năm gần đây), nhưng có chiều hướng tăng dần từ những năm 2000 đến
nay. Trung bình giá thành sản phẩm nuôi chung của năm 2000 đạt 12.966
đồng/kg, đến năm 2010 đạt 24.192 đồng/kg, tăng gấp 1,9 lần và đưa tốc độ tăng
trưởng bình quân năm về giá thành 8,11%/năm. Nguyên nhân của sự tăng giá

thành của các đối tượng nuôi là do sự tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào,
đặc biệt là giá thức ăn và tiền vay ngân hàng.
Giá thành các đối tượng nuôi chủ lực ảnh hưởng rất lớn bởi lạm phát trong
nước, cũng như sự biến động mạnh nền kinh tế thế giới; kéo theo giá thành cá tra
nuôi có chiều hướng tăng dần từ 10.00 - 10.5000 đồng/kg (năm 2000), 11.00012.000 đồng/kg (năm 2001 - 2002), tiếp tục tăng lên 12.500 - 13.500 đồng (năm
2003 - 2005), và 13.700 -14.500 đồng (năm 2005 - 2007); đến đầu năm 2010 đạt
16.500- 17.500 đồng/kg. Đối với tôm sú giá thành luôn giao động khoảng 40.00060.000 đồng/kg (riêng giá thành tôm sú nuôi ở ĐBSCL năm 2010 đối với tôm
thâm canh khoảng 47.800 đồng/kg, tôm bán thâm canh 47.400 đồng/kg, tôm
quảng canh cải tiến 51.300 đồng/kg), tôm thẻ chân trắng 45 -50.000 đồng/kg.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

8


Đối với ngao biển giá thành luôn chiếm 40-55% giá trị, tức luôn ở mức 6.000 7.000 đồng/kg.
c) Giá bán sản phẩm
Nhìn chung giá bán sản phẩm từ nuôi trồng ở nước ta có chiều hướng tăng
theo thời gian, nhưng với mức độ không cao (4,39%/năm) và thấp hơn
giá thành (8,11%/năm). Năm 2000 giá bán bình quân cho tất cả các đối tượng
được nuôi ở Việt Nam 19.948 đồng/kg và đến năm 2010 đạt 28.130 đồng/ha.
Nguyên nhân của việc tăng giá bán sản phẩm chủ yếu do sự biến động với chiều
hướng tăng cao chung của nền kinh tế thế giới và sự lạm phát trong nước.
Nhìn chung, giá cá tra bình quân hàng năm biến động từ 9.000 - 9.500
đồng/kg (năm 2005) đến 18.000 - 23.000 đồng/kg (năm 2010)[25].
2.1.3. Lao động trong nuôi trồng thuỷ sản
Trong thời gian qua, số hộ tham gia NTTS ngày càng tăng từ 0,51 triệu
hộ năm 2001 đến 0,69 triệu hộ năm 2010, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân năm
5%/năm. Tổng số lao động thủy sản năm 2000 đạt 1,73 triệu người, đến năm
2010 đạt 2,54 triệu người, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân năm 4,92%/năm.
Rõ ràng việc tăng lao động trong NTTS luôn tỷ lệ thuận với diện tích nuôi.

Trung bình mỗi hécta giải quyết được 2,5 - 2,7 người/ha và bình quân số lao
động trực tiếp cho NTTS giảm (từ 2,7 người/ha năm 2000 xuống còn 2,5
người/ha (năm 2010). Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi về cơ cấu phương
thức nuôi từ thấp lên cao[27].
2.2. Quy trình nuôi cá thương phẩm bằng phương pháp công nghiệp
2.2.1. Chuẩn bị ao nuôi
- Diện tích ao nuôi từ 1.000- 10.000m2, tốt nhất là 4.000- 6.000m2.
- Độ sâu trung bình 1,5- 2m nước.
- Ao nuôi cần có bờ vững chắc, không bị cớm rợp đảm bảo mặt ao
được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan ôxy từ không khí vào
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

9


nước. Đáy ao được vét sạch bùn tạo điều kiện cho cá sinh trưởng.
- Sau khi cải tạo đáy ao, bón vôi với liều lượng 7- 10kg vôi bột/100m2 ao.
2.2.2. Cá giống, mùa vụ và mật độ thả
Cá giống đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không mắc
bệnh. Trước khi thả cá giống xuống ao nên tắm cho cá bằng nước muối 2%
trong thời gian 5- 6 phút để loại trừ hết ký sinh trùng và chống nhiễm trùng các
vết xây sát do vận chuyển.
Mùa vụ nuôi: ở miền Bắc vụ nuôi từ tháng 3 đến tháng 11, ở miền Nam
có thể nuôi được quanh năm. Đơi với miền Bắc, để đảm bảo cá thu hoạch đạt
kích cỡ thương phẩm lớn phải chủ động được nguồn giống bằng các hình thức
lưu giữ giống qua đông, sản xuất giống cá ở vùng có nguồn nước nóng.
Mật độ nuôi, kích cỡ cá giống: Mật độ nuôi phụ thuộc vào kích cỡ dự
kiến lúc thu và năng suất nuôi. Để đạt năng suất 10 tấn/ha và cỡ cá trung bình
500 g/con cần thả với mật độ 2,5- 3 con/m2. Cỡ cá giống thả ao nên lớn hơn 5
g/con. Nếu cá giống lớn sẽ rút ngắn được chu kỳ nuôi.

2.2.3. Cho ăn và chăm sóc
Thức ăn cho cá rô phi ăn chủ yếu là 2 loại thức ăn công nghiệp và thức ăn
chế biến.
Dùng thức ăn công nghiệp viên nén nổi và không tan trong nước sẽ hạn
chế được sự thất thoát thức ăn và giảm ô nhiễm nước ao nuôi. Giai đoạn đầu
nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao, khi cá có trọng lượng trung
bình 300 g/con cho cá ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm thấp 1820%. Cách lựa chọn thứca ưn và kỹ thuật cho cá ăn áp dụng theo bảng sau.
Thức ăn được chia đều làm 2 phần, cho cá ăn vào 8- 9 giờ sáng và 1516 giờ chiều. Cần cho cá ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho ăn. Cứ 10 ngày thì
không cho cá ăn 1 ngày để kích thích tính thèm ăn của cá và tăng cường khả
năng ăn thức ăn tự nhiên trong ao.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

10


Thức ăn tự chế biến được làm từ những nguyên liệu sẵn có ở địa
phương để phối chế thành thức ăn cho cá rô phi. Các nguyên liệu cần được
tính toán hợp lý đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng quan trọng nhất là đạm theo
nhu cầu của cá rô phi ở từng kích cỡ khác nhau. Các nguyên liệu được nghiền
nhỏ, trộn đều với các chất kết dính như bột gòn, nấu chín để nguội vo lại
thành nắm hoặc qua máy đùn viên. Cho cá ăn trong sàn ăn; cho ăn từ từ, từng
ít một cho đến khi hết thức ăn, tránh hiện tượng cá tranh giành thức ăn quá
mạnh, làm thức ăn bị tan vào nước gây thất thoát.. Không nên cho cá rô phi
ăn dạng bột vì thức ăn bị tan vào nước vừa lãng phí, vừa làm bẩn môi trường
nước ao nuôi.
Bảng 2.1: Chế độ cho ăn và chăm sóc theo kích cỡ cá sử dụng thức ăn
công nghiệp
Cỡ cá
(g/con)
5- 20


Loại thức ăn
Dạng viên mảnh,

Mức cho ăn
(% trọng lượng)
5

30% đạm
20- 100

Dạng viên nổi,

Hàng tuần bón thêm phân
đạm+ lân với tỷ lệ 1/2

3- 3,5

26% đạm
100- 300 Dạng viên nổi,

Ghi chú

Hàng tuần bón thêm phân
đạm+ lân với tỷ lệ 1/2

3

Thay nước mỗi tháng 1 lần


2

Thay nước mỗi tháng 2 lần

22& đạm
Trên 300 Dạng viên nén,
18% đạm
Nguồn: Tổng cục Thủy sản- Bộ NN&PTNT 2009 [27]

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

11


Bảng 2.2: Một số loại thức ăn tự chế biến cho cá rô phi với tỷ lệ phối trộn
khác nhau tuỳ theo kích cỡ cá nuôi
Tỷ lệ phối trộn (%) theo từng loại kích cỡ cá
Nguyên liệu

Cỡ cá

Cỡ cá

Cỡ cá

Cỡ cá

5- 20g/con

20- 100g/con


Bột cá

18

16

13

8

Khô đỗ

41

27

21

15

Cám gạo

22,5

30,5

31,5

35


Bột sắn

7

15

20

26

Ngô hạt

6

6

9

9

Bã dừa

4

4

4

3


Chất kết dính

0,5

0,5

0,5

0,5

Premix khoáng

0,5

0,5

0,5

0,5

Premix vitamin

0,5

0,5

0,5

0,5


100- 300g/con >300g/con

Nguồn: Tổng cục Thủy sản- Bộ NN&PTNT 2009 [27]

Khi sử dụng thức ăn công nghiệp hay thức ăn chế biến phải chú ý đến
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.. Thức ăn không được nhiễm độc
Salmonella, nấm mốc độc (Aspergillus flavus), độc tố Aflatoxin và không đưa
các loại kháng sinh, hoá chất đã bị cấm sử dụng vào thức ăn.
Cách bón phân vô cơ đạm, lân: hoà phân dạm và lân ra nước rồi té đều
khắp mặt ao. Chọn thời tiết có nắng (9- 10 giờ sáng) để bón phân vô cơ cho ao
là thích hợp nhất vì tảo sẽ hấp thụ ngay nguồn dinh dưỡng vừa bón xuống ao.
Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ điều chỉnh thức ăn là 10 ngày 1 lần. Cách
làm cụ thể như sau: Cứ 10 ngày dùng vó hoặc chài bắt 30 cá thể, cân rồi tính
trọng lượng trung bình, làm cơ sở để ước tính lượng cá trong ao. Lượng thức
ăn phải cho cá ăn hàng ngày được tính theo công thức thực nghiệm sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

12


Lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày (kg) = A x D x S x 95% x F
Trong đó:

A: trọng lượng trung bình của cá (kg/con)
D: mật độ cá thả (con/m2)
S: diện tích ao (m2)
F: mức cho cá ăn (%)


Thường xuyên quan sát mức nước trong ao để điều chỉnh cho đúng
theo qui định. Giai đoạn đầu nuôi nên duy trì màu xanh của ao để tạo thêm
thức ăn tự nhiên cho cá bằng cách bón phân vô cơ. Giai đoạn cá lớn trên 300
g/con cần theo dõi thời tiết khí hậu, đặc biệt những hôm thời tiết thay đổi để
có biện pháp cấp thêm nước hoặc thay nước để hạn chế cá nổi đầu.
Theo dõi tình hình dịch bệnh, nếu thấy cá chết rải rác phải tham khảo ý
kiến chuyên gia bệnh cá để có biện pháp phòng trị kịp thời.
2.2.4. Thu hoạch
Sau khi nuôi cá được 5- 6 tháng, có thể thu hoạch. Đánh bắt những cá thể
đạt trọng lượng trên 500 g/con, những cá thể nhỏ nên nuôi tiếp 1 tháng nữa sẽ
đạt trọng lượng thương phẩm vì khi đó mật độ đã thưa cá rất nhanh lớn.
Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1- 2 tuần nên tích cực thay
nước sạch; hạn chế sự phát triển của tảo sẽ nâng cao chất lượng cá nuôi[30].
2.2.5. Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi thủy sản
a. Nhiệt độ
Nguồn cung cấp nhiệt cho thủy vực chủ yếu từ năng lượng bức xạ của
mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt độ của môi trường nước có quy luật
trong ngày đêm và theo mùa rõ rệt. Thường nhiệt độ của thủy vực vào ban
ngày cao hơn ban đêm. Nhờ đặc điểm lưu giữ nhiệt lớn nên sự biến động
nhiệt độ của môi trường nước bao giờ cũng ít hơn của không khí trong cùng
một điều kiện.
Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hầu hết thủy sinh vật là trong
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

13


khoảng 20-300C. Nhiệt độ dưới 150C làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thụ
dinh dưỡng, do đó làm cho tôm cá giảm ăn, chậm phát triển. Ngược lại nhiệt
độ cao cũng làm cho thủy sinh vật mất cân bằng sinh lý cơ thể, hầu hết thủy

sinh vật bị chết ở ngưỡng nhiệt ≥ 39. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trong thời
gian ngắn cũng gây sốc cho vật nuôi, đôi khi dẫn đến chết do sốc nhiệt.
b. Độ pH
Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính axit và tính
kiềm trong môi trường nước người ta dùng đại lượng “độ pH”. Trong thiên
nhiên rất hiếm khi gặp nguồn nước có tính kiềm cao, một số mạch nước ngầm
hoặc suối chảy ra từ khu hệ núi đá vôi mới có thể mang tính kiềm. Thường
gặp môi trường nước có tính kiềm là do tác động của con người trong quá
trình sử dụng bón vôi cho ruộng đồng hoặc bón lót tẩy ao.
Hầu hết cơ thể sinh vật thích ứng tốt ở môi trường có pH từ 6,5 – 8,5. Tuy
nhiên sự thích ứng với pH của môi trường cũng có sai khác giữa các loài thủy
sinh vật.
c. Oxy hòa tan (DO)
Có hai nguồn bổ sung oxy vào môi trường nước đó là từ không khí và
do sự quang hợp của tảo ngay trong vùng nước.
Sự khuếch tán oxy từ không khí vào phụ thuộc vào diện tích mặt
thoáng phụ thuộc vào nhiệt độ. Mặt thoáng càng lớn càng tạo điều kiện thuận
lợi cho oxy từ không khí hòa tan vào nước. Mạt nước bị che cớm hoặc bị bèo
phủ sẽ làm vùng nước bị thiếu oxy. Ngoài ra nhiệt độ tăng sự hòa tan của oxy
vào nước bị giảm và ngược lại nhiệt độ giảm oxy hòa tan sẽ tăng lên.
Sự quang hợp của tảo trong môi trường nước đóng vai trò rất to lớn,
vừa chuyển hóa năng lượng của ánh sáng mặt trời thành các dạng năng lượng
dự trữ của vật chất hữu cơ, tạo sinh khối cho vùng nước:
CO2 + H2O ------------> Chất hữu cơ của tảo + O2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

14



d. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD)
BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng
oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi sinh vật
Chất hữu cơ + O2 -----> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi
sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết
cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng
của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các
chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.
BOD5 là lượng oxy cần thiết để cung cấp cho vi sinh vật phân hủy các chất
hữu cơ sau 5 ngày ở nhiệt độ 200C làm thí nghiệm. Trong ao nuôi hàm lượng
BOD5 thích hợp là 5 – 10 mgO2/l.
COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy
cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và
hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học
trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các
hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà
tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm
giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói
chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác
nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.
e. Amoni tổng số (NH3 và NH4+) và amonium (NH4+)
Amonia được sinh ra trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ giàu
đạm. Trong môi trường kiềm mạnh, toàn bộ amonium (NH4+) được chuyển
thành amonia (NH3) và amonia sẽ được đo bằng phương pháp Indophenol.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp…………………..

15



×