Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá ưu thế về sinh trưởng và sức sống của các tổ hợp lai giữa 4 dòng cá rô phi vằn oreochromis niloticus trong điều kiện nhiệt độ thu đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 57 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học nông nghiệp hà nội
-------------***-------------

Nguyễn hồng điệp

đánh giá u thế về sinh trởng và
sức sống của các tổ hợp lai giữa 4 dòng
cá rô phi vằn oreochromis niloticus
trong điều kiện nhiệt độ thu đông

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyờn ngnh: NUễI TRNG THU SN
Mó s: 60.62.70

Ngi hng dn: TS. TRN èNH LUN

hà nội - 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng rôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Người cam đoan

Nguyễn Hồng Điệp



Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ tại Phòng Sinh học thực
nghiệm – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong đề tài: “Chọn giống rô phi trong điều
kiện không tối ưu”, các khoá sinh viên thực tập, đặc biệt là sự cộng tác của Ks
Nguyễn Hoài Nam người đã cùng tôi triển khai và thu thập số liệu trong thí
nghiệm này.
Tôi xin cảm ơn sự định hướng, giúp đỡ của TS. Trần Đình Luân và Ths.
Nguyễn Thị Hoa trong suốt quá trình tôi triển khai thí nghiệm và hoàn thiện
báo cáo.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình
và bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong thời gian tôi theo học khoá học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!
Bắc Ninh, 5 tháng 4 năm 2012

Học viên
Nguyễn Hồng Điệp

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan……………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn……………………………………………………………………….ii
Mục lục………………………………………………………………………….iii
Danh mục bảng…………………………………………………………………..v
Danh mục hình…………………………………………………………………..vi
Danh mục viết tắt……………………………………………………………….vii
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................3
1. Nguồn gốc và sự phân bố của cá rô phi .......................................................3
2. Một số đặc điểm sinh học chính của cá rô phi .............................................3
2.1. Đặc điểm sinh sản ..................................................................................3
2.2. Đặc điểm hình thái.................................................................................4
2.3. Ngưỡng chịu nhiệt .................................................................................5
3. Tình hình nghiên cứu chọn giống thủy sản trên thế giới..............................5
2.1. Hiện trạng nghiên cứu chọn giống trong nuôi trồng thủy sản ...............5
2.2. Hiện trạng nghiên cứu chọn giống cá rô phi..........................................7
2.3. Cơ sở hình thành quần đàn chọn giống ban đầu....................................9
4. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................11
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................14
1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................14
2. Xây dựng các tổ hợp lai..............................................................................14
3. Thu và ương nuôi các tổ hợp cá rô phi.......................................................15
4. Đánh dấu các đàn vật liệu và nuôi thương phẩm đàn cá thí nghiệm..........16
5. Thu thập và phân tích số liệu......................................................................17
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................19
1. Môi trường thí nghiệm ...............................................................................19
2. Sản xuất các tổ hợp nghiên cứu..................................................................20
3. Sức sống của cá thí nghiệm........................................................................21
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..


iii


4. Tăng trưởng của cá .....................................................................................23
4.1. Tăng trưởng của cá thí nghiệm ở các công thức khác nhau ................23
4.2. Tăng trưởng của cá thí nghiệm theo giới tính......................................24
4.3. Tăng trưởng của cá trong các tổ hợp lai ..............................................26
5. Thảo luận ....................................................................................................27
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..............................................................29
1. Kết luận ......................................................................................................29
2. Đề xuất........................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................30
Tài liệu tiếng Việt .............................................................................................30
Tài liệu tiếng Anh .............................................................................................31
PHỤ LỤC ............................................................................................................34
HÌNH ẢNH MINH HỌA...................................................................................47

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Ảnh hưởng của chương trình chọn giống lên sản lượng một số loài
thủy sản ..................................................................................................... 6
Bảng 2: Sơ đồ lai để tạo các tổ hợp...................................................................... 14
Bảng 3: Thống kê về nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm ................................... 19
Bảng 4: Biến động hàm oxy hòa tan trong thời gian thí nghiệm ......................... 19
Bảng 5: Ảnh hưởng của giới tính tới khối lượng cá thu hoạch trong các thí
nghiệm..................................................................................................... 24

Bảng 6: Ảnh hưởng của giới tính tới khối lượng cá thu hoạch trong các tổ
hợp lai ..................................................................................................... 25
Bảng 7: Khối lượng trung bình hiệu chỉnh khi thu hoạch của các tổ hợp lai ...... 26

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus ........................................................4
Hình 2: Sơ đồ ương nuôi cá thí nghiệm lên cỡ bắn dấu.......................................15
Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi thương phẩm .............................................17
Hình 4: Biến động hàm lượng pH của các bể trong thời gian thí nghiệm ...........20
Hình 5: Khối lượng trung bình của cá bố mẹ trong các tổ hợp lai ......................21
Hình 6: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm trong các môi trường khác nhau ..............22
Hình 7: Tỷ lệ sống của cá ở các tổ hợp lai khác nhau..........................................22
Hình 8: Giá trị ước đoán về khối lượng trung bình hiệu chỉnh của cá ................23

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

v


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả ghép giai cho sinh sản và thu bột các tổ hợp lai.................... 34
Phụ lục 2: Biến động hàm lượng Oxy trong các thí nghiệm................................ 35
Phụ lục 3: Biến động pH trong thời gian thí nghiệm ........................................... 36
Phụ lục 4: Kết quả phân tích phương sai nhiệt độ nước của các bể thí nghiệm .. 36
Phụ lục 5: Số lượng cá thả, thu và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm ......................... 37
Phụ lục 6: Kết quả phân tích về tỷ lệ sống của cá thí nghiệm ............................. 38
Phụ lục 7: Kết quả chạy mô hình toán 1 bằng phần mềm SAS ........................... 39
Phụ lục 8: Bảng thống kê khối lượng cá khi thu hoạch theo công thức thí

nghiệm.................................................................................................. 44
Phụ lục 9: Bảng thống kê về khối lượng cá khi thu hoạch theo tổ hợp lai .......... 45

HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình ảnh 1: Thu cá bột từ các tổ hợp lai..............................................................47
Hình ảnh 2: Hệ thống giai ương và chăm sóc cá thí nghiệm ..............................47
Hình ảnh 3: Kiểm tra định kỳ cá thí nghiệm........................................................48
Hình ảnh 4: Dấu điện tử; các dụng cụ soi, lưu, và bắn dấu cho cá thí nghiệm....48
Hình ảnh 5: Phân loại dấu và bắn dấu cho cá thí nghiệm ....................................49
Hình ảnh 6: Thu thập số, các chỉ tiêu hình thái của cá thí nghiệm ......................49
Hình ảnh 7: Thu hoạch cá thí nghiệm và thu thập số liệu....................................49

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ctv

Cộng tác viên

D

Cá rô phi vằn dòng Đài Loan

T

Cá rô phi vằn dòng Thái Lan


I

Cá rô phi vằn dòng Israel

N

Cá rô phi vằn dòng chọn giống Viện 1 (Novit 4)

FAO

Tổ chức nông lương thế giới

GIFT

Genetic Improvement of Farmed Tilapia
(tên gọi cho dòng cá rô phi chọn giống của Philippine)

NORAD

Norwegian Agency for Development Cooperation
(Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy)

AFGC

Tổ chức Hợp tác nông dân Châu Á

PIT Tag

Chíp điện tử


CWT

Dấu dây

SAS

Statistical Analysis Softwear (phần mềm phân tích số
liệu)

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

vii


MỞ ĐẦU
Cá rô phi, mặc dù có nguồn gốc ở Châu Phi, tuy nhiên hiện được nuôi ở
trên 100 nước khác nhau trên thế giới, trong đó có cả các nước nhiệt đới và cận
nhiệt đới. Theo thống kê của FAO (2004), 90% cá rô phi nuôi bên ngoài Châu
Phi là cá rô phi vằn (O. Niloticus). Qua đó cho thấy cá rô phi được xem như là
đối tượng nuôi quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Để nâng cao khả năng thích
nghi với các điều kiện môi trường khác nhau và tốc độ sinh trưởng cá rô phi đã
có nhiều chương trình lai tạo, chọn giống đã và đang diễn ra ở các nước khác
nhau. Từ những thành công của các chương trình chọn giống (trên cá hồi, tôm,
cá vược...) có thể khẳng định việc áp dụng phương pháp chọn lọc sẽ góp phần
thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.
Cá rô phi là loài cá sống ở vùng nhiệt đới, theo một số nghiên cứu, nhiệt độ
thích hợp cho cá rô phi sinh trưởng và phát triển là 28 - 30oC. Khi ở nhiệt độ môi
trường xuống dưới 20oC, cá rô phi sinh trưởng chậm và giảm ăn, cá ngừng hoạt
động và hoàn toàn ngừng ăn khi nhiệt độ nước xuống dưới 16oC. Do vậy, việc
nghiên cứu tạo ra dòng cá có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường nhưng

vẫn sinh trưởng nhanh và ổn định trong điều kiện nhiệt độ không tối ưu ở nước
ta là vấn đề đang được quan tâm.
Các chương trình chọn giống của cá rô phi hiện nay đã góp phần phát triển
sản xuất cá rô phi nhanh trên toàn cầu (ADB, 2005). Các chương trình này chủ
yếu tập trung vào nâng cao tốc độ tăng trưởng trong điều kiện nhiệt độ tối ưu hay
khả năng chịu lạnh thông qua sốc nhiệt trong thời gian ngắn để đánh giá tỷ lệ
sống. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc cá chết do nhiệt độ
xuống thấp và đột ngột làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong điều kiện khí hậu
hiện nay không quan trọng bằng nâng cao tốc độ tăng trưởng trong điều kiện
nhiệt độ thấp. Do đó, nghiên cứu đánh giá để xem xét khả năng sinh trưởng phục
vụ công tác chọn giống của cá rô phi trong điều kiện nhiệt độ không tối ưu (dưới
25oC) cần được đầu tư nghiên cứu. Để đáp ứng được nhu cầu nuôi của các địa
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

1


phương có mùa đông và phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi, việc đầu tư
nâng cao chất lượng giống và tốc độ tăng trưởng trong điều kiện sản xuất này là
rất cần thiết.
Trong khi chọn giống là một biện phát nâng cao chất lượng giống, một
phương pháp khác là lai giữa các dòng cá rô phi có nguồn gốc khác nhau về mặt
địa lý cũng có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng của tôm nhờ vào ưu thế lai ở thế
hệ con. Phương pháp lai có thể cho kết quả nhanh chóng và ít tốn kém so với
phương pháp chọn giống. Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá ưu thế
về sinh trưởng và sức sống của các tổ hợp lai giữa 4 dòng cá rô phi vằn
Oreochromis niloticus trong điều kiện nhiệt độ thu đông” áp dụng phương
pháp lai như là bước khởi đầu cho chương trình nâng cao chất lượng giống cá rô
phi.
* Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu chung: Góp phần lựa chọn các tổ hợp lai có ưu thế cao về sinh
trưởng và sức sống trong điều kiện nhiệt độ thu đông phục vụ công tác chọn
giống sau này.
- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá được ưu thế sinh trưởng của các tổ hợp về sinh
trưởng và sức sống trong điều kiện nhiệt độ thu đông trong 2 ngưỡng nhiệt độ
(15 –20 và 20- 25oC).
* Nội dung nghiên cứu
- Sản xuất các tổ hợp lai
Thiết kế sơ đồ lai tạo chéo giữa 4 dòng cá rô phi vằn Novit-4, Thái Lan,
Đài Loan, Israel đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Thu và ương nuôi đàn vật liệu từ các tổ hợp lai.
- Đánh giá ưu thế lai về sinh trưởng và sức sống giữa các tổ hợp lai
Đánh dấu và nuôi thương phẩm đàn vật liệu trong bể xi măng có điều khiển
nhiệt độ.
Thu thập số liệu và tiến hành phân tích đánh giá ưu thế lai giữa các tổ hợp.

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

2


PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.

Nguồn gốc và sự phân bố của cá rô phi
Cá rô phi là loài cá nước ngọt thuộc bộ cá vược Perciformes, họ Cichlidae.

Chúng có nguồn gốc tự nhiên ở châu Phi, nhưng đã được đưa đến nhiều vùng
nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các vùng ôn đới trên thế giới trong suốt nửa cuối của
thế kỷ 20 (Pillay, 1990). Việc di nhập cá rô phi đi các nước phục vụ cho các mục

đích khác nhau như nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, quản lý thực vật dưới
nước, và mục đích nghiên cứu khoa học. Cá rô phi có nhiều đặc tính tốt khiến
loài cá này trở thành đối tượng lý tưởng cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cho
các nước đang phát triển. Cụ thể là cá có khả năng lớn nhanh, chịu đựng rộng
đối với các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, nồng độ ôxy hòa tan,...), chống
chịu stress và bệnh tật tốt, thời gian thành thục nhanh và sinh sản tốt.
Năm 1964, người ta mới chỉ biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số
này đã lên tới 100 loài, trong đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế. Những loài
được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi đen; trong
đó loài nuôi phổ biên nhất là cá rô phi vằn. Số quốc gia nuôi cá rô phi tăng lên
đến 78 nước vào năm 1990. Theo số liệu của FAO (2004), 40 trong tổng số 78
quốc gia nuôi cá rô phi có sản lượng thấp hơn 100 tấn/năm. Sản lượng cá rô phi
tăng dần đến 383.654 tấn vào năm 1990, chiếm 2,28% tổng sản lượng nuôi trồng
thủy sản vào năm đó. Từ năm 1990 đến nay, nuôi cá rô phi đã phát triển rộng ở
hơn 100 nước. Sản lượng cá rô phi vào năm 2002 tăng hơn 390% so với sản
lượng năm 1990 là 1.505.804 tấn (FAO, 2004).
2.

Một số đặc điểm sinh học chính của cá rô phi

2.1. Đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh sản nổi bật của cá rô phi là chúng có khả năng phát dục rất
sớm, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn và từng loài khác nhau mà tuổi và cỡ thành
thục khác nhau. Cá rô phi đen O. mossambicus tuổi thành thục bắt đầu 3-4 tháng
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

3


tuổi, cỡ cá thành thục 40-50g/con; đối với cá rô phi O. niloticus tuổi thành thục

từ 5-6 tháng tuổi, cỡ thành thục 100-150g/con. Do vậy một phần năng lượng
phục vụ cho sinh trưởng đã chuyển sang cho hoạt động sinh sản nên khi đến tuổi
phát dục cá thường chậm lớn. Đây là hiện tượng đẻ tự nhiên thể hiện rõ ở các
quần đàn cá hoang dã (Iles, 1973). Hầu hết các loài cá rô phi giống Oreochromis
đều tham gia sinh sản nhiều lần trong năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp cá rô
phi có thể đẻ quanh năm (10-11 lần đối với các tỉnh phía Nam, 5-6 lần đối với các
tỉnh phía Bắc Việt Nam). Khi quan sát buồng trứng thấy lúc nào cũng có tất cả các
pha noãn bào, từ pha non nhất đến pha chín sẵn sàng rụng, vì vậy trong tự nhiên ở
các ao nuôi cá rô phi chúng ta thường bắt gặp nhiều cá con ở các kích cỡ khác nhau,
trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính. Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm đến 2000
trứng, cá ít tuổi khả năng sinh sản cao hơn cá già (từ 3 năm tuổi trở lên).

2.2. Đặc điểm hình thái
Loài cá rô phi vằn Oreochromis niloticus: Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng
có màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ
7-9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi từ phía
lưng xuống bụng rất rõ (hình 1). Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm
lớn, lớn nhanh và đẻ thưa hơn cá rô phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biến nhất
trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Văn Hảo, 1993).
Cá cái

Cá đực

Hình 1: Cá rô phi vằn Oreochromis niloticus

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

4



2.3. Ngưỡng chịu nhiệt
Nguồn gốc cá rô phi đã nói lên ngưỡng chịu nhiệt của chúng. Theo
Chervinski (1982), cá rô phi có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 10 - 40oC. Khi
nhiệt độ < 20oC kéo dài thì cá tăng trưởng chậm, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh
trưởng và phát triển là 28-35oC (Huet, 1994). Tuy nhiên khả năng thích ứng
nhiệt độ của cá rô phi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quá trình thuần hoá, độ lớn và
xâu của thuỷ vực.
Cá rô phi đực mất khả năng tiết sẹ khi nhiệt độ nước thấp dưới 14 – 16oC
trong nhiều ngày, nhưng nó lại tiết sẹ trở lại nếu vài ngày sau khi nhiệt độ nước
trên 18 – 20oC (Lê Quang Long, 1961). Theo Pillay (1995), nhiệt độ thích hợp
để ấp trứng cá rô phi trong bể nhân tạo là trên 20oC. Khi nhiệt độ dưới 20oC thì
trứng cá bị ung, cá bột phát triển bình thường ở nhiệt độ nước từ 20 – 30oC
(Rana, 1990). Theo Macintosh và Little (1995), cá rô phi ấp trứng và ngậm con
trong miệng kéo dài khoảng 10 – 15 ngày ở nhiệt độ 20oC, ở nhiệt độ 28oC là 4 –
6 ngày và 34oC trong vòng 3 – 5 ngày.
Khả năng chịu lạnh của các loài cá rô phi khác nhau là khác nhau, T. zillii
và O. aureus có khả năng chị lạnh tốt nhất, tiếp đó là O. mossambicus và O.
hornorum, sau cùng là O. niloticus (Bechrends và ctv., 1990). Ngay trong cùng
một loài các dòng cá khác nhau khả năng chịu lạnh cũng khác nhau. Khả năng
thích ứng với nhiệt độ của cá rô phi còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như cỡ cá,
quá trình thuần hoá, độ mặn của thuỷ vực.
3.

Tình hình nghiên cứu chọn giống thủy sản trên thế giới

2.1. Hiện trạng nghiên cứu chọn giống trong nuôi trồng thủy sản
Theo Gjedrem và Baranski (2009), lịch sử của quá trình gia hóa và phát
triển nuôi trồng thủy sản đã được ghi nhận từ lâu, tuy nhiên chương trình chọn
giống mới được thực hiện trong những thập kỷ gần đây với số lượng chương
trình còn nhiều hạn chế và chủ yếu tập chung ở một số loài có giá trị kinh tế nhất

định (Bảng 1).
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

5


Bảng 1: Ảnh hưởng của chương trình chọn giống lên sản lượng
một số loài thủy sản
Số
Loài

Số gia đình

chương trên chương

Sản lượng trên

Sản lượng từ

toàn thế giới

loài/dòng chọn

trình

trình

2003 (ngàn tấn)

giống (%)


4

76

15.332

-

3

60

4.489

1

1

50

1.796

-

Tôm

9

170


1.752

8

Rô phi

7

166

1.704

9

Vẹm xanh

1

60

1.410

-

Scallop

1

110


1.178

2

Cá Hồi ĐTD

12

211

1.129

97

Hồi vân

7

160

483

27

Ca nheo Mỹ

1

-


300

-

Cá hồng

1

50

202

-

Cá hồi TBD

6

108

202

22

Cá vược

1

50


76

-

1

30

14

-

Turbot

1

50

5

-

Arctic charr

1

150

1


-

Cá tuyết

3

90

1

-

Tổng cộng

60

-

35.051

4.6

Nhóm cá Chép
Trung Quốc
Hầu
Nhóm cá Chép
Ấn Độ

Tồm hùm nước

ngọt

(Nguồn: Gjedrem và Baranski, 2009)

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

6


Chương trình chọn giống đầu tiên trong thủy sản được thực hiện trên cá hồi
Đại Tây Dương (Salmo solar) từ năm 1975 tại Na Uy (Gjedrem, 2000). Đây
cũng là loài cá có số lượng các chương trình chọn giống nhiều nhất hiện nay trên
thế giới. Sau 5 thế hệ chọn giống đã tăng tốc độ sinh trưởng lên 113%, khả năng
tiêu hóa thức ăn tăng 40% và hệ số thức ăn giảm 20% (Thodesen và ctv, 1999).
Các chương trình chọn giống ban đầu tập trung vào sinh trưởng thì đến các thế
hệ gần đây đã bổ sung thêm tuổi thành thục, các tính trạng liên quan đến chất
lượng cá thương phẩm và nâng cao khả năng kháng bệnh. Các đánh giá sau mỗi
chương trình chọn giống đã làm tăng tốc độ tăng trưởng khoảng 10-15% (Gjerde
và Korsvoll, 1999; Gjerde, 1986; O’Flynn và ctv, 1999).

2.2. Hiện trạng nghiên cứu chọn giống cá rô phi
Đã có nhiều chương trình chọn giống cá rô phi đã và đang diễn ra hiện nay
trên thế giới. Các chương trình chọn giống chủ yếu tập trung vào tính trạng tăng
trưởng với các phương pháp khác nhau; xuất phát ban đầu chủ yếu tập trung vào
chọn lọc cá thể (Hulata và ctv, 1986; Huang và Liao, 1990; Brzeski và Doyle,
1995), sau đó là sử dụng biện pháp chọn lọc gia đình và chọn lọc kết hợp
(Eknath và ctv, 1993; Bensent và ctv, 1998; Charo-Karisa và ctv, 2007; Maluwa
và ctv, 2006; Ponzoni và ctv, 2005 và Luan và ctv, 2008).
Hiện nay các chương trình chọn giống cá rô phi chủ yếu tập trung vào
phương pháp chọn lọc gia đình (kết hợp việc chọn lọc giữa các các gia đình và

các thành viên trong cùng gia đình). Việc đánh giá vật liệu và hiệu quả chọn lọc
của các chương trình chọn giống đã được nhiều tác giả thực hiện. Một số tính
trạng được tập trung nhiều như tốc độ sinh trưởng (kích thước khi thu hoạch), tác
động giữa kiểu gen và môi trường (Genetic and environment interaction), các
thông số kiểu hình bên ngoài, tỷ lệ phi lê, thành thục sớm... và khả năng chịu
lạnh. Ngoài ra một số chương trình chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ
phi lê cho các điều kiện nuôi công nghiệp (Rutten và ctv, 2005), hay chọn giống
nâng cao tốc độ sinh trưởng trong điều kiện đầu tư thấp (Charo-Karisa và ctv,
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

7


2006). Đánh giá vật liệu phục vụ chọn giống nâng cao khả năng chịu lạnh cũng
được thực hiện (Behrends và ctv, 1996; Canani và ctv, 2000; Charo-Karisa và
ctv, 2006; Luan và ctv, 2010). Bên cạnh đó việc lựa chọn các dòng cá rô phi vằn
phù hợp cho nuôi trong môi trường nước lợ, mặn cũng đã được nhiều tác giả
quan tâm (Suresh và Lin, 1992; Kamal và Mair, 2005; Luan và ctv, 2008). Các
kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng các thông số di truyền (hệ số di truyền-h2, giá
trị chọn lọc – BV...) của các quần đàn nghiên cứu với các tính trạng khác nhau
đều có khả năng tiếp tục cho hiệu quả chọn lọc khi thực hiện các chương trình
chọn giống. Với việc cá rô phi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới (Châu Phi),
do đó cũng có một số nghiên cứu tập trung vào khả năng chọn lọc quần đàn cá rô
phi có thể thích ứng được trong điều kiện nhiệt độ thấp hay khả năng chịu lạnh
cũng đã được đầu tư hướng tới có thể nuôi chúng ở nhiều vùng có nhiệt độ thấp
hơn điều kiện tối ứu đối với cá rô phi.
Hiệu quả chọn lọc cá rô phi vằn trong các chương trình chọn giống đều cho
kết quả rất khả quan. Trong số các chương trình chọn giống cá rô phi, chương
trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia)
được biết đến rộng rãi hơn cả. Đây là chương trình có quy mô chọn lọc lớn, hiệu

quả chọn lọc cao và phát tán đến nhiều quốc gia khác nhau đem lại hiệu quả rõ
rệt để trở thành đàn cá nuôi chủ lực (Dey và Gupta, 2000). Tiếp theo chương
trình chọn giống cá rô phi GIFT, nhiều nước vẫn tiếp tục chọn giống như
Malaysia, Phillipines, Việt Nam ... Hiệu quả chọn lọc tốc độ tăng trưởng trên cá
rô phi vằn của mỗi chương trình có sự khác nhau nhưng giao động trong khoảng
7-20% sau mỗi thế hệ chọn lọc: ví dụ 12-17%/thế hệ (Eknath và ctv, 1998),
12,4%/thế hệ (Bolivar và Newkirk, 2002), 14,9%/thế hệ (Charo-Karisa và ctv,
2006), 8,4-11,4%/thế hệ (Ponzoni và ctv, 2005), 64% sau 9 thế hệ chọn lọc
(Khaw và ctv, 2008), 14% sau 2 thế hệ chọn lọc (Rezk và ctv, 2009), 11,92%/thế
hệ (Mai và Luân, 2008) và 10,5%/thế hệ (Luan và ctv, 2010). Qua kết quả
nghiên cứu của các tác giả cho thấy ở chọn giống quần đàn nghiên cứu khác
nhau cho hiệu quả chọn khác nhau. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đã công bố
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

8


đều cho thấy hiệu quả chọn lọc rõ rệt và sẽ góp phần to lớn để thúc đẩy ngành
sản xuất cá rô phi phát triển trên toàn thế giới.

2.3. Cơ sở hình thành quần đàn chọn giống ban đầu
Để quá trình chọn lọc đạt kết quả như mong muốn thì việc hình thành quần
đàn chọn giống ban đầu rất quan trọng (Gjedrem và Baranski, 2009), đảm bảo đa
dạng về mặt di truyền và cho hiệu quả chọn lọc cao nhất. Việc thiết lập quần đàn
ban đầu còn có ý nghĩa hạn chế đến mức tối đa hiện tượng cận huyết
(Inbreeding), tối ưu hiệu quả chọn lọc (Genetic response) trong thời gian dài và
có thể thu hút các tính trạng mới vào chương trình chọn giống (Gjedrem, 2005).
Gjedrem và Baranski (2009) đã tổng hợp đưa ra 3 phương pháp khác nhau để
hình thành quần đàn chọn giống ban đầu:
- Nếu chỉ có quần đàn tự nhiên, quần đàn cá bố mẹ ban đầu nên được hình

thành từ khoảng 4 quần đàn/dòng khác nhau (Holtsmark và ctv, 2006).
- Nếu các quần đàn/dòng đã được gia hóa và nuôi, tuy nhiên không có thông
tin về phả hệ của chúng và có thể đã bị cận huyết, thì quần đàn ban đầu nên được
hình thành bao gồm cả quần đàn tự nhiên và quân đàn hiện đang nuôi giữ.
- Nếu quần đàn hiện có mà có thông tin phả hệ thì mức độ cần huyết và
kích thước quần đàn sinh sản hữu ích nên được đánh giá trước khi quyết định có
cần thiết để sử dụng bao gồm các quần đàn từ các trang trại khác hay là bổ sung
thêm quần đàn tự nhiện.
Trong thực tế, mỗi chương trình chọn giống tùy theo điều kiện cụ thể có
những phương pháp khác nhau để hình thành quần đàn chọn giống ban đầu. Số
lượng quần đàn ban đầu được thiết lập cũng khác nhau tùy thuộc vào thời gian
thành thục của từng loài cá. Chương trình chọn giống cá hồi Đại Tây Dương của
Na Uy được hình thành từ đàn cá tự nhiên thu được từ 24 dòng sông khác nhau
và có 4 quần đàn ban đầu được hình thành do thời gian thành thục của cá loài cá
này là 4 năm (Gjedrem và ctv, 1991). Chương trình chọn giống cá rô phi dòng
GIFT được hình thành từ 8 dòng cá khác nhau ttrong đó có 3 dòng cá thu từ tự
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

9


nhiên (Châu Phi) và 5 dòng hiện đang được nuôi ở các nước Châu Á (Eknath và
ctv, 1993), sau đó các tổ hợp được lai ngược và xuôi theo tổ hợp 8x8 (Bentsen
và ctv, 1998). Tương tự tại Phillipine đã hình thành vật liệu chọn giống ban đầu
cá rô phi vằn từ 4 dòng cá rô phi khác nhau (Lester và ctv, 1988). Chương trình
chọn giống cá rohu (Labeo rohita) tại Ấn Độ được thực hiện với quần đàn ban
đầu được tuyển chọn từ 6 dòng sông khác nhau (Reddy và ctv, 2002). Quần thể
cá rô phi đỏ tại Ecuador được hình thành từ 7 quần đàn cá rô phi khác nhau được
thu gom từ các khu vực khác nhau tại Châu Mỹ La Tinh (Thông tin từ Carlos,
AFGC). Quần đàn cá rô phi đỏ tại Malaysia được hình thành từ 3 quần đàn cá rô

phi Đài Loan, Thái Lan và Malaysia (Azhar và ctv, 2008). Tương tự chương
trình chọn giống cá rô phi Oreochromis shiranus tại Malawi cũng được xây
dựng dựa trên 4 dòng cá khác nhau được thu ngoài tự nhiên từ cá khu vực khác
nhau (Maluwa và Gjerde, 2006). Qua đó cho thấy có nhiều cách khác nhau để
hình thành quần đàn chọn giống ban đầu.
Sau khi các dòng cá được thu thập, lai tạo theo các cặp (diallel cross) và
tiến hành đánh giá theo các tình trạng khác nhau. Sau khi lựa chọn được vật liệu
đáp ứng được đa dạng về mặt di truyền và thể hiện được tính ưu việt của tính
trạng mong muốn, đàn cá bố mẹ sẽ được lựa chọn để bắt đầu cho chương trình
chọn giống. Theo như các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu xuất phát điểm để
xây dựng quần đàn ban đầu được tiến hành từ 4 dòng cá trở lên sẽ đáp ứng được
yêu cầu đề ra (Holtsmark và ctv, 2006). Bên cạnh đó việc sử dụng các markers di
truyền phân từ để xem xét đa dạng về mặt di truyền, mức độ biến dị và khả năng
sử dụng để thiết lập quần đàn ban đầu. Tuy nhiên việc sử dụng công cụ di truyền
phân tử đánh giá mức độ biến dị hiện vẫn còn hạn chế (Reed và Frankham,
2001). Do đó việc hình thành quần đàn ban đầu từ các quần đàn khác nhau sẽ
đảm bảo tính biến dị cao sẽ giúp cho quá trình chọn giống sau này được bền
vững và lâu dài.

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

10


4.

Tình hình nghiên cứu trong nước
Đối với nước ta, chọn giống phục vụ sản xuất bắt đầu muộn hơn so với các

nước khác trên thế giới. Tuy nhiên đứng trước yêu cầu phát triển nuôi trồng thủy

sản, trong nước cũng đã có một số thành tựu đáng ghi nhận. Chương trình chọn
giống đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản trong nước có thể kể đến như lai tạo và
đánh giá chất lượng cá mè trắng. Qua kết quả lai ngược và đánh giá tốc độ sinh
trưởng của cá trắng Trung Quốc (Hypophthalmichthys molitrix) và cá mè trắng
Việt Nam (H. harmandi), kết quả cho thấy cá đực Việt Nam lai với cá cái Trung
Quốc cho tốc độ tăng trưởng cao hơn so với phép lai ngược lại (Trần Mai Thiên
và Nguyễn Quốc Ân, 1987). Chọn giống cá chép được thực hiện tại Viện nghiên
cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể và cho kết
quả hệ số di truyền khá cao (0,20 – 0,29) (Trần Mai Thiên và ctv, 1998). Quần
đàn chọn giống ban đầu được hình thành bằng việc lai tạo giữa 3 dòng cá chép
vàng, chép trắng và chép Hung. Nguyễn Văn Kiểm (2004) đã tiến hành đánh giá
hệ số di truyền và kết quả chọn lọc hàng loạt đối với 3 dòng cá chép vàng, chép
trắng và chép Hung khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả hệ số di truyền
giao động từ 0,20 – 0,23 và tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 18 - 25 g sau mỗi thế
hệ chọn giống tùy theo dòng cá, trong đó cá chép vàng cho hiệu quả chọn lọc cao
nhất (7,0 - 7,2%/thế hệ). Các loài cá biển như cá vược, cá giò đang trong giai
đoạn đánh giá biến dị di truyền và hình thành quần đàn chọn giống ban đầu để
phục vụ cho công tác chọn giống.
Các loài có giá trị kinh tế lớn như cá tra, tôm càng xanh đã và được được
tiến hành chọn giống nhằm cải thiện chất lượng một số tính trạng có giá trị kinh
tế. Chọn giống cá tra được tiến hành từ năm 2001 với phương pháp chọn lọc cá
thể. Trong 2 năm đầu cá được chọn lọc với tính trạng tăng trưởng và năm thứ 3
được bổ sung thêm tính trạng tăng tỷ lệ phi lê. Từ năm 2006, chương trình chọn
giống được chuyển sang phương pháp chọn lọc kết hợp trên 2 tính trạng là tăng
trưởng và tỷ lệ phi lê. Kết quả ban đầu cho thấy hiệu quả chọn lọc sau một thế hệ
chọn giống đạt 13% đối với tính trạng tăng trưởng và 0,9% đối với tính trạng tỷ
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

11



lệ phi lê (Nguyễn Văn Sáng và ctv, 2009). Hình thành quần đàn tôm bố mẹ được
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện từ năm 2007. Trên cơ sở các
đàn tôm bố mẹ thu được từ các các khu vực khác nhau tại Đồng Bằng Sông Cửu
Long và đàn tôm bố mẹ nhập ngoài. Qua so sánh tốc độ sinh trưởng của các cặp
lai (9 phép lai), hiện Viện 1 đã lựa chọn được quần đàn tôm bố mẹ có chất lượng
tăng trưởng cao nhất. Chọn giống tôm càng xanh nhằm nâng cao tốc độ tăng
trưởng bằng phương pháp chọn lọc gia đình bắt đầu được thực hiện từ 2010.
Chọn giống cá rô phi nhằm nâng cao tốc độ sinh trưởng và khả năng chịu
lạnh được thực hiện tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 từ năm 1999. Sau
2 thế hệ chọn lọc đã nâng cao tốc độ sinh trưởng của cá rô phi vằn (Dòng GIFT)
đạt 16,6% (Nguyễn Công Dân và ctv, 2003). Chương trình chọn giống cá rô phi
tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã mở rộng thêm tính trạng khả năng
chịu lạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chọn lọc đối với tính trạng tăng
trưởng đã tăng trên 10% sau mỗi thế hệ chọn lọc (Mai và Luan, 2008) trong thực
tế.. Chương trình chọn giống cá rô phi vằn dòng GIFT theo hướng sinh trưởng
và khả năng chịu lạnh do dự án NORAD tài trợ đã nâng cao sức sinh trưởng và
di truyền cho các thế hệ sau với hệ số di truyền khá cao. Sau 8 thế hệ chọn giống
sức sinh trưởng của cá rô phi đã tăng trên 60% so với vật liệu chọn giống ban
đầu. Ngoài ra, chương trình chọn giống này cũng kết hợp cả tính trạng sinh
trưởng và khả năng chịu lạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp. Kết quả ban đầu cho
thấy, mối tương quan về mặt di truyền giữa tính trạng tăng trưởng và khả năng
chịu lạnh rất khả quan (rG giao động trong khoảng 0,6 – 0,7 (Luan, 2010)). Tuy
nhiên chương trình chọn giống cá rô phi dòng GIFT của Viện thuỷ sản 1 mới chỉ
chú ý đến nâng cao sức sống của cá trong điều kiện nhiệt độ thấp với quá trình
hạ nhiệt độ trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thời gian xem xét khả năng chịu
lạnh (Cold tolerance challenge test) chỉ thực hiện trong thời gian ngắn với thời
gian hạ nhiệt đã được định sẵn theo điều kiện diễn biến nhiệt độ lạnh đột ngột
của mùa đông. Mặt khác, cá thí nghiệm là cá giống và không theo dõi sinh
trưởng tiếp theo do đó việc đánh giá hiệu quả chọn lọc cho tính trạng này khó

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

12


khăn. Bên cạnh đó yêu cầu của nuôi cá rô phi trong điều kiện khí hậu miền Bắc
là muốn kéo dài thời gian nuôi trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn điều kiện tối ưu
là cần thiết. Việc đánh giá hiệu quả chọn lọc về khả năng chịu lạnh của và sức
sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ không tối ưu của cá rô phi vẫn chưa được
đánh giá, do đó cần được tiếp tục nghiên cứu để có được dòng cá rô phi phù hợp
với điều kiện sản xuất của miền Bắc góp phần phát triển nghề nuôi cá đầy tiềm
năng này một cách bền vững.
Theo một số kết quả nghiên cứu đánh giá các thông số di truyền, tương
quan di truyền giữa môi trường nhiệt độ tối ưu (30oC), nhiệt độ thấp (20oC) và
đồng thời so sánh với điều kiện nuôi tại khu vực miền núi Phía Bắc (Mường
Khương, Lào Cai). Kết quả đánh giá các thông số di truyền với hệ số di truyền
khoảng 0,20, cho thấy đều có khả năng nâng cao tốc độ sinh trưởng trong các
môi trường nhiệt độ không tối ưu đối với cá rô phi (Luan, 2010).
Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, việc chọn
giống các đối tượng thủy sản sẽ thu được kết quả cao hơn so với động vật trên
cạn. Quá trình chọn giống trên các đối tượng thủy sản được thuận lợi do: Biến dị
di truyền với các đối tượng thủy sản cao hơn và sức sinh sản cao do đó có thể
tiến hành được đơn giản hơn (Olesen và ctv, 2003; Gjedrem, 2005). Qua đó cho
thấy việc xây dựng quần đàn chọn giống ban đầu, tiến hành chọn lọc theo
phương pháp chọn lọc sẽ thu được kết quả cao. Đối với cá rô phi có chu kỳ sinh
sản và tái phát dục dưới 1 năm tuổi, do đó việc tiến hành chọn giống rất thuận
tiện và thu được hiệu quả tốt với các tính trạng khác nhau. Qua những thông tin
ban đầu đánh giá các thông số di truyền về khả năng chịu lạnh và tăng trưởng ở
các ngưỡng nhiệt độ khác nhau cho thấy khả năng chọn giống nhằm nâng cao tốc
độ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ không tối ưu ở miền Bắc là hoàn toàn

khả thi và có tính thực tiễn cao.

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

13


PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Vật liệu nghiên cứu: Nghiên cứu trên bốn dòng cá rô phi vằn Thái Lan, Đài

Loan, Israel và dòng NOVIT-4 (được chọn giống tại Viện nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1) hiện đang được lưu giữ tại Viện 1.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại phòng Sinh học thực
nghiệm - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc
Ninh.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2011 đến tháng 4
năm 2012.
2.

Xây dựng các tổ hợp lai
Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp lai hỗn hợp (diallel cross) 4 x

4, bao gồm 4 phép giao phối thuần chủng và 12 phép giao phối chéo (bảng 2).
Bảng 2: Sơ đồ lai để tạo các tổ hợp


NOVIT-4


Israel

Thai Lan

Đài Loan

(N)

(I)

(T)

(D)

NOVIT-4 (N)

x

x

x

x

Israel (I)

x

x


x

x

Thai Lan (T)

x

x

x

x

Đài Loan (D)

x

x

x

x



Ghi chú: TH = Tổ hợp lai

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011, trong ao

1.200 m2, mỗi tổ hợp được thả ghép trong giai lưới 20 m2. Mật độ thả là 120
con/giai với tỷ lệ đực/cái là 1/1. Cá bố mẹ được chọn cho sinh sản là những cá
thể khỏe mạnh, không xây sát, không dị hình và có khối lượng trung bình ≥ 150
g. Chọn các cá thể sẵn sàng tham gia sinh sản (thông qua quan sát bộ phận sinh
dục phụ) nhằm rút ngắn thời gian sinh sản.
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

14


Trong thời gian ghép cho sinh sản, cá được cho ăn bằng thức ăn công
nghiệp với hàm lượng đạm là 28% và cho ăn 2% khối lượng thân mỗi ngày. Các
biểu hiện của cá trong giai sinh sản được theo dõi hàng ngày để có thể tính được
tuổi của cá bột một cách chinh xác nhất.
3.

Thu và ương nuôi các tổ hợp cá rô phi
Trong quá trình theo dõi và chăm sóc cá sinh sản, khi quan sát thấy cá bột

xuất hiện trong giai, tiến hành thu chuyển sang giai ương. Mỗi tổ hợp tiến hành
thu ba đợt, cá của các đợt sẽ được ương nuôi riêng trong giai 5 m2, mỗi giai thả
với mật độ 5000 con.
Các giai ương của các tổ hợp được đánh dấu riêng (bao gồm: tên tổ hợp,
ngày thu bột, ngày tuổi của cá) để tránh nhầm lẫn với cá của các tổ hợp khác.
Cá ương nuôi được cho ăn bằng thức ăn Cargill 28% protein nghiền nhỏ.
Ngày cho ăn 2 lần với lượng thức ăn chiếm 20% khối lượng thân. Định kỳ 15
ngày/ lần kiểm tra khối lượng của cá trong các giai ương để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp.
Sau 1 tháng ương nuôi, các giai được san thưa và ương nuôi với mật độ 500
con/giai cho tới khi đạt kích cỡ bắn dấu (5 7 g/con).

Tổ hợp 1
5000 con/giai 5m2

Tổ hợp 2
5000 con/giai 5m2

Tổ hợp 16
5000 con/giai 5m2

Tổ hợp 2
500 con/giai 5m2

Tổ hợp 16
500 con/giai 5m2

1 tháng
Tổ hợp 1
500 con/giai 5m2

Khi đạt cỡ 5-7 g/con chọn ngẫu nhiên
200 con trên một tổ hợp để bắn dấu điện
tử cho từng cá thể.
Hình 2: Sơ đồ ương nuôi cá thí nghiệm lên cỡ bắn dấu

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

15


4.


Đánh dấu các đàn vật liệu và nuôi thương phẩm đàn cá thí nghiệm

-

Đánh dấu đàn vật liệu:
Tất cả dấu điện tử được đọc số và nhập số riêng vào máy tính theo từng tổ

hợp và từng lần thu của tổ hợp.
Mỗi tổ hợp tiến hành bắn dấu cho 200 cá thể trong đó 80 con/tổ hợp con
cho công thức 1, 2 và 40 con cho công thức đối chứng. Dấu điện tử được bắn
vào trong xoang bóng hơi của cá thông qua xilanh chuyên dụng.
Cá sau khi bắn dấu được nuôi thả chung trong giai 20 m2 với mật độ 10
co/m2. Cho ăn bằng thức ăn Cargill 28% đạm và nuôi trong 2 tuần để cho cá
phục hồi vết thương khi bắn dấu.
Sau thời gian nuôi phục hồi, tiến hành kiểm tra dấu, cân đo cho từng cá thể
và tỷ lệ sống của các tổ hợp để thu số liệu ban đầu và thu hồi dấu bị rơi. Các tổ
hợp cá chết nhiều, tiến hành bắn dấu bổ sung để cho số lượng cá thí nghiệm ở
các tổ hợp là tương đồng nhau.
-

Nuôi thương phẩm: Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 10/2011 đến

tháng 2/2012.
+ Chuẩn bị bể: các bể thí nghiệm được vệ sinh sạch sẽ, đáy và thành bể
được tẩy trùng bằng thuốc tím (KMNO4), bể được phủ bạt nilon, trong bể được
trang bị sục khí. Sử dụng nước giếng khoan để nuôi cá, sử dụng máy làm lạnh và
heater nâng nhiệt để hỗ trợ việc điều khiển và duy trì nhiệt độ trong các công
thức.
+ Thả cá: Sau khi tiến hành thu số liệu ban đầu, cá được bố trí thả theo

từng công thức thí nghiệm. Số cá của từng tổ hợp thu được sau bắn dấu sẽ được
chia ngẫu nhiên cho các công thức với tỷ lệ như sau: công thức 1, 2 chiếm 2/5;
công thức đối chứng chiếm 1/5 số cá còn lại.
+ Chăm sóc và theo dõi: Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, chế độ cho
ăn, môi trường thí nghiệm được đảm bảo theo đúng yêu cầu đề ra (hình 3).
+ Thu hoạch: Sau 3 tháng nuôi, tiến hành thu hoạch lấy số liệu thí nghiệm
riêng cho từng công thức.
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

16


Công thức 1
20 – 25oC

Bể 2

-

-

Đối chứng
Nhiệt độ tự nhiên

Bể 3

Bể 1

Công thức 2
15 – 20oC


Bể 4

Bể 5

Chăm sóc, theo dõi cá thí nghiệm
Cá thí nghiệm được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp với hàm
lượng đạm chiếm 28%. Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều) với
lượng thức ăn chiếm 5% khối lượng thân.
Sử dụng máy làm lạnh và giếng khoan và mái che (nilon) để hỗ
trợ việc điều khiển và duy trì nhiệt độ nước trong bể.

Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi thương phẩm
5.

Thu thập và phân tích số liệu

-

Thu thập số liệu:
+ Các số liệu về môi trường (nhiệt độ, pH, oxy) được theo dõi thường

xuyên. Đặc biệt là nhiệt độ, theo dõi hai lần trong ngày (sáng sớm và đầu giờ
chiều) để kịp thời điều chỉnh theo đúng yêu cầu của thí nghiệm.
+ Thu thập các số liệu phục vụ phân tích như: tuổi cá, khối lượng trước khi
thả và khi thu hoạch, ngày thả, ngày thu.
-

Phân tích số liệu:
Giá trị tính trạng tăng trưởng trung bình hiệu chỉnh (Least squares means)


của các tổ hợp lai được tính toán bằng Mixed Model theo mô hình toán (1) bằng
phần mềm chuyên dụng SAS (SAS, Instute 1999 – 2001).
Ybcdw = µ + Gb + Sc + Ed + Fw + A(Gb) + (G*E)bd +(G*S)bd + (G*S)bc
+ebcdwg (1)
Trong đó:

Ybcdwg Khối lượng thân của quan sát thứ g
µ

Trung bình trung chung quần đàn

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội …………………………………..

17


×