Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổphần Công thương Việt Nam - chi nhánh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.92 KB, 72 trang )



ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN NGỌC THẢO

KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH AN GIANG


Chuyên ngành :
Kế toán doanh nghiệp




KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC










Long xuyên, tháng 5 năm 2010



ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH









KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp


Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NGỌC THẢO

Lớp : DH7KT. MSSV: DKT062148

GVHD : Ths. TRÌNH QUỐC VIỆT









Long xuyên, tháng 5 năm 2010


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG


Người hướng dẫn : ..............................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


Người chấm, nhận xét 1 : .....................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Người chấm, nhận xét 2 : .....................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................





Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……

















LỜI CẢM TẠ
-----00000-----



Kính thưa quý thầy cô!
Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành như hôm nay ngoài bản thân mình
còn phải kể đến sự giúp đỡ của các thầy cô và các cô chú tại đơn vị thực tập. Nhân đây
em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến :
Ban giám hiệu và quý thầy cô khoa kinh tế Trường Đại Học An Giang đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập.
Tiếp đến ,em xin kính lời cảm ơn đến thầy Trình Quốc Việt đã hướng dẫn em
hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt
thành.
Lời cảm ơn tiếp theo, em xin trân trọng gửi đến Ban lãnh đạo Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh An Giang cùng toàn thể cô chú, anh
chị trong phòng Kế toán giao dịch…..đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn những kinh
nghiệm làm việc, tạo điều kiện thuận lợi để em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị
để em hoàn thành khóa luận này. Trong quãng thời gian thực tập, em đã học hỏi được
rất nhiều kinh nghiệm, có được cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào tình huống
cụ thể của công ty, giúp em rèn luyện phương pháp nghiên cứu và năng lực giải quyết
vấn đề.
Em xin kính chúc quý thầy cô, quý Công ty luôn dồi dào sức khỏe, thành công
trong công việc và trong cuộc sống. Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển lớn mạnh.
Với những kiến thức còn hạn chế và bản thân còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn,
em sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự thông cảm cũng như chỉ
dạy, đóng góp của quý thầy cô khoa Kinh tế và các anh chị quản lý cùng nhân viên kế
toán trong Ngân hàng để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, xin hãy nhận nơi em lời cảm ơn chân thành nhất!

Long Xuyên, ngày 24/05/2010
Người thực hiện
Nguyễn Ngọc Thảo
Lớp DH7KT


PHẦN TÓM TẮT

Đề tài sẽ mô tả lại nghiệp vụ và công tác kế toán của từng phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam-
chi nhánh An Giang như: séc, lệnh chi, thẻ ngân hàng….Qua đó, Ngân hàng phát huy
những gì đã đạt được và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, những kiến
nghị nhằm đẩy mạnh phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Nội dung của đề tài gồm:
• Phần mở đầu: Nhận định lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu.
• Phần nội dung:
9 Chương 1: Những vấn đề chung về nghiệp vụ và công tác kế toán thanh
toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng.
Nêu khái quát về khái niệm, cách hạch toán, quy trình xử lý chứng từ của
từng phương thức thanh toán.
9 Chương 2: Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt
Nam-chi nhánh An Giang.
Nêu lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng, định hướng, cơ cấu tổ
chức của ngân hàng, của phòng kế toán giao dịch.
9 Chương 3: Thực trạng về nghiệp vụ và công tác kế toán thanh toán không
dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh
An Giang.
Để thấy được thực trạng của phương thức thanh toán tại ngân hàng
Thương mại cổ phần Công Thương An Giang: quy trình giao dịch, cách GDV xử lý
chứng từ, hạch toán kế toán, qua đó tìm ra những ưu điểm và hạn chế.
9 Chương 4: Nhận xét và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế
toán.
Nhận xét về những kết quả đã đạt được và một số hạn chế trong công tác
kế toán. Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm giúp cho ngân hàng hoàn thiện trong công tác kế
toán.
• Kết luận.












MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NGÂN HÀNG
1.Khái niệm................................................................................................................... 3
1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt............................................................................. 3
1.2 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt ................................................................ 3
2. Đặc điểm ................................................................................................................... 3
3. Ý nghĩa...................................................................................................................... 3
4. Những quy định chung.............................................................................................. 4
4.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ................................. 4
4.2 Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt ........................................ 4
4.2.1 Đối tượng áp dụng................................................................................................ 4

4.2.2 Phạm vi áp dụng................................................................................................... 5
4.2.3 Qui định về mở và sử dụng tài khoản .................................................................. 5
5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng.............................. 5
5.1 Thanh toán bằng Séc............................................................................................... 5
5.1.1 Khái niệm............................................................................................................. 5
5.1.2 Một số quy định về phát hành và sử dụng Séc.................................................... 5
5.1.3 Các loại séc sử dụng trong thanh toán ................................................................. 6
5.1.4 Thủ tục phát hành séc........................................................................................... 6
5.1.5 Thủ tục thanh toán................................................................................................ 7
5.2 Thanh toán bằng Ủy hiệm chi............................................................................... 11
5.2.1 Khái niệm.......................................................................................................... 11
5.2.2 Một số quy định khi sử dụng Ủy nhiệm chi........................................................ 11
5.2.3 Thanh toán Ủy nhiệm chi.................................................................................... 12
5.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu.............................................................................. 14
5.3.1 Khái niệm............................................................................................................ 14
5.3.2 Một số quy định khi áp dụng hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu...................... 14


5.3.3 Thanh toán ủy nhiệm thu .................................................................................... 14
5.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng............................................................................... 16
5.4.1 Khái niệm............................................................................................................ 16
5.4.2 Một số quy định khi sử dụng thư tín dụng.......................................................... 16
5.4.2.1 Thủ tục mở TTD .............................................................................................. 16
5.4.2.2 Thủ tục thanh toán............................................................................................ 17
5.5 Thanh toán bằng Thẻ ngân hàng............................................................................ 18
5.5.1 Khái niệm............................................................................................................ 18
5.5.2 Đặc điểm ............................................................................................................. 18
5.5.3 Những qui định khi sử dụng thẻ ngân hàng ........................................................ 18
5.5.3.1 Thủ tục phát hành thẻ....................................................................................... 18
5.5.3.2 Thủ tục thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ ngân

hàng.............................................................................................................................. 19
5.3.3.3 Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng đại lý thanh toán thẻ .............................. 19
6. Nguyên tắc thanh toán.............................................................................................. 19
7. Tổ chức công tác kế toán không dùng tiền mặt ....................................................... 20
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN GIANG
1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................. 21
1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và tầm nhìn trong thời gian
tới ................................................................................................................................ 21
1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.................................. 21
1.1.2 Tầm nhìn ............................................................................................................ 23
1.2 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh
An Giang..................................................................................................................... 23
2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................... 24
3. Tổ chức kế toán....................................................................................................... 26
3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán............................................................................................ 26
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận................................................................ 26
3.3 Hệ thống sổ sách và hình thức ghi chép sổ kế toán .............................................. 27
3.3.1 Hình thức ghi chép sổ kế toán............................................................................ 27
3.3.2 Hình thức ghi chép............................................................................................. 27
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH AN GIANG
1.Nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản................................................................. 28
1.1 Tài khoản sổ cái .................................................................................................... 28



1.2 Tài khoản giao dịch với khách hàng ..................................................................... 29
1.3 Sự kết nối giữa tài khoản giao dịch khách hàng với tài khoản sổ cái ................... 30

2. Thanh toán bằng Séc............................................................................................... 31
2.1 Tài khoản sử dụng................................................................................................. 31
2.2 Quy trình hạch toán............................................................................................... 31
3.Thanh toán bằng Lệnh chi........................................................................................ 33
3.1 Tài khoản sử dụng................................................................................................. 33
3.2 Quy trình hạch toán............................................................................................... 33
3.3 Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động trong hệ thống Incas .................. 37
3.3.1 Thanh toán bù trừ............................................................................................... 37
3.3.2 Thanh toán liên hàng tự động............................................................................. 39
4. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng .............................................................................. 40
4.1 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán................................................................... 40
4.2 Tài khoản sử dụng................................................................................................. 45
4.3 Quy trình hạch toán............................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1. Nhận xét về công tác kế toán tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-chi nhánh
An Giang..................................................................................................................... 51
1.1 Khái quát về công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt .......... 51
1.2 Những kết quả đạt được của công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt... 52
1.3 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân................................................................... 53
2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ........................................................... 54
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận................................................................................................................... 56
Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO

















Danh mục viết tắt

KSV Kiểm soát viên
GDV Giao dịch viên
ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
KH Khách hàng
TTT Trung tâm thẻ
NHNN Ngân hàng Nhà nước
CBCNV Cán bộ công nhân viên
TDQT Tín dụng quốc tế
NHCT Ngân hàng Công Thương
TMCP Thương mại cổ phần
CMND Chứng minh nhân dân
CBTD Cán bộ tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSC Trụ sở chính
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
TKTG Tài khoản tiền gửi
XN Xí nghiệp

NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNT Ngân hàng ngoại thương
LTTP Lương thực thực phẩm
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG
TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
- CHI NHÁNH AN GIANG

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, việc thanh toán trong nền kinh tế nói chung, thanh toán không dùng tiền
mặt nói riêng đang là vấn đề mà xã hội rất quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Sự nhanh chóng, tiện ích, an toàn, hiệu quả
trong thanh toán sẽ đẩy nhanh việc tập trung phân phối các dòng vốn trong nền kinh tế
xã hội, cung ứng vốn cho nền kinh tế phát triển.
Ở nước ta, mọi sự tiếp cận với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn
chưa được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như: thanh toán tiền điện, nước, điện thoại,
truyền hình cáp.. chưa được triển khai mạnh trên thực tế. Các dịch vụ thanh toán trực
tuyến dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp, chưa triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu
thanh toán nhỏ lẻ của khách hàng. Mặt khác, do thu nhập của người dân nhìn chung còn
ở mức thấp, thêm vào đó thói quen sử dụng tiền mặt, đơn giản, thuận tiện bao đời nay
không dễ thay đổi nhanh được. Tuy nhiên, trong một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền
mặt trên phương tiện thanh toán xã hội cũng đang có xu hướng giảm dần qua từng năm,
và hiện tại thanh toán sử dụng chứng từ điện tử cũng dần chiếm tỷ trọng khá lớn trong
các hoạt động giao dịch thanh toán, thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn
từ hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây.
Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang trở thành phương tiện thanh toán khá

phổ biến, đang dần được hệ thống ngân hàng mở rộng và phát triển, được nhiều quốc
gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là đối với các giao dịch thương mại có giá trị thanh
toán khá lớn, góp phần giảm đáng kể lượng tiền mặt trong thanh toán.
Nhờ vào sự ghi chép và phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu…trong công tác
kế toán giúp cho ngân hàng biết được thực trạng của việc thanh toán không dùng tiền
mặt đang diễn ra giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế và ngân hàng. Qua đó, ta thấy được
vai trò của kế toán viên cũng như công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt là rất
cần thiết. Và từ đó, ngân hàng có thể hỗ trợ chính phủ đưa ra những chính sách để góp
phần mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đây chính là một đề án
đang rất được chính phủ quan tâm, đó là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh
toán, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Qua đó, ngân hàng có thể mở rộng đối
tượng và phạm vi thanh toán cũng như các yêu cầu trong việc thanh toán, đáp ứng các
yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế: giảm chi phí, tăng hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền
kinh tế.
Nhận thức dược tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ thanh toán không dùng
tiền mặt, cùng với những kiến thức đã được học và thời gian thực tập, tôi quyết định
chọn đề tài “Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh An Giang”.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 1
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Qua quá trình thực tập, có thể so sánh, hiểu rõ hơn về nghiệp vụ, cách hạch toán
đối với từng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt so với lý thuyết được học.
- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tại ngân hàng và đưa ra giải pháp giúp hoàn
thiện công tác kế toán.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, đề tài chỉ được tập trung nghiên cứu các nghiệp vụ thanh toán
không dùng tiền mặt xảy ra tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam-
chi nhánh An Giang nên số liệu được dùng để minh họa là số liệu gần nhất trong quá

trình thực tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu sơ cấp: quan sát quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán không
dùng tiền mặt, trao đổi với nhân viên ngân hàng.
+ Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ các chứng từ kế toán, tài liệu, công
văn của cơ quan thực tập, thông tin từ báo chí, Internet.
- Phương pháp hạch toán kế toán: hạch toán các nghiệp vụ dựa vào hướng dẫn Ngân
hàng nhà nước trên cơ sở Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 và Hệ
thống tài khoản kế toán áp dụng cho hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán
NHCTVN- Incas (theo Quyết định số 1609/ QĐ-NHCTVN10 ngày 07/09/2006 của
Tổng Giám đốc NHCTVN)
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của cán bộ ngân hàng, giảng viên…
5. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với đơn vị: đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, rút ngắn thời
gian giao dịch với khách hàng.
Đối với khách hàng: để người sử dụng cảm thấy sự tiện ích và an tâm hơn khi sử
dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với bản thân: hiểu rõ hơn về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, tích lũy
thêm kinh nghiệm cho bản thân sau quá trình thực tập.









SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 2

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KẾ
TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NGÂN HÀNG
1.Khái niệm
1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa , dịch vụ của
khách hàng thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán
không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán bằng
cách trích từ tài khoản này chuyển trả vào tài khoản khác theo lệnh của chủ tài khoản.
1.2 Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện đo lường và mô tả kết
quả hoạt đông của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các tổ chức kinh tế
được thực hiện thông qua Ngân hàng.
2. Đặc điểm
Thanh toán không dùng tiền mặt có ba đặc điểm:
• Thứ nhất: Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng
hóa về thời gian và không gian, thông thường sự vận động của tiền trong
thanh toán và sự vận động của vật tư hàng hóa là không có sự ăn khớp với
nhau. Đây là đặc điểm lớn nhất, nổi bật nhất trong thanh toán không dùng
tiền mặt.
• Thứ hai: Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật môi giới (tiền mặt)
không xuất hiện như trong thanh toán bằng tiền mặt mà chỉ xuất hiện dưới
hình thức tiền tệ kế toán và được ghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán.
Đây là đặc điểm riêng và nổi bật của hình thức thanh toán không dùng tiền
mặt
• Thứ ba: Trong thanh toán qua ngân hàng, vai trò của ngân hàng là rất to lớn-
vai trò của người tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán. Ngoài hai hoặc
nhiều đơn vị mua bán tham gia trong thanh toán, thì ngân hàng được xem

như người “thứ ba” không thể thiếu trong thanh toán chuyển khoản. Bởi vì
chỉ có ngân hàng là người quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị, mới
được phép trích chuyển tài khoản của các đơn vị coi như một loại nghiệp vụ
đặc biệt của ngân hàng.
3. Ý nghĩa:
• Với vai trò trung gian thanh toán, ngân hàng đã giúp cho khách hàng giải
quyết nhanh vòng vay vốn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa.
• Nhờ công tác thanh toán qua ngân hàng được thực hiện chủ yếu bằng chuyển
khoản nên đã giảm đi rất nhiều chi phí về vận chuyển, lưu thông tiền mặt,
tiết kiệm được cho nền kinh tế xã hội phần lớn chi phí phát hành tiền mặt
cho lưu thông.
• Thông qua việc khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán để đáp ứng
nhu cầu thanh toán ngân hàng có điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 3
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

• Nhờ có nguồn vốn từ tiền tiền gửi mà ngân hàng có thêm cơ hội để tăng khả
năng cho vay góp phần tăng lợi nhuận cho nân hàng.
• Do mở tài khoản cho khách hàng mà ngân hàng có điều kiện để cung cấp
thêm dịch vụ khác để được hưởng hoa hồng, đồng thời theo dõi được phần
nào hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó tạo điều kiện giúp
đỡ hoặc hãn chế những hoạt động tiêu cực của họ. Như vậy tổ chức công tác
thanh toán qua ngân hàng mang lại ý nghĩa lớn cho nền kinh tế xã hội.
4. Những quy định chung
4.1 Cơ sở pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt
Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt.
Quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 ban hành thể lệ thanh toán không
dùng tiền mặt.
Quyết định số 297/1997/QĐ-NHNN ngày 09/09/1997 về việc thu phí đối với

việc thu phí đối với việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 về việc ban hành quy
chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
Quyết định 448/2000/QĐ-NHNN2 ngày 20/10/2000 ban hành quy định về việc
thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng thay thế cho Quyết định số 297/QĐ-NH2
ngày 9/9/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thu phí đối với việc rút tiền
mặt bằng thẻ tín dụng.
Quyết định số 226/2002/ QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về quy chế hoạt động
thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay cho thể lệ thanh toán
không dùng tiền mặt theo quyết định số 22/QĐ-NH.
Quyết định số 20/2007/Qđ-NHNN ngày 15/05/2007 về việc ban hành quy chế
phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng thay
thế cho
Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 về việc ban hành quy
chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN
về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 của Thống đốc NHNN về
việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, điều 1 “Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân
hàng” ban hành theo Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống
đốc NHNN.
Quyết định 457/2003/QĐ-NHNN ngày 12/05/2003 của Thống đốc NHNN về
việc ban hành quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.
4.2 Các quy định chung về thanh toán không dùng tiền mặt
4.2.1 Đối tượng áp dụng

• Thứ nhất, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm: Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng nếu được
NHNN cho phép làm dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị

SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 4
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

trường, các Ngân hàng thương mại là người cung ứng dịch vụ thanh toán
cho khách hàng, họ có đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ thanh toán một
cách tốt nhất, các tổ chức khác hầu như không thực hiện dịch vụ thanh
toán.
• Thứ hai, người được cung ứng dịch vụ thanh toán (khách hàng nói
chung) hay người sử dụng dịch vụ thanh toán bao gồm: các tổ chức và cá
nhân.
4.2.2 Phạm vi áp dụng
• Thanh toán quốc nội
• Thanh toán quốc tế
4.2.3 Qui định về mở và sử dụng tài khoản
Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân
Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ( goi chung là đơn
vị và cá nhân) được quyền chọn lựa Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực
hiện thanh toán. Các đơn vị dự toán NHNN mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Việc mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và thực hiện
thanh toán qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở tài khoản
thanh toán bằng ngoại tệ phải thực hiện theo Quy chế quản lý ngoại hối của Chính
phủ Việt Nam ban hành.
Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ tài khoản ( bên trả
tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài
khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước là phạm pháp và phải bị xử lý theo
pháp luật
5. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong ngân hàng
5.1 Thanh toán bằng Séc
5.1.1 Khái niệm
Séc là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do một người ký

phát để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho người thụ hưởng thông qua ngân
hàng làm trung gian thanh toán.
Theo Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Séc là phương tiện
thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh
cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho
người thụ hưởng.
5.1.2 Một số quy định về phát hành và sử dụng Séc

Thời gian xuất trình của một tờ séc theo quy định hiện hành ( Nghị định
159/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của chính phủ có giá trị hiệu lực từ ngày 1/4/2004)
là 30 ngày kể từ ngày phát hành cho đến ngày thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng
kể cả ngày lễ và chủ nhật. Nếu ngày hết hạn rơi vào ngày nghỉ thì thời hạn được
lùi vào ngày làm việc tiếp theo ngày sau ngày nghỉ.
Người phát hành hành chỉ được ghi số tiền trên séc trong phạm vi số dư
tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng. Nếu phát hành quá số dư người thụ
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 5
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

hưởng có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán theo số tiền hiện có trên tài khoản
của người phát hành.
Người thụ hưởng nếu muốn chuyển nhượng séc thì ký hậu chuyển
nhượng trừ trường hợp trên séc có ghi “không được chuyển nhượng”(do người
phát hành ghi). Có thể chấm dứt chuyển nhượng khi ghi trước chữ ký “Không
tiếp tục chuyển nhượng”.
Người phát hành séc nếu thiếu khả năng thanh toán ngoài việc chịu trách
nhiệm trả số tiền truy đòi còn bị xử lý như sau:
• Vi phạm lần 1 bị ngân hàng cảnh cáo và phạt trả chậm.
• Vi phạm lần 2 bị ngân hàng phạt trả chậm, tạm thời đình chỉ quyền phát
hành séc trong 3 tháng, thu hồi séc trắng.
• Vi phạm lần 3 ngân hàng phạt trả chậm, đồng thời đình chỉ vĩnh viễn quyền

phát hành séc và thông báo cho ngân hàng Nhà nước
5.1.3 Các loại séc sử dụng trong thanh toán
Về nội dung gồm có Séc ký danh và séc vô danh
• Séc ký danh: là séc có ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân
thụ hưởng séc. Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương
pháp ký hậu chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên cá
nhân hay pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc.
• Séc vô danh: là loại séc không ghi rõ họ tên cá nhân hay pháp nhân thụ
hưởng Séc, người nào cầm Séc nộp vào ngân hàng, đó là người thụ
hưởng. Loại Séc này được chuyển nhượng tự do bằng cách trao tay.
Về tính chất, Séc có hai loại là Séc lĩnh tiền mặt và séc chuyển khoản
• Séc lĩnh tiền mặt: đấy là loại séc mà người thụ hưởng được quyền rút
tiền mặt tại đơn vị thanh toán, trên tờ séc không ghi cụm từ “Trả vào tài
khoản”.
• Séc chuyển khoản: đây là loại Séc dùng để thanh toán theo lối chuyển
khoản bằng cách ghi có vào tài khoản liên quan, trên tờ séc có ghi cụm từ
“Trả vào tài khoản”.
• Mặt khác, nếu khách hàng có yêu cầu bảo chi Séc thì phải làm thủ tục
bảo chi và Ngân hàng sẽ ghi tên đóng dấu, ghi ngày ,tháng, năm vào nới
qui định cho việc bảo chi ở mặt trước tờ Séc.
5.1.4 Thủ tục phát hành séc
- Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản đến ngân hàng làm thủ tục mua
séc. Ngân hàng bán tối đa mỗi lần cho cá nhân là 1 cuốn séc, cho pháp nhân là 3
cuốn séc ( mỗi cuốn 10 tờ).
- Khi có nhu cầu thanh toán thì chủ tài khoản ghi đầy đủ các yếu tố trên tờ
séc theo đúng quy định như:
+ Số tiền bằng chữ, bằng số
+ Chuyển nhượng hay không
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 6
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang


+ Đích danh hay vô danh
+ Ngày , tháng…, ký tên, đóng dấu..
Sau đó, giao séc cho người thụ hưởng khi đã nhận hàng hóa, hay dịch vụ
cung ứng.
- Nếu người thụ hưởng có đề nghị bảo chi thì người phát hành phải làm thủ
tục bảo chi tại ngân hàng bằng cách lập 2 liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm theo tờ
séc đã ghi đầy đủ. Ngân hàng kiểm tra các chứng từ, số dư trên tài khoản người phát
hành, nếu đủ điều kiện sẽ ghi ngày ,tháng, ký tên đóng dấu vào nơi quy định.
Định khoản:
Nợ TK 4211
Có TK 4271
Xử lý chứng từ:
- Một liên giấy yêu cầu bảo chi séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4211, ghi
Có TK 4271.
- Một liên còn lại làm giấy báo bên Nợ gửi lên trả tiền.
5.1.5 Thủ tục thanh toán
Người thụ hưởng nộp séc vào vào ngân hàng kèm theo 3 liên bảng kê nộp
séc trong thời gian hiệu lực. Ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của séc,
Bảng kê nộp séc nếu đủ điều kiện thì sẽ thanh toán cho khách hàng, nếu không đủ
điều kiện thì sẽ từ chối thanh toán có nêu rõ lý do. Tờ séc sau khi kiểm tra sẽ xử lý
tùy theo người phát hành và người thụ hưởng mở tài khoản ở cùng hay khác ngân
hàng.
 Nếu séc được thanh toán cùng ngân hàng
* Nếu séc thanh toán bằng chuyển khoản
Ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ số dư thì
hạch toán:
Định khoản
Nợ TK 4211 (người phát hành)
Có TK 4211 ,2111 (người thụ hưởng)

Xử lý chứng từ:
-Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản 4211.
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Nợ người phát hành.
kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK 4211, 2111.
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Có cho người thụ hưởng.
* Nếu séc dùng lĩnh tiền mặt
Kiểm soát số dư tài khoản của người phát hành và Chứng minh nhân dân của
người lĩnh tiền mặt, đủ điều kiện thì hạch toán:
Định khoản
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 7
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Nợ TK 4211 (người phát hành)
Có TK 1011,…
* Nếu séc bảo chi thì thanh toán cho người thụ hưởng:
Định khoản
Nợ TK 4271 (Séc bảo chi)
Có TK 1011, 4211, 2111,…
Xử lý chứng từ:
-Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4271.
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ thông báo tất toán TK 4271
cho người phát hành.
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK 4211…
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Có hoặc biên nhận rút tiền
mặt gửi người thụ hưởng.
 Nếu séc được thanh toán tại ngân hàng khác ngân hàng phát hành, có
tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng phát hành
* Séc thanh toán bằng chuyển khoản
Người thụ hưởng có thể nộp séc vào ngân hàng nơi người phát hành mở tài
khoản tiền gửi hoặc nộp vào ngân hàng nơi người phát hành mở tài khoản tiền gửi.

Nếu nộp vào Ngân hàng nơi thụ hưởng thì séc được chuyển về ngân hàng bên phát
hành. Sau đó,ngân hàng bên phát hành kiểm tra lại và hạch toán.
Định khoản
Nợ TK 4211 (Đơn vị phát hành)
Có TK 5012
-NH lập thêm 2 liên bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (bảng kê số 12)
Xử lý chứng từ:
- Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4211.
- Một bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Nợ đơn vị phát hành.
- Một bảng kê 12 dùng làm chứng từ ghi Có TK 5012…
- Hai liên bảng kê nộp séc và một bảng kê 12 chuyển cho bên thụ hưởng.
Tại ngân hàng bên thụ hưởng:
Khi nhận được các chứng từ trên kiểm tra và hạch toán.
Nợ TK 5012
Có TK 4211 ( người thụ hưởng)
Xử lý chứng từ:
-Bảng kê 12 dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 5012.
-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK 4211.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 8
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

-Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Có cho bên thụ hưởng.
* Séc thanh toán bằng tiền mặt
Séc lĩnh tiền mặt chỉ được rút tiền tại đơn vị thanh toán ( NH mở TK của
người phát hành).
Kiểm soát số dư tài khoản của người phát hành và Chứng minh nhân dân của
người lĩnh tiền mặt, đủ điều kiện thì hạch toán:
Định khoản
Nợ TK 4211 (người phát hành)
Có TK 1011,…

* Séc có bảo chi
-Tại Ngân hàng bên thụ hưởng khi nhận Séc
Nợ TK 5012
Có TK 4211 (đơn vị thụ hưởng)
Xử lý chứng từ:
-Lập thêm 2 liên bảng kê 12, một liên dùng để ghi Nợ TK 5012.
-Hai bảng kê nộp séc dùng để ghi Có TK 4211 và báo Có người thụ hưởng.
-Séc, Bảng kê 12 và bảng kê nộp séc gửi cho Ngân hàng phát hành.
- Tại Ngân hàng bên phát hành:
Nhận được các chứng từ của Ngân hàng bên thụ hưởng gửi, sau khi kiểm tra
nếu hợp lệ thì xử lý
Nợ TK 4271 (Séc bảo chi)
Có TK 5012
-Bảng kê 12 dùng làm chứng từ ghi Có TK 5012.
- Séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4271.
- Bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ thông báo tất toán TK 4271 cho người
phát hành.
 Nếu séc thanh toán trong 2 ngân hàng cùng hệ thống
Thông thường trường hợp này thủ tục thanh toán do Tổng giám đốc các
Ngân hàng hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên thông thường thì thủ tục thanh toán gồm
các bước như:
* Séc thanh toán bằng chuyển khoản
- Tại bên Ngân hàng thụ hưởng:
Nếu người thụ hưởng nộp séc vào thì kiểm tra và chuyển về Ngân hàng phát
hành.
-Tại Ngân hàng phát hành: sau khi kiểm tra séc của khách hàng nộp hoặc
Ngân hàng thụ hưởng chuyển đến.
Định khoản
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 9
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang


Nợ TK 4211 (Đơn vị phát hành)
Có TK 5211, 5111
Lập giấy báo Có liên hàng hoặc chuyển lệnh Có gửi đi cho Ngân hàng bên
thụ hưởng.
Xử lý chứng từ:
- Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4211.
- Một liên giấy báo ( lệnh chuyển Có) dùng làm chứng từ ghi Có TK 5211
hoặc TK 5111.
- Bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ báo Nợ đơn vị phát hành.
- Hai Bảng kê nộp séc và giấy báo gửi cho Ngân hàng bên thụ hưởng.
- Tại ngân hàng bên thụ hưởng:
Nếu nhận lệnh chuyển Có thì kiểm tra mật mã và in ra cứng từ, nếu nhận
giấy báo qua mạng chuyển tiền điện tử thì phục hồi giấy báo kiểm tar và xử lý.
Định khoản
Nợ TK 5212, 5112
Có TK 4211 (người thụ hưởng)
Xử lý chứng từ:
- Giấy báo( lệnh chuyển Có) dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 5212, 5112.
- Hai Bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK 4211 và báo Có cho
người thụ hưởng.
* Séc có bảo chi:
- Tại ngân hàng bên thụ hưởng, nếu Tổng giám đốc của hệ thống quy định
phải chuyển về Ngân hàng bảo chi trước khi ghi Có cho người thụ hưởng thí quá
trình xử lý giống như séc thanh toán chuyển khoản. Nếu Tổng giám đốc cho phép
ghi Có trước.
Định khoản
Nợ TK 5211, 5111
Có TK 4211 (người thụ hưởng)
Xử lý chứng từ:

- Lập giấy báo ngân hàng ( lệnh chuyển Nợ) dùng một liên làm chứng từ ghi
Nợ 5211 hoặc 5111.
-Hai bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có TK 4211 và báo Có cho đơn
vị hưởng.
-Séc, bảng kê nộp Séc và giấy báo gửi ngân hàng bảo chi.
- Tại ngân hàng bên bảo chi:
Sau khi kiểm tra các chứng từ nhận được:
Định khoản:
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 10
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Nợ TK 4271
Có TK 5212, 5112
Xử lý chứng từ:
- Séc dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4271, bảng kê nộp séc báo tất toán TK
4271.
- Giấy báo (lệnh chuyển Nợ) dùng làm chứng từ ghi Có TK 5212, 5112
 Séc thanh toán khác ngân hàng
Theo quy định của NHNN, các ngân hàng không phải là ngân hàng mở tài
khoản cho đơn vị phát hành séc (không phải là đơn vị thanh toán), thì gọi là các đơn
vị thu hộ có quyền thu phí dịch vụ thanh toán séc của khách hàng nhờ thu hộ.
Các thu này ghi vào thu phí dịch vụ thanh toán và phải tách riêng phần thuế
giá trị gia tăng để hạch toán.
Định khoản:
Nợ 4211, 1011…
Có TK 711 ( thu dịch vụ thanh toán)
Có TK 4531 thuế giá trị gia tăng
Trường hợp đơn vị thu hộ chuyển séc chậm do lỗi của mình gây thiệt hại cho
người thụ hưởng thì phải bồi thường , số tiền bồi thường được tính:
Số tiền bồi thường = Số tiền ghi trên séc x Số ngày chuyển chậm x Lãi suất nợ quá hạn

Số ngày chuyển chậm tính từ ngày người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu
hộ đến ngày séc đến đơn vị thanh toán.
5.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
5.2.1 Khái niệm
Ủy nhiệm chi là lệnh do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân
hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhất định từ tài khoản
của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ hoặc chuyển vào một
tài khoản khác của chính mình.
Ủy nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản hàng hóa, dịch vụ hoặc
chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước không phân biệt trong cùng
hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng.
5.2.2 Một số quy định khi sử dụng Ủy nhiệm chi
-Khi có nhu cầu chi trả, bên trả tiền lập 3 hoặc 4 liên UNC ghi đầy đủ các
yếu tố, chủ tài khoản ký tên, đóng dấu và nộp vào ngân hàng (số liên UNC có thể
thay đổi theo yêu cầu của từng ngân hàng).
-Ngân hàng tiếp nhận và kiểm tra tất cả các yếu tố trên UNC, số dư tài khoản
của người trả tiền , nếu tài khoản không đủ số dư thì trả lại UNC cho khách hàng.
Nếu đủ điều kiện thì tiếp nhận và xử lý theo từng trường hợp.
-UNC dùng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong mọi trường hợp
khách hàng mở tài khoản cùng ngân hàng hay khác ngân hàng.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 11
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

-Ngân hàng tiếp nhận UNC và có trách nhiệm thực hiện ngay trong ngày làm
việc nếu UNC hợp lệ.
5.2.3 Thanh toán Ủy nhiệm chi
TH1: Khách hàng mở tài khoản trong cùng ngân hàng
Định khoản:
Nợ TK 4211 (đơn vị trả tiền)
Có TK 4211 (đơn vị thụ hưởng)

Xử lý chứng từ:
- Một liên UNC dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4211 trả tiền và ghi Có đơn
vị thụ hưởng.
- Hai liên UNC dùng làm chứng từ báo Có cho đơn vị thụ hưởng và báo Nợ
cho đơn vị trả tiền.
TH2: Khác ngân hàng
• Hai ngân hàng khác nhưng cùng hệ thống (1)
• Hai ngân hàng khác có tham gia thanh toán bù trừ (2)
• Hai ngân hàng khác không tham gia thanh toán bù trừ, thanh toán qua
NHNN (3)
* Tại Ngân hàng bên trả tiền: kiểm tra 4 liên UNC khi nhận được từ đơn vị
trả tiền
Định khoản:
Nợ 4211 (đơn vị trả tiền)
Có TK 5211, 5111 (1)
Có TK 5012 (2)
Có TK 1113 (3)
Xử lý chứng từ:
- Hai liên UNC dùng để ghi Nợ và báo Nợ cho đơn vị trả tiền.
-Hai liên UNC kèm với các chứng từ lập thêm để thanh toán với ngân hàng
bên bán.
-Lập thêm các chứng từ tương ứng cho từng trường hợp.
(1) Lập giấy báo Có hoặc lệnh chuyển Có
(2) Lập bảng kê 12
(3) Lập bảng kê chứng từ thanh toán qua NHNN (bảng kê 11)
- Một liên giấy báo Có (lệnh chuyển Có) dùng làm chứng từ ghi Có TK
5211, 5111, liên còn lại kèm với 2 liên UNC gửi cho Nh cùng hệ thống.
- Một bảng kê 12 dùng để ghi Có TK 5012, liên còn lại kèm với hai liên
UNC mang đi thanh toán bù trừ.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 12

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Một bảng kê 11 dùng để ghi Có TK 1113, liên còn lại kèm với hai liên UNC
gửi NHNN nơi ngân hàng trả tiền mở tài khoản tiền gửi.
* Tại NHNN (đối với trường hợp (3), nếu ngân hàng bên trả tiền và bên thụ
hưởng đều có tài khoản tiền gửi tại NHNN.
Khi nhận bảng kê 11 và 2 liên UNC, sau khi kiểm tra chứng từ, kiểm tra số
dư trên tài khoản của ngân hàng bên trả tiền đủ điều kiện thì
Định khoản:
Nợ TK 4211 (bên trả tiền)
Có TK 4211 (bên thụ hưởng)
NHNN lập thêm chứng từ ghi sổ, bảng kê 11 để ghi Nợ, ghi Có vào các tài
khoản trên và gửi 2 liên UNC và bảng kê 11 về ngân hàng bên thụ hưởng.
Nếu ngân hàng bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản ở khác chi
nhánh NHNN.
• Tại NHNN bên trả tiền:
Nợ TKTG NH (bên trả tiền)
Có TK liên hàng đi
Lập thêm 2 liên giấy báo Có.
Xử lý chứng từ:
-Bảng kê 11 dùng làm chứng từ ghi Nợ TKTG NH bên trả tiền.
- Một liên giấy báo Có dùng để ghi Có TK liên hàng đi.
- Hai liên UNC và 1 liên giấy báo Có gửi – NHNN bên thụ hưởng ( mở tải
khoản bên ngân hàng thụ hưởng).
• Tại NHNN bên thụ hưởng
Khi nhận các chứng từ trên, kiểm tra các yếu tố trên chứng từ.
Định khoản:
Nợ TK liên hàng đến
Có TKTG NH bên thụ hưởng
Lập thêm 2 bảng kê 11.

Xử lý chứng từ:
- Liên giấy báo dùng để ghi Nợ trên tài khoản liên hàng đến.
-Một bảng kê 11 dùng làm để ghi Có TKTG NH bên thụ hưởng.
- Hai liên UNC và một bảng kê 11 gửi cho ngân hàng bên thụ hưởng.
* Tại ngân hàng bên thụ hưởng:
Khi nhận các chứng từ của NHNN chuyển đến hoặc của ngân hàng trả tiền,
sau khi kiểm tra,
Định khoản:
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 13
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Nợ TK 5212, 5112 (1)
Nợ TK 5012 (2)
Nợ TK 1113 (3)
Có TK 4211 (đơn vị thụ hưởng)
Xử lý chứng từ:
- Hai liên UNC một liên ghi Có TK 4211, một liên báo Có đơn vị thụ hưởng.
- Giấy báo Có (lệnh chuyển Có) dùng để ghi Nợ TK 5212, 5112
- Bảng kê 11 dùng để ghi Nợ TK 1113
Nếu chuyển tiền đi khác ngân hàng thì khách hàng phải trả phí chuyển tiền.
Các khoản thu này ghi vào thu dịch vụ thanh toán và phải tách riêng phần thuế giá
trị gia tăng.
Định khoản:
Nợ TK 4211, 1011, …
Có TK 711 (thu dịch vụ thanh toán, nếu có)
Có TK 4531 (thuế giá trị gia tăng, nếu có)
5.3 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
5.3.1 Khái niệm
Ủy nhiệm thu là chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ
lập, ủy nhiệm cho ngân hàng đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ

trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng.
5.3.2 Một số quy định khi áp dụng hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu
Đối với đơn vị mua khi kí hợp đồng với bên bán có thỏa thuận hình thức
thanh toán tiền bằng UNT thì phải thông báo cho ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản
tiền gửi biết bằng văn bản. Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng căn cứ trích từ tài
khoản tiền gửi của bên mua trả cho bên bán.
Đơn vị bán có nhiệm vụ cung ứng hàng hóa dịch vụ theo đúng hợp đồng.
Nếu hai bên có tranh chấp về chất lượng hàng hóa , số lượng… hai bên mua bán tự
giải quyết.
Người mua có nhiệm vụ duy trì số dư trên tài khoản tiền gửi sau khi đã nhận
hàng hóa để ngân hàng thanh toán cho đơn vị bán khi UNT gửi đến, nếu tài khoản
không đủ số dư ngân hàng lưu UNT và theo dõi cho đến khi đủ sẽ thanh toán cho
đơn vị bán, hoặc trả lại cho đơn vị bán.
Người bán khi lập UNT phải lập 3 hoặc 4 liên kèm theo các hóa đơn chứng
từ chứng nhận giao hàng cho người mua gửi vào ngân hàng nơi họ mở tài khoản tiền
gửi.
5.3.3 Thanh toán ủy nhiệm thu
 Người mua và người bán có tài khoản cùng ngân hàng
Khi nhận 4 liên UNT của người bán, ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của
UNT và số dư trên tài khoản người mua, nếu đủ điều kiện thì hạch toán.
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 14
Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Định khoản:
Nợ TK 4211 ( đơn vị mua)
Có TK 4211 ( đơn vị bán)
Xử lý chứng từ:
- Một liên UNT dùng làm chứng từ ghi Nợ TK 4211 và ghi Có TK 4211
- Hai liên UNT dùng làm chứng từ báo Nợ và báo Có
 Người mua và người bán có tài khoản tại hai ngân hàng khác

Trường hợp khác ngân hàng có thể là:
• Hai ngân hàng khác nhưng cùng hệ thống (1)
• Hai ngân hàng khác có tham gia thanh toán bù trừ (2)
• Hai ngân hàng khác không tham gia thanh toán bù trừ, thanh toán qua
NHNN (3)
Khi người bán lập 4 liên UNT gửi vào thì ngân hàng trích liên thứ 4 lưu lại,
còn 3 liên và các hóa đơn chứng từ gửi cho ngân hàng bên mua.
* Tại ngân hàng bên mua:
Kiểm tra các chứng từ nhận từ ngân hàng bên bán, nếu đủ điều kiện thì:
Định khoản:
Nợ TK 4211 ( đơn vị mua)
Có TK 5211, 5111 ( trường hợp(1) )
Có TK 5012 ( trường hợp(2) )
Có TK 1113 (trường hợp (3) )
Lập thêm chứng từ và xử lý giống như tường hợp UNC khác ngân hàng.
* Tại ngân hàng bên bán:
Khi nhận được các chứng từ do NHNN hoặc ngân hàng bên mua gửi đến
dùng liên 4 UNT đã lưu trước đây để đối chiếu, nếu đúng và các chứng từ khác đều
hợp lệ thì:
Định khoản:
Nợ TK 5212, 5112 (1)
Nợ TK 5012 (2)
Nợ TK 1113 (3)
Có TK 4211 (đơn vị bán)
Nếu chuyển tiền đi khác ngân hàng thì khách hàng phải trả phí chuyển tiền.
Các khoản thu này ghi vào thu dịch vụ thanh toán và phải tách riêng phần thuế giá
trị gia tăng
Định khoản:
Nợ TK 4211, 1011, …
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 15

Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại NH TMCP CT VN- CN An Giang

Có TK 711 (thu dịch vụ thanh toán)
Có TK 4531 (thuế giá trị gia tăng)
Chứng từ được xử lý tương tự như UNC.
 Tài khoản tiền gửi người mua không đủ số dư
Ngân hàng bên mua theo dõi và xử lý phạt the đúng quy định. Số tiền phạt
chuyển cho đơn vị bán tùy theo từng trường hợp:
Định khoản:
Nợ TK 4211, 5012… số tiền phạt chậm trả
Có TK 4211 (đơn vị bán)
* Tại NHNN trong trường hợp (3) xử lý tương tự như UNC.
5.4 Thanh toán bằng Thư tín dụng
5.4.1 Khái niệm
Thư tín dụng là chứng từ thể hiện sự cam kết thanh toán tiền của người mua
cho người bán khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dung của thư tín dụng.
Hình thức thanh toán này thường đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên mua và
bán trong trương trường hợp khó có điều kiện trực tiếp trao đổi với nhau vì thế
thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Hiện nay trong phạm vi quốc gia
hình thức thanh toán này ít được sử dụng vì còn nhiều cách thanh toán khác
thuận lợi hơn.
5.4.2 Một số quy định khi sử dụng thư tín dụng
5.4.2.1 Thủ tục mở TTD
Khi có nhu cầu thanh toán bằng TTD bên trả tiền lập 4 liên giấy mở TTD
ghi đầy đủ các yếu tố quy định kèm theo bảng đăng ký chữ ký mẫu của người
được ủy quyền nhận hàng. Nội dung ghi rõ tên, chức vụ, số, ngày tháng năm và
nơi cấp giấy CMND, chữ ký mẫu của người được quyền nhận hàng, chữ ký của
chủ tài khoản và dấu của đơn vị trả tiền.
* Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
Khi nhận mở TTD cho khách hàng thì tiếp nhận toàn bộ các chứng từ

nêu trên và kiểm tra, chỉ nhận mở TTD trong trường hợp người thụ hưởng có mở
tài khoản tại một ngân hàng khác cùng hệ thống.
Định khoản:
Nợ TK 4211 (đơn vị thụ hưởng)
Có TK 4272
Xử lý chứng từ:
- 2 liên giấy mở TTD dùng làm chứng từ ghi Nợ gửi đơn vị trả tiền và
ghi Có TK 4272
- 1 liên giấy mở TTD dùng làm giấy báo Nợ gửi đơn vị trả tiền.
- 2 liên giấy mở TTD gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng
SVTH: NGUYỄN NGỌC THẢO 16

×