Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống TN1 với gà mái TP1 và TP3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------- * ---------------------------

PHẠM THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ CHO
THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ
TRỐNG TN1 VỚI GÀ MÁI TP1 VÀ TP3

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
------------------------- * ---------------------------

PHẠM THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ
CHO THỊT CỦA HAI TỔ HỢP LAI GIỮA GÀ
TRỐNG TN1 VỚI GÀ MÁI TP1 VÀ TP3
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 60.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng ðức Tiến

Hà Nội- 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp ñỡ của
tập thể trong và ngoài cơ quan.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm
về những số liệu trong bản luận văn này.

Học viên

Phạm Thị Thanh Bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

i


LỜI CẢM ƠN
Có ñược công trình nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính
trọng sâu sắc tới Ban giám ñốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương,
Viện Chăn Nuôi, Bộ Nông Nghiệp & PTNT, Ban ñào tạo sau ñại học, Viện
khoa học nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phùng ðức Tiến, Giám ñốc Trung
tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương ñã ñầu tư nhiều công sức và thời gian
chỉ bảo tận tình giúp tôi thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp ñỡ nhiệt tình của cán bộ
công nhân viên Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Phòng phân tích
- Viện Chăn nuôi trong quá trình nghiên cứu và thí nghiệm.
Nhân dịp này, cho phép tôi ñược bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các
nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, tạo ñiều
kiện cho tôi nâng cao kiến thức, hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn gia ñình ñã tạo mọi ñiều kiện, ñộng viên tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Bình

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN .........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...................vi
DANH MỤC BẢNG CÓ TRONG LUẬN VĂN......................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ CÓ TRONG LUẬN VĂN ...............................viii
MỞ ðẦU..................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ........................................3
1.1.1. Cơ sở lý luận về ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm.............................. 3
1.1.2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất .......................................... 4
1.1.2.1. Tính trạng sinh sản .......................................................................... 4
1.1.2.2 Tính trạng sinh trưởng.................................................................... 16
1.1.3. Cơ sở khoa học của công tác lai tạo.................................................. 25
1.1.3.1. Khái niệm về lai tạo giống............................................................. 25
1.1.3.2. Cơ sở khoa học của ưu thế lai........................................................ 26
1.1.3.3. Các thành phần di truyền và ưu thế lai cấu thành sản phẩm.......... 30
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC..................... 35
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm lai thế giới .... 35
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................... 37
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 41
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 41
2.2. ðỊA ðIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................. 41
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.......................................................................... 41
2.4. NỘI DUNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU...................................... 41
2.4.1. ðánh giá khả năng sản xuất của ñàn sinh sản ghép giữa trống TN1 với
mái TP1 và TP3.......................................................................................... 41
2.4.2. ðánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai.................................. 41
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 42

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

iii


2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 42
2.5.2. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu nghiên cứu ................................. 45
2.5.2.1. Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ nuôi sống ........................................... 45

2.5.2.2. Phương pháp xác ñịnh khối lượng cơ thể gà trong giai ñoạn từ 0 20 TT.......................................................................................................... 45
2.5.2.3. Phương pháp xác ñịnh hiệu quả sử dụng thức ăn .......................... 45
2.5.2.4. Phương pháp xác ñịnh tuổi thành thục sinh dục ............................ 46
2.5.2.5. Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ ñẻ và tỷ lệ trứng giống ....................... 46
2.5.2.6. Phương pháp xác ñịnh một số chỉ tiêu chất lượng trứng............... 46
2.5.2.7. Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở....................... 48
2.5.2.8. Phương pháp xác ñịnh khả năng sinh trưởng ................................ 49
2.5.2.9. Phương pháp xác ñịnh tiêu tốn và chi phí TĂ/1 ñơn vị sản phẩm... 51
2.5.2.10. Phương pháp xác ñịnh chỉ số sản xuất, chỉ số kinh tế .................. 51
2.5.2.11. Tính ưu thế lai ............................................................................. 51
2.5.2.12. Xử lý số liệu................................................................................ 52
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 53
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ðÀN GÀ SINH SẢN .......................... 53
3.1.1. ðặc ñiểm ngoại hình......................................................................... 53
3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống................................................................................. 54
3.1.3. Khối lượng cơ thể............................................................................. 56
3.1.4. Tiêu tốn thức ăn giai ñoạn 1 – 20 tuần tuổi ....................................... 58
3.1.5. Tuổi thành thục sinh dục................................................................... 60
3.1.6. Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng ................................................................ 63
3.1.7. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng giống........................................................ 66
3.1.8. Khảo sát chất lượng trứng................................................................. 68
3.1.9. Kết quả ấp nở ................................................................................... 69
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN GÀ NUÔI THỊT TT11 VÀ TT13..... 71
3.2.1. ðặc ñiểm ngoại hình......................................................................... 71
3.2.2. Tỷ lệ nuôi sống................................................................................. 72
3.2.3. Khối lượng cơ thể............................................................................. 74
3.2.4. Sinh trưởng tuyệt ñối ........................................................................ 77
3.2.5. Sinh trưởng tương ñối....................................................................... 79
3.2.6. Hiệu quả sử dụng thức ăn ................................................................. 80
3.2.7. Chỉ số sản xuất ................................................................................. 82

3.2.8. Chỉ số kinh tế.................................................................................... 83
3.2.9. Kết quả mổ khảo sát ......................................................................... 84
3.2.9.1. Năng suất thịt ................................................................................ 85
3.2.9.2. Thành phần hóa học của thịt ......................................................... 86
3.2.10. Năng suất thịt/mái sinh sản/68 tuần tuổi ......................................... 87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

iv


3.2.11. Kết quả nuôi thử nghiệm gà lai TT11 và TT13 trong sản xuất ........ 88
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ...................................................................... 90
KẾT LUẬN............................................................................................................... 90
ðỀ NGHỊ................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 92
PHỤ LỤC.................................................................................................. 99

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CTV

Cộng tác viên

G

gam


KL

Khối lượng

NST

Năng suất trứng

SLT

Sản lượng trứng

SS

So sánh

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

Tăng khối lượng

TL


Tỷ lệ

TN1

Là gà Redbro AB ñược tạo chọn tại TTNC Gia cầm Thụy
Phương

TP1

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt ñược
tạo chọn thành công tại TTNC Gia cầm Thụy Phương
năm 2010

TP3

Là dòng mái của bộ giống gà lông màu hướng thịt ñược
tạo chọn thành công tại TTNC Gia cầm Thụy Phương
năm 2010

TT

Tuần tuổi

TT11

Tổ hợp gà lai ñược tạo thành giữa trống TN1 với mái TP1

TT13
TTTA


Tổ hợp gà lai ñược tạo thành giữa trống TN1 với mái TP3
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

ƯTL

Ưu thế lai


DANH MỤC BẢNG CÓ TRONG LUẬN VĂN
Bảng

Tiêu ñề

Trang

2.1 Chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà sinh sản

44

2.2 Chế ñộ dinh dưỡng nuôi gà thịt

44

3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm giai ñoạn 1 -20 TT

55

3.2 Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi


57

3.3 Lượng thức ăn tiêu thụ/con/giai ñoạn 1 – 20 TT

59

3.4 Tuổi ñẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của gà mái khi
tỷ lệ ñẻ ñạt 5%; 30%; 50% và 38 tuần tuổi
3.5 Tỷ lệ ñẻ và năng suất trứng của ñàn gà thí nghiệm

61
64

3.6 Tiêu tốn thức ăn/10 trứng

67

3.7 Một số chỉ tiêu chất lượng trứng ở 38 TT

68

3.8 Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở

70

3.9 Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi

73

3.10 Khối lượng cơ thể từ sơ sinh – 10 TT


75

3.11 Sinh trưởng tuyệt ñối

77

3.12 Sinh trưởng tương ñối

79

3.13 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

81

3.14 Chỉ số sản xuất

83

3.15 Chỉ số kinh tế

84

3.16 Năng suất thịt của gà thí nghiệm lúc 10 TT

85

3.17 Thành phần hóa học của thịt gà thí nghiệm lúc 10 TT

86


3.18 Năng suất thịt/mái sinh sản/68 TT

87

3.19 Kết quả thử nghiệm nuôi gà lai thương phẩm trong nông hộ

89


DANH MỤC HÌNH VẼ CÓ TRONG LUẬN VĂN
Hình
vẽ

Tiêu ñề

Trang

2.1

Hình bố trí thí nghiệm gà sinh sản

42

2.2

Hình bố trí thí nghiệm gà nuôi thịt

43


3.1

Gà TN1 01 ngày tuổi và gà trống trưởng thành

53

3.2

Gà TP1 01 ngày tuổi và gà mái trưởng thành

53

3.3

Gà TP3 01 ngày tuổi và gà mái trưởng thành

54

3.4

ðồ thị tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm

66

3.5

Gà lai TT11 và TT13 lúc 01 ngày tuổi

72


3.6

Gà lai TT11 và TT13 lúc 10 TT

72

3.7

Khối lượng cơ thể từ sơ sinh ñến 10 TT

76

3.8

ðồ thị sinh trưởng tuyệt ñối của gà thí nghiệm

78

3.9

ðồ thị sinh trưởng tương ñối của gà thí nghiệm

80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

viii


MỞ ðẦU

Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng ñòi hỏi ngành chăn nuôi gia cầm
phải liên tục tạo ra những giống mới có năng suất, chất lượng thịt và trứng
cao. ðể giải quyết ñiều ñó, cách nhanh nhất là áp dụng phương pháp lai tạo
giữa các dòng thuần ñã ñược chọn lọc ñể tận dụng triệt ñể ưu thế lai và những
ñặc ñiểm tốt của mỗi dòng bố mẹ.
Hai dòng gà mái TP1 và TP3 nằm trong bộ giống gà lông màu hướng
thịt TP (TP1, TP2, TP3, TP4) ñược Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ
Phương chọn tạo thành công năm 2010. Dòng mái TP1 có lông màu vàng nâu
nhạt xám tro, cườm cổ, năng suất trứng ñạt 175-178 quả/mái/năm và dòng
mái TP3 có lông màu nâu xám tro, cườm cổ, năng suất trứng ñạt 179-183
quả/mái/năm. Tuy nhiên, khối lượng cơ thể gà thương phẩm lúc 63 ngày tuổi
chỉ ñạt 2,4-2,5 kg/con (Phùng ðức Tiến và CTV, 2009)[55].
Trong khi ñó, gà TN1 ñược tạo chọn ra từ nhân thuần chủng giống giữa
trống RedbroAB với mái RedbroAB tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy
Phương. Giống gà này có khối lượng cơ thể lúc 63 ngày tuổi ñạt 2,52,6kg/con (Phùng ðức Tiến và CTV, 2009)[56] và gà trống trưởng thành có
màu lông nâu ñỏ, da và chân màu vàng.
Trên nguồn nguyên liệu ñó, phân tích tính năng của mỗi giống và
dựa trên nguyên lý cơ bản của lai tạo giống, quyết ñịnh cho lai giữa gà
trống TN1 với gà mái TP1 và TP3 tạo ra tổ hợp lai thương phẩm TT11 và
TT13 nhằm kết hợp những ñặc ñiểm tốt của mỗi dòng và ñặc biệt khai thác
tối ña ưu thế lai của các tính trạng sản xuất với hy vọng hai tổ hợp lai này
ñạt năng suất cao, chất lượng thịt tốt và ñặc ñiểm ngoại hình phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng. ðể ñảm bảo chính xác việc cung cấp cho sản xuất
các tổ hợp gà lai thương phẩm chất lượng tốt, chúng tôi triển khai ñề tài:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

1



“ðánh giá khả năng sinh sản và cho thịt của hai tổ hợp lai giữa gà trống
TN1 với gà mái TP1 và TP3".
MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
- Xác ñịnh ñược khả năng sinh sản của ñàn sinh sản ghép giữa trống
TN1 với mái TP1, TP3.
- Xác ñịnh ñược khả năng sản xuất của các tổ hợp lai.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðÈ TÀI
Ý nghĩa khoa học của ñề tài
Trên cơ sở khoa học của ưu thế lai, luận văn ñã triển khai ñánh giá một
số tổ hợp lai giữa gà trống TN1 và gà mái TP1; TP3 cho năng suất cao, chất
lượng tốt.
Luận văn là tài liệu tham khảo về công tác lai tạo giống gia cầm dùng
cho nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất chăn nuôi.
Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu mang ý nghĩa thực tiễn bởi xuất phát từ các dòng
gà lông màu hiện có trong nước, tạo ra tổ hợp lai mới một cách chủ ñộng,
cung cấp cho ngành chăn nuôi gà các con giống tốt, góp phần thúc ñẩy sản
xuất, tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu con giống ngoại.
ðề tài ñã góp phần tăng năng suất chăn nuôi gà trong các nông hộ với
các phương thức nuôi khác nhau, góp phần tăng sản phẩm thịt cho xã hội,
ñồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở lý luận về ñặc ñiểm ngoại hình của gia cầm

Các ñặc ñiểm về ngoại hình của gia cầm là những ñặc trưng cho giống,
thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của chúng.
Hình dáng, kích thước cơ thể: Tuỳ mục ñích sử dụng, các dòng gà ñược
chia thành 3 loại hình: hướng trứng, hướng thịt và hướng kiêm dụng. Gà
hướng trứng có thân hình thon nhỏ, cổ dài, nhẹ cân, dáng nhanh nhẹn. Gà
hướng thịt có thân hình to thô, cổ dài trung bình, ngực nở, dáng ñi nặng nề,
khối lượng lớn. Gà kiêm dụng có hình dáng trung gian, cơ thể có hướng kiêm
dụng trứng thịt hoặc thịt trứng. Schuberth và Ruhland (1978)[40] cho rằng có
mối tương quan dương giữa khối lượng cơ thể (KL) với tất cả các chiều ño.
ðầu: cấu tạo xương ñầu ñược coi như có ñộ tin cậy cao nhất trong việc
ñánh giá ñầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của ñầu cho phép rút ra kết
luận về sự phát triển của mô ñỡ và mô liên kết. Theo hình dáng của mào, mào
dưới và mào tai có thể biết ñược trạng thái sức khoẻ và ñiều kiện sống của
chúng. Gà trống có ngoại hình ñầu giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà
mái có ngoại hình của gà trống sẽ không cho năng suất cao, trứng thường
không phôi Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978[5]).
Mào: Gà ña dạng về hình dạng, kích thước và màu sắc ñặc trưng cho
từng giống gà. Theo Phan Cự Nhân (1971)[35], khi có mặt gen Ab gà sẽ có
mào dạng hoa hồng, gen aB sẽ có dạng mào nụ và gen ab có dạng mào cờ.
Mào và mào dưới thuộc về các ñặc ñiểm sinh dục phụ, khi buồng trứng
hoạt ñộng bình thường thì mào lớn chứa nhiều máu. Khi thay lông hoạc bị
bệnh thuộc tuyến sinh dục sẽ tạm thời ngừng trệ sự cung cấp máu. Như vậy,
kích thước da ñầu bị giảm và màu sắc bị kém ñi.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

3


Mỏ: Mỏ chắc chắn và ngắn. Gà có mỏ dài và mảnh không có khả năng
sản xuất cao. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, ở gà mái màu sắc

này có thể bị nhạt ñi vào cuối thời kỳ ñẻ trứng.
Lông: Lông là một dẫn xuất của da, thể hiện ñặc ñiểm di truyền của giống
và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Khi mới nở, gia cầm con ñược
lông tơ che phủ, trong quá trình phát triển lông tơ sẽ dần ñược thay thế bằng lông
cố ñịnh.
Tốc ñộ mọc lông là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn, có
thể có quan hệ mật thiết với cường ñộ sinh trưởng của gia cầm. Theo
Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978)[5], những gia cầm có tốc
ñộ sinh

trưởng nhanh thì có tốc ñộ mọc lông nhanh. Hayer và Carthy

(1970)[70], cho biết gà mái mọc lông ñều hơn gà trống trong cùng một dòng
và ảnh hưởng của hormon có tác dụng ngược với gen liên kết qui ñịnh tốc ñộ
mọc lông. Màu lông do một số gen qui ñịnh, phụ thuộc và sắc tố chứa trong
bào tương của tế bào. Lông gia cầm có màu sắc khác nhau là do mức ñộ oxy
hoá các chất tiền sắc tố melanin (melanogene) trong các tế bào lông. Nếu các
chất sắc tố là nhóm lipocrom (carotinoit) thì lông có màu vàng họăc màu ñỏ,
nếu không có chất sắc tố thì lông có màu trắng.
Chân: Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn, nhưng không thô. Gà
có chân hình chữ bát, các ngón cong, xương khuyết tật không nên sử dụng
làm giống. ðặc ñiểm chân cao có liên quan tới khả năng cho thịt thấp và phát
dục chậm (Brandsch và Biilchel, Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978[5]).
1.1.2. Bản chất di truyền của tính trạng sản xuất
1.1.2.1. Tính trạng sinh sản
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, ñược
nuôi trong ñiều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các ñặc ñiểm di truyền số

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….


4


lượng và ảnh hưởng của những tác ñộng môi trường lên các tính trạng ñó.
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản,
tăng trưởng, ñẻ trứng ñều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di truyền của các
tính trạng số lượng là do các gen qui ñịnh. Theo Nguyễn Ân và CTV
(1983)[3], các tính trạng sản xuất là các tính trạng số lượng, thường là các
tính trạng ño lường như KL, kích thước các chiều ño, sản lượng trứng, khối
lượng trứng, ....Các tính trạng số lượng bị chi phối bởi nhiều gen. Các gen này
hoạt ñộng theo ba phương thức:
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích luỹ của từng gen.
- Trội (D) hiệu ứng tương tác giữa các gen cùng một lô cút.
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác, của các gen không cùng một lô cút.
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (General
breeding value) có thể tính toán ñược, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần.
Hiệu ứng trội (D) và át gen (I) là những hiệu ứng không cộng tính, có ý nghĩa
ñặc biệt trong các tổ hợp lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng
do giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường qui ñịnh, nhưng giá trị kiểu gen của
tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ cấu tạo thành. ðó là các gen
mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp lại sẽ ảnh
hưởng rất rõ rệt (Nguyễn Văn Thiện, 1996)[45].
Khác với tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh. Tuy các ñiều kiện bên ngoài không thể làm
thay ñổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác ñộng làm phát huy hoặc kìm hãm
việc biểu hiện các hoạt ñộng của các gen. Các tính trạng số lượng ñược qui
ñịnh bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng nhiều của ñiều kiện ngoại cảnh, mối
tương quan ñó ñược biểu thị như sau:
P=G+E
Trong ñó: P là giá trị kiểu hình, G là giá trị kiểu gen, E là sai lệch môi trường.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

5


Giá trị kiểu gen (G) hoạt ñộng theo ba phương thức: cộng gộp, trội và át
gen. Từ ñó, G cũng có thể biểu thị theo:
G=A+D+I
Trong ñó: G là giá trị kiểu gen, A là giá trị cộng gộp, D là giá trị sai
lệch trội, I là giá trị sai lệch tương tác.
Ngoài ra, các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của môi trường.
Có hai loại môi trường chính:
- Môi trường chung (Eg) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác ñộng
lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại yếu tố này có tính chất
thường xuyên như: thức ăn, khí hậu, ñiều kiện chăm sóc nuôi dưỡng....
- Môi trường riêng (Es) là sai lệch do các yếu tố môi trường tác ñộng
riêng rẽ lên từng cá thể trong nhóm vật nuôi, hoặc ở một giai ñoạn nhất ñịnh
trong cuộc ñời con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên. Nếu bỏ
qua mối tương tác giữa di truyền và ngoại cảnh, quan hệ của kiểu hình (P),
kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị cụ thể:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua phân tích cho thấy các giống gia cầm, cũng như các giống sinh vật
khác, con cái ñều nhận ñược ở bố mẹ một số gen quy ñịnh tính trạng số lượng
nào ñó. Tính trạng ñó ñược xem như nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền,
nhưng khả năng ñó phát huy ñược hay không còn phụ thuộc vào môi trường
sống như: chế ñộ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, ....
Người ta có thể xác ñịnh các tính trạng số lượng qua mức ñộ tập trung
(Χg), mức ñộ biến dị (CV%), hệ số di truyền của các tính trạng (h2), hệ số lặp
lại của các tính trạng (R), hệ số tương quan (r) giữa các tính trạng, v.v ....

Sức sống và khả năng kháng bệnh của gà
Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu ñể ñánh giá sức sống của

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

6


gia cầm. Ở giai ñoạn hậu phôi, sự giảm sức sống ñược thể hiện ở tỷ lệ chết cao
qua các giai ñoạn sinh trưởng (Brandsch và Biilchel, Nguyễn Chí Bảo dịch,
1978[5]). Khavecman (1972)[18] cho rằng cận huyết làm giảm tỷ lệ sống, ưu
thế lai làm tăng tỷ lệ sống. Các giống vật nuôi nhiệt ñới có khả năng chống
bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi ở xứ lạnh.
Khả năng thích nghi là khi ñiều kiện sống của gia súc, gia cầm bị thay
ñổi như thức ăn, thời tiết, khí hậu, qui trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật
xung quanh,... thì chúng có khả năng thích ứng nhanh, rộng rãi ñối với môi
trường sống mới (Phan Cự Nhân và Trần ðình Miên, 1998[37]).
Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm, Marco (1982)[81] cho biết sức
sống ñược thể hiện ở thể chất và ñược xác ñịnh trước hết bởi khả năng có tính
di truyền của ñộng vật, có thể chống lại những ảnh hưởng không thuận lợi của
môi trường, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh. Hill và CTV (1954)[71] ñã
tính ñược hệ số di truyền về sức sống là 0,06. Sức sống ñược tính theo các
giai ñoạn nuôi dưỡng khác nhau. Theo Gavora (1990)[68], hệ số di truyền của
sức kháng bệnh là 25%. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh
dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu thời tiết, mùa vụ,…
Khả năng sinh sản ở gia cầm
Khả năng sinh sản của gia cầm ñược thể hiện bởi các chỉ tiêu về sản
lượng, KL, hình dạng, chất lượng trứng, thụ tinh và ấp nở. ðối với các giống
gia cầm khác nhau, khả năng sinh sản cũng khác nhau.
Sản lượng trứng

Sản lượng trứng (SLT) là lượng trứng mà gia cầm mái ñẻ ra trong một
vòng ñời, phụ thuộc vào tuổi thành thục, cường ñộ ñẻ trứng, tần số thể hiện
bản năng ñòi ấp, thời gian nghỉ ñẻ và thời gian ñẻ kéo dài. Theo Brandsch và
Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch,1978)[5], sản lượng trứng ñược tính trong 365
ngày kể từ khi ñẻ qủa trứng ñầu tiên. Marco (1982)[81] cho biết, ñối với gà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

7


Plymouth Rock nuôi tại CuBa, sản lượng trứng ñược tính từ tuần tuổi 23 ñến
tuần tuổi thứ 74. Trong lúc ñó, các hãng gia cầm công nghiệp tính sản lượng
trứng ñến 70 - 80 tuần tuổi.
Cường ñộ ñẻ trứng là sức ñẻ trứng trong thời gian ngắn, có liên quan
chặt chẽ với sức ñẻ trứng trong cả năm của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng
ñòi ấp phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thể hiện ở các giống khác nhau với
mức ñộ khác nhau. Sự khác nhau ñó thể hiện ở thời ñiểm ấp và thời gian ấp
kéo dài. Phần lớn các dòng gà ham ấp ñều có sức ñẻ trứng kém.
Thời gian nghỉ ñẻ của gia cầm: giữa các chu kỳ ñẻ trứng gà thường có
thời gian nghỉ ñẻ, ñiều này ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng trứng, yếu tố
này bị ảnh hưởng từ tính mùa vụ, sự thay ñổi thức ăn, di truyền,… Thời gian
ñẻ kéo dài ñược tính từ khi ñẻ quả trứng ñầu tiên tới khi thay lông hoàn toàn.
Giữa thời gian ñẻ trứng kéo dài với sự thành thục có tương quan nghịch rõ rệt,
với sức ñẻ trứng có tương quan dương rất cao (Brandsch và Biilchel, Nguyễn
Chí Bảo dịch, 1978[5]).
Năng suất trứng
Trứng của gia cầm nói chung và của gà nói riêng là một tế bào sinh sản
khổng lồ. Cấu tạo của trứng bao gồm: lòng ñỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ.
Buồng trứng có chức năng tạo thành lòng ñỏ, còn các bộ phận khác như: lòng

trắng, màng vỏ và vỏ do ống dẫn trứng tạo nên. Nhiều tài liệu nghiên cứu ñều
xác ñịnh ở gà mái, trong quá trình phát triển từ phôi hai bên phải, trái ñều có
buồng trứng, nhưng sau khi nở buồng trứng bên phải mất ñi, còn lại buồng
trứng bên trái (Vương ðống, 1968[9]).
Số lượng tế bào trứng của gà mái ở thời kỳ ñẻ trứng có thể ñếm ñược
khoảng 3.600 trứng, nhưng chỉ có 1 số lượng rất hạn chế ñược chín và rụng
(Phùng ðức Tiến, 1996[60]).
Trong thời gian phát triển ban ñầu, các tế bào trứng ñược bao bọc bởi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

8


một tầng tế bào, không có liên kết gì với biểu bì phát sinh. Tầng tế bào này trở
thành nhiều tầng, sự tạo thêm sẽ tiến tới bề mặt buồng trứng, cấu tạo này gọi
là follicun, bên trong follicun có một khoang hở chứa ñầy một chất dịch. Bề
ngoài follicun trông giống như một cái túi. Trong thời kỳ ñẻ trứng nhiều
follicun trở nên chín làm thay ñổi hình dạng buồng trứng trông giống như
“chùm nho”. Sau thời kỳ ñẻ trứng lại trở thành hình dạng ban ñầu, các
follicun chín vỡ ra, tế bào trứng chín ra ngoài cùng với dịch follicun và rơi
vào phễu ống dẫn trứng.
Các tài liệu nghiên cứu ñều cho rằng, hầu hết vật chất lòng ñỏ trứng gà
ñược tạo thành trước khi ñẻ trứng 9 -10 ngày, tốc ñộ sinh trưởng của lòng ñỏ
từ 1 ñến 3 ngày ñầu rất chậm, khi ñường kính của lòng ñỏ ñạt tới 6 mm, bắt
ñầu vào thời kỳ sinh trưởng cực nhanh, ñường kính có thể tăng 4mm trong 24
giờ, cho tới khi ñạt ñường kính tối ña 40mm. Tốc ñộ sinh trưởng của lòng ñỏ
không tương quan với cường ñộ ñẻ trứng. Quá trình hình thành trứng và rụng
trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, do sự ñiều khiển của hoocmol. Thời
gian từ lúc ñẻ quả trứng và thời gian rụng trứng sau kéo dài 15-75 phút.

Theo Melekhin và Niagridin (1989) dẫn theo Ngô Giản Luyện
(1994)[26], sự rụng trứng ở gà xảy ra một lần trong ngày, thường là 30 phút
sau khi ñẻ trứng. Trường hợp nếu trứng ñẻ sau 16 giờ thì sự rụng trứng sẽ
chuyển ñến ñầu ngày hôm sau. Trứng bị giữ lại trong ống dẫn trứng làm
ngừng sự rụng trứng tiếp theo.
Tế bào trứng rơi vào phễu và ñược ñẩy xuống ống dẫn trứng, ñây là một
ống dài có nhiều khúc cuộn, bên trong có tầng cơ, trên thành ống có lớp màng
nhầy lót bên trong, trên bề mặt lớp màng nhầy có tiêm mao rung ñộng. Ống
dẫn trứng có những phần khác nhau: phễu, phần tạo lòng trắng, phần eo, tử
cung và âm ñạo. Chúng có chức năng tiết ra lòng trắng ñặc, loãng, màng vỏ,
vỏ và lớp keo mỡ bao bọc ngoài vỏ trứng. Thời gian trứng lưu lại trong ống

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

9


dẫn trứng từ 20-24 giờ. Khi trứng rụng và qua các phần của ống dẫn trứng tới
tử cung, ñầu nhọn của trứng bao giờ cũng ñi trước, nhưng khi nằm trong tử
cung quả trứng ñược xoay 1 góc 1800, cho nên trong ñiều kiện bình thường gà
ñẻ ñầu tù của quả trứng ra trước.
Sự di truyền về sinh sản của gia cầm rất phức tạp, việc sản xuất trứng
của gia cầm có thể do 5 yếu tố ảnh hưởng mang tính di truyền:
Tuổi thành thục về sinh dục: người ta cho rằng ít nhất có hai cặp gen
chính tham gia vào yếu tố này: gen E (gen liên kết giới tính) và e; còn cặp thứ
hai là E’ và e’. Gen trội E chịu trách nhiệm tính thành thục về sinh dục.
Cường ñộ ñẻ: yếu tố này do hai cặp gen R và r, R’ và r’ ñiều hành.
Bản năng ñòi ấp: do 2 gen A và C phối hợp với nhau ñiều khiển.
Thời gian nghỉ ñẻ (ñặc biệt là nghỉ ñẻ vào mùa ñông): do các gen M và
m ñiều khiển. Gia cầm có gen mm thì về mùa ñông vẫn tiếp tục ñẻ ñều.

Thời gian kéo dài của chu kỳ ñẻ: do cặp gen P và p ñiều hành.
Hai yếu tố 1 và 5 kết hợp với nhau, cũng có nghĩa là các cặp gen Pp và
Ee có phối hợp với nhau. Tất nhiên, ngoài các gen chính tham gia vào việc
ñiều khiển các yếu tố trên, có thể còn có nhiều gen khác phụ lực vào.
Tuổi ñẻ quả trứng ñầu là một chỉ tiêu ñánh giá sự thành thục sinh dục,
cũng ñược coi là 1 yếu tố cấu thành năng suất trứng (Khavecman, 1972)[18].
Tuổi ñẻ quả trứng ñầu ñược xác ñịnh bằng số ngày tuổi của gà mái kể từ khi
nở ra ñến khi ñẻ quả trứng ñầu.
Một số tác giả cho rằng: có các gen trên nhiễm sắc thể giới tính cùng
tham gia hình thành tính trạng này (Khavecman, 1972[18]). Theo Trần ðình
Miên và Nguyễn Kim ðường, (1992)[31], có ít nhất hai cặp gen cùng qui
ñịnh về tuổi ñẻ quả trứng ñầu, cặp thứ nhất gen E và e liên kết với giới tính,
cặp thứ hai gen E’ và e’. Có mối tương quan nghịch giữa tuổi ñẻ và năng suất
trứng (NST), tương quan thuận giữa tuổi ñẻ và KL trứng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

10


Tuổi ñẻ quả trứng ñầu phụ thuộc vào bản chất di truyền, chế ñộ nuôi
dưỡng, các yếu tố môi trường ñặc biệt là thời gian chiếu sáng, thời gian chiếu
sáng dài sẽ thúc ñẩy gia cầm ñẻ sớm (Khavecman, 1972)[18].
Dickerson (1952) và Ayob và Merat (1975) dẫn theo Trần Long
(1994)[24]) ñã tính toán hệ số tương quan di truyền giữa KL gà chưa trưởng
thành với sản lượng trứng (SLT) có giá trị âm (từ -0,21 ñến -0,16).
NST là số lượng trứng một gia cầm mái sản sinh ra trên một ñơn vị thời
gian là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất ñối với gia cầm chuyên trứng. NST
phụ thuộc vào ñiều kiện ngoại cảnh, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, chăm
sóc, dinh dưỡng và ñặc ñiểm của cá thể.

Hutt (1978)[15] ñề nghị tính SLT từ khi gia cầm ñẻ quả trứng ñầu tiên.
Trong khi ñó, Brandsch và Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978)[5] cho rằng
SLT ñược tính ñến 500 ngày tuổi. SLT ñược tính theo năm sinh học 365
ngày, kể từ ngày ñẻ quả trứng ñầu tiên. Trong thời gian gần ñây, SLT ñược
tính theo tuần tuổi. Nhiều hãng gia cầm nổi tiếng như Shaver (Canaña),
Lohmann (ðức),... SLT ñược tính ñến 70-80 tuần tuổi.
NST là tính trạng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc ñộ sinh
trưởng sớm, do vậy trong chăn nuôi gà sinh sản, cần chú ý cho gà ăn hạn chế
trong giai ñoạn gà dò, gà hậu bị ñể ñảm bảo NST trong giai ñoạn sinh sản.
NST phụ thuộc nhiều vào thức ăn: mức năng lượng, hàm lượng protein và các
thành phần khác trong thức ăn (Bùi Thị Oanh, 1996[38]). NST có hệ số di
truyền không cao, dao ñộng lớn. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[44], hệ số di
truyền NST của gà là 12-30%.
Trong mấy tuần ñầu của chu kỳ ñẻ, gà có tỷ lệ ñẻ thấp, sau ñó tăng dần
và ñạt tỷ lệ cao ở những tuần tiếp theo rồi giảm dần và ñạt tỷ lệ ñẻ thấp ở cuối
thời kỳ sinh sản. SLT/năm của một quần thể gà mái cao sản, ñược thể hiện
theo qui luật cường ñộ ñẻ trứng cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau ñó
giảm dần ñến hết năm ñẻ. ðể tiến hành chọn giống về sức ñẻ trứng, Hutt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

11


(1978)[15] ñã áp dụng ổ ñẻ có cửa sập tự ñộng ñể kiểm tra số lượng trứng của
từng gà mái. Các tác giả cho rằng SLT 3 tháng ñẻ ñầu và SLT cả năm có
tương quan di truyền chặt chẽ (0,7-0,9).
Những yếu tố ảnh hưởng ñến sức sản xuất trứng
Theo ðặng Hữu Lanh và CTV (1999), dẫn theo Nguyễn Trọng Thiện
(2008)[43], sức sản xuất trứng chịu sự chi phối của các tập hợp gen khác
nhau; các gen quy ñịnh tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường và bị

hạn chế bởi giới tính. SLT ñược truyền lại cho ñời sau từ bố mẹ. Hayer và
CTV (1994) cho rằng sức ñẻ trứng của gà mái chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố
di truyền cá thể là: thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học, cường ñộ ñẻ,
tính nghỉ ñẻ mùa ñông, tính ấp bóng, tuổi thành thục sinh dục.
Tuổi thành thục sinh dục: Thường tuổi thành thục sinh dục của gà dao
ñộng trong khoảng 19 – 24 tuần tuổi. Tuổi thành thục sinh dục càng sớm thì
thời gian gian ñẻ trứng càng dài, NST càng cao. Tuy nhiên, nếu tuổi thành
thục sinh dục sớm, tuổi thành thục về thể vóc thì sức bền ñẻ trứng không cao
vì cơ thể gà mái chưa thành thục về thể vóc, vẫn ñang sinh trưởng phát dục ñể
hoàn thiện cấu chúc chức năng cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng không thể tập
trung cho hoàn thiện cấu trúc cơ thể ñược mà phải cung cấp cho quá trình tạo
trứng nên ảnh hưởng ñến sức sản xuất trứng về sau.
SLT 3-4 tháng ñầu tiên có mối tương quan dương với SLT cả năm. Vì
vậy, ñể xác ñịnh chỉ tiêu về sức ñẻ trứng người ta thường tính SLT 3-4 tháng
ñầu ñể có phán ñoán sớm và kịp thời trong công tác giống. Brandsch và
Biilchel (Nguyễn Chí Bảo dịch, 1978)[5] cho biết hệ số di truyền của tính
trạng tuổi ñẻ quả trứng ñầu tiên là 0,14-0,15.
Tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới
tính, thời gian nở trong năm… Cụ thể, giống gà hướng trứng có tuổi thành
thục sinh dục sớm hơn giống gà hướng thịt, gà thành thục sinh dục sớm hơn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

12


vịt và ngỗng. Gà con nở vào mùa thu thường có tuổi thành thục sinh dục sớm
hơn các mùa khác trong năm.
Cường ñộ ñẻ: cường ñộ ñẻ trong 3-4 tháng ñầu có tương quan rất chặt
chẽ với sản lượng trứng của gia cầm. Nếu cường ñộ ñẻ trứng càng cao thì sản

lượng trứng cao và ngược lại.
Thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học: chu kỳ ñẻ trứng sinh học
ñược tính từ khi gia cầm ñẻ quả trứng ñầu tiên ñến khi gia cầm nghỉ ñẻ ñể
thay lông, ñó là chu kỳ thứ nhất và lại tiếp tục chu kỳ thứ hai. SLT phụ thuộc
vào thời gian kéo dài chu kỳ ñẻ trứng sinh học, thời gian này càng dài càng
tốt. Chỉ tiêu này có tương quan dương với tuổi thành thục sinh dục, sức bền
ñẻ trứng, chu kỳ ñẻ trứng khác nhau tuỳ từng cá thể. Những gia cầm ñẻ tốt có
chu kỳ ñẻ trứng dài, nhịp ñộ ñẻ trứng ñều và thời gian nghỉ ñẻ ngắn, còn
những gia cầm ñẻ kém có dấu hiệu ngược lại. Nói chung, thời gian kéo dài
chu kỳ ñẻ trứng sinh học có tính di truyền và phụ thuộc nhiều yếu tố khác
nhau, nhất là chế ñộ chăm sóc, dinh dưỡng, mùa vụ.
Tính nghỉ ñẻ mùa ñông: vào mùa ñông, nhiệt ñộ thấp nên cơ thể phải
huy ñộng năng lượng ñể chống rét. Tuy nhiên, với những giống gà tốt thì thời
gian nghỉ ñẻ rất ngắn thậm chí là không có. Tính nghỉ ñẻ có mối tương quan
nghịch với NST, tính nghỉ ñẻ mùa ñông càng dài thì NST càng thấp.
Tính ấp bóng: ấp bóng là gà mái ấp không có trứng theo tập tính, tính
ấp bóng càng dài thì năng suất trứng càng thấp. Hiện nay quá trình chọn lọc
nghiêm ngặt nên ñã loại trừ bản năng ấp trứng của gà mái.
Ngoài 5 yếu tố di truyền cá thể, sức ñẻ trứng còn bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố khác nhau như giống, dòng gia cầm, tuổi gia cầm, dinh dưỡng, chế
ñộ chăm sóc, tiểu khí hậu chuồng nuôi…
Giống, dòng ảnh hưởng lớn ñến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống
gia cầm khác nhau sức sản xuất trứng khác nhau. Trong cùng một giống các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

13


dòng khác nhau cho năng suất trứng khác nhau; những dòng ñược chọn lọc kỹ

thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng chưa ñược chọn lọc kỹ
khoảng 15-20%.
Tuổi gia cầm có liên quan ñến NST. Ở gà, SLT giảm dần theo tuổi,
trung bình năm thứ hai giảm 15-20% so với năm thứ nhất.
Mùa vụ ảnh hưởng rõ rệt ñến sức ñẻ trứng của gia cầm. Ở nước ta, mùa
hè sức ñẻ trứng giảm xuống nhiều so với mùa xuân và ñến mùa thu sức ñẻ
trứng lại tăng lên.
Nhiệt ñộ môi trường cũng ảnh hưởng ñến SLT. Nhiệt ñộ thích hợp ñối
với gia cầm ñẻ trứng là 14-220C. Khi nhiệt ñộ thấp hơn nhiệt ñộ giới hạn thấp,
gia cầm phải huy ñộng năng lượng ñể chống rét; nếu nhiệt ñộ cao hơn nhiệt
ñộ giới hạn trên, gia cầm thải nhiệt nhiều làm giảm SLT.
Ánh sáng ảnh hưởng ñến SLT qua thời gian chiếu sáng và cường ñộ
chiếu sáng. Yêu cầu thời gian chiếu sáng với gà ñẻ là 12-16 giờ với cường ñộ
chiếu sáng là 3,0-3,5 W/m2. Ở nước ta, cường ñộ ñẻ cao nhất vào khoảng 8-12
giờ, chiếm hơn 60-70% (Nguyễn Mạnh Hùng và CTV, 1994)[14].
Thay lông cũng biểu thị sự ảnh hưởng ñến NST vì sau mỗi chu kỳ ñẻ
trứng sinh học gia cầm nghỉ ñẻ và thay lông. Trong ñiều kiện bình thường, lúc
thay lông lần ñầu tiên là thời ñiểm quan trọng ñể ñánh giá gia cầm ñẻ tốt hay
xấu. Những ñàn gà thay lông sớm, thời gian thay lông bắt ñầu từ tháng 6-7 và
quá trình thay lông diễn ra chậm kéo dài 3-4 tháng là những ñàn gà ñẻ kém.
Ngược lại, có những ñàn gà thay lông muộn thời gian thay lông bắt ñầu từ
tháng 10-11, quá trình thay lông lại diễn ra nhanh là những ñàn gà ñẻ tốt.
ðặc biệt ở một số ñàn cao sản, thời gian nghỉ ñẻ chỉ 4-5 tuần và ñẻ lại
ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới, có những con ñẻ ngay trong thời
gian thay lông. Như vậy, thay lông liên quan mật thiết ñến SLT của gia cầm.
Trong chăn nuôi có một yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng ñến hiệu quả

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

14



kinh tế suốt cả quá trình chăn nuôi là tác ñộng của con người. Ngày nay, mô
hình chăn nuôi từng bước ñã thay ñổi, dù là cơ sở chăn nuôi lớn hay chăn
nuôi nhỏ ñều rất quan tâm ñến các tiến bộ kỹ thuật về mọi lĩnh vực trong chăn
nuôi như: con giống, dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi …Dưới ảnh hưởng của
công tác giống, ñiều kiện thức ăn, nuôi dưỡng ñã không ngừng nâng cao hiệu
quả của chăn nuôi nói chung và chă nuôi gia cầm nói riêng.
Khối lượng trứng
Roberts (dẫn theo Phan Cự Nhân, 1998)[39], cho rằng giá trị trung bình
về KLT ñẻ ra trong một chu kỳ là một tính trạng do nhiều gen có tác ñộng
cộng gộp qui ñịnh, nhưng hiện còn chưa xác ñịnh rõ số lượng gen qui ñịnh
tính trạng này. Sau SLT, KLT là chỉ tiêu quan trọng cấu thành năng suất của
ñàn gà bố mẹ. Khi cho lai hai dòng gia cầm có KLT lớn và bé, trứng của con
lai thường có KL trung gian (Khavecman, 1972)[18].
Tính trạng KLT có hệ số di truyền cao, do ñó có thể ñạt ñược nhanh
chóng thông qua con ñường chọn lọc (Kushner, 1974)[19]. Ngoài các yếu tố về
di truyền, KLT còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi
dưỡng, mùa vụ, tuổi gia cầm. Trứng của gia cầm mới bắt ñầu ñẻ nhỏ hơn trứng
gia cầm trưởng thành 20-30%. KLT mang tính ñặc trưng của từng loài và mang
tính di truyền cao. Hệ số di truyền của KLT là 48-80% (Brandsch và Biilchel,
Nguyễn Chí Bảo dịch, (1978)[5]. Theo Nguyễn Văn Thiện (1995)[44], hệ số di
truyền về KLT của gà là 60-74%. Trong cùng giống, cùng ñàn, nhóm có KLT
lớn nhất hoặc bé nhất ñều cho tỷ lệ nở thấp. Trứng gia cầm non cho tỷ lệ nở
thấp, KLT lớn thì sẽ kéo dài thời gian ấp nở.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……….

15



×