Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KẾT HỢP PP QUAN SÁT VÀ HĐ NHÓM TRONG GD SINH HOC Ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.96 KB, 7 trang )

Phòng GD Duy Tiên
Trờng THCS Duy Minh

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh Phúc
*************


Sáng kiến kinh nghiệm
kết hợp phơng pháp quan sát và hoạt động nhóm
trong giảng dạy sinh học ở bậc THCS .

Họ và tên
: Bùi Thị Thanh Hoa
Đơn vị công tác : Trờng THCS Duy Minh
Tổ
: KHTN

Năm học 2010 - 2011


A/ Phần mở đầu
1. Cơ sở lí luận
Phơng pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ
đạo tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học khi giảng dạy học
sinh ở bậc THCS phải xác định đợc phơng pháp của bộ môn thì bài giảng mới đạt
đợc cái đích mà mình cần. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở bậc


học THCS tôi hiểu rằng giúp học sinh hiểu cụ thể nội dung trong chơng trình, thì
việc giảng dạy môn Sinh học phải xuất phát từ việc xác định phơng pháp dạy là


từ quan sát tìm tòi trên mô hình tranh ảnh mẫu vật, việc đặt và giải quyết vấn đề
kết hợp hoạt động nhóm thì kết qủa mới tốt .
2. Cơ sở thực tiễn
Tri thức học của bộ môn sinh học chủ yếu đợc hình thành bằng phơng
pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm mà học sinh thấy đợc. Đặc điểm
hình thái cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện nhóm, ngành, lớp
thấy đợc những đặc điểm sinh học chú ý đến tập tính và tầm quan trọng của sinh
vật, hiểu đợc hớng tiến hoá của sinh vật làm cơ sở cho sự hiểu biết những nguyên
tắc kỹ thuật trong sản xuất có liên quan đến sinh học. Giáo viên phải xác định đ ợc phơng pháp giảng dạy của sinh học trong bậc THCS là phơng pháp quan sát
tìm tòi, đợc thực hiện trong cả chơng trình sinh học ở THCS.
3. Mục đích của đề tài
Mục đích quan trọng của sáng kiến này là sử dụng phơng pháp quan sát,
tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề kết hợp việc học nhóm của học sinh nhằm đạt
những kiến thức cơ bản tơng đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động sống của các
cơ thể sống thông qua các đại diện bớc đầu hiểu đợc các quy luật cơ bản của các
quá trình sống của sinh vật với sinh vật và với môi trờng sống. Từ đó có các biện
pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trờng.

B/ Nội dung sáng kiến
1. Đặc điểm của phơng pháp tìm tòi ở mẫu vật, tranh ảnh, đối với bộ
môn sinh học, để sử dụng phơng pháp quan sát tìm tòi có hiệu quả tôi tự phác
họa cho bản thân ở các tiết dạy theo một quy trình sau:
- ở một chơng học cả thầy và trò đều xác định đợc mục tiêu chung của cả
chơng học, thầy - trò có sự chuẩn bị chu đáo trớc khi dạy và học, thầy phải thể
hiện đợc vai trò chủ đạo của mình trong việc thiết kế bài giảng, định hớng các
hoạt động của trò - đồng thời học sinh có điều kiện phát huy hết tính tích cực,
chủ động của mình trong việc tiếp thu tri thức mới. Một điều không thể thiếu khi
sử dụng phơng pháp quan sát, tìm tòi ở vật mẫu, tranh ảnh là vật đa ra quan sát
phải chuẩn về cấu tạo, kích thớc, mỹ thuật sinh động nếu nh có mẫu vật sống thì
tri thức hình thành mới có độ chính xác cao và phơng pháp này thờng đợc sử



dụng trong việc hình thành các khái niệm về hình thái học. Trong các tiết dạy
giáo viên cố gắng hớng dẫn học sinh tìm mẫu vật sống nếu không có mới dùng
đến vật chất, mô hình, tranh ảnh.
Ví dụ : Dạy bài Cấu tạo trong của lá, giáo viên phải chuẩn bị hình vẽ,
mô hình, tranh ảnh các bộ phận khác nhau về cấu tạo trong của lá. Nếu có điều
kiện giáo viên chuẩn bị thêm bản mẫu biểu bì của vảy hành và phiến lá cắt ngang
để học sinh quan sát dới kính hiển vi. Qua trực tiếp quan sát trên các vật cụ thể,
học sinh sẽ tiếp thu đợc những tri thức về mặt cấu tạo, đồng thời hiểu sâu hơn
khái niệm về lá, không phải qua sự tiếp thu hình dạng bên ngoài mà còn qua cấu
tạo bên trong của lá. Đến đây khái niệm phức tạp về lá đã đợc tổng quát hoá từ
các khái niệm hình thái, phân loại và giải phẫu. Nhờ đó học sinh hiểu đợc tầm
quan trọng của lá trong đời sống của cây.
Hay khi dạy bài về đời sống và cấu tạo bên ngoài của cá chép, nếu có cá
chép sống đang bơi lội trong chậu đem ra cho học sinh quan sát, học sinh sẽ thấy
những đặc điểm thích nghi với việc bơi lội trong nớc nh tác dụng của vây chẵn,
vây lẻ, trong việc giữ thăng bằng khi bơi. Nếu ta cắt một bên vây, cá bơi sẽ mất
thăng bằng, học sinh sẽ rất hào hứng học tập với các đồ dùng dạy học nh vậy. Phơng pháp tìm tòi quan sát sử dụng trong trờng hợp này sẽ làm cho hiệu quả tiếp
thu bài học của học sinh tốt hơn so với việc sử dụng các phơng pháp khác.
Trờng hợp khác : Trong bài Trai sông học sinh có thể tìm trai ở những
nơi có nhiều mùn hữu cơ, mỗi bàn có 1 trai sông, 2 mảnh vỏ trai, trai sống bỏ lọ
có bùn, khi lên lớp thầy là ngời tổ chức cho học sinh thực hiện hớng dẫn cho học
sinh tự tìm tòi, tích cực học tập là một hiện tợng s phạm, tích cực nhận thức là
trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trng ở khát vọng học tập và nghị
lực cao trong quá trình nghiên cứu nắm vững kiến thức. Khác với quá trình nhận
thức trong nghiên cứu khoa học điều này đợc minh chứng trong phần 1 của bài
18 mục 1 Hình dạng cấu tạo học sinh tự tay bắt trai, tự đợc nghiên cứu về hình
dạng ngoài của trai trên vật mẫu, giáo viên hỏi : Tại sao muốn mở vỏ trai phải
luồn lỡi dao qua khe vỏ cắt cơ khép vở trớc và cơ khép vỏ sau ở trai, hiểu đợc khi

trai chết vỏ trai thờng mở. Giáo viên tiếp tục cho học sinh tự tìm ra chất liệu cấu
tạo nên vỏ trai bằng cách cho học sinh mài vỏ trai ngửi thấy mùi khét của vỏ trai
chứng tỏ vỏ trai cấu tạo bằng chất sừng.
Quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài
ngời cha biết về bản chất, quy luật của các hiện tợng khách quan và nhằm lĩnh


hội những tri thức loài ngời đã tích luỹ đợc, tính tích cực này còn giúp học sinh
khám phá ra những hiểu biết mới đối với bản thân mình dù đó là những khám
phá lại những điều loài ngời đã biết : nh quan sát ốc sên khi sên di chuyển động
nhẹ vào vỏ ốc sên, ốc sên rụt mình vào vỏ, đây là hình thức tự vệ của ốc sên. Học
sinh sẽ hiểu và ghi nhớ lại những gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của
mình trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ đó là cha nói đến một
trình độ nhất định thì sự học tập sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và ngời học
cũng làm ra những kiến thức mới cho nhân loại.
Trong giảng dạy thầy còn là ngời huấn luyện giao nhiệm vụ hớng dẫn học
sinh thực hiện các hoạt động học tập cụ thể hớng dẫn cách quan sát, phát hiện ra
vị trí, hình dạng, màu sắc, kích thớc, sau đó thầy sử dụng một hệ thống câu hỏi từ
câu hỏi gợi mở đến câu hỏi vì sao ? nh thế nào ? để học sinh quan sát tìm tòi t
duy và giải thích đợc bản chất của cấu tạo, sinh lý của sự vật, hiện tợng thầy chỉ
nắm khi trò gặp khó khăn và làm trọng tài cho các cuộc tranh luận để học sinh
chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức sinh học. Các em cần phải đợc tạo nhu cầu
nhận thức có mong muốn để tìm hiểu các đối tợng, hiện tợng sinh học, thầy cần
nêu tình huống có vấn đề để cho học sinh tham gia giải quyết. Từ đó giúp học
sinh chủ động tìm tòi tri thức mới có cơ sở khoa học, có hiểu biết giải thích chặt
chẽ và chắc chắn.
2. Biện pháp thực hiện
Cụ thể ở tiết 22 bài 21 ở mục 1 : Xác định đặc điểm chung của ngành
thân mềm học sinh nghiên cứu trên sơ đồ cấu tạo của trai sông, ốc sên và mực,
học sinh tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo qua ghi chú, thầy hỏi Trên cơ thể của trai,

ốc, mực tuy có cấu tạo khác nhau nhng chúng đều có đặc điểm chung nh thế nào.
Từ đó học sinh trả lời đợc những động vật thuộc ngành thân mềm có kích thớc
khác nhau, có hình dạng khác nhau và môi trờng sống khác nhau. Sau đó thầy
nêu tình huống có vấn đề tập tính của chúng ra sao ? Tại sao chúng lại có hình
dạng khác nhau nh vậy ? vì sao tập tính sống của chúng lại phong phú nh vậy ?
và cuối cùng thầy đi đến kết luận sở dĩ động vật thuộc ngành thân mềm có hình
dạng, kích thớc, tập tính sống phong phú là do hệ thần kinh đã phân hoá tập trung
thành hạch chỉ đạo những hoạt động phức tạp của thân mềm.
Sau khi thầy đã hớng dẫn học sinh trên lớp quan sát tìm tòi trên tranh để
rút ra đợc tri thức dẫn đến đặc điểm chung của ngành thân mềm, những câu hỏi
tiếp theo ở bảng 1 có thể dành cho học sinh từ trung bình trở lên và kể cả học


sinh yếu kém cũng có thể hoàn thành bảng 1 khi nghe học sinh khá trình bày bài
làm của mình. Cụ thể học sinh phải tìm những cụm từ và ký hiệu để hoàn thành
bảng 1 sau quan sát học sinh toàn nhóm hoàn thiện bằng cách ý kiến của các
thành viên. Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm sau đó có thể tự
giáo viên hoặc hớng dẫn học sinh để các em rút ra kết luận về đặc điểm chung
của ngành thân mềm.
Trong giảng dạy giáo viên phải làm cho học sinh khao khát tự nguyện
tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên bổ sung các câu trả lời của bạn, thích đợc phát biểu những ý kiến của mình về vấn đề nêu ra. Học sinh hay thắc mắc đòi
hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề mà giáo viên trình bày cha rõ, học sinh chủ
động vận dụng linh hoạt những kiến thức kỹ năng đã học để nhận thức các vấn đề
mới, học sinh muốn đợc đóng góp với thầy với bạn những thông tin mới lấy từ
những nguồn khác nhau có khi vợt ra ngoài bài học.
Ví dụ nh phần II : Vai trò của thân mềm học sinh kể đợc động vật thân
mềm làm thực phẩm cho ngời nh : mực, trai, ngao, ốc ... sau khi nghe câu hỏi hãy
kể trên những loài thân mềm làm thực phẩm cho ngời và thắc mắc vì sao có thể
tạo thành ngọc trai ở trai và hiểu đợc vì sao ốc ao, ốc mút ... là động vật trung
gian truyền bệnh và hiểu đợc vì sao hoá thạch một số vỏ ốc vỏ sò mà con ngời

hiểu đợc địa chất ở nơi đó.
3. Kết quả đối chứng thực nghiệm giữa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và
cha áp dụng sáng kiến kinh nghiệm :
áp dụng phơng pháp quan sát tìm tòi, đặt và giải quyết vấn đề kết hợp
hoạt động nhóm trong trờng THCS. Phơng pháp quan sát tìm tòi ở vật mẫu đã đợc
áp dụng trong suốt quá trình giảng dạy môn học, đặc biệt trong năm học 20102011 đợc thực hiện trong chơng trình sinh học 6 có kết quả nh sau :
ở khối 6 trong tiết 15: Các loại rễ, sau khi học xong học sinh trả lời so
sánh rễ chùm, rễ cọc, mỗi loại lấy 3 rễ cây làm ví dụ và tiết 42: Những điều kiện
cần cho hạt nảy mầm. Kết quả kiểm tra đối chứng ở 2 lớp 6 (lớp 6A là đối tợng
nghiên cứu của đề tài, lớp 6B là lớp đại trà không áp dụng phơng pháp nghiên
cứu) đạt:
Lớp
Sĩ số
Điểm
Trên TB
02
34
56
78
910
(%)
6A
20
0
4
8
5
3
80,0



6B

22

3

6

9

3

1

59,1

Nh vậy tỉ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên ở 6A đạt 80,0% trong đó có 40,0%
đạt loại khá giỏi ; còn 6B đạt 59,1% trong đó có 18,2% đạt loại khá giỏi.

C/ Kết luận
1, Bài học kinh nghiệm
Việc áp dụng phơng pháp quan sát tìm tòi, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,
kết hợp học nhóm nhỏ là một kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã thực hiện
trong những năm học qua. Về việc giảng dạy sinh học ở trờng THCS và đã đem
lại kết quả nh mong muốn. Thực hiện phơng pháp này tôi đã phát huy tính tích
cực học tập của học sinh để học tập bộ môn sinh giúp học sinh chủ động phát
hiện tìm tòi tri thức.
2, Những vấn đề còn tồn tại
Tuy nhiên mỗi phơng pháp tự bản thân nó sẽ không có hiệu quả cao trong

giảng dạy nếu nh không có sự phối hợp với những phơng pháp khác. Bởi vì nội
dung bài giảng sinh học ở cấp II thờng bao gồm nhiều loại kiến thức cho nên
trong một bài giảng phải sử dụng kết hợp nhều phơng pháp, một giáo viên làm
việc với óc sáng tạo bao giờ cũng cố gắng tiến tới chỗ phối hợp các phơng pháp
một cách tốt nhất, đồng thời không vận dụng một cách máy móc những phơng
pháp. giáo viên sẽ phải luôn biết cái tiến, phát triển và làm giàu thêm cho các phơng pháp trên cơ sở kinh nghiệm và nghệ thuật của mình, cũng nh trên kinh
nghiệm tập thể của những giáo viên giỏi trong trờng và trong địa phơng.

Kết luận chung .
Qua thực tế giảng dạy , đợc sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp bản thân tôi
đã tiếp thu đợc nhiều điều bổ ích ,thiết thực cho quá trình giảng dạy và công tác
tại trờng THCS .Tôi chọn đề tài này với mong muốn đợc đóng góp một phần
công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của toàn ngành trong việc đổi
mới phơng pháp dạy học .
Sau khi thực nghiệm tôi thấy đề tài đã có tác dụng tốt trong việc giảng dạy
và học tập của thầy và trò bậc trung học cơ sở , nhằm phát huy tính độc lập sáng
tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, đặc biệt ở bộ môn Sinh học .Từ đó
mà nâng cao chất lợng học tập của học sinh.


Trong quá trình viết đề tài do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn ,đề
tài không tránh khỏi có những sai sót ,hạn chế .Tôi rất mong nhận đợc những ý
kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để làm kinh nghiệm cho bản thân trong
quá trình giảng dạy .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Duy Minh, ngày 02 tháng 04 năm 2011.
Ngời viết sáng kiến

Bùi Thị Thanh Hoa




×