Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số cây thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu đến khả năng tiêu hoá chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------

----------

NGUYỄN CÔNG OÁNH

MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN ðƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI
LỢN NÔNG HỘ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG QUẢ
CHUỐI TIÊU ðẾN KHẢ NĂNG TIÊU HÓA CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA LỢN SINH TRƯỞNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: CHĂN NUÔI
: 60.62.40

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ ðÌNH TÔN

HÀ NỘI - 2012


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cám ơn và các thông tin trích dẫn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.



Tác giả luận văn

Nguyễn Công Oánh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi luôn nhận
ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS Vũ ðình Tôn
trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Bộ môn
Chăn nuôi Chuyên khoa, khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản, trường
ðHNNHN ñã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu khi thực hiện ñề tài.
Lời cảm ơn của tôi xin ñược gửi tới Ban Chủ nhiệm Dự án “ðánh giá tiềm
năng và hiệu quả sử dụng các loại thức ăn ñịa phương ñể cải thiện sức khỏe ñường
tiêu hóa và khả năng sinh trưởng ở lợn tại Miền Bắc Việt Nam” (kinh phí ñược tài
trợ bởi Dự án Việt - Bỉ, thời gian thực hiện từ 2009 - 2012) ñã tạo ñiều kiện tốt
nhất ñể tôi thực hiện ñề tài.
Tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, Khoa
Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản, Viện ñào tạo Sau ðại học - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi nâng cao trình ñộ và tri thức mới trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám ñốc Trung tâm
Nghiên cứu Liên ngành PTNT, trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội nơi tôi công
tác, bạn bè ñồng nghiệp và người thân trong gia ñình luôn giúp ñỡ ñộng viên tôi
trong suốt thời gian qua thực hiện ñề tài.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Oánh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ðỒ

v
vii

1. MỞ ðẦU

1

1.1 Tính cấp thiết

1

1.2 Mục tiêu của ñề tài

3

1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


5

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của thức ăn có nguồn gốc thực vật dùng làm
thức ăn cho gia súc ở Việt Nam

5

2.1.1 Cơ sở lý luận về thức ăn gia súc

5

2.1.2 ðặc ñiểm của một số loại thức ăn có nguồn gốc thực vật dùng trong
chăn nuôi lợn
6
2.1.2.1 Thức ăn thô

6

2.1.2.2 Thức ăn xanh

7

2.1.2.3 Thức ăn củ quả

9

2.1.2.4 Thức ăn hạt

10


2.1.2.5 Thức ăn bố sung

11

2.1.3 Prebiotic

12

2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam

14

2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn

16

2.2.1 Tiêu hóa gluxit (cacbohydrat)

16

2.2.2 Tiêu hóa protein

20

2.2.3 Tiêu hóa mỡ

21

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii


2.2.4 Sự hấp thu các chất dinh dưỡng

21

2.3 Tỷ lệ tiêu hóa

22

2.3.1 Khái niệm

22

2.3.2 Các phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hoá

23

2.3.2.1 Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa in vitro

24

2.3.2.2 Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa in vivo

24

2.3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ tiêu hoá


25

2.3.3 Hiệu quả sử dụng nitơ thức ăn

27

2.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

28

2.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

28

2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

33

2.4.2.1 Kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn thức ăn ñịa phương

33

2.4.2.2 Kết quả nghiên cứu về tiêu hóa chất dinh dưỡng của khẩu phần ăn

37

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38


3.1 ðối tượng nghiên cứu

38

3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

38

3.3 Nội dung nghiên cứu

39

3.4 Phương pháp nghiên cứu

39

3.4.1 Phương pháp ñiều tra tình hình sử dụng cây thức ăn thô xanh trong chăn
nuôi lợn nông hộ
39
3.4.2 Phương pháp xác ñịnh giá trị dinh dưỡng và tiêu hóa in vitro chất dinh
dưỡng của một số loại thức ăn xanh
40
3.4.3 Phương pháp xác ñịnh tỷ lệ tiêu hóa in vivo vật chất khô, chất hữu cơ,
protein và năng lượng trong khẩu phần chuối xanh và chuối chín của lợn sinh
trưởng
41
3.5 Xử lý thống kê

45


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

46

4.1 Tình hình sử dụng cây thức ăn thô xanh trong chăn nuôi lợn nông hộ

46

4.1.1 Sử dụng thức ăn thô xanh trong chăn nuôi lợn nông hộ

46

4.1.2 Mùa vụ phát triển của một số cây thức ăn xanh

48

4.1.3 Chế biến và sử dụng cây thức ăn xanh làm thức ăn cho lợn

50

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


4.1.4 Sử dụng thức ăn xanh ñể phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn

52

4.2 Giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa in vitro chất dinh dưỡng của một số

55
loại thức ăn xanh
4.2.1 Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn
xanh
55
4.2.2 Tỷ lệ tiêu hoá in vitro chất dinh dưỡng của một số loại thức ăn xanh

60

4.3 Tỷ lệ tiêu hóa in vivo DM, OM, CP và GE trong khẩu phần chuối xanh và
chín của lợn sinh trưởng
63
4.3.1 Tỷ lệ tiêu hóa in vivo DM trong khẩu phần thí nghiệm

64

4.3.2 Tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM trong khẩu phần thí nghiệm

65

4.3.3 Tỷ lệ tiêu hóa in vivo CP trong khẩu phần thí nghiệm

67

4.3.4 Tỷ lệ tiêu hóa in vivo GE trong khẩu phần thí nghiệm

69

4.3.5 Hiệu quả sử dụng nitơ thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm


72

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

74

5.1 Kết luận

74

5.2 ðề nghị

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

PHỤ LỤC: HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM TIÊU HÓA IN VIVO

85

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v


CP
CS

CT
ðHNNHN
DM
ðVT
FAO

: Crude Protein (Protein thô)
: Cộng sự
: Công thức
: ðại học Nông nghiệp Hà Nội
: Dry Mater (Vật chất khô)
: ðơn vị tính
: Food and Agriculture Organization (Tổ chức
nông lương thế giới)
GE
: Gross Energy (Năng lượng thô)
KCN&NTTS : Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng Thủy sản
KL
: Khối lượng
KP
: Khẩu phần
KPCS
: Khẩu phần cơ sở
KPTN
: Khẩu phần thí nghiệm
KPTN 1
: Khẩu phần thí nghiệm 1
KPTN 2
: Khẩu phần thí nghiệm 2
NDF

: Neutral Detergent Fiber (phần xơ còn lại sau khi
thuỷ phân bằng dung dịch trung tính gồm
cellulose, lignin, hemicellulose)
OM
: Oganic Mater (chất hữu cơ)
TA
: Thức ăn
TĂTN
: Thức ăn thí nghiệm
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TLTH
: Tỷ lệ tiêu hóa

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


Bảng 3.1. ðặc ñiểm của khẩu phần thí nghiệm (% DM)

42

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng một số loại thức ăn xanh trong chăn nuôi lợn
nông hộ

46


Bảng 4.2. Mùa vụ phát triển của một số cây thức ăn xanh

49

Bảng 4.3. Phương thức sử dụng cây thức ăn xanh trong chăn nuôi lợn nông hộ
50
Bảng 4.4. Sử dụng thức ăn xanh ñể trị hội chứng tiêu chảy ở lợn

52

Bảng 4.5. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn
xanh

55

Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu hoá in vitro chất dinh dưỡng của một số thức ăn xanh

60

Bảng 4.7. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo DM trong khẩu phần thí nghiệm của lợn sinh
64

trưởng (tính theo DM)

Bảng 4.8. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo OM trong khẩu phần thí nghiệm của lợn sinh
66

trưởng (tính theo DM)
Bảng 4.9. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo CP trong khẩu phần thí nghiệm của lợn sinh
trưởng (tính theo DM)


67

Bảng 4.10. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo GE trong khẩu phần thí nghiệm của lợn sinh
trưởng (tính theo DM)

69

Bảng 4.11. Hiệu quả sử dụng nitơ thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm của lợn
sinh trưởng

72

DANH MỤC BIỂU ðỒ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii


Hình 4.1. Thành phần hóa học của quả chuối tiêu chưa bóc vỏ

57

Hình 4.2. Giá trị năng lượng của quả chuối tiêu chưa bóc vỏ

58

Hình 4.3. Tỷ lệ tiêu hóa in vitro DM, CP và GE của cả quả chuối tiêu

62


Hình 4.4. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo DM, CP và GE trong KPTN của lợn sinh
trưởng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

71

viii


1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết
Chăn nuôi lợn ở nước ta giữ một vai trò quan trọng ñối với sinh kế của
người dân sống ở các vùng nông thôn. Chăn nuôi lợn không chỉ mang lại
nguồn thu nhập cho người chăn nuôi mà cung cấp nguồn protein cần thiết cho
con người. Bên cạnh ñó, chăn nuôi lợn còn cung cấp một nguồn phân bón hữu
cơ cho cây trồng.
Chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trong hộ gia ñình chiếm khoảng 80 % tổng
ñàn lợn của cả nước (Vũ ðình Tôn, 2009) [17]. Thức ăn cho lợn trong chăn
nuôi hộ gia ñình chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ sản xuất nông nghiệp như
lúa gạo, ngô, khoai lang, sắn,... ngoài ra, một số cây thức ăn xanh sẵn có ở ñịa
phương cũng ñược tận dụng làm nguồn thức ăn cho lợn.
Việt Nam là nước nhiệt ñới với hệ thực vật rất ña dạng và phong phú.
Nhiều loài thực vật ñược trồng hay mọc ngoài tự nhiên và ñược sử dụng làm
thức ăn cho người và ñộng vật. Một số loại cây thức ăn sinh trưởng phát triển
tốt ở các ñịa hình khác nhau và nó cung cấp một lượng lớn thức ăn xanh cho
vật nuôi. Tuy nhiên, tác dụng và phương thức sử dụng của các loại cây thức
ăn thô xanh này chưa ñược nghiên cứu một cách hệ thống.

Một số nghiên cứu cho biết, sử dụng cây thức ăn ñịa phương có thể
thay thế nguồn protein, năng lượng trong khẩu phần ăn cho lợn. Theo
González C. và cộng sự (2003) [37], dây lá khoai lang phối hợp với khẩu
phần bổ sung 23,7 và 20,6 % protein có tác dụng nâng cao khả năng sinh
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn nuôi thịt, khối lượng từ 30 - 60 kg.
Công bố của Hang D. T. và Preston T. R. (2009) [39], có thể sử dụng khoai
nước với mức 20 % (theo DM) trong khẩu phần ăn ở lợn thịt F1(Large White
× Mong Cai) và giá trị sinh học của dọc lá khoai nước ñược tăng lên 65-77 %
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1


khi ñược nấu chín, ủ chua. Akinfala E. O. và Tewe O. O. (2001) [21] cho biết,
cây sắn dạng khô (lá, thân và củ) có thể sử dụng ở mức 60 % khẩu phần ăn
mà không ảnh hưởng ñến khả năng sinh trưởng của lợn thịt.
Một số nghiên cứu khác cho biết, sử dụng thức ăn thô xanh có tác dụng
phòng và trị bệnh cho lợn. Son P. H. và cộng sự (2003) [55] cho biết, sử dụng
cỏ xước “Achyranthes aspera” bổ sung cho lợn nái chửa và nuôi con có tác
dụng làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con, nâng cao khả năng sinh trưởng
của lợn con mà không làm ảnh hưởng ñến hệ vi sinh vật ñường ruột. Phạm
Tất Thắng và Lã Văn Kính (2010) [10] cho biết, có thể sử dụng chế phẩm
thảo dược FR (ñược bào chế từ cây Hoàn ngọc, Ô rô, Ký ninh, Mật nhân, vỏ
măng cụt) ñể thay thế cho việc sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn cho
lợn thịt. Thông báo của Hammond và cs (1997); Katunguka-Rwakishaya và
cs (2004); Wasswa và Deogratious (2006); Waterman và cs (2010) (dẫn theo
Nalule A. S. và cộng sự, 2011) [50] cho biết, có nhiều loại thức ăn xanh có
thể sử dụng ñể phòng và chữa bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
ðặc biệt, trong một số loại rau quả như quả chuối tiêu, chicory... có
hàm


lượng



hòa

tan

cao

(fructooliochacarides

-

FOS,

galactooligosaccharide - GOS). Chất xơ hòa tan là không tiêu hóa ñược
nhưng nó có tác dụng kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi
(bifidobacteria, lactobacilli,…) và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại
(clostridia, klebsiella, enterobacter,…) trong ñường tiêu hóa của lợn. Vì vậy,
sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều oligosaccharide như quả chuối tiêu có thể
có tác dụng cải thiện sức khỏe ñường tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch, kích
thích tăng trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Quả chuối tiêu (Musa p.) ñã ñược sử dụng làm thức ăn cho lợn và vật
nuôi khác ở một số nước trên thế giới. Quả chuối tiêu dạng tươi sử dụng như
nguồn năng lượng trong khẩu phần ăn của lợn thịt giai ñoạn vỗ béo và lợn nái
mang thai. Theo Clavijo H. và Maner J. H. (1972) [25] cho biết, có thể thay
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


2


thế tới 50 % ngô bằng quả chuối xanh (theo DM) trong khẩu phần ăn mà
không ảnh hưởng ñến khả năng sản xuất của lợn nái. Thông báo của Clavijo
(1973) và Clavijo và Maner (1973, 1975) (dẫn theo Ly J. và Delgado E.,
2005) [44] cho biết, tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng của quả chuối chín
tốt hơn chuối xanh dạng tươi; ngược lại, tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng của
chuối xanh lại tốt hơn chuối chín dạng khô. Ở Việt Nam, cây chuối tiêu ñược
trồng chủ yếu ñể lấy quả cho con người và chưa có công bố nào nghiên cứu
sử dụng quả chuối tiêu làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi lợn.
Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề
tài: “Một số cây thức ăn ñược sử dụng trong chăn nuôi lợn nông hộ và ảnh
hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu ñến khả năng tiêu hóa chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng”
1.2 Mục tiêu của ñề tài
- Xác ñịnh một số loại cây thức ăn thô xanh thường ñược sử dụng làm
thức ăn và phòng trị bệnh trong chăn nuôi lợn nông hộ;
- ðánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại cây thức ăn thô xanh;
- Bước ñầu ñánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng quả chuối tiêu ñến
khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng.
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm những vấn ñề lý luận, cơ sở
khoa học về sử dụng thức ăn xanh trong chăn nuôi lợn nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quả chuối tiêu ñến khả năng
tiêu hóa chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của lợn sinh trưởng góp phần
cung cấp thông tin cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc sử dụng quả chuối
tiêu làm thức ăn cho lợn.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3


1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở giúp cho các hộ chăn nuôi lựa
chọn và sử dụng một số cây thức ăn phù hợp trong chăn nuôi lợn.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của thức ăn có nguồn gốc thực vật dùng
làm thức ăn cho gia súc ở Việt Nam
2.1.1 Cơ sở lý luận về thức ăn gia súc
Thức ăn là những sản phẩm của thực vật, ñộng vật, khoáng vật và các
chất tổng hợp khác mà ñộng vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu ñể duy trì sự
sống, phát triển và tạo sản phẩm (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau như căn cứ vào
nguồn gốc, ñặc tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn… Hiện nay, trên thế giới
người ta phân loại thức ăn thành 8 nhóm như sau:
Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ xanh tự nhiên thu cắt và các loại
phế phụ phẩm của cây trồng ñem phơi khô có hàm lượng xơ trên 18 % ñều là
thức ăn thô khô. Thức ăn thô khô gồm cỏ khô họ ñậu hoặc hòa thảo, dây lang,
dây lạc và thân cây ngô… phơi khô. Ngoài ra, thức ăn thô khô còn gồm các
loại hạt thóc, lạc, ñậu, lõi và bao ngô (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].

Thức ăn xanh: tất cả các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên, các loại rau xanh
ñược gia súc sử dụng ở trạng thái tươi, xanh. Thức ăn xanh bao gồm rau
muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ voi và cỏ
sả, bèo tấm, rau dừa nước, rau dền, rau lấp, thân lá khoai lang…(Lê ðức
Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Thức ăn ủ chua: bao gồm các loại thức ăn chua, các loại cỏ hòa thảo
hoặc thân, bã phụ phẩm của ngành trồng trọt như thân, lá lạc, bã dứa, vỏ
chuối, thân cây ngô… ñem ủ chua (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Thức ăn giàu năng lượng: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein
dưới 20 % và xơ thô dưới 18 %. Bao gồm các loại hạt ngũ cốc ngô, gạo, sắn,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5


củ khoai lang, cao lương, mạch mỳ... và phế phụ phẩm của ngành xay xát như
cám gạo, cám mỳ, cám ngô, tấm…. Nhóm nguyên liệu này chiếm tỷ lệ cao
nhất trong công thức thức ăn hỗn hợp thường chiếm 40 – 70 %. Một số loại
dầu thô, mỡ thô cũng ñược dùng bổ sung vào công thức thức ăn hỗn hợp
nhưng không vượt quá 4 - 5 %. Ngoài ra thức ăn giàu năng lượng còn có
trong các loại củ, quả như củ sắn, củ khoai lang, quả bí ngô, bí ñỏ…(Lê ðức
Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Thức ăn giàu protein: tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên
20 %, xơ thô dưới 18 %. Thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật gồm hạt
ñỗ tương, lạc, ñậu xanh, khô ñỗ tương, khô lạc, khô dầu ñậu tương, khô dầu
dừa, khô dầu bông (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Thức ăn bổ sung khoáng: bao gồm bột vỏ sò, bột ñá, vỏ hến,
dicanxiphotphat, bột xương… (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Thức ăn bổ sung vitamin: bao gồm các loại vitamin B1, B2, B3, D, A
hoặc premix vitamin (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].

Các loại thức ăn bổ sung khác: ñây là nhóm thức ăn rất ña dạng và
ñược Châu Âu chia làm 14 loại phụ gia thức ăn chăn nuôi khác nhau (Lê ðức
Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
2.1.2 ðặc ñiểm của một số loại thức ăn có nguồn gốc thực vật dùng trong
chăn nuôi lợn
2.1.2.1 Thức ăn thô
Là các phế phẩm của nông nghiệp sau khi thu hoạch sản phẩm chính.
Thức ăn thô bao gồm cỏ khô, cây lạc, thân ñậu ñỗ và các phụ phẩm nông
nghiệp khác. Loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 - 35 % DM)
và tương ñối nghèo chất dinh dưỡng (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6


2.1.2.2 Thức ăn xanh
Thức ăn thô xanh ở nước ta rất ña dạng và phong phú, bao gồm thân lá
của một số cây, cỏ trồng hoặc mọc tự nhiên trên cạn hay dưới nưới và là
nguồn cung cấp thức ăn quan trọng trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hộ gia
ñình. Thức ăn xanh có hàm lượng nước cao, có hầu hết các chất dinh dưỡng
mà vật nuôi cần như protein, các vitamin, khoáng ña lượng và vi lượng thiết
yếu và các hợp chất có hoạt tính sinh học cao (Lê ðức Ngoan và cộng sự,
2004) [9].
Thức ăn xanh chứa nhiều nước chiếm khoảng 80 - 90 %, nhiều xơ và tỷ
lệ xơ trung bình ở giai ñoạn non là 2 - 3 %, trưởng thành 6 - 8 % (Vũ Duy
Giảng, 1999) [2]. Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, tỷ lệ tiêu
hóa ñối với loài nhai lại là 75 - 80 %, ñối với lợn 60 - 70 %, là loài thức ăn dễ
trồng và cho năng suất cao (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9]. Hàm lượng
protein thô (theo DM) của thức ăn xanh tùy thuộc vào loại thức ăn, giai ñoạn
sinh trưởng. Hàm lượng protein thô tính theo DM của cỏ hòa thảo ở nước ta

trung bình 9,8 % (75 - 145 g/kg DM) (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20].
Hàm lượng xơ khá cao (269 - 372 g/kg DM). Khoáng ña lượng và vi lượng ở
cỏ hòa thảo ñều thấp ñặc biệt là nghèo canxi và phốt pho (Viện Chăn nuôi
quốc gia, 2001) [20]. Thức ăn xanh giàu vitamin nhất là caroten, vitamin B2,
nhưng vitamin E có hàm lượng thấp (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Nhìn chung, thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và ña dạng. Chỉ một
số cây thức ăn có khả năng sinh trưởng và phát triển quanh năm, còn lại
thường sinh trưởng phát triển vào mùa mưa và mùa ñông không phát triển.
Rau, bèo là nhóm thức ăn phổ biến ở vùng nhiệt ñới. Ở nước ta có
nhiều sông ngòi, ao hồ, thuận lợi cho sự phát triển của các loại rau, bèo, rong,
tảo… là nguồn thức ăn ñược sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Hàm lượng
protein trong nhóm rau bèo là thấp, nhưng cân ñối các thành phần axit amin
thiết yếu. ðồng thời nhóm này khá nhiều vitamin cần thiết như carotene,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7


vitamin B, C…, giàu khoáng ña lượng như kali, canxi, một số khoáng vi
lượng như mangan, sắt… Nhược ñiểm của rau bèo là chứa nhiều nước (90 –
94 %) nên khó chế biến và bảo quản, giá trị năng lượng thấp không thể sử
dụng với tỷ lệ cao trong khẩu phần ăn của vật nuôi cao sản (Lê ðức Ngoan và
cộng sự, 2004) [9].
Rau muống ñược trồng và sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền trong cả
nước bởi giá trị dinh dưỡng và năng suất cao. Rau muống có thể trồng trên
nhiều loại ñất khác nhau từ ñất khô, ẩm ñến ñầm lầy hay ngập nước. Thân lá
rau muống tương ñối giàu protein, ít xơ hơn cỏ hòa thảo. ðặc biệt trong rau
muống chứa nhiều ñường nên lợn rất thích ăn. Trung bình 1 kg chất khô chứa
180 - 280 g protein thô, 150 - 200 g ñường, 140 - 150 g xơ và cung cấp ñến
2500 - 2600 kcal năng lượng trao ñổi ñối với lợn (Lê ðức Ngoan và cộng sự,

2004) [9].
Khoai lang ngoài mục ñích trồng lấy củ là chính còn có thể trồng ñể
cung cấp thức ăn thô xanh cho vật nuôi. Khoai lang nếu ñược chăm sóc tốt có
khả năng tái sinh nhanh. Thu cắt ñược nhiều lần trong năm và cho năng suất
cao. Thân lá khoai lang chứa hàm lượng cacbonhydrat thấp nhưng hàm lượng
protein, xơ cao và chứa phần lớn các axit amin. Hàm lượng protein trung bình
18 % (tính theo DM), hàm lượng xơ thô ñạt 16 - 17 % thấp hơn so với cỏ hòa
thảo. Thân và lá chứa nhiều các chất kháng tryxin. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu
của thân lá khoai lang là protein và vitamin. ðây là nguồn thức ăn rất tốt với
ñộng vật dạ dày ñơn (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Lá sắn có hàm lượng protein trung bình cao (25 % tính theo DM, biến
ñộng 16 - 40 %). Năng suất lá vào khoảng 4,6 tấn/ha (tính theo DM) tại thời
ñiểm thu hoạch củ. Lá sắn cũng là nguồn cung cấp khoáng ña lượng như Ca,
Mg và khoáng vi lượng như Mn và Zn. ðồng thời cũng là nguồn cung cấp
vitamin A, riboflavin và axit ascorbic (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Cỏ hòa thảo: có khả năng thích nghi và phát triển tốt ở nước ta. Giá trị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


dinh dưỡng của cỏ hòa thảo thấp hơn cỏ họ ñậu. Hàm lượng protein chỉ chiếm
khoảng 9 - 10 %, xơ thô 30 - 32 % (theo DM), nếu thu hoạch ở giai ñoạn còn
non có thể dùng làm thức ăn cho lợn (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
2.1.2.3 Thức ăn củ quả
ðây là loại thức ăn dùng tương ñối phổ biến cho gia súc. Thức ăn củ
quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoai lang... ðặc ñiểm chung của nhóm này
là chứa nhiều nước, protein (22 - 28 g/kg DM), chất béo (3 - 4 g/kg DM)
(Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20]. Theo Vũ Duy Giảng (1999) [2] cho
biết, thức ăn củ quả có hàm lượng nước chiếm 75 - 92 %, hàm lượng protein

thấp 5 - 11 % (tính theo DM), hàm lượng xơ thấp 5 - 11 %. Thức ăn củ quả có
các nguyên tố khoáng ña lượng và vi lượng, giàu tinh bột, ñường và hàm
lượng xơ thấp, dễ tiêu hoá. Khi sử dụng cho lợn, cần bổ sung thêm thức ăn
giàu protein và chất khoáng.
Khoai lang: củ khoai lang là một nguồn năng lượng rất tốt (15,6 MJ
năng lượng trao ñổi/kg DM) (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20]. Hàm
lượng các chất kháng tryxin trong củ tươi làm giảm tỷ lệ tiêu hóa protein
trong khẩu phần có củ khoai (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Sắn: ñược sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi ở vùng trung du và miền
núi. Tỷ lệ vật chất khô, tinh bột trong củ sắn cao hơn trong củ khoai lang
nhưng tỷ lệ protein, chất béo và chất khoáng lại thấp hơn. Trung bình trong
1kg chất khô có 22 - 28 g protein, 3 - 4 g lipit và 650 g tinh bột trong sắn ngọt
và 850 g trong sắn ñắng. Củ sắn tươi chứa nhiều ñộc tố cyanoglucozit chưa
hoạt hoá. Mỗi khi tế bào trong củ sắn bị phá huỷ do sây sát hay thái cắt, chất
cyanoglucozit bị enzym linamarinaza hoạt hoá và sản sinh ra axit cyanhydric
tự do (HCN). Axit này gây ñộc cho gia súc, ở hàm lượng thấp chúng sẽ làm
cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản, còn hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc
chết ñột ngột. Hàm lượng HCN trong sắn ñắng cao hơn trong sắn ngọt. Khi
phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc nấu chín sẽ làm giảm ñáng kể hàm lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


axit cyanhydric. Vì vậy, nên sử dụng tỷ lệ sắn thích hợp trong khẩu phần của
lợn (20 - 30 %) (Viện Chăn nuôi quốc gia, 2001) [20].
2.1.2.4 Thức ăn hạt
Thức ăn hạt gồm có các loại hạt ngũ cốc và cây họ ñậu. Hạt ngũ cốc
chứa nhiều tinh bột còn hạt cây họ ñậu lại rất giàu protein. Gia súc tiêu hoá và
hấp thu tốt các chất dinh dưỡng trong hạt. Thành phần dinh dưỡng trong thức

ăn hạt thường ổn ñịnh ít bị biến ñổi bởi tác ñộng của yếu tố ngoại cảnh như
thức ăn xanh, thức ăn thô và củ quả.
+ Hạt ngũ cốc
Hạt ngũ cốc bao gồm hạt lúa, ngô, ñại mạch… Sản phẩm phụ của hạt
ngũ cốc gồm cám, tấm, tấm bối, trấu…. ðây là nhóm thức ăn có thành phần
chủ yếu là tinh bột, trong ñó thành phần chính là amylase và amylopectin.
Hàm lượng vật chất khô (DM) của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương
pháp thu hoạch và ñiều kiện bảo quản. Trung bình hàm lượng DM khoảng
800 - 900 g/kg. Hàm lượng protein có trong tất cả các hạt ngũ cốc và biến
ñộng lớn từ 80 - 220 g/kg DM. Hàm lượng protein của các loại hạt ngũ cốc
ñược xếp theo thứ tự từ cao ñến thấp như sau: yến mạch > lúa mạch > ngô >
lúa mì (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Hàm lượng lipit từ 2 - 5 % nhiều nhất ở ngô và lúa mạch. Hàm lượng
xơ thô từ 7 - 14 % nhiều nhất ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít
nhất là ở bột mỳ và ngô từ 1,8 - 3 %. Giá trị năng lượng trao ñổi ñối với gia
cầm cao nhất ở ngô 3,3 Mcal/1 kg và thấp nhất ở lúa mạch 2,4 Mcal/1 kg. Hạt
ngũ cốc rất nghèo khoáng như hàm lượng canxi chỉ 0,15 %, photpho từ 0,3 0,5 %, nhưng phần lớn photpho có mặt trong hạt ngũ cốc ở dạng phytate. Hạt
ngũ cốc rất nghèo vitamin D, A, B2 (trừ ngô vàng rất giàu carotene), giàu
vitamin E và B1 (nhất là ở cám gạo, 1 kg cám gạo loại I có 22,2 mg B1 và 13,1
mg B2) (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10


Hạt ngũ cốc là loại thức ăn tinh chủ yếu cung cấp cho lợn và vật nuôi
khác. Mỗi giai ñoạn sinh trưởng của gia súc, khi sử dụng hạt ngũ cốc có thay
ñổi tỷ lệ chút ít trong khẩu phần ăn. Nói chung hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ
của nó chiếm khoảng 90 % nguồn năng lượng cung cấp trong khẩu phần (Lê
ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].

+ Hạt họ ñậu
Hạt họ ñậu gồm hạt ñậu tương, ñậu xanh, ñầu mèo, lạc, vừng …là
nhóm thức ăn giàu protein. Hàm lượng protein thô dao ñộng từ 30 - 40 %,
chất lượng protein cao hơn và cân ñối hơn so với hạt ngũ cốc. Giá trị sinh học
của protein ñậu ñỗ trung bình ñạt 72 - 75 %. Protein họ ñậu dễ hoà tan trong
nước và giàu lizin nên gia súc dễ tiêu hoá và hấp thu. Các nguyên tố khoáng
như Ca, Mg, Zn, Mn, Cu trong họ ñậu cao hơn so với hạt hoà thảo, nhưng
chúng lại nghèo photpho và kali hơn (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Tỷ lệ các axit amin trong hạt họ ñậu là không cân ñối, trong ñó axit
glutamic, cystein và thethionine thường thiếu. Vì vậy, khi dùng cho loại dạ
dày ñơn cần phối hợp với protein ñộng vật. Mức sử dụng trong khẩu phần cần
hạn chế khoảng 10 - 15 % (theo DM) cho lợn và 5 – 10 % (theo DM) cho nhai
lại. Không cho vật nuôi ăn hạt họ ñậu ở dạng sống, vì nó sẽ làm giảm tính
ngon miệng, giảm tỷ lệ tiêu hóa và gây ngộ ñộc cho vật nuôi. Cần có biện
pháp xử lý nhiệt thích hợp như rang vàng, hấp chín, luộc hoặc dùng tia hồng
ngoại ñể nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và khử chất ñộc có trong một số loại hạt (Lê
ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].

2.1.2.5 Thức ăn bố sung
Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự
nhiên hay tổng hợp. Loại thức ăn này không giống với thức ăn khác ở chỗ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11


không ñồng thời cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng. Thức ăn bổ
sung ñược ñưa vào khẩu phần ăn của ñộng vật với liều hợp lý hoặc với liều rất
thấp giống với liều thuốc. Tùy theo chức năng mà thức ăn bổ sung ñược chia
thành các nhóm khác nhau (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].

Ở Châu Âu, thức ăn bổ sung trong thức ăn chăn nuôi ñược chia thành
các loại gồm: thức ăn bổ sung công nghệ (các chất bảo quản); thức ăn bổ sung
cảm thụ (các chất tạo màu); thức ăn bổ sung dinh dưỡng (các vitamin); thức
ăn bổ sung chăn nuôi (các chất ñiều hòa hệ vi sinh vật ñường ruột, chất kích
thích sinh trưởng không có nguồn gốc vi sinh vật) (Lê ðức Ngoan và cộng sự,
2004) [9].
Thức ăn bổ sung ñược sử dụng nhằm mục ñích: tăng nồng ñộ dinh
dưỡng của khẩu phần; nâng cao khả năng tiêu hóa hấp thu của con vật bằng
cách sử dụng enzyme bổ sung vào thức ăn; sử dụng các chất kháng khuẩn
thảo mộc như tỏi, ớt, gừng, bạc hà; sử dụng chất probiotic (chất phụ sinh) và
prebiotic (chất tiền sinh), … (Lê ðức Ngoan và cộng sự, 2004) [9].
Probiotic là những vi khuẩn sống, khi vào ñường tiêu hóa của ñộng vật,
những vi khuẩn này có khả năng hạn chế tối ña ảnh hưởng có hại của các vi
khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn probiotic thường ñược ñưa vào thức ăn gồm
Lactobacilus, Enterococuccus, Pediococcus, Bacillus và các chủng nấm men
thuộc loài Sacharomyces cerevisiae.
Prebiotic là những chất hỗ trợ cho vi khuẩn có lợi, hạn chế vi khuẩn có
hại, cải thiện cân bằng vi khuẩn trong ñường tiêu hóa, hạn chế vi khuẩn
E.coli, Samonella…, cải thiện hệ miễn dịch của tế bào vách ruột, kích thích
tăng trưởng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
2.1.3 Prebiotic
Prebiotic chủ yếu là các oligosaccharide như Galacto - oligosaccharide
(GOS), Fructo - oligosacchride (FOS), Inulin - xylo - oligosaccharide.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12


FOS: là một chuỗi oligosaccaride ngắn bao gồm các phân tử D fructose và D - glucose dài từ 3 ñến 5 monosaccaride. FOS có các phân tử
ñường trong cấu tạo hóa học nên nó có vị ngọt dịu. FOS có khả năng chống

chịu, không bị tiêu hóa ở dạ dày trên, có khả năng kích thích sự phát triển của
chủng Lactobacillus và Bifidobacterium ở ruột già nhưng không kích thích
các mầm bệnh. FOS làm tăng khả năng hấp thụ Ca và Mg ñồng thời làm giảm
triglycerit. FOS cho thấy khả năng chống ung thư, làm giảm ñáng kể sự hình
thành các khối u ñường ruột ở ñộng vật.
GOS: là một chuỗi ngắn bao gồm 3 - 10 phân tử glucose và galactose
liên kết với nhau bởi liên kết glucozit. GOS cũng là một prebiotic ñược ứng
dụng rộng rãi vì có khả năng kích thích hoạt ñộng của các vi sinh vật có lợi
trong hệ tiêu hóa, kích thích việc sản xuất các axit béo ngắn mạch, làm tăng
khả năng hấp thụ Ca và Mg… từ ñó năng cao sức khỏe vật nuôi.
Tác dụng chủ yếu của prebiotic ñược tóm tắt như sau:
- Prebiotic là nguồn thức ăn rất tốt của một số loại vi khuẩn có lợi
nhưng lại là nguồn thức ăn không tốt cho vi khuẩn có hại trong ñường tiêu
hóa. Nó kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi như Bifidobacterium,
Lactobacillus, Bacteroids, Streptococcus feacalis, Deptostreptococcus và
ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại như E.coli, Clostridium, Salmonella,
Staphylococcus ở trong ñường ruột;
- Có khả năng hấp thụ vi khuẩn gây bệnh làm cho các vi khuẩn này
không bám dính ñược vào thành ruột, chúng ñi qua ruột ra ngoài cơ thể kéo
theo các vi khuẩn gây bệnh ra ngoài;
- Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể;
- Một số ñường oligosaccharide trong quá trình phân giải tại ruột già
ñã tạo ra một số các axit hữu cơ từ ñó làm giảm pH ruột già, ngăn chặn các
vi khuẩn không ưa axit (thường là vi khuẩn gây bệnh) xâm nhập vào cơ thể;
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13


- Chuyển hướng bài tiết nitơ nước tiểu (urê) sang bài tiết qua phân

dưới dạng protein vi sinh vật. Vì vậy, quá trình phân giải nitơ diễn ra lâu
hơn, tránh ô nhiễm môi trường. Tại ruột già các ñường ña oligosaccharide
ñược vi sinh vật sử dụng ñể tổng hợp nên protein vi sinh vật. Trong quá trình
tổng hợp vi sinh vật lấy nitơ (dưới dạng NH3) trong máu và làm giảm NH3
trong cơ thể, từ ñó làm giảm NH3 qua nước tiểu (dưới dạng urê). Sau ñó các
vi sinh vật này thải ra ngoài môi trường và ñược phân hủy dưới tác ñộng của
môi trường.
2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu nhiệt ñới gió mùa ẩm, là xứ sở của các loại chuối
với nhiều loại giống chuối quý như chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối
ngự ðại Hoàng... Theo FAOSTAT (2012) [32] cho biết, chuối là một trong số
các cây ăn quả chủ yếu của Việt Nam và ñược trồng khắp các vùng miền trong
cả nước. Năm 2010, diện tích trồng chuối ở nước ta là 99.600 ha, sản lượng xấp
xỉ 1,532 triệu tấn. Vùng trồng chuối lớn nhất là ñồng bằng Sông Cửu Long
chiếm 32,54 % diện tích và 22,92 % sản lượng; ñồng bằng Sông Hồng chiếm
14,76 % diện tích và 25,35 % sản lượng; Bắc Trung Bộ chiếm 14,55 % diện
tích và 19,26 % sản lượng chuối so với cả nước. Năng suất chuối của các tỉnh
ñồng bằng Sông Hồng cao nhất cả nước (25-30 tấn/ha). ðây là khu vực có
ñiều kiện ñất ñai màu mỡ, thời tiết thuận lợi nên có khả năng thâm canh cao.
Chuối cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng nội ñịa và xuất khẩu thu ngoại
tệ. Hiện nay, các nước nhập khẩu chuối của Việt Nam nhiều là Trung Quốc,
Liên bang Nga, Hà Lan, Ucraina, ðức, Mông Cổ, Newzeland, Mỹ, Australia,
trong ñó Trung Quốc và Liên bang Nga là hai nước nhập khẩu chuối từ Việt
Nam nhiều nhất. Tuy nhiên, tổng khối lượng chuối xuất khẩu của Việt Nam
còn rất thấp so với tổng sản lượng chuối sản xuất ra và không ổn ñịnh. ðiều
này có thể do sức cạnh tranh của các sản phẩm chuối của nước ta trên thị
trường thế giới chưa cao. ðây cũng là một vấn ñề lớn cần ñược giải quyết khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14



nước ta ñã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
Trong quyết ñịnh số: 52/2007/Qð-BNN ngày 05 tháng 6 năm 2007 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt “Quy hoạch phát triển rau
quả và hoa cây cảnh ñến năm 2010, tầm nhìn 2020”. ðến năm 2010, diện tích
cây ăn quả của cả nước ñạt trên một triệu ha, sản lượng ñạt 10 triệu tấn; diện
tích trồng cây ăn quả ñể xuất khẩu chiếm khoảng 255.000 ha và sản lượng xuất
khẩu ñạt 430.000 tấn (trên 100.000 tấn chuối).
Chuối tiêu ñược trồng ở nhiều nơi ñể ñáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con
người nội ñịa và xuất khẩu, ñồng thời một số lượng lớn không sử dụng ñược
có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Những vùng sản xuất chuối thương mại,
những quả chuối quá nhỏ hay quá to, có những vết thâm, lốm ñốm, vận
chuyển không ñảm bảo… hay nói cách khác là những quả chuối bị loại không
thể xuất khẩu ñược. Những quả chuối bị loại hay bỏ ñi tại vùng sản xuất chuối
là một nguồn hydrat-cacbon rất tốt trong chăn nuôi.
Trong quả chuối, vỏ chuối xanh chứa tannin có tác dụng làm xe niêm
mạc ruột, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc ruột, còn ruột chuối xanh chứa
ñường ña oligosaccharide (prebiotic) là cơ chất không tiêu hóa ở dạ dày ruột
do không bị tác ñộng bởi enzyme tiêu hóa nhưng lại có tác dụng kích thích vi
khuẩn có lợi phát triển và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong
ñường tiêu hóa của ñộng vật.
Babatunde G. M. (1992) [22] cho biết, khoảng 68 % tổng sản lượng
chuối sản xuất ñược tiêu thụ trên thị trường. Phần còn lại, có thể sử dụng tại
chỗ cho con người và chủ yếu làm thức ăn cho vật nuôi. Lượng chuối loại thải
sử dụng làm thức ăn chăn nuôi chiếm 20 - 25 % sản lượng chuối sản xuất ra
trên thế giới.
Hiện nay, chuối tiêu ở nước ta ngày càng ñược sản xuất nhiều với mật
ñộ thâm canh cao. Diện tích và sản lượng ngày càng lớn, kéo theo sự tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15


lên về số lượng chuối loại thải. Nếu ước tính số lượng chuối loại thải chiếm
khoảng 20 % tổng sản lượng chuối sản xuất ra, tương ứng khoảng 306 nghìn
tấn hay xấp xỉ 60 nghìn tấn vật chất khô. Như vậy, số lượng quả chuối loại
thải mỗi năm là khá nhiều và có thể sử dụng làm nguồn thức ăn chăn nuôi
rất tốt. Tuy nhiên, số lượng chuối loại thải hàng năm ở nước ta vẫn chưa
ñược thống kê chính xác và cũng chưa có nghiên cứu nào về sử dụng quả
chuối loại thải làm thức ăn chăn nuôi.
2.2 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở lợn
Tiêu hóa và hấp thu là giai ñoạn ñầu của quá trình trao ñổi chất. Nó
thực hiện chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những
hợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những chất ñơn giản mà cơ thể
ñộng vật có thể hấp thu ñược. Những hợp chất ñó ñược thu nhận vào máu và
bạch huyết qua màng nhầy của ống tiêu hóa. Nhờ có quá trình này mà cơ thể
nhận ñược toàn bộ các chất cần thiết cho quá trình sinh năng lượng và bồi ñắp
cơ thể.
Trong quá trình trao ñổi chất, lợn không ngừng lấy thức ăn từ bên ngoài
ñể cung cấp vật chất và năng lượng cho cơ thể. Trong thức ăn có chứa các
chất dinh dưỡng cần thiết ñể duy trì ñược hoạt ñộng sống bình thường. Những
chất dinh dưỡng này bao gồm: gluxit, protein, lipid, muối khoáng, nước và
vitamin. Chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào cơ thể nhờ tác ñộng của bộ
máy tiêu hóa chúng biến ñổi thành các chất ñơn giản ñể cơ thể có thể hấp thu
và lợi dụng ñược. Chỉ có các thành phần muối khoáng, nước và vitamin là có
thể hấp thu ñược dạng nguyên vẹn ban ñầu.
2.2.1 Tiêu hóa gluxit (cacbohydrat)
Gluxit là hợp chất rất phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể sinh vật.

Trong thành phần mô bào thực vật có trên 80 % DM là gluxit, còn ở mô bào
ñộng vật có ít hơn (2 %). Như vậy, trong khẩu phần thức ăn của lợn hàm
lượng gluxit rất cao vì trong khẩu phần ăn chiếm gần 100 % thức ăn có nguồn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16


×