Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE CUONG ON TAP DIA LI 6 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.98 KB, 4 trang )

Trường THSC Thuận Phú

Giáo án địa lí 6 năm học 2010- 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN ĐỊA LÍ 6

Câu 1: Khoáng sản là gì? Có mấy loại khoáng sản?
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai
thác và sử dụng.
- Dựa vào công dụng người ta chia ra 3 loại khoáng sản.
+ Khoáng sản năng lượng( nhiên liệu) VD: than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: VD: Sắt, mangan, đồng, chì, kẽm…
+ Khoáng sản phi kim loại: VD: Muối mỏ, apatit, đá vôi…..
Câu 2: Mỏ khoáng sản là gì? Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh là gì?
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Các mỏ khoáng sản nội sinh là các mỏ được hình thành do nội lực( quá trình mắcma) VD:
đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc……
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh là các mỏ được hình thành do các quá trình ngoại
lực( phong hóa, tích tụ) VD: Than, cao lanh, đá vôi……
- Việc khai thác và sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm.
Câu 3: Thành phần của không khí gồm các khí nào? Kể tên và cho biết % của từng khí?
Khí nào chiếm tỉ lệ cao nhất? khí nào chiếm tỉ lệ thấp nhất? vai trò của hơi nước?* Gồm
- Khí nitơ chiếm: 78%, - Khí ôxy chiếm: 21%, - Hơi nước và các khí khác: 1%
* Hơi nước có vai trò rất quan trọng, tuy lượng hơi nước chiếm tỉ lệ hết sức nhỏ, nhưng lại
là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa.....
Câu 4: Cấu tạo của lớp vỏ khí( lớp khí quyển) gồm mấy tầng? kể tên? Nêu đặc điểm của
từng tầng? Con người sống ở tầng nào?* Gồm 3 tầng:
- Tầng đối lưu: + Nằm sát mặt đất, tới độ cao khoảng 16km; tầng này tập trung tới 90%
không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao( trung bình cứ lên 100m nhiệt độ giảm 0,60C)


+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
- Tầng bình lưu: + Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80km.
+ Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con
người.
- Các tầng cao của khí quyển: Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí ở các tầng
này cực loãng.
Câu 5: Có mấy khối khí? ( 4) Kể tên? Nêu nơi hình thành và đặc điểm của từng khối?
- Các khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Các khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Các khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương có độ ẩm lớn.
- Các khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Câu 6: Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu?
a. Thời tiết: là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời
gian ngắn.
- Thời tiết không giống nhau ở khắp mọi nơi và luôn thay đổi.
b. Khí hậu: là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài
và đã trở thành quy luật.
Câu 7: Nhiệt độ không khí là gì? Dụng cụ? Cách đo nhiệt độ không khí?
- Nhiệt độ không khí: là độ nóng, lạnh của không khí,
- Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là : Nhiệt kế
- Cách đo nhiệt độ không khí:
+ Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m.
+ Nhiệt độ TB ngày = tồng nhiệt độ các lần đo
Số lần đo
+ Nhiệt độ TB tháng= Tổng nhiệt độ TB ngày
-1-

Người soạn: Trần Thị Hà



Trường THSC Thuận Phú

Giáo án địa lí 6 năm học 2010- 2011

Số ngày của tháng
+ Nhiệt độ TB năm= Nhiệt độ của các tháng
12 tháng
Câu 8: Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ của không khí? Kể tên? Đặc
điểm của từng nhân tố?
- Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí gồm:
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự
khác nhau.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.( nhiệt độ giảm
dần từ XĐ về 2 cực)
Câu 9: Khí áp là gì? Dụng cụ đo khí áp? Có mấy đai khí áp trên TĐ( 7 đai khí áp)
a. Khí áp: là sức ép của không khí lên bề mặt TĐ.
- Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế
- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân. - Khí áp kế TB = 760 mm thủy ngân.
b. Các đai khí áp trên bề mặt TĐ: - Khí áp được phân bố trên TĐ thành các đai khí áp
thấp và khí áp cao từ XĐ về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam( cực Bắc và
Nam)
Câu 10: Gió là gì? Hoàn lưu khí quyển là gì? Trên TĐ có mấy loại gió?( 3) đặc điểm của
từng loại gió? VN chịu ảnh hưởng của loại gió nào?( tín phong)
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Hoàn lưu khí quyển là sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo
thành hệ thống gió thổi vòng tròn.
- Tín phong: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 B và N( các đai áp cao chí tuyến) về XĐ( đai
áp thấp xích đạo)
+ Hướng gió: ở NCB, gió có hướng Đông Bắc; ở nửa cầu nam gió có hướng Đông Nam.
- Gió tây ôn đới: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 B và N( các đai áp cao chí tuyến) lên
khoảng các vĩ độ 600 B và N( các đai áp thấp ôn đới)
+ Hướng gió: ở nửa cầu bắc, gió có hướng tây nam, ở nửa cầu nam gió có hướng tây bắc.
- Gió đông cực: + Thổi từ khoảng các vĩ độ 900 B và N( cực B và N) về khoảng các vĩ độ
600 B và N ( các đai áp thấp ôn đới)
+ Hướng gió: ở nửa cầu bắc, gió có hướng Đông Bắc; ở NCN gió có hướng Đông Nam.
Câu 11: Hơi nước và độ ẩm của không khí:
a. Độ bảo hòa nước trong không khí. - Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước
nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.
- Dụng cụ đo độ ẩm không khí: ẩm kế.
- Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí
càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều( độ ẩm càng cao)
b. Hiện tượng ngưng tụ của hơi nước. - Không khí khi đã bảo hòa, nếu vẫn được cung
cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại thành hạt nước,
tạo thành mây, mưa, sương.
Câu 12: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên TĐ.
- Qúa trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ
ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục
ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
-2-

Người soạn: Trần Thị Hà



Trường THSC Thuận Phú

Giáo án địa lí 6 năm học 2010- 2011

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Để tính lượng mưa của một địa phương người ta dùng thùng đo mưa( vũ kế)
- Lượng mưa TB năm = lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại chia số năm.
b. Sự phân bố lượng mưa trên TĐ:
- Trên TĐ, lượng mưa phân bố không đều từ XĐ về cực. Mưa nhiều nhất ở vùng XĐ, mưa
ít nhất là 2 vùng cực Bắc và Nam.
Câu 13: Các chí tuyến và các vòng cực trên TĐ:
- CTB: 23027, Bắc, - CTN: 23027, Nam
- VCB: 66033, Bắc, - VCN: 66033, Nam
Câu 14: VN nằm ở đới khí hậu nào?( nhiệt đới)- Tương ứng với 5 vành đai nhiệt trên TĐ
có 5 đới khí hậu theo vĩ độ.: + 1 đới nóng( nhiệt đới), + 2 đới ôn hòa( ôn đới)
+ 2 đới lạnh( hàn đới)
a. Đới nóng( hay nhiệt đới)
- Giới hạn: từ CTB đến CTN - Đặc điểm: Góc chiếu ánh sáng MT lúc giữa trưa tương đối
lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệnh nhau ít. Nhiệt độ nóng quanh năm, lượng
mưa TB năm từ 1000mm đến trên 2000 mm. Gió thổi thường xuyên là gió tín phong.
b. 2 đới ôn hòa( hay ôn đới)
- Giới hạn: từ CTB đến VCB và từ CTN đến VCN.- Đặc điểm: Góc chiếu ánh sáng MT và
thời gian chiếu sáng trong năm chênh nhau nhiều. Nhiệt độ TB, lượng mưa TB năm từ
500mm đến trên 1000 mm. Gió thổi thường xuyên là tây ôn đới.
c. 2 đới lạnh( hay hàn đới)
- Giới hạn: từ 2 vòng CB và Nam đến 2 CB và Nam.- Đặc điểm: Góc chiếu ánh sáng MT
nhỏ và thời gian chiếu sang dao động lớn, Nhiệt độ thấp( giá lạnh), lượng mưa TB năm
dưới 500mm . Gió thổi thường xuyên là gió đông cực.
Câu 15: Sông và lượng nước của sông: a. sông: - Sông là dòng nước chảy thường xuyên,
tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.- Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước

thường xuyên cho một con sông.- Hệ thống sông: là dòng sông chính cùng với các phụ
lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành hệ thống sông.
b. Lượng nước của sông: - Lưu lượng: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông
ở một địa điểm nào đó, trong 1 giây đồng hồ.
- Thủy chế là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong 1 năm.
- Mối quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ chảy( thủy chế) của sông: nếu sông chỉ phụ
thuộc vào 1 nguồn cấp nước thì thủy chế của nó tương đối đơn giản; còn nếu sông phụ
thuộc vào nhiều nguồn cấp nước khác nhau thì thủy chế của nó phức tạp hơn.
Câu 16: Hồ là gì?- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Phân loại hồ:
+ Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành 2 loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt.
+ Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có hồ vết tích của các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng
núi lửa, hồ nhân tạo……
Câu 17: Độ muối của nước biển và đại dương:
- Độ muối TB của nước biển và đại dương là 35%o, có sự khác nhau về độ muối của các
biển và đại dương.
- Độ muối của nước biển và đại dương không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông
đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Câu 18: Sự vận động của nước biển và đại dương có mấy hình thức vận động? ( 3)
- Nước biển có 3 hình thức vận động đó là: sóng biển, thủy triều và dòng biển.
a. Sóng biển: - Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
- Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng
thần.
b. Thủy triều: - Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên , lấn sâu vào đất liền, có lúc lại
rút xuống, lùi tít ra xa.- có 3 loại thủy triều….
-3-

Người soạn: Trần Thị Hà



Trường THSC Thuận Phú

Giáo án địa lí 6 năm học 2010- 2011

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của mặt trăng và mặt trời.
CH: Hiện tượng triều cường? triều kém vào các ngày nào? ( SGK trang 74)
c. Dòng biển ( hải lưu): - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo
thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân sinh ra các dòng biển chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên trái
đất như tín phong, gió tây ôn đới…..
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vùng vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao; ngược
lại, các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
- Các vùng ven biển, nơi có dòng biển nóng chảy qua có nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều
hơn những nơi có dòng biển lạnh chảy qua.
Câu 19: Lớp đất là gì? Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng?
- Lớp đất( thổ nhưỡng) là: lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.
a. Thành phần của thổ nhưỡng gồm mấy thành phần? ( 2)
Gồm 2 thành phần chính: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
- Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu
sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- Thành phần hữu cơ: chiếm một tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất;
chất hửu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.
b. Đặc điểm của thổ nhưỡng: - Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất của đất.
- Độ phì có vai trò rất quan trọng cung cấp cho thực vật nước, chất dinh dưỡng, nhiệt độ,
không khí..để thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu 20: Có mấy nhân tố hình thành đất? Có 3 nhân tố hình thành đất đó là: Đá mẹ, sinh
vật và khí hậu.
- Đá mẹ: là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu
sắc và tính chất của đất.- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra hữu cơ.
- Khí hậu: đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho

quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
1. Lớp vỏ sinh vật:- Lớp vỏ sinh vật là sinh vật sống trong các lớp đất đá, không khí và
lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh TĐ.
- ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố thực vật và động vật trên TĐ:
Câu 21: Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật:
a. Đối với thực vật:- Các nhân tố ảnh hưởng tới thực vật: khí hậu, địa hình, đất.
+ KH: là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật.
+ Địa hình: thực vật ở chân núi và thực vật ở sườn núi cao có sự khác nhau.
+ Đất: vì các loại đất có chất dinh dưỡng và độ ẩm khác nhau nên thực vật cũng khác nhau.
b. Đối với động vật:- Các nhân tố ảnh hưởng đến động vật: khí hậu và thực vật.
+ KH: động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, vì động vật có thể di chuyển từ
nơi này đến nơi khác.+ Thực vật:
c. Mối quan hệ giữa thực vật và động vật:- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Câu 22: Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên TĐ.
a. Ảnh hưởng tích cực: con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật
bằng cách mang các giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
b. Ảnh hưởng tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật;
việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú.

-4-

Người soạn: Trần Thị Hà



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×